Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

NGHE TIN BẠN BỊ UNG THƯ




Thân quý trọng gửi Nhà nghiên cứu Đồng Ngọc Hoa

       Nghe tin bạn bị ung thư
Giật mình hụt hẫng tưởng như sập giời
       Tri âm đâu được mấy hồi
Niết Bàn sao nỡ định đòi đón lên?
       Biết là sống gửi nào quên
Mà lòng tha thiết với duyên cõi trần
       Ông, tôi mới thất bát tuần
Còn hai ba chục cái xuân ở đời
       Sống chung với bệnh ta cười
Kiên gan bền chí như thời chiến binh
       Mặc cho số kiếp xoay vần
Yêu xuân quyết giữ lấy xuân đến cùng!

8h ngày 1-5-2020
TMG


ĐỌC “THÁNG TƯ MÀU NHỚ” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH / Đặng Xuân Xuyến



Lời tác giả Đặng Xuân Xuyến:

          Sáng nay, 01 tháng 05 năm 2020, nhà văn, nhà báo Phạm Đức Mạnh trao đổi qua điện thoại với chúng tôi về 2 đoạn trong bài viết “ĐỌC “THÁNG TƯ MÀU NHỚ” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH” của tác giả Đặng Xuân Xuyến:
          (01): - Chả có lẽ cái giá của chiến thắng là nhục? Là tội ác? Thế thì phũ quá, mà nói thế cũng chả hẳn đúng, chả nên. Tôi không trả lời ông vì tin ông đang đau lắm, đang hận cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” nhiều lắm. Nói đúng hơn, ông đang hận xã hội này với đầy rẫy những bất công, ngang trái, những mảnh đời sống không bằng chết đang hiển hiện trước mắt, đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cái xã hội đang dần mất đi những luân thường đạo lý, đang bị “tiền” - “quyền” và “côn đồ” khuynh đảo.
          (02): Đến giờ, tôi vẫn bị ám ảnh những hình ảnh người lính sau cuộc chiến bị chế độ phụ bạc, bỏ rơi như ông đã khắc họa trong “Tháng Tư màu nhớ”: Phũ, mà đau, nhưng oái oăm lại đúng, chả ai phản bác được vì đó là những lát cắt của cuộc sống đang diễn ra và chưa biết đến lúc nào sẽ kết thúc:
cảm nhận bài thơ chưa thật đúng với ý của tác giả Phạm Đức Mạnh.

          Đành rằng một bài thơ có nhiều góc nhìn, nhiều cách tiếp cận, cảm nhận, không nhất thiết phải như ý của tác giả thơ và cảm nhận của chúng tôi dựa trên câu chữ, hình ảnh của bài thơ nhưng để đồng thuận với tác giả thơ, chúng tôi thay 2 đoạn văn trên như trao đổi của nhà văn, nhà báo Pham Đức Mạnh.

        Sáng nay, 30 tháng 04.2020, đọc bài thơ TÔI của Phạm Đức Mạnh, nhà phê bình Nguyễn Xuân Dương đã chia sẻ trên dòng thời gian của ông, tôi còm: “Cái giá của "chiến thắng" sao mà đắt thế? đau thế?”. Tối nay, đọc nhà thơ Phạm Đức Mạnh trả lời: “Còn hơn thế Đặng Xuân Xuyến ạ. Có người may mắn vượt qua, đổi đời. Có người không may mãi chìm ngập trong nỗi đau, cơ cực không thoát ra được.”

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Tiếu lâm Truyền kì (kì 13-2020): BÀ ĐI KIỆN TÔI ĐI / Vũ Duy Chu



        Bà mua rau sùng quá quát bà bán rau:
       
- Rau của bà mất vệ sinh không chịu được, cầm mớ rau lên nước cống chảy đen nhẻm, bẩn hết cả tay tôi đây này!
        Bà bán rau quát lại:
        - Bà xem cả cái chợ này chỗ nào có nước cống chỉ tôi coi. Người trồng bán cho tôi thế nào, thì tôi bán ra thế ấy. Bà đi hàng khác mà mua rau có thuốc trừ sâu, có thuốc kích thích tăng trưởng đột biến cho nó xanh mướt, nó sạch, nhá…

MÔ HỀ? – NGÀY MỚI – THẦN LỬA - MẠT THƠ / VŨ XUÂN QUẢN





      MÔ HỀ?

Kính tặng: Nhà thơ TRẦN QUỐC MINH

        Ai làm cho khuyết trăng rằm?
Vì sao biển mặn quanh năm suốt đời?
        Mặt trời chiếu sáng nơi nơi
Chiều tà xuống núi rong chơi…mô hề?


Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

TRÀ LŨ XÃ CHÍ - NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA LÀNG / Trần Mỹ Giống



           Sách địa phương chí là một nguồn tài liệu quý cung cấp cho bạn đọc những tư liệu phong phú về lịch sử, văn hoá, chính trị, tự nhiên... của một vùng đất cụ thể. Thường loại sách này vừa thể hiện những đặc điểm riêng của địa phương, vừa mang nội dung xã hội, thời đại và có tính giáo dục cao.
           "Xã có xã chí, như nước có lịch sử vậy. Lịch sử một xã bao gồm: tình hình chính trị khi mạnh khi yếu từ trước đến nay, các luật lệ, mọi phong cách, trải qua các triều đại đem viết ra nối tiếp, tìm hiểu đất đai từ khi mới lập ấp, các nhân vật tiêu biểu của các dòng họ, các phong tục tốt đẹp để ghi chép lại. Xã cần phải có xã chí. Đó là điều không thể thiếu được." (Lời nói đầu trong Trà Lũ xã chí của Lê Văn Nhưng).

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Sách mới: CHA KHÓC CON: THƠ / PHẠM NGỌC THÁI




        Trang chủ blog TMG cảm ơn nhà thơ Phạm Ngọc Thái gửi tặng tập thơ mới xuất bản:

        CHA KHÓC CON : Thơ / Phạm Ngọc Thái. – H. : Nxb. Hồng Đức, 2020. – 130 tr. : 2 ảnh màu ; 20 x 18 cm.

        Mở đầu tập sách là bài thơ CHUYỆN VỀ HAI NGÔI MỘ CHA CON MAI SAU thay cho lời nói đầu.
        Tập thơ chia hai phần:
        - Phần một: KHÓC CON gồm 20 bài.
        - Phân hai: CHA PHẢI SỐNG gồm 24 bài.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

CẢM NHẬN CỦA NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO VỀ TẬP THƠ “ANH ĐẾN” CỦA NHÀ THƠ TRẦN THANH BÌNH

Nhà thơ Trần Thanh Bình


        Trang chủ blog TMG:
Nhà thơ Trần Thanh Bình (Thanh Bình). Sinh năm 1960. Quê tỉnh Thái Bình. Từng sống ở Sơn Tây (Hà Nội), Tiền Giang. Hiện đang cư ngụ tại tp Hồ Chí Minh. Là hội viên hội nhà văn tp Hồ Chí Minh.
        Thơ Thanh Bình trên trang FB của chị khá hay, được nhiều bạn đọc quan tâm. Được nhà thơ Thanh Bình cho phép, trang blog TMG sẽ giới thiệu dần một số chùm trong tập “Anh đến” mời bạn đọc thưởng lãm.
        Xin mời bạn đọc đọc cảm nhận của nhà thơ Trần Mạnh Hảo về tập “Anh đến” của nhà thơ Thanh Bình:


        “ANH ĐẾN” TÌM THƠ

GỬI ÔNG TỪ, ÔNG CỐC, ÔNG CHU… - LỜI RU – CON CÁY / Vũ Xuân Quản




GỬI ÔNG TỪ, ÔNG CỐC, ÔNG CHU

        Bọ hung kỵ với đất lành
Trộm cướp thì chọn lưu manh làm Thầy
        Nhiễu nhương nhung nhúc từng bầy
Dã tâm đen tối nhuộm ngày thành đêm
        Phúc sinh cốt ở thanh liêm
Nhún nhường đức trọng thường xuyên răn mình
        Đạo từ yên lặng mà sinh
Mệnh từ thế thái nhân tình thiên lương
        Dục vọng chuốc lấy tai ương
Tham lam sinh họa khinh thường vong thân
        Quỷ người là lũ bất nhân
Đất trời luận tội thánh thần nào tha?

@ Từ Tài hậu, Cốc Tuấn Sơn, Chu Vĩnh Khang

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

CHUYÊN MỤC TRAO ĐỔI”: VỀ ĐỊA DANH TRÀ LŨ


 

Bạn Trần Xuân Tân (Xuân Trung), bạn Phan Văn Chính (Xuân Phương), cụ Nguyễn Quý Chiến (Hà Nội) có câu hỏi cùng nội dung:
- Các cụ cao niên ở quê nói, và trong sách “Trà Lũ xã chí” của cụ Lê Văn Nhưng cũng viết rằng quê gốc tổ tiên dân Trà Lũ là từ làng Phượng Lũ (Hưng Yên) (Có người lại nói là ở Thanh Trì, Hà Nội bây giờ) chuyển về khai hoang định cư lập ra làng Trà Lũ. Nhưng chúng tôi không tìm được địa danh Phượng Lũ ở tài liệu nào cả. Ý kiến bác thế nào?

Trần Mỹ Giống xin trao đổi:

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 12-2020): Ở ĐÓ MÀ CHÊ CON VẸT / Vũ Duy Chu



        Giọng người đọc điếu văn trên Tivi rất lâm li:
       
‘’Đồng chí được sinh ra trong một gia đình…’’
        Cu Đẹt liền giảm âm lượng Tivi đến mức lí nhí, rồi nói oang oang:
        - Đồng chí được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Đồng chí mất đi chúng ta mất một cán bộ gương mẫu mẫn cán. Gia đình đồng chí mất một người ông, người cha hết lòng chăm lo cho gia đình…

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

CHIỀU SAY (Thơ Tình 2020) / Lê Kim Thượng

                  

                            
 (Giải thưởng “Tác phẩm hay” Văn học nghệ thuật        Đồng bằng Sông Cửu Long)

Ngày đáo xứ em buồn dễ sợ
Nơi đây mù mịt khói quan biên
Chiều say chợt nhớ về phố chợ
Thương ta đời oằn gánh oan khiên

HÌNH DÁNG CƠ THỂ VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA QUÝ ÔNG / Đặng Xuân Xuyến



(Trích từ: QUÝ ÔNG VÀ NHỮNG CHUYỆN NGẠI HỎI
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2008)

        Người viết tổng hợp 4 lưu ý về HÌNH DÁNG CƠ THỂ VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA QUÝ ÔNG dưới đây từ những kết quả thực nghiệm khoa học và các cuộc khảo cứu của các nhà khoa học tình dục, các Giáo sư, Tiến sĩ tâm lý ở các trường: Đại học New York (Hoa Kỳ), Đại học Western (Australia), Đại học Cornell (Hoa Kỳ), Đại học Dalhousie (Canada)... đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng nên 4 lưu ý tổng hợp dưới đây hoàn toàn là những kết luận mang tính khoa học.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

LÊ VĂN HY BÌNH BÀI THƠ "GHẾ NGỒI" CỦA VŨ ĐỨC LONG




                     GHẾ NGỒI
               
                Cái ghế sinh ra vốn để ngồi
                Phải đâu là ghế để phân ngôi
                Ghế da ghế nhựa đều như vậy
                Ghế gỗ ghế mây cũng thế thôi
                Ghế thấp thường khi là vững chãi
                Ghế cao đôi lúc lại chơi vơi
                Ghế ngồi cao thấp do duyên phận
                Bền vững lung lay bởi chính người
                               
Vũ Đức Long
       

       LỜI BÌNH CỦA LÊ VĂN HY
             

Tiếu lâm truyền kì (Kì 11-2020): CÁC BÁC CƯỜI ĐỂU À, CƯỜI CÁI ĐẾCH GÌ? / Vũ Duy Chu




        Mấy lão bạn già U70 ngồi uống cà phê tán chuyện.
       
Ông trẻ trán hói hỏi ông già nhất đầu bạc như cước:
       
- Bác về hưu rồi có đầu tư làm ăn gì không hả bác?
        Ông đầu bạc thở dài đánh sượt bảo:
        - Có đầu tư nhưng toàn lỗ lã, chả ăn thua mẹ gì sất!

BỨC TRANH "THIẾU NỮ" ĐẶC SẮC CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Dương Ninh Ninh




    THIẾU NỮ

Ô kìa người ngọc giữa sớm mai
Áo xiêm trễ nải chả chịu cài
Ngực nõn phập phồng ru hồn gió
Bổng đảo in hồng trong mắt ai.

Hà Nội, ngày 05/02/2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


LỜI BÌNH CỦA DƯƠNG NINH NINH:

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

TỪ BUÔN MÊ THUỘT / Kha Tiệm Ly




Mưa bụi triền miên trên xứ Buồn Muôn Thuở.
Lạnh hàng cây, lạnh chén rượu nồng.
Trái cà phê đỏ hồng màu thương nhớ
Tóc sậy phương trời có bạc trắng chờ mong?

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

THỦY CHUNG VỚI VỢ / Kha Tiệm Ly




  Truyện truyền kỳ

  Dưới triều Minh Anh Tông, ở huyện Ngô (Tô Châu), ai cũng biết chàng họ Đường có biệt tài vẽ tranh mĩ nhân. Vẽ hàng nghìn bức họa mà không gương mặt nào giống gương mặt nào đã là chuyện lạ, lại còn mỗi tranh như đều được Đường truyền vào sinh khí nên người trong tranh sống động chẳng khác gì người thật! Nếu tranh giai nhân vui, thì người xem mát cả tấm lòng, nếu tranh giai nhân buồn, thì người xem cũng phải nhũn từ khúc ruột! Vương tôn công tử đua nhau mà mua, đến nỗi mấy bậc phu nhân nhìn tranh mà không khỏi ghen hờn!

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

CHỒN CÓ NGHĨA (Nghĩa hồ)




                Truyện ngắn Kha Tiệm Ly

        Lư sinh người Hồ Nam, cha mẹ mất sớm, chỉ để lại mảnh đất bạc màu, trồng cây chẳng ra trái, trồng lúa chẳng trỗ bông. Học hành không tới nơi tới chốn nên lỡ sĩ lỡ nông. Được có bộ dạng khá khôi ngô, lại được tài ăn nói, bèn ra chợ viết mướn, “kiêm” coi tướng độ nhật. Dù vậy, ngày thăng ngày giáng, kiếm ăn vất vả.

GỌI HÈ – THỢ KHOAN SÔNG ĐÀ – TRĂNG TRÊN HỒ SÔNG ĐÀ – ĐIỆN SÔNG ĐÀ / Vũ Xuân Quản




     GỌI HÈ
        Rộn ràng tu hú gọi hè
Rền vang trong lá tiếng ve xé trời
        Hè về lũ trẻ xả hơi
Thả cửa nhảy nhót lội bơi ao làng
        Tre xanh xanh đến mơ màng…
Tiếng chim giỡn gió mang mang gọi hè!


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

VÀ THÊM VÀI CHUYỆN VỀ XEM TƯỚNG TAY / Đặng Xuân Xuyến



        Chiều 31 tháng 07 năm 2019, dạo facebook, tôi “gặp” ảnh một bàn tay ở trang facebook Hoang Khang với mấy câu kệ:
        “Bàn tay nữ mệnh sớm khóc chồng
        Yêu thương luyến ái vội vụt tan
        Người dương _kẻ âm, tình ly biệt
        Có phải phận duyên kiếp bẽ bàng?”

BÀI THƠ “BÍ ẨN” / Trần Mỹ Giống




        Dễ có tới hơn chục cụ chuyển cho tôi một số bài thơ dạng đường luật thất ngôn bát cú có thể đọc xuôi, đọc ngược, đọc cắt câu cũng thành dăm bảy bài thơ mới hoàn chỉnh và tỏ ra hết sức kinh ngạc. Các cụ vừa thích thú khoe sự phát hiện của mình, vừa yêu cầu tôi tỏ rõ ý kiến… Vâng, làm được th thơ như thế đúng là tài thật các cụ ạ.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

KÍCH HOẠT VẬN HÔN NHÂN QUA CÁC SAO ĐÀO, HỒNG, HỈ / Đặng Xuân Xuyến



        Trong cuốn ĐIỀM BÁO VÀ KIÊNG KỴ TRONG DÂN GIAN, xuất bản năm 2006, người viết đã giới thiệu thuật tránh muộn vợ muộn chồng theo kinh nghiệm dân gian để hóa giải việc “trai già gái ế”, tưởng là đơn giản (với nhiều người) nhưng lại khó khăn, “nan giải” (với một số người) trong việc tìm kiếm cơ duyên cho cuộc sống lứa đôi.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 4-2020 / Nguyễn Khôi

     

(Tặng: Nhã My & đôi bạn BNN-LPL ở Mỹ)
                               
*1- Mừng Vũ Hán hôm nay thôi "phong tỏa"
Vẫn bàng hoàng nơi khởi phát Cúm Tàu!
Bởi giấu giếm cho loài người Đại họa
Con Dơi nào vây bủa Hoàng Hạc Lâu?

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

VĂN CHƯƠNG CŨNG RẶT MỘT PHƯỜNG LÍU LO / Đặng Xuân Xuyến



- thơ vui tặng Trần Hải Sơn -

       Nhà thơ nói giọng ngủ mơ
Nhà văn bẻ giọng giả vờ bị câm
       Còn nhà viết sách thì "hâm"
Chuyện cỏn con lại câu dầm chín chương
       Trò đời đã lắm nhiễu nhương
Văn chương lại rặt một phường líu lo.
*.
Hà Nội, trưa 06-04-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

LINH TINH CHUYỆN ĐỜI / Đặng Xuân Xuyến



        Số giàu vấp phải mỏ vàng 
Số nghèo rơm rạ cứ quàng vào chân

        Thói đời trọng phú khinh bần
Chuộng danh nên chuộng hết phần chữ CON

        Giả cầy khiến thịt chó ngon 
Lưu manh mới chọn du côn làm thầy. 

Hà Nội, chiều 04-04-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


NGƯỜI ĐÀN ÔNG BẤT LỰC / Đặng Xuân Xuyến



- Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG HIỆN ĐẠI của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ; 2006 -

         David Reuben, bác sỹ tâm lý ở California đã viết:  “Hơn bất cứ sự cố gắng nào khác của con người, tình dục ở nam giới là một trò chơi của sự tự tin.”. Hay hiểu nôm na thì “chất lượng” của hoạt động tình dục là “chứng chỉ” về sức mạnh của người đàn ông. Vì thế mà không ít đấng mày râu luôn trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để chứng tỏ được nam tính của mình khi cuộc sống hiện đại với vòng quay hối hả, gấp gáp, với những cạnh tranh, toan tính.... đã làm không ít người đàn ông luôn trong tình trạng bị stress, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động tình dục, mà trong số đó là sự rối loạn về sự cương dương, tức bất lực trong quan hệ vợ chồng.
         Vậy bất lực là gì?

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

KIẾP NHÂN SINH = HOA ĐĂNG! / VŨ XUÂN QUẢN





      KIẾP NHÂN SINH

Tục ngữ: Thương người như thể thương thân

        Chúng mình vượt ngưỡng bẩy mươi
Cụng ly tiên tửu thảnh thơi luận bàn
        Chính ngôn nhân cách đàng hoàng
Xảo ngôn dịch miệng lan tràn hiểm nguy
        Nhẫn tâm mưu độc thiếu gì
Tai ương gieo rắc thị phi khôn lường?
        Bạn xưa biết mấy thân thương
Nghĩa nhân bảo trọng xem thường nguy nan
        Đã từng bạt núi băng ngàn
Xuyên qua Đà bắc Thịnh lang Hòa bình
        Sông Đà nguồn sáng lung linh
Sóng reo ca khúc ân tình thủy chung!

TÌM VỀ THỜI TRẺ THƠ / Ký của Trần Mỹ Giống


  
        Sau gần sáu chục năm, tôi mới có dịp tìm về những kỷ niệm thời đi học xa xưa. Thời gian về có một ngày nên khó đạt được ước muốn.
 
        Thời chúng tôi học có các giai đoạn: 
        - Vỡ lòng: Vỡ lòng A, Vỡ lòng B
        - Cấp I: Từ lớp 1 đến lớp 4.
        - Cấp II: Từ lớp 5 đến lớp 7.
        - Cấp III: Từ lớp 8 đến lớp 10.