Nguyễn Khôi và Lê Mai |
Chẳng
hiểu sao, đột nhiên trên "mạng" @ và trong xã hội hồi này lại ồn ĩ
lên chuyện "Chân dung các Nhà văn"... hết Xuân Sách, đến Trần Nhương,
Đỗ Hoàng rồi lại Nguyễn Khôi... Lê Mai tôi thấy có cái gì đó bức xúc, không
bình thường trong đời sống xã hội, mà cụ thể là trên Văn đàn đương đại của
ta hôm nay. Đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên của dòng chảy lịch sử? Thiển
nghĩ, văn chương của cái thời minh họa - trại lính- "tố cáo",
"nâng bi" lừa mị đến trơ trẽn... thứ văn chương đó đã đóng góp được
gì cho Nhân dân, cho Tổ Quốc? có xứng đáng cho người đời khắc họa Chân dung các
Nhà văn. Phải chăng đó là hiện tượng "tự sướng", đầy ngộ nhận của các
Văn nghệ sĩ?
Tuy
nhiên, khi ta đọc Xuân Sách và Nguyễn Khôi (cách nhau 25 năm, mỗi người một
vẻ) thì tưởng vậy mà không phải vậy!
Chân
dung đầu tiên mà Lê Mai tôi tìm đọc là Hồ Chí Minh - nhà thơ lớn của dân tộc,
tác giả của “Ngục trung nhật kí”, người đã sáng tác bài chữ Hán “NGUYÊN TIÊU”
hay đến mức được ông Hữu Thỉnh tôn vinh là bài thơ Việt hay nhất thế kỉ và làm
tiêu chí tổ chức ngày Thơ Việt Nam…. nhưng ở Xuân Sách thì tìm mãi không thấy
chân dung Hồ Chí Minh. Tìm ở Nguyễn Khôi thì… chính danh cũng không thấy, chỉ
thấy bóng ông thấp thoáng trong chân dung nhà thơ:
HOÀNG VĂN HOAN
Anh Ba quy : Việt gian
Sang nương vây lão Đặng
Xuống địa phủ viết văn
Gặp cụ Hồ đặng đặng ?
Đọc đến đây, tôi chưa hiểu Nguyễn
Khôi định nói gì? Hoàng Văn Hoan xuống địa phủ viết văn gặp nhà thơ Hồ Chí Minh
sao lại "đặng đặng"- được được hay đặng đặng Đặng Tiểu Bình... Nhưng thôi, OK, cho qua…
Nhưng sự thấp thoáng của Cụ lại
thấy trong chân dung nhà thơ Bút Tre:
BÚT TRE
Người bút lông, bút sắt
Lão quê mùa Bút Tre
Dám "biên tập" lời Bác
Vào đền Hùng khắc bia.
Thế là có chuyện rồi! Cái tấm bia trên đền Hùng khắc câu "Các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" là
do Bút Tre (Phó Ty văn hóa Phú Thọ) đã "văn bản hóa" những câu nói tản
mạn của cụ Hồ mà ra. Vậy thì, theo luật bản quyền, câu này phải thuộc về Bút
Tre cớ sao lại gán cho Cụ? Trên tinh thần của người cộng sản: Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật, Lê Mai tôi đề nghị dời tấm bia đó ra khỏi khu Di
tích Đền Hùng.
Chân
dung Nhà thơ TỐ HỮU (nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tuyên huấn Trung
ương) người lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng/ văn hóa nghệ thuật của đất nước
trong một thời gian dài. Xuân Sách vẽ
khá chuẩn:
Ta đi tới đỉnh
cao muôn trượng
Mắt trông về
tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp
bay vào vũ trụ
Khi trở
về ta lại là ta.
Từ ấy tim tôi
ngừng tiếng hát
Trông về Việt
Bắc tít mù mây
Nhà càng
lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở
chiến trường, hoa ở đây.
Xuân
Sách "định luận" về Tố Hữu ngay cả khi nhà thơ còn sống, thì phải
nói là ông rất dũng cảm, đáng khâm phục. Câu "Nhà càng lộng gió thơ càng
nhạt" là nói thẳng: Thơ đó là thơ "diễn ca chính trị" thùng rỗng
kêu to, nặng về hô hào, tuyên huấn, nghèo chất văn chương; và cái kết: “máu ở
chiến trường, hoa ở đây”, làm tôi nhớ tới Việt Phương trong "Cửa mở":
"Anh dâng em
bài thơ anh mà em là
tác giả
Đóa hoa anh mà em là
sắc
hương
Thanh gươm anh mà em là
chất
thép."
của cái thời "dãi thây trăm họ làm
công một người".
