Nguyễn Mộng Nhưng
Ngày 8/4/2017, trên facebook, bạn Ngoc Anh Tran đăng status có hình ảnh 3 ông Tàu cổ đang uống rượu, phía bên trái là bài thơ chữ Hán. Trên cùng bạn Ngoc Anh Tran dán "tít" BÁN DẠ TAM BÔI TỬU (ảnh coppy)
Vì
bài thơ này là một trong số bài thơ Đường
chúng tôi đã được học, nên tôi hăng hái bình luận: “Xin thưa với bạn Ngoc Anh
Tran và các bạn không biết chữ Hán, đây là bài thơ "Khúc hát Lương
Châu" của Vương Hàn:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Tạm dịch
nghĩa:
Rượu
bồ đào rót ra chén ngọc
Toan
uống, chợt nghe tiếng đàn giục lên ngựa
Nếu
có say nằm giữa sa trường xin chớ cười
Xưa
nay ra chiến trận mấy người trở về.
Bạn Ngoc Anh Tran trả lời như sau:
Bạn Ngoc Anh Tran trả lời như sau:
“Thưa tiên sinh , vẫn
biết vậy, nhưng vớ được cái ảnh đẹp ... chua ... thêm tý cho nó... loách xà
oách. Thưa tiên sinh, Bài " LƯƠNG
CHÂU TỪ " Có đến 6 bản dịch khác nhau !? đa phần đều hiểu theo nghĩa như bản
dịch trên. Thực ra Vương Hàn mô tả cảnh sinh hoạt trong quân doanh của người Hồ
( Chứ không phải trong quân doanh của người Hán). Người Hán dùng Kèn hoặc tù
và, còn người Hồ dùng Đàn Tỳ bà trong Quân doanh. Và người Hồ có loại rượu
Bồ đào ( cất bằng nho) chuyên dùng trong quân đội tên là "QUÂN MẠC TIẾU". Chứ không phải là
" Say chớ cười ", hay là "say nằm bãi cát chớ cười "
.v.v. như ta vẫn hiểu từ trước đến nay.
Trong lịch sử bang giao giữa Hán và Hồ, lúc thì hòa, lúc thì chiến đan xen nhau,
Chính lúc VH đến Nhậm chức ở Lương Châu (vùng giáp ranh Hán, Hồ ) thì đang là
thời kỳ HÒA, vì vậy mà ông có điều kiện đi lại chơi bời với nhiều tướng lĩnh của
người Hồ rồi nhân đó mà làm ra bài từ này”
Thú thật, tôi rất bất ngờ, luống cuống khi đọc "lý lịch" bài
thơ do bạn Ngoc Anh Tran đưa ra. Vì tuy đã thuộc và có thể viết được bài thơ
này và một số bài thơ chữ Hán khác nữa (có trong giáo trình CLB Hán Nôm Quần
Anh - Hải Hậu, chúng tôi theo học, chỉ chú trọng học chữ hiểu nghĩa, phần chú
giải tác giả, tác phẩm rất sơ sài). Trong lúc mất tự tin, tôi nghĩ lâu nay mình
đã không hiểu ý nghĩa bài thơ như bạn Anh Tran giảng giải, nên tôi đã xoá đoạn
bình luận trên và nói lời xin lỗi.
Bạn Ngoc Anh Tran trả lời, thêm một lần khẳng định "Quân mạc tiếu" là tên một loại rượu của người Hồ:
Bạn Ngoc Anh Tran trả lời, thêm một lần khẳng định "Quân mạc tiếu" là tên một loại rượu của người Hồ:
“Thưa tiên sinh, chẳng qua là đệ đã đọc nhiều bài viết của
các nhà nghiên cứu... về " Lương châu từ", in rải rác trên các báo, rồi
cách đây mấy năm lại được xem một bộ phim cổ trang dài tập của TQ tên là "
Bình an Bảo tiêu cục" , ở tập 8 của bộ phim này có đoạn mô tả đoàn bảo
tiêu áp tiêu đến Lương châu ( nơi đây có cả người Hồ và người Hán cùng sinh sống)
và được
một viên tướng biên trấn người Hồ đãi rươu " Quân mạc tiếu "... vậy thôi”
Bể học vô bờ, nghĩ mình kiến văn còn hạn
hẹp, tôi vào mạng tra cứu. Gõ từ khoá "luong chau tu", tôi thật không
ngờ có đến 7.240.000 kết quả trong 0,30 giây. Ngay trang đầu, đã có 9 trang
web, 11 tác giả đăng tải và bình giảng bài thơ "Lương Châu từ". Bài
thơ này còn được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp. Thế mới biết giá trị và sự phổ
biến của bài thơ Lương Châu từ! Câu thơ thứ 4 “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”,
nhiếu nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam
kỳ cựu, trong đó có nhà thơ Hữu Loan đã “vận dụng” khi lập tứ (“Lấy chồng thời
chiến chinh / Mấy người đi trở lại” - Màu tím hoa sim). Chữ "quân mạc tiếu"
ở câu thơ thứ 3, có 9 người dịch là "chớ cười", 1 người dịch là
"chớ mỉa", 1 người dịch là "chê cũng mặc"... Không có tác
giả nào nói "Quân mạc tiếu" là một loại rượu.
Tôi được biết, không chỉ ở Hải Hậu, Nam Định quê chúng tôi, trên đất nước Việt Nam, có rất nhiều người tuy không học, không viết được chữ Hán nhưng vẫn hiểu, vẫn dịch được thơ chữ Hán (qua phiên âm).
Tôi muốn ý kiến lại với bạn Ngoc Anh Tran, vì một nỗi lo lắng mơ hồ: “quân mạc tiếu” là một loại rượu của người Hồ” biết đâu sẽ được “thụ giáo” và truyền dạy cho con cháu, cho học trò…?. Nhưng vì trên facebook bạn đã “chốt”: “…câu chuyện về bức tranh cổ được minh hoạ bằng “LƯƠNG CHÂU TỪ” thì xin được phép…dừng ở đây” nên tôi đành phải nhờ nhà mạng, trao đổi lại với bạn và những ai quan tâm đến bài thơ Đường bất hủ.
Tôi được biết, không chỉ ở Hải Hậu, Nam Định quê chúng tôi, trên đất nước Việt Nam, có rất nhiều người tuy không học, không viết được chữ Hán nhưng vẫn hiểu, vẫn dịch được thơ chữ Hán (qua phiên âm).
Tôi muốn ý kiến lại với bạn Ngoc Anh Tran, vì một nỗi lo lắng mơ hồ: “quân mạc tiếu” là một loại rượu của người Hồ” biết đâu sẽ được “thụ giáo” và truyền dạy cho con cháu, cho học trò…?. Nhưng vì trên facebook bạn đã “chốt”: “…câu chuyện về bức tranh cổ được minh hoạ bằng “LƯƠNG CHÂU TỪ” thì xin được phép…dừng ở đây” nên tôi đành phải nhờ nhà mạng, trao đổi lại với bạn và những ai quan tâm đến bài thơ Đường bất hủ.
Hải
Trung, 16 – 4 – 2016
NGUYỄN MỘNG NHƯNG
BIẾT THI THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE !
Trả lờiXóaCả 2 ông này đều là bạn quen biết của tôi.Cả hai ông đều là người đọc nhiều hiểu rộng. Ai hiểu nghĩa của " quân mạc tiếu " nữa xin tham gia đóng góp.Chúng tôi chỉ "dựa cột" lắng nghe.
Trả lờiXóaSai quá sai Quân Mạc Tiếu theo nghĩa của tui là ( xin người chớ cười )
XóaNếu mấy ông đo uống rượu gò đen thì câu thứ 3 viết thế nào. Túy ngọa sa trường gò đen rượu à
XóaTheo tui nghĩ “Quân mạc tiếu” nghĩa là quân sĩ cười nhạo.
XóaBồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, (rượu quý bồ đào “ly lấp lánh”- chén “lưu ly”: ngọc lưu ly, lấp lánh. Rượu quý bồ đào chén dạ quang)
Trả lờiXóaDục ẩm, tì-bà mã thượng thôi.(uống gấp bởi đàn giục lên đường) “mã thượng: lên ngựa” Uống nhanh đàn dục cởi ngựa phi.
Túy ngọa sa-trường, quân mạc tiếu, (say rơi bãi cát, bạn đừng chê. (cười) < sa: cát - trường: bãi, vùng>
Cổ lai chinh-chiến kỷ nhân hồi. (xưa nay chiến trận mấy ai về)
Trong bài thơ này có từ “chinh-chiến” đừng nghĩ nó cũng có từ “sa-trường” là nơi đánh nhau, hay chiến trận.
Hoài phúc
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóathết đãi nhau uống rượu chia tay rượu quý mà thời gian có hạn đàn kèn thổi giục lên đường nên uống quá nhiều leo lên ngựa bị ngã xuống đất. vì chuyện lớn biên thùy uống đưa tiễn nhau lần cuối nên có say túy lúy té bạn cũng đừng cười. tức là uống lúc chuẩn bị ra chiến trận chứ không phải uống ở nơi chinh-chiến. nói về thơ hán xưa nó rất thâm và quỷ biến hóa khôn lường
Trả lờiXóaTỳ bà chính xác là của người Hồ chứ không phải của người Hán nhé các bạn
Trả lờiXóaVậy thì hỏi mấy ông người tàu chuyên thơ đường thì chắc rõ
Trả lờiXóa