Chương
10
Đám
ma Hội khác hoàn toàn với những đám ma từ trước tới giờ ở cái làng Vàng bé nhỏ
thân thương này. Thông thường khi nhà nào có người chết, gia đình và địa phương
tổ chức tối đa không quá ba ngày, hai đêm. Đám Hội chỉ có một ngày, một đêm.
Tức là Hội chết chiều hôm trước thì chiều hôm sau đã đưa Hội ra đồng
Trong
điếu văn, trưởng thôn làng Vàng cũng nêu ngắn gọn Hội mất đột ngột do trượt
chân té ngã, đầu đập xuống sân nhà. Điếu văn cũng nhắc đến những thành tích của
Hội đã đóng góp cho địa phương. Tuy vậy bà con vẫn nhóm nọ, nhóm kia xì xầm bàn
tán về lý do Hội ngã chết,
về ả nhân tình của Hội.
Dân
làng Vàng cũng bình luận cảnh hai đứa con Hội khóc tức tưởi lúc xe tang bắt đầu
lăn bánh và lúc hạ huyệt. Người ta nói đứa con gái khóc là chuyện bình thường,
nó còn quá nhỏ, chưa biết nỗi bất hạnh xảy ra trong gia đình. Thằng anh khóc
mới là vấn đề phức tạp, khó hiểu? Nó khóc bởi nỗi đau tột bậc khi cả mẹ và cha
đều mất hay sự căm giận người bố đã gây ra nỗi bất hạnh trút xuống đầu nó?
Không ai dám khẳng định điều này.
Mấy
ngày sau, Bà Hồng căn dặn bà Răm,Tư điếc, Lương mù không ai được nói gì về tấm
ảnh Hội chụp với người tình. Bà Hồng làm thế với mục đích không để nỗi buồn ám ảnh
người còn sống bên ngoại của Hội. Tấm ảnh này bà Hồng chỉ cho Tiến anh trai Hội
là người duy nhất được xem trước khi nó theo Hội nằm sâu dưới mồ.
Thằng
con trai Hội cũng chỉ ở nhà vài ngày rồi nó khóa cửa đi. Khi đi nó mang theo
con gà chọi bữa về nó để trong chiếc ba lô. Nó đến nhà ông bà ngoại gửi chiếc
chìa khóa và dặn dò em gái. Ông bà ngoại khuyên bảo thế nào nó cũng không nghe.
Nó nói đi miền nam chưa biết khi nào mới về. Nó dặn ông bà bán ngôi nhà ấy đi,
nó không muốn nhìn thấy ngôi nhà này nữa...Ông bà nó giận nó, xót nó, cho tiền
nó mang đi, nó không cầm. Nó bảo nó có tiền rồi.
Thằng
con Hội rút trong túi một tập tiền mệnh giá lớn. Nó đưa cho ông bà bảo giữ hộ.
Ông
bà nó giật mình khi thấy số tiền quá lớn. Ông nó hỏi: Tiền đâu mà cháu có nhiều
thế? Nó bảo tiền này của bố nó ba mươi triệu, còn lại của nó kiếm được. Ông nó
hỏi kiếm thế nào? Nó bảo bằng sức lao động .Ông nó lại hỏi tiếp lao động
ở đâu? Công việc gì? Nó không trả lời .
Nó
bước ra sân xách chiếc ba lô, túi quần áo rồi đi thẳng.
Mấy
tháng sau có người ở quê tình cờ nhận ra nó đang ở Nam Định. Nó làm công cho một gia
đình chuyên nuôi và kinh doanh giống gà chọi. Hàng ngày nó dậy từ sớm làm
những việc như dọn phân gà, cho gà ăn,tắm cho gà, chăm sóc cho gà sau những lần
giao đấu. Nó khéo tay chăm sóc gà, nó yêu quý con gà thật sự nên chủ gà cũng
quý nó. Mỗi khi gà đi đấu về dù thắng hay thua nó đều kiểm tra kĩ lưỡng các vết
thương của gà, nó vệ sinh cho gà bằng nước muối ấm, lau khô cho gà, dùng cồn để
vệ sinh hai cựa , tiêm thuốc chống phù nề, ngâm hai chân gà trong nước lạnh .
Xong việc nó vạch mỏ cho gà uống thuốc bổ vi ta min để gà khỏi mất nước. Nếu gà
đi ngoài phân xanh,phân trắng,nó cho gà uống thuốc, ăn cơm nóng chộn thuốc bổ
B1,rồi chườm khăn ấm cho gà. Do khéo tay,yêu gà,biết cách chăm sóc gà nên chủ
gà mê nó, nhận nó làm con nuôi, nó được ăn ở với chủ nhà.Nhiều lần nó được theo
chủ gà vác gà đi đấu ở những làng khác, tỉnh khác xa tận Tiên Lãng Hải
phòng,Quảng Ninh, Lào Cai,vân vân. Còn các tỉnh miền Trung, miền Nam
thì nó nhẵn mặt. Con gà chọi nó đem theo là loại gà Xám còn gọi là chiến kê Nam
Định, hay gà Xám bất trị.Giống gà này chân trắng, mào công, cựa chỉ địa. Đặc
điểm nổi bật của gà Xám bất trị là lối ra đòn cực hay,đánh đòn quyết liệt, chắc
chắn. Nếu bị đối phương đè ,nó luồn chui trong cánh đối phương tránh đòn. Một
con gà Xám thường có giá tới năm triệu đồng. Con gà nó đem theo có giá cao hơn,
nó mua từ chủ gà nói đem về quê tặng người thân. Nể tình chủ gà vừa bán vừa
tặng cho nó. Hôm về quê, chủ gà nói cho nó biết thành tích của chọi Xám. Chọi
Xám đã đánh hàng chục trận, chưa thua trận nào.
Nó
ôm chọi Xám về quê thực tình nó chạy trốn cuộc vây bắt của công an trong vụ đá
gà ở Hà nội. Nó là người may mắn trong số kẻ chơi đá gà và cá độ bị bắt. Nó may
bởi nó là trẻ con không ai để ý, vả lại nó láu cá khi nghe tin có công an trong
đám cá độ, nó kín đáo ôm con Xám nhét gọn trong ba lô, khoác thêm chiếc áo,thay
mũ lẳng lặng chuồn thẳng. Nó cải trang thành người khác, hệt đứa trẻ ra bến xe
để về nhà.
Bữa
nay nó và con Xám rong ruổi mấy tỉnh miền Trung. Nó đi xe khách về Nghệ an. Nó
vào thẳng khu dân nghiền chọi, nghiền cờ bạc. Thấy nó vác gà đến, cánh dân chơi
hò nhau đến. Dân chơi toàn cánh máu mặt, xe máy phân khối lớn từ đẩu đâu chạy
rầm rầm vác gà đến.
Nó nhìn cánh này không có tên
tuổi, nó không thèm đấu. Nó làm thế để chọc vào máu cánh chơi...
Cánh
chơi cố gặng, nó không nghe...Nó đẩy máu chơi của cánh này lên tới đỉnh...Cuối
cùng cuộc thách đấu và cá độ xuất hiện... Nó chỉ đợi có thế...
Nói
một chút về xứ địa phương này, dân ở đây nổi tiếng cả nước về buôn bán ma túy,
nhà nhà đi buôn, người người đi buôn. Ma túy được vận chuyển từ Lào về bằng mọi
hình thức ô tô,xe máy, đi bộ, người già, trẻ nhỏ bất kể khi nào, giấu ma túy ở
mọi chỗ. Chẳng thế nơi này toàn nhà xây cao tầng, ngạo nghễ hiên ngang giữa
chốn đồng không mông quạnh. Pháp luật đã thể hiện nghiêm khắc ở xứ này, nhiều
án tử hình, tù chung thân, hai mươi năm, cả bố lẫn mẹ cùng ngồi tù, ông bà nội
ngoại ngồi tù vì buôn ma túy, con cháu ở một mình không có người lớn trông nom,
chăm nom. Chúng tự bảo ban nhau đi học, ăn uống ,tắm giặt. Ở đây dường như
người ta không hề sợ hãi chuyện đi tù, coi đó là chuyện vặt, đồng tiền lợi
nhuận thu về quá lớn nên mọi chuyện trở thành nhỏ bé...
Cánh
chơi nhìn mặt nó non choẹt, nhìn chọi Xám có vẻ coi thường...
Vào trận, chừng dăm phút của
hồ một cánh chọi của các đối phương đã không chịu nổi đòn, bỏ chạy. Có con lăn
ra đất máu me đầy đầu, đầy nách, giãy đành đạch bởi trúng miếng “đòn sỏ” từ cặp
cựa con Xám .
Nó
ôm con Xám vào lòng vuốt ve.
Đám
chơi khiếp đảm. Cánh cá độ hò hét.
Có
kẻ trong đám mang biệt danh Máu Me gạ nó đấu với chiến kê Tía của một tay chơi
gà nổi tiếng trong vùng. Nó quan sát thấy “Máu Me” một nhân vật có cái tên nghe
buồn cười, đầu trọc, xăm trổ khắp người, dây chuyền vàng lớn đeo cổ, nhẫn vàng
lớn đeo tay, dáng hảo hán, năn nỉ, tăng giá cho nó vùn vụt: mười triệu... hai
mươi triệu...Nó thấy con mồi Máu Me này chắc chắn là tay trùm cờ bạc, chơi được
nhưng nó vẫn giả vờ không chơi. Nó nói phải mất cả năm trời tìm kiếm, cả năm
trời huấn luyện mới có được con Xám này. Nó mở sổ thành tích của chiến kê cho
gã xem các trận huyết chiến của Xám. Gã thích ra mặt. Gã lẩm bẩm: Đánh sáu mươi
trận chưa thua trận nào, mười lăm trận hạ gục đối thủ tại chỗ ở hồ một.... Kính
nể....Gã nhìn Xám thèm khát.
Gã
quyết định gán xe máy S H nếu Xám chiến thắng.
Nó
đồng ý.Hai bên kéo nhau vào quán nước có đám chơi hai bên làm chứng.
Đám
nhận con Tía thắng xôn xao nhận định:
-
Đảm bảo con Tía sẽ thắng!
Gã
máu me chần chừ, nó huých gã:Ông đừng nghe bên ngoài họ nói. Ông không tin tôi à?
Đám
nhận con Xám thắng ồn ào:
-
Con Xám sẽ thắng! Con này lì đòn, già mặt hơn...
Thế
đấy, một đứa trẻ nứt mắt ranh mà lọc lõi đến vậy. Đặc điểm này nó giống
Hội. Nó tinh ranh như cáo, như cú.
Nó
và chủ con Tía quyết định giao đấu: Những ánh mắt của kẻ say máu cờ bạc nổi lên
hau háu, những nhận xét, khẳng định như đinh đóng cột, những ví von so sánh cực
bậy, cực mất dạy, cực khốn nạn sổ ra. Tiền cá độ hai chủ gà giữ lại theo quy
định .
Hai
bên ngồi đối đầu cách nhau một khoảng cách xa.
Chủ
xới ôm Tía kê ra trước. Trông Tía kê oai vệ như một tướng quân. Thằng con nhà
Hội ôm Xám ra sau.
Con
Tía đánh mắt thấy Xám đã vội đạp chân đòi tụt khỏi tay chủ .
Con
Xám cũng trông thấy Tía nhưng nó lặng im.
Gã
Máu me run sợ ra mặt khi thấy chiến kê Tía có hình thù dữ dằn,mặt công, mào
công, mình cốc, cặp cánh vỏ chai, lông đen pha đỏ, chân vàng có điểm những chấm
đen như mực, đôi mắt trắng dã, sát thủ...Gã lo sợ con Xám bại trận. Thằng con
nhà Hội ngồi bên nói nhỏ vào tai gã:
-
Ông đừng sợ. Con Tía kia cũng liệt vào loại quý, nhưng không già dặn chiến
trường bằng con Xám. Ông cứ nhìn cặp cựa và cái mỏ của Xám mà xem, nó chẳng ăn
đứt con Tía à. Gã Máu Me đồng ý. Gã đã nhìn thấy số tiền lớn gã bỏ túi và cái
thân xác mĩ miều gợi tình của bạn gái trong đám làng chơi.
Hồ
một, hai chiến kê chưa thực sự say đòn, chưa tung những đòn độc.
Con
Tía thường xuyên tấn công con Xám với lối đánh kèm chặt hai bên đánh vào vai
con Xám.
Xám
chỉ đỡ, chủ yếu luồn cánh, áp đầu.
Hồ
hai con Tía ra đòn Sỏ, nó tìm cơ cắn mào con Xám lấy điểm tựa để tung cú đá vào
cổ con Xám. Nếu cú đá thành công, con Xám có thể bị trật khớp cổ, cú đá này còn
nguy hiểm ở chỗ cặp cựa dài bọc cựa thép sắc nhọn như mũi lao có thể đâm
thủng họng hoặc rách toang diều, rách nách con Xám.
Nhìn
chiến kê Tía ra độc chiêu gã chủ thích lắm. Gã reo lên: Giỏi lắm con ! Làm tới
đi con ! Con Tía cắn mớm vào mào con xám và tung cú đá... Con Xám xoay
người cực nhanh vô hiệu hóa cú đá của con Tía...
Thằng con nhà Hội ngồi bên
gật đầu liên tục, nó đang đồng ý với lối tránh đòn giữ sức, tiêu hao sức lực
đối phương, dồn đối phương vào thế luẩn quẩn...
Bất
ngờ con Xám ra đòn Liên hoàn cước, nó tung những cú đá liên hồi từ ba bốn đòn
trở lên vào đầu vào mặt con Tía . Con Tía trúng nhiều đòn khiến mặt mũi tối
tăm...
Con
Xám đang dũng mãnh bỗng nhiên bỏ chạy...Gã Máu Me thở dài... Thằng con Hội trấn an tinh thần gã: Ông yên
tâm đi...Con Xám vờ chạy đấy...
Con
Tía đuổi theo. Xám đột ngột dừng lại.... Nó tung chân giáng một đòn cực mạnh
vào đối phương, nhiều đòn mạnh vào đối phương, cặp cựa bọc thép của con
Xám liên tục tung vào nách, vào lườn, vào mặt con Tía.
Con Tía trúng đòn độc Hồi mã
hương kêu thất thanh, lăn ra đất , giãy đành đạch...
Máu
từ mắt, từ hầu từ họng, từ diều, từ phổi nó phun ra ...
Gã
Máu Me sướng lắm. Gã đến vuốt ve con Xám khen hết lời: Giỏi lắm! Giỏ lắm! Giỏi
lắm!
Thằng
con nhà Hội vuốt ve con Xám. Nó thận trọng tháo cặp cựa sắt nhọn hoắt ra khỏi
chân con Xám. Nó hỏi Máu Me: Ông có biết con Xám thuộc loại gì không? Máu Me
ngẩn mặt không biết. Nó nói con Xám thuộc loại Linh kê , khó kiếm
lắm, ông có đi vài tỉnh không chắc có, loại độc đấy. Cái xe máy của ông ngoài
cửa hàng cả đám...
Gã
Máu Me ngồi sát lại thằng con nhà Hội xem nó chăm sóc gà...
Gã Máu Me nhận thằng con nhà
Hội làm em nuôi, khen: Chú em mới ngần ấy tuổi mà giỏi quá, kinh nghiệm đầy
mình, chú em cũng đúng là hàng độc, hàng hiếm đấy. Tối nay anh sẽ khao, chú em
thích gì anh cũng, chiều. Anh cho chú em thêm vài triệu...
Thằng
con nhà Hội cười, nó cầm tiền bỏ vào túi áo.
Gã
Máu Me khoái nó lắm. Bởi gã vừa thu về khoản tiền cờ bạc lớn, gã còn được người
đẹp trả giá cho gã một đêm ...
Người
phụ nữ trả cho gã một đêm tuổi chưa đến ba mươi. Ả có thân hình gợi cảm bởi các
vòng đo. Son phấn trên người ả cũng trở bên sang trọng bởi những bàn tay chuyên
nghiệp tô vẽ. Ả là trùm cờ bạc nơi này. Ả không lấy chồng, không thích lấy
chồng. Với ả người chồng sẽ như vòng kim cô thắt đầu ả. Ả thích tự do không
chịu ràng buộc.
Thằng
con nhà Hội còn mách nước cho Máu Me ra Nam định, nó sẽ tìm mua cho gã một
Xám kê mới. Gã Máu Me lại càng sướng. Gã mời nó ở lại nhà chơi.
Gã
Máu Me giàu lắm. Gã đã có vợ ở nhà quê. Gã đang ở với cô vợ bé nơi này. Gã có
ba cô vợ bé ở ba tòa nhà lớn ba nơi khác xa nhau. Gã làm thế để không ai
biết gì về gã. Ngoài ra gã có hàng chục gái trẻ đẹp khác là bồ bịch... Gã
thường nói : Có tiền là mua được tình, được quyền, gã bảo nó nếu thích gái gã
sẽ đưa về cho một em, nó từ chối...
Mấy
ngày sau nó và Máu Me đem theo hai xe máy đến bến xe để ra Bắc.
Đến
Nam
Định nó đưa Máu Me vào nhà chủ cũ chuyên nuôi và luyện gà chọi.
Gã
Mau Me thích lắm thái độ lịch sự hào phóng của chủ nhà. Gã còn thích hơn khi
chủ nhà đồng ý bán cho gã một chiến kê Xám cũng từng lừng danh thiên hạ.
Hai
hôm sau nó và Máu Me cưỡi xe máy đem chiến kê lên Lào Cai đấu với các chủ gà
Trung quốc.
Các
trận đánh sinh tử này, Xám hạ gục đối phương chỉ trong vòng hồ một, và mỗi
chiến thắng thường kết thúc bằng cú đá xuyên phổi hạ gục đối phương ngay tại
trận. Xám là nỗi sợ kinh hoàng của các chiến kê Trung quốc.
Thông
qua các tay xe ôm gọi điện về, Máu Me và nó biết công an tiến hành vây bắt. Máu
Me và nó nhanh chóng thay đổi áo quần, giấu gà vào ba lô lên xe máy tẩu
thoát...
Nó
và Máu Me phóng xe về quê . Nó nhốt hai chiến kê ở hai ngăn chuồng gà cũ rồi
cẩn trọng lấy cây que che đậy cẩn thận.
Nó
cất chiếc xe máy bên nhà ông bà ngoại, đưa tiền cho ông bà giữ hộ. Nó ở nhà hai
hôm lại đi.
Thế
đấy, mới mười ba mười bốn tuổi đầu nó đã như con cáo. Một con cáo tinh quái bên
một con cáo già biết giấu mặt , biết chọn giờ để bắt gà.
Chương 11
Ông
Hai Bốn cười khà khà để hở miệng lộ ra những chiếc răng không còn. Năm nay ông
đã ngoại tám mươi rồi. Lão Mạnh nhìn ông Hai Bốn cười cũng cười theo. Ông Hai
Bốn lên tiếng: Lão Mạnh này vô duyên quá! Cậu cười gì ở tớ? Cười để hở mười cái
răng à?
Lão
Mạnh lại cười và thêm câu bình luận: Ông anh cười đâu có hở mười cái răng? Em
chả thấy chiếc nào? Ông Hai Bốn tiếp lời: Ấy là tôi nói cậu. Còn tớ sắp xuống
lỗ rồi. Răng đi bỏ lợi ở lại., buồn thế. Cậu không quan sát tớ ăn bây giờ à?
Những món khoái khẩu như gân cốt bò, lợn, gà tớ có xơi được đâu? Tớ toàn dành
cho các cậu đấy thôi ? Bây giờ tớ phải suy nghĩ về tớ. Có lẽ tháng tới tớ sẽ
chu du thiên hạ, đến với những nơi đáng đến, đến với đồng đội,bạn bè, đến nơi
thắng cảnh, kẻo đôi năm nữa lại ngồi một chỗ hoặc chui xuống lỗ thì tiếc lắm.
Lão
Mạnh tròn xoe mắt nhìn ông Hai Bốn, bởi từ trước tới giờ ông Hai Bốn có chịu đi
xa đâu? Ông chỉ loanh quanh trong xóm. Hay bây giờ ông có quá nhiều tiền nên
tính chuyện rong chơi. Vả lại ông Hai Bốn đi chơi là phải. Mình phải ủng hộ.
Nghĩ đến đây Lão Mạnh mới nói: Bác nói đúng rồi. Bác nên chu du thiên hạ một
chuyến. Em ủng hộ bác. Tiền bác giờ nhiều như quân Nguyên không tiêu để làm gì?
Nói dại.... có mang đi được đâu?
Nghe lão Mạnh nói thế, ông
Hai Bốn lại khà khà cười. Ông chấn chỉnh lão Mạnh: Cậu vừa nói có nhiều tiền
không tiêu để làm gì? Sai bét ! Tớ có kế hoạch chi tiêu rồi. Một tỉ đồng trong
túi tớ đâu phải nhỏ? Tớ sẽ chi tiêu hợp lý cho các cậu xem. Đừng tưởng tớ già
mà lẫn cẫn lẩm cẩm nhé? Tớ còn tinh chán, ngoài tám mươi đã là cái gì.
Nói
rồi ông Hai Bốn đưa ra kế hoạch của mình. Ông bảo Lão Mạnh gọi vợ chồng Du, bà
Hồng tới.
Khi
đã đông đủ thành phần, ông Hai Bốn chỉ ghế họ ngồi, ông nói: Vừa rồi tôi bán bộ
bàn ghế và cây lộc vừng cho chồng con Hoa được một tỉ đồng. Số tiền này quá lớn
với tôi. Bội bàn ghế này tôi mua trước khi nghỉ hưu, thời ấy giá trị không lớn,
chỉ bằng mấy tháng lương,ai ngờ bây giờ nó như thế. Người xưa đã nói “Lộc bất
tận hưởng”. Tôi quyết định để lại cho quán Ẩm thực Việt năm trăm triệu đồng. Số
tiền này để mở rộng kinh doanh. Cụ thể anh Mạnh, anh Du ra làm việc với xã, mua
thêm mảnh đất gần lão Bình cũ rượu mới. Năm trăm triệu còn lại tôi tặng mỗi vị
hai triệu đồng ,gọi là lộc. Vị chi hết tám triệu, hai triệu bữa trước tôi đã
khao mọi người, cộng lại là mười triêu. Tôi mua cho tôi và vợ một mảnh đất hậu
sự bên công viên Vĩnh Hằng trên núi Thắng hết sáu mươi triệu, tặng cho quỹ học
xã ba mươi triệu, còn lại bốn trăm triệu. Ba trăm triệu đưa vợ giữ đề phòng ốm
đau, một trăm triệu tôi cầm tháng sau tôi đi chu du thiên hạ, thăm bạn bè thời
quân ngũ, nhà nào khó khăn thì giúp họ chút ít. Đơn giản chỉ có vậy, mọi người
nghĩ sao?
Nghe
ông Hai Bốn trình bày kế hoạch chi tiêu của mình ai cũng buồn cười, nhưng ai
cũng bằng lòng. Lão Mạnh hỏi ông Hai Bốn: Chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng,
thế anh có cho chị đi cùng không? Có chứ! Thời trẻ tôi với bà ấy xa nhau nhiều
rồi. Bây giờ phải gần nhau. Mấy hôm nữa vợ chồng tôi sẽ rong ruổi từ Bắc
vào Nam
hết tháng...
Ông
Hai Bốn đang nói bỗng nhiên dừng lại, ông nghẹn ngào, mắt ông chớp liên tục
,nước mắt chảy ra, mắt đỏ hoe... Mọi người biết ông đang xúc động nhớ lại thời
chiến tranh...
Ông
xúc động nói: Tôi sẽ đưa nhà tôi lên Điện Biên, lên miền tây bắc. Nơi ấy nước
mắt, mồ hôi, máu tôi đã đổ...Nơi ấy biết bao người lính tuổi mười tám đôi
mươi như tôi đã hi sinh, họ nằm lại nơi đây...Ông Hai Bốn nghẹn ngào giây lát
mới nói tiếp: Tôi sẽ đến nghĩa trang thắp hương viếng họ. Tưởng nhớ đến họ,
những người đã hi sinh vì đất nước.
Sau
đó về Hà nội, vào lăng viếng Bác, cho bà vợ xem xác máy bay B52, tôi thăm một
số bè bạn cũ. Thời gian còn lại sẽ đến mảnh đất miền Trung, rẻo đất thành đồng
lũy thép những năm chiến tranh phá hoại, nơi tôi mười lăm năm đầu đội mũ sắt,
ngồi bên mâm pháo với những trận đánh lịch sử bảo vệ cầu Hàm Rồng... Rồi vào
Nam thăm lại các địa phương nơi đóng quân, nơi chúng tôi đặt trận nã đạn vào Tà
Cơn, Dốc Miếu...Ôi, nhiều lắm, không biết có đủ thời gian để đi hết được
không? Ông Hai Bốn nhắm mắt, ngửa cổ nhìn lên vòm cây xanh biếc lá...
Mọi
người ngắm nhìn ông Hai Bốn lòng đầy cảm phục. Có lẽ những năm tháng cuối đời
ông hay nhớ về quá khứ, ở ông đó là một quá khứ hào hùng tắm mình trong những
trang sử vẻ vang dân tộc. Những năm tháng đó dài dằng dặc sống chết bên đạn bom
không biết chết khi nào,không hề tính toán đến ngày trở về. Ông quen đời quân
ngũ, hơn bốn chục năm còn gì. Ngày ông nghỉ hưu, về nhà ông hay cằn nhằn với
mọi người vì lối sống không ngăn nắp, bầy bừa, luộm thuộm. Ông sắp xếp lại trật
tự mọi thứ trong nhà,trong bếp cho tới ngoài vườn rau nơi để cuốc, để thùng
tưới, vân vân. Ngày đầu vợ ông cảm thấy khó chịu ở ông. Ông như một cái máy,
đến giờ là làm việc, làm theo một quy trình khắt khe. Khi ông tham gia làm kinh
tế trong nhóm Ẩm thực Việt, ông cũng như vị chỉ huy, ông khảo sát cụ thể, phân
tích từng yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại.
Mấy
ngày sau nhiều thực khách ngoài thị xã thường hay đến ăn nhậu biết ông sắp có
chuyến đi xuyên việt, người tham gia nội dung này, nội dung kia. Có người bảo
ông nên đi bằng tàu hỏa,ông tha hồ nhìn ngắm phong cảnh đất nước,lại không mệt
mỏi. Người bảo ông đi bằng ô tô, ông thích dừng đâu cũng được, ngày đi đêm
nghỉ. Cuối cùng ông chọn phương tiện ô tô. Ông thuê hẳn chiếc xe con năm chỗ,
thuê hẳn người lái. Có nhiều người kêu ông lãng phí,ông thừa nhận điều đó.
Nhưng đây là chuyến đi dối già của ông. Có lẽ sau chuyến đi này không bao
giờ ông có điều kiện đi nữa.
Trước ngày đi ông nghỉ việc ơ
cửa hàng hai ngày để chuẩn bị.
Vợ
ông không quan tâm đến phương tiện đi. Bà luẩn quẩn với thứ quần áo,với đồ ăn
đem theo. Thấy thế ông bảo: Bà lo áo quần thôi, đồ ăn không cần, dọc đường hàng
quán rất nhiều, à này, bà nhớ đem cho tôi can rượu năm .... hay mười lít nhỉ?
Mười lít nhé. Và một thùng bia, một thùng nước chai.
Ông
Hai Bốn chợt nhớ ra điều hệ trọng, đấy là bộ quần áo sĩ quan, quân hàm, mũ
cứng, mũ mềm, giày...Ông vào phòng mở tủ lấy ra bộ quân phục đầy đủ hầu như còn
mới tinh. Đây là bộ quân phục ngày nghỉ hưu ông được sư đoàn tặng, ông chỉ dùng
nó trong những ngày lễ tết..
Ông
Hai Bốn cất nó vào trong túi.
Ngày
ông Hai Bốn và vợ lên đường ông không muốn cho ai biết, vậy mà dân làng Vàng
hầu như ai cũng biết.
Đám
đàn ông mới nhậu về kháo nhau “Cụ ấy đi chuyến dối già.” “ Về già người ta
thường hay nhớ về quá khứ” “. Quá khứ là quãng thời gian đã qua đi.” “Mỗi người
có một quá khứ. Kẻ tội lỗi,người vinh quang.” “Tôi không cần quan tâm quá khứ,
tôi chỉ cần cái hiện tại” “Cụ ấy toàn là vinh quang thôi. Cánh mình cổ cày vai
bừa từ trẻ tới giờ có đếch gì mà vinh quang!” “ Ông nói thế mà nghe được ? Cổ cày
vai bừa cũng vinh quang chứ? Không có người ở quê cổ cày vai bừa thì lấy gì cho
vào dạ dày” “Thôi đi các vị, lắm chuyện quá! Có thế mà cũng tranh luận,mệt cả
người, dở hơi!”. Đám người rượu vào lời ra tụ tập tranh luận sôi nổi một hồi
rồi tản ra ai về nhà nấy...
Ngày
đầu tiên buổi hành trình, vợ chồng ông Hai Bốn nghỉ tại Hòa Bình. Ông đưa vợ đi
tham quan đập thủy điện Hòa Bình.
Đứng
trên bờ đập nhà máy, ông lặng nhìn hồ nước mênh mông, sâu thăm thẳm...
Nơi
đây mấy chục năm trước, ông đã từng nghỉ chân để lên Điện Biên giờ đã chìm sâu
dưới trăm mét nước. Những mái nhà sàn, vườn cây, ao cá, mồ mả ông bà tổ tiên
của người Mường đã di chuyển đi nơi khác.
Nơi
đây năm mười bảy tuổi ông xung phong tham gia bộ đội chủ lực. Năm năm sau ông
về Trung đoàn 55 ở Thanh Hóa, sau đó ông được bổ sung vào Trung đoàn 89 Đại
đoàn 316 giải phóng Tây Bắc. Khi tiêu diệt hết địch, giải phóng tỉnh Lai Châu,
Đại đoàn 316 tiến về áp sát Điện Biên Phủ nã pháo vào sân bay Mường Thanh.
Ba
mươi hai ngày đêm chiến đấu ác liệt giành chiến thắng trên Đồi Xanh, địch đã
hết hi vọng mở rộng vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Sau
chiến thắng Đồi Xanh, ông cùng đồng đội đánh chiếm đồi A1, một cứ điểm kiên cố
được quân Pháp thiết kế nhiều tầng giao thông hào. Thời gian này ông là một
trong những tay súng DKZ 75 ly giỏi của Đại đoàn 316...
Đứng
trên đập nhà máy lồng lộng gió, tâm tư ông Hai Bốn như đắm chìm trong quá khứ,
cái thời thanh niên rất ý nghĩa, bước ngoặt của đời ông. Từ đó đời ông gắn với
chinh chiến, gắn với hai cuộc chiến tranh vệ quốc gian khổ, hào hùng của dân
tộc.
Ông
lặng im...Bà Hai Bốn biết được xúc cảm của chồng, bà cũng lặng im đứng bên.
Một
đêm nghỉ lại Hòa Bình, cửa ngõ lên miền Tây Bắc, sớm hôm sau ông lên Điện Biên.
Việc
đầu tiên trên mảnh đất Điện Biên vợ chồng ông đến nghĩa trang thắp hương các
anh hùng liệt sĩ, đồng đội của ông. Ông khóc nhiều. Ông khóc vì nỗi đau máu
xương đổ xuống, ông khóc vì chiến thắng, vì hạnh phúc.
Ông
dẫn vợ đến xem hầm Đờ Cát, tướng chỉ huy bại trận Điện Biên.
Mấy
ngày trên đất Điện Biên ông thấy cảnh vật thay đổi quá nhiều. Những quả đồi lở loét hố bom đạn xưa giờ xanh
bạt ngàn cây trái, cánh đồng Mường Thanh lúa chín vàng, dòng sông Nậm Rốm nước
trong xanh, bản làng người Thái, người Mường, người Kinh bên nhau. Di
chứng chiến tranh còn lại với thời gian là chiếc xe tăng đã han gỉ, là hầm chỉ
huy của viên tướng bại trận Đờ Cát.
Tạm
biệt Điện Biên, ông vào mảnh đất miền Trung .
Thanh
Hóa. Mảnh đất kiên cường những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lần
thứ nhất kéo dài bốn năm với hơn một ngàn ngày đêm khốc liệt. Trên đường từ Hà
nội vào, ông Hai Bốn đã tính sẽ đến Hàm Rồng, nơi “đầu mút của khu vực cán
xoong”
Ông
hồi tưởng lại tình hình chiến sự mấy chục năm về trước, ông nhớ rành rọt như in
trong đầu. Với ông có nhiều thứ ông lãng quên, nhưng những mốc quan trọng trong
đời binh nghiệp ông không bao giờ quên. Ông nhớ về cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ ,từ 5 tháng 8 năm 1964 đến 1 tháng 1 năm
1968. Ông nhớ lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, từ 26 tháng
12 năm 1971 đến15 tháng 1 năm 1973.
Ở giai đoạn thứ nhất:
Mĩ
và tay sai thất bại lớn trong ở chiến trường miền Nam, cuối năm 1964 đầu năm
1965, Mĩ vạch kế hoạch ném bom miền Bắc. Huyết mạch giao thông từ Hà nội vào
đường mòn Hồ Chí Minh,có sáu mươi điểm tắc quan trọng, trong đó Hàm Rồng là
điểm tắc quan trọng nhất, là đầu mút của khu vực cán xoong. Mĩ đưa ra mục tiêu
phải phá sập cầu Hàm Rồng. Mất cầu Hàm Rồng Mĩ sẽ cắt được mạch máu giao thông
Bắc- Nam, phá hoại nền kinh tế Thanh Hóa, làm suy yếu vai trò hậu phương
với tiền tuyến miền Nam...
Tầm
quá trưa, xe ông Hai Bốn dừng lại nhà nghỉ phía nam cầu Hàm Rồng. Xuống xe mọi
người giục ông vào nhà hàng ăn trưa, ông chần chừ như đang tìm kiếm một thứ gì
đâu đó. Ông đến bên một cụ già ngồi trong nhà hàng nhặt rau, ông biết cụ già ở
tuổi tám chín mươi sẽ là nhân chứng nơi này những năm chiến tranh ác liệt. Ông
lân la hỏi chuyện: Cụ ơi, nơi này thời chiến tranh ác liệt lắm phải không? Cụ
già ngừng tay ngẩng mặt nhìn ông hỏi lại: ông là việt kiều ở nước ngoài mới về
nước hả? Chắc thế nên không biết mảnh đất này, chiếc cầu này. Đây là cầu
Hàm Rồng, thời chiến tranh nơi này tụi Mĩ đánh phá đạn bom dữ lắm. Ông muốn
biết hết ông phải ở đây cả tuần, phải đi hết xứ Thanh, phải hỏi nhiều người,
tôi già quá rồi, gần trăm tuổi nhớ không nổi... Nghe cụ già nói vậy, lòng ông
nặng trĩu những ưu tư...
Bữa
cơm trưa quá muộn, ăn xong ông Hai Bốn về phòng nghỉ. Ông cứ tưởng đoạn đường
dài hơn trăm cây số từ Hà nội vào sẽ làm ông mệt mỏi, ông sẽ ngủ một giấc thật
say, êm đềm. Nhưng ông không ngủ được. Quá khứ cứ dội về tràn ngập trong ông...
Trận
đụng đầu lịch sử của đồng đội ông, của ông với cuộc chiến tranh phá hoại của
giặc Mĩ ở đây. Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc- Nam,
Mĩ tập trung hỏa lực mạnh muốn đánh dứt điểm Hàm Rồng...
Sáng
ngày 3 tháng 4 năm 1965, 16 chiếc máy bay đầu tiên của Mĩ ném bom cầu Đò Lèn,
cầu Cun, ga xe lửa Văn Trai.
Cụm
hỏa lực phía bắc cầu Hàm Rồng đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát.
Đầu
giờ chiều cùng ngày cuộc tấn công của máy bay Mĩ ồ ạt :
102 lần tốp máy bay, 360 lần
chiếc , 14 đợt tấn công toàn khu vực Hàm Rồng.
Trên
trời từng tốp phản lực các loại F105, F8, RF101... gầm rú...
Nhận định địch sẽ đánh phá ác
liệt hơn, Bộ Tổng Tư Lệnh đã điều động ba đại đội pháo cao xạ 57 ly từ Trung
đoàn 234 Sư đoàn 350, Bộ Tư lệnh phòng không ở Nghệ an tăng cường cho Hàm Rồng.
Ông và đồng đội hành quân cấp tốc .
Sáng
ngày mùng 4 tháng 4 năm 1965 Mĩ phát hiện đơn vị ông, máy bay Mĩ tập trung đánh
phá khu vực bến phà Ghép huyện Tĩnh gia hòng ngăn không cho xe pháo của ta qua
sông.
Các
đại đội 2, 4, 5 và khẩu đội 14 ly 5 đã bắn rơi 3 chiếc F105 bắt sống một giặc
lái.
10
giờ sáng cùng ngày, máy bay Mĩ từ hướng sân bay Cò Rạt Thái Lan, sân bay Đà
Nẵng, tàu sân bay hạm đội 7 ngoài biển thay nhau bổ nhào ném bom khu vực Hàm
Rồng.
Đơn
vị pháo cao xạ 57 ly trung đoàn 234 của ông chặn đánh vòng ngoài trên nhiều
tầng, nhiều hướng, ở mọi độ cao làm cho đội hình chiến đấu của địch rối loạn
không thể công kích mục tiêu như đã định. Trận đánh này ông bị thương vùng vai,
đồng đội giục ông về tuyến sau nhưng ông không chịu rời trận địa. Đây là lần
thứ tư máu ông đã đổ.
Hai
ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, Mí sử dụng 174 lần tốp, 454 lần chiếc máy bay,
ném 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm, hàng trăm tên lửa, rốc két vào các
vùng trọng điểm tỉnh Thanh Hóa. Hai ngày chiến đấu kiên cường, quân dân Thanh
Hóa bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ an toàn cầu Hàm Rồng.
Giai
đoạn thứ hai :
Từ
ngày 26 tháng 12 năm 1971 đến 15 tháng 1 năm 1973, Mĩ sử dụng các phương tiện
chiến tranh hiện đại như B52, tên lửa Tà- lốc, bom xuyên, bom la de đánh Hàm
Rồng.
Đêm
21 tháng 4 năm 1972 Mĩ thả bom vào hai làng Hạc Oa (Đông Cương) và Phượng Mao
(Hoàng Hóa) giết chết hàng trăm người.
Ngày 14 tháng 6 năm 1972 Mĩ
thả bom vào đê Sông Mã sát cầu Hàm Rồng giết chết 64 giáo sinh trường y
sĩ và trường sư phạm 7+ 3, làm bị thương hàng trăm người.
Hồi
tưởng lại những sự kiện lịch sử trong giai đoạn ác liệt, hào hùng của dân tộc ,
ông Hai Bốn nhớ lại những lời thề của ông, của đồng đội ”Hàm Rồng là máu
xương,là niềm tin của bốn phương gửi về”,“Bị thương nặng không kêu ca, bị
thương nhẹ không rời vị trí”,“Thà gục trên mâm pháo, quyết không để gục cầu”...
Ông
Hai Bốn nói vợ, với chàng trai lái xe: Thời ấy chiến tranh ác liệt, cái chết
cận kề nhưng người lính không hề sợ, chỉ có tâm huyết sẵn sàng hi sinh thân
mình vì Tổ quốc. Vậy mà thời này... Ông Hai Bốn không nói hết câu. Ông thở dài
trăn trở...thời bình mà lòng người phân tán...tổ quốc trở thành xa vời, cá
nhân, gia đình là trên hết...
Ông
Hai Bốn ở lại Thanh Hóa những một tuần. Ông đi về hầu hết các huyện tỉnh Thanh
gặp lại các chiến binh thời ấy. Gặp nhau sau mấy chục năm xa cách, người mất,
người còn, gia cảnh cũng khác, người giàu, người nghèo, gặp nhau họ vồ lấy nhau
cười, khóc...Một người bạn tuổi cũng như ông, cấp bậc cao hơn ông chợt nói: Cái
năm 1972 anh còn nhớ có sự kiện gì không?
Ông
Hai Bốn sững người không nhớ nổi, bởi năm tháng ấy có quá nhiều sự kiện với
ông, với đơn vị ông. Ông đành chịu. Bạn ông cười nói: Cuộc chiến tranh có bao
điều kì diệu, trước ngày anh và tôi được cấp trên cử vào Nam, nhằm che mắt
địch, giấu tông tích anh và tôi đã chấp nhận “hi sinh”, gửi giấy tử gửi về địa
phương, tờ giấy ấy vợ tôi còn giữ... Nghe đến đây bà Hai Bốn nói: Các ông có
biết ngày đó chị em tôi phải nuốt nước mắt thế nào không? Tất cả nỗi đau phải
cố dồn vào công việc để quên đi. Nhưng người có phải đá đâu, mỗi khi đêm về lại
khóc trong màn...khóc giấu bố mẹ chồng.
Hôm
sau ông Hai Bốn, vợ và bạn bè đến nghĩa trang liệt sĩ thắp hương cho những
người đã khuất. Đứng trước bạt ngàn mộ chí, ông và đồng đội đã khóc...
Máu
xương, nước mắt của dân tộc đã đổ xuống quá nhiều cho đất nước này được trường
tồn.
Chiều
hôm ấy chiếc xe con tiếp tục lăn bánh chở ông Hai Bốn và vợ qua các phố dài sầm
uất, qua những cánh đồng xanh bát ngát, những miền biển xanh cát trắng ,những
nhà hàng, cửa hiệu đông người ăn uống để đến với mảnh đất miền Nam. Nơi ông đến
là cầu Hiền Lương, Dốc Miếu, Cồn Tiên, Khe Sanh.
Đã đăng:
Tập 1:
Tập 2:
http://dienmaydainam.com/
Trả lờiXóaMáy hàn miệng túi
Máy hàn miệng túi dập tay
Máy hàn miệng túi bằng tay
Máy hàn miệng túi liên tục
Máy in date
Máy in hạn sử dụng