Tuy vậy, ở Xuân Sách, chân dung Tố Hữu
mới chỉ là đặc tả được cái hiện tượng bên ngoài "cây táo ông Lành" mà
thôi! Đến Nguyễn Khôi tôi thấy ông đi thẳng vào chân tướng, vào bản chất của
nhà thơ cầm quyền toàn trị này:
TỐ HỮU
Tự nhận mình là Lành
Mọi người thấy rất dữ
mác lê bọc bằng Thơ
Đã đâm chỉ có "tử".
*
*
Tung hoa máu xung trận
là Hịch chống xâm lăng
lời Thề với Đảng, Bác
"Từ ấy" "Sáng tháng 5".
Sao
thế nhỉ? Mác lê sao lại viết thường mà không viết hoa, có ẩn ý gì ở đây không?
Mác Lê viết hoa bọc bằng thơ hay cái mác cái
lê được Tố Hữu bọc bằng thơ, cái này thì phải hỏi ông Nguyễn Khôi thôi,
còn Lê Mai tôi thì mác lê bằng chữ thường hay chữ hoa cũng chỉ là một thứ vũ
khí sắc bén “Đã đâm chỉ có "tử"”. Không tin mọi người hãy hỏi “bè lũ
Nhân văn Giai phẩm” mà xem.
Chân
dung Nhà thơ CHẾ LAN VIÊN được Xuân Sách khắc họa:
Điêu tàn ư ?đâu chỉ có Điêu tàn
Ta nghĩ tới Vàng Sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tàu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn
Hội Nhà văn.
Khắc họa như thế là tài, nhưng chưa
nói được bản chất của một thi sĩ tài bậc nhất, xảo trá bậc nhất, hãnh tiến bậc
nhất, tráo trở bậc nhất… của văn đàn Việt Nam đương đại. Ta hãy xem lúc ông được trọng dụng thì thơ ông ca ngợi Đảng, Bác hết
lời: “Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi”. Khi thất sủng thì “trở
giáo” bằng những bài thơ trong “DI CẢO”:
* Chưa cần
cầm lên nếm, anh đã biết là Bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
đêm vui...
(BÁNH VẼ)
*Sau này anh đọc thơ tôi thì nên nhớ
có phải tôi viết đâu ! một nửa
cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
(TRỪ ĐI)
*Tôi viết bằng xương thôi, nhưng không có
cái thịt của mình.
Biết rõ những điều này, chúng ta hãy
xem Nguyễn Khôi vẽ chân dung nhà thơ:
CHẾ LAN VIÊN
Tài thơ đến như Chế
Đời thật khó khen chê
Bẻ cành Phong lan bể
"con cá Song cầm đuốc dẫn Thơ về "
*
*
Bắn pháo hoa Tư Tưởng
Vờ khóc nước non Hời
Tháp Bay On bốn mặt
Giấu đi mặt ma trơi.
Hình như Nguyễn Khôi vẫn chưa tin
ông, ngay cả “Di cảo”!
Chân dung PHẠM TIẾN DUẬT, ta xem Xuân
Sách vẽ:
Trường Sơn đông em đi hái măng
Trường Sơn tây anh làm thơ cho lính
Đời có lúc bay lên vầng trăng
Lại rơi xuống Chiếc xe không kính
Thế đấy! giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh.
Ông xứng đáng là Nhà thơ anh hùng thời
chống Mỹ, được Tố Hữu, Xuân Diệu gọi là "con Đại bàng non" với câu
thơ được truyền thông, báo chí thời ấy quảng bá hết cỡ "Đường ra trận mùa
này đẹp lắm". Nhưng khi trải qua lửa đạn, máu xương của các chiến sĩ, thì
ông đã tỉnh ngộ viết "Vòng trắng", bị Tố Hữu coi là "rễ thối",
bị loại bỏ. Bi kịch này của Duật đã được Nguyễn Khôi kết thành vành tang đưa
thơ Duật vào Trường Sơn để tạ lễ đám trai làng mà ông từng lừa mị:
PHẠM TIẾN DUẬT
"Đường ra trận... đẹp lắm"
Lừa mị lũ trai làng
Chết hồn kết "vòng trắng"
đưa Thơ vào Trường Sơn.
Nhưng
thôi, anh Duật đã mất rồi nên chúng ta không cần nói đến "luật nhân - quả"
ở đây, vì kết cuộc anh đã bị trời báo ứng!
Ngoài
Chân dung các nhà thơ, nhà văn đã kể
trên, Lê Mai tôi còn chú ý tới Chân dung các vị bị xếp vào loại Nhân văn
- Giai phẩm (chống đối chế độ)… tìm ở
Xuân Sách thì không thấy! Có cái gì "nhậy cảm", kỵ húy chăng mà ông
phải né tránh? Nhưng may quá, tìm ở Nguyễn Khôi lại có :
HOÀNG CÔNG KHANH
Tù Tây, lại tù Ta
"Quyền được rên" chẳng có
Bởi luôn đòi Tự Do
Gánh văn là gánh khổ.
Theo chỗ chúng tôi biết, nhà văn
Hoàng Công Khanh có một số phận kì lạ. Mọi diễn biến của đời ông đều gắn chặt với
hai chữ tự do. Nhớ khi Hoàng Công Khanh bị tù Tây ở Sơn La
Ông Tô Hiệu, đã gợi ý ông Khanh vào Đảng,
nhưng ông đã khéo léo từ chối "anh cho em ở ngoài tổ chức, để có tự do mà
viết văn". Nhớ lần trong Hội nghị
chỉnh huấn "đánh" Nhân văn- Giai phẩm, ông lại buột miệng nói: "Viết
văn không có tự do thì không thể viết được!" Thế là ông lại được đi tù. Lại
nhớ lần đang ở tù ông được viên giám thị trại giam gọi lên cho tự do để ngồi viết kịch phục vụ Hội
diễn văn nghệ giữa các nhà tù. Nhờ "thành tích" sáng tác đó mà Hoàng
Công Khanh được ra tù về với gia đình ở Hà Nội, để rồi lại được “tự do" thất
nghiệp (!!!???) Và đời ông, đến cái quyền “tự do” tối thiểu nhất của con người
là "Quyền được rên” cũng không có!
Đến thời kỳ Đổi Mới mở
cửa, tưởng rằng Văn nghệ sĩ đã được "cởi trói”, sự ấu trĩ tàn khốc của thời
Nhân Văn- Giai phẩm tưởng không bao giờ tái diễn lại nữa. Nào ngờ, lúc này Xuân
Sách đã mất được trên 20 năm, thế thì Nguyễn Khôi lại phải khắc chân dung :
NHÃ THUYÊN
"Nhà xuất
bản Giấy vụn"
Mấy thầy
cô muốn "nghiên"
cánh
"Phê bình chỉ điểm"
"Chém" cô trò Nhã Thuyên.
Cái
này thì phải thông cảm với Xuân Sách thôi, sự kiện này nó mới xảy ra,
mong vong linh ông siêu thoát và mỉm cười nơi Tây phương cực lạc!
Nguyễn
Khôi nhắc đến "vụ Nhã Thuyên" phải chăng ông muốn nhắn nhủ chúng ta,
đổi mới là sự nghiệp cực kì khó khăn phức tạp, đặc biệt là đổi mới tư duy. Công
cuộc đổi mới đã tiến hành vài chục năm mà ngay trong đội ngũ trí thức tiên tiến
vẫn còn những loại người như:
NGUYỄN VĂN LƯU
Hơn lão Vũ Đức Phúc
Vượt trên tầm Đông La
"Luận chiến văn chương"... hả?
Chỉ điểm bãi tha ma.
Chúng
tôi đã khóc khi biết về thân phận hiện nay của các nạn nhân trong vụ Nhã
Thuyên. Họ chỉ là những người phụ nữ đẹp
và tài, trung thực, tử tế vốn chỉ biết mưu sinh, và khát khao cống hiến cho nền
khoa học nước nhà. Họ có tội gì? Thôi thì đành nhờ Nguyễn Du “Trăm năm trong
cõi người ta / Chữ tài chữ chữ mệnh khéo là ghét nhau” cho lòng mình thanh thản!
Còn thực chất Nguyễn Văn Lưu ra sao? Xin mọi người hỏi những nhà văn dự Đại hội
Nhà văn Hà Nội (lần 1, năm 2016) thì sẽ rõ chân tướng ông ta. Nhưng thật buồn,
ngay tại thời điểm hiện nay, loại phê bình chỉ điểm ấy vẫn còn đất dụng võ, vẫn
tác oai tác quái. Ta hãy xem chân dung số 57 của nhà thơ Nguyễn Khôi:
VI TÙY LINH
Chẳng cần tốc váy đỏ
“Quốc sư” vẫn say thơ
Văn em không có sex
Đếch ai thèm tìm mua.
Chúng nó chỉ ông nào là “Quốc sư” của
cái nước Việt nghìn năm văn hiến này. Tôi nhớ, đóng góp to lớn của ông là việc
đề xuất lấy hoa mào gà làm “quốc hoa” cho đất nước chúng ta. Đề xuất ngớ ngẩn tới
mức một tiến sĩ rất khát khao cống hiến phải bật thét lên: - Thưa cụ, con đã đi
khắp đất nước này, con thấy hoa mào gà đéo có thuộc tính nào có thể vin vào làm
biểu tượng quốc hoa được. Họa chăng chỉ có mào con gà trống oai hùng (Đêm nằm
thì gáy o o / Sáng ra đạp mái không lo trả tiền)! Xin tiến sĩ hãy bình tâm trên
đất nước này hoa mào gà có thể là không tiêu biểu, nhưng bệnh sùi mào gà thì chắc
chắn sẽ rất đặc trưng! Bài chân dung Vi Thùy Linh mở đầu tôi thấy rất lạ. Sao
chẳng cần tốc váy đỏ “Quốc sư” vẫn say thơ”? Nguyễn Khôi muốn khắc họa chân
dung Vi Thùy Linh hay chân dung quốc sư? Hay ông muốn mượn việc khắc chân dung
để nói lên cái nhí nhố của thời cuộc kiểu Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng hay:
Trên
ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới
sân ông cử ngỏng đầu rồng
(Nguyễn Khuyến)
Viết
đến đây, Lê Mai tôi giật mình nhận thấy phải thế chăng mà Nguyễn Khôi còn khắc
họa Chân dung của một số nhà văn trong "Ban vận động Văn đoàn Độc lập"
mà người đứng đầu là:
NGUYÊN NGỌC
Chết rồi Anh hùng Núp
Rừng Xà nu bị nghiền
lập "Văn đoàn Độc lập"
mơ "Đất nước đứng lên".
Ta hãy xem lại 25 năm trước,
Xuân Sách nói về Nguyên Ngọc :
Mấy lần Đất nước đứng lên
Đứng lên cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một Mạch nước ngầm
cuốn trôi Đất Quảng lẫn Rừng Xà nu.
Ở đây chúng tôi thấy có sự đồng
điệu về cách đánh giá khi tạc Chân dung Nguyên Ngọc của Nguyễn khôi và Xuân
Sách. Nhưng đến Trần Đĩnh thì ta lại phải thông cảm với ông Xuân Sách thôi, Lại
xin ông mỉm cười nơi chin suối!
TRẦN ĐĨNH
Chính sự theo "Đèn Cù"
"Bất khuất" nên bị thiến
Đang diễn Hề hầu vua
Hí trường đột tai biến.
Đọc
"Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam
đương đại" của Nguyễn Khôi, còn nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm ở
cái thì hiện tại với "Chính sự theo Đèn Cù"/ "Quyền được
rên" chẳng có!... Ông Nguyễn Khôi ơi! Đọc "Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại"
của ông, chúng tôi không chỉ thấy chân dung chân tướng các nhà văn mà còn thấy
sự xoay vần của thế cuộc. Nguyễn Khôi thực sự là
"Người thư ký của Thời đại" mà chúng ta đã và đang sống qua khắc họa bằng
Thơ. Là nhà văn đọc tác phẩm “Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại” của ông
tôi ngẫm mà hổ thẹn!
Hà
Nội , ngày 2-6-2017
LÊ
MAI
(Nhà
văn Hà Nội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét