-
Thế là ổn.
Phượng ngả đầu vào thành ghế tựa lơ đãng nhìn lên bầu trời đầy sao và ánh trăng sau khi thốt ra câu nói này.
Đêm hè trên sân thượng ngôi nhà cao tầng giữa thành phố nổi tiếng phồn hoa một thời thật thú vị. Bởi rất nhiều hương thơm nồng nàn của hoa sữa, hoa hồng. Đặc biệt mùi thơm dịu nhẹ của thứ nước hoa Pháp trên quần áo chồng Phượng mua về cho Phượng .
Phượng ngả đầu vào thành ghế tựa lơ đãng nhìn lên bầu trời đầy sao và ánh trăng sau khi thốt ra câu nói này.
Đêm hè trên sân thượng ngôi nhà cao tầng giữa thành phố nổi tiếng phồn hoa một thời thật thú vị. Bởi rất nhiều hương thơm nồng nàn của hoa sữa, hoa hồng. Đặc biệt mùi thơm dịu nhẹ của thứ nước hoa Pháp trên quần áo chồng Phượng mua về cho Phượng .
Phượng
mới tắm gội xong, mái tóc dày chưa kịp khô, Phượng thả xõa trên bờ vai.
Chưa
bao giờ Phượng có một đêm yên tĩnh đến vậy. Thằng cu Mẫn đã theo cu lớn là bố
nó đi chơi tận Hải Phòng từ sáng nay. Ừ mà cũng lạ ,cái từ cu lớn mấy năm nay
Phượng gọi Minh mà không thấy Minh giận hoặc không đồng ý. Có lẽ Minh muốn dành
cho Phượng tất cả sự âu yếm để chuộc lại những năm tháng sai lầm với Phượng
chăng? Có thể lắm chứ? Cái ngày mà Minh tít tận Hà nội mò về quê để tìm Phượng
và cu Mẫn sau mấy năm biệt vô âm tín. Đường về quê Phượng không phải quá xa hay
khó khăn tìm, mà là nỗi đau dằn vặt uất hận thậm chí cả lòng căm thù bốc lên
ngùn ngụt như núi lửa của Phượng, bố mẹ Phượng sẽ trút xuống đầu Minh. Phượng
ngả người nằm xuống chiếc ghế dài đung đưa như nôi như võng bằng thứ gỗ quý.
Phải nói thật từ ngày rời mái nhà nơi thôn quê về Hà nội với Minh, Phượng như
một bà hoàng thứ thiệt. Minh và cả bố mẹ Minh là người có điều kiện, có tiền và
hào hiệp.
Phượng
nhớ cái ngày đầu tiên Minh đưa hai mẹ con Phượng về nhà. Ngay từ giây phút đầu
Minh chưa kịp giới thiệu với bố mẹ, bố Minh đã cúi xuống bế thằng Mẫn vào lòng,
còn mẹ Minh kéo ghế cho Phượng ngồi.Thằng Mẫn cứ như đã quen biết từ lâu, không
hề sợ hãi, nó đưa tay rờ mũi rờ mặt và nhìn xoay xoáy vào mắt bố Minh, khiến
ông phải bật cười. Minh thưa chuyện với bố mẹ. Minh nói chậm ,rõ. Không để Minh
nói hết câu bố Minh đã ngắt lời Minh: Thôi anh đừng nói nữa, bố mẹ biết cả rồi.
Ông nhìn Phượng nhìn Minh tủm tỉm cười.Ông biết chuyện này từ dạo Minh có biểu
hiện khác thường, hay nằm đặt tay lên trán,hay thở dài, hay nhấp nhổm lúc nằm
lúc ngồi.
Mẹ Minh cũng nói ngắn như bố. Bà kêu Phượng bằng con, bà nhìn Phượng bằng ánh mắt bao dung, độ lượng của người mẹ. Bà nhìn cu Mẫn và khen nó giống Minh Bà khen nào mái tóc cũng quăn phía trán. Ngồi bên cu Mẫn nước mắt của ông cứ từ từ chảy ra .Ông đứng dậy nói chậm từng câu :Ông trời cho tôi đứa cháu đích tôn.
Thằng Mẫn thì chưa bao giờ nó cho người khác bế nó lâu ngoài mẹ nó. Vậy mà bữa ấy nó để cho bố Minh bế nó thật lâu. Thiên hạ nói cấm sai “có máu mủ có xót”
Mẹ Minh cũng nói ngắn như bố. Bà kêu Phượng bằng con, bà nhìn Phượng bằng ánh mắt bao dung, độ lượng của người mẹ. Bà nhìn cu Mẫn và khen nó giống Minh Bà khen nào mái tóc cũng quăn phía trán. Ngồi bên cu Mẫn nước mắt của ông cứ từ từ chảy ra .Ông đứng dậy nói chậm từng câu :Ông trời cho tôi đứa cháu đích tôn.
Thằng Mẫn thì chưa bao giờ nó cho người khác bế nó lâu ngoài mẹ nó. Vậy mà bữa ấy nó để cho bố Minh bế nó thật lâu. Thiên hạ nói cấm sai “có máu mủ có xót”
Phượng
tự nhủ với lòng mình thế gian này những người như gia đình Minh không nhiều .
Phượng phải sống ra sao để không phụ lòng họ. Đêm đầu tiên nằm bên Minh Phượng
khóc nhiều, khiến Minh phải lấy khăn lau nhiều lần dòng lệ nóng chảy qua khóe
mắt xuống má, xuống gối. Khi bình tâm trở lại, khi đã ghìm được cảm xúc, Phượng
nghe thấy lời Minh nói rất nhỏ vào tai Phượng “Ổn cả thôi em”. Cái câu mộc mạc
chân thật ấy tuy thiếu tinh tế nhưng nó là tự phát ra trong lòng Minh với
vợ. Với Phượng, một người phụ nữ rất trẻ đã phải nếm vị cay đắng của tình yêu
của cuộc đời. Phượng không bao giờ quên câu ấy.
Nằm nghĩ miên man về những năm tháng trước, Phượng nhổm dậy rũ lại mái tóc mới gội rồi chắp hai tay trước ngực như vái lạy cuộc đời, vái lạy một đấng thần linh nào đó đã đem hạnh phúc đến cho Phượng.
Thời gian như vó câu, thấm thoát đã gần bốn năm Phượng và Minh về chung sống với nhau.
Nằm nghĩ miên man về những năm tháng trước, Phượng nhổm dậy rũ lại mái tóc mới gội rồi chắp hai tay trước ngực như vái lạy cuộc đời, vái lạy một đấng thần linh nào đó đã đem hạnh phúc đến cho Phượng.
Thời gian như vó câu, thấm thoát đã gần bốn năm Phượng và Minh về chung sống với nhau.
Người
giúp việc thấy Phượng lên sân thượng đã lâu mà không thấy xuống, bởi cứ vào tầm
giờ này là Phượng đã gọi điện cho cô lên mát sa cho Phượng.
Tuy
cuộc sống của Phượng quá đầy đủ như một bà hoàng nhưng Phượng vẫn bảo chồng cho
Phượng mở hiệu chăm sóc phái đẹp ở tầng một của nhà mình .Chồng Phượng dạo đó
đã nói Phượng không phải làm gì hết, cứ nội trợ trong gia đình, thời gian rảnh
rỗi thì đọc sách, nghe nhạc. Phượng không bằng lòng, Phượng có lí do riêng của
mình. Phượng muốn sang sửa cho người phụ nữ thật đẹp, thật sạch. Phượng rất
ghét thứ bụi bẩn nơi trần gian bám vào thân phận người phụ nữ. Chiều vợ Minh
đồng ý.
Lên đến sân thượng người giúp việc thấy Phượng ngủ từ bao giờ trên chiếc ghế dài thường ngày. Chiếc loa nhỏ vẫn hát những tình khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ thời xưa. Người giúp việc lặng lẽ cởi chiếc áo khoác của mình đắp lên người Phượng rồi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh.
Gọi là người giúp việc hay ô sin như cách gọi khác của nhiều người cũng được. Điều không được ở đây là ô sin này ăn mặc đẹp, thời trang. Người không biết sẽ hiểu đây là chủ nhân ngôi nhà. Nhưng không phải, quần áo thời trang đó toàn thứ Phượng đã trút bỏ cho người giúp việc. Người giúp việc là một thiếu phụ tuổi chưa quá ba mươi. Vóc người đẹp, khuôn mặt khả ái . Mỗi khi cô bước chân ra đường là nhiều ánh mắt nhìn theo. Nhưng không ai ngờ gia cảnh của thiếu phụ này lại khốn nạn đến cùng cực.
Lên đến sân thượng người giúp việc thấy Phượng ngủ từ bao giờ trên chiếc ghế dài thường ngày. Chiếc loa nhỏ vẫn hát những tình khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ thời xưa. Người giúp việc lặng lẽ cởi chiếc áo khoác của mình đắp lên người Phượng rồi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh.
Gọi là người giúp việc hay ô sin như cách gọi khác của nhiều người cũng được. Điều không được ở đây là ô sin này ăn mặc đẹp, thời trang. Người không biết sẽ hiểu đây là chủ nhân ngôi nhà. Nhưng không phải, quần áo thời trang đó toàn thứ Phượng đã trút bỏ cho người giúp việc. Người giúp việc là một thiếu phụ tuổi chưa quá ba mươi. Vóc người đẹp, khuôn mặt khả ái . Mỗi khi cô bước chân ra đường là nhiều ánh mắt nhìn theo. Nhưng không ai ngờ gia cảnh của thiếu phụ này lại khốn nạn đến cùng cực.
Nói về chồng của thiếu phụ
này, có lẽ người đời phải cất công về tận nơi quê cha đất tổ của thiếu phụ mới
hiểu rõ chuyện. Đó là một vùng quê miền đồi, nhiều đồi cọ xanh biếc và những
đồi chè nổi tiếng, Đây cũng là nơi nhiều cô gái đã có chồng, thậm chí chưa có
chồng tạm biệt người thân như ông bà, bố mẹ, chồng con, người yêu để đến
với những miền đất lạ, xa lắc xa lơ, làm người giúp việc cho những gia đình
người nước ngoài, ví như Hàn quốc, Trung quốc, Mã lai, vân vân để kiếm tiền
giúp gia đình.
Thiếu phụ này là người nằm trong hoàn cảnh đó. Ngày tạm biệt chồng con thiếu phụ mới ngoài hai mươi tuổi
Thiếu phụ này là người nằm trong hoàn cảnh đó. Ngày tạm biệt chồng con thiếu phụ mới ngoài hai mươi tuổi
Trước
ngày đi thiếu phụ suy nghĩ rất nhiều về chuyến đi dài năm này. Bao nhiêu là
biến cố nguy hiểm rất dễ xảy ra ở nhà. Nào con còn nhỏ, bố mẹ song thân già
yếu, chồng thiếu phụ quá trẻ . Nói thẳng ra là sinh lí còn mạnh lắm, còn đòi
hỏi cao lắm, mới có ba năm mà hai vợ chồng đã hai mặt con, hai lần mang thai
ngoài ý muốn .
Chuyện riêng của thiếu phụ không phải cá biệt ở vùng đất vượng khí này. Hội phụ nữ xã thường xuyên trao đổi với chị em nhiều chuyện, từ chuyện nuôi con khỏe dạy con ngoan, sinh đẻ kế hoạch đến cả những chuyện thầm kín nhất của phụ nữ.
Chuyện riêng của thiếu phụ không phải cá biệt ở vùng đất vượng khí này. Hội phụ nữ xã thường xuyên trao đổi với chị em nhiều chuyện, từ chuyện nuôi con khỏe dạy con ngoan, sinh đẻ kế hoạch đến cả những chuyện thầm kín nhất của phụ nữ.
Những
thông tin tế nhị cũng thường hay lọt ra ngoài, lọt vào lỗ tai cánh đàn ông.
Những phản hồi của chị em nghe từ cánh đàn ông lên hội kể ra cũng có lí “Ai bảo
cứ xinh đẹp, cứ hấp dẫn, cứ hơ hớ ra đấy, mỡ để miệng mèo. Vân vân và vân vân.”
Quả thực gái vùng này đẹp thật, thiên hạ nói cấm sai “Chè Thái gái Tuyên”.Có
nhiều trai trẻ ở nơi khác kể cả bắc trung nam cũng mò mẫm về đây tìm vợ. Năm
trước một trai tây mắt xanh mũi lõ đi du lịch, anh chàng phải lòng gái nơi đây,
chàng bỏ hẳn thời gian du lịch còn rất dài về nước đón bố mẹ sang có lời với bố
mẹ cô gái. Gái xứ Tuyên mặt đã xinh, dáng lại đẹp, tính tình hiền dịu, đảm
đang.
Do sức ép quá lớn từ chồng , thiếu phụ cắn răng dấn thân vào việc phục vụ, hầu hạ xứ người. Sang xứ người do bản tính chăm chỉ, thật thà, nhanh gọn, nên thiếu phụ được gia đình chủ quý mến. Ngoài lương hàng tháng, thiếu phụ còn có thêm tiền thưởng vì thế thu nhập cũng không đến nỗi nào. Số tiền này nếu ở trong nước có mơ cũng không được.
Một năm qua đi.
Do sức ép quá lớn từ chồng , thiếu phụ cắn răng dấn thân vào việc phục vụ, hầu hạ xứ người. Sang xứ người do bản tính chăm chỉ, thật thà, nhanh gọn, nên thiếu phụ được gia đình chủ quý mến. Ngoài lương hàng tháng, thiếu phụ còn có thêm tiền thưởng vì thế thu nhập cũng không đến nỗi nào. Số tiền này nếu ở trong nước có mơ cũng không được.
Một năm qua đi.
Thời
gian này hai vợ chồng thiếu phụ vẫn thường xuyên điện thoại với nhau.
Hàng quý thiếu phụ vẫn gửi tiền về cho chồng.
Tiền nhà trả nợ xong thiếu phụ bảo chồng mua chiếc xe máy cho đỡ vất vả, tiện đi lại và thỉnh thoảng cho con đi chơi để chúng đỡ nhớ mẹ. Việc này thiếu phụ chẳng nói thì gã chồng cũng tự ý mua. Ngày có xe máy mới cáu cạnh hàng xóm ai cũng tấm tắc khen. Người ta đàm tiếu nhiều chuyện. Nào là cô vợ bên ấy hái ra tiền, mới hơn năm thay đổi hẳn cơ đồ, từ ngày có tiền bọn trẻ cũng đàng hoàng hơn, dăm ba bữa mấy bố con lại phóng xe máy ra thị trấn ăn phở, vân vân...Nhưng nguy hiểm nhất là câu “thằng chồng te tưởi ăn diện, quần áo mới, thẳng li, mồm suốt ngày phì phèo thuốc thơm đầu lọc, cứ dăm ngày lại để con nhà ngoại phóng xe ra thị xã hát hò, chơi gái cả đêm, tận trưa sau mới phóng xe về nhà” Nào là “ Chắc con vợ bên ấy làm thêm nghề bán trôn mới nhiều tiền như thế?” Ôi cơ man là chuyện.
Cái gì đến sẽ đến.
Tiền nhà trả nợ xong thiếu phụ bảo chồng mua chiếc xe máy cho đỡ vất vả, tiện đi lại và thỉnh thoảng cho con đi chơi để chúng đỡ nhớ mẹ. Việc này thiếu phụ chẳng nói thì gã chồng cũng tự ý mua. Ngày có xe máy mới cáu cạnh hàng xóm ai cũng tấm tắc khen. Người ta đàm tiếu nhiều chuyện. Nào là cô vợ bên ấy hái ra tiền, mới hơn năm thay đổi hẳn cơ đồ, từ ngày có tiền bọn trẻ cũng đàng hoàng hơn, dăm ba bữa mấy bố con lại phóng xe máy ra thị trấn ăn phở, vân vân...Nhưng nguy hiểm nhất là câu “thằng chồng te tưởi ăn diện, quần áo mới, thẳng li, mồm suốt ngày phì phèo thuốc thơm đầu lọc, cứ dăm ngày lại để con nhà ngoại phóng xe ra thị xã hát hò, chơi gái cả đêm, tận trưa sau mới phóng xe về nhà” Nào là “ Chắc con vợ bên ấy làm thêm nghề bán trôn mới nhiều tiền như thế?” Ôi cơ man là chuyện.
Cái gì đến sẽ đến.
Sang
năm thứ ba, trong làng xóm có người điện sang báo tin dữ hai đứa con thiếu phụ
chết đuối ngoài hồ cá của xã...
Đây cũng là thời hạn cuối cùng thiếu phụ trở về nước. Ngày trở về thiếu phụ như người mất hồn, kêu gào thảm thiết . Thiếu phụ gọi tên hai đứa con đến lạc cả giọng.
Đây cũng là thời hạn cuối cùng thiếu phụ trở về nước. Ngày trở về thiếu phụ như người mất hồn, kêu gào thảm thiết . Thiếu phụ gọi tên hai đứa con đến lạc cả giọng.
Biết
chuyện buồn quá lớn của thiếu phụ, gia chủ cảm thông, thương hại đã cho thiếu
phụ một khoản tiền khá lớn đem về.
Về nước chừng tháng, vợ chồng thiếu phụ chia tay nhau.
Về nước chừng tháng, vợ chồng thiếu phụ chia tay nhau.
Ngày
chia tay chồng như chia tay một kẻ khốn nạn.
Tại
tòa, hầu như thiếu phụ không có mấy lời. Chỉ gã chồng nói những lời xám hối,
lủng củng. Những lời nói gay gắt và công phẫn của người đến dự đối với gã chồng
đủ cho phiên tòa kết luận.
Thế là hết.
Thế là hết.
Thiếu
phụ như kẻ mất hồn.
Thấy
con gái trong tâm trạng khổ đau tuyệt đỉnh như vậy bố mẹ thiếu phụ xót lắm.
Phía bên gã chồng cũng chẳng vui vẻ gì. Những lời trách móc ,chửi bới ,nguyền
rủa cũng thi thoảng đập vào cân não gã. Bởi sai lầm to lớn của gã đã thành tội
ác. Biến gã thành kẻ bội tình,kẻ cực kì khốn nạn.
Ở nhà bố mẹ đẻ thiếu phụ như kẻ tâm thần. Đến nỗi chị dâu của thiếu phụ hằng đêm phải sang ngủ với thiếu phụ. Những lời thủ thỉ an ủi động viên của chị dâu như những liều thuốc an thần kém hiệu lực. Nhưng dẫu sao trong tuần trong tháng vẫn còn có những đêm thiếu phụ ngủ yên.
Khủng khiếp nhất là một đêm trời mưa gió, thiếu phụ lẻn dậy chạy ra ngoài nghĩa trang ôm lấy mộ hai đứa con mà khóc. Tiếng khóc nỉ non giữa đêm khuya khoắt được gió đồng thổi về, mấy nhà ở sát trao đổi với nhau rồi xách đèn, đốt đuốc ra nghĩa trang. Thiếu phụ vật vã như một bóng ma, xót cho cảnh tình họ lấy áo mưa choàng cho thiếu phụ rồi năn nỉ dẫn thiếu phụ về nhà.
Nói đến gã chồng khốn nạn của thiếu phụ thì quá đơn giản. Bởi gã còn mặt mũi nào mà nhìn bà con hàng xóm. Người ta cũng chẳng thèm quan tâm tới gã nữa . Bởi gã có sống thì cũng như chết.
Ở nhà bố mẹ đẻ thiếu phụ như kẻ tâm thần. Đến nỗi chị dâu của thiếu phụ hằng đêm phải sang ngủ với thiếu phụ. Những lời thủ thỉ an ủi động viên của chị dâu như những liều thuốc an thần kém hiệu lực. Nhưng dẫu sao trong tuần trong tháng vẫn còn có những đêm thiếu phụ ngủ yên.
Khủng khiếp nhất là một đêm trời mưa gió, thiếu phụ lẻn dậy chạy ra ngoài nghĩa trang ôm lấy mộ hai đứa con mà khóc. Tiếng khóc nỉ non giữa đêm khuya khoắt được gió đồng thổi về, mấy nhà ở sát trao đổi với nhau rồi xách đèn, đốt đuốc ra nghĩa trang. Thiếu phụ vật vã như một bóng ma, xót cho cảnh tình họ lấy áo mưa choàng cho thiếu phụ rồi năn nỉ dẫn thiếu phụ về nhà.
Nói đến gã chồng khốn nạn của thiếu phụ thì quá đơn giản. Bởi gã còn mặt mũi nào mà nhìn bà con hàng xóm. Người ta cũng chẳng thèm quan tâm tới gã nữa . Bởi gã có sống thì cũng như chết.
Nhận
xét về gã một số đàn ông trong làng, đặc biệt cánh thanh niên trẻ nói “Có
lẽ trong lịch sử cánh đàn ông, gã xứng đáng đại diện cho sự hèn hạ, bẩn
thỉu, đê tiện, nhục nhã, kẻ núp váy đàn bà vĩ đại nhất.”
Gã
bỏ nhà, bỏ bố mẹ đi biệt xứ nơi nào không ai biết.
Không
hiểu những tháng năm sống chui lủi như vậy gã có suy nghĩ lại không? Nhưng dẫu
thế nào cũng khổ cho gã, tội cho gã.
Chiếc
đồng hồ quả lắc từ thời cổ lai hi chồng Phượng mua của một nhà hàng đồ cổ tít
tận Sài gòn buông mười tiếng chuông. Trời cuối thu Hà nội đã bắt đầu chớm lạnh.
Phượng bảo Lý mặc chiếc áo khoác của mình vào cho đỡ lạnh. Nhìn khuôn mặt
u sầu với nét đẹp thánh thiện của Lý, Phượng nhận thấy trái tim mình có nhiều
điều thông cảm với hoàn cảnh trớ trêu của Lý, nhưng tuyệt nhiên không có một
chút nào gọi là thương hại. Với Phượng, Lý là một mẫu hình của những phụ nữ
biết lo công lo việc vì hạnh phúc gia đình nhưng lại rơi vào tình trạng trái
ngược, khốn nạn của kẻ làm chồng. Nghĩ vậy khiến Phượng vô tình thở dài. Tiếng
thở dài của Phượng làm cho Lý lên tiếng: chắc chị lại nhớ hai bố con anh Minh
rồi phải không? Anh và cháu chắc chiều
tối mai chủ nhật về hả chị?
Phượng : nhớ thì cũng có, nhưng chưa hẳn như Lý nói đâu. Ờ...có chuyện...Phượng hơi ngập ngừng , có chuyện này chị muốn nói với em ...thấy Phượng nói vậy Lý chưa hiểu nội dung Phượng định nói là gì. Nhưng bằng sự nhạy cảm của phụ nữ Lý cũng lơ mơ đoán được ý muốn nói của Phượng. Lý : chị nói đi em đang lắng nghe đây.
Phượng : nhớ thì cũng có, nhưng chưa hẳn như Lý nói đâu. Ờ...có chuyện...Phượng hơi ngập ngừng , có chuyện này chị muốn nói với em ...thấy Phượng nói vậy Lý chưa hiểu nội dung Phượng định nói là gì. Nhưng bằng sự nhạy cảm của phụ nữ Lý cũng lơ mơ đoán được ý muốn nói của Phượng. Lý : chị nói đi em đang lắng nghe đây.
Thấy
thời điểm có thể tâm sự được với Lý, Phượng kéo ghế ngồi đối diện để câu chuyện
thể hiện sự nghiêm chỉnh. Phượng hỏi Lý: Từ dạo em về với chị đã sáu tháng trôi
qua. Thời gian ấy không phải là ngắn để em hiểu biết ít nhiều về
gia đình chị ,em nghĩ sao? Cứ mạnh dạn nói.
Câu hỏi của Phượng gây bất ngờ đối với Lý khiến cô cảm thấy đột ngột nên sự lúng túng của Lý thể hiện ra mặt. Lý khép các ngón tay vào nhau như đan như buộc, xoay lên xoay xuống. Phải dăm phút sau Lý mới lên tiếng: Tại sao chị Phượng lại hỏi em như thế? Thú thực với chị, em chưa bao giờ giành thời gian để tìm hiểu gia cảnh của chị. Em nhận thấy đang được hưởng những tình cảm ấm áp của anh chị và bé Mẫn dành cho em thôi.
Lý dừng lại không nói nữa bởi xúc động đang dâng đầy dồn nén lồng ngực . Cặp mắt sâu do nhiều đêm mất ngủ với hàng mi cong dài của Lý rớm lệ. Nước mắt Lí cứ chảy ra dàn qua khóe mắt xuống hai bầu má phơn phớt hồng.
Nhìn xoáy sâu vào Lý như để tìm một sự thật, Phượng không giữ được vẻ bình tĩnh như trước. Mắt Phượng cũng bắt đầu cay và rớm lệ. Phượng xúc động không phải chỉ vì Lý mà lớn hơn đó là nỗi bất hạnh của thân phận người đàn bà. Phượng chợt nhớ câu thơ trong truyện Kiều” Đau đớn thay phận đàn bà” Phượng chống hai lòng bàn tay lên cằm thay cho một tay như trước. Cứ thế Phượng ngồi im không nói.
Không khí thật yên tĩnh, Lý không thể nói gì ra lúc này. Cô chạy đến gục đầu vào lòng Phượng. Hai người phụ nữ cùng thổn thức bên nhau.
Câu hỏi của Phượng gây bất ngờ đối với Lý khiến cô cảm thấy đột ngột nên sự lúng túng của Lý thể hiện ra mặt. Lý khép các ngón tay vào nhau như đan như buộc, xoay lên xoay xuống. Phải dăm phút sau Lý mới lên tiếng: Tại sao chị Phượng lại hỏi em như thế? Thú thực với chị, em chưa bao giờ giành thời gian để tìm hiểu gia cảnh của chị. Em nhận thấy đang được hưởng những tình cảm ấm áp của anh chị và bé Mẫn dành cho em thôi.
Lý dừng lại không nói nữa bởi xúc động đang dâng đầy dồn nén lồng ngực . Cặp mắt sâu do nhiều đêm mất ngủ với hàng mi cong dài của Lý rớm lệ. Nước mắt Lí cứ chảy ra dàn qua khóe mắt xuống hai bầu má phơn phớt hồng.
Nhìn xoáy sâu vào Lý như để tìm một sự thật, Phượng không giữ được vẻ bình tĩnh như trước. Mắt Phượng cũng bắt đầu cay và rớm lệ. Phượng xúc động không phải chỉ vì Lý mà lớn hơn đó là nỗi bất hạnh của thân phận người đàn bà. Phượng chợt nhớ câu thơ trong truyện Kiều” Đau đớn thay phận đàn bà” Phượng chống hai lòng bàn tay lên cằm thay cho một tay như trước. Cứ thế Phượng ngồi im không nói.
Không khí thật yên tĩnh, Lý không thể nói gì ra lúc này. Cô chạy đến gục đầu vào lòng Phượng. Hai người phụ nữ cùng thổn thức bên nhau.
Chiếc đồng hồ quả lắc thong
thả gõ mười hai tiếng chuông. Phượng gỡ nhẹ vòng tay của Lý đang ôm ngang hông
mình bảo Lý đi ngủ.
Cả
hai cùng im lặng bước xuống lầu.
Dừng
chân ở lầu hai Phượng nhắc Lý rẽ qua phòng bố mẹ khép cánh cửa sổ lại vì từ nửa
đêm không khí sẽ lạnh.
Phòng ngủ của Lý là phòng gần với phòng kho. Nói là kho nhưng nó còn sạch sẽ, ngăn nắp và thơm tho gấp cả vạn lần căn buồng ngủ của Lý ở quê.
Phòng ngủ của Lý là phòng gần với phòng kho. Nói là kho nhưng nó còn sạch sẽ, ngăn nắp và thơm tho gấp cả vạn lần căn buồng ngủ của Lý ở quê.
Chương 2
Như
thường lệ bố mẹ chồng Phượng luôn dậy đúng tầm năm giờ sáng.
Lý
cũng thế. Duy chỉ có khác mọi ngày là sáng nay mẹ chồng Phượng gọi Lý vào phòng
hỏi chuyện. Bà thân mật, nói lời ngọt ngào để Lý khỏi bị bất ngờ, thậm chí bị
sốc, vì đây là trường hợp hãn hữu. Bà hỏi đêm qua hai chị em có chuyện gì mà
nói chuyện với nhau lâu thế?
Lý trả lời: chẳng là hai chị em con chưa có dịp nào tâm sự với nhau. Tối qua có điều kiện, có chút thời gian dỗi nên chị Phượng có gọi con lên tâm sự ạ.
Mẹ Phượng : Ừ thế là phải. Chị em cũng cần có những lúc tâm sự với nhau cho thân mật. Chắc là những chuyện vui buồn trong cuộc sống phải không? Thời nào cũng vậy, cuộc sống là muôn màu, muôn vẻ. Vấn đề chính là người ta phải biết làm chủ mình, phải biết vượt qua những cam go, thậm chí bất hạnh nếu xảy ra với mình. Phải biết bỏ qua,phải biết tha thứ, phải có lòng độ lượng con ạ. Thế thôi, bác chỉ hỏi có thế. Bây giờ con tiếp tục công việc của mình. Hai bác cũng đi tập thể dục đây.
Có lẽ đêm qua thức khuya nên sáng nay Phượng dậy trễ hơn so với những ngày khác. Phượng cứ để nguyên váy áo ngủ xuống tầng. Phượng nhìn thấy Lý đứng tựa lan can đang ngắm nhìn hai đứa trẻ nhà bên đang cầm chai nước đổ vào lỗ dế. Chắc Lý đang suy nghĩ nhớ về hai đứa con xấu số của mình.Tội nghiệp cho Lý quá! Tội nghiệp cho hai đứa trẻ con của Lý quá! Phượng lắc đầu cho luồng suy nghĩ ấy qua thật nhanh. Phượng nói to: Lý này, tầm trưa nay là bố con anh Minh về đấy. Sáng nay em ra chợ mua mấy thứ mà anh Minh và cháu Mẫn thích ăn nhé ? Có nhớ món gì không?
- Dạ, em nhớ ,
- Ờ, mà mua thêm nữa đấy. Trưa nay nhà có khách!
Lý trả lời: chẳng là hai chị em con chưa có dịp nào tâm sự với nhau. Tối qua có điều kiện, có chút thời gian dỗi nên chị Phượng có gọi con lên tâm sự ạ.
Mẹ Phượng : Ừ thế là phải. Chị em cũng cần có những lúc tâm sự với nhau cho thân mật. Chắc là những chuyện vui buồn trong cuộc sống phải không? Thời nào cũng vậy, cuộc sống là muôn màu, muôn vẻ. Vấn đề chính là người ta phải biết làm chủ mình, phải biết vượt qua những cam go, thậm chí bất hạnh nếu xảy ra với mình. Phải biết bỏ qua,phải biết tha thứ, phải có lòng độ lượng con ạ. Thế thôi, bác chỉ hỏi có thế. Bây giờ con tiếp tục công việc của mình. Hai bác cũng đi tập thể dục đây.
Có lẽ đêm qua thức khuya nên sáng nay Phượng dậy trễ hơn so với những ngày khác. Phượng cứ để nguyên váy áo ngủ xuống tầng. Phượng nhìn thấy Lý đứng tựa lan can đang ngắm nhìn hai đứa trẻ nhà bên đang cầm chai nước đổ vào lỗ dế. Chắc Lý đang suy nghĩ nhớ về hai đứa con xấu số của mình.Tội nghiệp cho Lý quá! Tội nghiệp cho hai đứa trẻ con của Lý quá! Phượng lắc đầu cho luồng suy nghĩ ấy qua thật nhanh. Phượng nói to: Lý này, tầm trưa nay là bố con anh Minh về đấy. Sáng nay em ra chợ mua mấy thứ mà anh Minh và cháu Mẫn thích ăn nhé ? Có nhớ món gì không?
- Dạ, em nhớ ,
- Ờ, mà mua thêm nữa đấy. Trưa nay nhà có khách!
Trên
đường tập thể dục về ,bố mẹ chồng của Phượng vui lắm.Ông nói với bà: mình cứ
nghĩ là mình già, bữa nay còn thấy mấy cụ râu tóc trắng phơ đẹp như tiên ông
tiên bà ra tập. Mình cứ học mấy cụ ấy, tập đều, sinh hoạt điều độ chắc phải
sống đến trăm tuổi bà nhỉ.
Phượng tự tay bưng đồ ăn sáng cho bố mẹ. Bữa sáng thật đơn giản. Đó là hai tô cháo trắng nấu bằng thứ gạo tám xoan Phượng gửi mua tít tận vùng quê Hải Hậu Nam Định. Cháo hơi loãng ăn với trứng vịt muối với củ cải khô dầm nước mắm.
Phượng tự tay bưng đồ ăn sáng cho bố mẹ. Bữa sáng thật đơn giản. Đó là hai tô cháo trắng nấu bằng thứ gạo tám xoan Phượng gửi mua tít tận vùng quê Hải Hậu Nam Định. Cháo hơi loãng ăn với trứng vịt muối với củ cải khô dầm nước mắm.
Thấy
con dâu thường xuyên quan tâm và tự tay lo bữa ăn sáng cho mình, bố Phượng nói:
Phượng à, có lẽ từ mai con chuyển việc nấu ăn sáng cho bố mẹ sang em Lý nó làm.
Con tập trung lo công việc của con nhé!
Thấy vậy, Lý nói xen vào: con cũng nghĩ như bác trai . Việc ấy cứ để con làm, chắc con nấu ăn cũng không kém gì chị Phượng mấy đâu. Nghe Lý nói Phượng chỉ cười.
Thấy vậy, Lý nói xen vào: con cũng nghĩ như bác trai . Việc ấy cứ để con làm, chắc con nấu ăn cũng không kém gì chị Phượng mấy đâu. Nghe Lý nói Phượng chỉ cười.
Lâu
lâu Phượng mới lên tiếng: chị nghĩ không phải Lý không làm được. Nhưng đây là
việc chị nên làm. Nếu để Lý làm chị sẽ thành quen rồi không quan tâm tới nữa.
Đơn giản thế thôi.Tóm lại đây là trách nhiệm của chị. Bố mẹ yên tâm. Công việc
của con con sắp xếp được.
Tám giờ sáng Lý đạp xe ra chợ.
Phượng cầm máy nghe điện thoại Hoa gọi. Hoa là cô bạn cùng làng cùng xã với Phượng ở quê.
Đi chợ về Lý đã thấy bóng bé Mẫn đang lúi húi chơi bên hè. Cu cậu đang mải mê với chiếc xe tăng vừa chạy vừa bắn đạn lóe lửa đầu nòng súng. Lý tiến xe thật sát chỗ cu cậu mà cu cậu cũng chẳng hề quan tâm. Lý lên tiếng: Bé Mẫn về rồi à? Bé đi chơi với bố Minh có vui không? Chiếc xe tăng bố Minh mới mua à? Xe đẹp quá ! Cu Mẫn đứng phắt dậy ôm lấy chân lấy đùi Lý. Nó nói rất nhanh: Cháu nhớ cô Lý nhiều lắm! Tại sao cô không cho cháu đi chợ với cô? Tại sao cô không đi chơi Hải phòng, Quảng ninh với cháu?
Lý không trả lời những câu hỏi của nó. Một tay Lý dắt xe một tay dắt cu Mẫn vào nhà. Lý cúi đầu nói nhỏ vào tai nó: Cô Lý mua cho cu Mẫn những hai chiếc kèn nhé, có thích không?
Nghe đến kèn cu Mẫn gỡ tay khỏi tay Lý, nó thò ngay tay vào trong chiếc túi có hai cái bắp ngô luộc ,miệng leo lẻo: Cô Lý nghe cháu thổi kèn này ...Cháu nó đói lắm nên ăn rất nhanh.
Ngồi trong nhà Phượng và Minh nhìn hai cô cháu buồn cười. Phượng và Minh cứ để cho hai cô cháu tự nhiên.
Tám giờ sáng Lý đạp xe ra chợ.
Phượng cầm máy nghe điện thoại Hoa gọi. Hoa là cô bạn cùng làng cùng xã với Phượng ở quê.
Đi chợ về Lý đã thấy bóng bé Mẫn đang lúi húi chơi bên hè. Cu cậu đang mải mê với chiếc xe tăng vừa chạy vừa bắn đạn lóe lửa đầu nòng súng. Lý tiến xe thật sát chỗ cu cậu mà cu cậu cũng chẳng hề quan tâm. Lý lên tiếng: Bé Mẫn về rồi à? Bé đi chơi với bố Minh có vui không? Chiếc xe tăng bố Minh mới mua à? Xe đẹp quá ! Cu Mẫn đứng phắt dậy ôm lấy chân lấy đùi Lý. Nó nói rất nhanh: Cháu nhớ cô Lý nhiều lắm! Tại sao cô không cho cháu đi chợ với cô? Tại sao cô không đi chơi Hải phòng, Quảng ninh với cháu?
Lý không trả lời những câu hỏi của nó. Một tay Lý dắt xe một tay dắt cu Mẫn vào nhà. Lý cúi đầu nói nhỏ vào tai nó: Cô Lý mua cho cu Mẫn những hai chiếc kèn nhé, có thích không?
Nghe đến kèn cu Mẫn gỡ tay khỏi tay Lý, nó thò ngay tay vào trong chiếc túi có hai cái bắp ngô luộc ,miệng leo lẻo: Cô Lý nghe cháu thổi kèn này ...Cháu nó đói lắm nên ăn rất nhanh.
Ngồi trong nhà Phượng và Minh nhìn hai cô cháu buồn cười. Phượng và Minh cứ để cho hai cô cháu tự nhiên.
Phía
phòng có cây Hoàng lan ông bà nội của cu Mẫn ngồi uống trà, dường như cũng
không để ý đến hai cô cháu, coi đấy là chuyện bình thường, chuyện hàng ngày
giữa Lý và cu Mẫn.
Lý dựa xe vào tường rồi lần lượt lấy đồ cất đi. Lý qua phòng khách lên tiếng: Anh Minh và cháu về sớm nhỉ ? Chị Phượng đoán tầm chiều tối anh và cháu mới về cơ mà?
Minh cười trả lời: Chơi thế đủ rồi. Mà Cu Mẫn cứ nằng nặc đòi về với mẹ và cô Lý đấy !
Lý dựa xe vào tường rồi lần lượt lấy đồ cất đi. Lý qua phòng khách lên tiếng: Anh Minh và cháu về sớm nhỉ ? Chị Phượng đoán tầm chiều tối anh và cháu mới về cơ mà?
Minh cười trả lời: Chơi thế đủ rồi. Mà Cu Mẫn cứ nằng nặc đòi về với mẹ và cô Lý đấy !
Nghe
Minh nói thế Phượng và Lý cười theo.
- Chị ơi, trưa nay nhà mình có mấy khách đấy để em còn liệu làm cơm? Thấy Lý hỏi vậy Phượng bảo: Có lẽ ba xuất thôi em.
Minh nghe Phượng và Lý trao đổi chuyện khách khứa liền hỏi Phượng: Trưa nay nhà ta có khách nào hả em?
- Chị ơi, trưa nay nhà mình có mấy khách đấy để em còn liệu làm cơm? Thấy Lý hỏi vậy Phượng bảo: Có lẽ ba xuất thôi em.
Minh nghe Phượng và Lý trao đổi chuyện khách khứa liền hỏi Phượng: Trưa nay nhà ta có khách nào hả em?
Phượng:
Vâng, vợ chồng cô Hoa anh ạ. Hoa trên quê em anh còn nhớ không? Hoa đại gia
đấy?
Minh: Ờ, anh nhớ rồi. Vợ chồng Hoa ở phố Quang Trung chứ gì?
Phượng: Đúng rồi, anh nhớ dai thật đấy. Thằng con họ chắc giờ cũng khoảng ba tuổi rồi đấy.
Nói xong, Phượng bỗng thở dài...Con bé có trình độ đại học hẳn hoi, có quyết định về làm giáo viên cấp ba huyện nhà mà lại bỏ. Phí thật! Không biết nó nghĩ cái gì mà làm thế? Xã hội phức tạp là một chuyện, việc của mình tốt phải giữ lấy chứ. Đằng này, bỏ hết để đi, để yêu, để lấy một anh già đại gia nhiều tiền lắm của.
Minh: Ờ, anh nhớ rồi. Vợ chồng Hoa ở phố Quang Trung chứ gì?
Phượng: Đúng rồi, anh nhớ dai thật đấy. Thằng con họ chắc giờ cũng khoảng ba tuổi rồi đấy.
Nói xong, Phượng bỗng thở dài...Con bé có trình độ đại học hẳn hoi, có quyết định về làm giáo viên cấp ba huyện nhà mà lại bỏ. Phí thật! Không biết nó nghĩ cái gì mà làm thế? Xã hội phức tạp là một chuyện, việc của mình tốt phải giữ lấy chứ. Đằng này, bỏ hết để đi, để yêu, để lấy một anh già đại gia nhiều tiền lắm của.
Minh
thấy vợ than thở thế nên bật cười, rồi chêm vào: Đời nhiều khi thế. Được thứ
này phải mất thứ nọ. Anh cũng không biết mỗi khi họ về quê gặp ông bà, bố mẹ,
anh em họ hàng, bà con làng xóm thì xưng hô, chào hỏi thế nào? Nói thật với em
anh trông vợ chồng Hoa cứ như hai ông cháu.
Nghe
chồng nói thế Phượng chọc chồng: Lấy vợ trẻ như anh sướng quá còn gì? Nếu anh,
anh có thích không? Minh biết vợ đùa nên cũng hóm hỉnh trả lời: Thế thì em cứ
trẻ lại chừng mười năm, còn anh già đi thêm hai mươi năm xem ai thích ai?
Nghe
Minh nói vậy Phượng đưa mắt lườm chồng.
Tầm
mười giờ vợ chồng Hoa đến. Từ xa cu Mẫn trông thấy chiếc xe ô tô con màu trắng
đỗ trước cửa nhà, nó liền bỏ cuộc chơi với mấy đứa bạn chạy ù té về.
Hoa vừa trông thấy nó đã thốt lên: Ôi cu Mẫn! Nó chóng lớn quá! Đẹp trai quá! Giống lão Minh như lột!
Hoa vừa trông thấy nó đã thốt lên: Ôi cu Mẫn! Nó chóng lớn quá! Đẹp trai quá! Giống lão Minh như lột!
Cu
Mẫn chạy lại chỗ mẹ rồi ngồi tót vào lòng. Phượng đẩy cu Mẫn bảo ra khoanh tay,
cúi đầu chào khách. Cu Mẫn nhanh nhẹn đứng thẳng người, khoanh tay trước ngực,
cúi đầu lễ phép dõng dạc lên tiếng: Cháu chào cụ, cháu chào cô ạ! Tiếng nó chào
rõ to và kéo dài như vốn dĩ nó thường chào mỗi khi khách đến nhà.
Nghe cu Mẫn chào thế mọi người trong phòng ai cũng thót tim.
Nghe cu Mẫn chào thế mọi người trong phòng ai cũng thót tim.
Không
ai phản ứng gì.
Với
bản tính nhanh nhậy trong mọi trường hợp, chồng Hoa lên tiếng: Chào cháu! Cháu
ngoan quá!
Thấy vậy Hoa lên tiếng họa theo: Cu Mẫn ngoan lắm! Lại đây với cô Hoa nào? Cô Hoa cho con quà nhé.
Thấy vậy Hoa lên tiếng họa theo: Cu Mẫn ngoan lắm! Lại đây với cô Hoa nào? Cô Hoa cho con quà nhé.
-
Ôi chiếc máy bay đẹp quá! Cu Mẫn reo lên.
Chồng
Hoa bảo cu Mẫn cám ơn cô Hoa. Cu Mẫn lại một lần nữa đứng thẳng người, chắp
tay, cúi đầu nói lớn nói nhanh: Con cám ơn cô Hoa và cụ ạ...
Cầm trong tay chiếc máy bay cu Mẫn rời mẹ sang ngồi vào lòng Hoa. Bây giờ có lẽ trong đầu óc thơ ngây của nó mới dần dà nhớ lại những gì thuộc về quá khứ. Cu Mẫn ngửa cổ lên nói chuyện với Hoa: Cô Hoa học giỏi lắm, cô Hoa lại không chịu làm cô giáo này...
Cầm trong tay chiếc máy bay cu Mẫn rời mẹ sang ngồi vào lòng Hoa. Bây giờ có lẽ trong đầu óc thơ ngây của nó mới dần dà nhớ lại những gì thuộc về quá khứ. Cu Mẫn ngửa cổ lên nói chuyện với Hoa: Cô Hoa học giỏi lắm, cô Hoa lại không chịu làm cô giáo này...
Cu
Mẫn hỏi nhiều khiến Hoa phải thốt lên: Trời ơi cu Mẫn giỏi quá! Cu Mẫn nói
chuyện hay quá! Anh Minh và chị Phượng này, chẳng bù cho thằng cu nhà em, cháu
ít nói lắm, mới ba tuổi đầu mà suốt ngày ôm máy tính xem dưu túp dưu tích, không
còn biết bố mẹ là gì nữa?
Minh
cười nói: Cháu nhà em thuộc loại thông minh đấy! Rồi em xem, anh nói không sai
đâu.
Phượng: Thôi chẳng mấy khi vợ chồng Hoa đến nhà mình chơi,ở lại ăn cơm trưa với tụi mình.
- Ok! Hoa đáp lời rồi đứng dậy cùng với Phượng xuống phòng ăn.
Có thể nói cũng khá lâu rồi nay mới có dịp ngồi nói chuyện và ăn cơm với nhau nên Phượng và Hoa vui lắm. Phải đợi đến khi hai đức ông chồng uống rươu, nhậu xong ra bàn ngoài gốc Hoàng lan uống nước và hút thuốc Hoa và Phượng mới thổ lộ những chuyện gọi là sâu kín.
Phượng: Thôi chẳng mấy khi vợ chồng Hoa đến nhà mình chơi,ở lại ăn cơm trưa với tụi mình.
- Ok! Hoa đáp lời rồi đứng dậy cùng với Phượng xuống phòng ăn.
Có thể nói cũng khá lâu rồi nay mới có dịp ngồi nói chuyện và ăn cơm với nhau nên Phượng và Hoa vui lắm. Phải đợi đến khi hai đức ông chồng uống rươu, nhậu xong ra bàn ngoài gốc Hoàng lan uống nước và hút thuốc Hoa và Phượng mới thổ lộ những chuyện gọi là sâu kín.
Dường
như cơn buồn ngủ tầm trưa kéo đến với chồng Hoa sớm. Ông ngả đầu vào thành ghế
lim dim mắt . Màn trời thu thật xanh trong, lớp lá xanh mỏng của cây Hoàng lan
qua cơn gió thoáng qua có mùi hương thơm dìu dịu khiến cơn buồn ngủ kéo về càng
nhanh. Ông ta không thể giữ được cái gọi là phép lịch sự tối thiểu nữa. Ông ta
há miệng ngáp liên tục, liên tục.
Minh thấy rất khó chịu với
lối ngáp thô lỗ ấy, nhưng Minh vẫn cười thân mật vỗ nhẹ vào vai ông ta, nói:
Chắc đến giờ ngủ trưa quen thuộc của anh rồi, ngày trước tôi cũng thường thế.
Mấy năm nay công việc thay đổi nên bỏ luôn cả giấc ngủ trưa. Anh vào phòng
khách nghỉ đi.
Nghe
Minh nói vậy, ông ta làu hàu đáp: Trước đây còn trẻ mình đâu có phụ thuộc giấc
ngủ trưa thế này? Bây giờ không ngủ không chịu được. Nói rồi ông ta theo Minh
vào phòng khách chùm chăn ngủ tít mít.
Cuộc trò chuyện của Hoa và Phượng lúc to, lúc nhỏ, lúc lại rộ lên cười, lúc thì đấm lưng nhau thùm thụp. Minh thấy hai người nói chuyện say xưa bèn tới góp chuyện: Ông xã của Hoa rượu vào là buồn ngủ. Anh đưa ông xã em vào phòng ngủ rồi.Nghe Minh nói vậy, Hoa tiếp lời luôn: Anh nhà em năm nay rồi vẫn thế. Hễ cứ uống chừng dăm chén là ngáp ngắn, ngáp dài, là thần ngủ về. Nhưng được cái anh ấy không bao giờ ngủ lâu. Nếu không có công có việc nóng thì ngủ chừng một tiếng. Còn có công, có việc thì chỉ chừng mười lăm hai mươi phút là dậy. Anh Minh à, nếu gọi nhà em là cái máy thì cũng đúng, bởi cứ đến giờ là máy chạy, máy nghỉ, cứ như làm việc theo một chương trình có trước. Em phục anh ấy đấy. Nói gì thì nói ở cái tuổi sáu lăm, sáu sáu, u bảy mươi như anh ấy khối bọ không bằng.
Nghe Hoa nói về chồng, cả Minh và Phượng cảm xúc đến nỗi cả hai cùng vỗ tay bôm bốp. Minh ca ngợi Hoa nắm vững cá tính, đặc điểm của chồng thật sâu sắc. Còn Phượng chỉ cười, cười ngặt nghẽo, chảy cả nước mắt. Thấy vậy Hoa cũng buồn cười theo. Hoa nghĩ thoáng trong đầu không biết mình nói có gì sơ sẩy, hay hài hước mà để Phượng cười lăn, cười lóc vậy. Hoa nhìn xoay xoáy vào Phượng hỏi một câu hỏi láu cá: Tớ nói gì mà đụng chạm vào chỗ sướng của nàng mà nàng cười tít thế? Phượng lại cười ngặt nghẽo đỏ hoe cả hai con mắt. Sau chừng dăm giây , một phút, Phượng mới nói: Hoa à, cậu ví chồng cậu như cái máy hoạt động theo chương trình có sẵn kể cả việc ái ân quan hệ vợ chồng...Nghe Phượng nói xong Hoa tròn xoe mắt trả lời luôn: Đúng thế! Chuyện ái ân trên giường anh ấy thực hiện đều tăm tắp. Tất nhiên trừ những ngày tớ kéo cờ trắng. Nói thô một chút thì cứ đôi lần trong tuần. Ổn chưa? Quá ổn rồi phải không anh Minh?
Nghe tiếng ồn lớn bên ngoài, chồng Hoa tỉnh dậy. Ông ta vươn vai lững thững bước ra ngoài. Minh gọi người giúp việc lấy cho ông ta một thau nước lớn và chiếc khăn mới tinh để rửa mặt. Đứng trước tấm gương to ông ta chải đi chải lại mái tóc bạch kim còn quá mỏng của mình. Cu Mẫn ngồi chơi máy bay sát đấy thấy thế cũng bỏ đồ chơi lên tiếng:Cụ ngủ dậy rồi à? Cháu không thích ngủ ,thích chơi thôi.
Cuộc trò chuyện của Hoa và Phượng lúc to, lúc nhỏ, lúc lại rộ lên cười, lúc thì đấm lưng nhau thùm thụp. Minh thấy hai người nói chuyện say xưa bèn tới góp chuyện: Ông xã của Hoa rượu vào là buồn ngủ. Anh đưa ông xã em vào phòng ngủ rồi.Nghe Minh nói vậy, Hoa tiếp lời luôn: Anh nhà em năm nay rồi vẫn thế. Hễ cứ uống chừng dăm chén là ngáp ngắn, ngáp dài, là thần ngủ về. Nhưng được cái anh ấy không bao giờ ngủ lâu. Nếu không có công có việc nóng thì ngủ chừng một tiếng. Còn có công, có việc thì chỉ chừng mười lăm hai mươi phút là dậy. Anh Minh à, nếu gọi nhà em là cái máy thì cũng đúng, bởi cứ đến giờ là máy chạy, máy nghỉ, cứ như làm việc theo một chương trình có trước. Em phục anh ấy đấy. Nói gì thì nói ở cái tuổi sáu lăm, sáu sáu, u bảy mươi như anh ấy khối bọ không bằng.
Nghe Hoa nói về chồng, cả Minh và Phượng cảm xúc đến nỗi cả hai cùng vỗ tay bôm bốp. Minh ca ngợi Hoa nắm vững cá tính, đặc điểm của chồng thật sâu sắc. Còn Phượng chỉ cười, cười ngặt nghẽo, chảy cả nước mắt. Thấy vậy Hoa cũng buồn cười theo. Hoa nghĩ thoáng trong đầu không biết mình nói có gì sơ sẩy, hay hài hước mà để Phượng cười lăn, cười lóc vậy. Hoa nhìn xoay xoáy vào Phượng hỏi một câu hỏi láu cá: Tớ nói gì mà đụng chạm vào chỗ sướng của nàng mà nàng cười tít thế? Phượng lại cười ngặt nghẽo đỏ hoe cả hai con mắt. Sau chừng dăm giây , một phút, Phượng mới nói: Hoa à, cậu ví chồng cậu như cái máy hoạt động theo chương trình có sẵn kể cả việc ái ân quan hệ vợ chồng...Nghe Phượng nói xong Hoa tròn xoe mắt trả lời luôn: Đúng thế! Chuyện ái ân trên giường anh ấy thực hiện đều tăm tắp. Tất nhiên trừ những ngày tớ kéo cờ trắng. Nói thô một chút thì cứ đôi lần trong tuần. Ổn chưa? Quá ổn rồi phải không anh Minh?
Nghe tiếng ồn lớn bên ngoài, chồng Hoa tỉnh dậy. Ông ta vươn vai lững thững bước ra ngoài. Minh gọi người giúp việc lấy cho ông ta một thau nước lớn và chiếc khăn mới tinh để rửa mặt. Đứng trước tấm gương to ông ta chải đi chải lại mái tóc bạch kim còn quá mỏng của mình. Cu Mẫn ngồi chơi máy bay sát đấy thấy thế cũng bỏ đồ chơi lên tiếng:Cụ ngủ dậy rồi à? Cháu không thích ngủ ,thích chơi thôi.
Chồng
Hoa ra chỗ mọi người đang nói chuyện với nét mặt tỉnh táo và sắc lạnh. Ông
cười. Nụ cười của ông có lẽ làm cho người ta không cảm thấy vô vị, hay vô duyên
gì đấy. Trái lại nụ cười ấy có một sức thu hút mọi người khá mạnh mẽ. Không để
cho Minh mời, ông ta tự kéo chiếc ghế sát bên Hoa ngồi xuống. Ông ta sẽ bắt đầu
câu chuyện của mình thế nào? Phượng phán đoán trong đầu : Có lẽ là câu anh hay
tôi gì đấy, tôi uống chút rượu mạnh trong buổi hội ngộ nhưng buồn ngủ quá!
Không phải vậy, ông ta không hề nhắc lại những gì đã qua đi dù là còn mới
toanh. Đấy là điều Phượng và Minh có lẽ đã tự rút ra nhận xét của mình, đúng
như vậy. Ông ta hạ giọng nói: Chắc hai chị em nhà cô Phượng vừa nãy trao đổi
với nhau nhiều chuyện rồi, phần kết của nội dung ấy ra sao? Cô Phượng nói
cho anh nghe đi? Còn anh với Hoa thì trong chương trình ngày No en tới hai vợ
chồng anh sẽ về quê Hoa. Thứ nhất là thăm lại cảnh quê, người quê xem thay đổi
ra sao? Chứ thời gian qua anh thấy quê thay đổi chậm quá! Người già đã đành.
Đằng này lớp trẻ mà vậy thì gay! Người ta phải suy nghĩ cho mình, chứ
đừng trông vào suy nghĩ của người khác. Mà đã nghĩ thì phải nghĩ cái lớn, cái
cho cả lâu dài. Còn cứ suy nghĩ ngắn kiểu mì ăn liền như hiện tại thì gay, bao
giờ mới mở mắt ra được? Thứ nhì là về thăm bà ngoại của cháu. Đừng tưởng bà
ngoại không chịu ra ở với vợ chồng anh là bà mặc cảm khi nhìn thấy con rể tóc
đã bạc rất nhiều cặp kè bên cô con gái của mình còn rất trẻ và đẹp. Bà cụ có
suy nghĩ khác. Bà không muốn xa quê cha, đất tổ, xa bà con họ hàng, láng
giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Bà thiết gì cảnh nơi phồn hoa đô thị náo nhiệt này.
Sự náo nhiệt, phức tạp này bà cụ không hề biết, mà có biết thì bà cụ cũng chẳng
cần quan tâm. Nói thực với vợ chồng Minh Phượng, bữa nay anh mới thấy vợ chồng
tôi hiện diện ở nhà anh, anh mới chính thức nhìn thấy tôi chứ không phải qua
lời Phượng kể. Tôi chưa biết anh suy nghĩ thế nào giữa tôi với Hoa? Nhưng nói
thật với anh. Có những suy nghĩ và quyết định của con người bây giờ cứ cho là
sai, nhưng phải trăm năm sau hoặc cả triệu năm sau người ta mới thấy đúng đắn.
Tôi với anh đều là những trí thức, được đi đây đi đó, kể cả nước ngoài đã nhìn
thấy sự vô lý của xã hội chúng ta. Người giàu ngày một giàu, kẻ nghèo cứ nghèo.
Mình thương người dân nơi vùng sâu vùng xa, tầm nhìn của họ chỉ quẩn quanh đồi
cây, ruộng lúa, mỗi năm thu về vài trăm cân lúa, cân khoai sắn, vài chục con
gà, con vịt. Họ nghèo vì điều kiện tự nhiên khó khăn, thiếu thông tin về kinh
tế, xã hội. Có dịp nào về quê,có lẽ tôi và anh nên tranh thủ tiếp xúc với
họ,tham mưu giúp họ nhậy bén với việc làm ăn, giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn.
Tôi biết sắp tới bên giao thông sẽ mở con đường liên huyện, liên tỉnh đi qua
làng Vàng, tôi và anh sẽ giúp họ có được mảnh đất ven đường, họ sẽ mở cửa hàng,
cửa hiệu, buôn bán.
Vợ
chồng Minh ngồi nghe nhưng trong đầu chắc suy nghĩ nhiều về những gì chồng Hoa
nói. Có thể là vài suy nghĩ vội vàng, lý thuyết hão. Và cũng có thể là thật
chồng Hoa muốn giúp đỡ họ.
Thấy
Minh không hề phản ứng gì về phát biểu của mình, chồng Hoa không bằng lòng chút
nào, ông ta ngồi lặng im.
Minh rót thêm nước trà vào chén cho chồng Hoa rồi lên tiếng: Thế nào hai nàng? Nhận xét đi chứ? Cùng cánh mày râu với nhau tôi sẽ phát biểu sau.
Thấy vậy, Phượng đưa mắt nhìn Hoa, Hoa đưa mắt nhìn Phượng, hai người cứ dùng dằng đưa đẩy cho nhau. Rốt cuộc Hoa phát biểu trước. Hoa nói: Những tâm tư, suy nghĩ của nhà em vừa nãy, em nghĩ là của em. Hoa mới nói được vài câu như vậy đã phải dừng lại. Dường như có gì nghẹn ngào. Phải ! Dăm phút sau Hoa mới nói được: Không phải bây giờ mà từ khi quen anh, yêu anh, rồi lấy anh làm chồng. Những năm tháng sống bên anh, Hoa nhận thấy mình luôn luôn có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần, về mọi mặt trước cuộc đời đầy khó khăn, lắm phong ba, bão táp...
Minh rót thêm nước trà vào chén cho chồng Hoa rồi lên tiếng: Thế nào hai nàng? Nhận xét đi chứ? Cùng cánh mày râu với nhau tôi sẽ phát biểu sau.
Thấy vậy, Phượng đưa mắt nhìn Hoa, Hoa đưa mắt nhìn Phượng, hai người cứ dùng dằng đưa đẩy cho nhau. Rốt cuộc Hoa phát biểu trước. Hoa nói: Những tâm tư, suy nghĩ của nhà em vừa nãy, em nghĩ là của em. Hoa mới nói được vài câu như vậy đã phải dừng lại. Dường như có gì nghẹn ngào. Phải ! Dăm phút sau Hoa mới nói được: Không phải bây giờ mà từ khi quen anh, yêu anh, rồi lấy anh làm chồng. Những năm tháng sống bên anh, Hoa nhận thấy mình luôn luôn có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần, về mọi mặt trước cuộc đời đầy khó khăn, lắm phong ba, bão táp...
Phượng
nghe chừng mát hai lỗ tai bèn đứng dậy vỗ tay bôm bốp, nức nở khen: Trời ơi là
trời! Cô bạn Hoa yêu mến của tôi nói hay quá! Bạn cứ như giọng nhà văn vậy. Tôi
ủng hộ bạn và muốn nghe tiếp.
Hoa
chen lời :Chị Phượng dãi bày tình cảm như thế em mừng lắm . Dẫu gì Hoa cũng
từng tốt nghiệp loại giỏi đại học sư phạm, cũng từng cầm trên tay tờ quyết định
về làm giáo viên một trường trung học ở huyện nhà. Và...và cũng từng tự tay
mình đốt nó đi... Đốt nó đi.
Nghe
câu " tự tay đốt nó đi" Phượng vằn mắt lên hỏi thẳng:Tại sao
lại đốt đi? Mày làm sao thế? Có gì bực bội, ức chế thì cũng phải từ từ xem lại
chứ? Thấy chưa, bây giờ mới phải làm con buôn, ờ...không phải con buôn, làm
thương gia ! Cái vị trí đứng trên bục giảng một trường trung học giá trị từng
nào, bao nhiêu kẻ mơ cũng không được!
Hoa
để Phượng trút hết nỗi bức xúc, mới nói tiếp: Mọi người có biết khi cầm
cái bằng cử nhân ấy đi xin việc có biết bao nỗi nhục không? Nào hết chỉ tiêu!
Nào có phải con ông cháu cha không? Nào có cây, có chỉ không? Nào...nào ...tôi
giúp cô...cô cho tôi cái gì ? Tiền ư? Tôi không cần tiền...tôi đang thừa tiền !
Cô có hiểu ý tôi muốn gì ở cô không ? Tôi sẽ giúp cô...vân vân và vân vân. Chị
Phượng có biết cái Thủy con chú Mạnh không?
Chị
có biết!
Đấy
con ông cháu cha đấy! Nó cứ ngồi nhà mà quyết định về tận tay! Ôi chuyện còn
dài dòng lắm.Tất cả là thế đấy!
Ngồi nghe Hoa nói lòng Minh buồn lắm. Minh đứng dậy chắp hai tay phía sau lưng đi đi, lại lại trong vườn. Chồng Hoa cũng đứng dậy nốt. Hai người đàn ông một trẻ, một già ngồi trao đổi với nhau. Minh nói: tôi cũng không ngờ lại có chuyện như thế xảy ra ở một địa phương thuộc vùng cao? Đất thủ đô, thành phố lớn đã đành... khốn nạn quá! Những thằng trưởng phòng như thế tại sao nó vẫn tồn tại ? Có lẽ một bữa nào đấy tôi nhờ bạn bè hất cổ nó xuống, kỉ luật nó. Minh nói xong, chồng Hoa kéo Minh ngồi xuống ghế ghế hút thuốc. Khi điếu thuốc cháy còn nửa, chồng Hoa nói nhỏ vào tai Minh: Tôi cho nó mất chức rồi. Chuyển nơi khác rồi...
Điếu thuốc trên tay Minh cháy nhanh. Bây giờ Minh mới phát hiện ra sức mạnh tiềm năng của chồng Hoa.
Ngồi nghe Hoa nói lòng Minh buồn lắm. Minh đứng dậy chắp hai tay phía sau lưng đi đi, lại lại trong vườn. Chồng Hoa cũng đứng dậy nốt. Hai người đàn ông một trẻ, một già ngồi trao đổi với nhau. Minh nói: tôi cũng không ngờ lại có chuyện như thế xảy ra ở một địa phương thuộc vùng cao? Đất thủ đô, thành phố lớn đã đành... khốn nạn quá! Những thằng trưởng phòng như thế tại sao nó vẫn tồn tại ? Có lẽ một bữa nào đấy tôi nhờ bạn bè hất cổ nó xuống, kỉ luật nó. Minh nói xong, chồng Hoa kéo Minh ngồi xuống ghế ghế hút thuốc. Khi điếu thuốc cháy còn nửa, chồng Hoa nói nhỏ vào tai Minh: Tôi cho nó mất chức rồi. Chuyển nơi khác rồi...
Điếu thuốc trên tay Minh cháy nhanh. Bây giờ Minh mới phát hiện ra sức mạnh tiềm năng của chồng Hoa.
Minh
và chồng Hoa về lại chỗ ngồi. Phượng lên tiếng: Anh Quang ơi? Từ đầu đến giờ
Phượng mới kêu đích danh tên chồng Hoa.
Quang
chồng Hoa ngước mắt về phía Phượng. Dưới ánh nắng của tiết trời cuối thu, cặp
mắt kính trắng của Quang lóe lên những giọt nắng nho nhỏ.
Anh
Quang ơi, em đang muốn nghe chuyện tình của anh với Hoa đây? Anh có đồng ý
không? Thấy Phượng đon đả, sôi nổi, nhiệt tình như vậy Quang không lỡ lòng nào
cắt đi, giết chết mong muốn đó. Quang cười rõ tươi nói lớn: Anh đồng ý!
Nhưng không phải do anh kể đâu đấy nhé. Anh ủy quyền cho vợ anh kể . Hoa có trí
nhớ siêu việt lắm, có cả tài kể chuyện nữa.
Hoa thấy chồng nói vậy không
còn cách nào thoái thác, mặc dù trong bụng cô cũng đang muốn được xổ ra câu
chuyện này. Hoa đứng lên, hắng giọng:Em tốt nghiệp xong đại học rồi trở về làng
mà lòng không bao giờ vui. Niềm vui nó đã chết từ những ngày tháng năm ở
trường. Chung quanh mình bao nhiêu bạn bè, nhưng ai cũng có lối sống riêng của
mình. Những giây phút vô tư hiếm lắm. Thời gian phần lớn là lo âu về sau này về
cơm áo gạo tiền bỏ ra hàng ngày. Mớ kiến thức của nhà trường nhét vào đầu sinh
viên nhạt nhẽo, cũ kĩ, giáo điều. Bạn bè thôi thì dăm bảy loại. Đứa học, đứa
không...Rồi kì thi đến. Đứa lo tiền chạy điểm, đứa lang thang chỗ này chỗ nọ
củng cố lại kiến thức trong đầu mơ sao đạt điểm trung bình không phải thi
lại... Kể đến đây Hoa thở dài...Vừa lo học, lo ăn. Thôi thì cơm hàng, cơm nhà,
mì tôm, mì gạo, nấu riêng, nấu chung, Ôi, bao nhiêu là vấn đề đè lên đời sinh
viên. Hỏi thế thì đào đâu ra lòng yêu nghề sau này nữa. Ra trường, mấy tháng
chạy đôn, chạy đáo lo việc , chẳng đâu vào đâu. Mẹ già thì luôn hỏi con gái có
người yêu chưa mà không thấy dẫn về...Ở xã mình, chị Phượng còn lạ gì,cả xã năm
ấy và sau này nữa chỉ có mỗi em và cái Thủy thi đậu đại học. Số còn lại toàn cánh
cổ cày vai bừa, mới mười tám đôi mươi đã vội lấy chồng, lấy vợ. Trai làng
gọi là cấp tiến hơn thì bỏ làng ra thành phố làm thuê làm mướn. Ôi, một đám
người như thế hỏi sao lọt vào mắt Hoa được? Ngoài phố huyện cũng vậy, bát nháo
sô bồ. Hoa biết anh Quang khi Hoa đang học năm cuối. Hoa đã từng so sánh anh
Quang với những người đàn ông khác...
Kết
cục Hoa nhận thấy anh thuyết phục Hoa nhiều nhất. Hoa không bao giờ nhìn nhận
tình yêu là màu tím, màu hồng. Thứ màu ấy chỉ hay, chỉ đẹp trong tiểu thuyết ái
tình dành cho tuổi mới lớn. Lối sống của Hoa là thực dụng, thực tế. Hoa quyết
định yêu anh, vì Hoa tin anh thừa năng lực, thừa trình độ giúp Hoa, lo cho cuộc
đời của Hoa sau này dù rằng anh đã có vợ ở quê. Chuyện vợ anh ở quê cũng có
hoàn cảnh, lịch sử riêng của nó. Nhưng nó không phương hại tới Hoa là được.
Đấy, bữa tới về quê mọi người sẽ thấy Hoa nói không sai. Những đứa bạn cùng
tuổi Hoa nom chẳng già, chẳng cằn cỗi, lôi thôi, luộm thuộm là gì? Suốt năm quá
vất vả mưu sinh cuộc sống. Nói đến đây Hoa chợt reo lên: Ờ suýt quên! Chuyện
này hay lắm, em kể tiếp mọi người cùng nghe. Ngày em đưa anh Quang về nhà ra
mắt mẹ, buồn cười lắm. Mẹ em thốt lên: Giê su ma! Em phải tảng lờ không
nghe thấy ,kéo tay Quang ra giếng nước. Em kéo nước để anh rửa mặt. Khi Quang ở
đấy em mới quay vào bếp nói mẹ: Mẹ buồn cười thật đấy? Giê su ma cái gì? Mẹ
chẳng từng kể cho con nghe câu chuyện trong họ nhà mình cháu còn hơn cả tuổi
chú là gì? Bà nhìn em bảo đấy là chuyện họ hàng. Nghe xong em vặn lại luôn họ
hàng còn thế, ở đây là người ngoài. Lúc này bà buồn lắm. Bà cứ lẩm bẩm trong
mồm : Mày làm khó mẹ mày rồi, biết ăn nói với người ta thế nào? Em thấy liền
bảo mẹ cứ vai vế mà ngồi mẹ ạ. Buổi ra mắt hôm ấy em biết sau đấy mẹ em buồn
mấy hôm.
Mọi người mải nghe Hoa kể chuyện nên không ai để ý đến Quang. Quang đang đứng phía xa trao đổi điện thoại với ai đó. Nghe xong chuyện Phượng cười đến nỗi chảy cả nước mắt. Còn Minh lặng yên như đang suy nghĩ vấn đề gì hệ trọng lắm. Có lẽ Quang muốn xem tâm tư tưởng mình đứng về phía nào? Phía người chê bai cuộc tình này hay đứng về phía Hoa Quang? Hay về phía người dửng dưng, kiểu mặc kệ nó. Còn Phượng giờ mới biết Quang không có mặt khi Hoa kể chuyện.
Mọi người mải nghe Hoa kể chuyện nên không ai để ý đến Quang. Quang đang đứng phía xa trao đổi điện thoại với ai đó. Nghe xong chuyện Phượng cười đến nỗi chảy cả nước mắt. Còn Minh lặng yên như đang suy nghĩ vấn đề gì hệ trọng lắm. Có lẽ Quang muốn xem tâm tư tưởng mình đứng về phía nào? Phía người chê bai cuộc tình này hay đứng về phía Hoa Quang? Hay về phía người dửng dưng, kiểu mặc kệ nó. Còn Phượng giờ mới biết Quang không có mặt khi Hoa kể chuyện.
Phượng
lên tiếng: Ô hay, cái lão Quang này ,chán thật ! Không ngồi nghe vợ kể chuyện.
Thấy Phượng nói thế Hoa tiếp lời: Tính anh Quang là vậy, không bao giờ
anh ấy nói lại hay nghe lại chuyện đã qua rồi đâu.
Phượng
toan gọi người giúp việc lấy nước thì đã thấy Lý ngồi ghế khuất nghe chuyện từ
bao giờ.
Hoa
kéo Lý về phía mình nói: Chị Lý à, chị định kéo dài sự đau khổ đến bao giờ? Chị
phải quên nhanh nó đi! Chị phải nghĩ về đời chị còn dài, còn có cơ hội làm lại.
Chị phải lấy chồng, phải có con. Tôi dùng từ phải nghe nặng nề, nhưng phải thế,
Chị là người phụ nữ có nhan sắc, có tư cách tốt, chị sẽ gặp người đàn ông đường
hoàng, tử tế, chị sẽ không phải sống khổ sống sở như thằng chồng cũ đâu. Chị
hãy tin, hãy nghe tôi.Vợ chồng chị Phượng sẽ giúp, bằng không vợ chồng tôi sẽ
giúp.
(Còn tiếp)
Đã đăng:
Tập 1:
Tập 2:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét