Sách về thể loại văn hóa tâm linh, về kinh nghiệm của cổ nhân thì
hầu như 80% đến 90% nội dung sẽ giống nhau, bởi đó là các nghi lễ, tập tục, những
đúc kết kinh nghiệm,... trong dân gian hoặc trong các thư tịch cổ đã được mặc định
là những chuẩn mực nên các tác giả đi sau chỉ sao chép lại, phần 10% đến 20% khác
nhau giữa các cuốn sách chính là “chỉ số” quyết định giá trị “ứng dụng” vào thực
tiễn của mỗi cuốn sách phụ thuộc vào trình độ, kiến giải, sự trải nghiệm của mỗi
tác giả. Vì thế người đọc mới truy tìm sách của tác giả abc về lĩnh vực xyz mà
không truy tìm tên cuốn sách.
Khi soạn mảng sách văn hóa tâm linh, tôi đọc kỹ các tài liệu tham
khảo để loại bỏ những điểm mâu thuẫn, những điểm tôi không hiểu hoặc hiểu chưa
rõ dù đã tra cứu, tham khảo, đối chiếu các tài liệu đang có, đồng thời bổ sung
những kiến thức mới của những công trình nghiên cứu khoa học mà tôi thu lượm được
qua sách vở, báo chí và qua thực tế trải nghiệm.
Ví dụ khi luận về độ ngắn dài của ngón trỏ, sách Tướng thuật cổ
ghi:
- Ngón trỏ ngắn là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao
tiếp kém, dễ bị người khác sai bảo.
- Ngón trỏ dài là người kiêu căng, thích chi phối người khác, nếu
dài hơn ngón áp út là người ưa khoái lạc, tự cao, độc đoán.
Nhưng khi có được những kết quả nghiên cứu của y học hiện đại công
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
- John Manning, giáo sư, nhà nghiên cứu sinh học của Trường Đại học
tổng hợp Central Lancashire (Anh) cùng các cộng sự của mình tiến hành thí nghiệm
đo chiều dài ngón trỏ so với các ngón tay khác ở nam nữ sinh viên, đã tổng kết
vào năm 1998 rằng: Đàn ông có ngón trỏ ngắn so với ngón đeo nhẫn thì khả năng
duy trì nòi giống cao, còn ở phụ nữ thì ngược lại, họ mang nhiều nam tính, ít có
ham muốn tình dục và đời sống tình dục của những người phụ nữ này thường mang tính
tự do, không chịu sự ràng buộc.
- Nhóm nghiên cứu của Mark Breedlove ở Đại học California
(Berkeley ) phát
hiện phụ nữ đồng tính luyến ái có ngón trỏ rất ngắn (nhiều nam tính) so với phụ
nữ bình thường, điều này thậm chí còn đúng với những cặp song sinh nữ trong đó
một người đồng tính! Còn nam giới có tỉ lệ ngón tay “rất phụ nữ” (tức ngón trỏ
dài hơn ngón áp út) cũng dễ mắc chứng trầm cảm, một bệnh thường có nhiều ở phụ
nữ hơn.
Tôi đã bổ sung những thông tin đó vào bài viết LUẬN VỀ NGÓN TRỎ
trong cuốn “Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay”, xuất bản năm
2007:
Ngón trỏ quá ngắn:
Là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém và hay e ngại, cả nể.
Tuy nhiên, người đàn ông có ngón trỏ kiểu này lại rất “đàn ông” trong việc “truyền
giống”. [1]
Ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn: Nếu là nam giới thì thường là người mạnh mẽ trong ái tình và “làm
tốt” việc duy trì nòi giống, còn nếu là phụ nữ là người nhiều nam tính và dễ có
khả năng là người đồng tính.
Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn: Là người có nhiều dục vọng kín đáo, sống tình cảm nhưng nên đề
phòng bệnh tim khi tuổi cao (60, 70 tuổi). [2]
Ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn: Là người nhiều nữ tính, khéo cư xử nhưng nếu là nam giới thì dễ
là người đồng tính hoặc song tính luyến ái.
Để bạn đọc dễ hiểu, tiện khi tra cứu, hoặc đối chiếu với các tài
liệu khác, tôi thường chú thích dưới chân trang về các điểm có sự khác biệt:
Ngón trỏ quá ngắn:
Là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém và hay e ngại, cả nể.
Tuy nhiên, người đàn ông có ngón trỏ kiểu này lại rất “đàn ông” trong việc “truyền
giống”. [1]
------
[1] Theo Manning - Nhà sinh học tại Đại học Lancashire (Anh) thì: Các nhạc công càng giỏi, càng có
tính trăng hoa và sự liều lĩnh của giống đực thì ngón trỏ càng ngắn.
Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn: Là người có nhiều dục vọng kín đáo, sống tình cảm nhưng nên đề
phòng bệnh tim khi tuổi cao (60, 70 tuổi). [2]
------
[2] Trong một điều tra thực hiện với những người
đàn ông đã bị đau tim, Manning - Nhà sinh học tại Đại học Lancashire
(Anh) - thấy ở người có ngón đeo nhẫn dài hơn, cơn đau tim thường xuất hiện muộn
hơn so với người có ngón trỏ và ngón đeo nhẫn dài bằng nhau.
Hoặc chua thêm ghi chú dưới chân trang về điểm nào đó mà tôi cần lưu
ý với bạn đọc:
-----
(*) - Trong cuốn BÀN TAY MÃ SỐ CUỘC ĐỜI, tác giả Mục Nhân cũng “liệt
kê” ra 2 trường hợp nếu là phụ nữ sẽ muộn xây dựng gia đình và dễ rơi vào đồng
tính luyến ái:
- Đường Trí Tuệ cực ngắn, chỉ đến vị trí dưới ngón giữa.
- Đầu đường Tình Cảm (Tâm Đạo) phân làm 2 nhánh.
Quan điểm này e khiên cưỡng và thiếu chính xác. Vì chưa có điều kiện
để kiểm chứng thực tế và đối chiếu thêm với các tài liệu khác nên người biên soạn
đưa vào ghi chú để bạn đọc lưu ý.
(**) - Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí: Journal of
Personal and social Psychology - "Tạp chí về Tâm lí xã hội và nhân cách
con người" - do Giáo sư Kerri Johnson và các cộng sự ở Đại học New York và
Texas A&M nghiên cứu cho biết:
Đối với các chuyển động cơ thể, thì những người gay (đồng tính
nam) thường có xu hướng lắc mông, xoay mông nhiều hơn là những người straight
(bình thường về giới tính), đối với les (đồng tính nữ) thì phần vai có vẻ ngênh
ngang hơn so với những người nữ straight (bình thường về giới tính).
Tôi cẩn thận như vậy vì trước hết tôi soạn để tôi nhớ và hiểu thêm
về lĩnh vực đó, sau nữa, không để người đọc phê phán là “nhặt chỗ này một tẹo,
véo chỗ kia một tý rồi biến thành sách của mình”.
Quý vị có thể vào Google để tìm đọc bài viết NHỮNG LƯU Ý KHI XEM TƯỚNG
BÀN TAY trong cuốn “Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay”, xuất bản
năm 2007 hoặc nhấp chuột vào link dưới đây để hiểu tinh thần đó khi tôi biên soạn
dòng sách Văn hóa Tâm linh:
Tôi có một kỷ niệm khó quên đó là tâm sự của một bác khi đến Nhà sách
Bảo Thắng ở 344 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội năm 2010 (Bác đấy không biết tôi là
tác giả 2 cuốn sách bác đang cần tìm): “- Những vấn đề ông tác giả này nêu
ra không mới, các sách khác đều nói và trên mạng cũng đăng đầy nhưng sách ông ấy
viết dễ hiểu, có chính kiến riêng của ông ấy. Nhất là viết về nguyên lý của Ngũ
Hành thì ông ấy là tác giả duy nhất đưa ra nguyên tắc: - Lấy đặc tính của Ngũ hành
làm căn bản ; Lấy Âm Dương Ngũ hành làm căn bản ; Lấy lý tính của nạp âm Ngũ hành
làm căn bản để luận giải trong các trường hợp phái cứu xét đến quan hệ Ngũ hành.
Các tác giả khác cũng có nói nhưng rời rạc, rất ít, thoảng qua, không hệ thống
bài bản như ông ấy. Bác cho bạn mượn (Tử Vi kiến giải) nhưng bạn đánh mất nên mới
đến đây để mua cả cuốn “Tử Vi vấn đáp”.”. Nghe những lời tâm sự của bác tôi
rất vui vì bác phải đọc rất nhiều sách về kiến thức Tử Vi mới biết được trước năm
2009, chưa có sách nào biện giải về quan hệ Ngũ hành (Tương Sinh - Tương Khắc)
như tôi đã viết trong cuốn “Tử Vi kiến giải” và các bài viết về
nguyên lý của Ngũ hành giống hoặc gần giống như biện giải của tôi về quan hệ của
Ngũ hành (Tương Sinh - Tương Khắc) trong cuốn “Tử Vi kiến giải” đăng
trên các trang báo mạng đều sao chép từ cuốn Tử Vi kiến giải, dù
các bài viết đó đề tên tác giả là ai.
Để quý bạn đọc tiện tham khảo, đối chiếu, tôi chia sẻ 2 đường link
về quan hệ Ngũ hành Tương sinh và quan hệ Ngũ hành Tương khắc trích từ bài TÌM
HIỂU VỀ NGUYÊN LÝ CỦA NGŨ HÀNH trong cuốn Tử Vi kiến giải, xuất bản
năm 2009:
Sở dĩ 2 cuốn Tử Vi kiến giải và Tử Vi vấn đáp
được các Trung tâm Phổ biến Kiến thức Tử vi (ở Việt Nam) chọn làm tài liệu tham
khảo chính cho các học viên trong nhiều khóa học, có thể vì sách viết dễ hiểu,
người viết có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm với những kiến giải của
mình.
Ví dụ, khi tìm hiểu về sao Mộc Dục, rất nhiều tác giả đồng quan điểm
về đặc tính dâm của Mộc Dục, chỉ riêng tác giả Nguyễn Phát Lộc đưa ra tính dâm
quái dị, bất thường của Mộc Dục: “Tính nết sinh lý của sao này ít nhiều hỗn
loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn
cho đến vấn đề đồng tính luyến ái (homosexuel). Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị,
bất thường”.
Để kiểm nghiệm nhận định của tác giả Nguyễn Phát Lộc về tính dâm dị
biệt của sao Mộc Dục, tôi chủ động tiếp cận hơn trăm “đối tượng” có đời sống hôn
nhân trục trặc, bế tắc như: đồng tính, song tính, độc thân, đa thê, đa
phu... để lấy “dữ liệu” lá số Tử Vi. Với
52 lá số Tử Vi được kiểm chứng những “éo le” trong đời sống tình cảm của 52 “đương
số” thì kết quả 35/52 thừa nhận chuyện “gối chăn có vấn đề” đủ cơ sở để tôi lưu
ý với bạn đọc về quan điểm của ông Nguyễn Phát Lộc đối với tính dâm khá đặc biệt
của sao Mộc Dục như trích dẫn dưới đây:
“Môc Dục là sao hành Thủy, tượng trưng cho sự
thay đổi, nông nổi, chưng diện, tắm rửa và cho tuổi dậy thì. Xét về tình ái, Mộc
dục là sao dâm dật, phóng đãng, phong tình. Nếu đi cùng các sao tình dục khác
như Tham Lang, Hoa Cái, Thiên Riêu, Thai… sẽ là người loạn dâm, thủ dâm, làm đĩ.
Trên lĩnh vực tình dục, Mộc Dục là sao khá dị biệt với các sao tình dục khác.
Quan điểm
của tác giả Nguyễn Phát Lộc về tính dâm của Mộc Dục khá mới mẻ và khác biệt với
các tác giả khác. Trong cuốn: Tử vi tổng hợp, phần Cách ái tình -
Những sao tình dục, tác giả Nguyễn Phát Lộc viết: “Sao này có nghĩa phóng đãng,
sự ham muốn vật dụng, sự khao khát yêu đương và quyến rũ yêu đương. Tính nết
sinh lý của sao này ít nhiều hỗn loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm
nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn cho đến vấn đề đồng tính luyến ái
(homosexuel). Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị, bất thường” - (Trang 237, sách
đã dẫn)
Qua kiểm
nghiệm 52 lá số có Mộc Dục thủ (hoặc chiếu) Mệnh, Thân, chúng tôi thấy quan điểm
của ông Nguyễn Phát Lộc khả dĩ chấp nhận, có thể dùng để tham khảo về tính dâm
khá đặc biệt của sao này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: phải căn cứ vào mức độ hội
tụ của các sao tình dục với các sao khác, nhất là các sao khắc chế tình dục hoặc
hung sát tinh… để đưa ra lời luận giải. Thực tế, những lá số mà chúng tôi có cơ
duyên tiếp cận với con người thực (của lá số) thì không hẳn sự hiện diện của Mộc
Dục đi cùng với hung sát tinh thì đương số sẽ có đời sống tình dục quái đản kiểu
tự thỏa mãn sinh lý, hoặc luyến ái đồng giới, song với kết quả 35/52 thừa nhận
chuyện “gối chăn có vấn đề” thì đây cũng là điều cần lưu ý khi tham khảo quan điểm
này.
Khi được
hỏi về quan điểm trên của tác giả Nguyễn Phát Lộc, nhà thơ (nhà nghiên cứu tử
vi) Nguyễn Thanh Lâm (Hà Nội) cho rằng: Quan điểm đó chưa thấy sách tử vi nào đề
cập đến nhưng cũng nên tham khảo, lưu ý khi luận giải về đời sống sinh lý của
người có sao Mộc Dục. Nhà thơ cũng bật mí kinh nghiệm: Khi Mộc Dục đồng cung
với Không - Kiếp - Kỵ tại cung Tài thì chắc chắn cuộc sống gia đạo của đương số
sẽ bị trục trặc ngay từ trong phòng ngủ.”
(Sao tình dục trong Tử Vi - Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa
2009)
Trong
bài “Tâm sự cùng Đặng Xuân Xuyến về Tử Vi”, nhà thơ, nhà ứng dụng
Kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm viết:
“Cơ
duyên trời đất tôi biết Đặng Xuân Xuyến từ năm 1999, năm tôi ra tập thơ “Những
bình minh chiều” nhờ Xuyến bán giúp. Rồi đến năm 2001 tôi ra tập thơ “Thơ
tình phố cổ” tôi lại nhờ Xuyến bán hộ. Tôi đến nhà sách của anh ở đường Láng
khi ấy anh đang xem tử vi của anh và số tử vi của vợ anh. Xuyến không ngờ tôi là
người nghiên cứu sâu và ứng dụng tử vi đã lâu năm, tôi nói về đời anh, về tính
cách của vợ anh và mối tình của anh với vợ sẽ tan vỡ làm Xuyến giật mình. Nhưng
bản chất của Xuyến là người tốt, thương vợ thương con hết mình, anh tin vào tình
yêu và lòng tốt của mình nên lúc ấy Xuyến chỉ ngờ ngợ chưa tin. Thời gian trôi đi…
những điều tôi nói đã thành sự thật, khi con người gặp cảnh đau lòng mới ngộ ra
và tự hỏi mình là ai?
Con người có số phận thật chăng và Xuyến đã miệt mài nghiên cứu tử vi để
tự tìm hiểu cuộc đời của mình. Rồi anh viết sách về tử vi, trong cuốn sách anh
trích lời bàn của tôi rất công tâm và cuốn sách bán rất chạy.”
Tôi
quan niệm viết sách là tổng hợp kiến thức của các tác giả khác được hệ thống lại
bằng kiến thức của người biên soạn nên sự rạch ròi, minh bạch là cần thiết. Bật
mí chỉ vài chục chữ của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm nhưng đấy là đúc kết kinh nghiệm
mấy chục năm xem số giúp đời của ông, thuộc “kinh nghiệm bí truyền” nên khi
chia sẻ lại với bạn đọc tôi không thể ghi chung chung để “đánh lận con đen” thành
kiến thức của mình. Đó là lòng tự trọng tối thiểu của người cầm bút.
Viết đến
đây, tôi chợt nhớ có lần một “thầy” Tử Vi chuyên xem trên mạng thuyết giảng về
khả năng “Di cung hoán số” của anh ta, định cười mà rằng: - “Anh “Di cung hoán
số” để có số làm Tổng thống đi, hành nghề “Chấm lá số” làm gì cho tổn Phúc, hao
Lộc” nhưng thấy anh ta vung vít rằng chả thèm đọc một cuốn sách cổ kim nào
thì tôi chọn giải pháp im lặng mà “kính nhi viễn chi”.
Tôi cũng
đọc Nguyễn Thanh Lâm, nhà ứng dụng Kinh dịch tên tuổi ở Hà Nội, viết: “Tử vi
thật mênh mông, các sách viết về tử vi rất nhiều, các tác giả viết về tử vi thường
nói về căn cốt của tử vi, nhưng đều có kiến giải khác nhau, mỗi người giỏi về một
mặt. Căn cốt và thời vận - số của mỗi tác giả, trời cho mỗi người một tạng, cũng
như trong y khoa có bác sỹ chuyên về tim mạch, có vị chuyên về ngoại khoa, nội
khoa.… Đọc sách tôi thường tìm ra chìa khóa mở ra sự thâm hậu của mỗi cuốn sách.
Rút ở mỗi tác giả sự tinh hoa và nhìn rõ mặt khiếm khuyết của từng tác giả. Bởi
thời họ sống, nhân sinh quan và tầm nhìn của họ khác nhau.” - (Tâm sự cùng Đặng
Xuân Xuyến về Tử Vi - Nguyễn Thanh Lâm).
Để viết
sách, người viết phải đọc nhiều sách, phải nhiều trải nghiệm thực tế để kiểm chứng
kiến thức thu được từ đọc sách mới viết thành sách. Người làm thầy cũng phải đọc
nhiều sách, học nhiều từ nhiều thầy mới thành nghề. So sánh trình độ chuyên môn
giữa tác giả sách với “thầy” Tử Vi hay “thầy” Tướng thuật... là khập khiễng, không
thỏa đáng bởi tác giả sách là người nghiên cứu, “thầy” Tử Vi hay “thầy” Tướng số...
là người “thực hành”, muốn làm “thầy” thì kiến thức về chuyên môn phải sâu, rộng,
phải hơn 1 tác giả sách cụ thể, và điều quan trọng là bề dày kinh nghiệm để
linh hoạt khi luận giải, ước đoán thì các tác giả sách không thể có được như các
“thầy” Tử vi, Tướng số.... Dẫu vậy, người làm “thầy” thực tài bao giờ cũng trân
quý và biết ơn những trang sách đã trang bị, mở mang cho họ kiến thức chuyên môn
mà họ chưa biết hoặc chưa được thầy của họ truyền đạt để họ có vị trí như hiện
tại. Tất nhiên đó là những ông thầy thực tài, có tư cách, những tác giả nghiêm
túc, tự trọng trong việc nghiên cứu tinh hoa của nhân loại soạn thành sách để
phổ cập tới mọi người.
Trong
cuốn Tử Vi kiến giải và Tử Vi vấn đáp, tôi cũng trích
dẫn những kinh nghiệm, những cống hiến quý báu của cụ Thiên Lương với môn Tử Vi
Việt Nam bên cạnh trích dẫn những tác giả tên tuổi khác như: Nguyễn Phát Lộc,
Việt Viêm Tử, Vũ Tài Lục, Nguyễn Mạnh Bảo, Vân Đằng Thái Thứ Lang.... bằng tinh thần khách quan, trân trọng. Có lẽ
vì sự công tâm đó mà nhà giáo, thầy thuốc ưu tú Lê Trung Hưng, con trai trưởng
của cụ Thiên Lương (Người khai sáng ra trường phái Tử Vi Thiên Lương ở Việt
Nam) đã gửi tặng con trai tôi là Đặng Tuấn Hưng cuốn NGHIỆM LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH ÂM
DƯƠNG của ông, xuất bản năm 2010 như thư ông viết: "Tác giả Đặng Xuân
Xuyến rất minh bạch về kiến thức của mình, của người và công tâm khi nhìn nhận,
đánh giá các tác giả khác nên tôi kính biếu quý ông Đặng Tuấn Hưng để tỏ sự trân
quý của tôi với tác giả Đặng Xuân Xuyến" - do 2 cuốn Tử Vi kiến giải và Tử Vi vấn đáp đều in ở trang 2 dòng chữ:
"Đặng Tuấn Hưng giữ bản quyền".
Tôi đã
xuất bản vài chục đầu sách, ở vài thể loại và viết sách từ nhu cầu mưu sinh, vì
thị hiếu của bạn đọc, không hẳn vì đam mê nên đề tài phần lớn mang tính thị trường,
câu chữ nhiều trúc trắc... nhưng tôi vui vì khá nhiều đầu sách được tái bản, được
“dân luộc sách” để mắt tới.
Giã từ
nghề viết sách và kinh doanh sách đã gần mười năm, hôm nay ghi lại vài chuyện
vui khi soạn sách Văn hóa Tâm linh như nhắc lại những kỷ niệm đẹp của 18 năm cầm
bút kiếm cơm.
Viết sách
được bạn đọc quý mến tìm đọc, được giới chuyên môn ghi nhận, trân quý thì đấy là
niềm vui với người cầm bút.
*.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét