Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

THƯƠNG VỀ BA TRI / Kha Tiệm Ly

 


(*Kính tặng đất và người Ba Tri thân yêu

* Tặng Bến Trúc, người em gái, ân nhân tại Ba Tri)

 

Quê em nằm cuối cù lao Bảo,

Uống nước hai dòng ngọt lịm phù sa.

Dòng Ba Lai lúa ngập đồng làm no cơm ấm áo,

Dòng Hàm Luông cây lá xanh vườn mát rượi áo bà ba.

 

Làng Phú Lễ nên con trai giàu lễ nghĩa,

Đọc sách Võ tiên sinh(1) nên con gái một dạ chính chuyên.

Chén thuốc cụ Phan rạng ngời khí tiết,

Ngòi viết cụ Đồ tràn dũng khí Lục Vân Tiên.

 

Hàm Luông vẫn trong veo, dù dòng đời có khúc trong khúc đục,

Quê em mãi vươn lên dù năm tháng nhọc nhằn.

Dân Giồng Tre lòng ngay như lóng trúc,

Gái Mỹ Nhơn người đẹp tợ trăng rằm.(2)

 

“Trai Ba Tri thật thà có sao nói vậy.

Gái Ba Tri hiền lành ai thấy cũng thương”(3)

“Thấy dễ thương, nhưng thương không phải dễ”,

Nếu chẳng cau trầu mai mối đưa duyên!

 

Biển rộng vòng tay chở che đất nước,

Ruộng muối tháng năm làm nồng mặn tình nhau.

Một đất nước kiêu hùng, lắm anh tài trí mưu dõng lược,

Nên biết bao người muốn về làm rể xứ Cù Lao!(4)

 

       KHA TIỆM LY

 

99/5 Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, tp Mỹ Tho, Tiền Giang

Tel: 0987 701 952   -   01229 880 130

………………………..

 

Chú thích:

(1), Võ Trường Toản

(2). Mỹ Nhơn 美仁: Tên một xã của huyện Ba Tri. (Mỹ: đẹp; Nhơn:đức khoan dung, lòng từ ái). Ở đây chúng tôi cố ý hiểu Mỹ Nhơn là người đẹp.

(3). Ca dao

(4). “Xứ Cù Lao”: Cụm từ chỉ tỉnh Bến Tre. Bến Tre hình thành bởi ba cù lao: Cù lao Minh, cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Ba tri nằm cuối cù lao Bảo.

 

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

MỖI NGÀY MỘT KHÚC DÂN CA

 



Trần Mỹ Giống

 

Mỗi ngày một khúc dân ca

Một mình mình hát, một ta nghe mình

Tuổi già dặt dẹo bóng hình

Chỉ còn câu hát gửi tình gió bay...

 

       31-12-2022

           TMG

CUỘC CHƠI / Đặng Xuân Xuyến

 (cảm tác khi xem ảnh nhà văn Vũ Thư Hiên về lại Sài Gòn cuối tháng 12/2022)

 


       Chỉ là một cuộc về chơi

Mà sao lắm kẻ khóc cười múa may

       Còn đâu "Đêm giữa ban ngày"

Tù mù "Lối thoát" mà thay "Luật rừng".

 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

ĐÔI LỜI VỀ BÀI THƠ "EM" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Linh Nguyên

 

Tác giả Linh Nguyên


        Có những bài thơ tôi đọc không chớp mắt, như bài Em của Đặng Xuân Xuyến:

       Ta gạ em cạn chén

Thế là em cạn ta

       Nửa đời ta trễ hẹn

Em nồng nàn đốt ta.

 

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

THƠ TRẦN ĐỨC TÍN: VÀI TRAO ĐỔI VỚI VŨ THỊ HƯƠNG MAI / Đặng Xuân Xuyến

 



       Trần Đức Tín là nhà thơ trẻ, sinh ngày 17 tháng 8 năm 1989, gốc người Cà Mau, vào hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Thơ của anh xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn, các trang báo trực thuộc các hội văn nghệ do nhà nước quản lý. Anh viết theo kiểu thơ hình thức diễn giải (hậu hiện đại), lối thơ mà các nhà thơ trung thành với lối thơ truyền thống như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Khôi, Triệu Lam Châu... gọi là "thứ giặc thơ", thứ “thơ vô lối", “thơ tân con cóc”, thơ phá tiếng Việt. Anh tham gia khá tích cực vào các cuộc thi thơ do các hội văn nghệ trong nước tổ chức, đã giành được vài giải và cũng gặp phải đôi ba ì xèo, kiện tụng quanh chuyện thơ dự thi của Trần Đức Tín có "những nét hao hao giống với con cái nhà người ta.".

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

CÁI THỜI GIẢ DỐI LÊN NGÔI / Việt Thắng

 


     Thời bằng giả đông như quân Nguyên, không thiếu những ông bà thích ăn mày quá khứ để khoe khoang hợm đời. Thực chất cái học của họ cùng thời với bạn bè cũng bình bình như bao người khác; khi đã có chức vụ và nhiều tiền thế là họ có ngay những bằng đại học, cao học... thực tế bằng cấp của họ đến bằng mọi ngõ ngách: Tử tế lắm thì ghi danh cho có tên để khi được cấp bằng là bằng thật mà học giả. Dẫu sao cũng còn hơn những ông bà chả cần đăng ký ghi tên nơi nào cũng có vài ba bằng này nọ (như vụ bằng giả trường đại học Đông Đô, toàn những người uy tín?). Để leo lên ghế cao hơn khoe mẽ với đời và còn có điều kiện tham lam vơ vét không chừng?  VT xin nêu một vài điển hình đã từng thấy và nghe:

NGÀY HẮC ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA / Đặng Xuân Xuyến

 


        (trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010.)

 

       Ngày Hắc đạo là những ngày xấu, trăm việc nên kỵ. Cụ thể là những ngày: Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Thiên Lao, Thiên Hình và Nguyên Vu.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

TRẦN ĐĂNG KHOA VỚI BÀI THƠ HAY, GIÀU TÍNH NHÂN VĂN / Phạm Ngọc Thái

 


Nhà thơ Trần Đăng Khoa

 

Ở NGHĨA TRANG THÀNH PHỐ

 

Người hạnh phúc và người đau khổ

Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này

Đều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc

Đều ấm lạnh như nhau trong hơi gió heo may.

 

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

THỔ THẦN QUÁ CHÉN / Trần Chính Nghĩa

 



       Tết đến, dân làng Bấc cúng lễ nhiều rượu quá, thần Thổ Địa mải vui say lạc cả lối về. Suốt đêm thần liêu xiêu đi về chỗ ở của mình, hướng Bắc thì thần lại cắm mặt đi về hướng Nam. Qua mấy dãy núi, tới một bìa rừng bên con suối lớn thì trời rạng sáng. Thần lẩm bẩm:

- Ố, ố… Cái cụ Mặt Trời kia uống được bao hồ rượu mà lạc lối nhầm đường. Mọi bữa mọc lên ở bên phải ta! Sao bữa nay lại đi lên từ bên trái thế kia?

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

ĐỌC “TRẦM TÍCH CA” TẬP THƠ CỦA LÊ GIAO VĂN / Châu Thạch

 



        Nhà thơ Lê Giao Văn, bạn tôi, vừa xuất bản tập thơ lấy tựa đề “Trầm Tích Ca”.

       Viết cho bạn là đương nhiên nhưng dầu là bạn mà thơ không hay thì cũng không viết, bởi viết như thế thì hại mình trước tiên chớ chưa nói là hại bạn. Thế nhưng “Trầm Tích Ca ” đã được một nhà phê bình văn học có uy tín  Nguyễn Công Lý khen là “Những lời thơ lắng đọng qua một giọng thơ hào sảng của thi sĩ lảng du”, thì sao tôi lại không  viết cho bạn tôi được.

NGÀY HOÀNG ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA / Đặng Xuân Xuyến

 



       Ngày Hoàng đạo là những ngày tốt, trăm việc nên làm. Đó là những ngày: Kim Đường, Kim Quỹ, Ngọc Đường, Minh Đường, Tư Mệnh và Thanh Long, tuy nhiên mỗi ngày hoàng đạo lại có thế mạnh hơn hẳn về khả năng phù trợ cho những việc cụ thể.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

CẢM NHẬN VỀ CUỐN “TRẤN SƠN NAM HẠ…”

 



       Kính gửi cụ Ngô Tiến Vạnh (cựu Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nam Định, Uỷ viên BCH Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định).

 

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

ĐẠI HỘI 9 HỘI VHNT NAM ĐỊNH (2022-2027)

 



        1 - Đại hội diễn ra một ngày rưỡi (8 và 9 – 12 – 2022) yên bình, nhưng mờ nhạt, không có điểm nhấn, không có ý kiến nào đáng chú ý. Đại hội bầu được 14 người vào BCH mới, quân “văn” chiếm tỉ lệ thấp, quân “nghệ” được mùa lớn. Hội số quân “nghệ” quá đông. Ấy là nhờ cựu Trịnh  chủ tịch một thời kết nạp tập thể các diễn viên. Chủ tịch Nguyễn Công Thành nghỉ, không tham gia ứng đề cử.  Thành chủ tịch có quyền ngẩng cao đầu trước hội viên. Hai vị tỉnh chỉ đạo Chánh phó là Kiều Dư và Vũ Xuân Dương đều phiếu cao nhất. Mà cánh mình có quyền bầu Chánh phó đâu…

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022

Sách mới: NHỮNG MẢNH HỒN QUÊ / Mai Tiến Nghị

 



        Cảm ơn nhà văn Mai Tiến Nghị tặng sách mới:

       NHỮNG MẢNH HỒN QUÊ : Tiểu luận và chân dung / Mai Tiến Nghị. -  H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2022. – 239 tr. ; 21 cm.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

TÌNH NHỎ 1 - 2 : Thơ Lục Bát 2022 / Lê Kim Thượng

   


        1.

 

Cám ơn tình nhỏ gọi mời

Anh vui chân đón giữa thời thơ ngây

Những ngày thương gió, nhớ mây

Trăm thương, ngàn nhớ đong đầy tháng năm…

Mắt cười lúng liếng Lá Răm

Mắt Mùa Thu tựa trăng rằm tinh khôi

Hạt tình tách vỏ sinh sôi

Đồng xanh sương nhạt, núi đồi cỏ non

Nuột nà đôi cánh tay thon

Nụ tình mới nhú, vẫn còn chênh chông

À ơi!... Em ngủ anh trông

Gối đầu lên giấc mơ hồng dịu êm

À ơi!... Anh hát ru em

Cánh Cò, cánh Vạc…  nhẹ mềm mù sương

À ơi!... Giọt nắng nhẹ vương

Chõng tre, mái lá… người thương mơ màng

Lời yêu thủ thỉ, khẽ khàng

Tiếng lòng êm ái, nhẹ nhàng buông lơi

Chúng mình quấn quýt không rời

Bốn mùa thương nhớ, đầy vơi bốn mùa…

 

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

TÌNH CÀNG SÂU ĐẬM CÀNG NHIỀU ĐAU THƯƠNG / Phạm Đức Nhì

 



Vào trang Facebook của Vân Anh, một bạn thơ quen thuộc, tôi tình cờ đọc được bài thơ Lòng Thật Bình Yên Mà Sao Buồn Thế?. Cái tâm sự buồn não nuột của một cô giáo gặp cảnh tình ngang trái chạm vào “chỗ hiểm” nào đó trong trái tim đa cảm nên tôi đã dừng lại khá lâu. Thêm vào đó, phần thi pháp của bài thơ cũng có vài điểm đáng nói, đáng bàn nên tôi đã “xăn tay áo” viết mấy lời bình phẩm.

ĐỌC ĐỖ TRUNG QUÂN – BÀI THƠ TẶNG CỤ KHÁNH THỊ PHƯỢNG / Châu Thạch (Trương Văn Trạn)

 


Cụ Khánh Thị Phượng

 

       Mẹ bỏ sau lưng thời con gái

       Vân tưởng y thường hoa tưởng Dung*

       Lời ru mẹ hoá thành Khánh ngọc

       Ngân Nga vang mãi đến vô cùng

       Trâm Anh tuổi mẹ màu mây trắng

       Còn mãi môi cười như nét Xuân ./.

                              Đỗ Trung Quân

……………..

       (*) Thanh bình điệu – Lý Bạch

 

       LỜI BÌNH CỦA CHÂU THẠCH

 

Cụ Khánh Thị Phượng

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

VĂN TẾ ANH HÙNG THIÊN HỘ DƯƠNG / Kha Tiệm Ly

 


Nhà thơ Kha Tiệm Ly

 

Than ôi!

 

Rừng Gò Tháp mấy dặm sầu giăng,

Dân Cao Lãnh muôn hàng lệ đổ!

Nhớ người hào kiệt, cỏ cây lúc thảm lúc sầu

Xót kẻ hùng anh, trăng sao khi mờ khi tỏ!

 

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

HOANG SƠ CHIỀU / Đặng Xuân Xuyến

 


 

Em về với chút hoang sơ

Thả vào tôi chút ngẩn ngơ cuối chiều.

 

Tôi cười giỡn gió lêu bêu

Quờ tay nhẹ nhẹ khẽ khều nắng non

Em cười, nhí nhảnh gót son

Thẹn thùng tôi, rõ mắt tròn ngác ngơ...

 

Từ chiều đấy cứ vẩn vơ

Hoang sơ thả chút ngẩn ngơ với chiều.

 

Hà Nội, chiều 08 tháng 12-2022

     ĐẶNG XUÂN XUYẾN

GIỚI THIỆU THI TẬP “THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN” CỦA PHẠM NGỌC THÁI / Nguyễn Thị Hoàng

                                                                   


   Nguyễn Thị Hoàng

Nguyễn Thị Hoàng
Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm


      Tập "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" này do chính tác giả biên soạn, gồm 70 bài thơ tình (sách xb dày khoảng 200 trang), trích ra từ trong các tác phẩm thi ca hiện đại của ông.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

ĐỌC BÀI THƠ “PHƯƠNG XA” BẰNG ĐÔI MẮT BÌNH PHẨM NGHIÊM TÚC / Phạm Đức Nhì

 

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

 

Tính tính tính tình tang tang tang

Cuộc đời mình như chiếc thuyền nan

Trôi nó trôi bềnh bồng

Ði tới Tô-Ky-Ô
Mình xách tay chiếc dù
Mặc áo ki-mô-nô
Tô-Ky-Ô
! Tô-Ky-Ô
Dù là dù với ki-mô-nô.

……………………..

 

Trên đây là một đoạn của Chiếc Thuyền Nan, một bài hát vui mà các thành viên của Hướng Đạo, Gia Đình Phật Tử, Thiếu Nhi Thánh Thể… thường hát trong các buổi sinh hoạt. Bài hát diễn tả niềm hạnh phúc được đến các vùng đất lạ, học thêm được những kiến thức mới bổ ích cho cuộc đời.

 

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

CHUYỆN CỦA TÔI VÀ CHỊ NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP / Đặng Xuân Xuyến

 



       Tôi kết bạn facebook với chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp (định cư tại Đức) từ tháng 9 năm 2018, cũng không nhớ "căn duyên" nào đẩy đưa tôi kết bạn với chị trên mạng xã hội nhưng tôi luôn quý trọng chị như tôi trân quý các mối quan hệ khác ở đời thực hay trên mạng xã hội vì tôi quan niệm thêm bạn là thêm niềm vui.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

DẤU ẤN THỜI GIAN / Trần Thị Nhật Tân

 



Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội VHNT Nam Định (1977 – 2022)

 

Anh Bùi Văn Tam, Nhật Tân

Hội viên văn thơ ngày đầu

Niềm vui anh em dạy học

Mê say sự nghiệp trồng người

 

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

CHỈ LÀ... / Đặng Xuân Xuyến

 (Tặng chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp)

 


Chị ngồi để tám gió khuya

Để ve vuốt ánh trăng lòa xòa buông

Chị nào đợi vọng tiếng chuông

Chỉ mong một chút gió cuồng lạc đêm.

 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

ĐỌC "TIỆC RƯỢU TRONG MƠ" - THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Nguyễn Toàn Thắng

 



        Đặng Xuân Xuyến là người thích uống rượu. Bạn bè đến nhà chơi anh thường lấy rượu ra rủ rê "làm vài chén nhé" và khi đã ngồi “lai rai” với nhau thì anh uống hết mình, uống đến khi nào “say đứ đừ đừ” mới dừng cuộc rượu. Anh cũng có nhiều bài thơ viết về rượu và trong số các bài thơ viết về rượu, tôi rất thích bài "Tiệc rượu trong mơ" vì bài thơ này không chỉ hay mà còn thể hiện đúng phong cách uống rượu của Đặng Xuân Xuyến.

XIN CÁC ANH ĐỂ CHO TÔI ĐƯỢC YÊN THÂN / Việt Thắng

 



       Tới tuổi bị lệnh tổng động viên gọi nhập ngũ, sau ba tháng huấn luyện, sáu tháng hành quân dọc Trường Sơn. Tới điểm tập kết bị bổ sung vào đơn vị địa phương nằm sát nách Sài Gòn. Suốt ngày bị bom pháo cày nát địa hình, do chiến dịch tìm diệt Việt Cộng để bình định của phe quốc gia và đồng minh Mỹ. Phúc tổ sau chiến tranh còn sống sót. Hòa bình khoác ba lô về quê, vui mừng gặp lại cha mẹ, họ hàng. Nhưng cái đói cứ đeo bám hàng ngày vì ruộng ít người đông mà lại đang thời kỳ hợp tác xã, cha chung không ai khóc. Đã từng sống ở miền Nam, biết nơi đây ruộng đất nhiều, lòng người cởi mở. Nên tôi đành khoác ba lô trở lại miền Nam với hai bàn tay trắng, mong kiếm được miếng ăn no bụng hàng ngày.