Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH / Đặng Xuân Xuyến





        - Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẠNH MẼ của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ; 2006 -

        Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, những bé trai đã được bố mẹ và gia đình rèn rũa, dạy bảo theo khuôn mẫu văn hóa truyền thống: Cương cường, dũng mãnh, lạnh lùng và quyết đoán. Có nghĩa, là đàn ông thì không được “bám váy” mẹ, không được “yếu đuối”, không được khuất phục trước bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Văn hóa truyền thống không chấp nhận quan điểm của các nhà tâm lý học hiện đại, như Elisabeth Badinter chẳng hạn, thừa nhận: “Giới tính nữ là giới tính cơ bản. Người nam được hình thành bằng sự đấu tranh với tính nữ nguyên thủy ngay từ khi còn trong bào thai. Vì giới tính nữ là giới tính cơ bản nên trong người đàn ông vừa có tính nam vừa có tính nữ. Muốn phát triển thành người đàn ông là một cuộc đấu tranh không ngừng ở mọi lúc.”. Trong những tác phẩm của mình, (đúng hơn là những công trình nghiên cứu khoa học) bà đã đưa ra những phác thảo về khuôn mẫu người đàn ông trong thế kỷ XXI đối lập khá nhiều với những gì mà văn hóa truyền thống đã khắc họa.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN / Đặng Xuân Xuyến






        Ngày 24 tháng 01 năm 2013, trên một status ở facebook, tôi viết:
        1. Mình thấy:
        “- Những người tên là LOAN nếu là nữ giới thì cơ bản là người sắc sảo (có phần đánh đá, ghê gớm) và thường không gặp may mắn trong hôn nhân.
        - Những người tên là HIỀN nếu là nữ giới thì cơ bản là người không hiền (sắc sảo, đánh đá).
        - Những người tên là XUYẾN thì dù là nam hay nữ cơ bản là người đa ngôn và đĩ ngầm (Hihi… Riêng mình không rơi vào trường hợp này).
        - Những người tên là HOA thì dù là nam hay nữ cơ bản là người lành tính và ít nói (điều này ước chừng chỉ 60% thôi).
        - Những người tên là HUỆ thì nếu là nam giới thì đa phần là người thật thà, nếu là nữ giới thì cơ bản là người đánh đá, ghê gớm.
        Mình dùng từ cơ bản vì không phải 100% là người như thế.
        Mọi người cùng thử chiêm nghiệm (cả các tên khác nữa) xem sao nhé.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

NGHÌN TRÙNG XA CÁCH / Thủy Điền – THƠ THẨN GIỮA TRỜI / Lệ Hoa Trần







Nghìn Trùng Xa Cách

Chiều buông rồi lại chiều buông
Nhìn mây, ngắm gió nghe buồn vấn vương
Hoàng hôn rồi lại hoàng hôn
Nhớ thương, thương nhớ cô đơn dâng tràn
Bấy lâu xa vắng tình chàng
Tim non khoắc khoải bàng hoàng xót xa
Bao giờ ta gặp lại ta ?
Nghìn trùng xa cách mặn mà nhạt phai
Còn đâu những buỗi ban mai ?
Vai kề sánh bước đường dài chung đôi
Còn đâu những tối chung ngồi ?
Bên Cà-phê đắng những lời sẻ chia
Dường như văng vẳng đâu kìa
Tình ta như đã xa lìa tầm tay.

Thủy Điền
28-3-2019

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

XUÂN SẮC 1 – 2 (Thơ Tình Lục Bát 2019) / Lê Kim Thượng



                                                            
     1.    

        “Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than...”
Đón đưa, một chiếc đò ngang
Nắng qua miền Hạ, mưa tàn cuối Đông
Hai nhà cách một dòng sông
Cùng chung nắng lửa, mưa dông, bến chờ
Chờ cho mỗi phút thành giờ
Đường quê vắng ngát đôi bờ cỏ non...
Em sang dáng nhỏ thon thon
Nắng Xuân trải nhẹ, gót son đỏ hồng
Vườn yêu nước Nhược, non Bồng
Yêu cho rộng biển, dài sông, tím chiều
Trong vòng tay ấm hương yêu
Trời Xuân buông gió, tóc chiều bay bay
Nắng qua kẽ lá lay lay
Rơi trên môi mắt, tình say êm đềm...
Em về... buồn lắm không em
Bước chân lối cỏ, dáng mềm trinh non
Cuốc kêu xa bạn mỏi mòn
Sương buồn đọng lại trên con mắt hồng...

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

TÌNH ANH / Lệ Hoa Trần – TÔI VẪN BIẾT / Thủy Điền


Hai nhà thơ Thủy Điền và Lệ Hoa Trần


TÌNH ANH

Ngày đầu tiên gặp gỡ
Hai kẻ lạ, người xa
Nhìn nhau qua ánh mắt
Ngỡ như gió thoảng qua

.....người đã thuộc về ta
Ta đã thuộc về người
Nghĩ cũng thật buồn cười
Tình yêu là thế đó

Y như một giấc mơ
Tình anh đã gởi trao
Hồn nào mà chẳng chao....
Bỗng dưng và bỗng dưng

Trái tim em lửa bừng
Giữa mùa đông giá lạnh
Lòng như chim vỗ cánh
Bay bổng tận trời cao.

Lệ Hoa Trần
20-3-2019


Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

NHẠC SĨ ĐẶNG NGỌC ĐỘ




        Bút danh: Ngọc Độ
        Sinh: 1955
        Quê: Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
        Chỗ ở hiện nay: 168 Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định.
        ĐT: 0949579600 và 03503839026
        Văn hóa: 10/10
        Chuyên môn: Trung cấp VHNT, Nhạc công Ghita Bas.
        1972 – 1977: bộ đội chiến trường B thuộc Bộ Tư Lệnh Thông tin Liên lạc.
        1978 – 1985: Công tác tại Xí nghiệp Mạ điện Nam Định.
        1985 – 1987: Nhạc công Đoàn ca múa nhạc Hà Nam Ninh.
        1987 – 1997: Công tác tại Nhà Văn hóa Liên hợp Dệt Nam Định.
        1997 – 2001: Nhạc công Đoàn Ca múa nhạc tỉnh Nam Định.
        2001 – 2011: Công tác tại Nhà Văn hóa 3 – 2 tỉnh Nam Định rồi nghỉ hưu.
        Là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định.

        Tác phẩm:

        - Quê hương mùa xuân : Tập ca khúc. – H.: Âm nhạc, 2014. – 47 tr. ; 26 cm.
        - Đĩa CD tuyển ca khúc Ngọc Độ gồm 20 bài.
        - Một số đĩa CD phổ nhạc cho thơ của một số tác giả..

VŨ TUẤN VIỆT – HỌA SĨ TRẺ TÀI NĂNG / Viết Dư



         Họa sĩ Vũ Tuấn Việt bên các bức tranh: “Chênh vênh” (bên phải) và “Vùng đỏ” (bên trái).

        Với phong cách vẽ hiện đại theo mô típ Lập thể - Biểu hiện, đề cao yếu tố cảm xúc, phản ánh hình tượng nghệ thuật thông qua cách vẽ gợi hình, gợi ý, họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt (27 tuổi), hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam là làn gió mới cho hội họa Nam Định. 

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là của ai? / Trần Hưng



a sẻ Twitter
        “Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người Việt trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích, nguồn gốc của “Nam quốc sơn hà” vẫn còn là một dấu hỏi…

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

BÓNG CHIỀU / Lê Hoa - NGÀY EM ĐI - DỞ... CÂU HẸN HÒ / Thủy Điền






BÓNG CHIỀU

Câu thương, câu nhớ chiều nay
Ai gieo văng vẳng bên tai nghe buồn
Như con Sáo...độc trên nương
Thở than lẻ bạn giữa đường chơi vơi
Người ơi! Người hỡi người ơi
Bao năm vạn dặm để tôi một mình
Hoàng hôn, nắng cháy, bình minh
Thương thương, nhớ nhớ  ngày.... nhìn phương xa
Măng non giờ đã tre già
Quanh ta còn lại xa xa bóng chiều.

Lê Hoa
16-3-2019

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

TRÊN SÔNG TIỀN – TRÊN SÔNG HẬU – ĐẤT MŨI CÀ MAU / Trần Đăng Tính





(Cảm tác trong chuyến du ngoạn miền Tây từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tháng 3 năm 2019)

     TRÊN SÔNG TIỀN

        Dừa xanh nước đục (1) thuyền trôi
Mơ màng ngắm cảnh thương người đò đưa

       Tiền Giang sóng nước như mơ
Hoa thơm trái ngọt đón chờ du nhân

       Vườn xanh, sông rạch, tình dân…
Miền Tây đất lạ dễ gần dễ thương…
       Trái dừa nước ngọt lạ thường
Bến Tre dáng đứng quê hương quật cường

Đờn ca tài tử miệt vườn
Hoài lang dạ cổ… vấn vương nỗi niềm…

         Dân ca em hát hồn nhiên
Cù lao Lân(2), Phụng(3)…  ơi! Miền nhớ nhung…

                                     10-3-2019
……………….

Chú thích:
  (1) Thuyền chèo trên kênh rạch nước thủy triều xuống.
  (2) Cù lao Lân tỉnh Tiền Giang.
  (3) Cù lao Phụng tỉnh Bến Tre.


Hà Nội Tiếu lâm Truyền kì (Kì 121-2019): PHẢI GỌI MẤY ÔNG NHÀ TA BẰNG CỤ / Vũ Duy Chu





        Đẹt bảo Tèo:
        - Mày có biết cái anh chàng người nước ngoài không tay không chân hồi tháng 5 sang nước ta diễn thuyết không?
        Tèo:
        - Anh ta là người Úc, gốc Serbia, tên là Vujicic, sinh năm 1982, hiện đang sống ở Mỹ. Thôi, mình cứ đặt cho anh ta cái tên Việt là Vũ Di Xích, giống Phan Văn San Tốt, thủ môn người Braxin của đội bóng Đồng Tâm- Long An cho dễ gọi. Năm 21 tuổi Xich tốt nghiệp Đại học với tấm bằng kép hai ngành Kế toán và Lập kế hoạch Tài chính. Anh ta còn viết sách kiêm nhà diễn thuyết có hạng. Xích đã đi rất nhiều nước trên thế giới diễn thuyết về đề tài ‘’Chiến thắng số phận nghiệt ngã’’….

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

NHẶT NHẠNH DƯỚI TÁN XANH / Phạm Ngọc Khảnh



Phạm Ngọc Khảnh


(Đọc tập thơ “Thản nhiên xanh” của Đỗ Phú Nhuận, NXB Hội nhà văn. Tháng 9/2018)
Đúng như chùm hoa tác phẩm 6 bông, anh đã treo trên trang bìa cuối sách. Lần lượt bông đầu là Ngọn gió tình yêu, tiếp đến Mênh mang tình sóng; Khói thơm; Cây lá nõn; Thức với dòng sông và hôm nay còn thơm mùi mực: “Thản nhiên xanh”. Nếu tính từ tập thơ đầu tới nay đã ngót ba chục năm rồi. Ấy là chưa kể những tuyển tập in chung dày dặn và cuốn sách sắc nét “Ngàn năm thương nhớ” gồm bài của những tác giả trúng giải thi thơ lục bát do báo Văn Nghệ phối hợp với 5 cơ quan, báo chí TW tổ chức cơ đấy.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

MIỀN TƠ LỤA / Hoài Ngọc Anh


Ảnh minh họa lấy trên mạng


(Kính tặng làng dệt Cự Trữ)

Về nơi má thắm chỉ hồng
Ào ào mưa đổ mà không ướt đầu
Thương ai đá nối nhịp cầu
Cho bao trai gái gặp nhau sớm chiều
Con đường(1) lưu dấu tình yêu
Bao nhiêu viên gạch bấy nhiêu tấm lòng
Dâu xanh thắm bãi sông Hồng
Sa quay, tơ dệt, nắng hong tơ vàng
Nhớ ngày nhập ngũ lên đàng
Bên cầu khăn thắm vội vàng trao tay
Cành gạo thương tích(2) đạn Tây
Máu loang chùa cổ đến nay còn hồng
Từ ngày người ấy sang sông
Tôi về sự hội thầm mong gặp nàng
Bàng hoàng bên giá kiệu vàng
Người xưa thấp thoáng mơ màng trong tôi
Chùa thiêng thổn thức đất trời
Tháng ba hội mở, người ơi! Có về?

Hoài Ngọc Anh
……………

Chú thích:
  (1) Đường làng xưa nát bằng gạch đỏ xếp nghiêng. Mỗi cô gái trong làng mỗi khi lấy chồng đều có nghĩa vụ lát một đoạn đường gacchj theo quy định.
  (2) Cây gạo đầu làng bên chùa bị đạn địch đốn đứt một cành thời kháng chiến chống Pháp.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

KHÓC MÀ CHI - ĐÊM ĐẺ LẠI TRONG TÔI / Thủy Điền





KHÓC MÀ CHI

Khóc chi cho lệ tuôn trào
Cho đêm chao động khổ đau dâng ̣đầy
Khóc chi cho má thêm gầy
Cho da thôi thắm cho mài thôi cong
Khóc chi cho mắt lưng tròng
Gương xinh nhờ nhạt, nét hồng phôi pha

Khóc chi cho kẻ xa nhà
Sầu - thương hai nỗi đường xa không đành
Quê nhà xin cố dỗ dành
Gương xinh còn mãi bên cành yêu đương
Mắt xanh sáng tỏ một vườn
Môi son, má đỏ mười thương vẹn toàn

Thôi đừng khóc nữa em ngoan
Người đi xin hứa giặc tan sẽ về.

15-3-2019

MAY MÀ CÓ ANH / Lệ Hoa Trần





Có  chồng Thi sỹ..... tuyệt vời.....
Tuy nghèo vật chất, nhưng vui tinh thần
Đêm đêm đầu lót tay chàng
Nằm nghe thơ phú vô vàn sướng sung
Tâm hồn bay bổng không trung
Lạc vào cõi mộng giữa chừng không hay

Chùm thơ trích giới thiệu Tập sách PHẠM NGỌC THÁI - CÁNH ĐẠI BÀNG của THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN / Phạm Ngọc Thái



Phạm Ngọc Thái Cánh đại bàng của thi ca đương đại


        1. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT TÁC PHẨM

        -  Tập sách dầy tổng cộng 299 trang (kể đến tờ cuối cùng). Khổ rộng 14,5 x 20,5cm, được NXB Thanh niên ấn hành mùa xuân 2019.
        -  Nội dung sách gồm:
        a/. Bình luận tác giả và tác phẩm, với tiêu đề: PHẠM NGỌC THÁI *  CON NGƯỜI VÀ THI CA... dài 72 trang sách. Do Bùi Văn Dong (nguyên Giảng viên Trường ĐH Quốc gia) giới thiệu.
        b/. Với 15 bài bình phẩm khác, của nhiều tác giả bình thơ đặc sắc Phạm Ngọc Thái.
        Hầu hết là những bài viết mới, tác giả chưa cho xuất bản lần nào - Tuy nhiên, cũng có vài bài bình thơ hay Phạm Ngọc Thái...  lấy ra từ Tập sách: PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI xuất bản 2014, để tác phẩm lần này thêm cao giá trị.
        c/.  Tổng cộng 68 bài thơ lớn nhỏ - Trong đó có đề mục, do Nhà văn Trần Đăng tuyển chọn giới thiệu với tiêu chí: PHẠM NGỌC THÁI * 5 TUYỆT TÁC và 22 BÀI THƠ HAY!
  

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Trầu Cau (Thơ Tình Lục Bát 2019) / Lê Kim Thượng



 

        Tôi tìm về với... ngày xưa
Câu thơ Lục Bát, ru đưa tình sầu              
        Tôi về trầu héo, khô cau
Em đi tàn “mộng ban đầu…” ngây thơ...
  

ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU / Đặng Xuân Xuyến



        - Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến ; xuất bản năm 2006 -



        Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).
        Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, nhất là NGỌC HOÀNG (thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu), tuy nhiên khi thỉnh đồng người ta không thỉnh NGỌC HOÀNG mà người ta chỉ thỉnh các vị thánh sau:

TẾ EM DÂU / Trần Mỹ Giống







Trời Nam Định mây vần u ám
Đất Xuân Trung gió lặng nghẹn lời
Tin như sét đánh rụng rời
Thím Vân thôi đã về nơi Niết Bàn

Mới hôm qua thím còn vui vẻ
“Bác cả ơi em khỏe thật rồi”
Ai ngờ căn bệnh chết người
Thím đi đột ngột không lời giối giăng

BIỂN ĐÔNG HỒNG MÃI TRÁI TIM NGƯỜI / Trang Hạnh





Kính viếng hương hồn những chiến sĩ Gạc Ma

Biển Đông cơn sóng nghìn trùng
Việt Nam triệu người một mối

DUYÊN / Kha Tiệm Ly





Hoa đem sắc tặng cho đời,
Hoa đem hương tặng cho người.
Ngặt nỗi trong muôn hoa vườn, hoa dại,
Chẳng cánh hoa nào dành tặng riêng tôi!

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

TRÁI NÀO BẰNG TRÁI TIM EM / Lệ Hoa Trần - MAI TÔI VỀ / Thủy Điền



Trái Nào Bằng Trái Tim Yêu

Vải tơ, chăn chiếu, nệm hồng
Chỉ là tạm bợ cho lòng bớt....câm
Sao bằng hơi ấm tình chàng
Sao bằng da thịt người thân ôm choàng
Rượu nào sưởi trọn tim non
Bằng đôi mắt tỏ, cười giòn bên nhau
Lời nào xóa sạch tim đau
Bằng đôi môi mỏng trót trao đêm sầu
Tình nào mới biết tình sâu
Từng đêm âu yếm gối đầ̀u sẻ chia.

Lệ Hoa Trần
10-03-2019

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

ĐỌC: RÉT BÂN NHỚ MẸ - NGÀY 8 THÁNG 3 / Đặng Xuân Xuyến



Nhà thơ Bùi Cửu Trường


RÉT BÂN NHỚ MẸ

Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá? 
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?

Hà Nội Tiếu lâm truyền kì (Kì 120-2019): CHỈ NHƯ GÃI GHẺ / Vũ Duy Chu




        Hưởng ứng phong trào ‘’Tỉnh tỉnh Lễ hội Xuân, huyện huyện Lễ hội Xuân’’, nhân thể một đình làng huyện X vừa được công nhận là Di sản quốc gia, lãnh đạo huyện liền Tổ chức Lễ hội mừng Di sản rất hoành tráng.