Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

ĐỌC "ĐOẢN THƠ ZULU DC" (Bài 2) / Châu Thạch

 



        ĐÔI LỜI PHI LỘ:

       Đây chỉ là những suy nghĩ bắt chợt khi đọc đoản thơ của ZULU DC và viết đăng ngay. Mong quý vị xem bài viết như những phát ngôn bên bàn trà, có đúng có sai nhưng để thư giản cùng nhau là chính./.

                       Châu Thạch

 

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

CHÙA NGHĨA XÁ

 


 

Nguyễn Thế Đường kể.

Trần Mỹ Giống ghi.

                         

         Du khách đi từ thành phố Nam Định xuôi theo đường 21 qua cầu Lạc Quần rẽ phải 2 km là tới chùa Nghĩa Xá thuộc xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tên chùa là Viên Quang nhưng chùa nằm trên đất thôn Nghĩa Xá nên nhân dân thường gọi là chùa Nghĩa Xá.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

MỘT BÀI VIẾT THIẾU LƯƠNG THIỆN / Phạm Đức Nhì

 



 

Tình cờ đọc được bài “Việt Nam Buồn Lắm Em Ơi” của Trần Trung Đạo trên trang Nỗi Niềm viết về việc ca sĩ Tuấn Ngọc khi hát đã tự ý sửa lời bản nhạc Tình Bơ Vơ của nhạc sĩ Lam Phương.

 

CHÙA TAM CHÚC – CHÙA HỔ SƠN – CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN / Vũ Huy Tâm

 



 

CHÙA TAM CHÚC

 

Một vùng như vịnh sóng xôn xao

Nườm nượp xe qua đón khách vào

Tam Chúc đường lên từng bậc nhỏ

Mựt hồ núi mọc mấy hòn cao

Hàng cây “nguyên thủ” chồi mơn mởn

Mây mỏng tầng không gió ngọt ngào

Mảnh đất chùa thiêng truyền dã sử

Mênh mông huyền thoại ánh ngàn sao.

 

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

ĐỢI EM / Đặng Xuân Xuyến

 



- với TTQT -

 

Thắc thỏm ta chờ em ghé chơi

Để ta được ngắm nụ em cười

Để ta tíu tít kìa em tới

Để giỡn nắng chiều líu ríu rơi.

 

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

VÀI SUY NGHĨ VỀ HỒN THƠ / Phạm Đức Nhì

 



 

                      VÀI SUY NGHĨ VỀ HỒN THƠ



Xem Bóng Đá Nghĩ Về Thơ

 

Tôi đã xem những trận bóng đá mà tài nghệ của hai đội quá chênh lệch. Thật tẻ nhạt. Đội mạnh vờn đội yếu như mèo vờn chuột. Họ ghi một vài bàn thắng rồi vờn bóng giữa sân để dưỡng sức cho những trận sau.

 

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

THƠ: XÁC VÀ HỒN / Phạm Đức Nhì

 



  

Phân Biệt Ý Và Tứ

 

Ý: Điều tác giả muốn nói đến

Tứ: Cách để tiếp cận, diễn đạt ý

 

Khi tác giả chọn cách nói trực tiếp, nói thẳng vào điều muốn nói, bài thơ có ý và tứ giống nhau. Ý là tứ, tứ là ý, ý với tứ là một.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

RƯỢU SAY CÙNG BẠN : Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến

 


 

RƯỢU VỚI BẠN

- tặng Đỗ Tuân, bạn tôi -

 

Nào thì chén nữa, thêm chén nữa

Uống cạn đêm nay cho đã thèm

Tao mày đằng đẵng bao niềm nhớ

Ngán đếch rượu kia khuấy say mèm.

 

Ừ, mày chửa say, tạo chửa say

Mấy chuyện oán ân khó tỏ bày

Thiên hạ đo tình bằng đọ của

Nào uống đi mày, nuốt đắng cay.

 

Thì bởi tâm mày trọn Thẳng Ngay

Tao mải loay hoay chọn Nghĩa Tình

Mà đời những rặt trò gian lận

Tao mày nếm đủ những gian truân.

 

Ừ uống đi mày. Uống để say

Dốc cạn đêm nay với chén này

Niềm đau cố dán vào đáy chén

Thôi uống đi mày. Uống nhé, say.

 

Hà Nội, đêm 07 tháng 3-2022

 

XÂY DỰNG LÒNG TIN TƯỞNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI / Vũ Thị Hương Mai

 



        Hầu hết các bậc cha mẹ đều có chung một tâm sự rằng, con cái tin tưởng thầy cô giáo hơn cha mẹ. Thực ra, nhận định đó là chưa thật chính xác và thiếu khách quan. Cũng có thể nhận định đó là đúng và phần lỗi lớn thuộc về cha mẹ. Tại sao con cái lại tin tưởng vào thầy cô giáo hơn cha mẹ? Trả lời được câu hỏi đó, các bậc phụ huynh sẽ biết cách để xây dựng được lòng tin tưởng đối với con cái. Điều đó rất quan trọng, nó mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục con cái của cha mẹ. Không phải đến lúc này cha mẹ mới xây dựng lòng tin tưởng đối với con cái mà cha mẹ cần phải làm việc đó ngay từ khi con trẻ mới sinh ra. Cần phải làm cho con trẻ cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ đối với chúng. Chẳng có người cha, người mẹ nào mà không yêu thương con mình cả. Chỉ có điều, cách thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ như thế nào mà thôi. Người thì nông nổi, nuông chiều con qua mức, con muốn gì được nấy, mọi yêu cầu của con đều được cha mẹ đáp ứng bất kể đúng sai. Người thì nghiêm khắc quá, lúc nào cũng quát mắng, đe nẹt, làm cho con không dám tiến gần đến mà nũng nụi, rồi dần dần chúng xa lánh với người thân, sống khép mình. Người thì quan niệm, dậy con là “yêu con roi cho vọt” kết quả là để lại trong trẻ sự ác cảm sâu sắc, thậm chí còn nảy sinh tâm lý chống đối, thù hận và thờ ơ, lạnh nhạt đối với cha mẹ và người thân.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Sách mới: 166 NGÓN CHƠI THƠ ĐƯỜNG LUẬT / Trần Văn Cường.

 



        Trang chủ vừa nhận được tác phẩm mới do tác giả Trần Văn Cường gửi tặng:

 

       166 NGÓN CHƠI THƠ ĐƯỜNG LUẬT / Trần Văn Cường. – H.: Thanh niên, 98 tr.: Nhiều ảnh màu minh họa, kèm tập phụ lục màu Thi họa thơ Đường luật ; 19 cm.

 

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

ĐỌC TẬP THƠ “NGÕ HOA VÀNG” CỦA TTH / Châu Thạch

 


 

Nhà thơ TTH tên thật Huỳnh Tuý Hoa, hiện sống tại Đà Nẵng, chuẩn bị xuất bản tập thơ có tựa đề “Ngõ Hoa Vàng”. Châu Thạch tôi có hân hạnh đi qua “Ngõ Hoa Vàng” của tác giả. Vì cảm xúc bởi trong “Ngõ Hoa Vàng” có những luống hoa thơ tươi đẹp, bắt mắt và gây cho lòng rung động, nên tôi không thể không viết về những gì của vườn thơ sau cánh cổng có hoa vàng  ấy.

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

SỐNG CHỤ SON SAO (Tiễn dặn người yêu)

 



 

TẬP ĐẠI THÀNH CỦA VĂN HỌC THÁI (Việt Nam)

 

THÁI DOÃN HIỂU giới thiệu

Dịch giả NGUYỄN KHÔI

 

Nguyễn Khôi là nhà thơ được chúng tôi tuyển vào bộ THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Sự nghiệp của anh gồm có thơ ca, biên khảo và dịch thuật. Về phương diện dịch thuật anh có công trình Sống Chụ Son Sao rất có giá.

 

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

ĐỌC “ĐOẢN THƠ ZULU DC” (BÀI 1) / Châu Thạch

 



 

       ĐÔI LỜI PHI LỘ: 

 

       Nhà thơ ZuLu DC đăng trên facebook một tập thơ có tựa đề là “ĐOẢN THƠ ZULU DC” gồm trên 50 bài thơ , mỗi bài thơ  có 4 câu cô đọng những nỗi niềm trong đời. Châu Thạch tôi cảm xúc trước những bài thơ đó nên viết lên những cảm nghĩ của mình, không dám bình thơ.  Tất nhiên những cảm nghĩ chủ quan có đúng có sai, hầu cung hiến một vài phút thư giản cho bạn đọc. Kính mong  được sự cảm thông và lượng  thứ nếu có chổ sai trái làm không vừa lòng.

                       Châu Thạch

 

HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT / Trần Thoại Nguyên

 



               Ảnh Thầy Nguyễn Khắc Dương bụi vỉa hè.

 

              SỞ NGUYỆN

 

Hành giả dừng chân tạm vỉa hè,

Tấm thân đất chở với trời che.

Cảm người bươn chải vòng cơm áo,

Thương kẻ bôn ba nhịp ngựa xe.

Trần sắc mười phương đau đớn thấy,

Thế âm bốn cõi xót xa nghe.

Bao giờ cát bụi hoàn nguyên thể,

Nguyện lót chân êm khách vỉa hè.

 

              NGUYỄN KHẮC DƯƠNG

 

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

ĐOẠN KẾT CỦA BÀI THƠ / Phạm Đức Nhì

 


 

Nguyễn Hưng Quốc có lần viết, đại ý “Làm thơ mà không biết kết luận cũng giống như người đánh cờ không biết chiếu tướng”. Tôi thích túc cầu nên nghĩ rằng: “Làm thơ không biết kết luận giống như đội bóng chỉ giỏi vờn bóng giữa sân mà không có chân sút dứt điểm, không biết phối hợp để đưa bóng vào lưới đối phương”. Cho nên, không giống như Tựa Đề, Đoạn Kết của bài thơ sẽ được người đọc (và người bình) để ý rất kỹ.

 

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

Sách mới: MÁU LỬA VÀ NIỀM TIN / Vương Văn Kiểm

 


 

       Chúc mừng bác Vương Văn Kiểm và tác phẩm mới:

 

       MÁU LỬA VÀ NIỀM TIN : Ký / Vương Văn Kiểm. – H.: Quân đội nhân dân, 2023. – 304 tr. ; 21 cm.

 

TỰA ĐỀ CỦA BÀI THƠ / Phạm Đức Nhì

 



 

 

Tựa Đề Là Gì?

 

Xin gởi đến độc giả một định nghĩa, mà theo tôi, đơn giản nhất:

 

Tựa đề là một chữ hay một nhóm chữ chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài. (1)

 

Tựa đề có ảnh hưởng đến giá trị của bài thơ hay không? Tôi cho là có.

Nhiều bài thơ có tựa đề rất bình thường, đủ để hoàn thành nhiệm vụ “chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài thơ”. Nhưng cũng có một số tựa đề dở và một số tựa đề hay.

 

Tựa đề hay chỉ làm bài thơ hơi đẹp hơn một tý (nên khi bình ít ai nói đến), còn tựa đề dở sẽ khiến bài thơ xộc xệch hẳn đi, và dĩ nhiên, giảm giá trị nghệ thuật khá nhiều. Cho nên trong bài viết ngắn này tôi sẽ chú ý đến một số trường hợp tựa đề dở.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

LỤY ĐÒ 1 – 2 (Thơ Lục Bát 2023) / Lê Kim Thượng

 

 


  

1.

 

Nhớ về Quê cũ đậm tình…

Cây đa rợp bóng, mái đình rong rêu

Xa Quê đã mấy mùa yêu

Đồng xanh mây trắng, cánh diều đong đưa

Con về Quê buổi ban trưa

Chân mòn lấm đất, lối xưa cỏ vàng

Qua sông nước mắt hai hàng

Có người viễn khách quá giang lụy đò

Bến xưa bãi rộng sóng xô

Dập dềnh thuyền nhỏ, nhấp nhô bên đời

Dòng sông chảy, tiếng chèo bơi

Nước reo róc rách, tiếng người rưng rưng…

Đồng xa chân bước ngập ngừng

Em còn gánh lúa trên lưng bộn bề

Chiều quê đằm thắm chân quê

Cánh cò bay lả… vẫn về… bay la

Đồng sâu lặn lội thân Cha

Áo sờn vai, bạc tóc già…sớm trưa

Cái Cò cõng nắng, cõng mưa

Mẹ Cha gánh cả bốn mùa đầy vơi…

 

CHÂN DUNG ĐỒNG NGHIỆP / Trần Mỹ Giống

 


Ảnh Trần Mỹ Giống giả năm 1976

 

       -1-

 

       Một lần, Đồng Nghiệp than vãn với tôi:

       - Tôi tuổi Tuất nên suốt đời chỉ làm con chó giữ nhà cho lãnh đạo thôi ông ạ.

       Khi ấy Đồng Nghiệp là phó phòng có thâm niên. Trưởng phòng nghỉ hưu, người ta lấy một cán bộ thường lên trưởng phòng. Đồng Nghiệp vẫn ở chức phó phòng cho đến về hưu.

 

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

LOẠN QUẢNG CÁO TRÊN TI VI / Việt Thắng

 


 

     Bây giờ cứ mở ti vi ra, nhất là những chương trình trên you tub; dù coi kênh thời sự hay phim... Vừa mở ra là thấy: Ai bị nhức khớp, nhức bả vai... Là thấy ngay hình ảnh Cát Tường quảng cáo: uống sữa can xi... sẽ hết nhức ngay. Biết là xạo một trăm phần trăm, vì thực tế có bao nhiêu loại thuốc, dược phẩm chức năng có đủ thành phần: glucosamine, collagen typ 2... kết hợp với nhiều loại hỗ trợ trị khớp...; mà họ cũng chỉ ghi: Đây là dược phẩm chức năng chỉ hỗ trợ trị đau nhức khớp. Vậy mà mấy ông bà nhân danh “nghệ sĩ” đã có tiếng tăm một thời và sự yêu quý của độc giả, chỉ vì đồng tiền mà quảng cáo bất cần hàng có đúng như quảng cáo hay không. Và họ cũng bất cần tiền ai bỏ ra mua để rồi: “Tiền mất tật mang” miễn có tiền của các hãng sản phẩm trả cho họ? 

NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY NAY / Vũ Thị Hương Mai

 



        Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đang tạo nhiều cơ hội và thách thức mà nước ta, thủ đô Hà Nội đang chủ động hội nhập. Ta có nhiều cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học- công nghệ để phát triển đất nước, thoát dần khỏi đói nghèo lạc hậu.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

BÌNH THƠ BẠN - MỘT TRẢI NGHIỆM KHÓ QUÊN / Phạm Đức Nhì

 



            
Vài Lời Phi Lộ

 

Bài thơ Bóng Trăng Lệch Khuyết Bờ Vai của bạn tôi – Yên Sơn – đã có một người viết lời bình. Nhưng bạn tôi, có lẽ muốn có một “ý kiến thứ hai” (second opinion) nên đã thư yêu cầu tôi cho vài “lời bàn của Mao Tôn Cương”. Tôi không thích và cũng chưa từng bình thơ bè bạn nhưng, nể lời anh, đã viết một bài không phải dạng bình thơ mặc dù cũng nói đến ưu, khuyết điểm, cũng có khen, có chê.

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

3 BÀI THƠ NGÀY 8 THÁNG 3 / Châu Thạch

 



 

HOA TRÊN NÚI

 

Ngày 8 tháng 3

Anh lính già

Nhìn hoa trên đường phố

Chạnh lòng đau người quá cố

Năm xưa.

 

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

VIẾT LẠI TIỂU SỬ CHIÊU QUỐC VƯƠNG TRẦN ÍCH TẮC / Vũ Bình Lục

 

Nhà thơ Vũ Bình Lục

 

1

 

       Bài viết của chúng tôi dựa trên những tư liệu lịch sử ở trong và ngoài nước, cùng những câu chuyện dã sử, những ghi chép xuất hiện ở nhiều đời, để tiến hành việc “đãi cát tìm vàng”. Chúng tôi đã thực hiện phương pháp luận nghiên cứu sử học, văn học, nhân học, xã hội học, triết học v.v… để  đối chiếu, so sánh đồng đại và lịch đại, thanh lọc những nghi vấn, những câu chữ lạnh lùng trong các loại sách vở. Đặc biệt là bộ sách AN NAM CHÍ LƯỢC của Lê Tắc, người đã chạy theo Chương Hiến Hầu Trần Kiện sang hàng Nguyên Mông. Mục tiêu cuối cùng, là để vén lên bức màn huyền bí của lịch sử, chẳng những chiêu tuyết cho một nhân vật lịch sử rất lớn ở đời Trần, mà còn làm sáng tỏ chân dung đích thực một người con vĩ đại của dân tộc Đại Việt.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

“I AM NOT YOURS” - DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ / Phạm Đức Nhì

 




 

Lời Nói Đầu

 

Vào 2 thập niên đầu của thế kỷ 20, trong khi phụ nữ Việt Nam đang phải đeo trên cổ cái gông “tam tòng tứ đức” của đạo Khổng, phải chấp nhận sống cảnh “chồng chúa vợ tôi”, thì ở Mỹ Sara Teasdale cũng đã phải đau đớn thốt lên với người đàn ông mình yêu: “Em không phải là vật sở hữu của anh” (I Am Not Yours).

 

Dĩ nhiên, nếu không nhờ tài thơ của tác giả thì dù ý tưởng có hay, có cấp tiến đến đâu chăng nữa I AM NOT YOURS cũng không thể “sống lâu lên lão làng” và còn được người yêu thơ ở Mỹ (và cả trên thế giới) yêu mến và trọng vọng đến ngày hôm nay.