XXXVII
Nói
về hai thượng đế chính hiệu bàn nhau lên “Lương Sơn Bạc” nuôi lợn rừng để bán
cho cửa hàng nhà Du.
Đã lâu rồi hai thượng đế này mới ngồi bên nhau nhắm rượu với đậu phụ rán chấm mắm tôm.
Thượng đế nói:
- Ông Du này, ông còn nhớ dạo nọ hai thằng tôi nói chuyện với nhau lên núi nuôi lợn rừng không?
Đã lâu rồi hai thượng đế này mới ngồi bên nhau nhắm rượu với đậu phụ rán chấm mắm tôm.
Thượng đế nói:
- Ông Du này, ông còn nhớ dạo nọ hai thằng tôi nói chuyện với nhau lên núi nuôi lợn rừng không?
- Có nhớ. Nhưng làm sao?
- Dạo ấy chúng tôi đã là người thông thái, nhìn xa trông rộng. Ý tưởng tuyệt vời này không hiểu thế nào lại bay đến tai cánh thằng Hợm thằng Kết? Bây giờ chúng nó làm ăn khá lắm!
Du
cười nói:
- Hai ông tưởng chỉ mình các ông biết à? Các ông nói rồi để đấy có triển khai gì đâu?
- Bọn tôi còn suy nghĩ thêm mà.
- Nghĩ cái con khỉ! Hai ông làm kinh tế mà cứ nghĩ kiểu ấy chỉ có ăn cám. Bây giờ hai ông có muốn tôi phò không? Đồng ý thì tôi mới nói không nhà thông thái lại bảo tôi “Dạy đĩ vén váy?”
Du buồn cười khi mình nói vậy.
- Ông Du nói ghê quá, chúng tôi lắng nghe ông đây.
- Hai ông có biết nuôi gà không?
- Sao ông lại hỏi thế? Cái xã này nhà ai mà chả nuôi dăm bảy con.
- Thế mới chết! Cái đầu hai ông lạc hậu, thủ cựu như thế phải quy hoạch lại. Các ông nên liên kết với nhau để có điều kiện làm ăn lớn. các ông về trại chăn nuôi của tỉnh học hỏi các chuyên gia cách nuôi gà kiểu công nghiệp. Tôi thiết nghĩ vườn bãi nhà hai ông liền kề nhau đủ diện tích để xây dựng khu nuôi gà đấy. Tôi cứ tính kiểu cua trong lỗ đã có cả nghìn con. Nào gà đẻ trứng, gà lấy thịt. Các ông làm đếch gì phải mò vào tận rừng xanh núi đỏ nuôi lợn rừng cho sốt rét?
Ngồi nghe Du nói hai thượng đế này thích lắm. Một thượng đế nói:
- Ông Du nói quá phải! Kỳ này tôi không nghe cha này nữa, hỏng việc lớn là do cha ấy. Ai lại vừa đéo vừa run. Kỳ này tôi về làm một mình, không được ngàn con thì nửa ngàn cũng được.
Thượng đế kia nói:
- Bây giờ không thế nữa. Tôi bạo dạn rồi, không run nữa đâu mà lo!
Chuyện tư vấn của Du có vậy. Từ khi hai thượng đế nọ hợp tác xây trại gà, bước đầu chỉ vài trăm con giờ đến cả ngàn con. Hai thượng đế này còn mời cả cánh chuyên gia kính cận, đầu hói từ trung tâm về kiểm tra giám sát chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng ngừa dịch bệnh cho gà. Tháng trước hai thượng đế còn ký cả hợp đồng cung ứng trứng sạch, thịt sạch cho siêu thị ngoài tỉnh. Hai thượng đế thu về cả chục triệu đồng tiền lãi mỗi tháng. Câu chuyện nếu chỉ có vậy thì quá tốt. Đằng này có kẻ thối mồm nào tung cái tin là Du đã dạy cho cán bộ xã, lãnh đạo xã cách chỉ đạo, giúp dân làm giàu bằng việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Những câu nói đại loại: “Ông Du là người có đầu óc kinh tế, nói ít làm nhiều, đáng đồng tiền bát gạo. Cánh chính quyền xã chỉ bẻm mép nói chung chung để tiêu tiền của dân, của nhà nước”; “Rồi mà xem cái khóa lãnh đạo này làm được cái gì cho người dân trong xã hay chỉ nhanh chóng thực hiện năm chữ V rồi hạ cánh. (Ý nói là vội- vàng- vơ- vét- về); “Nhà Du nó có thèm tiếp xúc với cánh cán bộ xã đâu. Họ không xứng đáng để cha Du học tập, làm theo.”
Du nghe và đem chuyện này trao đổi với ông Hai Bốn, ông Mạnh và bà Hồng. Mọi người đều nói, đều khẳng định là có được nghe chuyện này. Bà Hồng còn nói thêm:
- Tôi còn nghe họ lào xào là cánh cán bộ xã chỉ thống nhất kiểu hình thức bề ngoài chứ không thống nhất ý chí hành động như cánh bốn tên nhà Du.
Mọi người cười. Ông Hai Bốn nói:
- Chúng ta nghe phải có bộ lọc. Tụi xấu nói thế là nguy hiểm lắm đấy. Chúng đang giấu mặt phá ta, gây mất đoàn kết, hoài nghi giữa dân với chính quyền.
Ông Mạnh bức xúc nói:
- Tệ thật! Cái làng, cái xã bé tẹo thế này mà cũng lắm chuyện. Kẻ đâm bị thóc, chọc bị gạo, ghen ăn ghét ở?
Ông Hai Bốn nói thêm:
- Đây cũng là hình thức diễn biến hòa bình. Tối nay tôi sẽ gọi chú Tuấn bí thư đảng ủy đến hỏi là biết ngay. Tôi nghĩ dân làng Vàng, dân trong xã ta tuy còn nghèo khó nhưng chẳng ai tin vào những lời nói chia rẽ mất đoàn kết như vậy.
Du cười lớn rồi nói:
- Thôi mọi người không quan tâm chuyện này nữa. Ai cũng biết rõ thế là đủ rồi. Công việc của ta, ta cứ làm, kệ chúng nó! Ờ, ai như cái Phượng đang đến? Cái Phượng sang đây chắc có việc gì?
Vài phút sau Phượng bước vào nhà cúi đầu chào mọi người rồi nói:
- Cô Hồng có bận việc không?
- Cháu có việc gì hở Phượng?
- Cháu có chuyện muốn nói với cô?
Nghe Phượng nói thế ông Hai Bốn lên tiếng:
- Cái Phượng đã nói vậy cô có bận cũng bỏ đấy để người khác làm.
Bà Hồng nắm tay Phượng cùng về nhà Phượng. Đến nhà Phượng bà Hồng nói:
- Cháu đi mà không khóa cửa nhà kẻ gian nó vào nó lấy hết thì sao?
Phượng nói:
- Có bố cu Mẫn ở nhà rồi cô ạ!
- Lương nó mới về hả?
Phượng im lặng không trả lời.
Bà Hồng vào nhà thấy một thanh niên đứng tuổi đang ngồi uống nước. Anh ta cất tiếng chào. Bà Hồng nói:
- Tưởng ai? Té ra bạn của thằng bố Lương về chơi à. Anh về lúc nào? Hôm đưa bà nội cu Mẫn ra đồng tôi cũng nhìn thấy anh, quý hóa quá! Phượng à, bố Lương và cu Mẫn đi đâu rồi?
Phượng ra khép lại cánh cửa nhà rồi vào ngồi cạnh bà Hồng. Phượng nói trong nước mắt. Bà Hồng thấy Phượng khóc, bà hỏi:
- Có chuyện gì mà cháu khóc thế?
- Anh đã thấy chưa? Ngay đến bố mẹ tôi và bà con làng xóm cũng không biết anh là ai, họ chỉ đoán anh là bạn của Lương. Tôi giật mình khi nhìn thấy anh về đây? Tôi đã quên anh, quên từ lâu rồi!
Bà Hồng lờ mờ nhận ra câu chuyện. Bà hít thở thật sâu để trấn an lại tinh thần, cảm xúc sau cái phút bất ngờ, quá bất ngờ với bà.
Phượng nói tiếp:
- Ngày tôi có bầu với anh, anh bảo không phải của anh. Tôi đã đau đớn tột độ khi nghe anh nói vậy. Tôi thật dại dột khi nghe những lời ngon ngọt, đầu môi, chót lưỡi của anh. Tôi dâng hiến thời con gái cho anh để rồi nhận lấy lời nói vô trách nhiệm của anh. Cái tối hôm đó tôi đã lặng lẽ ra bến xe vĩnh biệt cái thành phố đầy rẫy những cạm bẫy trong vẻ đẹp phồn hoa của nó. Cũng như vĩnh biệt cái khốn nạn của anh trong cái sang trọng bề ngoài mà tôi đã tưởng. Một người đã đặt bẫy bắt con chim là tôi chính là anh. Một người tưởng là trí thức với cặp mắt kính trắng sang trọng.
Phượng không nói nữa. Bởi có nói nữa thì quá khứ ùa về càng làm tan nát trái tim Phượng. Người đàn ông Phượng nói chính là Minh.
Minh lên tiếng:
- Có cô Hồng ở đây, cô cho cháu được gọi như thế. Phượng nói từ nãy đến giờ tất cả đều đúng. Cháu có lỗi với Phượng nhiều lắm! Dẫu có đến trăm lần xin lỗi cũng là vô ích, nhưng cháu cũng phải nói. Ba năm qua cháu đã sống trong tâm trạng bất ổn, dằn vặt về những tội lỗi đã gây cho Phượng. Ngày ấy cháu nông nổi nên nói với Phượng những lời tàn nhẫn khiến Phượng phải bỏ đi. Khi Phượng đi rồi cháu hoang mang đi tìm kiếm. Tình cờ mới đây thôi cháu gặp lại người biết Phượng, người ấy nói cho cháu biết về mẹ con Phượng.
Minh im lặng hồi lâu rồi nói:
- Đứa trẻ ấy đi đâu rồi?
Phượng lạnh lùng trả lời:
- Nó chết rồi! Nó đã bỏ tôi! Nó đã bỏ anh! Hai kẻ đã sinh thành ra nó mà nó phải nhận một kết cục khốn nạn thì nó sống làm gì? Anh đi đi! Tôi không muốn nhìn mặt anh nữa!
Phượng sồng sộc kéo Minh ra ngoài cửa. Thấy thế bà Hồng phải chặn lại.
Hành động, lời nói của Phượng như mũi dao đâm vào tim phổi Minh. Minh lặng người sa sẩm nét mặt. Minh ngồi bất động như kẻ trúng gió độc. Tấm vải ri đô bị kéo căng đã làm rơi ảnh hai mẹ con Phượng xuống đất. Minh đứng dậy ra nhặt từng mảnh kính vỡ rồi cầm trên tay ảnh hai mẹ con Phượng. Bà Hồng lấy chổi quyét hót số thủy tinh nhỏ đổ vào thùng rác. Bà nói:
- Thằng cu Mẫn chắc sang bên nhà ông bà ngoại chơi.
Minh hỏi bà Hồng:
- Cô Hồng ơi cu Mẫn năm nay mấy tuổi?
- Nó lên ba. Mới ba tuổi mà khôn đáo để.
Minh cầm hai chiếc ảnh trên tay, một bức ảnh Phượng chụp thời con gái, ảnh trắng đen rất đẹp. Thời ấy Phượng để tóc ngang bờ vai, đôi mắt mở to, sáng, cái núm đồng tiền tròn trên má hoe nắng. Minh ngắm bức ảnh hai mẹ con Phượng chụp. Minh nói:
- Phượng không biết nói dối, anh được gặp con rồi. Cô Hồng có thấy cu Mẫn nó giống cháu không? Cái tên mẹ cu Mẫn đặt cho có ý gì?
Bà Hồng nói:
- Ngồi nghe chuyện tôi hiểu ra rồi.
Phượng cũng đã nguôi ngoai cơn giận, Minh càng thể hiện sự thành thật của mình.
- Anh còn giữ tấm ảnh em chụp thời con gái em tặng cho anh đấy?
Minh lấy tấm ảnh trong ví đưa cho bà Hồng. Bà Hồng cầm tấm ảnh và đọc dòng lưu bút ghi sau ảnh “Kỷ niệm năm mười sáu tuổi. Mùa hè năm 1990. Phượng tặng anh Minh.”
- Anh giữ nó làm gì? Có mùa hoa phượng nào tồn tại mãi được đâu? Hãy đốt nó đi! Quên nó đi! Mùa phượng hồng của năm tháng ấy giờ đã là dĩ vãng xa xôi rồi. Đời chỉ là bể khổ, tình chỉ là dây oan!
Minh nghe Phượng nói mà như ai đó đang xát muối vào lòng.
- Em nói gì mà buồn thế?
- Tôi đâu muốn thế! Cuộc đời cứ xô đẩy, cứ trắng đen với tôi, không để cho tôi được sống thật như vốn có. Ngày trước khi chưa gặp anh tôi nhìn cái gì cũng đẹp, cũng yêu. Thế mà chỉ phút chốc anh đã làm đời tôi thay đổi. Cái đê hèn, lừa dối xuất hiện, nụ cười trở nên bí hiểm, lời nói dối thật đến mức quá chân thành, mặt người có những góc khuất thấp hèn, giả dối quá!
- Từ giờ trở đi em sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, đẹp như em muốn. Anh sẽ luôn ở bên em.
- Tôi đâu còn lãng mạn, còn dại như thuở trước để nghe những lời có cánh của anh.
Minh nói câu đầy ẩn ý:
- Em có chồng mà không có con, em có con mà không có chồng?
Bà Hồng nhìn Minh rồi nhìn Phượng. Bà đã lơ mơ nghĩ về Lương.
Phượng nói:
- Anh nói gì mà tôi không hiểu?
- Anh nghĩ là em hiểu nhưng cứ nói không hiểu?
- Anh nghĩ thế nào cũng được, việc đó tùy ở anh! Bây giờ tôi nói dối cu Mẫn không phải là con trai của anh, anh nghĩ sao? Cu Mẫn đang lững thững về đấy, nếu cần thì anh ra đón nó. Bằng không nó sẽ tự về đến nhà. Với tôi bây giờ chỉ có tình mẫu tử là thật. Ba năm rồi anh mới chịu đi tìm. Anh biết là mình dằn vặt mà sao vẫn làm thế? Sao kiếp người cứ phải sợ cái này, sợ cái kia? Anh lo là tôi sẽ làm tan nát cửa nhà của anh, anh bị cơ quan kỷ luật, cách chức! Tóm lại anh chỉ nghĩ về bản thân anh.
Minh rót nước mời bà Hồng:
- Cô uống nước đi. Cô là người duy nhất được chứng kiến chuyện của chúng cháu.
Minh vừa dừng lời thì cu Mẫn đã chạy vào nhà. Cu Mẫn còn quá bé nên không để ý đến chuyện người lớn. Nó cầm trong tay chiếc xe tăng đồ chơi. Nó gạt công tắc và đặt chiếc xe xuống đất, chiếc xe chạy vùn vụt, đạn bắn lóe đỏ đầu nòng súng.
Phượng đến bên con hỏi:
- Cu Mẫn lại lấy xe của bạn phải không?
- Không phải lấy mà là đổi kẹo cho nó.
- Hộp sữa này ở đâu?
- Con cho nó chơi xe tăng nó cho con hộp sữa.
Minh ngồi nghe cu Mẫn nói mà buồn cười. Phượng biết cu Mẫn hay có những trò độc chiêu với bạn. Hễ cu Mẫn đổi được thứ gì là nó chạy biến về nhà. Tí nữa Phượng sẽ giấu nó lấy chiếc xe tăng trả lại cho đứa bạn.
Minh lân la đến bên cu Mẫn nói:
- Cu Mẫn láu quá! Cu Mẫn vừa được ăn vừa được chơi lại còn được mang về.
Phượng đưa mắt nhìn Minh rồi buông câu:
- Cái giống nhà nó chuyên thế!
Cu Mẫn hình như đã chán đồ chơi, nó cất cái xe tăng vào gầm bàn rồi đứng thần ra nhìn Minh. Bà Hồng quan sát từng ly từng tý cu Mẫn và Minh. Bà thấy sự giống nhau đến giật mình: Mái tóc quăn, con mắt sáng và dài, cái sống mũi hơi lõm.
Cu Mẫn chợt hỏi mẹ:
- Ông này là ai hả mẹ?
Phượng trả lời nó:
- Con ra chào ông hàng xóm đi.
Bà Hồng kéo cu Mẫn vào lòng, bà chỉ tay vào Minh nói:
- Ông này là bố của cu Mẫn đấy. Cu Mẫn ra ôm bố Minh đi.
Cu Mẫn ngửa mặt nhìn bà Hồng chậm rãi nói từng câu một:
- Ứ phải bố. Bố Lương bị mù hai mắt thế này cơ mà!
Cu Mẫn lấy hai tay đưa lên mắt che lại.
Phượng nói:
- Bây giờ anh đã nhìn rõ nó. Nó đang sống không đến nỗi khổ bên mẹ nó. Nó nói bố nó mù hai mắt như nó diễn tả là đúng đấy. Bố nó mù thật! Con anh nó còn quá bé không thể nhớ, hiểu những gì đã xẩy ra. Anh có thể yên tâm về với gia đình của anh. Sau này cu Mẫn lớn lên nó sẽ hiểu về anh, về tôi.
Minh ôm lấy bờ vai Phượng nói:
- Phượng đừng xua đuổi anh nữa. Anh về đây là tìm mẹ con em, hãy cho anh cơ hội.
Bà Hồng ái ngại hỏi Minh:
- Thế cô ấy và các cháu ở Hà Nội anh bỏ cho ai?
Phượng biết Minh đang khóc trên bờ vai mình. Thứ khóc không thành tiếng chỉ có nước mắt chảy nóng vai Phượng. Phượng không nỡ lòng nào đẩy cái mặt ẩm ướt, méo mó, nhẫn tâm ấy ra khỏi bờ vai. Phượng biết Minh sẽ không gục đầu mãi vào mình, Minh sẽ trả lời câu hỏi của bà Hồng. Đúng như Phượng nghĩ, Minh rời Phượng ra ghế ngồi bên bà Hồng.
- Ngày gặp Phượng cháu đã có vợ và cũng sắp được làm bố. Cô ấy tên Liên là hiệu trưởng một trường mầm non. Cô ấy cũng bằng tuổi Phượng.
Bà Hồng chặn lời Minh hỏi:
- Sao cháu nói vợ cháu bằng tuổi Phượng?
Phượng tuy không ra ghế ngồi nhưng vẫn đứng chăm chú nghe. Minh đưa tay lấy chiếc cặp rồi mở lấy ảnh Liên đưa bà Hồng xem. Cầm tấm ảnh trên tay bà Hồng ngỡ ngàng hỏi:
- Liên xinh đẹp thế này cớ gì cháu lại phụ tình Liên?
Minh nói tiếp:
- Bố Liên là bác sỹ bệnh viện nơi Liên sinh nở. Tối hôm Liên sinh con, mẹ của Liên cũng có mặt để chăm sóc Liên.
Phượng bất ngờ hỏi Minh:
- Thế anh đi đâu khi vợ anh vượt cạn?
Bà Hồng cũng hỏi lại:
- Hôm ấy sao cháu không có mặt?
Minh cúi đầu nói:
- Đợt ấy cháu đi công tác Quảng Ninh nhiều ngày. Cái dịp cháu gặp Phượng đấy!
Bà Hồng bảo Minh nói tiếp:
- Cháu kể tiếp đi, rồi sao nữa?
- Sau khi Liên sinh con bố Liên hết ca trực về nghỉ, con lại mẹ Liên với nhóm sản phụ và cô y tá trực. Tối đó Liên khát nước và uống nước liên tục… Liên chết do băng huyết.
- Sao lại thế?
Bà Hồng như bị ai đánh, bà giật mình nói và nhìn hun hút vào mặt Minh. Minh im lặng không kể nữa.
Phượng hỏi:
- Thế còn đứa bé ra sao?
Minh lấy mùi xoa ra lau kính. Minh lắc đầu nói:
- Đứa bé ra đời được vài ngày rồi mất.
Không khí trong nhà thật nặng nề, không ai nói với ai nữa. Ngoài đường lóc cóc tiếng xe đạp, xe trâu qua lại.
Thấy lạ cu Mẫn dừng chơi ngước mặt nhìn mọi người rồi nó chạy lại với Phượng. Nó áp mặt nó sát vào mặt Phượng. Nó ngơ ngác không hiểu có chuyện gì xảy ra. Nó hỏi Phượng:
- Sao mẹ lại khóc? Cu Mẫn của mẹ ngoan rồi mà! Cu Mẫn không lấy kẹo đi đổi xe tăng nữa.
- Mẹ khóc vì mẹ mừng cu Mẫn của mẹ ngoan.
- Cu Mẫn không thích thế đâu. Mẹ cười hì hì… thế này!
Minh ra xe lấy quà cho cu Mẫn:
- Quà của cu Mẫn đây. Búp bê tóc vàng mắt xanh này. Máy bay tàng hình này.
Cu Mẫn tụt khỏi lòng mẹ. Nó chạy đến bên Minh nói:
- Cháu xin bác ạ! Cái này đẹp hơn! Cháu ứ lấy búp bê!
Cu Mẫn cầm chiếc máy bay trên tay rồi nó chạy biến vào phòng trong. Phượng xúc động thực sự. Phượng nói:
- Cái kiếp đàn bà phụ nữ sao mà lắm người khổ thế? Kẻ nhẹ dạ cả tin. Người đỏ tình đen phận. Anh Minh ơi, tôi không trách anh nữa, quá khứ là dĩ vãng. Mỗi người phải tự lo cho số phận của mình. Tôi và anh vẫn còn cơ hội để sửa chữa những sai lầm. Tôi chấp nhận cuộc sống thực tại dù nó có phũ phàng hay chán ngắt. Tôi đã có chồng, có con. Dù chồng tôi có “Mù” cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đúng như anh đã nói “Tôi có chồng mà không có con! Có con mà không có chồng!” Còn anh?
Bà Hồng không chờ Phượng nói hết, bà nói chen vào:
- Tôi đã hiểu hết mọi chuyện. Hai người hãy vứt bỏ những lời cay độc, những hận thù ấy đi. Hãy đến với nhau khi vẫn còn chưa muộn, vẫn còn tình thương yêu. Thằng cu Mẫn nó cần có bố, có mẹ. Cái thói xấu lớn nhất của con người là tính cố chấp! Hạnh phúc là cái gì đó rất mong manh, là thiêng liêng. Nó dễ tan thành mây khói, thành nước lũ cuốn phăng đi tất cả. Hãy đánh thức lòng trắc ẩn trong trái tim khi lý trí và tình cảm còn chi phối được nhau.
Minh đến bên Phượng ngập ngừng. Phượng và Minh mắt ngấn lệ. Phượng nói nhỏ:
- Anh hãy ôm tôi đi, ôm thật chặt vào rồi để vĩnh viễn mất nhau!
Minh dang rộng vòng tay ôm Phượng. Cu Mẫn ở phòng trong thấy vậy liền chạy ra. Cu Mẫn ngỡ ngàng nhìn mẹ và người đàn ông xa lạ đó.
Minh nói:
- Chúng ta chỉ mất nhau khi con tim đã ngừng đập!
Mắt Phượng đẫm lệ. Phượng nói nhỏ:
- Em lại “Nhẹ dạ cả tin” vào bố cu Mẫn rồi!
- Hai ông tưởng chỉ mình các ông biết à? Các ông nói rồi để đấy có triển khai gì đâu?
- Bọn tôi còn suy nghĩ thêm mà.
- Nghĩ cái con khỉ! Hai ông làm kinh tế mà cứ nghĩ kiểu ấy chỉ có ăn cám. Bây giờ hai ông có muốn tôi phò không? Đồng ý thì tôi mới nói không nhà thông thái lại bảo tôi “Dạy đĩ vén váy?”
Du buồn cười khi mình nói vậy.
- Ông Du nói ghê quá, chúng tôi lắng nghe ông đây.
- Hai ông có biết nuôi gà không?
- Sao ông lại hỏi thế? Cái xã này nhà ai mà chả nuôi dăm bảy con.
- Thế mới chết! Cái đầu hai ông lạc hậu, thủ cựu như thế phải quy hoạch lại. Các ông nên liên kết với nhau để có điều kiện làm ăn lớn. các ông về trại chăn nuôi của tỉnh học hỏi các chuyên gia cách nuôi gà kiểu công nghiệp. Tôi thiết nghĩ vườn bãi nhà hai ông liền kề nhau đủ diện tích để xây dựng khu nuôi gà đấy. Tôi cứ tính kiểu cua trong lỗ đã có cả nghìn con. Nào gà đẻ trứng, gà lấy thịt. Các ông làm đếch gì phải mò vào tận rừng xanh núi đỏ nuôi lợn rừng cho sốt rét?
Ngồi nghe Du nói hai thượng đế này thích lắm. Một thượng đế nói:
- Ông Du nói quá phải! Kỳ này tôi không nghe cha này nữa, hỏng việc lớn là do cha ấy. Ai lại vừa đéo vừa run. Kỳ này tôi về làm một mình, không được ngàn con thì nửa ngàn cũng được.
Thượng đế kia nói:
- Bây giờ không thế nữa. Tôi bạo dạn rồi, không run nữa đâu mà lo!
Chuyện tư vấn của Du có vậy. Từ khi hai thượng đế nọ hợp tác xây trại gà, bước đầu chỉ vài trăm con giờ đến cả ngàn con. Hai thượng đế này còn mời cả cánh chuyên gia kính cận, đầu hói từ trung tâm về kiểm tra giám sát chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng ngừa dịch bệnh cho gà. Tháng trước hai thượng đế còn ký cả hợp đồng cung ứng trứng sạch, thịt sạch cho siêu thị ngoài tỉnh. Hai thượng đế thu về cả chục triệu đồng tiền lãi mỗi tháng. Câu chuyện nếu chỉ có vậy thì quá tốt. Đằng này có kẻ thối mồm nào tung cái tin là Du đã dạy cho cán bộ xã, lãnh đạo xã cách chỉ đạo, giúp dân làm giàu bằng việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Những câu nói đại loại: “Ông Du là người có đầu óc kinh tế, nói ít làm nhiều, đáng đồng tiền bát gạo. Cánh chính quyền xã chỉ bẻm mép nói chung chung để tiêu tiền của dân, của nhà nước”; “Rồi mà xem cái khóa lãnh đạo này làm được cái gì cho người dân trong xã hay chỉ nhanh chóng thực hiện năm chữ V rồi hạ cánh. (Ý nói là vội- vàng- vơ- vét- về); “Nhà Du nó có thèm tiếp xúc với cánh cán bộ xã đâu. Họ không xứng đáng để cha Du học tập, làm theo.”
Du nghe và đem chuyện này trao đổi với ông Hai Bốn, ông Mạnh và bà Hồng. Mọi người đều nói, đều khẳng định là có được nghe chuyện này. Bà Hồng còn nói thêm:
- Tôi còn nghe họ lào xào là cánh cán bộ xã chỉ thống nhất kiểu hình thức bề ngoài chứ không thống nhất ý chí hành động như cánh bốn tên nhà Du.
Mọi người cười. Ông Hai Bốn nói:
- Chúng ta nghe phải có bộ lọc. Tụi xấu nói thế là nguy hiểm lắm đấy. Chúng đang giấu mặt phá ta, gây mất đoàn kết, hoài nghi giữa dân với chính quyền.
Ông Mạnh bức xúc nói:
- Tệ thật! Cái làng, cái xã bé tẹo thế này mà cũng lắm chuyện. Kẻ đâm bị thóc, chọc bị gạo, ghen ăn ghét ở?
Ông Hai Bốn nói thêm:
- Đây cũng là hình thức diễn biến hòa bình. Tối nay tôi sẽ gọi chú Tuấn bí thư đảng ủy đến hỏi là biết ngay. Tôi nghĩ dân làng Vàng, dân trong xã ta tuy còn nghèo khó nhưng chẳng ai tin vào những lời nói chia rẽ mất đoàn kết như vậy.
Du cười lớn rồi nói:
- Thôi mọi người không quan tâm chuyện này nữa. Ai cũng biết rõ thế là đủ rồi. Công việc của ta, ta cứ làm, kệ chúng nó! Ờ, ai như cái Phượng đang đến? Cái Phượng sang đây chắc có việc gì?
Vài phút sau Phượng bước vào nhà cúi đầu chào mọi người rồi nói:
- Cô Hồng có bận việc không?
- Cháu có việc gì hở Phượng?
- Cháu có chuyện muốn nói với cô?
Nghe Phượng nói thế ông Hai Bốn lên tiếng:
- Cái Phượng đã nói vậy cô có bận cũng bỏ đấy để người khác làm.
Bà Hồng nắm tay Phượng cùng về nhà Phượng. Đến nhà Phượng bà Hồng nói:
- Cháu đi mà không khóa cửa nhà kẻ gian nó vào nó lấy hết thì sao?
Phượng nói:
- Có bố cu Mẫn ở nhà rồi cô ạ!
- Lương nó mới về hả?
Phượng im lặng không trả lời.
Bà Hồng vào nhà thấy một thanh niên đứng tuổi đang ngồi uống nước. Anh ta cất tiếng chào. Bà Hồng nói:
- Tưởng ai? Té ra bạn của thằng bố Lương về chơi à. Anh về lúc nào? Hôm đưa bà nội cu Mẫn ra đồng tôi cũng nhìn thấy anh, quý hóa quá! Phượng à, bố Lương và cu Mẫn đi đâu rồi?
Phượng ra khép lại cánh cửa nhà rồi vào ngồi cạnh bà Hồng. Phượng nói trong nước mắt. Bà Hồng thấy Phượng khóc, bà hỏi:
- Có chuyện gì mà cháu khóc thế?
- Anh đã thấy chưa? Ngay đến bố mẹ tôi và bà con làng xóm cũng không biết anh là ai, họ chỉ đoán anh là bạn của Lương. Tôi giật mình khi nhìn thấy anh về đây? Tôi đã quên anh, quên từ lâu rồi!
Bà Hồng lờ mờ nhận ra câu chuyện. Bà hít thở thật sâu để trấn an lại tinh thần, cảm xúc sau cái phút bất ngờ, quá bất ngờ với bà.
Phượng nói tiếp:
- Ngày tôi có bầu với anh, anh bảo không phải của anh. Tôi đã đau đớn tột độ khi nghe anh nói vậy. Tôi thật dại dột khi nghe những lời ngon ngọt, đầu môi, chót lưỡi của anh. Tôi dâng hiến thời con gái cho anh để rồi nhận lấy lời nói vô trách nhiệm của anh. Cái tối hôm đó tôi đã lặng lẽ ra bến xe vĩnh biệt cái thành phố đầy rẫy những cạm bẫy trong vẻ đẹp phồn hoa của nó. Cũng như vĩnh biệt cái khốn nạn của anh trong cái sang trọng bề ngoài mà tôi đã tưởng. Một người đã đặt bẫy bắt con chim là tôi chính là anh. Một người tưởng là trí thức với cặp mắt kính trắng sang trọng.
Phượng không nói nữa. Bởi có nói nữa thì quá khứ ùa về càng làm tan nát trái tim Phượng. Người đàn ông Phượng nói chính là Minh.
Minh lên tiếng:
- Có cô Hồng ở đây, cô cho cháu được gọi như thế. Phượng nói từ nãy đến giờ tất cả đều đúng. Cháu có lỗi với Phượng nhiều lắm! Dẫu có đến trăm lần xin lỗi cũng là vô ích, nhưng cháu cũng phải nói. Ba năm qua cháu đã sống trong tâm trạng bất ổn, dằn vặt về những tội lỗi đã gây cho Phượng. Ngày ấy cháu nông nổi nên nói với Phượng những lời tàn nhẫn khiến Phượng phải bỏ đi. Khi Phượng đi rồi cháu hoang mang đi tìm kiếm. Tình cờ mới đây thôi cháu gặp lại người biết Phượng, người ấy nói cho cháu biết về mẹ con Phượng.
Minh im lặng hồi lâu rồi nói:
- Đứa trẻ ấy đi đâu rồi?
Phượng lạnh lùng trả lời:
- Nó chết rồi! Nó đã bỏ tôi! Nó đã bỏ anh! Hai kẻ đã sinh thành ra nó mà nó phải nhận một kết cục khốn nạn thì nó sống làm gì? Anh đi đi! Tôi không muốn nhìn mặt anh nữa!
Phượng sồng sộc kéo Minh ra ngoài cửa. Thấy thế bà Hồng phải chặn lại.
Hành động, lời nói của Phượng như mũi dao đâm vào tim phổi Minh. Minh lặng người sa sẩm nét mặt. Minh ngồi bất động như kẻ trúng gió độc. Tấm vải ri đô bị kéo căng đã làm rơi ảnh hai mẹ con Phượng xuống đất. Minh đứng dậy ra nhặt từng mảnh kính vỡ rồi cầm trên tay ảnh hai mẹ con Phượng. Bà Hồng lấy chổi quyét hót số thủy tinh nhỏ đổ vào thùng rác. Bà nói:
- Thằng cu Mẫn chắc sang bên nhà ông bà ngoại chơi.
Minh hỏi bà Hồng:
- Cô Hồng ơi cu Mẫn năm nay mấy tuổi?
- Nó lên ba. Mới ba tuổi mà khôn đáo để.
Minh cầm hai chiếc ảnh trên tay, một bức ảnh Phượng chụp thời con gái, ảnh trắng đen rất đẹp. Thời ấy Phượng để tóc ngang bờ vai, đôi mắt mở to, sáng, cái núm đồng tiền tròn trên má hoe nắng. Minh ngắm bức ảnh hai mẹ con Phượng chụp. Minh nói:
- Phượng không biết nói dối, anh được gặp con rồi. Cô Hồng có thấy cu Mẫn nó giống cháu không? Cái tên mẹ cu Mẫn đặt cho có ý gì?
Bà Hồng nói:
- Ngồi nghe chuyện tôi hiểu ra rồi.
Phượng cũng đã nguôi ngoai cơn giận, Minh càng thể hiện sự thành thật của mình.
- Anh còn giữ tấm ảnh em chụp thời con gái em tặng cho anh đấy?
Minh lấy tấm ảnh trong ví đưa cho bà Hồng. Bà Hồng cầm tấm ảnh và đọc dòng lưu bút ghi sau ảnh “Kỷ niệm năm mười sáu tuổi. Mùa hè năm 1990. Phượng tặng anh Minh.”
- Anh giữ nó làm gì? Có mùa hoa phượng nào tồn tại mãi được đâu? Hãy đốt nó đi! Quên nó đi! Mùa phượng hồng của năm tháng ấy giờ đã là dĩ vãng xa xôi rồi. Đời chỉ là bể khổ, tình chỉ là dây oan!
Minh nghe Phượng nói mà như ai đó đang xát muối vào lòng.
- Em nói gì mà buồn thế?
- Tôi đâu muốn thế! Cuộc đời cứ xô đẩy, cứ trắng đen với tôi, không để cho tôi được sống thật như vốn có. Ngày trước khi chưa gặp anh tôi nhìn cái gì cũng đẹp, cũng yêu. Thế mà chỉ phút chốc anh đã làm đời tôi thay đổi. Cái đê hèn, lừa dối xuất hiện, nụ cười trở nên bí hiểm, lời nói dối thật đến mức quá chân thành, mặt người có những góc khuất thấp hèn, giả dối quá!
- Từ giờ trở đi em sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, đẹp như em muốn. Anh sẽ luôn ở bên em.
- Tôi đâu còn lãng mạn, còn dại như thuở trước để nghe những lời có cánh của anh.
Minh nói câu đầy ẩn ý:
- Em có chồng mà không có con, em có con mà không có chồng?
Bà Hồng nhìn Minh rồi nhìn Phượng. Bà đã lơ mơ nghĩ về Lương.
Phượng nói:
- Anh nói gì mà tôi không hiểu?
- Anh nghĩ là em hiểu nhưng cứ nói không hiểu?
- Anh nghĩ thế nào cũng được, việc đó tùy ở anh! Bây giờ tôi nói dối cu Mẫn không phải là con trai của anh, anh nghĩ sao? Cu Mẫn đang lững thững về đấy, nếu cần thì anh ra đón nó. Bằng không nó sẽ tự về đến nhà. Với tôi bây giờ chỉ có tình mẫu tử là thật. Ba năm rồi anh mới chịu đi tìm. Anh biết là mình dằn vặt mà sao vẫn làm thế? Sao kiếp người cứ phải sợ cái này, sợ cái kia? Anh lo là tôi sẽ làm tan nát cửa nhà của anh, anh bị cơ quan kỷ luật, cách chức! Tóm lại anh chỉ nghĩ về bản thân anh.
Minh rót nước mời bà Hồng:
- Cô uống nước đi. Cô là người duy nhất được chứng kiến chuyện của chúng cháu.
Minh vừa dừng lời thì cu Mẫn đã chạy vào nhà. Cu Mẫn còn quá bé nên không để ý đến chuyện người lớn. Nó cầm trong tay chiếc xe tăng đồ chơi. Nó gạt công tắc và đặt chiếc xe xuống đất, chiếc xe chạy vùn vụt, đạn bắn lóe đỏ đầu nòng súng.
Phượng đến bên con hỏi:
- Cu Mẫn lại lấy xe của bạn phải không?
- Không phải lấy mà là đổi kẹo cho nó.
- Hộp sữa này ở đâu?
- Con cho nó chơi xe tăng nó cho con hộp sữa.
Minh ngồi nghe cu Mẫn nói mà buồn cười. Phượng biết cu Mẫn hay có những trò độc chiêu với bạn. Hễ cu Mẫn đổi được thứ gì là nó chạy biến về nhà. Tí nữa Phượng sẽ giấu nó lấy chiếc xe tăng trả lại cho đứa bạn.
Minh lân la đến bên cu Mẫn nói:
- Cu Mẫn láu quá! Cu Mẫn vừa được ăn vừa được chơi lại còn được mang về.
Phượng đưa mắt nhìn Minh rồi buông câu:
- Cái giống nhà nó chuyên thế!
Cu Mẫn hình như đã chán đồ chơi, nó cất cái xe tăng vào gầm bàn rồi đứng thần ra nhìn Minh. Bà Hồng quan sát từng ly từng tý cu Mẫn và Minh. Bà thấy sự giống nhau đến giật mình: Mái tóc quăn, con mắt sáng và dài, cái sống mũi hơi lõm.
Cu Mẫn chợt hỏi mẹ:
- Ông này là ai hả mẹ?
Phượng trả lời nó:
- Con ra chào ông hàng xóm đi.
Bà Hồng kéo cu Mẫn vào lòng, bà chỉ tay vào Minh nói:
- Ông này là bố của cu Mẫn đấy. Cu Mẫn ra ôm bố Minh đi.
Cu Mẫn ngửa mặt nhìn bà Hồng chậm rãi nói từng câu một:
- Ứ phải bố. Bố Lương bị mù hai mắt thế này cơ mà!
Cu Mẫn lấy hai tay đưa lên mắt che lại.
Phượng nói:
- Bây giờ anh đã nhìn rõ nó. Nó đang sống không đến nỗi khổ bên mẹ nó. Nó nói bố nó mù hai mắt như nó diễn tả là đúng đấy. Bố nó mù thật! Con anh nó còn quá bé không thể nhớ, hiểu những gì đã xẩy ra. Anh có thể yên tâm về với gia đình của anh. Sau này cu Mẫn lớn lên nó sẽ hiểu về anh, về tôi.
Minh ôm lấy bờ vai Phượng nói:
- Phượng đừng xua đuổi anh nữa. Anh về đây là tìm mẹ con em, hãy cho anh cơ hội.
Bà Hồng ái ngại hỏi Minh:
- Thế cô ấy và các cháu ở Hà Nội anh bỏ cho ai?
Phượng biết Minh đang khóc trên bờ vai mình. Thứ khóc không thành tiếng chỉ có nước mắt chảy nóng vai Phượng. Phượng không nỡ lòng nào đẩy cái mặt ẩm ướt, méo mó, nhẫn tâm ấy ra khỏi bờ vai. Phượng biết Minh sẽ không gục đầu mãi vào mình, Minh sẽ trả lời câu hỏi của bà Hồng. Đúng như Phượng nghĩ, Minh rời Phượng ra ghế ngồi bên bà Hồng.
- Ngày gặp Phượng cháu đã có vợ và cũng sắp được làm bố. Cô ấy tên Liên là hiệu trưởng một trường mầm non. Cô ấy cũng bằng tuổi Phượng.
Bà Hồng chặn lời Minh hỏi:
- Sao cháu nói vợ cháu bằng tuổi Phượng?
Phượng tuy không ra ghế ngồi nhưng vẫn đứng chăm chú nghe. Minh đưa tay lấy chiếc cặp rồi mở lấy ảnh Liên đưa bà Hồng xem. Cầm tấm ảnh trên tay bà Hồng ngỡ ngàng hỏi:
- Liên xinh đẹp thế này cớ gì cháu lại phụ tình Liên?
Minh nói tiếp:
- Bố Liên là bác sỹ bệnh viện nơi Liên sinh nở. Tối hôm Liên sinh con, mẹ của Liên cũng có mặt để chăm sóc Liên.
Phượng bất ngờ hỏi Minh:
- Thế anh đi đâu khi vợ anh vượt cạn?
Bà Hồng cũng hỏi lại:
- Hôm ấy sao cháu không có mặt?
Minh cúi đầu nói:
- Đợt ấy cháu đi công tác Quảng Ninh nhiều ngày. Cái dịp cháu gặp Phượng đấy!
Bà Hồng bảo Minh nói tiếp:
- Cháu kể tiếp đi, rồi sao nữa?
- Sau khi Liên sinh con bố Liên hết ca trực về nghỉ, con lại mẹ Liên với nhóm sản phụ và cô y tá trực. Tối đó Liên khát nước và uống nước liên tục… Liên chết do băng huyết.
- Sao lại thế?
Bà Hồng như bị ai đánh, bà giật mình nói và nhìn hun hút vào mặt Minh. Minh im lặng không kể nữa.
Phượng hỏi:
- Thế còn đứa bé ra sao?
Minh lấy mùi xoa ra lau kính. Minh lắc đầu nói:
- Đứa bé ra đời được vài ngày rồi mất.
Không khí trong nhà thật nặng nề, không ai nói với ai nữa. Ngoài đường lóc cóc tiếng xe đạp, xe trâu qua lại.
Thấy lạ cu Mẫn dừng chơi ngước mặt nhìn mọi người rồi nó chạy lại với Phượng. Nó áp mặt nó sát vào mặt Phượng. Nó ngơ ngác không hiểu có chuyện gì xảy ra. Nó hỏi Phượng:
- Sao mẹ lại khóc? Cu Mẫn của mẹ ngoan rồi mà! Cu Mẫn không lấy kẹo đi đổi xe tăng nữa.
- Mẹ khóc vì mẹ mừng cu Mẫn của mẹ ngoan.
- Cu Mẫn không thích thế đâu. Mẹ cười hì hì… thế này!
Minh ra xe lấy quà cho cu Mẫn:
- Quà của cu Mẫn đây. Búp bê tóc vàng mắt xanh này. Máy bay tàng hình này.
Cu Mẫn tụt khỏi lòng mẹ. Nó chạy đến bên Minh nói:
- Cháu xin bác ạ! Cái này đẹp hơn! Cháu ứ lấy búp bê!
Cu Mẫn cầm chiếc máy bay trên tay rồi nó chạy biến vào phòng trong. Phượng xúc động thực sự. Phượng nói:
- Cái kiếp đàn bà phụ nữ sao mà lắm người khổ thế? Kẻ nhẹ dạ cả tin. Người đỏ tình đen phận. Anh Minh ơi, tôi không trách anh nữa, quá khứ là dĩ vãng. Mỗi người phải tự lo cho số phận của mình. Tôi và anh vẫn còn cơ hội để sửa chữa những sai lầm. Tôi chấp nhận cuộc sống thực tại dù nó có phũ phàng hay chán ngắt. Tôi đã có chồng, có con. Dù chồng tôi có “Mù” cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đúng như anh đã nói “Tôi có chồng mà không có con! Có con mà không có chồng!” Còn anh?
Bà Hồng không chờ Phượng nói hết, bà nói chen vào:
- Tôi đã hiểu hết mọi chuyện. Hai người hãy vứt bỏ những lời cay độc, những hận thù ấy đi. Hãy đến với nhau khi vẫn còn chưa muộn, vẫn còn tình thương yêu. Thằng cu Mẫn nó cần có bố, có mẹ. Cái thói xấu lớn nhất của con người là tính cố chấp! Hạnh phúc là cái gì đó rất mong manh, là thiêng liêng. Nó dễ tan thành mây khói, thành nước lũ cuốn phăng đi tất cả. Hãy đánh thức lòng trắc ẩn trong trái tim khi lý trí và tình cảm còn chi phối được nhau.
Minh đến bên Phượng ngập ngừng. Phượng và Minh mắt ngấn lệ. Phượng nói nhỏ:
- Anh hãy ôm tôi đi, ôm thật chặt vào rồi để vĩnh viễn mất nhau!
Minh dang rộng vòng tay ôm Phượng. Cu Mẫn ở phòng trong thấy vậy liền chạy ra. Cu Mẫn ngỡ ngàng nhìn mẹ và người đàn ông xa lạ đó.
Minh nói:
- Chúng ta chỉ mất nhau khi con tim đã ngừng đập!
Mắt Phượng đẫm lệ. Phượng nói nhỏ:
- Em lại “Nhẹ dạ cả tin” vào bố cu Mẫn rồi!
XXXVIII
Dân
làng Vàng lại có dịp nói và bình luận về việc mẹ con nhà Phượng bỏ nhà đi theo
trai:
- Cái giống đàn bà quạ mổ ấy không thay đổi được tính nết. Đã có chồng có con mà vẫn phụ lòng chồng, bỏ chồng theo trai!
- Cái thằng bạn khốn nạn của chồng nữa, ve vãn cả vợ bạn!
- Cái đận mẹ Lương chết nó cũng đưa bà ấy ra đồng. Nom mặt mũi cũng đàng hoàng, tử tế ấy thế mà khốn nạn!
- Cái số thằng Lương nó vậy. Rõ khổ! Chưa xong việc này đã đến việc khác!
- Cái giống đàn bà quạ mổ ấy không thay đổi được tính nết. Đã có chồng có con mà vẫn phụ lòng chồng, bỏ chồng theo trai!
- Cái thằng bạn khốn nạn của chồng nữa, ve vãn cả vợ bạn!
- Cái đận mẹ Lương chết nó cũng đưa bà ấy ra đồng. Nom mặt mũi cũng đàng hoàng, tử tế ấy thế mà khốn nạn!
- Cái số thằng Lương nó vậy. Rõ khổ! Chưa xong việc này đã đến việc khác!
Ông
Hai Bốn đợi cho Du và ông Mạnh sắp xếp xong công việc buổi tối ông mới gọi lại
nói chuyện:
- Tôi có chuyện này cần trao đổi với hai chú.
- Việc gì thế hả bác?
- Chú Mạnh sang mời ông Bính qua đây. Việc này liên quan đến việc cái Phượng vợ thằng Lương bỏ nhà đi.
Khi ông Mạnh đi rồi ông Hai Bốn mới chép miệng thở dài:
- Chuyện đời quả rắc rối!
Ông Bính đến. Ông Hai Bốn kéo ghế mời ông Bính ngồi rồi nói:
- Lại có quả mìn cho ông sỹ quan công binh phải không? Thời chiến bom mìn đã đành, thời bình có bom mìn mới bực chứ! Cuộc sống nó thế. Cứ phải tháo gỡ, phải vô hiệu nó!
Nghe ông Hai Bốn nói ông Bính không thể ngồi yên. Ông đứng dậy lững thững đi ra ngoài sân. Ông ngửa mặt nhìn trời rồi lại cúi mặt nhìn đất: “Trời cao đất dày ơi!”. Ông thốt lên như vậy. Hai tay ông nắm lại chắp sau lưng. Ông Hai Bốn cũng đứng dậy đi theo. Ông đặt bàn tay lên bờ vai ông Bính nói:
- Tôi và ông là người vào sinh ra tử thời chiến tranh. Bởi thế chúng ta hiểu cái giá trị to lớn của thời bình. Sự việc diễn biến quanh ta phức tạp quá. Trước đây vài hôm cái Phượng sang đây rủ bà Hồng đi có việc. Không rõ hai cô cháu trao đổi với nhau chuyện gì? Để ít nữa tôi sẽ hỏi cô Hồng chuyện ấy. Còn bây giờ là chuyện của tôi. Cái Phượng hôm nọ sang nhà tôi chơi và đưa cho tôi phong bì thư.
Ông Hai Bốn lấy bức thư trong túi áo ra. Ông đọc dòng chữ ngoài phong bì cho mọi người nghe: “Kính gửi bác Hai Bốn. Bác là người cháu tin cậy và kính trọng. Bác đợi qua rằm này cũng là lúc mẹ con cháu đã đi xa thì bác bóc thư này đọc cho bố mẹ cháu, cô chú Mạnh, cô chú Du cùng nghe”
Ông Hai Bốn chưa xé vội. Ông đưa ông Bính và mọi người xem. Ông Bính nói:
- Cháu nó đã viết thế thì ông cứ mở xem nó viết cái gì.
Ông Hai Bốn cẩn thận nên mới nói:
- Cô Hồng lấy cho tôi chiếc kéo.
Ông Hai Bốn cắt mép phong thư. Lá thư khá dài. Phượng viết:
“Con không làm việc dại, việc xấu nên bố mẹ đừng lo. Con và cháu đã ra Hà Nội. Người đưa hai mẹ con con đi là anh Minh bố đẻ của cu Mẫn. Bố cu Mẫn và cô Hồng đã gặp nhau tại nhà con rồi. Chuyện về Minh và quá khứ của hai chúng con dài lắm, lá thư không kể hết. Chắc bố mẹ và các bác các chú còn nhớ người đàn ông và chiếc ô tô màu đen ngày mẹ Lương mất chứ? Đấy chính là Minh! Bố mẹ an tâm, Minh là người không hẳn xấu về đạo đức như con hay bố mẹ đã nghĩ. Khi gặp lại Minh con mới nhận ra. Ba năm qua Minh cũng đã sống trong suy nghĩ và dằn vặt. Con sẽ chọn thời điểm thích hợp để đưa Minh về ra mắt bố mẹ và bà con làng xóm.
Nói về Lương con nhận thấy Lương là người đỡ con lúc chân ướt chân ráo về làng. Lương đã không mặc cảm cưới con làm vợ. Việc tế nhị ở Lương là Lương không có điều kiện để làm chồng và làm cha. (Bố mẹ và mọi người thử nhớ lại xem?). Con cũng đã nói chuyện này với Minh. Minh cười và gạt đi.
Ngày mẹ Lương sắp mất bà có để lại cho cu Mẫn một chỉ vàng. Bà đeo vào tay con và nói: “Giữ cho thằng Mẫn”. Lúc đó con đã khóc, đã đau từng khúc ruột khi không thể nói ra sự thật trước người sắp chết là cu Mẫn không phải ruột thịt của bà. Điều này khác chi là nói dối. Nhưng nói dối còn hơn nói ra sự thật phũ phàng. Giờ đây nơi chín suối bà vẫn nghĩ bà có đứa cháu đích tôn là cu Mẫn. Chỉ vàng này con để trong bát hương thờ trước ảnh bà. Căn nhà con ở là đất của xã. Chỗ này sát với chợ nên bán hàng được. Các hàng bày bán đều do các chủ hàng đem đến. Bán xong mới phải trả tiền. Nếu ít nữa Lương có về thì bác Hai Bốn, chú Mạnh, chú Du khéo vận động Lương ở nhà bán hàng cũng thừa để sống, khỏi phải lang thang đi các tỉnh hát rong nữa, nhỡ xảy ra tai nạn giao thông thì khổ.
Lương là người rất yêu thương mẹ. Nếu nói ở làng này ai là người yêu quý mẹ của mình nhất thì con nói ngay là Lương.
Chuyện tình cảm vợ chồng của con với Lương và ngược lại của Lương với con quả thực là khô khan, giá lạnh. Đó là điều dễ hiểu vì đó là cảnh ngộ chứ có yêu thương gì! Ngày xóm làng ầm lên chuyện Lương đánh con đến gãy răng là quá đồn thổi. Con không có ý gì xấu để ru đẩy bà mẹ Lương ngã. Chẳng qua là sự vô tình vô ý va người vào bà.
Con tin chắc chắn là Lương biết cu Mẫn không phải là con của mình. Vì Lương có làm được việc “Ấy” đâu mà có con.
Việc đưa đơn ra tòa để giải quyết con sẽ thực hiện sau……
Lá thư còn dài, ông Hai Bốn chỉ đọc đến đó rồi dừng lại. Ông nói:
- Các vị thấy sao?
Ông Bính lúc này mới hết căng thẳng, nét mặt ông trở lại bình thường. Ông nói:
- Thế là rõ rồi!
Ông Hai Bốn đưa lại lá thư cho ông Bính.
Ông Mạnh nói:
- Kết thúc thế cũng có hậu!
Bà Hồng nói:
- Mọi người chỉ được nghe đọc thư. Còn tôi đã ngồi nói chuyện với Phượng. Tôi cũng suy nghĩ như anh Mạnh. Tôi ủng hộ việc làm của hai đứa. Thằng Minh bố cu Mẫn, tôi đã ngồi trò chuyện với nó. Minh cũng là người biết nghĩ, có trước có sau.
Ông Hai Bốn nói:
- Tôi cũng đồng quan điểm như mọi người. Việc thằng Lương cứ để tôi lựa lời trao đổi với nó.
Du nói:
- Ông Bính nghĩ gì về chuyện này?
Ông Bính chưa trả lời mà vê mồi thuốc lào nhét vào lỗ điếu. Dường như ông nhét theo cảm tính chứ ông không nhìn nên nó không gọn trong lỗ điếu mà vương ra ngoài. Ông nói:
- Việc đã thế biết làm thế nào? Là cha mẹ ai cũng mong cho con cái hạnh phúc.
Ông Bính châm đóm hút. Ông không kéo như mọi khi mà hút bập bập từng hơi một. Cái điếu cày sìn sịt kêu như kẻ ngạt mũi.
Du nói:
- Thế là Làng Vàng có hai trường hợp bỏ quê đi.
- Ai nữa mà chú tính là hai? – Ông Hai Bốn tròn mắt ngỡ ngàng hỏi.
- Cái Hoa nhà bà Hòa chứ còn ai nữa.
- Nó đi đâu? Nó cũng có quyết định làm giáo viên như cái Thủy cơ mà?
- Nó bỏ đi Hà Nội buôn bán rồi! Nó theo một người đàn ông giàu có, hơn nó nhiều tuổi.
- Ai nói với cô chuyện này?
- Cái Hoa kể với em. Nó dường như có sự lựa chọn rồi thì phải.
Du đắn đo rất lâu giờ mới lên tiếng:
- Người yêu cái Hoa là đại gia. Tôi tình cờ trông thấy rồi. Chị Hồng nói đúng đấy.
- Chú trông thấy ở đâu?
- Ở một nhà hàng ngoài thị xã. Tôi phải giấu mặt ngồi quan sát nghe hai người nói chuyện. Nó nói đã nghỉ học cả tuần ăn ở với người tình. Hai người còn trao đổi việc mua nhà giá trị sáu tỷ đồng. Cái Hoa còn nói sẽ đẻ cho gã bốn thằng con trai để gã sướng được “Tứ trụ triều đình”. Tôi nhìn rõ gã đưa cho cái Hoa cả bọc tiền lớn để nó mua xe máy, để lo lót mấy ngày nghỉ học và tiêu vặt.
Giờ đến lượt mọi người ngơ ngác nghe Du kể. Ông Bính nói:
- Chú nhìn chính xác cái Hoa chứ?
- Vâng, em ngồi cách nó có mấy mét làm sao nhầm được!
- Thế thì tệ quá! Chẳng hiểu nó suy nghĩ thế nào mà chấp nhận đánh đổi vậy?
- Tất cả đều do lối sống “Mở cửa” này cả. Một kẻ có quá nhiều tiền, kẻ kia có quá ít tiền. Trao đổi cho nhau đơn giản thế thôi! Bác cả đã khi nào nghĩ tài sản của bác bây giờ là bao nhiêu tiền không?
Mạnh nói như trả lời thay ông Hai Bốn:
- Chắc ngót nghét ba trăm triệu đồng gì đấy?
- Thấy không? Chỉ bằng một phần nhỏ tài sản của cái Hoa!
- Các chú khinh tôi đấy phải không? Tôi không chấp nhận cách nói, cách nhận xét của các chú! Tài sản của tôi là do vợ chồng tôi mấy chục năm làm ra. Còn cái Hoa là sự đánh đổi? Đánh đổi danh dự!
- Thế bác bảo họ không định nghĩa được danh dự là gì à? Họ làm gì còn danh dự khi họ sống quá nghèo!
Ông Hai Bốn nổi nóng. Ông nói như quát:
- Hai chú thoái hóa về tư tưởng nhận thức từ bao giờ thế? Quan điểm đảng viên hai chú để đâu? Các chú nói năng thô bạo, mất lập trường rồi! Thiên hạ còn nhiều người nghèo khó hơn nhưng họ đâu có thế?
Ông Mạnh vẫn nói:
- Ở trên đời này có ai cho không ai cái gì? Các cụ nhà mình chẳng nói “Bà đưa chân giò ông thò chai rượu” đấy thôi. Rồi bác cả xem ít nữa cái Hoa nó về bác nhận xét nó thế nào. Nó khóc hay nó cười? Nó sang trọng hay nghèo hèn?
Ông Hai Bốn chỉ tay vào mặt ông Mạnh nói:
- Tôi không ngờ chú lại cổ súy cho lối sống thực dụng ấy? Tôi hỏi chú nếu đứa con gái nào cũng như cái Hoa thì còn ra thể thống gì cho cái làng Vàng này nữa?
- Em không cổ súy. Em đang nói trong trường hợp cá nhân cái Hoa?
- Thế chú phê phán cái Hoa hay chú ngợi khen nó?
- Em không phê phán cũng không ngợi khen!
- Thế là thế nào?
- Em thấy nó bình thường chẳng có gì để nói cả!
- Chú này vớ vẩn rồi! Thế còn ông Bính, Chú Du nghĩ sao?
- Em cũng diện “Vớ vẩn” thôi!
- Thế cô Hồng?
- Từ nãy đến giờ em không để ý nên chẳng biết tham gia cái gì. Em đang nghĩ về nồi cháo lòng và cổ cánh chân gà ở dưới bếp.
Ông Hai Bốn lẩm bẩm nói một mình:
- Lập trường quan điểm của các người có vấn đề!
Vợ Du gọi bà Hồng xuống bếp cùng mình bê nồi cháo và đĩa cổ cánh gà còn nóng hôi hổi lên.
Bà Hồng múc cháo ra bát rồi mời mọi người ăn:
- Trưa nay nhà mình ăn tạm cháo lòng, cổ cánh và chân gà.
Ông Hai Bốn nói:
- Ăn thế này mà cô gọi là ăn tạm à? Chiều qua có bao nhiêu thượng đế đến mà còn lắm cổ gà chân gà thế?
- Trên bốn chục người ạ!
- Thế cũng khá nhỉ! Các thượng đế khoái cảnh trí nơi này rồi. Họ tha hồ nói, lời nói bay lên trời. Chú Mạnh sang gọi cánh thằng Kết, Hợm sang ăn cho vui.
Vợ Du xuống bếp lấy thêm bát đũa.
Hợm chưa đến nơi đã oang oang nói:
- Em đố các bác ở đây ai nấu cháo lòng ngon nhất?
Khi Hợm đến ông Hai Bốn cười nói:
- Tao đố mày nấu được đấy?
Hợm trả lời không phải suy nghĩ:
- Dễ ợt! Gạo, lòng, nước suýt đổ vào nồi rồi nấu có cái gì? Dạo trước cháu đã nấu ở nhà cháu rồi!
- Cái thằng, cái gì cũng dễ ợt!
Hợm nói như phân bua cho mọi người hiểu:
- Vâng, cháu nấu rồi mà? Ngon tuyệt!
Kết giờ mới nói:
- Thôi đi ông tướng, để anh nói cho mà nghe. Ngoài nước suýt, lòng, dồi, gan ra còn phải biết nấu hạt gạo nữa. Hạt gạo chỉ nở hết là thôi, không để nó nhuyễn thành bột. Cháo lòng phải có cái gia vị đi kèm như rau răm, hành lá, mùi tàu thái nhỏ, ớt bột, hạt tiêu cho vào bát trước rồi mới đổ cháo vào. Có đúng không ạ?
Ông Hai Bốn thừa nhận Kết nói đúng. Ông bảo mọi người ăn cho nóng.
Hợm ăn nhanh như máy. Hợm khen cháo bà Hồng và vợ Du nấu rất ngon. Hợm chìa cái bát tô không để bà Hồng múc thêm cháo.
Kết thì ngược lại bát cháo còn đến nửa. Kết khoái món chân gà nhắm rượu. Kết nói:
- Cái món chân gà đi bộ này mới tuyệt làm sao? Nhai trong miệng cứ giòn sồn sột. Cánh anh em nhà Hào vừa qua thu hoạch khá ra phết. Lãi vài chục triệu chứ chẳng chơi. Tôi chỉ mong sao dân làng Vàng này biết liên kết lại với nhau để làm kinh tế. Chứ cứ đơn độc nhà nào biết nhà nấy không hiệu quả gì? Việc này em nghĩ anh Mạnh nên trao đổi với mọi người?
- Chú Kết biết thế sao không làm?
- Cái thằng tù như em nói ai họ nghe?
- Chú cứ mặc cảm vậy? Chú không nghe nhiều người ca ngợi chú à?
- Em biết nhiều nhà đang quy hoạch lại bờ bãi. Họ cũng đang tính chuyện nuôi ếch, nuôi ba ba, nuôi dế mèn nữa!
Ông Hai Bốn dường như phấn khởi, vui ra mặt. Ông cười nói:
- Tôi mong mỏi điều này từ lâu rồi. Thời chiến tranh đói khổ, nghèo đã đành. Thời nay mà dân làng Vàng nghèo khó thì buồn lắm! Mỗi năm qua đi, lại nhận thấy sự đổi thay trong làng xã, kinh tế ai ai cũng phát triển thì còn gì hạnh phúc bằng? Thời trước chắc chỉ có ngày tết mới có nồi cháo lòng, đĩa chân gà thế này?
Ông Hai Bốn múc từng thìa cháo nóng cho vào miệng. Ông ăn chậm như để thưởng thức tận cùng cái vị đặc biệt của thứ cháo giàu dinh dưỡng nhiều gia vị này. Ông bất chợt hỏi:
- Chú Kết, chú có cổ súy cho những điều này không?
Kết nghe ông Hai Bốn hỏi đành phải tạm dừng nhai món chân gà. Kết cười nói thâm ý:
- Cổ súy quá đi chứ bác?
Ông Hai Bốn đắc chí nói:
- Chú Mạnh, chú Du vểnh tai mà nghe? Thấy chưa? Cả một sự đổi thay lớn trong tư duy của người dân.
Ông Hai Bốn bảo Hợm rót rượu. Bây giờ ông mới ung dung ngồi nhấm nháp cái chân gà với chén rượu. Cái chân gà trên tay ông to và mọng nom như bị phù thũng.
Kết bảo bà Hồng múc cho bát cháo nóng. Bà Hồng nói:
- Chú Kết này cũng sành ăn thật. Cháo nguội là cấm ăn?
Kết nói:
- Phải công nhận cánh Hà Thành biết ăn ngon mặc đẹp. Điều kiện sống tác động rất lớn vào hành vi con người. Cái hôm anh Dũng đưa tay đầu bếp dáng vẻ thư sinh về em nghĩ “Tay này trói gà không chặt” làm ăn được gì? Thế mà anh ta pha chế nấu nướng món ăn tàu, ăn tây, ăn ta em phục sát đất. Dân làng Vàng gọi là nấu cỗ chứ thực ra chỉ luộc với hầm, với xào là hết.
Ông Hai Bốn nghe Kết nói xong, ông nức nở khen:
- Từ đầu đến giờ chú Kết nói đúng như ý của tôi. Câu nói được hình thành từ quá trình nhận thức. Chú nhận thức chuẩn nên nói cũng chuẩn.
Ông Hai Bốn quay sang hỏi Hợm:
- Chú Hợm thấy thế nào?
Hợm cười nói:
- Cháu thấy đồ nhậu thế này là hết ý!
- Tôi không hỏi chú về điều ấy?
- Mọi người gọi cháu sang đánh chén, cháu chỉ đánh chén. Cháu học văn nghị luận dốt lắm! Món ấy cháu nhường quan ông và các quan bác đàm đạo.
- Cái thằng! Chỉ giỏi đánh chén!
Hợm cầm cái chân gà dơ trước mặt nói:
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!
Ông Hai Bốn hỏi để kiểm tra học vấn của Hợm:
- Mày có biết câu ấy ở đâu và của ai không?
Hợm cười nói:
- Ông lại còn “Kháy” cháu? Cháu còn bổ sung cho nó hoàn chỉnh là đằng khác? Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! Tiền đâu? Ông có thấy tuyệt cú mèo không?
Hợm nhăn nhở cười rồi lại nốc rượu.
- Mày thêm vào là làm hỏng câu văn của người ta?
Hợm bỗng dưng chắp hai bàn tay lại rồi mếu máo nói:
- Con lạy cụ văn sỹ Vũ. Chẳng biết dưới suối vàng cụ có đồng ý cho con thêm câu “Tiền đâu” vào không? Thời của các cụ con không biết thế nào? Chứ thời của lũ hậu sinh như con, cái gì cũng quy ra tiền? Mở mồm ra là tiền cụ ạ? Tiền mua cái ăn, cái uống đã đành, đằng này bỏ tiền ra mua quan, mua tước, mua ái tình, mua tiếng vỗ tay, mua lời lăng xê đánh bóng tên tuổi. Thời các cụ lòng tự trọng cao như núi, thời nay dường như không còn. Vô liêm sỉ quá!
Du thấy Hợm quá say nói lảm nhảm bèn đến bên vỗ vai.
Ông Hai Bốn nghiêm mặt nói:
- Cái thằng! Nó hỏi mình để suy diễn lung tung. Chú kéo nó vào nhà!
- Tôi có chuyện này cần trao đổi với hai chú.
- Việc gì thế hả bác?
- Chú Mạnh sang mời ông Bính qua đây. Việc này liên quan đến việc cái Phượng vợ thằng Lương bỏ nhà đi.
Khi ông Mạnh đi rồi ông Hai Bốn mới chép miệng thở dài:
- Chuyện đời quả rắc rối!
Ông Bính đến. Ông Hai Bốn kéo ghế mời ông Bính ngồi rồi nói:
- Lại có quả mìn cho ông sỹ quan công binh phải không? Thời chiến bom mìn đã đành, thời bình có bom mìn mới bực chứ! Cuộc sống nó thế. Cứ phải tháo gỡ, phải vô hiệu nó!
Nghe ông Hai Bốn nói ông Bính không thể ngồi yên. Ông đứng dậy lững thững đi ra ngoài sân. Ông ngửa mặt nhìn trời rồi lại cúi mặt nhìn đất: “Trời cao đất dày ơi!”. Ông thốt lên như vậy. Hai tay ông nắm lại chắp sau lưng. Ông Hai Bốn cũng đứng dậy đi theo. Ông đặt bàn tay lên bờ vai ông Bính nói:
- Tôi và ông là người vào sinh ra tử thời chiến tranh. Bởi thế chúng ta hiểu cái giá trị to lớn của thời bình. Sự việc diễn biến quanh ta phức tạp quá. Trước đây vài hôm cái Phượng sang đây rủ bà Hồng đi có việc. Không rõ hai cô cháu trao đổi với nhau chuyện gì? Để ít nữa tôi sẽ hỏi cô Hồng chuyện ấy. Còn bây giờ là chuyện của tôi. Cái Phượng hôm nọ sang nhà tôi chơi và đưa cho tôi phong bì thư.
Ông Hai Bốn lấy bức thư trong túi áo ra. Ông đọc dòng chữ ngoài phong bì cho mọi người nghe: “Kính gửi bác Hai Bốn. Bác là người cháu tin cậy và kính trọng. Bác đợi qua rằm này cũng là lúc mẹ con cháu đã đi xa thì bác bóc thư này đọc cho bố mẹ cháu, cô chú Mạnh, cô chú Du cùng nghe”
Ông Hai Bốn chưa xé vội. Ông đưa ông Bính và mọi người xem. Ông Bính nói:
- Cháu nó đã viết thế thì ông cứ mở xem nó viết cái gì.
Ông Hai Bốn cẩn thận nên mới nói:
- Cô Hồng lấy cho tôi chiếc kéo.
Ông Hai Bốn cắt mép phong thư. Lá thư khá dài. Phượng viết:
“Con không làm việc dại, việc xấu nên bố mẹ đừng lo. Con và cháu đã ra Hà Nội. Người đưa hai mẹ con con đi là anh Minh bố đẻ của cu Mẫn. Bố cu Mẫn và cô Hồng đã gặp nhau tại nhà con rồi. Chuyện về Minh và quá khứ của hai chúng con dài lắm, lá thư không kể hết. Chắc bố mẹ và các bác các chú còn nhớ người đàn ông và chiếc ô tô màu đen ngày mẹ Lương mất chứ? Đấy chính là Minh! Bố mẹ an tâm, Minh là người không hẳn xấu về đạo đức như con hay bố mẹ đã nghĩ. Khi gặp lại Minh con mới nhận ra. Ba năm qua Minh cũng đã sống trong suy nghĩ và dằn vặt. Con sẽ chọn thời điểm thích hợp để đưa Minh về ra mắt bố mẹ và bà con làng xóm.
Nói về Lương con nhận thấy Lương là người đỡ con lúc chân ướt chân ráo về làng. Lương đã không mặc cảm cưới con làm vợ. Việc tế nhị ở Lương là Lương không có điều kiện để làm chồng và làm cha. (Bố mẹ và mọi người thử nhớ lại xem?). Con cũng đã nói chuyện này với Minh. Minh cười và gạt đi.
Ngày mẹ Lương sắp mất bà có để lại cho cu Mẫn một chỉ vàng. Bà đeo vào tay con và nói: “Giữ cho thằng Mẫn”. Lúc đó con đã khóc, đã đau từng khúc ruột khi không thể nói ra sự thật trước người sắp chết là cu Mẫn không phải ruột thịt của bà. Điều này khác chi là nói dối. Nhưng nói dối còn hơn nói ra sự thật phũ phàng. Giờ đây nơi chín suối bà vẫn nghĩ bà có đứa cháu đích tôn là cu Mẫn. Chỉ vàng này con để trong bát hương thờ trước ảnh bà. Căn nhà con ở là đất của xã. Chỗ này sát với chợ nên bán hàng được. Các hàng bày bán đều do các chủ hàng đem đến. Bán xong mới phải trả tiền. Nếu ít nữa Lương có về thì bác Hai Bốn, chú Mạnh, chú Du khéo vận động Lương ở nhà bán hàng cũng thừa để sống, khỏi phải lang thang đi các tỉnh hát rong nữa, nhỡ xảy ra tai nạn giao thông thì khổ.
Lương là người rất yêu thương mẹ. Nếu nói ở làng này ai là người yêu quý mẹ của mình nhất thì con nói ngay là Lương.
Chuyện tình cảm vợ chồng của con với Lương và ngược lại của Lương với con quả thực là khô khan, giá lạnh. Đó là điều dễ hiểu vì đó là cảnh ngộ chứ có yêu thương gì! Ngày xóm làng ầm lên chuyện Lương đánh con đến gãy răng là quá đồn thổi. Con không có ý gì xấu để ru đẩy bà mẹ Lương ngã. Chẳng qua là sự vô tình vô ý va người vào bà.
Con tin chắc chắn là Lương biết cu Mẫn không phải là con của mình. Vì Lương có làm được việc “Ấy” đâu mà có con.
Việc đưa đơn ra tòa để giải quyết con sẽ thực hiện sau……
Lá thư còn dài, ông Hai Bốn chỉ đọc đến đó rồi dừng lại. Ông nói:
- Các vị thấy sao?
Ông Bính lúc này mới hết căng thẳng, nét mặt ông trở lại bình thường. Ông nói:
- Thế là rõ rồi!
Ông Hai Bốn đưa lại lá thư cho ông Bính.
Ông Mạnh nói:
- Kết thúc thế cũng có hậu!
Bà Hồng nói:
- Mọi người chỉ được nghe đọc thư. Còn tôi đã ngồi nói chuyện với Phượng. Tôi cũng suy nghĩ như anh Mạnh. Tôi ủng hộ việc làm của hai đứa. Thằng Minh bố cu Mẫn, tôi đã ngồi trò chuyện với nó. Minh cũng là người biết nghĩ, có trước có sau.
Ông Hai Bốn nói:
- Tôi cũng đồng quan điểm như mọi người. Việc thằng Lương cứ để tôi lựa lời trao đổi với nó.
Du nói:
- Ông Bính nghĩ gì về chuyện này?
Ông Bính chưa trả lời mà vê mồi thuốc lào nhét vào lỗ điếu. Dường như ông nhét theo cảm tính chứ ông không nhìn nên nó không gọn trong lỗ điếu mà vương ra ngoài. Ông nói:
- Việc đã thế biết làm thế nào? Là cha mẹ ai cũng mong cho con cái hạnh phúc.
Ông Bính châm đóm hút. Ông không kéo như mọi khi mà hút bập bập từng hơi một. Cái điếu cày sìn sịt kêu như kẻ ngạt mũi.
Du nói:
- Thế là Làng Vàng có hai trường hợp bỏ quê đi.
- Ai nữa mà chú tính là hai? – Ông Hai Bốn tròn mắt ngỡ ngàng hỏi.
- Cái Hoa nhà bà Hòa chứ còn ai nữa.
- Nó đi đâu? Nó cũng có quyết định làm giáo viên như cái Thủy cơ mà?
- Nó bỏ đi Hà Nội buôn bán rồi! Nó theo một người đàn ông giàu có, hơn nó nhiều tuổi.
- Ai nói với cô chuyện này?
- Cái Hoa kể với em. Nó dường như có sự lựa chọn rồi thì phải.
Du đắn đo rất lâu giờ mới lên tiếng:
- Người yêu cái Hoa là đại gia. Tôi tình cờ trông thấy rồi. Chị Hồng nói đúng đấy.
- Chú trông thấy ở đâu?
- Ở một nhà hàng ngoài thị xã. Tôi phải giấu mặt ngồi quan sát nghe hai người nói chuyện. Nó nói đã nghỉ học cả tuần ăn ở với người tình. Hai người còn trao đổi việc mua nhà giá trị sáu tỷ đồng. Cái Hoa còn nói sẽ đẻ cho gã bốn thằng con trai để gã sướng được “Tứ trụ triều đình”. Tôi nhìn rõ gã đưa cho cái Hoa cả bọc tiền lớn để nó mua xe máy, để lo lót mấy ngày nghỉ học và tiêu vặt.
Giờ đến lượt mọi người ngơ ngác nghe Du kể. Ông Bính nói:
- Chú nhìn chính xác cái Hoa chứ?
- Vâng, em ngồi cách nó có mấy mét làm sao nhầm được!
- Thế thì tệ quá! Chẳng hiểu nó suy nghĩ thế nào mà chấp nhận đánh đổi vậy?
- Tất cả đều do lối sống “Mở cửa” này cả. Một kẻ có quá nhiều tiền, kẻ kia có quá ít tiền. Trao đổi cho nhau đơn giản thế thôi! Bác cả đã khi nào nghĩ tài sản của bác bây giờ là bao nhiêu tiền không?
Mạnh nói như trả lời thay ông Hai Bốn:
- Chắc ngót nghét ba trăm triệu đồng gì đấy?
- Thấy không? Chỉ bằng một phần nhỏ tài sản của cái Hoa!
- Các chú khinh tôi đấy phải không? Tôi không chấp nhận cách nói, cách nhận xét của các chú! Tài sản của tôi là do vợ chồng tôi mấy chục năm làm ra. Còn cái Hoa là sự đánh đổi? Đánh đổi danh dự!
- Thế bác bảo họ không định nghĩa được danh dự là gì à? Họ làm gì còn danh dự khi họ sống quá nghèo!
Ông Hai Bốn nổi nóng. Ông nói như quát:
- Hai chú thoái hóa về tư tưởng nhận thức từ bao giờ thế? Quan điểm đảng viên hai chú để đâu? Các chú nói năng thô bạo, mất lập trường rồi! Thiên hạ còn nhiều người nghèo khó hơn nhưng họ đâu có thế?
Ông Mạnh vẫn nói:
- Ở trên đời này có ai cho không ai cái gì? Các cụ nhà mình chẳng nói “Bà đưa chân giò ông thò chai rượu” đấy thôi. Rồi bác cả xem ít nữa cái Hoa nó về bác nhận xét nó thế nào. Nó khóc hay nó cười? Nó sang trọng hay nghèo hèn?
Ông Hai Bốn chỉ tay vào mặt ông Mạnh nói:
- Tôi không ngờ chú lại cổ súy cho lối sống thực dụng ấy? Tôi hỏi chú nếu đứa con gái nào cũng như cái Hoa thì còn ra thể thống gì cho cái làng Vàng này nữa?
- Em không cổ súy. Em đang nói trong trường hợp cá nhân cái Hoa?
- Thế chú phê phán cái Hoa hay chú ngợi khen nó?
- Em không phê phán cũng không ngợi khen!
- Thế là thế nào?
- Em thấy nó bình thường chẳng có gì để nói cả!
- Chú này vớ vẩn rồi! Thế còn ông Bính, Chú Du nghĩ sao?
- Em cũng diện “Vớ vẩn” thôi!
- Thế cô Hồng?
- Từ nãy đến giờ em không để ý nên chẳng biết tham gia cái gì. Em đang nghĩ về nồi cháo lòng và cổ cánh chân gà ở dưới bếp.
Ông Hai Bốn lẩm bẩm nói một mình:
- Lập trường quan điểm của các người có vấn đề!
Vợ Du gọi bà Hồng xuống bếp cùng mình bê nồi cháo và đĩa cổ cánh gà còn nóng hôi hổi lên.
Bà Hồng múc cháo ra bát rồi mời mọi người ăn:
- Trưa nay nhà mình ăn tạm cháo lòng, cổ cánh và chân gà.
Ông Hai Bốn nói:
- Ăn thế này mà cô gọi là ăn tạm à? Chiều qua có bao nhiêu thượng đế đến mà còn lắm cổ gà chân gà thế?
- Trên bốn chục người ạ!
- Thế cũng khá nhỉ! Các thượng đế khoái cảnh trí nơi này rồi. Họ tha hồ nói, lời nói bay lên trời. Chú Mạnh sang gọi cánh thằng Kết, Hợm sang ăn cho vui.
Vợ Du xuống bếp lấy thêm bát đũa.
Hợm chưa đến nơi đã oang oang nói:
- Em đố các bác ở đây ai nấu cháo lòng ngon nhất?
Khi Hợm đến ông Hai Bốn cười nói:
- Tao đố mày nấu được đấy?
Hợm trả lời không phải suy nghĩ:
- Dễ ợt! Gạo, lòng, nước suýt đổ vào nồi rồi nấu có cái gì? Dạo trước cháu đã nấu ở nhà cháu rồi!
- Cái thằng, cái gì cũng dễ ợt!
Hợm nói như phân bua cho mọi người hiểu:
- Vâng, cháu nấu rồi mà? Ngon tuyệt!
Kết giờ mới nói:
- Thôi đi ông tướng, để anh nói cho mà nghe. Ngoài nước suýt, lòng, dồi, gan ra còn phải biết nấu hạt gạo nữa. Hạt gạo chỉ nở hết là thôi, không để nó nhuyễn thành bột. Cháo lòng phải có cái gia vị đi kèm như rau răm, hành lá, mùi tàu thái nhỏ, ớt bột, hạt tiêu cho vào bát trước rồi mới đổ cháo vào. Có đúng không ạ?
Ông Hai Bốn thừa nhận Kết nói đúng. Ông bảo mọi người ăn cho nóng.
Hợm ăn nhanh như máy. Hợm khen cháo bà Hồng và vợ Du nấu rất ngon. Hợm chìa cái bát tô không để bà Hồng múc thêm cháo.
Kết thì ngược lại bát cháo còn đến nửa. Kết khoái món chân gà nhắm rượu. Kết nói:
- Cái món chân gà đi bộ này mới tuyệt làm sao? Nhai trong miệng cứ giòn sồn sột. Cánh anh em nhà Hào vừa qua thu hoạch khá ra phết. Lãi vài chục triệu chứ chẳng chơi. Tôi chỉ mong sao dân làng Vàng này biết liên kết lại với nhau để làm kinh tế. Chứ cứ đơn độc nhà nào biết nhà nấy không hiệu quả gì? Việc này em nghĩ anh Mạnh nên trao đổi với mọi người?
- Chú Kết biết thế sao không làm?
- Cái thằng tù như em nói ai họ nghe?
- Chú cứ mặc cảm vậy? Chú không nghe nhiều người ca ngợi chú à?
- Em biết nhiều nhà đang quy hoạch lại bờ bãi. Họ cũng đang tính chuyện nuôi ếch, nuôi ba ba, nuôi dế mèn nữa!
Ông Hai Bốn dường như phấn khởi, vui ra mặt. Ông cười nói:
- Tôi mong mỏi điều này từ lâu rồi. Thời chiến tranh đói khổ, nghèo đã đành. Thời nay mà dân làng Vàng nghèo khó thì buồn lắm! Mỗi năm qua đi, lại nhận thấy sự đổi thay trong làng xã, kinh tế ai ai cũng phát triển thì còn gì hạnh phúc bằng? Thời trước chắc chỉ có ngày tết mới có nồi cháo lòng, đĩa chân gà thế này?
Ông Hai Bốn múc từng thìa cháo nóng cho vào miệng. Ông ăn chậm như để thưởng thức tận cùng cái vị đặc biệt của thứ cháo giàu dinh dưỡng nhiều gia vị này. Ông bất chợt hỏi:
- Chú Kết, chú có cổ súy cho những điều này không?
Kết nghe ông Hai Bốn hỏi đành phải tạm dừng nhai món chân gà. Kết cười nói thâm ý:
- Cổ súy quá đi chứ bác?
Ông Hai Bốn đắc chí nói:
- Chú Mạnh, chú Du vểnh tai mà nghe? Thấy chưa? Cả một sự đổi thay lớn trong tư duy của người dân.
Ông Hai Bốn bảo Hợm rót rượu. Bây giờ ông mới ung dung ngồi nhấm nháp cái chân gà với chén rượu. Cái chân gà trên tay ông to và mọng nom như bị phù thũng.
Kết bảo bà Hồng múc cho bát cháo nóng. Bà Hồng nói:
- Chú Kết này cũng sành ăn thật. Cháo nguội là cấm ăn?
Kết nói:
- Phải công nhận cánh Hà Thành biết ăn ngon mặc đẹp. Điều kiện sống tác động rất lớn vào hành vi con người. Cái hôm anh Dũng đưa tay đầu bếp dáng vẻ thư sinh về em nghĩ “Tay này trói gà không chặt” làm ăn được gì? Thế mà anh ta pha chế nấu nướng món ăn tàu, ăn tây, ăn ta em phục sát đất. Dân làng Vàng gọi là nấu cỗ chứ thực ra chỉ luộc với hầm, với xào là hết.
Ông Hai Bốn nghe Kết nói xong, ông nức nở khen:
- Từ đầu đến giờ chú Kết nói đúng như ý của tôi. Câu nói được hình thành từ quá trình nhận thức. Chú nhận thức chuẩn nên nói cũng chuẩn.
Ông Hai Bốn quay sang hỏi Hợm:
- Chú Hợm thấy thế nào?
Hợm cười nói:
- Cháu thấy đồ nhậu thế này là hết ý!
- Tôi không hỏi chú về điều ấy?
- Mọi người gọi cháu sang đánh chén, cháu chỉ đánh chén. Cháu học văn nghị luận dốt lắm! Món ấy cháu nhường quan ông và các quan bác đàm đạo.
- Cái thằng! Chỉ giỏi đánh chén!
Hợm cầm cái chân gà dơ trước mặt nói:
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!
Ông Hai Bốn hỏi để kiểm tra học vấn của Hợm:
- Mày có biết câu ấy ở đâu và của ai không?
Hợm cười nói:
- Ông lại còn “Kháy” cháu? Cháu còn bổ sung cho nó hoàn chỉnh là đằng khác? Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! Tiền đâu? Ông có thấy tuyệt cú mèo không?
Hợm nhăn nhở cười rồi lại nốc rượu.
- Mày thêm vào là làm hỏng câu văn của người ta?
Hợm bỗng dưng chắp hai bàn tay lại rồi mếu máo nói:
- Con lạy cụ văn sỹ Vũ. Chẳng biết dưới suối vàng cụ có đồng ý cho con thêm câu “Tiền đâu” vào không? Thời của các cụ con không biết thế nào? Chứ thời của lũ hậu sinh như con, cái gì cũng quy ra tiền? Mở mồm ra là tiền cụ ạ? Tiền mua cái ăn, cái uống đã đành, đằng này bỏ tiền ra mua quan, mua tước, mua ái tình, mua tiếng vỗ tay, mua lời lăng xê đánh bóng tên tuổi. Thời các cụ lòng tự trọng cao như núi, thời nay dường như không còn. Vô liêm sỉ quá!
Du thấy Hợm quá say nói lảm nhảm bèn đến bên vỗ vai.
Ông Hai Bốn nghiêm mặt nói:
- Cái thằng! Nó hỏi mình để suy diễn lung tung. Chú kéo nó vào nhà!
(Còn tiếp)
Phan Đạt Ninh
Đã đăng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét