Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

MỜI CÁC VĂN NHÂN, THƯƠNG GIA, CHÍ SĨ… (Có khả năng và có ham vọng) LƯU DANH TÊN TUỔI MÌNH TRƯỜNG TỒN MÃI MÃI (Đóng góp "cổ phần" để trở thành tác giả các tác phẩm văn học: Tiểu thuyết và kịch rất có tầm vóc) / PHẠM NGỌC THÁI

 

              


       Về sự nghiệp văn học, đến nay Phạm Ngọc Thái đã sáng tác và xuất bản gần hai mươi tác phẩm các loại:

       -  Mười một (11) tác phẩm thi ca và bình luận.

       -  Hai tiểu thuyết

       -  Sáng tác 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ.

THƠ VŨ MẠNH QUANG TRÊN TRANMYGIONG.BLOGTIENGVIET.NET

 


       Tác giả Vũ Mạnh Quang, Sinh ngày 26-2-1948. Quê: Xuân Bắc - Xuân Trường – Nam Định. Hiện trú tại 15 phố Bến Thóc – Thành phố Nam Định. Điện thoại: 0942821948. Email: manhquangnd@gmail.com

 

CẦU MONG

 

Mẹ như "dấu hỏi" biết đi

Cái đòn gánh thẳng... lệch ghì nỗi đau

Rổ sề kéo trước đu sau

Đựng sao hết nỗi cơ cầu kiếp nhân

 

Tự đi bằng một đôi chân

Ngẩng đầu về phía mắt ngân ngấn đời

Hoàng hôn cứ thản nhiên trôi

Cầu mong mẹ vẫn còn nơi để về...

 

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

VIẾT CHO CON / Đặng Xuân Xuyến

 



 - với con yêu Đặng Tuấn Hưng -


Ừ bố già. Bố hay nhắc chuyện xưa

Hay cảnh giác ẩn phía sau mạng ảo

Hay nhắc lỗi để con dần hoàn hảo

Ừ bố già. Bố khác bố người ta.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

LÀM THƠ – CÁ TỰ TRÁCH MÌNH – FACEBOOK LÀ TÌNH YÊU, TÌNH BẠN / Lê Văn Hy

 

       


 

                     LÀM THƠ

 

              -1-

              Có vần chưa hẳn là thơ

       Nhưng thơ không thể thờ ơ có vần

 

              -2-

              Làm thơ không chỉ riêng ai

       Chút năng khiếu, chút khôi hài, mộng mơ

 

              -3-

              Thơ thời sự vốn không hay

       Nhưng nhìn… chả nhẽ khoanh tay đứng nhìn

 

HỌA SĨ HỒ Y / Trần Mỹ Giống

 


 

       LỜI MỞ:

 

       Lần đầu tiên họa sĩ Hồ Y gọi điện cho tôi:

       - Ông Giống ơi! Mời ông tới nhà tôi, xem tranh của tôi, và cho tôi một nhận xét.

       - Ôi trời! Em chuyên nghiên cứu phê bình, nhưng cái món hội họa thì em dốt đặc, có biết gì lí luận hội họa đâu mà nhận xét tranh được ạ!

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ VỀ MÙA ĐÔNG / Lê Văn Hy

 




MÙA ĐÔNG VỀ VÙNG QUÊ

 

       Thu qua cánh nhạn xuôi nam

Nhường cho đông tới đi làm heo may

       Hè bao thứ quả tròn đầy

Giờ xanh xao chuối, lắt lay bưởi vàng

       Trẻ em cắp sách tới trường

Khăn len bố quấn, áo choàng mẹ trao

       Rét khan chẳng ngại mưa rào

Áo mưa gấp lại, áo phao mặc lồng

       Vụ chiêm cầy ngả đã xong

Tháng khô hanh để trắng bong luống cầy

       Mùa đông mong chóng ngại chầy

Ruộng mong đổ ải đợi ngày cấy xuân ./.

        

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ LÃNG MẠN TUYỆT HAY / Nguyễn Đình Chúc

  


              VÁY THIẾU NỮ BAY

 

                        Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

                   Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên

                                                  Nguyễn Du

 

                                         *

 Váy thiếu nữ bay để ngỏ

Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong

Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở

Tìm vào cung cấm của em...

 

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

TIẾNG RAO HÀNG RONG XƯA / Kha Tiệm Ly

 

 


                            Phiếm luận

       (Bài nầy chỉ nói trong phạm vi Thành Phố Mỹ Tho xưa, nhưng có lẽ những nơi khác cũng không khác mấy).

                                  *

       Cái tựa có vẻ hơi dư chữ “hàng rong”, vì nếu hàng không bán rong thì không ai rao cả. Lại dư chữ “xưa”, bởi nếu bán hàng rong là phải rao, không xưa, nay gì hết! Hi hi! Nó “dư” cũng như tiếng rao của người bán hàng rong: Nó “có kinh có kệ”, có bổng có trầm vậy thôi: Thay vì nói: “Chè đây! Chè đây!”, thì người bán rao trong veo, lanh lảnh có bài bản như vầy: “Ai… ăn chè… đậu đen, bột khoai, nước dừa , đường cát ho…o…ng?”

ĐỌC “TRUYỆN NHẶT” CỦA TRẦN MỸ GIỐNG / Châu Thạch

 



       Nhà văn Trần Mỹ Giống quê Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định. hiện trú tại Thành phố Nam Định. quản trị trang mạng https://tranmygiong.blogspot.com  vừa xuất bản tập sách có tên là “Chuyện Nhặt”.

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ THÁNG MƯỜI / Châu Thạch

 




EM THÁNG MƯỜI

        

Có phải vào tháng mười

Mình gặp nhau không nhỉ?

Anh gọi em tuyệt mỹ

Chính là em tháng mười!

 

TRÀ LŨ XÃ CHÍ / Lê Văn Nhưng

        


       Phòng Địa chí Thư viện tỉnh Nam Định dịch theo bản chữ Hán của họ Trần xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định,1997.

       Lời nói đầu

       Xã có xã chí, như nước có lịch sử vậy. Lịch sử một xã bao gồm: tình hình chính trị khi mạnh khi yếu từ trước tới nay, các luật lệ, mọi phong cách, trải qua các triều đại đem viết ra nối tiếp, tìm hiểu đất đai từ khi mới lập ấp, các nhân vật tiêu biểu của các dòng họ, các phong tục tốt đẹp để ghi chép lại. Xã cần phải có xã chí. Đó là điều không thể thiếu được. Xã ta hiện không tìm thấy có xã chí, có phải là vì binh lửa năm Đinh hợi (1827) mà thất lạc ? Thời kì ấy những người am hiểu quá khứ thì không hay thuật lại, có người hay kể lại thì không biết rõ ràng. Vì vậy đến nay xã ta không có xã chí.

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

TRUYÊN NHẶT* / Châu Thạch

 


 

Truyện Nhặt Trần Mỹ Giống

Nhặt những điều cao rộng

Lời nói và hành động

Đầy dẫy tính nhân văn

 

Bút viết lời sâu nhiệm

Ý thơm mùi gió trăng

Từng dòng sông sáng chữ

Lung linh ngàn hoa đăng

 

Chuyện nhặt nhưng không nhặt

Sàng sảy hạt đời thường

Tìm tinh túy văn chương

Tặng cho đời chuổi ngọc

 

Sách vào tay say đọc

Ngẫm tình đời đục trong

Đúng sáng tác hoài mong

Cảm ơn Trần Mỹ Giống.

 

         Châu Thạch

…………….

* “Truyện nhặt” là tên một tác phẩm của Trần Mỹ Giống

GS.TS. KHOA HỌC TRẦN NGỌC THÊM THỰC RA CHỈ LÀ MỘT KẺ ĂN CẮP / Trần Mạnh Hảo

       


       “Cơ sở văn hóa Việt Nam” khoa học hay truyền thuyết?

       PGS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm đã đạo văn (lấy – ăn cắp – toàn bộ hệ thống trong cuốn “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

TRUYỆN NHẶT : Tản văn. - [T.1] / Trần Mỹ Giống

 



       TRUYỆN NHẶT : Tản văn / Trần Mỹ Giống. – H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2021. – 196 tr. ; 21 cm. – T.1

 

       LỜI THƯA

Thưa các bạn đọc!

Mỗi khi quần tam tụ ngũ với bạn bè, chúng tôi thường tếu táo chuyện trên trời dưới biển. Nhiều khi có ông bạn nào đó kể một câu truyện gì đó thấy hay hay, tôi bèn ghi nhớ rồi viết lại thành mẩu để đọc chơi lúc trà dư tửu hậu. Tất nhiên là tôi có nêm tý gia vị cho truyện đỡ nhạt.

Có khi bất chợt gặp sự việc, lời nói, hành động của một ai đó gây ấn tượng cho mình, tôi cũng ghi lại, nhiều khi chẳng thêm mắm muối thì tự nó cũng nói được một điều gì đó.

Lại có lúc tôi gặp chuyện gì đó vui buồn về người thân, về bản thân, tôi cũng ghi lại, gửi tâm hồn tình cảm mình trong đó. Âu đó cũng là một cách tự giải tỏa về mặt tinh thần, thể hiện tình cảm suy nghĩ của mình, và xả trét.

Ghi được mẩu nào là tôi lên trang mạng Facebook.

Mấy ông bạn văn bạn đọc khuyên tôi tập hợp những mẩu truyện trên Facebook thành tập, để đọc chơi cho vui, để cười, để suy ngẫm.

Tôi nghĩ truyện mình viết chẳng qua chỉ là những mẩu nhỏ nhặt để thỏa mãn chính mình, nhưng được bạn bè động viên khích lệ nên tôi mạnh dạn trình làng Truyện nhặt Trần Mỹ Giống tập 1, mong góp cho bạn đọc những phút giây thư giãn.

Xin cảm ơn các bạn đã đọc.

     TRẦN MỸ GIỐNG

 

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

SÓNG XANH: Tập thơ / Trần Thị Nhật Tân

 



 SÓNG XANH: Thơ / Trần Thị Nhật Tân. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2019.

 

MỪNG TUỔI ĐẢNG

 

Mừng tuổi Đảng tám lăm

Trang sử vàng sáng chói

Mừng bốn mươi năm tròn

Ngày miền Nam giải phóng

 

CHÙM THƠ TRẦN BÚT

 


Tranmygiong.blogspot.com giới thiệu:

       Nhà thơ Trần Đăng Bút, bút danh Trần Bút, người Năng Tĩnh, thành phố Nam Định. Ở tuổi 92, cụ Trần Đăng Bút vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát, tiếng nói sang sảng, hoạt động thơ văn đều đều… Trang chủ trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Trần Bút đăng trên trang nhà. Mời các bạn đọc.

 

              BẤT BẰNG

 

       Chú Khách hạ đặt giàn khoan

Vào sâu lãnh hải Việt Nam rõ rồi

       U bò bịa đặt lôi thôi

Bản đồ khắc họa ngàn đời còn đây

       Nghĩa tình tráo trở ai hay

Đằng chân lại lấn, lần này không yên

       “Tàu xì” ở chẳng chính chuyên

Để cho “Nam Nhẩn” nổi cơn bất bằng.

 

 

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

CHIỀU NGHIÊNG: Thơ lục bát 2021 / Lê Kim Thượng

 

        


                                  

       Sông buồn... cong mấy nhịp cầu

Để cho hai đứa... hai đầu lời ru

       Em xa khuất nẻo sương mù

Chìm trong hư ảo Tiếng Thu tím sầu

Bên dòng sông trắng Mưa Ngâu

Nước trôi, trôi mãi... bóng cầu ngã xiêu

Em ơi đứt một cánh diều

Vườn yêu héo úa tiêu điều tàn phai...

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

ĐI QUA THỜI ĐẠI DỊCH : Trường ca / Lưu Sơn Tự

 




Vậy là đã có vắc xin
tôi theo dõi và nghe thông tin
thời sự
tôi nghe từng lời đọc từng con chữ
Tôi không thể mơ hay là tưởng tượng
tôi phấn khởi và vui sướng
Hết chạy ra lại chạy vào
dường như cánh cổng nhà tôi cũng
muốn gào
muốn thét

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ VIẾT THEO THUYẾT BẢN MỆNH CỦA KINH THÁNH / Đào Viết Minh

 

       


 

            LÀM MA EM VỢ              

Viết theo quan điểm Phật giáo trong Kiều của Nguyễn Du

 

Em kết liễu. Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"!

Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi

Anh thắp cho em một nén nhang đời

Và lễ tạ: Nam-mô-di-phật

 

BỎ YÊU / Đặng Xuân Xuyến

 



- Với PTT -

 

Em nhắn gửi ta mấy ý yêu

Nào mây lãng đãng quắt quay chiều

Nào hanh hao nắng se se lạnh

Nào mấy bữa nay lá rụng nhiều.

 

BẮT ĐẦU - KẾT THỨC – VÍ DỤ NGÀY MAI / Châu Thạch

 


  

BẮT ĐẦU - KẾT THÚC 

(Cảm tác một bài thơ) 

 

Bắt đầu ở đâu? Dễ hiểu 

Khi tôi gặp ẹm là bắt đầu tất cả 

Kết thúc ở đâu? Dễ hiểu 

Khi em quay lưng đi về một ngã 

 

Sách mới: TRUYỆN NHẶT / Trần Mỹ Giống

 


       Tác phẩm vừa in xong:

        TRUYỆN NHẶT: Tản văn / Trần Mỹ Giống. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2021. – 196 tr. ; 21 cm. – [Tập 1]

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

NƠI ĐÂY / Trần Bút

               Thân tặng Trần Mỹ Giống

 


Nơi đây kho chữ một thời

Nơi đây còn mãi những lời thiệt hơn

Nơi đây từ ngữ văn chương

Nơi đây lưu lại tiếng thơm bao người

Trần Mỹ Giống bạn thân tôi

Xưa sao nay vậy vẫn ngời văn thơ

Bây giờ và chẳng bao giờ

Nơi đây chữ nghĩa văn thơ vắng người

 

                     14-10-2021

                       Trần Bút

 

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

CÂU ĐỐI MỪNG ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH / Đỗ Trác

       

Dịch giả Đỗ Hữu Trác (Người cao)

             

       Đặng Đức Địch (20/8/1816 – 04/8/1896) tự Cửu Tuân, hiệu Côi Phong, đỗ Cử nhân năm 1848, đỗ Phó Bảng năm 1849, làm quan trải các chức: Tri huyện Hàm Yên, Tri phủ An Bình, Đốc học Hải Dương, Đốc học Bình Định, Giám sát Ngự sử, sung Tập Hiền viện Tu soạn… Năm 1873 bị bệnh, ông xin về quê an dưỡng và nuôi mẹ già, Năm 1874 triều đình triệu ông ra làm Đốc học Nam Định, Thị giảng học sĩ, sung Sử quán Toản tu, Hồng Lô tự khanh, năm 1883 được giao chức thự Tuần phủ Quảng Ngãi, 1884 thăng Lễ bộ Tham tri, sung Sử quán Toản tu, lĩnh Lễ bộ Thượng thư, 1886 sung Kinh diên giảng quan(1)… Những năm 1873-1875 ông được Cai Tổng Lê Như Lâm mời về làng Trà Lũ dạy học, là thầy dạy học nâng cao của Cử nhân Lê Văn Nhưng – tác giả cuốn Trà Lũ Xã Chí(2).

      Ông là người nghiêm cẩn, mực thước, mô phạm, và… rất kỹ tính(3). Ông cao lớn, quắc thước, tiếng nói sang sảng.

      Trong dịp mừng thọ bát tuần của ông, nhiều bè bạn, học trò, quan viên, văn thân hàng xã, họ tộc đều có đối, trướng mừng.

CHÙM PHÚ CHỦ ĐỀ COVID19 / NGUYỄN PHÚC VĨNH BA, CAO BỒI GIÀ

 




PHÚ CHẠY DỊCH HỒI CƯ / Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

 

1. Hỡi ơi!

Đời chẳng đơm hoa,

Người chờ chi trái.

Quê nhà đấy nghìn trùng yêu dấu, cho tụi tôi về dù sớm đói chiều no,

Thành phố đây một thuở thân thương, há phe mình ở để ngày tàn tháng bại.

Xưa mộng ước có ngày mai tươi sáng, rực rỡ trong ngoài,

Nay tan hoang giữa cõi lạ mịt mùng, lạc loài xa ngái.

Dẫu phụ bạc lần này,

Khỏi lục trầm(1) mãi mãi.

Đất khách hỡi, hãy hiểu thương những số phận khổ nghèo,

Bà con ơi, chớ nói rủa bao ngôn từ ngang trái.

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ NGÀY DỊCH / Châu Thạch

 



           NGƯỜI ĐI! 

 

Người đi, đi mãi trong mưa nắng 

Đêm xuống, nằm trên cỏ vệ đường 

Chén cơm chờ đợi dân trao tặng 

Điếu thuốc, niềm đau đốt dưới trăng 

 

Người đi, đi mãi, đường hoang vắng 

Làng nước hai bên đứng lặng câm 

Những cổng chận đường như núi cấm 

Dễ gì qua ải, thép gai ngâm. 

 

Người đã rời quê tìm đất sống 

Cơn dịch hung hăng, mất chổ làm 

Nhà thuê, gạo mắm không còn nữa 

Phúc lợi nghe hoài thôi hết ham 

 

Người đi, về lại quê hương cũ 

Nghèo đói năm xưa lại đói nghèo 

Tiến thoái lưỡng nan vì lệnh cấm 

Lưng còng, gối lỏng, mõi vai đeo 

 

Lẻo đẻo đường xa vợ bám theo 

Con thương thất thẻo vượt qua đèo 

Muốn nằm ngay xuống làm giun dế 

Để có một hang, có lối về 

 

Đêm khuya thao thức nghe hương cỏ 

Nước mắt tràn trên nỗi tái tê 

Người đi muốn chết cho quên hết 

Ngặt vợ con kia, phải cố về ./. 

 

NỠ NÀO THẾ EM / Đặng Xuân Xuyến

 


 

Nỡ nào gọi anh bằng chú

Để anh nói chuyện không vào

Nhìn nhau có chiều gượng gạo

Chuyện trò cứ nhạt làm sao

 

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

NƠI ẤY MẸ MONG

 Nhạc và lời: Randy

Thể hiện: Trần Mỹ Giống

 


MỘT TRĂM CÂU ĐỐ VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

 



100 câu đố về lịch sử Việt Nam của Đào Hữu Phương:

 

1. Vua nào mặt sắt đen sì?

2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?

3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?

4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?

5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?

THU VÔ NGÔN TRONG THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN – CHÂU THẠCH VÀ LỜI BÌNH CỦA ZULU DC / Châu Thạch

 



I - THU VÔ NGÔN 

               Thơ Trần Thoại Nguyên 

 

Thu rừng thông lặng câm 

Đồi cỏ hoa âm thầm. 

Vầng trăng khuya vàng lạnh 

Đáy hồ in thu tâm. 

 

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ TỨ TUYỆT VŨ VIỆT THẮNG

 



                       MƠ THỊ MẦU

 

                  Lẳng lơ danh tiếng đã lâu

          Người đời vẫn thích Thị mầu ghẹo sư
               Chiều nghiêng chân bước qua chùa

            Thấy sư quét lá lại mơ Thị mầu .

 

                                                24/10/1012.

 

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

TÁC GIẢ CẦN TÀI TRỢ ĐỂ XUẤT BẢN VÀ CÔNG DIỄN MỘT VỞ KỊCH LỚN / Phạm Ngọc Thái

           (Mời các Doanh nhân – Đại gia hoặc các Chí sĩ có tiềm lực kinh tế hợp tác)   

                                  

PHẠM NGỌC THÁI

       Trước hết, Phạm Ngọc Thái là một nhà văn nhiều tài năng. Một thi nhân lớn của thi ca hiện đại VN – Tên tuổi và các tác phẩm văn học còn sống mãi, vang vọng ngàn thu với nước non.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

CHÚC MỪNG SINH NHẬT 5-10 DÂU ÚT TRẦN THỊ THU

 


       Năm dâu út tốt nghiệp ngành Tin học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là lúc giai út học xong bằng hai Tin học cùng trường. Dâu út thi công chức vào ngành giáo dục Nam Định và dạy tin học máy tính cho trẻ trường tiểu học.

CHÙM THƠ DỊCH TỪ TIẾNG ANH CỦA VŨ VIỆT THẮNG

 



 

      THE SONG OF THE OLD

 

                       Wiliam butler yeats

 

           I rise the dawn, and I kneel and blow

          Till the seeds of the fire pliker and glow 

          And then I must scrub and bake and sweep

          Till star are beginning to blinh and peep

 

           And the young lie long and dream in the bed

           Of the matching of ribbons for bosom and head

           And their day goes over in idleness

           And they sign if the wind but lift a tress

 

            While I must work because I am old

           And the seed  of the fire gets feeble and cold.

 

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

BÓNG MẸ - LỜI RU CỦA MẸ - VUÔNG SÂN CỦA MẸ / Trần Thanh Bình

 



       Chùm thơ 3 bài của Trần Thanh Bình đoạt giải Nhất cuộc thi "Đố ai đếm được lá rừng" của công ty cổ phần ngôi nhà chào buổi sáng GMH tổ chức.

 

BÓNG MẸ

 

Đêm phố thị ồn ào

sâu thẳm giấc mơ quê

 

PHẠM DUY CÒN ĐÓ MUÔN ĐỜI - Y PHƯƠNG: NHẨN NHA SỐNG, NHẨN NHA THƠ / Trần Mạnh Hảo

 

                  PHẠM DUY CÒN ĐÓ MUÔN ĐỜI




        “Thơ hay có thể bị vua bắt

       Trăng nhé nghìn đêm bạc tiếng gà”

       (Trích bài thơ “LÝ BẠCH” của Trần Mạnh Hảo)

       Chúng tôi (TMH) xin mượn tên cuốn sách: “Phạm Duy” còn đó nỗi buồn” của họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ làm tiêu đề cho bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy của mình.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ DỊCH TỪ CHỮ HÁN CỦA TRẦN MỸ GIỐNG TRÊN TRANMYGIONG.BLOGSPOT.COM

 



送友人

 

李白

青山橫北郭,

白水遶東城。  
此地一為別,  
孤蓬萬里征。  
浮雲遊子意,  
落日故人情。  
揮手自茲去,  

蕭蕭班馬鳴。