Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

TRAI QUÊ / Đặng Xuân Xuyến

 



       Trai quê, thì rõ trai quê

Dửng dưng phố thị bùa mê trói người

       Thì quê, chỉ sẵn nụ cười

Chỉ trong veo mắt dụ người ngẩn ngơ

       Ờ thì, nửa tỉnh nửa mơ

Trai quê vẫn vậy, vẫn khờ chả khôn...

 

                     Hà Nội, 29 tháng 8-2021

                     ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

HẦU HẾT CÁC GIÁO SƯ, GIÁO SƯ TIẾN SĨ DẠY KHOA VĂN, DẠY NGÔN NGỮ VÀ GIỚI NGHIÊN CỨU VĂN, NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM SUỐT 60 NĂM QUA, ĐÃ MẮC MỘT TỘI LỚN: TỘI LÀM HỎNG TIẾNG VIỆT, TỘI LÀM TRẺ EM SỢ MÔN VĂN HƠN SỢ CỌP / Trần Mạnh Hảo

 

       


        Cả một bộ giao thông vận tải không hiểu tiếng Việt, không phân biệt được “thu phí” và “thu giá” khác nhau ra sao. Cả bộ y tế khi dịch bệnh covid không hiểu tiếng Việt, tìm ra một từ quỷ quái không có trong từ điển để gọi tên cuộc người dân ồ ạt về quê tránh dịch covid. Cả một viện nghiên cứu văn học không rành tiếng Việt, đổi tên Viện từ “Viện nghiên cứu Văn học” thành “Việt Văn học”, đổi tên “Tạp chí nghiên cứu văn học” có từ thời ông Đặng Thai Mai, Hoài Thanh thành Tạp chí Văn học. Đến khi TMH viết bài chỉ ra cả một cái viện to như thế dùng sai tiếng Việt, thì sau nhiều năm, nhóm lãnh đạo thiểu năng mới quay lại tên gọi ban đầu.

NHÌN TRĂNG NHỚ EM / Phạm Ngọc Thái

 

 


                                

Tặng Ánh Tuyết

 

Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em

Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ

Chúng mình đến với nhau không còn thơ bé

Nhưng lòng tha thiết yêu thương.

 

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

CHUYỆN LĂNG NHĂNG CUỐI TUẦN / Nguyễn Khôi (sưu tầm)

 




       THƯƠNG BINH 

       Hoa hậu toàn quốc được cử làm đại sứ thiện chí tới thăm các binh sĩ đang điều trị tại quân y viện. Đến giường một anh lính bị thương ở cánh, cô cầm tay anh và nói:
       – Đây là cánh tay đã giết chết biết bao kẻ thù. Tổ quốc biết ơn anh!
       Nói xong hoa hậu cúi xuống hôn lên cánh tay bó bột của anh lính. Khỏi phải nói anh lính kia cảm động đến trào nước mắt.
       Hoa hậu đi tiếp đến giường một binh sĩ khác. Thấy hoa hậu đến, anh chàng này vội rụt cánh tay dấu vào sau lưng và nói:
       – Tôi là thượng tá chính ủy cục tuyên huấn, tôi dùng… miệng chửi quân giặc cho chúng điếc tai đến chết!


VIỆN NGÔN NGỮ HỌC CÓ “ZỚP” ĐẠO VĂN - TỪ ÔNG GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN LÀM VIỆN TRƯỞNG ĐẾN ÔNG GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP ĐƯƠNG KIM VIỆN TRƯỞNG ĐỀU LÀ VUA ĐẠO VĂN - HẦU HẾT CÁC GS., GS.TS. LỨA ÔNG NỘI, HOẶC LỨA CHA CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP ĐỀU ĐÃ ÍT NHIỀU ĐẠO VĂN (ĂN CẮP VĂN CỦA NGƯỜI KHÁC) / Trần Mạnh Hảo

 

      

 
       VIỆN NGÔN NGỮ HỌC CÓ “ZỚP” ĐẠO VĂN - TỪ ÔNG GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN LÀM VIỆN TRƯỞNG ĐẾN ÔNG GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP ĐƯƠNG KIM VIỆN TRƯỞNG ĐỀU LÀ VUA ĐẠO VĂN 

        Trần Mạnh Hảo

        "...Những ngày qua, vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị tố đạo văn của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến cho rằng ông không xứng đáng nhận chức danh GS.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

TRẦN MẠNH HẢO TỐ CÁO SÁCH GIAO KHOA GIẾT CHẾT THẨM MỸ VĂN HỌC CỦA CON EM / Bài viết của Châu Thạch

 


       Vừa qua, nhờ rảnh rỗi bởi lệnh cách ly để trốn con Covid, tôi có thì giờ đọc được những bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo đăng trên trang https://tranmygiong.blogspot.com . Với tôi đây là những bài viết thật giá trị về văn học,  đã tố cáo những giảng luận trong học đường nhằm mục đích nhồi sọ lớp trẻ, hướng họ suy tư theo một hướng cực đoan, làm  “giết chết thẩm mỹ văn học” của thế hệ hậu sinh, đúng như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nhận định trong một bài viết của ông. 

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

NGUYỄN GIA THIỀU - HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN... / Tiểu luận Trần Mạnh Hảo.

 


       Khi tiếp cận một số tác gia văn học lớn thời phong kiến như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... hầu như giới nghiên cứu văn học "quy phạm" ở nước ta đều dùng khái niệm "trung đại" (trung cổ) là phạm trù văn hóa khu biệt của phương Tây để làm hệ quy chiếu đo đạc, thậm chí còn làm phương pháp luận tiếp cận nữa.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

VỀ NGƯỜI CON GÁI SỐNG GIANG HỒ TRONG THƠ PHẠM NGỌC THÁI / Trần Đức

 



                         EM BÁN XOÀI

 

       Nhớ người con gái sống giang hồ đã gặp trên

       bãi biển Nha Trang, những ngày sau chiến tranh.

 

       - Anh trai mua xoài cho em đi?

       Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!

 

       Em bán xoài đi đêm trên cát trắng

       Bãi biển chập chờn, kiếp đời các cô gái lang thang

       Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm

       Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.

 

VÀI CHUYỆN NGOÀI LỀ BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” / Đặng Xuân Xuyến

 



       "Đừng Đi" là bài thơ tôi viết rất ngẫu hứng, không phải ngẫu hứng từ chuyện tình cảm của tôi mà ngẫu hứng từ những than vãn dư lệ của một chàng trai trẻ, một người bạn trên facebook.

LÊN BA VÌ NHỚ THI NHÂN - ĐẤT TRỜI NON NƯỚC - CHUNG LO CHỐNG ĐỠ NẠN NÀY / Phạm Ngọc Khảnh

 



 

LÊN BA VÌ NHỚ THI NHÂN

 

Quanh co xe lượn lưng đồi

Lên Ba Vì giữa một trời mây bay

Ngày tàn sương lụa ngất ngây

Vầng trăng mờ ảo khuất bay cuối rừng

 

Hồ nông cạn nước lưng chừng

Sớm ra lách chách chim rừng nhặt thưa

Bể xanh thoả thích cười đùa

Ra về lưu luyến một mùa rong chơi!

 

Nghẹn ngào sông núi người ơi!

Ba Vì “Non Tản” (*) lưng trời, đứng trông…

……………..

(*) Mạch nước sông Đà tim lách tách

Ngàn mây Non Tản mắt lơ mơ (Tản Đà)

 

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

“VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG PHÊ BÌNH” / Trần Mạnh Hảo

 


       Trần Mạnh Hảo suốt gần 30 năm một mình chống lại mafia giáo sư (văn) & các học trò toàn PGS.TS đông như quân Nguyên. Đám giáo sư & học trò ma giáo này, không dám tranh luận công khai một cách khoa học, không hề dựa vào văn bản, toàn “NHỮNG ANH HÙNG NÚP” rình đấm trộm, hay núp lùm ném đá, giấu tay, chửi đổng hoặc gửi thư lên trung ương đòi bắt tên phản động chống đảng TMH.

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

PHÊ BÌNH PGS. NGUYỄN LỘC VIẾT GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC RẤT SAI VỀ NGUYỄN DU & TRUYỆN KIỀU - TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT CHỦ QUAN CON NGƯỜI LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS ĐẾN HEGEL – MARX - “THI PHÁP TRUYỆN KIỀU” CỦA GS.TS. TRẦN ĐÌNH SỬ MANG LẠI ĐIỀU GÌ MỚI?

 

 


Trần Mạnh Hảo

 

       CẦN PHẢI ĐỌC KỸ VÀ HIỂU ĐÚNG TRUYỆN KIỀU TRƯỚC KHI VIẾT GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC

 

Bộ giáo trình đại học của PGS. Nguyễn Lộc: “VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ THỨ 18 NỬA ĐẦU THẾ KỶ THỨ 19” (NXB ĐH & GDCD – 1992, ngót 1000 trang, tái bản nhiều lần. Trong bộ sách đồ sộ này, Nguyễn Lộc dành cho Nguyễn Du & Truyện Kiều 222 trang, từng được nhiều báo chí ca ngợi những bài giảng cho đại học này là mẫu mực. Chúng tôi xin dành bài viết này trao đổi với tác giả Nguyễn Lộc mấy điều sau đây:

ĐẤT TRẦN VÀO XUÂN / Trần Mỹ Giống

                      


       Xuân về trên đất nhà Trần

Trăm hoa đua sắc chợ xuân Quảng Trường

       Đò Quan nối nhịp bờ thương

Đền Thiên đất Thánh ngát hương thỉnh cầu

       Nghiêng mình nặng phúc ơn sâu

Bảy trăm năm vẫn tươi màu vàng son

       Lời xưa khí phách sóng cồn

Ba quân tướng sĩ hồn còn âm vang

       Dòng sông cũng nổi sóng tràn

Cuốn trôi quân giặc muôn ngàn đời qua

       Thiên Trường phủ cũ thăng hoa

Lụa vàng khai ấn gần xa hội mừng

       Khí thiêng dân tộc anh hùng

Đi vào trang sử lẫy lừng chiến công

       Đời vui xây đắp non sông

Dân giàu nước mạnh Lạc Hồng ngàn năm.

 

Trần Mỹ Giống

………………………

Nguồn:

       - 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thiên Trường – Nam Định: Thơ / Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định. – H.: Hội Nhà văn, 2010. – Tr. 239.

        - Tập san thông tin họ Trần Việt Nam tỉnh Nam Định số 21 năm 2021.

      

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

THƠ VIẾNG ĐỒNG BÀO CHẾT DỊCH COVID-19 / Nguyễn Khôi và LỜI BÌNH của Châu Thạch

 


              

Tiết tháng bảy trời bừng nắng nóng

Lửa cháy rừng rực bỏng miền Trung

Được thời Covid vẫy vùng

Thành Hồ thất thủ... hãi hùng xiết bao.

 

VĂN TẾ ĐỒNG BÀO TỬ NẠN VÌ COVID-19 / Nhất Thanh Thích Nguyên Hiền

 



Than ôi! Quá đỗi sững sờ

Hỡi ôi! Vô cùng thảm thiết.

Đất Sài thành ba trăm năm phước địa

Miền Sài đô mấy thế kỷ nhân văn

Bỗng đâu một trận tan tành

Xót thương, kinh hãi, đoạn đành, trái ngang.

Rằm tháng Bảy lập đàn giải oán

Tiết Vu Lan thiết lễ kỳ siêu

Không gì hơn niệm thương yêu

Nguyện cầu dịch bệnh trừ tiêu nhẹ nhàng.

 

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

VỊNH THI NHÂN / Thơ Châu Thạch

 


Châu Thạch

 

 


 

I- ĐẶNG XUÂN XUYẾN 

 

Vần gieo như ánh sao sa 

Cháy như thiên thạch bay qua vòm trời 

Trải qua bất đắc cuộc đời 

Tiếng thơ thành tiếng thành lời gió mưa. 

Tái sinh tình tự xa xưa 

Hiện dòng bút mới cho vừa tuyệt thi 

Ghét cay bọn gối chân quỳ 

Thù cay ác bá ngồi lỳ ghế cao 

Trăm chung rượu với má đào 

Ngàn chung rượu với anh hào thời nay 

Ý thơ càng thấm càng say 

Tứ thơ lộng gió lung lay trăng vàng 

Nỗi sầu non nước miên man 

Luyến lưu vạn chuyến đò ngang giữa đời 

Ngón tay ngồi tính vận Trời 

Ngắm sao mà nói nhừng lời tuyết sương!

 

CHÙM CA KHÚC TRẦN CÔNG THỦY PHỔ THƠ TRẦN MỸ GIỐNG



CHÂN DUNG NHÀ THƠ TRẦN HÙNG THẮNG

https://www.youtube.com/watch?v=_vPgAVhmTK4

 

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

PHẠM NGỌC THÁI THÁCH ĐẤU CẢ HNVVN ĐƯƠNG ĐẠI

 



          Tôi đã viết bản thách đấu này từ sáu năm về trước, và đã được đăng ở vài chục trang mạng Việt trên thế giới – Nay vẫn còn lưu giữ giá trị đó! Từ nguyên bản ấy, tôi chỉ tinh giản lại ngắn gọn hơn, cho hợp với hiện thời và xin công bố lại - Cũng để chính thức lưu vào trong nền văn học nước nhà.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

PHÊ BÌNH GIÁO TRÌNH MỸ HỌC CỦA PGS.TS LÊ NGỌC TRÀ, PGS.TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG & NHÀ GIÁO DẠY ĐẠI HỌC LÂM VINH: ĐÔI ĐIỀU VỀ MỸ HỌC QUA MỘT CUỐN SÁCH / Trần Mạnh Hảo

        

         Mỹ học ( l’ Esthétique) là môn học nghiên cứu nguyên lý và tác dụng của cái đẹp (beau). Mỹ học vừa là khoa học về cái đẹp, vừa là triết học thẩm mỹ nói chung và thẩm mỹ nghệ thuật nói riêng. Con người trong quá trình hoàn thiện, mắt nhìn vào tự nhiên, xã hội, nhìn vào bản thân mình bao giờ cũng phải thông qua cái đẹp là mỹ quan như Marx nói : “Con người nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”. Việc nghiên cứu quy luật của cái đẹp một cách hệ thống, với phương pháp luận khoa học để tìm ra những nét đặc thù, bản chất, mang tính khái quát tới tầm triết học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Mỹ học. Việc giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, cụ thể hơn là việc dạy môn mỹ học trong nhà trường đang là sự quan tâm hàng đầu đối với nước ta. Vì vậy, việc NXB “Văn hóa thông tin năm 1994 cho in cuốn “Mỹ học đại cương” của các vị dạy môn mỹ học tại đại học là PGS.TS Lê Ngọc Trà, PGS TS Huỳnh Như Phương & ông Lâm Vinh quả là việc làm đáng biểu dương.

KÝ ỨC - HỒN TA - HỒN QUÊ / Trần Thị Hồng Châu

        (Đôi dòng cảm nhận khi đọc HỒN QUÊ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến)

 


       Khi trên đầu đã 2 thứ tóc, đã sống đủ dài, đã trải nghiệm đủ lao đao lận đận, đã biết thế nào là “lên voi xuống chó”... đáng lẽ phải cố quên, cố buông bỏ, thi tôi lại cứ nghĩ nhiều về sự sống. Chả phải là vì còn nuối tiếc điều gì, mà chỉ là vì những mảng dĩ vãng không mời mà cứ ùn ùn đến...

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

KABUL 15-8-2021 - ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIẤC CHIÊM BAO, HÀ TẤT PHẢI QUÁ TỈNH LÀM CHI? / Nguyễn Khôi

 


 KABUL 15-8-2021

       

Quân Talibal

                       súng cắp nách

quần áo lôi thôi

bốn phía

tiến vào Giải phóng Kabul …

Sứ quán Mỹ

                      lên trực thăng

tháo chạy …

Chao ôi, lịch sử luôn lặp lại

Ngày 30/4/1975 thất thủ Sài Gòn !

 

Các ngài Đế quốc Xâm lăng

nên khắc cốt ghi tâm:

- Hãy để các Dân tộc tự quyết !

Cái bánh vẽ “Thế giới Tự Do”

Các ngài cứ tự xơi

Dân đạo Hồi chả thiết ?

Ôi, Afghanistan

Mồ chôn những Đế chế!

 

Hà Nội 16/8/2021

...........

 *Taliban “có nghĩa là: người đi học hay Sinh viên, được Nhân dân Afghan ủng hộ chống các Đế quốc (Nga sô, Mỹ) xâm lược”

 

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC “ĂN MÀY DĨ VÃNG” / Vũ Thị Hương Mai

  


       Đến bây giờ, Việt Nam vẫn là dân tộc sống trong thời chiến tranh nhiều hơn thời bình, chiến tranh kéo dài hơn 30 năm đã gây ra không ít đau thương và hậu quả của nó vẫn tồn tại đến nay. Nhiều nhà văn đã khai thác đề tài chiến tranh và nhà văn Chu Lai cũng là một trong số đó. Tiểu thuyết "Ăn mày dĩ vãng" của ông viết về chiến tranh, nhưng không chỉ là một cuộc chiến tranh súng đạn tàn khốc đã từng xảy ra ở Việt Nam mà còn là cuộc chiến tranh giữa những con người trở về từ sau bom đạn - cuộc chiến tranh ấy còn khốc liệt hơn nhiều.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

NHÀ NƯỚC - BỘ GIÁO DỤC & XỨ QUẢNG CẦN PHẢI PHONG ANH HÙNG CHO GS. LÊ TRÍ VIỄN – NHƯNG LÀ ANH HÙNG DIỆT MÔN VĂN DƯỚI TRUNG HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC: ĐỌC CUỐN “QUY LUẬT PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM” CỦA GS. LÊ TRÍ VIỄN: MỘT CUỐN SÁCH PHI KHOA HỌC, TÀO LAO, SAI KIẾN THỨC TỪ A TỚI Z:

 


                                 Trần Mạnh Hảo

          (Lời dẫn: Để công bằng trong tranh luận, Trần Mạnh Hảo xin kính mời các nhà văn, các GS & PGS.TS có hàng trăm, hàng nghìn người cầm bút viết phê bình, viết báo, làm thơ, viết văn, dạy đại học, làm lãnh đạo chính trị… trong cả nước đã từng là học trò của GS. Lê Trí Viễn vào đọc và phản biện bài viết này của chúng tôi. Đơn cử như các cụ dưới đây từng là học trò cưng của GS. Viễn trong trường “đại học sư phạm Hà Nội, khoa văn” như các cụ đã vào U80: cụ nhà phê bình nổi tiếng nhất nhì Việt Nam như cụ Vương Trí Nhàn, cụ nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng Nguyễn Khoa Điềm, cụ nhà nghiên cứu Hán Nôm Mai Quốc Liên, cụ nhà văn nhà báo Tô Hoàng, cụ nhà văn Tô Nhuận Vĩ, cụ nhà thơ Hoàng Hưng, cụ nhà thơ nhà báo Trần Quốc Toàn, cụ nhà giáo Bùi Mạnh Nhị, cụ nhà giáo Lê Ngọc Trà… Và cũng xin mời “học trò Xứ Quảng” từng học cụ Viễn của xứ hay cãi vào đọc để cãi cho thầy mình. Xin cám ơn trước.)

                     T.M.H.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

ĐẠO HAY KHÔNG ĐẠO THƠ: Thảo Luận của Châu Thạch

 


        Vừa qua đọc trên trang  https://tranmygiong.blogspot.com  tôi thấy có bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo phản biện về việc ông  bị  tác giả Văn Chính vu oan cho mình là đã đạo thơ 6 lần.  Nói chung tất cả mấy vị nầy đều quá xa lạ đối với Châu Thạch tôi. Thế nhưng,  vì sự tò mò nên tôi tìm hiểu thử sự thật có đạo thơ hay không có đạo thơ, mà vì thù ghét nên vu oan cho nhau.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

SỐ PHẬN MỘT BÀI THƠ / Trần Mỹ Giống

 



       Bài thơ “Thắp sáng đường tu” ra đời hơn hai chục năm trước, được nhà thơ Hoài Ngọc Anh biên tập nhuận sắc. Nó đã được gửi tới Tạp chí Văn Nhân nhưng không được sử dụng. Sau đó nó lại được gửi cho chính chủ tịch Hội VHNT để tham gia sách “Thơ 1000 năm Thăng Long Hà Nội – Thiên Trường Nam Định). Khi sách in ra không thấy có mặt bài thơ này, tôi chất vấn vị độc quyền tuyển mảng thơ quốc ngữ, rằng tại sao rất nhiều bài dở hơn bài của tôi được chọn mà bài của tôi lại bị loại? Vị này trả lời thẳng thắn, rất thực thà:

       - Lẽ ra ông phải nói với tôi thì có thể tôi châm trước. Nhiều người còn đưa tiền cho tôi để được đăng. Đằng này ông lại đưa cho chủ tịch để ép tôi. Với tôi, chủ tịch chả là cái đinh rỉ gì…

       Đến nước này thì tôi chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm và cất bài thơ vào ngăn kéo.

TRẦN MẠNH HẢO PHÊ BÌNH CÁC CUỐN SÁCH, CÁC BÀI GIẢNG SAI TRÁI, DỐT NÁT CỦA GS. LÊ TRÍ VIẼN – BẬC TIÊN CHỈ DẠY VĂN CỦA BỘ GIÁO DỤC TRONG SUỐT 60 NĂM QUA

 

 


       Nghe nói một số cựu lãnh đạo cao cấp và một số học trò của học trò GS. Lê Trí Viễn ( đang cầm quyền) ngoài Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam sắp hội thảo lớn nhằm tôn vinh GS. Lê Trí Viễn. Họ coi ông là niềm tự hào của Quảng Nam Đà Nẵng – một giáo sư lớn như một nhà văn hóa có công khai mở nền dạy văn của đất nước. Tôi phản đối việc làm không đúng này của Đà Nẵng, Quảng Nam, bởi vì GS. Lê Trí Viễn, dù ông đã mất, vẫn để lại di hại vô cùng to lớn cho đất nước cho dân tộc trong việc giáo dục; cụ thể GS. Lê Trí Viễn có tội lớn là phủ nhận tính nhân văn của 9 thế kỷ văn học ông cha bằng cách dùng khái niệm PHI NGÃ gán cho 9 thế kỷ văn học thời phong kiến. Tội này của GS. Lê Trí Viễn to lắm, di hại muôn đời con cháu, cần phải lên án, phải quy tội, sao lại vui mừng ca ngợi, tôn vinh người đã bôi tro trát trấu lên tâm hồn cha ông ta. Để quý vị nhận thức lại, chúng tôi sẽ in ba bài liên tiếp vạch ra cái đại dốt, đại sai của cụ tổ môn văn của chế độ mới này, một ông giáo cấp 1 vì yêu đảng quá được cho lên dạy đại học sư phạm văn, viết câu văn tiếng Việt còn chưa đúng.

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

BÀI HỌC NHỚ ĐỜI / Trần Mỹ Giống

 


   

       Bác tôi là nhà giáo hơn bốn chục năm dạy chữ Hán Nôm. Không ít trò của bác sau này làm trong cơ quan nghiên cứu… Tôi cung cấp tư liệu về bác cho anh bạn nhà văn họ Phạm, nhờ viết bài biểu dương. Khi anh bạn viết xong bài, tôi đưa đến nhà thăm bác. Nhà văn họ Phạm khoe:

       - Cháu vừa viết xong bài về cụ…

       Bác tôi vui vẻ:

       - Thế à! Cảm ơn anh!

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

TRẦN MẠNH HẢO HẦU CHUYỆN VĂN CHINH, LÊ TRÍ VIỄN - MỘT MÌNH CHỐNG LẠI MAPHIA GIÁO SỤC(2)

 



 VĂN CHINH BỚI LÔNG TÌM VẾT, QUYẾT VU CHO TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ MỘT CÁCH KHIÊN CƯỠNG, ĐIÊU TOA… ĐỂ BẢO VỆ VĂN GIÁ, MẶC DÙ “VĂN” GIỜ ĐÃ XUỐNG “GIÁ” TOÀN PHẦN…

       Trên FB của thi sĩ kiêm họa sĩ Trần Nhương, có đoạn ông viết: “Nghe đâu Trần Mạnh Hảo chỉ đối thoại với văn hào, không đối thoại với Văn Chinh”. Gớm mấy chinh mới được một hào bác Trần Nhương ơi. Tôi không phải bạn Văn Chinh nhưng có quen biết ông này. Có hồi Văn Chinh biên tập trang văn nghệ cho báo “Nông thôn” hay “Nông nghiệp” gì đó, hay đặt bài tôi phê bình các giáo sư cốt câu khách bán báo.

PHÁT NGÔN “HÀNG TÔM HÀNG CÁ” CỦA ÔNG PHẠM LƯU VŨ TRÊN TRANG FB CỦA TÔI / Trần Mỹ Giống

 



        Tôi thường đăng tải bài của bạn văn mà tôi tâm đắc. Bạn văn ai có nhu cầu tôi đều đăng trên trang nhà. Tỉ như dư luận về Văn Giá đạo thơ, tôi đăng bài phản biện (như bài của bác Trần Mạnh Hảo) và cũng đăng bài bảo vệ Văn Giá (như bài của bác Trạn Trương Văn – Châu Thạch). Tôi tôn trọng các ý kiến của bạn văn, không bao giờ tỏ thái độ trực tiếp  bênh vực bên nào để đảm bảo tính khách quan của trang chủ.

TẬP THƠ "ĐÔI HỒN" VÀ MỘT THIÊN DIỄM TÌNH / Phạm Ngọc Thái

 

                                      


                        Tác giả PHẠM NGỌC THÁI

        Tập thơ "Đôi hồn" là sản phẩm thi ca của một mối tình đã được thăng hoa giữa thi nhân Hàn Mặc Tử (HMT) cùng nữ sỹ Hoàng Yến - Mai Đình (MĐ). Mối tình ấy diễn ra cũng như thơ của cả hai người, đều đã được viết từ trước đây hơn nửa thế kỷ.

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

QUẢ VÚ SỮA – QUẢ CAU / Trần Đăng Tính

 


 

       QUẢ VŨ SỮA

 

Quả tròn ngòn ngọt vị ngon ngon

Cương cứng nắn mềm ngậm thơm thơm

Già… trẻ đều mê môi mút vú

Sữa ngập lưỡi rồi thú đê mê…

 

UỐNG RƯỢU VỚI CÔ VI / Kha Tiệm Ly

 



(Lời gái giang hồ nói với Cô Vi)

 

Hỡi em bận xường xám đỏ!

Lang thang chi xó chợ đầu đường.

Hãy vào đây chị em mình gầy độ

Gụ pha cồn vài xị sương sương!

 

TRẦN MẠNH HẢO PHẢN BIỆN CÁC GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH, NGUYỄN LỘC, NGUYỄN ĐÌNH CHÚ, TRẦN ĐÌNH SỬ, NGUYỄN KHẮC PHI (1)

 

 


 

VÀI ĐỐI ĐÁP VỚI CÁC ĐẠI GIÁO SƯ BỊ TRẦN MẠNH HẢO PHÊ BÌNH

         Trong trường văn trận bút do Trần Mạnh Hảo gây ra khi đưa ngót 30 vị giáo sư đầu ngành ra phê bình từ 30 năm trước, chỉ có hai vị giáo sư có ứng xử đàng hoàng, rất văn hóa. Một là GS. Trần Quốc Vượng, hai là GS. Hoàng Ngọc Hiến.

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

MỘT TRUYỆN NGẮN CŨNG KHÔNG BIẾT BÌNH MÀ VIẾT CẢ PHO SÁCH DẠY PHÊ BÌNH VĂN HỌC / PHẠM ĐÌNH TRỌNG

 

       Pho sách được khoe trên mạng xã hội Giáo Trình Viết Phê Bình Văn Học nếu của bất kì ai khác là điều bình thường, không làm tôi ngạc nhiên. Nhưng pho sách khổ lớn, dày dặn, dạy viết phê bình văn học lại của người đọc một truyện ngắn cũng không nhận ra thông điệp của truyện, không hiểu truyện, hiểu sai, phê bình sai là điều rất không bình thường và chất lượng pho sách dạy viết phê bình văn học kia là rất đáng ngờ dù người viết sách có học vị tiến sĩ văn chương, học hàm giáo sư cấp phó, dạy khoa viết văn, viết báo trường đại học Văn Hoá Hà Nội.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

BÀI THƠ “QUÊ CHOA” CỦA ĐINH SỸ MINH / Đặng Xuân Xuyến

 


       Chiều 25 tháng 7 (2021), rảnh thời gian tôi mở tủ sách lấy tập thơ "THĂM THẲM BÓNG LÀNG" của nhà thơ Đinh Sỹ Minh ra đọc lại. Trong 45 bài thơ của "THĂM THẲM BÓNG LÀNG", bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng trong tôi.

 

CHUYỆN EM DÉP LÊ BÌNH THUẬN VÀ EM ĐẸP NGHỆ AN : Thơ Châu Thạch

 



 

EM DÉP LÊ BÌNH THUẬN 

 

Em mang đôi dép lê 

Cho tiền người về quê 

Tên họ không ai biết 

Thôi gọi là Dép Lê 

 

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

TIẾN SĨ VŨ HUY TRÁC và “Giang Nam Lão Phố Thi Tập” / Trần Mỹ Giống

 


 

       I – Tiểu sử Vũ Huy Trác:

 

       Tiến sĩ Vũ Huy Trác (gia phả họ Vũ chép là Vũ Duy Trác) hiệu Giác Trai, thuỵ Trung Thận, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1730 tại ấp Lộng Điền, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay là thôn Lộng Điền, xã Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Ông mất ngày 3 tháng 10 năm 1793. Thân phụ ông là Huấn đạo phủ Trường Khánh Vũ Hưng Nhai, thân mẫu là bà Vũ Thị Ngọ. Theo tộc phả họ Vũ, ông thuộc đời thứ tám tính từ khi cụ thuỷ tổ họ Vũ về lập nghiệp ở Lộng Điền.

TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID-19 HOÀNH HÀNH Ở THỊ XÃ LA GI, TÔI VÀO TRẠI CÁCH LY TẬP TRUNG / La Thụy

 


       Những ngày đầu tháng 7/2021, đại dịch Covid-19 ập đến thị xã La Gi. Một trong những điểm xuất phát là tiệm phở Hồng Phong ngay trước nhà tôi. Anh con rể tiệm phở là tài xế xe tải chở hải sản vào quận Bình Chánh,TP HCM xét nghiệm dương tính. Thế là xe bịnh viện đến chở anh ta (F0) đi ngay. Toàn bộ thành viên gia đình anh ta ở tiệm phở Hồng Phong (những người tiếp xúc trực tiếp với F0 là F1) ngay sau đó cũng được chở đi vào trại vào trại cách ly tập trung. Bà con nhốn nháo bu quanh xem và bàn tán.

BÀI THƠ “TRƯỜNG HUYỆN” CỦA NGUYỄN BÍNH CÓ 7 KHỔ 28 CÂU?

 


        Ông Đoàn Hồng Châu (Tổ 5, khu 4, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh) có bài đăng trên Văn nghệ số 24/2021 nói ông nhớ nhập tâm từ năm 1976 qua sổ tay của một người bạn yêu thơ Nguyễn Bính, bài “Trường huyện” của Nguyễn Bính có 7 khổ 28 câu chứ không chỉ có 3 khổ 12 câu như các ấn phẩm thơ Nguyễn Bính hiện hành. 

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

CHÙM TỨ TUYỆT - THÁNG 8/2021 - CỐ HƯƠNG / Nguyễn Khôi

 



    "Tháng 8 mùa thu xanh thắm

     ...Mây của ta trời thắm của ta"

                         - thơ T.H -

 

* 1- Lại được nếm một mùa thu Covid

Trời trong xanh mà đường phố vắng tanh

Dòng người Phố trốn về quê ngút ngát

Không đạn bom kinh hơn cả Chiến tranh.