Nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh |
MỖI VIỆC LÀM CỦA CÁC CỤ LÀ TẤM GƯƠNG SÁNG MÃI
Đến
với bài thơ hay:
KỂ
VỀ CÁC CỤ LÀNG TÔI
Bạn
có như tôi, năm đôi bận về quê
Mừng
quấn quýt, làng mỗi ngày mỗi trẻ
Chợt
lúng túng ngỡ ngàng như khách lạ
Giếng
bên đình mắt sắc những ai kia...
Rồi
chợt nhận ra thiếu hụt điều gì
Khi
mặt trời lên, lúc chiều bảng lảng
Bóng
gậy trúc cứ xa dần thưa vắng
Các
cụ già...các cụ già ơi!
Cây
các cụ trồng là gạo, là đa
Cau
với lúa thành ca dao, tục ngữ
Bánh
rán, bánh đa, con tò he cho trẻ
Dựng
cây nêu, làng thắm lại môi trầu
Chuộng
nết ăn làm, ưa cái bền lâu
Guốc
gộc, áo nâu, cày kiền, cối đá
Đời
các cụ, ngẫm ra, toàn cái khó
Có
nghĩa, có nhân, làm gốc cho làng
Dấu
hoa tay trên khoảnh ruộng, xứ đồng
Quen
mưa nắng, thuộc tuần trăng con nước
Các
cụ thương cái cò, cái vạc
Hiểu
nghĩa bạn nghèo tính Bắc, tỉnh Đông
Suốt
một đời được mấy lúc thong dong
Con
cháu đi xa có nhớ về cội rễ
Con
cháu nên người để cái mừng trong dạ
Lo
cả mai sau là các cụ già!
Làng
tôi ơi, bao mùa xuân đi qua
Thành
cổ tích là cuộc đời các cụ
Ta
bước xuống từ bàn tay têm trầu, đào sông, lấn bể
Các
cụ bây giờ, các cụ ngày xưa...
Phạm Trọng Thanh
Lời bình: Phạm Ngọc Khảnh
Không
dài, bài thơ thể tự do vẻn vẹn 7 khổ bốn câu, mà như con thuyền “chở bao nhiêu
đạo” mông lung. Thơ ra đời tính tới nay đã già một phần tư thế kỷ, mà sao âm
tình vẫn phảng phất bên tai, thêu lên những nỗi niềm nhớ tiếc, thương cảm lớp
người - “các cụ làng tôi”. Nhà thơ cứ nhẩn nha lẩy “kể” bằng những ngôn từ tiếng nói quê mùa, có bóng
bẩy thêu dệt gì đâu mà hay đến vậy. Những tiếng ấy đặt vào tự nhiên bật dậy hồn
người. Chỉ là những công việc thường ngày của những người nông dân bình dị, tuổi
cao: “Cây các cụ trồng là gạo, là đa/ Cau với lúa thành ca dao, tục ngữ/ Bánh
rán, bánh đa, con tò he cho trẻ/ Dựng cây nêu, làng thắm lại môi trầu”. Mỗi việc
làm tự nó đã sáng lên mục đích “cho trẻ”, “thắm lại môi trầu”, thành tục ngữ,
ca dao. Đẹp đẽ biết bao, ý nghĩa biết bao nhiêu.
Từ
cái “nết làm ăn”, sinh hoạt, đi đứng, “guốc gộc, áo nâu” để chúng ta suy ngẫm về
cái khó của cuộc đời các cụ mà nhớ, mà thương. Và cách đối xử giao lưu ăn ở với
nhau treo lên tấm gương “ làm gốc cho làng”. Những “ Dấu hoa tay” vật lộn với nắng
mưa hằn trên những khoảnh ruộng xứ đồng; trông đất trông trời qua phận mình mà
thương đến cái cò, cái vạc, cái nông, mà hiểu những bạn nghèo bươn chải xứ
Đông, xứ Bắc ... chỉ những người cùng cảnh ngộ mới đồng cảm thương nhau đến vậy...
Trang
thơ chứa đựng tình yêu thương con người một cách mãnh liệt và chân thật. Người
viết bày tỏ tình cảm như chính con tim mách bảo giàu tính triết lý, giàu giá trị
nhân văn. Có tầm rung động về sự lam lũ khổ ải của cuộc đời, mà Phạm Trọng
Thanh muốn gửi gấm cho chúng ta hôm nay và thế hệ mai sau luôn “ Nhớ về cội rễ”.
Cám
ơn nhà thơ đã kể câu chuyện tâm tình về những việc làm của các cụ. Nó như những
tấm gương để lại cho đời sáng mãi soi chung; nhắc ta phải sống sao cho có nghĩa
có tình.
Khép
lại trang thơ ta càng nhớ càng thương nhất là mỗi khi nghĩ về làng mình về thế
hệ đã đi qua “ Khi mặt trời lên, lúc chiều bảng lảng/ Bóng gậy trúc cứ xa dần
thưa vắng/ Các cụ già ... các cụ già ơi!”. Và không chỉ có nhớ , có thương đâu;
ta còn phải biết giữ gìn, làm tiếp những công việc các cụ đã từng làm, sao cho
“ Làng mỗi ngày mỗi trẻ”, để đáp lại tấm lòng “Lo cả mai sau” của các cụ...
Nam Hồng một ngày Hạ chí - 2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét