TS Nguyễn Ngọc Kiên |
Nguyễn Ngọc Kiên
(36) 绿叶成阴[Lục diệp thành âm] (ván đã
đóng thuyền / gạo đã thành cơm)
Thành ngữ có xuất xứ từ giai thoại sau:
Đỗ
Mục, thi nhân thời Đường, vốn dòng danh gia, thế phiệt. Ông nội Đỗ Mục là Đỗ Hữu
làm đến tam công, (Tư Không triều Đường Đức tông, Tư Đồ triều Đường Đại tông),
nên Đỗ Mục sớm thụ hưởng một sự giáo dục tử tế, ông có học vấn vững chắc cùng với
trí thông minh di truyền.
Đỗ Mục nổi tiếng từ rất sớm.
Thi ca của Đỗ Mục ngay từ nhỏ đã hào sảng, tuyệt diệu.
Lẽ
ra Đỗ Mục sớm đỗ đạt, làm quan, nhưng tệ cái là trời lại cho thêm Đỗ Mục tính
cách lãng tử, lại ngang tàng. Những người như ông thì khó thành đạt ở đời, chỉ
dễ thành nhân.
Thuở
trẻ Đỗ Mục ít để tâm đến chuyện thi cử, đỗ đạt để làm quan mà ông hay lang
thang đầu đường xó chợ, lấy chuyện uống rượu, đánh bạc, chơi gái, kết giao
giang hồ… làm vui.
Một
lần Đỗ Mục lạc đến Hồ châu, tình cờ gặp trên đường một bà già dắt theo một bé
gái chừng 9, 10 tuổi. bé gái tuy còn nhỏ nhưng đã ẩn ước một nhan sắc cực kỳ
xinh đẹp. Đỗ Mục như xao xuyến trong lòng nên cậy người mai mối đến dạm hỏi. Đỗ
Mục hẹn rằng sau 10 năm mà không thấy trở lại thì tùy bà lão định đoạt có thể gả
con cho người khác .
Thế
rồi việc đờì biến đổi, Đỗ Mục không còn dịp nào quay lại Hồ Châu.
Mãi
14 năm sau, khi ấy Đỗ Mục đã là Thứ Sử dưới triều tể tướng Chu Trì, Đỗ Mục cậy
Chu chuyển đến trấn nhậm Hồ Châu.
Về
Hồ Châu, Đỗ Mục lập tức đi tìm cố nhân. Tiếc thay, bé gái năm xưa đã lấy chồng
được 3 năm và đã sinh được 2 con trai.
Giận
thân và tiếc của, Đỗ Mục làm bài thơ: THAN HOA
Bài
thơ nguyên văn:
Thán hoa
Tự thị tầm xuân khứ hiệu trì,
Bất tu trù trướng oán phương thì.
Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc,
Lục diệp thành âm tử mãn chi.
Bất tu trù trướng oán phương thì.
Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc,
Lục diệp thành âm tử mãn chi.
Dịch
nghĩa:
THAN TIẾC CHO HOA
Từ thuở ấy đi tìm hương xuân,
nay tính lại thì đã muộn rồi,
Cũng đừng nên đau xót hờn giận mùa thơm.
Cơn gió dữ thổi rụng hết hoa màu hồng thắm,
Lá biếc trở nên um tùm, trái kết đầy cành.
Cũng đừng nên đau xót hờn giận mùa thơm.
Cơn gió dữ thổi rụng hết hoa màu hồng thắm,
Lá biếc trở nên um tùm, trái kết đầy cành.
Dịch thơ:
THAN TIẾC CHO HOA
THAN TIẾC CHO HOA
Tìm hoa mình trót chậm chân
Hững hờ chi oán ngày xuân phụ
tình
Gió đưa hồng thắm tan tành
Rợp cây lá biếc, đầy cành quả
non
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Từ ấy tìm xuân muộn đã đành
Xin
đừng buồn bã trách mùa xanh
Gió
cuồng thổi rụng hoa hồng thắm
Lá biếc rợp cây, trái trĩu cành
Lá biếc rợp cây, trái trĩu cành
(Bản dịch của Nguyễn Ngọc Kiên)
Cố
sự này chép trong “Đường thi kỷ sự” của Kế Hữu công, một tác gia đời Tống.
Sau
này “Lục diệp thành âm” thành điển tích văn học chỉ người con gái đã lấy chồng,
có con, không thể vãn hồi. Nó giống như thành ngữ “ván đã đóng thuyền” hoặc “gạo
đã nấu thành cơm” của tiếng Việt và cũng gợi nhớ đến câu ca dao của Việt Nam:
Ngày đi lúa chửa chia vè
Ngày về lúa đã chin hoe đầy đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang!
(37)百发百中 [ bách phát bách trúng]
(trăm phát trăm trúng)
Top
of Form
Bottom
of Form
Chuyện
kể rằng:
Ngày
xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, dưới trướng của Sở Công Vương có hai người bắn
súng lừng danh thiên hạ. Một người tên là Phan Đáng, còn người kia tên là Dưỡng
Do Cơ.
Có
một lần, trong lúc tập luyện, Phan Đáng bắn ba phát tên đều trúng vào hồng tâm,
nên ông ta lấy làm đắc ý lắm. Lúc ấy, Dưỡng
Do Cơ cũng ở đó, tỏ vẻ không thán phục, bảo rằng: “Bắn trúng hồng tâm có gì là
đặc biệt. Cách xa một trăm bước, mũi tên của tôi có thể xuyên qua bất kỳ chiếc
lá nào của cây dương liễu”. Nói rồi, Dưỡng Do Cơ giương cung. Quả nhiên, mũi
tên xuyên qua chiếc lá dương liễu trên cành cây um tùm.
Nhưng
Phan Đáng vẫn không chịu, liền chọn lấy ba lá liễu ở ba chỗ khác nhau, đánh dấu
và thách Dưỡng Do Cơ bắn trúng. Dưỡng Do Cơ chỉ nhìn qua, rồi lùi vào vị trí để
bắn. Thế rồi, cả ba mũi tên như có mắt, lần lượt xuyên qua ba chiếc lá trước sự
kinh ngạc của mọi người.
Về
sau, trong cuốn sử ký của nhà viết sử nổi tiếng Tư Mã Thiên, có đoạn viết: “Nước
Sở có một người tên là Dưỡng Do Cơ, là một người bắn tên rất kỳ tài, cách xa
trăm bước mà “bách phát bách trúng”.
Dưỡng
Do Cơ chỉ bắn cả thảy có bốn phát tên trong cuộc thi tài ấy, mà sao Tư Mã Thiên
lại viết là “bách phát bách trúng?” Thì rat a phải hiểu là, “百” [bách] (nghĩa là một trăm) không được dùng để chỉ số lượng
cụ thể và xác định. Một nhà thiện xạ được ca ngợi là “bách phát bách trúng”
không nhất thiết phải giương cung đến một trăm lần. “Bách” ở đây được dùng với
nghĩa biểu trưng là “nhiều, rất nhiều”, còn kết cấu “bách... bách...” biểu thị
sự đối xứng truyệt đối như là “bao nhiêu... thì... bấy nhiêu”.
Trong
tiếng Việt, thành ngữ này có hai dạng đồng nghĩa được dùng song song: “bách
phát bách trúng” và “trăm phát trăm trúng”.
Về
sau “bách phát bách trúng’ còn để chỉ khả nămg của những người làm việc gì
cuũng đạt kết quả như ý muốn. Cũng vậy, hiện nay, “trúng” đâu phải chỉ là trúng
đích mà còn có nghĩa là đạt kết quả, là thành công nữa.
Chẳng hạn: Điểm cầu tự
'trăm phát trăm trúng' cho du khách hiếm muộn ...(vn express)
“Muốn có thai,
'yêu' thế nào để trăm phát trăm trúng” (soha.vn/..)
(38) Lưới trời lồng lộng, thưa mà không
lọt
Thời
Xuân Thu, nhà triết học Lão Tử nhận thấy rằng, tất cả mọi vật trên thế giới đều
phù hợp với một quy luật khách quan, quy luật khách quan này khống chế tất cả
diễn biến thay đổi của vũ trụ. Tất cả những người và sự vật nào vi phạm quy luật
khách quan này đều bị trừng phạt tương ứng. Trong “Đạo đức kinh” có viết: “Lưới
trời lồng lộng, thưa mà không lọt”. Đạo trời như lưới, kẻ ác nhất định bị trừng
phạt, lưới trời khôn thoát.
Tương
đương với thành ngữ này người Trung Quốc còn nói: 善有善报,恶有恶报 [thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo] nghĩa
là thiện ác đều có báo ứng. Tốt xấu cuối cùng đều có kết cục tương ứng.
Thành
ngữ này dùng nhiều trong tiếng Việt theo lối dịch nghĩa. Nhất là trong báo chí.
Bấm
“lưới trời lồng lộng” và google trong 0,52 giây có ngay 11000 kết quả. Có những
bài tỏ ra hết sức lạc quan. Chẳng hạn: “Trịnh Xuân
Thanh: Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát lắm!” Hoặc có
những tít báo hết sức bắt mắt “'Lưới trời lồng
lộng, tuy thưa mà khó thoát'... là đây”! |( Pháp luật online)
(39) 为人作嫁 [vi nhân tác gia] (May áo cưới cho người
khác).
Thành
ngữ này có xuất xứ từ bài thơ Bần nữ của Tần Thao Ngọc đời Vãn Đường. Nguyên văn:
Bần
nữ
Bồng môn vị thức ỷ la hương,
Nghĩ thác lương môi diệc tự thương.
Thuỳ ái phong lưu cao cách điệu?
Cộng liên thời thế kiệm sơ trang.
Nghĩ thác lương môi diệc tự thương.
Thuỳ ái phong lưu cao cách điệu?
Cộng liên thời thế kiệm sơ trang.
Cảm tương thập chỉ khoa châm xảo,
Bất bả song mi đấu hoạ trường.
Khổ hận niên niên áp kim tuyến,
Vị tha nhân tác giá y thường.
Dịch
nghĩa
Ở chốn lều tranh chưa biết đến
mùi là lượt
Định nhờ mối lái cũng chỉ thương mình
Ai là kẻ quý người có cách điệu thanh cao
Cùng thương những người ở đời phải sơ sài trang điểm
Đâu dám khoe mười ngón tay khéo đường kim chỉ
Không muốn kẻ dài đôi lông mày để đua xinh tươi
Tủi hờn về nỗi năm nào cũng phải ấn lên sợi kim tuyến
Để thêu quần áo cưới cho người khác!
Định nhờ mối lái cũng chỉ thương mình
Ai là kẻ quý người có cách điệu thanh cao
Cùng thương những người ở đời phải sơ sài trang điểm
Đâu dám khoe mười ngón tay khéo đường kim chỉ
Không muốn kẻ dài đôi lông mày để đua xinh tươi
Tủi hờn về nỗi năm nào cũng phải ấn lên sợi kim tuyến
Để thêu quần áo cưới cho người khác!
Bản dịch của Trần Trọng
Kim
Mùi là lượt, cửa bồng chưa biết,
Cậy mối manh, cũng thiệt mọi điều.
Ai yêu cách điệu phong lưu,
Đều thương lúc phải kém chiều điểm trang.
Tay mười ngón khoe khoang tài nghệ,
Đôi lông mày không kẻ nét dài.
Mỗi năm kim tuyến đính cài,
May thuê xiêm áo cho người tủi thay.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
Cậy mối manh, cũng thiệt mọi điều.
Ai yêu cách điệu phong lưu,
Đều thương lúc phải kém chiều điểm trang.
Tay mười ngón khoe khoang tài nghệ,
Đôi lông mày không kẻ nét dài.
Mỗi năm kim tuyến đính cài,
May thuê xiêm áo cho người tủi thay.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
Nghĩa bóng của thành ngữ này là: chịu khổ thay cho người.
Nguyễn
Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét