Thấy
ông” Bình cũ rượu mới”,Kết và ba lãnh đạo xã đến nhà hàng,ông Hai Bốn lên tiếng
: Bữa nay có chuyện gì mà rồng đến nhà tôm thế? Mời các vị vào uống nước. Nghe
vậy ông Bình khà khà cười : Có chuyện vui để nói đây. Nhà hàng có món gì đặc
biệt thì làm cho cánh tôi năm suất nhậu?
Lão
Mạnh trong bếp cũng ló đầu ra nói đại: Khách đặc biệt phải có món đặc biệt chứ!
Thịt heo rừng xào xả ớt, vịt quay lá móc mật, phở xào tim cật, rượu Mẫu sơn
chính hiệu. Các vị đồng ý chưa?
Bí
thư, chủ tịch,phó chủ tịch nhìn lão Mạnh đon đả, oang oang giọng mời khách, tất
cả bật cười. Bí thư nói vui: Tay Mạnh này ở đây thì thao thao bất tuyệt, vậy mà
khi sinh hoạt chi bộ cấm thấy nói? Cứ im ỉm ngồi nghe,ngồi vỗ tay, hết giờ thì
về.
Mạnh
cười : Thì nghe mọi người phát biểu đúng ý mình rồi thì nhất trí, phát biểu làm
gì cho thừa, mất thời gian.
Chủ
tịch: Được rồi , lần họp tới tớ sẽ yêu cầu cha phát biểu trước xem sao?
Lão
Mạnh: Xin Ngài cứ vô tư.
Ông
Bình: Tôi sinh hoạt ở cơ quan nên chẳng bị ai đụng đến.
Kết:
Em thì sinh hoạt ngoài chi bộ .
Ông
Hai Bốn cười to khi nghe Kết nói. Ông hỏi Kết: Cậu học ở đâu cách nói vừa rồi?
Kết:
Tự phát ạ.
Bà
Hồng và mấy cô nhân viên bưng bê đồ ăn xếp lên bàn. Tất cả còn nóng hổi bay mùi
thơm hấp dẫn. Ông Bình đi đến quầy rượu chọn chai thượng hạng đem lại bàn. Ông
kêu dụng cụ mở nút rồi tự tay rót rượu ra các li. Ông Bình mời thêm ông Hai
Bốn, lão Mạnh cùng làm một chén.
Uống
xong li rượu đầu, bí thư chợt hỏi lão Mạnh:Chai này bao nhiêu tiền hả đồng chí
Mạnh?
Mạnh
lúng túng chưa biết trả lời thế nào, Kết đã nói: Gần hai triệu đồng chứ mấy? Bí
thư cầm chai rượu trên tay , xoay xoay nhìn rồi bặm môi cười nói: Bữa nay anh
em mình chơi sang quá! Mỗi li rượu cả trăm ngàn đồng, bằng cả chục kí gạo của
dân? Mồm uống thấy ngon mà lòng thương dân...
Ông
Bình đánh mắt nhìn mọi người. Ông nói : Bí thư luôn nghĩ về dân, biết thương
dân là quý lắm đấy ! Tôi thấy dân địa phương mình còn nhiều người nghèo lắm.
Khổ thì không khổ nhưng nghèo thì còn nghèo, đã có mấy gia đình giàu có đâu?
Tới đây tôi sẽ mở khu dịch vụ tổng hợp trên mảnh đất này, tôi sẽ tuyển nhiều
con em của dân vào làm việc...
Bữa
cơm chiều tối nay không làm cho Kết vui. Kết tỏ ra ăn uống rời rạc, thiếu nhiệt
tình. Ông Bình thấy vậy nói: Chú Kết gắp ăn đi chứ? Có chuyện gì mà tư lự vậy?
Kết thủng thẳng trả lời: Anh cứ mặc em. Em đang suy nghĩ về cái nghèo khó của
dân làng Vàng. Làng Vàng mà dân đâu có vàng, dân đen thì có. Vừa nãy anh khen bí
thư luôn nghĩ về dân, thương dân là anh căn cứ vào đâu? Nếu anh không trả lời
thì bí thư trả lời câu khen ấy đúng hay không đúng? Nói thật với các anh, hiếm
có dịp nào tôi được ngồi uống li rượu với các anh, được tâm sự với các anh. Các
anh trả lời tôi đi để xem anh em mình có đồng cảm, có gần được nhau không? Khi
Kết hỏi xong, bí thư trả lời: Chú Kết nói gì nghe lạ thế? Đâu phải mình bí thư
lo cho dân, mà cả tập thể đảng ủy cùng lo. Chú thấy đấy, tỉ lệ hộ nghèo ở xã ta
năm vừa rồi chẳng thấp hơn năm trước à? Năm nay chưa tổng kết nhưng chắc sẽ
hơn. Kết hỏi thêm: Anh có biết tại sao hầu hết thanh niên trong xã ra thành phố
làm việc không? Trong đó có con của hai anh? Ở quê bây giờ toàn người già,
người trung tuổi. Các anh chỉ cụ thể cho tôi trong xã này, trong làng Vàng này
những gia đình nào có kinh tế phát triển, có đời sống khá giả? Các anh đã tạo
những điều kiện gì để người dân có phương tiện phát triển kinh tế? Tôi không
tin vào những con số các anh đưa ra. Những con số ấy các anh nặn ra phù phép báo
cáo cấp trên, ru ngủ dân thôi. Xã nói dối huyện, huyện nói dối tỉnh, tỉnh nói
dối trung ương, cả một hệ thống không trung thực. Tôi nói vậy chắc là quan điểm
của kẻ tiêu cực, có phải không? Chục năm nay số tiền ngân hàng cho dân làng
Vàng vay được bao nhiêu? Họ đầu tư vào đâu? Lỗ, lãi thế nào, nợ nần, phá sản ra
sao các anh đã tổng kết chưa? Ở tầm cao hơn, các anh có kế hoạch, phương án gì
trao đổi với dân để kêu gọi đầu tư chưa? Các anh định chờ đến bao giờ có điều
kiện nữa? Cái khu công nghiệp rộng mấy chục héc ta là bờ xôi ruộng mật
giờ bỏ không, đầu cọc bê tông lô nhô như đầu lâu người sáu bảy năm nay, thiệt
hại kinh tế chừng nào cấm thấy các anh báo cáo cụ thể ? Cứ chung chung
lãng phí, không hoặc chưa hiệu quả? Các anh tránh né sự thật, sợ sự thật...
Ông
Hai Bốn, lão Mạnh nghe thấy Kết truy dồn lãnh đạo xã không giữ được cảm xúc
cũng nhảy ra tham gia góp chuyện. Lão Mạnh hề hề cười nói kháy: Bí thư và chủ
tịch không trả lời thì phó chủ tịch trả lời thay đi? Ai lại im lặng giống tớ
thế? Còn đại gia Bình nữa, cũng ngồi im hay sao? Kết chưa hết tâm tư giãi bày
nên tiếp tục nói: Ở huyện bên,đồi núi khô cằn, giao thông bất tiện, mấy ông
lãnh đạo doanh nghiệp dẻo mỏ, hết lí do này, hết luận chứng kinh tế kia tránh
chi phí đầu tư làm đường, làm cầu, làm cống, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo cấp
trên biết cả đấy nhưng cứ kí duyệt bởi các vị đã ăn tiền của doanh nghiệp. Thế
là khu công nghiệp nghiễm nhiên tọa lạc trên mấy chục héc ta đồng đất cả trăm
năm nay là bờ xôi ruộng mật. Dân mất ruộng chấp nhận vài chục triệu đồng tiền
đền bù. Mất ruộng họ trở thành trắng tay bỏ đi làm trăm công ngàn việc khác,
thu nhập bấp bênh. Mới đây bà Nguyễn thị Bình nguyên phó chủ tịch nước đã nói
“ruộng đồng bờ xôi ruộng mật phải mất cả trăm năm, ngàn năm mới hình
thành” Các anh nghĩ sao? Nói thật với các anh, mấy ông doanh nghiệp Việt nam
nhà mình chỉ nghĩ thu lợi cho các ông ấy thôi, nghĩ đếch gì cho đất nước! Tiền
các ông ấy vay ngân hàng là tiền thuế của dân. Doanh nghiệp thắng hay chết mấy
bố lãnh đạo ấy cũng luôn là người chiến thắng, cũng giàu nứt đố đổ vách, danh
nghiệp phá sản chỉ chết dân. Các anh có bao giờ nghĩ doanh nghiệp nhà nước chỉ
làm giàu cho một số cá nhân không? Là chỗ rửa tiền cho một nhóm lợi ích không?
Nếu là tôi, tôi đã khai tử nó từ lâu rồi !
Thấy
ngồi lâu không có lợi lại dễ bị dân chúng hiểu lầm, bí thư đưa mắt nhìn chủ
tịch ý bảo về. Đoán được ý, ông Bình nói: Các anh bận việc thì về trước đi. Để
em thanh toán.
Bí
thư, chủ tịch, phó chủ tịch chỉ đợi có vậy đứng cả dậy ra lấy xe về. Ông Bình
cũng đứng dậy theo. Ông tiễn các lãnh đạo ra tận cổng. Khi các lãnh đạo lên xe
nổ máy ông Bình còn nói: Các anh bỏ ngoài tai lời thằng Kết. Cái thằng hâm hấp,
chập mạch.
Các
lãnh đạo về rồi, ông Hai Bốn, lão Mạnh, Du mới dám đến bàn ngồi nói chuyện. Ông
Hai Bốn nói: Chú Kết bữa nay bạo mồm nhỉ ? Nghe ông Hai Bốn nói vậy Kết không
thèm trả lời, Kết quay mặt đi móc thuốc hút. Thấy thái độ lạnh lùng, nghiêm
nghị của Kết, lão Mạnh, ông Bình và cả Du nữa đưa mắt nhìn nhau. Ông Bình vờ
vĩnh vô tư, vờ vĩnh bốc đồng nói: Chú Dũng làm cho mấy cốc nước chanh đá cho rã
rượu nào? Mặt này giờ mà vác về nhà vợ nó chẳng la cho !
Nói
rồi ông Bình ngồi phịch xuống ghế, hai chân ông duỗi thẳng đặt cả lên bàn, ông
lấy thuốc châm hút. Ông kéo mạnh dăm hơi thuốc thật dài cho đã cơn thèm rồi bụm
mồm nhả những vòng tròn khói bay lơ lửng trước mặt.
Kết
giờ mới lên tiếng: Mọi người chắc vừa nãy đã nghe em nói chuyện với mấy lãnh
đạo xã. Nói thật với mọi người em nói cho sướng cái mồm thôi, ăn thua mẹ gì !
Mấy ông ấy có cho ăn vàng cũng chẳng dám nói với thượng cấp trên huyện như em
đã nói. Mà suy cho rộng ra, dân đen như cánh mình,à không phải, dân đen như em
hóa ra lại còn sướng. Đảng viên như mấy ổng, Kết pha giọng miền nam cũng khổ
đấy nhỉ ? Biết cũng đếch dám nói ! Các ổng sợ cái này, sợ cái nọ, sợ như thằng
cha làng bên sợ con vợ. Con vợ đáo để nó quản lí tiền bạc, quản lí cả trên
giường, nó cắt đi khoản nào là hỏng...
Ông
Bình bật dậy khỏi ghế mắng Kết: Chú em này say rồi, say rồi! Chú nói năng linh
tinh quá! Nước chanh đá đây uống đi cho tỉnh. Muốn đi tù lần nữa hả?
Kết
lơ tơ mơ thật. Thứ rượu xứ tây phương ngấm vào cứ ngọt lịm. Kết chếch choáng
nhắc lại lời ông Bình vừa nói: Anh vừa bảo ai đi tù lần nữa đấy? Anh nói em chứ
gì?
Ông
Bình biết mình nhỡ lời nên lúng túng chưa biết cãi ra sao, thấy thế Du phải đỡ
lời: Ông Bình nói là anh mới trúng tủ. Cậu biết trúng tủ gì không?
Nghe
xong Kết cười nói: Đúng quá còn gì nữa? Ông Bình trúng tủ mảnh đất cả ngàn mét
vuông đấy thôi. Ông phải khao bọn tôi đi? Còn tôi sau này ra mặt đường liên
huyện, đất nhà tôi có giá ngàn vàng tôi cũng khao, t...ô...i
cũng...k...h...a...o... Kết gục xuống bàn.
Mọi
người biết Kết quá say nên người sốc nách, người đỡ vai dìu Kết vào nhà vào
giường đắp chăn cho Kết ngủ.
Chương 9
Hàng
xóm lại xì xầm về Hội
Chẳng
là mấy tháng Hội mới đảo qua nhà một lần. Ngôi nhà không người ở, người quét
dọn nên sân vườn mốc meo, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều người nghĩ Hội về bên
ông bà ngoại với con gái. Nhưng cũng có người nghĩ khác, Hội có về bên ông bà
ngoại với con thì cũng phải đảo qua, đảo lại nhà chứ? Hay Hội ở lại cơ quan? Vợ
Hội mới mất, về nhà lạnh lẽo chỉ thêm buồn
Mọi
phán đoán đều sai bét. Trưa nay Hội đi xe máy chở một phụ nữ về nhà, Hội thấy
bà con hàng xóm đang túm năm tụm ba nói chuyện dưới gốc cây xà cừ, Hội định cứ
thế phóng xe qua, nhưng thấy không ổn, Hội phải dừng xe lại.
Qua
dăm phút giới thiệu bà con láng giềng , giới thiệu cô bạn cùng cơ quan, Hội mới
về.
Từ
phía xa, Tư điếc cũng nhìn thấy, Tư điếc rảo bước tới chỗ mọi người. Tư điếc nói:
Gần hai tháng nay mới thấy cha Hội mò mặt về nhà. Cha Hội đèo con nào về thế?
Mộ vợ chưa kịp lên cỏ đã hú hí với gái rồi! Bà Răm vờ chê Tư điếc hồ đồ: Cái
thằng này ăn mới chẳng nói, nó vừa giới thiệu với chúng tao là bạn gái cùng cơ
quan mà...Tư điếc cười vặn lại: Không là giống cái chắc là giống đực hả? Các bà
thật thà quá! Thấy Tư điếc nói vậy, Bà Răm quát Tư điếc: Thằng này lạ thật! Sao
mày cứ hay hay dùng từ giống cái nói về đàn bà,phụ nữ chúng tao là thế nào?
Tư
điếc chỉ nhe răng cười.
Về
nhà, Hội thay áo quần lao ngay vào việc. Trong gian buồng của vợ chồng Hội, ả
người tình cũng trút vội bộ quần áo đi đường mặc lên người bộ quần áo ngủ.
Hội
mở toang các cửa nhà cho thông thoáng,châm mấy nén nhang thắp lên bàn thờ cho
vợ. Hội cầm chiếc chổi xuể làm từ hai tàu lá cọ đưa cho người tình quét sân.
Hội vào nhà hì hục lau bàn ,lau ghế, quét màng nhện,quét nhà.
Tư
điếc lóc cóc đến nhà Hội. Tư điếc đến làm gì? Tư điếc là gã đàn ông cũng lắm
chuyện ở làng Vàng, nhất là chuyện mê gái đẹp. Chuyện gái đẹp thì chẳng nói làm
gì, thời cách đây mấy năm, Tư điếc đã từng bị vợ mắng té tát vì tội rút trộm
chiếc xu chiêng màu xanh cổ vịt còn mới toanh của Phượng phơi ngoài sân về cất
giấu trong nhà để thỉnh thoảng lôi ra ngắm. Chắc mỗi lần ngắm Tư đi sẽ hình dung
ra cặp vú đẫy đà của Phượng rồi mơ được ái ân với Phượng. Nhưng lần này nói Tư
điếc mê gái lạ dòng chỉ đúng có một nửa. Nửa còn lại là Tư điếc muốn biết rõ
người phụ nữ Hội đem về nhà là thế nào? Nếu là chị em cùng cơ quan về thăm gia
đình Hội thì là chuyện bình thường. Còn không phải sẽ là vấn đề tệ hại .
Hội
đang lau chùi bàn ghế trong nhà không biết Tư điếc đến. Tư điếc dừng lại khá
lâu phía đầu sân ngắm nhìn ả người tình của Hội đang cầm chổi quét sân. Bộ quần
áo ngủ mỏng tang gần như phơi bày toàn bộ hình thể ả.
Tư điếc đến thật gần rồi lên
tiếng: Ông Hội mới về nhà mà đã chúi đầu vào công việc thế? Mới có hơn tháng
không về mà nhà cứ như nhà hoang, cỏ mộc lút vườn. Vợ chết , khổ thế đấy !
Nghe
tiếng người,ả dừng tay, quay người nhìn Tư điếc nở nụ cười . Ả nói lớn: Chào
anh! Anh đến chơi. Anh Hội ơi,có khách!
Hội
trong nhà bước ra mồ hôi đầy mặt. Hội mời Tư điếc vào nhà. Tư điếc xua tay nói:
Thôi , khỏi vào nhà, ngồi ngoài sân cho thoáng mát. Miệng nói, tay làm, Tư điếc
lôi bộ bàn ghế trúc xếp xó phía đầu hè ra sân.
Hội
để Tư điếc ngồi một mình , Hội kéo tay ả nhân tình nói: Xuống bếp anh hướng dẫn
cho cách xử dụng bếp ga.
Trong
bếp Hội dặn ả không được để hở thông tin nào khác ngoài thông tin Hội đã giới
thiệu lúc ở đầu ngõ.
Tư
điếc không ngồi một chỗ, Tư điếc đi lại trong sân ngẫm nghĩ về ả. Những câu hỏi
lởn vởn trong đầu Tư điếc về người phụ này đang mang thai. Là phụ nữ bình
thường không ai người ta đi một mình về nhà người đàn ông thế cả, chắc chắn
phải là bồ bịch, cái thai trong bụng kia rất có thể là của Hội. Tư điếc nhớ lại
hôm vợ Hội chết, cả chiều, cả đêm hôm ấy Hội không về nhà,mãi tận chiều hôm sau
Hội mới có mặt ở nhà. Tư điếc lấy điện thoại gọi cho vài người nữa đến.
Pha
xong ấm trà Hội gọi Tư điếc vào uống. Ngồi uống trà Tư điếc thấy Hội và ả có
lối quan hệ mật thiết. Nhất là khi ả rót nước mời. Cái điệu rót, điệu mời, ánh
mắt nhìn của ả thật lả lơi,đĩ thõa . Tư điếc càng tin vào nhận xét của mình.
Ba
người uống chưa hết lượt nước trà đầu, phía ngõ nhà Hội đã thình thịch những
bước chân. Bà Răm, bà Hồng, Hợm, Lương mù, một đoàn kéo đến nhà Hội.
Nhìn
đoàn người kéo đến nhà, Hội bực lắm. Hội thấy khó chịu với đám người này nhưng
cố giấu đi nỗi bực dọc. Trong đầu Hội bật lên những ý nghĩ xấu xa cánh này đến
để thăm dò mình đây, tốt đẹp gì kiểu thăm hỏi vớ vẩn này. Nhưng ả nhân tình lại
nghĩ ngược với Hội. Đây là dịp để ả nửa kín nửa hở ra mắt với mọi người rằng ả
sẽ là người đàn bà thay thế vợ Hội đã mất. Ả cố tình thể hiện để mọi người nhận
thấy, ả cố tình khoe cái bụng...
Hội và ả nhân tình đưa mắt
nhìn nhau, miễn cưỡng đứng dậy ra đón khách.
Bà Hồng lên tiếng: Sau bốn
chín ngày của cô ấy, lâu rồi mới thấy anh về,bà con hàng xóm nhắc đến anh và
con nhỏ nhiều. Nay thấy anh về , bà con láng giềng đến thăm.
Hội
và ả nhân tình chưa trả lời vì còn mải lấy thêm ghế trong nhà để đủ cho người
ngồi. Trong lúc Hội vào nhà lấy ghế, mọi người đánh mắt nhìn nhau cười.Tư điếc
có dịp nhìn như dán mắt vào bộ ngực đẫy đà, căng tròn, vào bộ mông to bè dư sức
của ả.
Cái
nhìn của Tư điếc không giấu được mắt mọi người. Bà Răm nhìn Bà Hồng cười nói:
Cái mắt của Tư điếc kìa! Gớm chưa ! Tối nay về mà nhìn của vợ nhé? Đàn ông đàn
ang gì mà thấy gái chửa đẹp cứ như quạ vào chuồng lợn, cứ nuốt nước dãi ừng ực.
Tư điếc ngồi quá xa bà Răm nên chẳng nghe thấy gì, thấy ba người cười Tư điếc
cũng cười theo.
Hội
kê ghế, rót nước cho mọi người. Ả ngồi gần mọi người nói chuyện: Hôm vợ anh Hội
mất em không biết. Hai hôm sau anh ấy đến nhà mới nói. Kể ra cũng thương chị
ấy, lúc mất không gặp chồng con. Em nghe đâu ngày còn sống chị ấy là người hiền
lắm, chiều chồng, thương con...Bà Hồng dường như không quan tâm đến mấy lời xã
giao rỗng tuếch của ả. Bà bất chợt hỏi nhỏ về đường chồng con ả: Chú ấy công
tác ở đâu? Em mấy cháu? Thai được mấy tháng rồi?
Ả
trả lời: Cám ơn chị đã quan tâm. Nói chuyện này em buồn lắm! Chồng con gì hả
chị? Em có một cháu trai mười một tuổi rồi, từ ngày lọt lòng nó đã không gặp
bố. Cái thằng bố khốn nạn ấy đã bỏ nó. Hai mẹ con em sống với nhau...Bà Hồng
cắt lời ả: Thế bố đứa bé trong bụng là ai? Ả cúi mặt xuống nói nhỏ: Anh Hội chị
ạ. Hơn một năm nay rồi tụi em quan hệ với nhau. Kể từ ngày vợ anh ấy mất đã
chín tháng nay anh ấy ở chỗ em. Em có thai, anh ấy khuyên em bỏ đi, em
không nghe, nó chẳng có tội tình gì, vả lại đứa con đầu của em, cháu nó cũng
không được hoàn hảo, có chứng tự kỉ chị ạ.
Thấy
người tình và bà Hồng thủ thỉ nói chuyện, Hội nghe chừng đoán được nội dung.
Hội không muốn họ kéo dài câu chuyện, Hội lên tiếng: Hai chị em ngồi lại đây
nói chuyện, uống nước, ai lại để mấy người tôi thế này.
Câu chuyện đang vào hồi hấp
dẫn thì thằng con trai của Hội lù lù xuất hiện với ba lô trên vai, áo quần xộc
xệch. Thấy nó, nhiều người kêu lên: Trời đất, thổ công, thổ địa ơi ! Mày đi đâu
mà giờ mới về nhà hả cháu? Mày có biết ở nhà mọi người lo cho mày thế nào
không? Ôi, cháu ơi là cháu! Bỏ nhà đi biền biệt gần năm trời! Mày có biết ở nhà
thế nào không? Mẹ mày mất rồi cháu ơi...
Tiếng
kêu, tiếng khóc, tiếng trách móc tiếng thở than nghe thật não lòng, thật khủng
khiếp.
Thằng
con Hội bỏ ngoài lỗ tai tất cả. Nó không trả lời. Nét mặt nó hằm hằm dữ tợn.
Trông nó không còn là một đứa bé như ngày nào, nó đứng trước mặt mọi người như
một tướng cướp, một đầu gấu thực thụ. Nó cũng không thèm vào nhà. Nó tháo chiếc
ba lô quẳng uỵch xuống sân , nó ngồi xuống ghế vắt hay chân lên bàn.
Chiếc
ba lô của nó quẳng dưới sân bỗng dưng giãy giụa. Tư điếc lắp bắp trong mồm: Cái
gì vậy? Chiếc ba lô càng giãy mạnh, càng đạp mạnh. Một đoạn thịt nhỏ màu đỏ,
màu vàng lòi ra, phập phồng nom gớm giếc. Thần hồn nát thần tính,Tư điếc hét
lớn, bà Răm, bà Hồng sợ hãi đến ngất xỉu ngã vật ra đất.
Hội
,Tư điếc và ả nhân tình xúm lại sơ cứu hai người cho đến khi tỉnh lại.
Thằng
con Hội mặt vẫn lạnh lùng sát thủ. Nó gườm mặt, mắt vằn lên những tia máu đỏ.
Nó quát lớn: Ai đã giết mẹ tôi! Ai đã giết mẹ tôi! A...i đã ...gi...ết m...ẹ
...t..ôi!...hờ...hờ...hù...h...ù. Nó khóc hu hu. Nó hầu như bất lực. Xung quanh
nó không một tiếng trả lời. Nó cắn chặt miệng, nước mắt, nước mũi nó chảy ra
ròng ròng nom khốn khổ, tiều tụy. Nó không khóc được nữa,không khóc được nữa,
cổ họng, cuống họng nó giờ đã chặt cứng những u, những cục nổi lên vặn vẹo như
thừng, như trạc. Nó ấm ức, đau đớn ngửa cổ lên trời mà rên ư ử...
Mọi
người lúc này không ai muốn can thiệp hay giải thích cho nó hiểu. Nó đang ở
trạng thái của kẻ tâm thần. Chẳng ai bảo ai chắc chờ cho nó hạ nhiệt rồi mới có
lời với nó.
Nó
đã tỉnh lại.
Nó
đã bình tĩnh lại.
Phải!
Thằng
con trai lão Hội đã bình tĩnh lại.
Nó
cười sằng sặc.
Nó
lôi trong túi áo nó đang mặc trên người thứ gì vậy?
Khẩu
súng lục ư?
Không
phải!
Con
dao găm ư?
Không
phải!
Thế
là thứ gì?
Sợi
dây để treo cổ ư?
Treo
cổ ai?
Không
phải!
Mọi
người lấm lét nhìn nó như nhìn một kẻ điên, một kẻ đang lên cơn dại...
Kia
rồi !
Nó
lôi trong túi ra cái gói ni lông màu trắng được gấp phẳng phiu. Nó lại cười
sằng sặc... Nó tiến lại chỗ Hội, tiến lại chỗ ả nhân tình của cha nó, tiến lại
chỗ bà Hồng, bà Răm, Tư điếc, Lương mù...Nó mếu máo nói:Tôi t...rả l...ạ.i cho
cá...c ngư...ờ...i đây! Tr...ả...lại...đây ! Ảnh các người chụp chung với nhau
đây ! Các người cứ lấy nhau đi, lấy nhau đi ! Lấy nhau đi ! Các người đã giết
mẹ tôi ! Giết mẹ tôi ! Nó thét lớn ! Nó ném tấm ảnh Hội và ả nhân tình chụp
chung lên trời. Tấm ảnh ấy bị gió thổi thốc lên cao rồi rơi liệng xuống góc sân
như tờ truyền đơn...
Hội
đang ngồi trên ghế bật dậy thật nhanh lao ra vồ lấy tấm ảnh...
Hội
không vồ được. Cú lao quá nhanh, quá mạnh khiến Hội té nhào đập gáy vào trụ
tường sân.
Hội
cố gượng dậy... Hội lảo đảo... Hội quờ quạng...Hai mắt Hội trợn lên nhìn trời
ngây dại...
Bà
Hồng, bà Răm, Tư điếc, ả nhân tình hốt hoảng chạy lại nâng Hội dậy đưa Hội vào
nhà.
Bà
Hồng chạy sang nhà hàng xóm kêu mọi người đến cứu.
Nhưng đã muộn. Mắt Hội mở
trừng trừng khô dại, mấy phút sau Hội trút hơi thở cuối cùng.
Hội
chết, ả nhân tình vô cùng hoảng hốt. Ả cuống cuồng chạy vào nhà vơ vội áo quần
nhét vào túi xách.
Trong
lúc mọi người bối rối, ả lặng lẽ xách túi ra cổng vẫy xe ôm bỏ chạy.
(Còn tiếp)
Đã đăng:
Tập 1:
Tập 2:
Chương 4,5,6,7:
http://tranmygiong.blogspot.com/2017/05/suong-khoi-mat-nguoi-tap-2-chuong-4-5-6.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét