Trên trời cao
một ngôi sao
nhấp nháy
như
ánh mắt
người yêu ta
thuở ấy
hẹn chờ nhau
xao xuyến
buổi ban đầu.
một ngôi sao
nhấp nháy
như
ánh mắt
người yêu ta
thuở ấy
hẹn chờ nhau
xao xuyến
buổi ban đầu.
Đồi bạch đàn
Gió lao xao trong lá
ái êm niềm tâm sự ngàn xưa.
Đất cựa mình bồi hồi nhịp thở
Ấm hơi người luống bắp, bãi dưa.
Gió lao xao trong lá
ái êm niềm tâm sự ngàn xưa.
Đất cựa mình bồi hồi nhịp thở
Ấm hơi người luống bắp, bãi dưa.
Gió
tạm biệt đồi cây
Lá theo ngừng tâm sự.
Đất say nồng giấc ngủ từ lâu.
Trên trời cao
giọt sao
không ngủ.
Vẫn nhấp nháy
nhìn
vẫn đợi chờ
chung thủy.
Lá theo ngừng tâm sự.
Đất say nồng giấc ngủ từ lâu.
Trên trời cao
giọt sao
không ngủ.
Vẫn nhấp nháy
nhìn
vẫn đợi chờ
chung thủy.
Tam
Sơn, Hồng Phong, Yên Dũng – Bắc Giang, 1968
TRẦN
MỸ GIỐNG
Năm 1968 tôi học năm thứ nhất Đại học Thư viện sơ tán ở Hồng
Phong, Yên Dũng, Hà Bắc (Bắc Giang). Một buổi tối,
nằm trên sườn đồi bạch đàn thôn Tam Sơn nhìn sao trên trời, lại nhìn xuống đồng
dưa, lạc, ngô dưới chân đồi, cảm xúc lâng lâng, tôi làm bài thơ “Đêm Yên Dũng”.
Bài thơ chép sổ tay bị thất lạc trong thời gian tôi đi chiến trường Quảng Trị.
Mãi tới năm 2005, một lần nhà thơ Bùi Đức Vinh đề nghị tôi đọc thơ của tôi thời trẻ, tôi đọc bài “Đêm Yên Dũng”. Nghe xong, nhà thơ Bùi Đức Vinh phán: “Toàn bích!” và bảo tôi gửi cho Hội VHNT Nam Định, khi đó đang tập hợp in cuốn “Thơ Nam Định 5 năm đầu thế kỷ 2001 – 2006”. Tôi nghĩ mình không chuyên thơ, có gửi cũng khó được tuyển, nhưng rồi tặc lưỡi “Thì cứ gửi, đã chết ai”...
Gửi rồi quên luôn, khi thấy bài “Đêm Yên Dũng” được tuyển vào tập sách thì vui lắm.
Năm 2014 một tác giả ký tên là Vũ Công Đoàn đăng bài “Đêm Thành Nam” trên Tạp chí Văn Nhân số 97 lấy nguyên bài thơ của tôi, bỏ đi khổ thơ giữa bài, sửa từ "đồi" thành từ "vườn" cho hợp cảnh thành Nam. Vụ việc lùm xùm, Văn Nhân đã phải xin lỗi và đăng lại nguyên bản bài thơ của tôi tại số 98 năm 2014.
Một nhà thơ cấp tỉnh nói trong cuộc họp Bộ môn Thơ: “Bài thơ của ông Trần Mỹ Giống có ra quái gì, ai thèm đạo”.
Nhưng sự thật bài thơ đã bị đạo! Và theo hai người bạn thơ đáng tin cậy thì bài thơ còn “được” một tác giả nhạc không chuyên “mượn” để phổ nhạc...
Tôi nghĩ: Thơ của khối vị Nhà thơ khoác áo Nhà văn Việt Nam, khoác áo Hội VHNT tỉnh cũng có ra quái gì, huống hồ là thơ của tay ngoại đạo như tôi. Dù sao, thì tôi cũng cứ đưa lên FB theo gợi ý của cô em gái, coi như hiến một trò vui cho bạn đọc cười, bình xả tréc vậy.
Mãi tới năm 2005, một lần nhà thơ Bùi Đức Vinh đề nghị tôi đọc thơ của tôi thời trẻ, tôi đọc bài “Đêm Yên Dũng”. Nghe xong, nhà thơ Bùi Đức Vinh phán: “Toàn bích!” và bảo tôi gửi cho Hội VHNT Nam Định, khi đó đang tập hợp in cuốn “Thơ Nam Định 5 năm đầu thế kỷ 2001 – 2006”. Tôi nghĩ mình không chuyên thơ, có gửi cũng khó được tuyển, nhưng rồi tặc lưỡi “Thì cứ gửi, đã chết ai”...
Gửi rồi quên luôn, khi thấy bài “Đêm Yên Dũng” được tuyển vào tập sách thì vui lắm.
Năm 2014 một tác giả ký tên là Vũ Công Đoàn đăng bài “Đêm Thành Nam” trên Tạp chí Văn Nhân số 97 lấy nguyên bài thơ của tôi, bỏ đi khổ thơ giữa bài, sửa từ "đồi" thành từ "vườn" cho hợp cảnh thành Nam. Vụ việc lùm xùm, Văn Nhân đã phải xin lỗi và đăng lại nguyên bản bài thơ của tôi tại số 98 năm 2014.
Một nhà thơ cấp tỉnh nói trong cuộc họp Bộ môn Thơ: “Bài thơ của ông Trần Mỹ Giống có ra quái gì, ai thèm đạo”.
Nhưng sự thật bài thơ đã bị đạo! Và theo hai người bạn thơ đáng tin cậy thì bài thơ còn “được” một tác giả nhạc không chuyên “mượn” để phổ nhạc...
Tôi nghĩ: Thơ của khối vị Nhà thơ khoác áo Nhà văn Việt Nam, khoác áo Hội VHNT tỉnh cũng có ra quái gì, huống hồ là thơ của tay ngoại đạo như tôi. Dù sao, thì tôi cũng cứ đưa lên FB theo gợi ý của cô em gái, coi như hiến một trò vui cho bạn đọc cười, bình xả tréc vậy.
Nguồn:
kỷ niệm một Đêm Yên Dũng
Trả lờiXóatrên đồi bạch đàn cao cao
đất có hơi người âm ấm
ái êm bồi hồi lao xao
chỉ mỗi ngôi sao ngó thấy
cho nên chẳng sợ thằng nào
chỉ sợ cái thằng tầm bậy
đạo thơ còn nói tào lao
thượng tôn tinh thần minh bạch
đăng lên blog công khai
cho thằng đạo thơ nó chết
ngàn đời nhân thế mỉa mai