Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

VUI NGÀY HẠNH PHÚC / PHẠM NGỌC KHẢNH

 

          Tôi có 3 ngươi con rể, 1 người quê gốc Nam Định, hai người xứ Nghệ. Xứ Nghệ nổi tiếng nghèo đói, học hành "Dân cá gỗ" đã hun đúc nên bao nhân tài cho dân tộc. Nhưng cái quý hơn họ là những người con gái con trai sống có hạnh phúc, đạo lý "Giận mà thương". Tôi đã thổi hồn vía ấy vào bài thơ lục bát, nhân ngày hạnh phúc của cháu ngoại Thu Hà (quê gốc miền Trung). Mong nhà văn đồng cảm cho tác phẩm của tôi đến cùng bạn đọc.

                                  Phạm Ngọc Khảnh

 



       VUI NGÀY HẠNH PHÚC

                                 

            Tặng hai cháu Chấn Hưng - Thu Hà

 

       Trời hôm nay đẹp lạ lùng

Nụ cười tươi nở tấm lòng như say

       Hồng hoa chúm chím lung lay

Rượu ngon cùng nhắp ánh ngày bừng lên.

 

BÀI THƠ “CÁI TÔI” CỦA NHÀ THƠ ÁI NHÂN THI SĨ / Đặng Xuân Xuyến

 


 

Nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ (có thêm các biệt danh là Ái Nhân Bùi, Vua Mộng...) viết bài thơ “Cái Tôi” từ 26 tháng 04 năm 2020, như tự răn mình, như trách người, trách đời... đã để "cái tôi tiêu cực” chi phối cuộc sống, phủ mờ và làm tổn thương các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.

 

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

BÀ CHÚA KHO XINH TƯƠI - TÔI VỀ LỄ HỘI ĐỀN HÙNG / Bùi Đức Vinh

 


 

BÀ CHÚA KHO XINH TƯƠI

 

Bà đã đầy nhân trí tín vùng quê

Thường giúp giàu sang

Thương cho kẻ khốn khó

Đâu chỉ một vài lần xơi bạch cốt

Bà khéo tay làm nên bữa tiệc no đời

Thưởng tướng khao quân khi vua dẹp tan giặc dữ

Làng xanh đẹp từ đó

Còn lưu kho nuôi gia tộc muôn nhà

Con cháu mạnh giàu

Đi lễ nguyện cầu

Đâu quên được bà chúa nữ quyền danh.

 

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

MẸ QUÊ 1 – 2 (Thơ Lục Bát 2022) / Lê Kim Thượng

 



      1.

 

      Nhớ Quê… nhớ nhất bóng hình

Dòng sông – Bến nước – Mái đình – Cây đa

Người còn mê mãi phương xa

Quê hương giờ cũng chỉ là… “Quê xưa”…

Nắng xuyên qua lá cây dừa

Chênh chao bóng Mẹ, sớm trưa đi về

Quần nâu, áo vải, nón mê

Chợ tàn, mua gói kẹo quê làm quà

(Con giờ lưu lạc phương xa

Vẫn còn vị ngọt, đậm đà hương yêu…)

      Vui vui tiếng vịt kêu chiều

Được mùa sân trước mọc nhiều đụn rơm

      Óng vàng hạt lúa thảo thơm

Mồ hôi lắng đọng bát cơm ngọt đường

Gió hòa, mưa thuận… Trời thương

Ngát thơm hương lúa bên đường dịu êm…

Chiếu mê trải giữa sân thềm

Một nồi khoai luộc, khói lên nồng nàn

Bà ngồi kể chuyện khàn khàn

Truyện xưa, tích cổ… thế gian, dị thường…..

 

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

NẠN “BÁN ĐỘ” TRONG THƠ / Phạm Đức Nhì

 



Từ Bản Nhạc Lệ Đá

Đến thăm thằng bạn ở Houston. Đem lên cho nó mớ cua biển con nhặt ra trong lúc lựa tôm. Với dân thành phố thì đây là món ngon “quý hiếm”. Xay nhuyễn ra, lọc kỹ lại là có vật liệu chính để nấu món bún riêu cua quê hương mà các bà rất thích.

 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

CÓ ĐÚNG LÀ “VĂN CHƯƠNG CÀNG HAY CÀNG XA SỰ THẬT”? / Phạm Đức Nhì

 




Lý Do Nhà Thơ Dư Thị Hoàn “Bẻ Bút”

Trong thời gian tra cứu để viết lời bình cho bài thơ Tan Vỡ của nhà thơ Dư Thị Hoàn (Cái Tội Không Cài Lại Khuy Áo Ngực) tôi đọc được bài viết “Dư Thị Hoàn: Từng Có 'Tan Vỡ' Gây Chấn Động, Xuất Hiện Sau 10 Năm Đi Tu.”(1)

CÓ MỘT ĐẤT NƯỚC – VĂN THƠ ĐẠI CỒ VIỆT / Kha Tiệm Ly

 


 

CÓ MỘT ĐẤT NƯỚC

 

Ba ngàn cây số ôm nghìn trùng biển lớn,

Ngàn núi cao chọc thủng mấy tầng không

Một đất nước mà cháu con kiêu hãnh:

Mẹ đẹp như Tiên, cha mạnh như Rồng

Trăm sông sâu thương ngàn rạch cạn,

Ngàn núi cao thương vạn ngọn đồi.

Lòng biển lớn thương từng hòn đảo nhỏ

Bởi trăm triệu anh em cùng một giống nòi.

Một đất nước có bốn ngàn năm lịch sử,

Sáu mươi sắc dân cùng giòng máu đỏ au.

Một đất nước trước thù ngông, giặc dữ,

Vẫn hiên ngang, oai dũng ngẩng cao đầu

Vì không muốn sống đời nô lệ,

Nên có Đống Đa, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Giang,

Bút vẫn sáng ngời, gươm vẫn tôi đúng lửa,

Dù đầu rơi, khí phách vẫn ngang tàng.

Có Tô Định, thì có gươm Trưng Trắc

Có quân Minh, thì có hội Lũng Nhai.

Có Lê Chiêu Thống cam cúi đẩu trước giặc.

Thì có Tây Sơn nghĩa sĩ giáo gươm mài.

Hồn tử sĩ uy linh nay còn đó

Xương dựng  biên thùy, máu giữ biển khơi.

Để xanh thẳm từng ngọn rau cọng cỏ

Đâu để chờ ngày tổ quốc trút tàn hơi!

 

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

CA SĨ CHUYỂN GIỚI LÂM CHÍ KHANH VÀ CHUYỆN GIẢI PHẪU ĐỂ CẢI SỐ / Đặng Xuân Xuyến

 


                                                    Lâm Chí Khanh trước và sau chuyển giới

 

       Kỳ 1:

 

       Lâm Chí Khanh - tên thật là Huỳnh Phương Khanh, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1977. Với ngoại hình sáng đẹp, giọng hát truyền cảm, “sở hữu” những ca khúc “đình đám”: Kẻ Cắp Trái Tim, Tình Yêu Sỏi Đá, Sầu Thiên Thu, Chỉ Tại Vì Em, Sóng Gió Tình Ta, Khi Người Đàn Ông Khóc,... đã sớm đưa giọng hát Lâm Chí Khanh thành một ngôi sao thị trường hạng A, một thời “làm mưa làm gió” thị trường ca nhạc phía Nam.

KHÚC KHÓC THƯƠNG CON / Phạm Ngọc Thái

 (Thơ viết ở Bệnh viện)

 


     Con - Phạm Ngọc Bảo

     (7.3.1992 - 22.7.2019)

 

Con đi... để lại lòng u uất

Với một trời thương xót trong cha

27 năm ròng chăm bẵm con thơ

Gặp mối họa đời, chia đôi phụ tử.

 

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

BÁN DÂM và THAM NHŨNG / Trần Huy Thuận

 


       Nguồn: Ngang qua cuộc chơi: Tản văn / Trần Huy Thuận. – H. : Nxb. Văn học, 2009. – Sách in và tái bản ba lần.

 

       Mấy hôm nay, báo chí chính thống cứ ầm ĩ đưa tin về mấy vụ BÁN DÂM của một số “chân dài, hoa hậu, người mẫu”. Làm như vừa “phát hiện” ra một chuyện tầy đình ảnh hưởng lớn tới sự an nguy quốc gia! Việc bán dâm như thế đúng là sự suy đồi trong lối sống của một bộ phận chị em, những phụ nữ xinh đẹp và nổi tiếng. Xinh đẹp, nổi tiếng mà vẫn sẵn sàng bán đi cái phẩm hạnh của mình, cái “đáng giá ngàn vàng”, để mua vui một lát cho các đại gia lắm tiền, nhiều của, rửng mỡ, hám sắc dục. Thật xấu xa, đồi trụy, đáng lên án, mà… cũng đáng thương!

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

BA TẦNG CẢM XÚC TRONG THƠ / Phạm Đức Nhì

 

         


Đọc thơ khác với đọc văn. Mục đích của đọc văn là tìm thông điệp – xem tác giả muốn nói với mình điều gì. Cảm xúc đôi khi cũng có nhưng chỉ là sản phẩm phụ. Đọc thơ thì ngược lại - cảm xúc là chính, thông điệp là phụ. Thông điệp đôi khi chỉ là phương tiện để chuyển tải cảm xúc.

 

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

TRẦN ÍCH TẮC PHẢI ĐƯỢC TÔN VINH LÀ ANH HÙNG DÂN TỘC! / Vũ Bình Lục

 



Trần Ích Tắc (1253-1329) là Hoàng tử con vua Thái Tông Trần Cảnh, do bà Vũ Phi (Vũ Thị Vượng, quê Nam Định) sinh ra. Bà Vũ Thị Vượng là bà Phi thứ 5 của Thái Tông Trần Cảnh. Văn bia làng Miễu, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cho ta biết thông tin rất quan trọng, mà sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (ĐVSKTT) và các sách sử khác không thấy chép. Đó chính là thông tin có từ tấm bia ở miếu cổ làng Miễu, chép rằng bà Vũ Thị Vượng là người đã sinh ra Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Chưa có tư liệu về hành trạng Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng, nhưng hai người con thứ Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật đều xứng đáng được xếp vào bậc thiên tài.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

THÁNG 3 VỀ NHỚ ĐÊM XUÂN... : Chùm thơ tặng V. / Đặng Xuân Xuyến

 


  

THÁNG GIÊNG

    (tặng V yêu)

 

Chạm ngõ đầu xuân đón nắng mai

Lộc biếc run run hứng rét đài

Ngón thon lùa nắng e thẹn ngại

Lúng liếng mắt cười: Đã Giêng Hai.

 

Làng Đá, 17 tháng 2-2022

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

THƠ BÙI ĐỨC VINH

 


 

       Sáng 15-11-2022 nhà thơ Bùi Đức Vinh bất ngờ xuất hiện trước cổng nhà, bấm chuông dứt khoát. Gần một năm rồi mới thấy Vinh đến chơi.

       - Lâu nay đi đâu?

       - Cháu vẫn ở nhà, không đi đâu! Cho cháu mấy tách cà phê!

       Vinh uống liền ba tách rồi say sưa nói về thơ… Đôi lần tôi chèn vào mấy câu nhằm lái chủ đề về thực tại, nhưng Vinh như không nghe thấy, không để ý, vẫn thao thao bất tuyệt như nói với chính mình… Tôi đành im lặng, vừa nghe vừa thiu thiu ngủ gà ngủ gật. Tôi bỗng giật mình vì bàn tay Vinh vỗ mạnh vào vai;

       - Chú cho cháu cái bút và hai tờ giấy!

       Tôi đưa bút và giấy cho Vinh. Vinh viết lia lịa liền hai bài thơ và nhắc đi nhắc lại:

       - Chú nhớ chụp gửi cho báo Tuổi trẻ và Nhân dân số Tết giúp cháu… Chú đăng lên trang của chú nữa. Cháu về đây! Tết chuẩn bị tiền mừng tuổi cháu đấy nhé!

       Thơ Bùi Đức Vinh thể hiện rất rõ trạng thái thần kinh cảm xúc tình cảm của tác giả. Hai bài thơ của Bùi Đức Vinh đây ạ

 

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ “TÌNH YÊU KHÔNG LỜI” / Phạm Đức Nhì

 

 



MỘT KỊCH BẢN THƠ “XẠO”

Kịch Bản Thơ

Có một số bài thơ ngắn, đơn giản, bày tỏ một “mảnh nhỏ” tâm trạng của tác giả trước một khung cảnh, một tình huống nào đó của cuộc sống. Nhưng cũng có những bài thơ dài hơn, bề thế hơn, nói về một “nỗi lòng” phức tạp hơn, nhiều tình tiết hơn. Lúc ấy, bài thơ sẽ như một vở kịch đời và thi sĩ sẽ vừa là biên kịch vừa là đạo diễn, diễn viên… tất tật.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

CHUYỆN BẾP NÚC… (Kỳ 1)

 


 

             MỘT

 

        Một cụ đồng nghiệp cao niên mắng tôi trước hội nghị ba quân:

       - Mày kém tao 18 tuổi mà mày láo quá. Mày lại viết bài gọi tao là tên, tố tao ăn cướp giải thưởng của đồng nghiệp. Tao yêu cầu mày phải xin lỗi tao trước hội nghị hôm nay!

       - Vậy tôi xin hỏi bác, bác có đọc ba trang blog của tôi không? Bài tôi chửi bác là bài gì?

       - Tao không đọc!

       - Không đọc sao bác bảo tôi láo?

       - Có người xui tao!

       - Vậy trước hội nghị ba quân hôm nay, tôi xin tuyên bố: Tôi biết mười mươi các bố ăn gian giải thưởng, nhưng tôi chưa từng viết bài tố cáo. Tôi chỉ đăng bài viết của bạn đọc thôi.

       Nguyên tắc blog của tôi là: Chỉ đăng bài tác giả tự nguyện gửi nhờ đăng hoặc cho phép tải lại. Bản thân tôi chỉ viết bài về những người tôi nể phục yêu mến. Trên các blog của tôi, có nhiều bài tôi viết về bạn bè, đồng nghiệp có mặt ở hội nghị này, nhưng riêng bác thì không có bất cứ bài nào cả!

 

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

YẾU TỐ ĐỒNG TÍNH TRONG THƠ ĐỖ ANH TUYẾN / Đặng Xuân Xuyến

 



 

Đỗ Anh Tuyến làm thơ không nhiều và thơ của anh chủ yếu ghi lại những cảm xúc "chợt đến chợt đi" của tâm trạng cá nhân nên số bài thơ lưu lại trong trí nhớ bạn đọc chắc chỉ ở con số vừa phải so với số lượng bài thơ không nhiều của anh. Thực tình, trong gia tài thơ ngót nghét trăm bài của anh tôi ấn tượng chắc cũng chỉ trên mươi bài mà oái oăm phần nhiều lại là những bài thơ có "vấn đề" về cảm xúc tình cảm trai gái, gây những cảm giác "lạ lạ khó hiểu" với bạn đọc. Bài viết này là chút cảm nhận của tôi về một số bài thơ tình mang “dấu ấn” lạ lạ khó hiểu của Đỗ Anh Tuyến, hoàn toàn không đem ra đo đếm định lượng khen-chê thơ anh bởi Đỗ Anh Tuyến chỉ mượn thơ để ghi lại những cảm xúc "chợt đến chợt đi" của riêng anh như trang nhật ký của tiếng lòng.

4 TRUYỆN NGẮN TRẦN THỊ NHẬT TÂN

 

       


 

- Hạnh phúc bên ta

       - Chúc Tết hàng xóm

       - Làm Nhà

       - Làng Đông

 

 

       HẠNH PHÚC Ở BÊN TA

 

       Lễ Mẫu xong, bà Mận rảo bước về nhà. Bà lo lắng con trai ở nhà lên cơn động kinh. Nó lăn từ giường xuống đất, lại bầm dập mặt mũi.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

ĐỨNG TRƯỚC “CĂN PHÒNG BÍ MẬT” CỦA TRẦN HẠ VI / Phạm Đức Nhì

 



Lời Nói Đầu


Tôi đã chọn và đưa Căn Phòng Bí Mật của Trần Hạ Vi vào danh sách những bài thơ sẽ bình từ khá lâu. Những lúc rảnh rang hoặc đầu óc trống vắng tôi lại đem bài thơ ra nhâm nhi, nghiền ngẫm. Tôi cũng mường tượng một vài bài viết khác – liên quan đến thơ - lấy ý tứ của CPBM làm điểm tựa. Trong loạt bài Thơ Sẽ Đi Về Đâu, theo tôi, đây là bài quan trọng nhất.

 

Sách mới: THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG / Trần Kiều Am

 


 

       Trang chủ vừa nhận được sách mới do nhà thơ Trần Kiều Am gửi tặng:


       THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG NGŨ NGÔN VÀ THẤT NGÔN: Tuyển chọn 10 năm (2013 – 2022) / Trần Kiều Am. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2022. – 115 tr. ; 19 cm.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

THƠ CON CÓC CÓ PHẢI LÀ THƠ? / Phạm Đức Nhì

 



Trong bài Nhân Cuộc Tranh Luận Về Thơ Con Cóc, Thụy Khê đã viết:

 

Khi Nguyễn Hưng Quốc thách Đỗ Minh Tuấn phải chứng minh được rằng Thơ Con Cóc không phải là thơ, Đỗ Minh Tuấn đã vội lo "đây là một thách thức triết học nghiêm túc, nhưng lại là một vấn đề ngụy tạo".

 

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

CẢM ƠN BẠN TỪ THỜI ĐỂ CHỎM TẶNG THƠ

 


Trần Mỹ Giống - Trần Phú Nhè


NHỚ TRẦN MỸ GIỐNG

 

              Tặng bạn Trần Mỹ Giống

 

Nhớ Trần Mỹ Giống thuở ngày xưa

Những đêm trăng sáng tựa trong mơ

Dòng sông lấp lánh sao rơi xuống

Dưới chân cầu gỗ nối đôi bờ

 

TRẦN MẠNH HẢO NGƯỜI TẠO NÊN GIÁ TRỊ MỚI VỀ THƠ / Nguyễn Quang Vinh

 


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo

 

       Những năm gần đây thơ ca nước Việt nở rộ như nấm mọc sau mưa. Thơ ra đời từ những câu lạc bộ thơ của làng, của xã, của hội này, phường kia, của ông này, bà nọ hết thời làm quan đang tìm lối làm dân chưa đặng bèn “tức cảnh sinh tình” mà tìm đến thơ như một sự cứu cánh, một sự khẳng định giá trị bản thân. Thậm chí có ông đang làm quan to cũng ghé vào thơ “một tý” để thể hiện “tầm cỡ văn hóa” của mình. Cũng có không ít nhà thơ tự nhận biết sự cũ mèm của thơ mình, cựa quậy thế nào cũng không vượt qua khỏi cái bóng của các cây đa cây đề, nghe thơ cứ na ná như nhau, có cảm giác dường như đã đọc, đã nghe ở đâu đó, thơ thành ra càng ngày càng nhạt, nhiều người không còn muốn đọc thơ, nghe thơ nữa. Đã thành câu cửa miệng: “Gặp nhau tay bắt mặt mừng/ Tặng gì thì tặng xin đừng tặng thơ”!

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

Sách mới: TRƯƠNG HÁN SIÊU DANH SĨ THỜI TRẦN NGƯỜI CON ĐẤT CỐ ĐÔ HOA LƯ LỊCH SỬ / Đặng Công Nga

 



        Trang chủ vừa nhận được sách mới do đồng nghiệp Đặng Công Nga gửi tặng:

        TRƯƠNG HÁN SIÊU DANH SĨ THỜI TRẦN NGƯỜI CON ĐẤT CỐ ĐÔ HOA LƯ LỊCH SỬ / Đặng  Công Nga. – H.: Khoa học Xã hội, 2021. – 859 tr. ; 19 x 27 cm.