Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

TRÒ CƯỜI – TIẾNG CHUÔNG / Trần Hùng Thắng


 


        TRÒ CƯỜI

        Điều tra xét hỏi Quan tòa
Cầu Voi kỳ án diễn ba trò cười
        Vật chứng mua ngoài chợ trời
Nhân chứng dấu nhẹm buộc người chết oan
        Dân mạng vạch mặt phán quan
Báo chí vào cuộc công an vội chuồn
        Viện kiểm sát truy cội nguồn
Đúng sai làm rõ tung đòn thẳng tay
        Từ khi lập nước tới nay
Lần đầu lộ mặt một bày gian quan
        Muốn cho quốc thịnh dân an
Kỷ cương lập lại quan tham diệt trừ

                            31 tháng 5 năm 2020


NGẠO NGHẾ - DẾ GÁY / Châu Thạch




        NGẠO NGHỄ

Ta đứng đó như thời còn trai trẻ
Xuân sau lưng và mùa hạ trên đầu
Trước mặt ta rơi rụng lá thu mau 
Và đông lạnh thuyền linh chờ cặp bến
Không cần biết thời gian đi hay đến
Buổi ta về Chúa sẽ đón trên cao
Thì giờ đây cứ ngạo nghễ đi nào
Còn một phút ta còn yêu một phút!

Chùm thơ BẠN QUAN - QUÊ NGHÈO - TÔI NGHE: Thơ Đặng Xuân Xuyến in trong NHỊP CẦU VĂN CHƯƠNG 2 (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản năm 2019)





BẠN QUAN

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

HÔN NHÂN VÀ TIỀN BẠC / Vũ Thị Hương Mai

Anh minh họa trên mạng

        Có người đã nói rằng "Ngày nay người ta không lấy nhau vì tiền; nhưng vì tiền mà người ta chia tay nhau" hay "hôn nhân do tính toán cũng cổ hủ như việc chàng trai trả chô bố vợ tương lai mười con ngựa để được quyền con gái ông ta là vợ mình". Dù các mối quan hệ tương lai giữa vợ chồng có như thế nào, dù về sau họ có cố chứng minh đến thế nào cho bản thân và cho gia đình hoặc bất cứ người nào khác rằng chưa bao giờ họ yêu người bạn đời của mình thì sự thật vẫn cứ tồn tại.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

TRUYỆN NHẶT TRẦN MỸ GIỐNG (Kỳ 64): TÔI TRƯỢT HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN…



         Tôi từng rất ngưỡng mộ cái hội văn nghệ dân gian, từng mơ ước được là hội viên cái hội này. Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang là hội viên cái hội này mà tôi rất yêu quý và ngưỡng mộ. Cụ Lê có vài chục tác phẩm còn ở dạng bản thảo đã được nhận giải thưởng của hội… Tấm gương của cụ càng thôi thúc tôi phấn đấu vào hội.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

MỘT SỐ BIỂU HIỆN TÂM LÝ THIẾU LÀNH MẠNH Ở TUỔI MỚI LỚN / Vũ Thị Hương Mai




        Thời kỳ tuổi dậy thì là giai đoạn đặc thù trong cuộc đời của mỗi con người, cả về tâm lý và sinh lý đều có những biến đổi rõ rệt. Những sự thay đổi đó nếu không được chuẩn bị trước về tâm lý sẽ khiến các em cảm thấy kinh lạ, xấu hổ hoặc lo sợ.

VĂN TẾ ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU / Kha Tiệm Ly


           

Than ôi!

1. Gió dìu mây, mây phủ màu tang,
Sương thức lá, lá rơi nước mắt.
2. Khóc người tuấn kiệt, núi thẳm ngậm ngùi,
Chạnh khúc đoạn trường, dòng sâu man mác!

TÌNH CHUNG / Đặng Xuân Xuyến



Mới hẹn mới thề nhất nhất tôi
Kiếp này, kiếp nữa chỉ yêu tôi
Thế mà tấp tểnh theo họ vội
Vất tuột hẹn thề bỏ sông trôi

Thì chữ chung tình rớt đầu môi
Biết rồi nên chỉ tự trách tôi
3 xu kiếm được duyên vài tối
Hà tất thở than đứng với ngồi.

Thế nhé, chữ tình chỉ vậy thôi
Đừng ví sông kia lúc lở bồi
Đừng than gió lạnh run chiều tối
Đừng mượn sao trời biện với tôi.
*.
Hà Nội, sáng 23-05-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

CHÙM THƠ LỤC BÁT THIẾU NHI VŨ XUÂN QUẢN Chào mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 năm 2020!





VƯỜN TREO!

Tưới hoa ướt đẫm gió reo
Say sưa ông kể vườn treo xứ người
Babylon đẹp tuyệt vời
Lầu hoa Vua tặng cho người vợ yêu
Nàng là ngọc nữ yêu kiều
Mắt xanh lúng liếng nghiêng chiều xuân sang
Gót sen mềm mại mơ màng
Tóc bay níu gió mơn man mây trời
Mỗi khi nàng nhoẻn miệng cười
Hoa buồn rũ cánh chim trời ngừng ca…

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

TỪ MỘT CHIẾN BINH TRỞ THÀNH NHÀ THƠ DANH GIÁ

          Nguyễn Thị Xuân
GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội

                                       Cô giáo Nguyễn Thị Xuân    

        Đó là chân dung nhà thơ Phạm Ngọc Thái qua các tác phẩm thi ca của anh! Nhất là với "TUYỂN THƠ CHỌN LỌC", Nxb Hồng Đức 2019 -   Trong bài bình luận mới đây, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm đã viết:
     " ... Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội, tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, quê hương và gia đình, dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Đã theo suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ... rồi chiếm Sài Gòn 30.4.1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước! 
     ... Chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường, vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới phút cuối cùng. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và các hình thức khen thưởng khác ". 

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

TIẾNG HÓT LÚC CHIỀU MUỘN / Trần Kích




Tôi vớt giấc mơ đêm qua 
Và cả của những đêm trước đó
Của những ngày trước đó
Thả vào chiều 
Lúc hoàng hôn..
Liệu có còn ý nghĩa.?

Sách mới: CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU / Phạm Ngọc Thái






           Cảm ơn Nhà văn Phạm Ngọc Thái gửi tặng bộ tiểu thuyết hai tập vừa xuất bản:

            CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU: TiỂU thuyết / Phạm Ngọc Thái. – H.: Nxb. Hồng Đức, 2020. – 2 T. – 19 cm.
            T1:  230 tr.
            T2:  230 tr.

Sách mới: CẢM NHẬN VÀ LẮNG ĐỌNG / Phan Duy Kha


       

 Cảm ơn Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha gửi tặng sách mới:

        CẢM NHẬN VÀ LẮNG ĐỌNG: Bút ký chân dung / Phan Duy Kha. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2019. – 214 tr. ; 21 cm.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

HƯƠNG ĐẤT (Thơ Lục Bát 2020) / Lê Kim Thượng

                  

        Người thôi dạo bước phong sương
Thôi bôn ba mấy nẻo đường thế gian
        Đời tàn... mộng ảo cũng tàn
Lui về vui với xóm làng Cố Hương
        Nước sông, gạo chợ, củi vườn…
Trưa vàng, chiều tím, thân thương quê nghèo…                    
    

LẠI YÊU NHAU / Đỗ Anh Tuyến

                                         Thiếu nữ. Tranh: Đặng Nam

Nếu có lúc em nhìn về phía nắng
Thấy bình yên sâu lắng đọng bên thềm
Thì có lúc nhìn về phái bóng đêm
Lại khao khát gặp được anh ở đó

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

ĐỌC NGUYỄN XUÂN DƯƠNG BÌNH THƠ / Đặng Xuân Xuyến


         Thi thoảng vào trang facebook của nhà Phê bình Văn học Nguyễn Xuân Dương, tôi gặp khá nhiều statuts và những dòng comment ngắn, ghi lại cảm xúc của ông về thơ của bạn thơ và những dòng “chia sẻ” đó thường nghiêng về “gợi mở” hơn là “bình”. Có lẽ ông chủ ý chỉ đứng ở vị trí là người “phát hiện” ra thơ hay còn cảm nhận thơ hay thế nào là việc của bạn đọc nên ngay cả những lời “gợi mở” ông cũng khá kiệm lời, ví như khi viết về “Lời Yêu” của Đồng Thị Chúc:

Sách mới: MỘT THOÁNG XUÂN HƯƠNG. Tập 3



        Trang chủ đã nhận được sách biếu từ nhà thơ Hoài Ngọc Anh:

        MỘT THOÁNG XUÂN HƯƠNG : Thơ / Nhiều tác giả. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2019. – T.3. – 322 tr.: 2 ảnh màu ; 21 cm.

        Tập 3 “Một thoáng Xuân Hương” tập hợp hơn 400 bài thơ của 116 tác giả phần lớn là từ các tỉnh miền Bắc gửi in. Xin giới thiệu một số bài của các tác giả Nam Định có mặt trong tập thơ này:

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Tiếu lâm truyền kì (Kì 18.2020): VỚ VẨN / Vũ Duy Chu



        Bà vợ dẫn ông chồng vào phòng khám mắt của bác sĩ nhãn khoa giỏi nhất thành phố, rồi ra ngoài hành lang ngồi chờ.
        Bác sĩ nhìn cái điện thoại Vertu, nhìn cái kính Chrome Hearts nhìn cái đồng hồ đeo tay Rolex của bệnh nhân thì bỗng chờn chợn. Ông này không đại gia bất động sản chính hiệu thì cũng là người rất có thế lực.

NHÀ THƠ VŨ XUÂN QUẢN


 


        Nhà thơ Vũ Xuân Quản sinh năm 1948, tại Thôn Đầm, Nam Dương, Nam Trực, Nam Định. Thường trú: Thanh Xuân, Hà Nội, nghề nghiệp: KSXD. Ngày 28 tháng 02 năm 1995, đã được Chủ tịch nước Lê Đức Anh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, vì có thành tích tham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trên cương vị: Giám đốc Công ty xây dựng Thủy công - Tổng công ty Sông Đà. Ngày 09 tháng 6 năm 2008, đã được kết nạp vào Hội nhà văn Hà Nội cùng với nhà văn Nguyên Ngọc. Mobile: 0987368446.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 17- 2020): ''NÂNG ĐỠ KHÔNG TRONG SÁNG''(*) / Vũ Duy Chu


 

        Hai thanh niên trẻ một nam một nữ đang đánh nhau tá lả trên đường phố, làm dân tình chạy xe ngang qua dừng cả lại nhòm ngó, gây tắc nghẽn giao thông.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH “VĂN HÓA TÂM LINH” / Đặng Xuân Xuyến




Sách về thể loại văn hóa tâm linh, về kinh nghiệm của cổ nhân thì hầu như 80% đến 90% nội dung sẽ giống nhau, bởi đó là các nghi lễ, tập tục, những đúc kết kinh nghiệm,... trong dân gian hoặc trong các thư tịch cổ đã được mặc định là những chuẩn mực nên các tác giả đi sau chỉ sao chép lại, phần 10% đến 20% khác nhau giữa các cuốn sách chính là “chỉ số” quyết định giá trị “ứng dụng” vào thực tiễn của mỗi cuốn sách phụ thuộc vào trình độ, kiến giải, sự trải nghiệm của mỗi tác giả. Vì thế người đọc mới truy tìm sách của tác giả abc về lĩnh vực xyz mà không truy tìm tên cuốn sách.

NHIỀU ĐỜI ĐAU KHỔ - TIẾNG KÊU XÉ LÒNG CỦA NHÀ THƠ CHU ĐÌNH AN - MỘT CỰU CHIẾN BINH Ở TUỔI TÁM MỐT


                                           Cựu chiến binh Chu Đình An

        Tôi chơi thân với nhà thơ Chu Đình An mấy chục năm nay. Ông đã có dăm tập thơ riêng và rất nhiều thơ in báo tạp chí và tuyển tập chung. Thơ ông hào sảng khí phách người lính trung kiên chống giặc ngoại xâm, chống tiêu cực, tha thiết yêu quê hương đất nước, lạc quan tin tưởng Đảng và tương lai tươi đẹp của đất nước. Ngay từ khi chưa thân quen ông, tôi đã được đọc một tập thơ của ông, và viết bài giới thiệu “Đọc Lạc nẻo đường trăng” của ông với cảm xúc dạt dào…

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

TÂM SỰ CÙNG ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ TỬ VI / Nguyễn Thanh Lâm




        Cơ duyên trời đất tôi biết Đặng Xuân Xuyến từ năm 1999, năm tôi ra tập thơ “Những Bình Minh Chiều” nhờ Xuyến bán giúp. Rồi đến năm 2001 tôi ra tập thơ “Thơ Tình Phố Cổ” tôi lại nhờ Xuyến bán hộ. Tôi đến nhà sách của anh ở đường Láng khi ấy anh đang xem tử vi của anh và số tử vi của vợ anh. Xuyến không ngờ tôi là người nghiên cứu sâu và ứng dụng tử vi đã lâu năm, tôi nói về đời anh, về tính cách của vợ anh và mối tình của anh với vợ sẽ tan vỡ làm Xuyến giật mình. Nhưng bản chất của Xuyến là người tốt, thương vợ thương con hết mình, anh tin vào tình yêu và lòng tốt của mình nên lúc ấy Xuyến chỉ ngờ ngợ chưa tin. Thời gian trôi đi… những điều tôi nói đã thành sự thật, khi con người gặp cảnh đau lòng mới ngộ ra và tự hỏi mình là ai?

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

“THẾ GIAN SAY” VÀ PHIẾM CHỈ TRÒ ĐỜI



        THẾ GIAN SAY
- tặng nhà thơ Hoàng Xuân Họa -

Thế gian say đòi đập chén trở cờ
Thế gian cười.
                Thế gian khóc. 
                               Thế gian mơ
Ngật ngưỡng bước.
                   Khành khạch cười.
                                 Chửi cha thiên hạ dở!
Rượu ba xu. Thế gian hóa thằng rồ!
*.
Hà Nội, chiều 04.10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

NGÀY MẸ THEO CHỒNG / Kha Tiệm Ly


 

Nắng hừng lên chưa tan sắc cầu vồng,
Mà mẹ theo chồng từ năm mười sáu!
Cây sầu đâu thương cành trơ áo não,
Mà ngoại lo chi cây cải có ngồng!

“BỒ ĐỀ ĐẠI LÃO” LÀNG DỊCH DIỆP / Phạm Ngọc Khảnh




           Làng dịch Diệp thuộc xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Căn cứ vào các tư liệu của Viện Hán Nôm, việc thành lập xã Dịch Diệp là do Lý Thái Tổ ra chiếu chỉ, tính tới nay làng đã hơn nghìn tuổi.

         Hệ thống di tích làng cổ Dịch Diệp còn có ngôi đền thờ Tam vị Thành hoàng là Trương Trần Đại vương, Lậu Khê Đại vương và Phạn Vũ Đại Pháp thiền sư. Đây là ba vị tướng có công lao lớn trong cuộc chiến chống ngoại xâm, đã được các triều đại ban 17 sắc phong. Làng có quần thể di tích đình chùa, phủ Mẫu, văn chỉ, y chỉ… và phải kể đến những cây đề, cây đa cổ thụ. Đặc biệt, cây bồ đề (trong ảnh) làng Dịch Diệp có tuổi khá cao.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

CÔNG LÝ / Đặng Xuân Xuyến




Ở Việt Nam có chàng Công Lý (*)
Giỏi diễn hề, tráo đổi trắng đen
Cũng mũ hài lái giọng người ngay
Nhưng rặt diễn mấy trò ti tiện

CHỚM HÈ – NHẠC HÈ – TRƯA HÈ – KHOAN DUNG / VŨ XUÂN QUẢN



Chùm thơ lục bát thiếu nhi tặng Cung văn hóa Thiếu nhi Thành phố Nam Định

CHỚM HÈ

Cuốc kêu ra rả gọi hè
Võng đưa kẽo kẹt lũy trẻ thì thào
Ếch ộp đánh thức bờ ao
Sấm rền đang gọi mưa rào đêm đêm…


Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 16-2020): CÁI NÀO NHIỀU ĐỒNG CHÍ HƠN CÁI NÀO? / Vũ Duy Chu




        Đẹt:
       
- Ba! Ba, ‘’MỘT BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ CÁC ĐỒNG CHÍ’’ và ‘’PHẦN LỚN CÁC ĐỒNG CHÍ’’ thì cái nào nhiều đồng chí hơn hả ba?
        Ba Đẹt:
        - Hai cái đó nhiều đồng chí bằng nhau. KHÔNG NHỎ nghĩa là LỚN chắc rồi còn gì. Mà mày hỏi vụ này làm chi trời?

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Tiếu lâm Truyền kì (kì 15 -2020): TẠI EM KHÔNG LƯU CHO CHỒNG EM / Vũ Duy Chu



        Toét!...Toét!...Toét!...
        Sau hồi còi rát ràn rạt, anh cảnh sát giao thông vẩy vẩy cây gậy, Đẹt cho xe máy vào sát lề đường.

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN “CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / VŨ THỊ HƯƠNG MAI




        Tôi đọc truyện ngắn "Cô Sướng Cưới Vợ" trên trang facebook của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện. Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi, dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là "Cô Sướng Cưới Vợ". Có lẽ vì ấn tượng tên "Cô Sướng Cưới Vợ" tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

VĂN CAO BẬC TÀI DANH THẾ KỶ (1923 - 1995) / Trần Mỹ Giống




       Nhạc sĩ Văn Cao hăng say hoạt động cho cách mạng từ trước mùa thu 1945. Ông sáng tác bài "Tiến quân ca" cho Trường Quân chính kháng Nhật, theo yêu cầu của tổ chức. Tự tay ông viết bài ca này lên đá in ở trang văn nghệ của tờ Độc lập. Ông kể:
         - " Một tháng sau khi báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát về Hà Nội. Qua một đường phố nhỏ (Bây giờ là đường Mai Hắc Đế) tôi chợt nghe tiếng đàn măng-đô-lin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập Tiến quân ca. Tôi đứng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn cả những tác phẩm, tôi đã ra mắt ở các rạp hát trước đây... Có thể những người cùng khổ, mà tôi đã gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc này đang cầm súng và đang hát".(1)

Tiếu lâm Truyền kì (kì 14-2020): SÁNG KIẾN TUYỆT VỜI / Vũ Duy Chu




        Sân vận động bóng đá hoành tráng nhất khu vực vừa khánh thành. Mọi việc diễn ra đều ngon lành.
        Người ta chỉ lo ngại nhất là tuyển đội ngũ bảo vệ cho các cửa kiểm soát vé. Ở xứ ta cũng có những trận đấu ‘’đa- bi’’ giống như các trận Barca- Real của Tây Ban Nha, hay Man U - Man C của nước Anh.

ĐỌC “KHI ANH CHẾT”, THƠ LÊ MAI / Châu Thạch


                                                Cố nhà văn Lê Mai

KHI ANH CHẾT

Khi anh chết, anh vẫn còn thấy đói
Anh nhìn tôi như hỏi: Có còn gì?
Mắt lệ nhòa, tôi còn biết nói chi
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!

Khi anh chết anh vẫn còn muốn nói
Tâm sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió thương anh nên cố sức phều phào
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!

Khi anh chết anh vẫn còn muốn nhắn
Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!

Anh chết vội tôi chôn anh cũng vội
Không đào sâu chôn chặt mộ cho anh
Biết làm sao anh hỡi chiến tranh
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!

                             Lê Mai

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

“ĐỜI KHÁT” VÀ TÌNH VĂN NGHỆ SĨ / Nguyễn Bàng




        ĐỜI KHÁT
- Thân tặng nghệ sĩ Võ Hoài Nam -

Này thì khát!
Uống cho đời đỡ khát
Rượu tình đời men ủ nhiều năm
Khát chất chồng
dồn nén
tháng năm
Ta đốt cạn cái đong đời cay đắng

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

KỈ NIỆM VỚI ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Đoàn Mạnh Thế


                                                      Đoàn Mạnh Thế

(Trích từ: TÔI TRỞ THÀNH DỊCH GIẢ của Đoàn Mạnh Thế)

        Giữa lúc chán nản nhất thì tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Đoàn Mạnh Phương, anh báo tin: - “Sách đã về đến cửa hàng rồi. Anh đến Nhà sách Bảo Thắng, ở 276 phố Huế, gặp anh Đặng Xuân Xuyến để nhận sách biếu, rồi đến nhà xuất bản để nhận tiền nhuận bút.” Anh Phương còn dặn đi dặn lại: - “Anh đến nhận sách biếu, ký nhận rồi đến em nhận nhuận bút, không chuyện a chuyện b gì với Đặng Xuân Xuyến đấy.”. Tôi mừng quá, cám ơn Đoàn Mạnh Phương rồi vội đạp xe đạp đến gặp anh Đặng Xuân Xuyến.

NGHỊ LỰC SỐNG CỦA BẠN TÔI / Trần Mỹ Giống


                                    Phan Trúc Đào năm 1968

             Phan Trúc Đào là bạn đồng môn Đại học Thư viện khóa 6 từ 1968 của vợ chồng tôi. Đào người Huế, mang đậm phong cách gái Huế chính hiệu: Dáng người thanh thoát, các đường cong đẹp rất nữ tính, tính tình dịu dàng, đặc biệt giọng Huế rất đáng yêu. Cánh Nam Định cùng lớp chúng tôi ngày ấy rất yêu quý Đào. Một trong số bạn nam quê Nam Định chúng tôi đã một thời yêu say đắm Đào, nhưng duyên không thành.