Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch thơ
Trong các tác phẩm Đường thi, chủ đề Biên-tái là một trong những chủ đề được nhiều tác giả khai thác.
Nhìn lại hoàn cảnh lịch sử thời Đường, Tống, khi mà các bộ tộc phía Bắc và phía Tây Bắc Trung Hoa không ngừng lớn mạnh và xâm lược về phương Nam thì có thể hiểu tại sao nhiều thi nhân thời Đường như: Lý Bạch, Vương Xương Linh, Đỗ Phủ,... đã để lại những tác phẩm bất hủ, còn mãi với thời gian.
Trong các tác phẩm Đường thi, chủ đề Biên-tái là một trong những chủ đề được nhiều tác giả khai thác.
Nhìn lại hoàn cảnh lịch sử thời Đường, Tống, khi mà các bộ tộc phía Bắc và phía Tây Bắc Trung Hoa không ngừng lớn mạnh và xâm lược về phương Nam thì có thể hiểu tại sao nhiều thi nhân thời Đường như: Lý Bạch, Vương Xương Linh, Đỗ Phủ,... đã để lại những tác phẩm bất hủ, còn mãi với thời gian.
Chủ đề Biên-tái có thể phân ra làm 2 mảng:
Mảng thứ nhất với các bài thơ mang tâm trạng hừng hực ý chí yêu nước, quyết lập công nơi vùng biên ải.
Mảng thứ hai là các bài thơ mang tâm trạng buồn xa quê hương, nhớ nhung nơi quê nhà hoặc đau xót khi nhìn vật xưa cảnh cũ.
Tiêu biểu trong chùm thơ này phải kể đến các bài:
Lũng tây hành - Trần Đào
Quan san nguyệt, Tư biên - Lý Bạch
Cổ ý - Lý Kỳ
Cô nhạn - Thôi Đồ
Lương châu từ, Tái thượng khúc, Tái hạ khúc - Vương Xương Linh
Xuất tái - Vương Chi Hoán. Chúng tôi xin giới thiệu “Lũng Tây” của Trần Đaò, “Tư biên” của Lí Bạch và mấy bài “Lương Châu từ” của Vương Hàn và Vương Chi Hoán.
Phiên âm:
LŨNG TÂY HÀNH KÌ 2 – TRẦN
ĐÀO
Thệ tảo Hung Nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý nhân.
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý nhân.
Dịch
nghĩa:
LŨNG TÂY HÀNH KÌ 2
Thề quét sạch giặc Hung Nô chẳng
tiếc thân
Năm nghìn chiến sĩ mặc áo gấm, đội mũ da điêu vùi xác trong bụi Hồ
Đáng thương cho những bộ xương bên bờ sông Vô Định
Vẫn còn là người trong mộng của chốn xuân khuê.
Năm nghìn chiến sĩ mặc áo gấm, đội mũ da điêu vùi xác trong bụi Hồ
Đáng thương cho những bộ xương bên bờ sông Vô Định
Vẫn còn là người trong mộng của chốn xuân khuê.
Dịch
thơ:
LŨNG
TÂY HÀNH KÌ 2
Thề quét Hung Nô chẳng tiếc
thân
Bụi Hồ vùi xác, mấy nghìn
quân
Thương cho xương cốt bờ Vô định
Thương cho xương cốt bờ Vô định
Mà vẫn người trong giấc mộng
xuân.
Phiên âm:
TƯ BIÊN – LÍ BẠCH
Khứ niên hà thời quân biệt
thiếp
Nam viên lục thảo phi hồ điệp
Kim tuế hà thời thiếp ức quân
Tây sơn bạch tuyết ám Tần vân
Ngọc quan khứ thử tam thiên lý
Dục ký âm thư na khả văn ?
Nam viên lục thảo phi hồ điệp
Kim tuế hà thời thiếp ức quân
Tây sơn bạch tuyết ám Tần vân
Ngọc quan khứ thử tam thiên lý
Dục ký âm thư na khả văn ?
Dịch
nghĩa :
NHỚ BIÊN CƯƠNG
Năm ngoái vào lúc này, chàng
và thiếp ly biệt
Bên vườn nam, bướm bay vờn cỏ xanh biếc
Năm nay vào lúc chia biệt ấy, thiếp nhớ tới chàng
Núi phía tây, tuyết trắng che kín, xám mây Tần
Ngọc quan nơi chàng đến cách xa ba ngàn dặm
Muốn gởi lá thư, không biết chàng có nhận được chăng ?
Bên vườn nam, bướm bay vờn cỏ xanh biếc
Năm nay vào lúc chia biệt ấy, thiếp nhớ tới chàng
Núi phía tây, tuyết trắng che kín, xám mây Tần
Ngọc quan nơi chàng đến cách xa ba ngàn dặm
Muốn gởi lá thư, không biết chàng có nhận được chăng ?
Dịch
thơ :
NHỚ BIÊN CƯƠNG
Biệt nàng năm trước đúng ngày này
Vườn nam cỏ biếc bướm vờn bay.
Nay mùa chia biệt, sao thương nhớ
Tuyết trắng mây Tần xám núi Tây !
Ngọc quan xa cách ba nghìn dặm
Muốn gửi thư nhà, chàng có hay?!
Vườn nam cỏ biếc bướm vờn bay.
Nay mùa chia biệt, sao thương nhớ
Tuyết trắng mây Tần xám núi Tây !
Ngọc quan xa cách ba nghìn dặm
Muốn gửi thư nhà, chàng có hay?!
Phiên âm:
LƯƠNG CHÂU TỪ KÌ I – VƯƠNG HÀN
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Dịch
nghĩa:
KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU (KÌ I)
Rượu bồ đào cùng với chén lưu
ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.
Ghi chú: Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan
Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh
nhau. Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải.
Những điệu hát cổ như: Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Thương
tiến tửu, Quân mã hoàng, Viễn như kỳ, Hoàng tước hành,
Lạc mai hoa, v.v... được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng
tác.
Dịch
thơ:
KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU (KÌ I)
Rượu nho ngon chén dạ quang
Muốn uống, đàn giục lên đường không thôi
Say nằm chiến địa, chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.
涼州詞其二 - 王翰
秦中花鳥已應闌,
塞外風沙猶自寒。
夜聽胡笳折楊柳,
教人意氣憶長安。
塞外風沙猶自寒。
夜聽胡笳折楊柳,
教人意氣憶長安。
Phiên âm:
LƯƠNG CHÂU TỪ KÌ 2 - VƯƠNG HÀN
Tần trung hoa điểu dĩ ưng lan
Tái ngoại phong sa do tự hàn
Dạ thính Hồ già Chiết Dương Liễu
Giao nhân ý khí ức Trường An.
Dịch nghĩa:
LƯƠNG CHÂU TỪ KÌ 2 –VƯƠNG HÀN
Ở đất Tần, hoa sắp tàn, chim
bay đi gần hết
Ngoài quan ải thì gió cát vẫn còn lạnh lẽo
Ban đêm tiếng Hồ già (1 loại sáo của người Hồ) thổi bài “Chiết dương liễu”
Khiến cho lòng người nhớ về Trường An.
Ngoài quan ải thì gió cát vẫn còn lạnh lẽo
Ban đêm tiếng Hồ già (1 loại sáo của người Hồ) thổi bài “Chiết dương liễu”
Khiến cho lòng người nhớ về Trường An.
Dịch thơ:
LƯƠNG CHÂU TỪ KÌ 2
Đất Tần chim
vắng hoa sắp tàn
Gió cát ải ngoài buốt ruột gan
Nghe sáo Hồ
đêm “Chiết dương liễu”
Lòng người bỗng nhớ tới Trường An
出塞 - 涼 州 詞 - 王 之 渙
黃 河 遠 上 白 雲 間
一 片 孤 域 萬 仞 山
羌 笛 何 須 怨 楊 柳
春 風 不 度 玉 門 關
黃 河 遠 上 白 雲 間
一 片 孤 域 萬 仞 山
羌 笛 何 須 怨 楊 柳
春 風 不 度 玉 門 關
Phiên âm
XUẤT TÁI - LƯƠNG CHÂU TỪ - VƯƠNG CHI HOÁN
Hoàng hà viễn thượng bạch vân gian
Nhất phiến cô thành vạn nhận san
Khương địch hà tu Oán Dương Liễu
Xuân phong bất độ Ngọc môn quan
XUẤT TÁI - LƯƠNG CHÂU TỪ - VƯƠNG CHI HOÁN
Hoàng hà viễn thượng bạch vân gian
Nhất phiến cô thành vạn nhận san
Khương địch hà tu Oán Dương Liễu
Xuân phong bất độ Ngọc môn quan
Dịch nghĩa:
KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU
Hoàng Hà chảy xa xa như dài
lên tận mây trắng
Một phiến thành cô quạnh, muôn trượng núi cao
Tiếng sáo người Khương cần chi phải oán dương liễu (ý là thổi bài “Chiết Dương liễu”)
Vì gió xuân nào có qua được cửa ải Ngọc Môn Quan.
Một phiến thành cô quạnh, muôn trượng núi cao
Tiếng sáo người Khương cần chi phải oán dương liễu (ý là thổi bài “Chiết Dương liễu”)
Vì gió xuân nào có qua được cửa ải Ngọc Môn Quan.
Dịch thơ:
KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU
Hoàng Hà chảy phía mây trắng
bay
Một phiến thành cô vạn trượng
này
Sáo Khương sao thổi “Chiết
dương liễu”
Gió xuân có tới Ngọc Môn đây?
Nguyễn Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét