Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

VĂN NGHỆ SĨ NAM ĐỊNH TRONG MẮT TÔI (Kì 1: NHÀ VĂN CHU VĂN, NHÀ VĂN TRẦN HUY THUẬN) / Trần Mỹ Giống

 


 

1-  NHÀ VĂN CHU VĂN (1922 – 1994)

 

       Ông quê Thái Bình, công tác ở Nam Định. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, UVBCH HNVVN khóa 3, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nam Ninh khóa I và II.

 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

CHÙM THƠ VIẾT Ở BỆNH VIỆN / PHẠM NGỌC THÁI

 

 


 

      KIẾP SỐNG "CÕI TA BÀ"

     Thơ viết trong những ngày cấp cứu ở bệnh viện

 

Một kiếp sống "cõi ta bà" dằng dặc

Yêu thương nhiều, đau đớn cũng chồng cao

Mỗi người một cảnh khác nhau

Mang tham vọng danh lưu muôn đời, vạn kiếp

 

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

DẠY TRẺ BIẾT QUAN TÂM TỚI NGƯỜI KHÁC / Vũ Thị Hương Mai

 



       Dạy con trẻ quan tâm đến người khác ngay từ khi con còn nhỏ. Bởi ở tuổi nhỏ, trẻ thường ích kỷ, nếu thấy mẹ bế trẻ khác cũng ghen tị, thấy trẻ khác có nhiều đồ chơi thì cũng muốn được như vậy. Ngay cả khi trẻ nô đùa ầm ĩ mà cha mẹ thì cần phải yên tĩnh làm việc. Tất cả những điều đó trẻ chưa hề ý thức là mình đang làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng khi vào tuổi tiểu học, sự ý thức và nhận biết của trẻ cao hơn, cha mẹ nên chú ý dạy bảo, trẻ có thể dần xây dựng cho mình thói quen tốt biết quan tâm, để ý đến người khác.

“CHẠM VỪA THÁNG TƯ” THƠ VÕ MIÊN TRƯỜNG - CHẠM VÀO TIM THƠ / Châu Thạch



 

       CHẠM VỪA THÁNG TƯ…

 

       Với tay chạm nắng lưng trời

Màu buồn đổ sóng xuống đời an nhiên

       Mùa đang son những ngọt mềm

Tháng tư vừa chạm đã nghiêng phía chiều…

                 

 Võ Miên Trường

 

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

DẠY TRẺ CÓ THÚ VUI ĐỌC SÁCH / Vũ Thị Hương Mai

 


                                                          Tranh thủ đọc truyện tranh

 

       Khi đã biết đọc, biết viết một cách thành thạo, trẻ sẽ rất ham đọc sách. Vì chúng mong muốn được tìm hiểu thế giới bí ẩn qua trang sách, bởi còn rất nhiều điều thú vị chúng chưa biết mà giờ chúng háo hức muốn biết. Ở tuổi này, trẻ đã có khả năng lý luận và hiểu được những gì chúng đọc. Sở thích đọc này của trẻ cần phải có sự động viên và ủng hộ của cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải chọn lựa và khuyên bảo con nên và không nên đọc những loại sách gì. Đối với lứa tuổi 6 - 7 thì chưa nên đọc truyện phức tạp mà chỉ nên đọc truyện tranh, báo Nhi đồng, các loại sách học ở lớp và những sách có liên quan đến việc học tập của các em.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

TIỆC BÁO HỶ CHÁU TRAI NGUYÊN HOÀNG + BÍCH NGỌC

 



       Sáng 24 – 4 – 2022 diễn ra tiệc báo hỷ cháu Nguyên Hoàng và Bích Ngọc. Bác cả được phân công thay mặt hai họ phát biểu ý kiến. Sóc chuẩn bị không kịp nên ghi hình ông nội chỉ được đoạn cuối. Chụp với hai cháu làm kỷ niệm. 

BÀI THƠ “ĐỢI XUÂN...” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Trịnh Thị Nhâm

 



       Bài thơ ĐỢI XUÂN của Đặng Xuân Xuyến là bài thơ lục bát ngắn 4 câu nhưng rất hàm súc!

              ĐỢI XUÂN...

       Đợi xuân xuân chửa chịu về

Đợi tình tình lại mải mê xứ người

Nâng lên ly rượu tự mời

Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!

                           Hà Nội, 24 tháng 04.2020

                            ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

DUNG THI VÂN BÀI THƠ NGẮN KHÔNG ĐỀ VÀ NỖI ĐAU PHÙ VÂN / Châu Thạch

 



Chiều vạn dặm côn trùng còn biết khóc 

Huống chi ta tâm huyết đoạn thế nhân 

Tình nhân ơi có nghe mùi hương tóc 

Đâu ngọc ngà hay chỉ thoáng phù vân 

               DUNG THỊ VÂN 

 

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

NHỮNG CHUYỆN NGÔ TIẾN VINH KIỂM CHỨNG / Đặng Xuân Xuyến

 



       Cuối năm 2010, Ngô Tiến Vinh về đầu quân cho Công ty Văn Hóa Bảo Thắng, đến cuối năm 2013 thì nghỉ việc. Tiếng là Công ty nhưng thực chất lúc đó chỉ còn lại Nhà sách Bảo Thắng được co cụm, rút về 7/61 Nguyễn Văn Trỗi (Hà Nội) để chờ ngày giải tán nên toàn công ty chỉ có mấy người, vì thế mà tôi và cháu (Ngô Tiến Vinh) có thời gian gần nhau nhiều.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

CHÙM THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ


 


HOA DẠI

(Tâm sự một nhà thơ)

 

Tôi là loài hoa dại

mọc bên đường

tỏa sắc hương

dịu lòng những ông bố

trên đường đến xưởng

những bà mẹ

đi thăm ruộng trở về

 

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

20 BÀI THƠ 4 CÂU ĐỘC VẬN / Đặng Xuân Xuyến

 



THÁNG CHẠP - 2021

 

Lấp ló đầu thôn tháng Chạp về

Thốc chiều, cóng lạnh cả triền đê

Thoảng xa xa vọng lời kinh kệ

Nấc tiếng ai cầu, nghẹn bến mê!

 

Hà Nội, chiều 06 tháng 01-2022

 

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

“PHÚC KHẢO”… XIN LẤY CHỮ “PHÚC” LÀM ĐẦU!

 

          

 

          Kỳ thi công chức thư viện ngành giáo dục năm ấy, thành phố được lấy 9 chỉ tiêu mà có tới hơn bốn chục hồ sơ xin dự thi, trong đó có con dâu lớn nhà tôi.

          Cò mồi đến nhà bảo:

- Thi chỉ là hình thức. Người ta có người sẵn cả rồi. Nếu đồng ý thì chi 80 triệu chúng tôi sẽ lo cho từ A đến Z.

Tôi từ chối.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

CHÙM THƠ CÁO TRẠNG PHÁ RỪNG SỐ 2 : BA MÀU XANH – LỆ CÂY – CHÚ THẰN LẰN CHÉP MIỆNG / Châu Thạch

 



BA MÀU XANH 

 

Ta sống giữa ba màu xanh rất đẹp 

Xanh của rừng, của biển, của bầu trời 

Ba màu xanh như mẹ ở trên đời 

Nuôi ta lớn trong vòng tay cao cả. 

 

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

LỀU CỎ : Thơ Lục Bát 2022 / Lê Kim Thượng

 


 

Nắng chiều thoi thóp chờ ai

Nghiêng nghiêng chiếc bóng đường dài xa xăm

Ngày qua lần lữa tháng năm

Chưa về gõ cửa... Ghé thăm quê nhà

Bây giờ chỉ có mình ta

Một mình ta với xót xa nghẹn ngào

Nhớ về quê cũ... chiêm bao

Túi thơ - Bầu rượu - Gốc đào - Trăng treo...

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

MỘT LẦN GẶP TS HOÀNG XUÂN SÍNH

 

            GS TS Hoàng Xuân Sinh (Ảnh lấy trên mạng)

       Năm 1977 tôi nghỉ phép về thăm vợ con ở Thư viện tỉnh Hà Nam Ninh. Thư viện tỉnh mời Tiến sĩ Hoàng Xuân Sính về nói chuyện giới thiệu tác phẩm “Một số phận vinh quang và cay đắng” của  Liu-Bốp Vô-rôn-xô-va (Nxb. Phụ Nữ 1976. – In lần 2) (Văn học Nga). Tác phẩm kể về cuộc đời của nhà nữ toán học Sofia Vasilyevna Kovalevskaya phải chịu biết bao thiệt thòi khổ sở, hy sinh cả hạnh phúc cá nhân để thực hiện lý tưởng xuất ngoại học tập chiếm lĩnh khoa học... Cùng với vinh quang, nhân vật cũng chịu biết bao cay đắng cuộc đời.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

NGƯỜI CÓ HÀM RĂNG CHUỘT / Trần Huy Thuận

 

Nhà văn Trần Huy Thuận (1935-2013)


        Vào dịp Tết năm trước, Khoa "Răng-Hàm-Mặt" bệnh viện tỉnh H, tiếp nhận một ca bệnh khá kỳ lạ: Hai hàm răng của bệnh nhân bị mòn đi rất nhanh, nếu không được thay thế kịp thời e rằng sắp mòn đến... lợi!

SỐ PHẬN NGHIỆT NGÃ VỚI THI TÀI NGUYỄN BÍNH / Nguyễn Đắc Trung

 

Thi sĩ Nguyễn Bính

       Bút danh: Nguyễn Bính. Họ và tên đầy đủ của ông là Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh ngày 13 tháng 2 năm 1918 (tức mồng 3 Tết năm Mậu Ngọ), tại quê: làng Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thân phụ ông là Nguyễn Đạo Bình làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, thường giáo huấn các con: "Nhà ta quý chữ hơn vàng. Coi tài hơn cả giàu sang ở đời". Thân mẫu là bà Bùi Thị Miện, một phụ nữ thục hiền chịu thương chịu khó. Hai anh trai Nguyễn Mạnh Phác và Nguyễn Ngọc Thụ.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

THỜI ĐẠN LỬA : Tiểu thuyết / Phan Đạt Ninh

 



                       (Bản thảo)

 

       Phần 1: THỜI MỘNG MƠ

 

                           Chương 1

 

       Chiều nay ông Thăng và con gái ra trang trại làm vườn. Trông thấy Minh và Hùng ông đã lên tiếng:

- Hai đứa tối nay vào bác ăn cơm.

       Nghe ông Thăng nói vậy, Hùng lên tiếng:

- Bác mời nhưng con gái bác có mời đâu mà tụi cháu dám vào?

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

ĐỌC “ĐI THEO THỜI GIAN” THƠ PHAN THẠCH NHÂN / Châu Thạch

 


 

ĐI THEO THỜI GIAN 

 

Đêm Nhan Biều 

Nằm nghe 

Tiếng gà gáy khuya giữa trời đêm lạnh 

Tiếng gió vi vu giá rét lạnh trong lòng 

Tiếng thạch thùng chắp lưởi giữa buổi tàn đông 

Tiếng tơ lòng nơi quê nhà ray rứt phận đời lữ thứ 

Chỉ một thoáng qua 

Tôi chỉ dừng chân bên dòng đời muôn nẻo 

Có chị tôi già 

Ngồi nhắc chuyện một thời xa 

Ngày tháng phôi pha 

Tuổi thơ tôi đâu mất giữa quê nhà 

Xa lắm rồi! 

Ôi! Một thời giông bão 

Trời đang xuân mà một chút tàn đông còn lưu lại 

Gặp vội bạn bè 

Gặp lại người quen 

Mình chẳng nhận ra nhau 

Nhưng câu chuyện xưa vẫn chưa quay về hồi kết. 

 

XUÂN DIỆU - CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC / Trần Mạnh Hảo

 


       Đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn: “Thơ, thơ” và “Gửi hương cho gió” trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế?