Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

TRANG ĐỒNG NGỌC HOA TRÊN VIỆT VĂN MỚI (Kỳ 1)





  Đồng Ngọc Hoa
  Sinh năm 1946
  Tại : Lạc Chính Trực Khang,Trực Ninh, Nam Định
  Nguyên sĩ quan QĐNDV
  Hội viên hội VHNT
  Hội viên hội Khoa học lịch sử Việt nam
  Giải thưởng báo chí Trung ương

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

  Chúng tôi là Bộ đội Cụ Hồ (in chung) NXB-QĐND
  Dấu ấn thời gian(in chung) NCPB-VHNT
  Thi sĩ Nguyễn Bính thơ và đời(in chung) NCPB-VHNT
  Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Trực khang (chủ bút)
  Lịch sử Phật giáo Huyện Trực Ninh
  Trạng Nguyên Đào Sư Tích đời và thơ văn



MỤC LỤC TÁC PHẨM ĐÃ ĐĂNG TẢI TRÊN VIỆT VĂN MỚI


Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa Chùa Cổ Lễ

          Năm 1926 đến 1927 xây tháp Cửu phẩm liên hoa tại chùa Cổ Lễ.
          Đây là lần thứ hai, lần đầu xây vào năm 1921 bị đổ. Lần này nhân dân xã Trung Lao lên rừng lấy gỗ gặp một ông cụ đầu râu tóc bạc gửi 12 bè gỗ lim về xuôi cho chùa Cổ Lễ,số gỗ này sẽ được dùng để đóng cọc móng.
          Tháp được cưỡi trên mình rùa (biểu hiện của sự trường tồn) đặt giữa đầm vuông, đầu rua quay chầu vào chùa. Rùa dài 18m, rộng 10m, mai rùa được cách điệu lượn cong thành 8 múi lớn, mỗi múi dài 4,65m, bốn chân to vươn dài trụ vững xuống lòng hồ. Tháp có tiết diện hình bát giác với diện tích 42,10m2. Bốn góc hồ có đắp bốn núi hình tháp nhỏ mang dáng dấp tháp chàm. Mỗi tháp có một con voi áp mình vào thân núi. Cửu phẩm Liên Hoa cao 12 tầng và một tầng đế tháp, tất cả cao 32m hình bát giác (8 mặt).
          Hình như người thiết kế “Kiến trúc sư” hoà thượng Phạm Quang Tuyên muốn biểu thị: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái” ở tháp này?
          Trong kinh dịch, thái cực đó là nói về sự vạch quẻ (tức là vạch ra 8 quẻ). Trước khi còn chưa vạch quẻ, thái cực chỉ là cái nghĩa một bầu hỗn độn ở trong bao hàm các thứ âm dương, mềm cứng, lẻ chẵn, tốt xấu không gì là không có. Tới khi vạch ra một lẻ, một chẵn ấy là sinh ra hai nghi. Rồi trên vạch lẻ thêm một vạch lẻ đó là dương trong dương, trên vạch lẻ thêm một vạch chẵn đó là âm trong dương, trên một vạch chẵn thêm một vạch lẻ đó là dương trong âm, ấy là bốn tượng (có 4 con voi áp núi bốn góc hồ biểu tượng cho bốn tượng). Trên một tượng có hai quái, mỗi tượng lại thêm một lẻ, một chẵn thế là 8 quẻ (8 mặt của tháp biểu hiện). Có người nói: Một vạch là nghi, hai vạch là tượng, ba vạch là quẻ, bốn tượng như xuân hạ thu đông, kim mộc thuỷ hoả, đông tây nam bắc, không gì mà không thể suy ra.
          Truyện thuyết quái nói: “Trời đất định ngôi, núi chầm thông khí, sấm gió sát nhau, nước lửa không bắn nhau, tám quái mài nhau. Kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch”. Thiệu Tử nói rằng: Kiền nam, khôn bắc, ly đông, khảm tây, chấn đông bắc, đoái đông nam, tốn tây nam, cấn tây bắc. Từ chấn đến kiền là thuận, từ tốn đến khôn là nghịch. Phương vị của 64 quẻ (64 cửa của 8 tầng tháp) cũng biểu thị lẽ đó vậy chăng?
          Ở bốn mặt của tháp lại có một dòng chữ hán đắp nổi gắn mảnh men sứ màu xảnh rất đẹp đó là:
          Nam mô liên trì hội thượng Bồ Tát
          Nghĩa là:
          Kính lễ vị Bồ Tát trong hội liên trì
          Hay
          Nam mô thanh tịnh đại chúng Bồ Tát
          Nghĩa là:
          Kính lễ vị Bồ Tát thanh tịnh
         
Nam mô quan đại thế chi Bồ Tát
Nghĩa là:
Kính lễ quan đại thế chi Bồ Tát
Hay
Tây phương cực lạc Adiđà Như Lai
Nghĩa là:
Phật Adiđà cực lạc ở Tây phương
Cùng những đại tự như Hiện tính, Minh Tâm, gợi lên lời dạy dạy của phật cho những ai đến chùa phải thay tâm đổi tính để thể hiện được tính cách tốt đẹp và tấm lòng trong sáng, thanh thản mỗi khi ra về. Nghĩa là mỗi lần đến chùa là một lần tu, tự tu mình.
Tiếp tuyến giữa các mặt phẳng của tháp với nhau là các cạnh tháp thẳng tắp từ đỉnh trở xuống đều đắp long hồi đầu mô típ Nguyễn, mình uốn, đầu ngẩng cao nhìn ra bốn phương tám hướng. ở tầng thứ 10 và 11 (tính từ trên xuống) xây mái cong theo kiểu giả ngói ống Trung Quốc. Còn các tầng khác được phân bằng gờ vuông phào chỉ một cách bề thế vững chắc. Nhưng có cảm giác mềm mại bằng những cánh sen xếp liên tiếp tạo lên hình tượng mỗi tầng đều được chồng lên trên một đài sen khổng lồ bé dần cho đến khi vút lên cao, đến đỉnh tháp lại đắp một nụ sen to, một cách cân đối giữa đế và đỉnh tháp. Đúng là một cây Cửu phẩm Liên Hoa.
Người thiết kế biểu hiện tháp theo hình tượng Liên Hoa vì trong kinh nhà Phật nói: Hoa Sen trong nhân gian, nhiều lắm là có mấy mươi cánh. Hoa sen trong cõi Phật độ khoảng vài trăm cánh. Hoa Sen biểu hiện từ phiền não mà được thanh tịnh, bởi sen mọc lên từ trong bùn lầy, nở hoa trên mặt nước, ẩn chứa ý nghĩa gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ngoài cánh sen còn có đài sen, hạt sen. Cánh và đài có thể ngắm nhìn thưởng thức còn hạt sen ăn được, hạt sen lại có thể sinh trưởng nảy nở cho ra nhiều hoa sen nữa. Hoa sen mọc trong nước vào mùa hè nóng lực, nóng lực là biểu thị cho phiền não, nước biểu thị cho thanh lương mát mẻ. Đó là chỉ từ trong nhân gian, phiền não đem lại cảnh giới thanh lương cho nên tỉ dụ người từ phiền não đạt đến giải thoát, sinh về tịnh độ là hoá sinh trong hoa sen.
Chúng sinh trong tam giới theo dâm dục mà thác sinh, thánh nhân cõi tịnh độ hoá thân bằng hoa sen. Do đó hoa sen biểu thị công đức thanh tịnh, trí tuệ thanh lương. Công đức trí tuệ này của thánh nhân là vô hình, khi biểu hiện ra trước phàm phu bèn lấy biểu tượng mà nhân gian quen biết để biểu thị. Cho nên chúng ta thấy tượng phật và thánh chúng cõi tịnh độ mà kinh phật giới thiệu đều ngồi hay đứng trên toà sen. Đây là biểu hiện cho pháp thân thanh tịnh, báo thân trang nghiêm của các vị ấy. Từng tầng, từng tầng của Cửu phẩm Liên Hoa được thiết kế như vậy.
Trong lòng tháp có cột thông tâm hình trụ tròn và cầu thang xoáy trôn ốc, đi lên tới đỉnh có bàn thờ phật là 64 bậc.(64 quẻ)
Thắp hương khấn phật rồi ta có thể phóng tầm mắt qua ô cửa thông gió nhìn ra bốn phương tám hướng như trải rộng tầm bao quát phù hộ của Đức Phật tới muôn dân. Cũng chính vì có những lỗ thông gió trên nên tầng trên cùng đã được sử dụng làm đài quan sát của bộ đội và dân quân du kích trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cũng chính vì có những lỗ thông gió trên nên trong lòng Cửu phẩm Liên Hoa được thông thoáng trông ống thông tâm cũng như từng tầng những bậc thang. Hoá kim ngân tanh tiền xong, đi xuống đến bậc cuối cùng ra cửa tháp, ta đã thấy than tro bay xuống nổi trên mặt hồ, nơi rùa nằm đội Cửu phẩm Liên Hoa,mét sự huyền ảo nhiệm màu của thánh thần chư phật.
Đây là một cây tháp cao, kiến trúc độc đáo, một tháp thời Nguyễn hiếm hoi trong phổ hệ tháp Việt Nam . Cây tháp phối hợp với toàn bộ ngôi chùa, cánh đồng sông nước và đường đi bao quanh tạo thành một thắng cảnh đẹp, một cách sơn thuỷ hữu tình nơi miền quê dân



Đầu Thế Kỉ XX: Á Nam Trần Tuấn Khải

          Không ít ai là không thuộc câu thơ đã thành ca dao : 
             "Rủ nhau lên núi Kì Lừa 
         Lên thành nhà Mạc, lên chùa Tam Thanh 
               Hang sâu đá vẫn còn xanh 
         Hỏi nàng Tô Thị chung tình với ai ?" 
               " Rủ nhau xuống bể tìm cua  
         Đem về nấu quả me chua trên rừng 
                   Em ơi chua ngọt đã từng  
          Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau"
          Đó là thơ của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải, người cùng với Tản Đà ( Nguyễn Khắc Hiếu ) xây dựng nền văn học quốc ngữ đầu thế kỉ XX. " Nếu thi ca Tản Đà nổi bật sự diễm lệ, đa tình thì thơ văn của Á Nam gắn chặt với vận mệnh Tổ Quốc.Lúc quân thù còn dày xéo thống trị giang san nên giọng thơ của cụ vừa bi thiết, vừa trầm hùng thiết tha với sự độc lập của dân tộc.Nhưng chưa tìm được giải pháp cứu nước và cũng có phần bất lực, đành gửi những hoài bão của mình vào văn chương thơ phú"
          Á Nam Trần Tuấn Khải sinh ngày 18.9 năm Át Mùi (1895) tại làng Quang Xán,  tổng Như Thức, huyện Mỹ Lộc (nay là Mỹ hà, Mỹ Lộc). Lúc nhỏ tên là Quynh, sau lớn lên được hiển khảo cho đổi là Tuấn Khải, đến khi viết báo, viết văn thường kí nhiều bút hiệu như : Côi Hoàng Khách, Đông A Thị, Tiểu Hoa Nhân, Đông Minh và Công Chính, Giang Hồ Tản Nhân và bút hiệu chính là á Nam  
          Từ nhỏ đến khi trường thành danh năm 18 tuổi , ông theo cha là cử nhân Văn Hoán Trần Thuỵ Giáp đi khắp các huyện tỉnh Hà Nam, Hà Đông, Thái Bình, Hải Dương để học chữ và học làm người.Năm 10 tuổi, sức học của ông đã tấn tới, thỉnh thoảng có bài được đưa rabình cho học sinh nghe, có các quan khách và văn thân trong vùng đến phê điểm. Có lần ông phảI bình một bài thơ đầu đề " Miêu một thiên hưng", câu này là lời Mạnh Tử nói về vua Tề Tuyên, đại ý " Nắng thì lúa khô héo, nhưng một trận mưa xuống thì lúa lại bật lên ngay" để ví với dân bị đói khổ thì dân tất nguy ma nếu cho dân lo ấm thì dân tất thịnh vượng được ngay.Trong bài thơ này câu cuối của ông là :
          " Miên hưng vũ hậu vương chi phủ 
          Vật lý dân tình khả cộng trưng" 
          ( Đại ý, lúa miên bật lên sau khi được cơn mưa nhuần thấm, nhà vua có biết hay chăng ?Cái lẽ  của giống vật và cáI tình của nhân dân có thể chứng minh cho nhau được ). Hai câu này được các quan khách và văn thân ngồi dự khen tấm tắc, cho là có tư tưởng thiết thực đối với dân tình và lời lẽ cũng rất cảm động thanh thoát. Cũng do câu này, các cụ cho là sau này Tuấn Khải không hợp với con đường khoa cử công danh mà sẽ có những tư tưởng tha thiết vì nước vì dân.Năm 14 tuổi, theo hầu cha đến chơi dinh một quan án kia, quan án cũng chân khoa cử xuất thân, tính người lại rất thích văn quốc ngữ, nhân tiện ngay trước mặt có cuốn " ấu học tân thư" của toà Tu thư mới soạn và in phát cho học sinh các lớp trung học, viên án sát liền nhặt lấy một cuốn trong bốn cuốn đưa cho Khải và bảo thử chọn dịch một bài để xem.Ông giở sách gặp bài dạy về "ái Quần" ( yêu người cùng giống) bèn cầm bút dịch ngay một đoạn đưa lên.Nguyên bài văn chữ Hán như sau: 
          Một hữu chủng nhất chủng khi điều phân 
          Nhân hữu loại đồng loại khí huyết thân 
Ngã bản nam quốc chủng 
Ngã ái nam quốc nhân 
Hoan ngôn bảo chủng sự  
Mạc thương đồng loại nhân 
Phong tuy độc bất chích đồng quần 
Hồ tuy bạo bất thực đồng khí 
Vật loại thượng như ty 
Nhân loại hồ bất thị 
Phụ sà giảo da kê 
Tích nhân sở thân bỉ 
Chư quân như bất tín 
Khuyến quân độc nam sử 
Ông dịch :
Cây một giống nở nhiều cành chánh
Người cùng loài vây cánh cùng thân
Ta cùng một giống nam nhân 
Thì ta thương lấy nam dân khẻo mà
Vui nói việc giữ giống ta
Đừng tân địa để mà hại nhau
Ong độc cũng chẳng đốt nhau
Hổ kia dẫu dữ cùng hầu cùng yêu 
Ngẫm trăm chiều vật còn như thế 
Huống người ta chẳng nghĩ dễ mà… 
Kia câu cõng rắn cắn gà  
ấy là đời trước người ta chê cười 
Các anh như chẳng tin lời
Thì xin đọc sử các đời vua ta. 
Viên án sát đọc đi đọc lại mấy lượt gật đầu cười nói với hiển khảo : " Cậu này còn ít tuổi, phép văn tuy chưa được thực chỉnh xong khẩu khí rất thần tính, sau này may ra có thể nên người hữu ích". Đoạn ông lục trong tủ sách lấy ra một pho sách chữ Hán trao cho Tuấn Khải và nói :  
- Đây là bộ " Vạn quốc sử ký" tôi mới gửi mua ở Nhật Bản về, xin tặng nhà văn trẻ tuổi và khuyên cố gắng trau dồi để khỏi phụ công quan cử nhà ta. 
Trước khi từ trần, quan cử huấn đạo hiển khảo Trần Thụy Giáp nói với ông : " Công cha dạy con như thế ( ông chỉ có  cha làm thầy học ) cũng không có gì hối hận, con có thể thay cha mà cáng đáng gia đình và nuôi đàn em dại, cha cũng không còn gì đáng nói nữa"
Hiển khảo là một giáo chức, tình cảnh nơi làm quan rất xuông nhạt, thanh bạch, vì thế đối với các việc trong nhà như thổi cơm, khâu vá cùng các nghề làm ăn lặt vặt không gì là Khải không thành thạo. Ông thường phảI thức đến 12 giờ khuya để làm bài vở, 3 giờ sáng lại phải dậy để học bài cho thuộc. Đến 7 giờ là dạy lớp tiểu học, 10 giờ tan lớp mới đến lượt bản thân đọc sách cùng các bạn lớp trên.  
Sau năm Quý Sửu (1913) ông có dịp chu du khắp miền đông xứ bắc, kết giao được với nhiều bạn văn thân cách mạng, được nhiều người tán thưởng về tư tưởng văn chương tinh thần ái quần, ái quốc. Năm Canh Thân ( 1920) nhân anh em khuyến cáo góp nhặt các văn phẩm ngâm vịnh trong mấy lâu đưa lên Hà Nội Sản xuất bản tập văn đầu lấy tên là "Duyên nợ phù sinh" có tên chữ Hán là " Kim sinh luỵ" .Năm 1922 xuất bản " Duyên nợ phù sinh" tập II, năm 1925 xuất bản cuốn tiểu thuyết " Hồn hoa" và " Gương bể dâu", năm 1926 in tập thơ " Bút quan hoài" tập I gồm những bài đầy giọng bi hùng cổ vũ đồng bào các giới tinh thần yêu nước.Tập thơ này bị thực dân Pháp cấm lưu hành, tàng trữ.Năm 1027, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Pháp bắt từ Trung Quốc đem về giam tại Hoả Lò Hà Nội. Người bạn thân của ông đỗ tú tài là nhà văn ái quốc bàn với ông ra trước toà xn ở tù thay cho cụ Phan nhưng chính quyền Pháp không chấp nhận.Phẫn uất trước thời cuộc, năm 1932 ông in các tập thơ " Ngụ ngôn thi tập", " Bài hát nhà quê" , " Hồn tự lập" và một số sách nữa mang tên  " Chơi xuân" lẫn tập kịch " Gương đời".Riêng cuốn " Chơi xuân" bán hết ngay vài ngàn quyển do đó người Pháp để ý, bắt giam tác giả và giám đốc nhà xuất bản tại Hoả lò.Bởi lẽ nội dung quấn sách có ý tưởng hô hào dân chúng chống lại người Pháp.Năm 1936 ông lại cho in tập thơ " Với sơn hà" tập 1, năm 1947 in tiếp " Với sơn hà" tập 2.Có thể nói những tác phẩm xuất hiện liên tiếp của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương.Tác giả đã giáng bút trên nỗi đau mất nước, kêu gọi kín đáo và không kém thiết tha những ai quên nỗi nhục này hãy bừng tỉnh dậy, hãy vì Tổ Quốc mà hợp sức gánh vác việc giang sơn. 
         Bước đêm thân gái ngại ngùng 
         Nước non gánh nặng, cái đức ông chồng hay hỡi có hay  
                                               ( bài thơ Gánh nước đêm ) 
Nhờ ảnh hưởng của phong trào yêu nước, những sáng tác đầu tiên của Trần Tuấn Khải có tính chiến đấu, bồn chốn, day dứt và thương nước, thương dân với giọng ưu ái chân thành, đặc biệt là trong " Duyên nợ phù sinh" và " Bút quan hoài" 
Ông còn viết thường xuyên cho các báo : Thực nguyệt Dân báo, Hà thành Ngõ báo, Nữ lưu. Thư quán tùng san, Đuốc Nhà nam, Vệ nông, Thời báo đông tây tiểu thuyết, Phụ nữ thời đàn, Văn học tạp chí, Tiểu thuyết nguyệt san…Ông có chân trong ban  biên tập báo Khai Hoá, báo nào cũng gây được  nhiều cảm tình với người đọc, không những các nhà khoa bảng Hán học mà đối với các bạn tân học sau này ảnh hưởng cũng không phải là ít. Năm 1925 có cụ tiến sĩ Ngô Đức Kế, Một đại danh nho ở trung phần ra Hà Thành tham gia làng báo, cụ từng xem, đọc văn của Á Nam, cụ mến thích đã từ lâu lên khi  nhận chức chủ nhiệm tạp chí Hữu Thanh thi lập tức á Nam cùng được hợp tác.Năm 1931 Á Nam tập hợp các bài báo, bài văn thơ bàn với nhà xuất bản Nam - Lý soạn cuốn sách " Chơi xuân" thuật lại nhữg việc sảy ra tại Yên Bái trong năm vừa qua nhân việc Quốc dân Đảng khởi sự bị thất bại. Ông kể lại từng li từng tý các vụ đánh phá, bắt bớ, tàn sát của chế độ thực dân với giong bi hùng kích thích.Cuốn sách đã dược các giới đồng bào hết sức hoan nghênh, chỉ trong một tháng đã án hàng mấy ngàn quyển.Vì thế đầu năm Nhâm Thân người Pháp hạ lệnh bắt cả soạn giả và giám đốc nhà xuất bản giam vào nhà pha Hoả Lò về tội văn thơ báo cí của ông  đã khích lệ xúi dâm làm loạn và quấy rối trị an.Nhưng lại cũng nhờ những lời buộc tội ấy lên tác giả có đựoc những lý luận rất công bằng sắt đáng đứng ra tranh biện không hề sợ trước uy thế cường quyền lên toà chỉ sử phạt án treo và trả tự do cho cả hai người.
Á Nam Trần Tuấn Khải cũng là nhà báo quốc ngữ đã viết cho nhiều tờ báo đầu thế kỉ XX. Hoà bình lập lại, năm 1954 ông vào Nam sinh sống nhưng ngòi bút của ông không tiếp tục viết được. Năm 1949 tờ Văn học tạp chí của ông phải tự đình bản vì không chạy được tiền trả nhà in. Ông đành làm cái chân chuyên viên Hán học tại nhà văn hoá nhưng đến năm 1965 cũng bị mất việc vì kí tên vào bảng kiến nghị đòi vãn hồi hoà bình và những bài viết có tính chất đấu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc.Thi sĩ Á Nam Trần Tuấn KhảI đã từng là Trưởng Đoàn cố vấn Hội Văn nghệ Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định ( tiền thân của hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh ngày nay ). Ông từ trần ngày 7/3/1983. Vì sự cống hiến trong sự nghiệp văn thơ báo chí yêu nước nên chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã lấy tên ông đăt cho một đường phố, đó là đường Trần Tuấn Khải ( tức đường Nguyễn Huỳnh cũ ) và xây nhà Á Nam ( Á Nam lưu niệm đường) tại 5/4 ấp Bình Chánh, xã Hiệp Bình, quận Thủ Đức.Tại quê hương ông nay là xã Mĩ Hà, huyện Mỹ Lộc, Nam Định cũng đã dành một phần đất đẹp để làm nhà lưu niệm Á nam. 




Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị - Một Sĩ Phu Yêu Nước Thương Dân

          Theo hồi ký của ông, thì ông là con thứ trong gia đình, sinh giờ Ngọ, ngày 4 – 11 năm ất Sửu (24 – 12 – 1805) trong một gia đình nhà nho bần bạch ở xã Tam Đăng, tổng An Chung, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay là thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định)
          Ngay từ thưở thiếu niên, ông đã chuyên chú việc học hành khoa cử, lên 8 tuổi Phạm Văn Nghị bắt đầu đi học, 21 tuổi đỗ tú tài, 32 tuổi đỗ cử nhân, 33 tuổi trúng nhị giáp tiến sĩ (tức Hoàng giáp). Điều mà ông đã dốc phần lớn tâm lực và tất cả hào hứng say sưa trong cuộc đời mình là nghề dạy học. Là một nhà giáo, lúc nào ông cũng canh cánh bên lòng là : “Báo ơn nước chỉ còn có việc dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước”. Học trò của ông kể có hàng nghìn, nhiều người không những đỗ đạt cao mà còn có danh vọng sự nghiệp nổi tiếng như : Tam nguyên Trần Bích San, Nguyễn Khuyến, Đình nguyên tiến sĩ Đỗ Huy Liệu, Tống Duy Tân, Vũ Hữu Lợi, phó bảng Lã Xuân Oai, Đặng Ngọc Cầu….
          Phạm Văn Nghị là một nhà nho có chí khí lớn, một nhà thơ yêu nước nhiệt thành. Trong hơn 600 tác phẩm thơ văn, câu đối, tự thuật của ông đượm tư tưởng tâm hồn tình cảm của một con người yêu nước thương dân và lạc quan tin tưởng vào lẽ phải.
          Ông còn là một sĩ phu yêu nước.Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vũ trang xâm lược Việt Nam.Khi đang làm đốc học Nam Định, bằng quan điểm và hành động, Phạm Văn Nghị đã tự xếp mình vào háng ngũ chủ chiến, kiên quyết kháng Pháp. Ông nói : “Hoà với Pháp là một sai lầm”. Năm 1859, ông đã viết “Trà Sơn kháng sớ” (sớ chống giặc) gửi triều đình xin tổ chức đội quân tình nguyện vào Nam chống Pháp. Ông đã dẫn đội nghĩa dũng 365 người từ miền Bắc tiến vào miền Nam.Ngày 21-3-1860, vào tới HUế thì vua Tự Đức đã thoả hiệp với Pháp nên lệnh cho ông đưa đoàn quân quay trở về. Ông còn chỉ huy nhiều trận chiến đấu rất quyết liệt với Pháp và bọn tay sai giành thắng lợi như : Năm 1871, khi đã 67 tuổi, ông vẫn đem dân binh đi tiễu phỉ ở cấc tỉnh (Hải Dương, Quảng Yên). Chiều 10-12-1873 ông chỉ huy đánh tàu chiến Pháp ở cửa sông Độc Bộ. Ngày 25-12-1873, ông dẫn 100 dân binh lên lập căn cứ An Hoà, chuẩn bị lực lượng chiếm lại thành Nam Định.Sau 3 ngày, hơn 7000 người đã tới ứng nghĩa.Tháng 3-1874, Pháp rút khỏi Bắc Kỳ ông mới cho giải tán nghĩa quân An Hoà, thật là :
Vì quốc báo ân hiệp kháng Tây nhung bình quốc nạn
Bảo dân cao khí phách anh tài Nam Việt cứu dân sinh
Ông mất ngày 11-1-1881 (12 tháng Chạp năm Canh Thìn), tại Tam Đăng, thọ 76 tuổi, Phó bảng Đỗ Huy Uyển – người bạn vong niên của ông đã làm bài văn dài viếng ông, trong đó có câu: “ Như tiên sinh đó là bậc khác thường trong những người khác thường ở đời. Lúc làm thầy thì ôn hoà, khi làm tướng thì oanh liệt, đến lúc việc Cần Vương bắt đầu thì lời lẽ, khí tiết khẳng khái, lúc bỏ quan thì ung dung thanh thản “
Nhân dân Sĩ Lâm, nay là xã Nghĩa Lâm huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã xây đền thờ ông và những người có công khai hoang lấn biển lập ấp từ khi ông còn sống. Đền đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin cấp bằng Di tích Lịch sử van hoá ngày 14 - 9- 1989.Hằng năm đến ngày rằm tháng Giêng, nhân dân ở đây tổ chức kị ngài cùng với ngày truyền thống của xã Nghĩa Lâm để nhớ về một nhà giáo, nhà thơ, một sĩ phu yêu nước thương dân




Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa Chùa Hà Trại

          Tam Quan và Bảo Tháp Chùa Hà Trại

Năm 2008 khởi công xây tháp Cưủ Phẩm Liên Hoa . Để cho khối tháp nặng hàng 100 tấn nằm được giữa hồ nước gần như vuông có cạnh là 9 và 11m bằng 99m vuông, người ta phải làm móng bê tông cốt thép sâu 3m. Dưới đó đã đóng sâu xuống lòng đất cọc bê tông có tiết diện vuông 20cm dài 25m.Xà gìằng đầu cọc có tiết diện 50cm bê tông cốt thép tròn 18cm. Rồi đổ một lớp bê tông dầy 50cm có cốt thép tròn 12cm đan vuông100cm phủ toàn bộ mặt móng.
Tháp cửu phẩm hình lục lăng (6 mặt) cao 24m có cạnh đế 2,8m, cạnh tháp là 1,8m. tháp được chia làm 9 tầng (cửu phẩm), tầng trên được ngồi trên mái ngói lục lăng của tầng dưới uốn cong tạo với điểm tiếp giáp thành đao nguột rồng dờn phượng múa . Mỗi mặt của mỗi tầng tháp đều có một cửa sổ cuốn vòm cong ,mỗi cửa sổ là một bệ để đặt tượng
Tháp lục lăng này có lẽ người thiết kế muốn thể hiện Phật Pháp nói đến 6 trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc. Pháp vốn là những đối tượng của 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu trần là cảnh bên ngoài, sáu căn là cảnh bên trong (nên tháp rỗng), phải thêm vào 6 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức mới sinh ra hiện tượng thân tâm. Tâm do ngoại cảnh sáu trần làm xao động, nên từ 6 căn sinh ra các nghiệp thiện, ác, tốt xấu. Phật Pháp gọi đó là tạo nghiệp. Nghiệp có phân thiện nghiệp và ác nghiệp. Người tạo nghiệp ác phải đọa trong ba đường dữ: Địa ngục, ngạ ngục, súc sinh. Còn tạo nghiệp thiện sẽ tái sinh làm người hay sinh lên cõi trời, hưởng thọ phúc báo nhân thiên. Song không luận là đoạ xuống hay sinh lên đều ở trong biển khổ luôn hồi sinh tử. Muốn giải thoát cần phải nhận thấy 6 trần vốn hão huyền, không thật, vô thường.
Kinh kim cang bảo:
Tất cả Pháp hữu vi
Như mộng huyền, bọt bóng
Nếu triệt được tính huyễn hoá không thực của thế giới 6 trần, thì ngay đó sẽ tự giải thoát. Bậc giải thoát tuy thân tâm ở trong 6 trần nhưng không bị 6 trần nhiễu loạn mê hoặc thì tự nhiên phiền não không sinh.
Không những thế Đại đức Thích Thanh Hạnh còn muốn 6 mặt của tháp thể hiện khuôn mẫu lối sống của Đức Phật là: "Lục hoà cộng trụ",nghiã là: " thân hoà, ý hoà, giới hoà, pháp hoà, khẩu hoà và lợi hoà."
Tất cả có 48 pho tượng Phật bằng đồng vàng, mỗi pho nặng 70 cân.Vậy là từ dưới lên trên ,tầm cao tầm thấp xung quanh tháp đều có tượng Phật,tượng Phật vàng rực cả Bảo tháp. Nắng sáng sớm, nắng buổi chiều, đèn điện sáng ban đêm chiếu vào, Phật toả ánh hào quang ra tám hướng mười phương , như trải tầm bao quát của Đức Phật để phù hộ tới muôn dân.
Mọi người chứng kiến đêm hôm kéo tượng lên tháp, hình như âm khí nặng nề. Ban tổ chức chỉ huy bằng micro phát sóng không nói được, chỉ huy bằng các loại điện thoại thì không có sóng. Phải ra hiệu cho nhau để làm, thợ kéo thì tượng cứ xoay tít va chạm vào mái vỡ cả ngói. Đến khi Đại đức Thích Thanh Hạnh (trụ trì chùa) tự mình kéo thì tượng lại từ từ lên như ý muốn.
Tường hoa bao quanh hồ tháp là 30 tấm đá xanh trạc nổi chuyện hoa văn lá dắt ở 4 góc, giữa trạm hình hoa sen nằm trong thông phong hình bầu dục được dựng trên thanh dẹo đá hoa sen và liên kết với nhau bằng 27 trụ đá hoa sen và 10 trụ lồng đèn cũng bằng đá.Thân cột đá, trạm hoa văn phượng đưa thư, cầm kỳ thi hoạ và bầu rượu túi thơ.
Bảo tháp được đứng trên bệ hoa sen, bệ hoa sen có mỗi cạnh là 2,8m được nằm trên trụ (cuống hoa) có đường kính 4,8m như mọc lên từ giữa mặt nước trong xanh của hồ vuông.Người thiết kế biểu hiện tháp theo hình tượng Liên Hoa vì trong kinh nhà Phật nói: Hoa Sen trong nhân gian, nhiều lắm là có mấy mươi cánh. Hoa sen trong cõi Phật độ khoảng vài trăm cánh. Hoa Sen biểu hiện từ phiền não mà được thanh tịnh, bởi sen mọc lên từ trong bùn lầy, nở hoa trên mặt nýớc, ẩn chứa ý nghĩa gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ngoài cánh sen còn có đài sen, hạt sen. Cánh và đài có thể ngắm nhìn thýởng thức còn hạt sen ăn ðýợc, hạt sen lại có thể sinh trưởng nảy nở cho ra nhiều hoa sen nữa. Hoa sen mọc trong nước vào mùa hè nóng lực, nóng lực là biểu thị cho phiền não, nước biểu thị cho thanh lương mát mẻ. Đó là chỉ từ trong nhân gian, phiền não đem lại cảnh giới thanh lương cho nên tỉ dụ người từ phiền não đạt đến giải thoát, sinh về tịnh độ là hoá sinh trong hoa sen.
Chúng sinh trong tam giới theo dâm dục mà thác sinh, thánh nhân cõi tịnh độ hoá thân bằng hoa sen. Do đó hoa sen biểu thị công đức thanh tịnh, trí tuệ thanh lương. Công đức trí tuệ này của thánh nhân là vô hình, khi biểu hiện ra trước phàm phu bèn lấy biểu tượng mà nhân gian quen biết để biểu thị. Cho nên chúng ta thấy tượng phật và thánh chúng cõi tịnh độ mà kinh phật giới thiệu đều ngồi hay đứng trên toà sen. Đây là biểu hiện cho pháp thân thanh tịnh, báo thân trang nghiêm của các vị ấy. Từng tầng, từng tầng của Cửu phẩm Liên Hoa được thiết co ý kế như vậy..
Tường hoa bao quanh tháp nằm trên bệ hoa sen có 21 tấm đá được liên kết với nhau bằng 12 trụ đá hoa sen và 8 trụ lồng đèn cùng mẫu.
Bước qua 64 bậc theo vòng tròn xoáy trôn ốc quanh lòng tháp ta mới lên tới đỉnh nơi có bàn thờ Phật và cũng là nơi lưu giữ sá lợi Phật.
Lối đi vào cửa tháp đặt tấm bia đá có kích thước mỗi chiều là 0,4 và 0,6m đầu hình vòm trạc lưỡng long chầu nguyệt,xung quanh là hoa văn lá dắt,dưới có mặt hổ phù đội dòng chữ:
" Nam mô a di đà phật, tháp cửu phẩm liên hoa cao24m rộng 99m (cửu trùng).Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội. Khởi công ngày 19-12-2008. Hoàn thành viên mãn ngaỳ 11-12-2010.Nam mô hoan hỉ tạng Bồ tát tác đại chứng minh. Đây cũng là đại nguyện của Tỷ khiêu tăngThích Thanh Hạnh"
Đây là một công trình tự nhà chùa thiết kế như hội tụ được những nét tinh hoa của đất Bắc,đan xen vào nhau sự huyền ảo kỳ vĩ như chính con người vùng đất đã sản sinh ra chúng vậy. Công trình tạo điểm nhấn tâm linh văn hoá Phật cho quê hương Hạ Trại,Cự Khối , Long Biên , Hà Nội.




Cầu Vô Tình Ở Trực Ninh Nam Định

          Nghe ông bạn tôi kể lại ,anh mình hy sinh từ thời chống Pháp.Mộ đã được cảI táng đưa về nghĩa trang liệt sĩ nhưng cho đến nay (1995) vẫn chưa được nhà nước công nhận là liệt sĩ chỉ vì (chiếc cầu vô tình ).
- Sao lại vì chiếc cầu Vô tình)?
- Chả là khi làm hồ sơ liệt sĩ họ ghi:”ĐI qua Cầu vô tình bị hy sinh”. Vô tình bị hy sinh thì xếp lại là đúng.
Khi ngồi xét người ta có biết đâu huyện tôI lại có chiếc cầu Vô tình .Chuyện rắc rối quá nên tôI quyết định đến tận nơI xêm cáI cầu vô tìnhvà nó có cáI tên ấy từ bao giờ,làm cho người ta cũng “vô tình”không công nhận liệt sĩ cho người đã hy sinh.
          Về tới các làng xung quanh cầu,người mà tôI gặp trước để hỏi là các thầy cô giáo cấp 2 xã Phương Định và Trung Đông.Cô giáo trẻ dạy vắn sử tỏ ra am hiểu kkể lại câu chuyện dân gianvề chiếc cầu mang tên vô tiình trên lộ 21gần thị trấn Cổ Lễ như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nọ kéo nhau đến xứ này sinh sống ,một hôm chồng ngồi bắt chấy cho vợ hỏi”:Sao trên đầu mình lại có vết sẹo to vậy?”.Người vợ kể :Thời còn ở nhà bị anh lấy cây mía vụt vào đầu. Chột dạ, người chồng nhận ra vợ là em ruột của mình nên ân hận ,đâm đầu xuống cầu chết.Người vợ thấy vậy cũng chết theo,nên dân làng đặt tên cầu là “Vô Tình”(cũng là một lẽ).
          Nhưng câu chuyện thứ hai từ các cụ cao tuổi kể lại rằng:Ngày ấylũ trai gáI trong làng mò cua bắt ốc ,tụ tập nô nghịch tắm nhảy ở đây,lúc về ào lên bờ lấy lẫn lộn quần áo của nhau,vừ chạy vừa mặc,âu cũng là chuyện vô tình cho nên gần cầu Vô tình còn hai địa danh Quần Lạc và Lạc Quần.Vì vậy mới có câu thách đối cho đến bây giờ cũng chưa ai đối được là:
          Cô gái Quần Lạc, đi chợ Lạc Quần,Bán lạc mua quần, trở về quần lạc
          Về cái cầu vô tình,theo lịch sử để lại ,từ thế kỷ 13,quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh Triều Trần đã lập công hiển hách:Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông,một đội quân đã từng “Bách chiến bách thắng”trên các chiến trường châu Âu,châu á.Khi chiến sự diễn ra quyết liệt ,trước sức mạnh ồ ạt của giặc.Vua Trần chú trọng xây dựng phòng tuyến phía namđể phòng giặc Nguyên Mông từ biển đánh lên.Hưởng ứng xây dựng phòng tuyến đánh giăc ,Trực Ninh có hai anh em sinh đôI là Bùi Khiết và Bùi Tuyếtđã về làng Xối Đông chiêu nạp binh sĩ luyện tập roi kiếm ,cưỡi ngựa,đánh gươm sắn sàng chiến đấu giết giặc .Cùng thời gian đó có ông Trương Long giỏi võ nghệ cũng về đây chiêutập binh sĩ lập đồnHạ ,dựng lều cao làm nơI quan sát tình hình địch .Ba đồn hình thành cum căn cứ liên hoàn án ngữ bờ nam sông Hồng phòng ngừa quân giặc .
          Đầu xuân 1285 một toán kỵ binh nguyên mông từ Bố Hải Khẩu tràn sang,kết hợp với toán du binh từ cửa sông Hồng đổ lên, chúng định đánh vào phía nam phủ Thiên Trường.Bên ta nhiều hướng binh các nơI về phối hợp với các đồn binh ở xã xối Đông đánh giặc bảo vệ cung điẹn nhà Trần.Chiếc cầu bắc qua Sông Kimnằm trên tuyến đường quan lộ quan trọng của vùng đồng bằng Sơn Nam Đạo ra biển.Quân ta phá cây cầu chính làm cầu giả thay thế rồi cho quân phục sẵn hai mố cầu.Sau đó cho một toán đánh nhau với chúng rồi giả vờ thua chạy rút gần đến cầu, giặc gần đến nơI ta rút thật nhanh qua cẩuôì tháo cạm .Giặc ra roi tế ngựa phi nước đại truy đuổi quân ta xông thẳng qua cầu,bị sập cầu,người ngưa dẫm đạp lên nhau chết vô số .Quân mai phục của ta hò lãông lên chém giết,giặc chết rất nhiều.Quân địch chủ quan vô tình bị động nên không kịp trở tay đối phó,đã bị thất bại hoàn toàn.Từ chiến thắng đầu xuân năm ấy cây cầu qua sông Kim được mang tên Vô Tình.Vởy nên đờ sau vào mùa xuân có người qua cầu Vô Tình đã làm bài thơ “Vô Tình hoài cổ” cảm kích vì trận chiến thắng,góp phần nhỏ cùng đại quân Trần đánh bại đội quân xâm lược hung hãn:
“Địa cảo thiên cao,tứ vọng bình
Vô Tình đáo thử lãng do minh
Trần quân ca xứ ,Nguyên quân khấp
Kỷ độ xuân phong đoản sáo hoành”
Tạm dịch:
Đất rộng trời cao bốn mặt bằng
Vô tình trận ấy tiếng còn vang
Quân Trần ca hát quân Nguyên khóc
Mấy độ xuân qua dáo cắp ngang.
Đến thời kỳ chống Pháp thì, ngày ấy trận công kiên đêm 15-01-1952 vào đồn Vô Tình (bên cạnh cầu Vô Tình),chỉ sau một thời gian ngắn quân ta đã làm chủ được đồn. Tên đồn trưởng bị tiêu diệt , tên đồn phó và toàn bộ tham mưu bị bắt sống. Lợi dụng yếu tố bất ngờ,quân ta đóng giả nguỵ , buộc tên đồn phó vẫn liên lạc với cấp trên của hắn” khẩn cấp kêu gọi cứu viện “ Trưa ngày 16-1 trực thăng địch bay đến khảo sát,rồi 4 máy bay vận tải đến thả 50 dù hàng gồm súng,đạn, quân trang quân dụng xuống đồn vô tình tiếp tế cho ta tiếp tục đánh chúng . Đôi điều về địa danh cầu VÔ TÌNH ở Trực Ninh viết lại biết đâu chẳng là điều lý thú giúp người đời suy ngẫm./.




Lai Lịch Công Chúa Liễu Hạnh
  
Tam thế giáng sinh thiên hạ mẫu
Thiên thu hiển hoá địa trung thần
         Câu đối của quan giám sát ngự sử Đồng Công Viện viết năm Vĩnh Thịnh (1712)
          Văn bia tại phủ Nấp với tiêu đề Quảng Cung linh từ bi ký do Nguyễn Đình Việp.(lúc đó là tri huyện Đại An) soạn năm Cảnh Hưng thứ hai(1741) nói về ba lần giáng sinh như sau:  

          Lần thứ nhất:
          Truyền ngôn,tiền thân của Phạm Công ở xã Trần Xá là phó sứ có tội.Thượng đế xét lòng thành cầu khẩn của ông bà Phạm Công,mới cho con gáI thứ hai là công chúa Hồng Liên giáng sinh vào nhà ấy vào giờ dần ngày 6-3 niên hiệu Thiệu Bình năm đầu (1434) đặt tên huý là Tiên Nga, lớn lên tài sắc kiêm toàn, phụng dưỡng cha mẹ chọn đạo.Ngày 2-3-Quý Tỵ(1473) niên hiệu Hồng Đức thì hoá về trời đang tuổi 40 Dân sở tai nhớ ơn cứu bệnh giúp người nghèo,bèn lập đền thờ khói nhang tưởng  mộ.  

          Lần thứ hai:
          Ngài giáng xuống thôn Vân Cát xã Yên Thái ,vào nhà họ Lê có tên thị Thắng,lấy chồng người cùng xã tên là Trần Duy Đào, sinh được một trai tên là Duy Nhâm. Kể từ ngày Giáp dần tháng Giáp Thìn niên hiệu Thiên Hựu năm đầu 1557 đến ngày 3-3 niên hiệu Gia TháI thứ năm (1577) vừa tuổi 21 thì mất.  

          Lần thứ ba:
          Ngài giáng xuông Tây Mỗ Huyện Nga Sơn vào giờ dần ngày 10-10 năm Khánh Đức thứ hai 1650 táI hợp với Đào Lang sinh được một con trai tên là Cổn,đến ngày 5-2 Cảnh Trị thứ 6(1668) trăI qua 19 năm mới trở về Đế sở.Từ đó Mẫu tuỳ nghi du ngoạn hoặc Đông Đô hoăc Lạng Sơn, ra oai cùng sĩ tử,tác phúc với muôn dân.
                                              (Theo Dương Văn Vượng)
          Qua các dị bản:
         Ngày xưa trên thiên đình,con gái Ngoc Hoàng tên là Liễu Hạnh,tính tình phóng túng ngang bướng,không chịu nge khuôn phép nhà trời.Ngọc Hoàng đẩy xuống trần gian ba năm.Liễu Hạnh bèn hoá thân thành cô gái đẹp,dựng quán tai chân Đèo Ngang trên đường thiên lý Bắc Nam là đoạn đường vắng,xưa có nhiều giặc cướp.Từ ngày có quán,mà chủ quán lại là cô gái đẹp nên ngày nào cũng đông khách.
          Khách vào ăn uống ngỉ ngơi rồi đi thì không  sao,nhưng kẻ nào thấy chủ quán xinh đẹp giở thói cợt nhả trêu ghẹo,hoặc cậy thế thần làm điều bất chính thì khi về nhà không lăn đùng ra chết thì cũng hoá thành ngây dại bệnh tật.
          Chuyện chủ quán Đèo Ngang lan truyền khắp nơI,người cho nàng võ ngệ hơn người,kẻ bảo nàng là kẻ giang hồ quyến rũ trai tơ và làm điều không lương thiện.Cũng có người cho rằng nàng là tiên giáng thử thách phàm trần…Tiếng đồn đại xa gần khiến nhiều chàng trai vô công rồi ngề,con nhà quyền thế,khá giả đã đến Đèo Ngang.Hoàng tử con vua cũng muốn sai người đI bắt nàng về nhưng sợ vua cha ngiêm khắc quở trách. Song bởi tính hiếu sắc nên hoàng tử đã sai quân lính chuẩn bị võng cáng và cải trang làm con nhà giàu vượt thành đến Đèo Ngang.Khi gần đến nơI,Liễu Hạnh biết hoàng tử là kẻ tầm thường,không bản lĩnh mà kiêu ngạo,đam mê tửu sắc .Nàng hoá phép thành cây đào tiên mọc bên đường ,để hoàng tử ngồi nghỉ chân và trên cây có một quả chín mọng.Hoàng tử trông thấy thèm muốn,không thể ngồi yên ,vội trèo lên háI quả toan ăn. Lạ sao quả đào bỗn dưng mềm nhũn rồi thu nhỏ biến mất.Thấy vậy bọn thị vệ khuyên hoàng tử cẩn trọng, hoàng tử cũng chột dạ nhưng chưa hiểu căn nguyên,ý nghĩa răn đe của chủ quán đèo ngang,nên vẫn thúc dục bọn lính cáng đi cho nhanh…Khi găp chủ quán hoàng tử mê mẩn sững sở trước vẻ đẹp của nàng,cho rằng ở kinh đô các cung tần còn thua kém.Không  cứ hoàng tử mà bọn thị vệ cũng ngẩn ngơ trước sắc đep kiều diễm của nàng.Đoàn người lân la ăn uống đến tận chiều,trời gần tối mà chẳng chịu đi,lại ngỏ lời xin ngủ đêm tại quán .Chủ quán khước từ không nổi đành cho nghỉ lại.
          Đêm trăng sáng dưới ngọn đèn dầu, chủ quán vẫn kiên trì ngồi tiếp chuyện hoàng tử.Lời nói của nàng êm dịu càng làm cho hoàng tử đắm say,quên lời hứa tìm cách ong bướm lả lơi.Trước sự thô bạo trăng gió sỗ sàng,chủ quán chạy vào buồng và hoàng tử không giữ thể diện đuổi theo giở trò xằng bậy.Chủ quán liền lên núi bắt con khỉ biến thành cô gái để đánh lừa hoàng tử .Trong cơn si mê không thấy chủ quán,nhưng thấy một cô gái khác trong buồng hoàng tử liền dở trò xuồng xã.Nhưng hắn liền rú lên vì trước mặt hắn không phảI cô gáI mà là con khỉ cáI lông lá đáng sợ và khi bọn lính ùa vào thì con khỉ biến thành con rắn,trườn qua mình hoàng tử leo lên xà nhà phun lửa phì phì ,để lai cảnh hoảng sợ mê sảng của hoàng tử và lính triều đình.Sau cơn hoảng hốt, bọn lính vội vã đua hoàng tử về kinh đô,mang trong mình căn bệnh mất trí,cười nói lảm nhảm.Hoàng hậu lo lắng chạy chữa thuốc thang,vừa bưng bít hành tung sai tráI của con,vừa tính chuyện cầu "Bát vị Kim Cương" trừ yêu quái.
          Nói về bát bộ Kim cương là do Phật Bà Quan  Âm hoá phép ra hai cáI túi,một nổi ở biển đông , một ở xứ Thanh.
          Sau hai cái túi nở thành hai đoá hoa và mỗi đoá biến thành bốn vị tướng có đủ phép huyền diệu để đI các nơI tiễu trừ yêu quái.
          Triều đình sai người ra Xứ Thanh xin bùa của các vị Kim cương nên dần dần hoàng tử khỏi bệnh.Sau khi bình phục,hoàng tử kể lại chủ quán Đèo Ngang gieo vạ và vua Lê vô cùng bực tức, một mặt truất ngôI hoàng tử bởi tự tiện vi hành làm điều xằng bậy,một măt sai điều tra hành vi của chủ quán đèo ngang.Sau một thời gian vua Lê nhận được sớ tâu về một nữ yêu quái,hiện hình làm gái đẹp bắt hồn đàn ông,nếu không có tài cao thì khó khuất phục.Triều đình điều các phù thuỷ cao tay đi trừ yêu nhưng đều bị chủ quán đèo ngang làm cho đại bại .
          Triều đình cầu cứu tám vị Kim Cương và đại chiến diễn ra suốt ba ngày không phân thắng bại. Sau nhờ phép Phật Bà,chủ quán bị thu vào cái túi và đưa về triều đình trị tội.
          Vua Lê biết chủ quán là Liễu Hạnh công chúa ,con Ngọc Hoàng xuống trần trừng trị bọn đàn ông chòng ghẹo phụ nữ,áp bức kẻ cô đơn thì đổi giận làm vui,khuyên nàng đừng gây náo động…
          ít lâu sau ,Liễu Hạnh lại bị Ngọc Hoàng điều xuống trần gian, lần này người dụng lều ở đèo Ba Dội,xây dựng tường hào,tạo vườn đủ hoa thơm cỏ lạ,có cá có chim trở thành thắng cảnh.Ai vào ngắm cảnh,ăn uống rồi đi thì không sao,còn nếu dở thói trăng hoa,trộm cướp lập tức bị trừng trị .
          Mấy năm sau Liễu Hạnh về trời để lại một con trai bàn tay thiếu ngón(lần trước sinh một con trai bàn tay sáu ngón) và đem gửi nhà sư nuôi thành tài.Như vậy là hai lần hạ trần Liễu Hạnh đều để lại cho đời nhân tài và truyền thuyết ở Nghệ tĩnh thì Trạng Quỳnh cũng là con của người.
          Sự tích trên đây có nhiều sự kiên không phù hợp với thư tịch bi ký,nhưng cũng cần suy ngẫm để thấy bối cảnh và sáng thêm huyền tích.
          Một số dị bản còn ghi sự việc Liễu Hạnh công chúa tính tình phóng túng thích đàn hát thi ca.Lúc ở Lạng Sơn làm thơ ngâm vịnh cùng Trạng,khi về Hồ Tây mở quán rượu đối thơ cùng Phùng Khắc Khoan và các nho sĩ họ Ngô,họ Lý.
          Lại có bản ghi Liễu Hạnh cùng hai thị nữ Quế Hoa và Thị Nương hạ trần ở Phố Cát,dân địa phương kính sợ lập đền thờ,triều đình sắc phong "Mã vàng công chúa"
          Có truyền thuyết ghi sự kiên giáng hoạ cho dân xảy ra đại chiến Sòng Sơn,triều đình bó tay ,phái nhờ Tiền quan thánh,hợp lực với bát vị Kim Cương đánh dẹp và nhờ Phật tổ Như Lai quy y mới yên.
                  (1)Theo Mẫu Liễu -đạo và đời và Mẫu Liễu sử thi nxb văn hoá dân tộc năm 1999  và 2006  
          Việc thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh là nét độc đáo mang bản sắc dân tộc vùng lúa nước châu thổ sông Hồng và các tỉnh trong cả nước có mối liên quan. Từ trên năm thế kỷ nay, tục thờ mẫu Liễu Hạnh song song tồn tại cùng đạo Phật cũng như tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ danh nhân, danh tướng có công với nước như ở chùa  là một điển hình.
          Tâm thức dân gian tôn vinh mẫu Liễu Hạnh trong hàng tứ bất tử Việt Nam, công đức lớn lao như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử Tiên ông và Tản Viên Sơn thánh là những bậc thánh thần đạo cao đức trọng có công lớn với dân với nước, với hậu thế từ buổi bình minh lịch sử, mãi mãi tồn tại trong đời sống tinh thần dân tộc.
.           Theo "Mẫu Liễu Sử Thi"của Hồ Đức Thọ thì Người xua đã ghi nhận hiện tượng nữ thần Liễu Hạnh công chúa là một sự kỳ lạ, qua sách truyền kỳ tân phả do nữ sĩ tài danh Đoàn Thị Điểm cùng nhiều tác giả khác viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh. Song trong ý niệm dân gian thì lai lịch của Mẫu. Trên lãnh thổ Việt Nam vô cùng phong phú. Nó không bị bó hẹp trong thư tịch hán nôm, bi ký mà lan rộng trong truyền thuyết khắp luỹ tre xanh với lời hay ý đẹp của các câu đối, đại tự, các bài văn chầu, thơ ca cũng như hoạt động tín ngưỡng lễ hội… Nó không chỉ thể hiện ở Phủ Giầy Nam Định, Sòng Sơn Phố Cát, các tỉnh miền trung, Tây Hồ Thăng Long, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam mà xuất hiện khắp mọi nơi. Hình bóng bà chúa Liễu Hạnh như cây tùng bách bao trù m cho tất cả các vị thần linh khác, giúp các vị âm thần, dương thần dựa bóng mẫu để âm phù cho dân cho nước. Cứu chữa cho dân khỏi bệnh tật, vận hạn, đói nghèo do thiên tai… Dân gian tôn vinh Mẫu là Mẹ của thiên hạ, sánh cùng với Hưng Đạo Đại Vương của thời Trần hoặc Bát hải vua cha là những danh thần danh tướng hơn mẫu hàng trăm hàng ngàn năm tuổi.
         Ảnh hưởng của mẫu Liễu, một xu thế hồi cổ của cư dân nông nghiệp trồng lúa thuộc nhiều tỉnh, nhiều vùng đặc biệt là địa bàn châu thổ sông Hồng như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam… Vấn đề này không phải ngẫu nhiên mà là sự phát triển theo qui luật xã hội. Mẫu Liễu xuất hiện khi xã hội có đủ yếu tố chủ quan khách quan của tâm thể xã hội. Nó biểu hiện truyền thống tín ngưỡng văn hoá nguyên thuỷ của dân tộc. Nó cũng thể hiện xu hướng bài trừ "Vọng ngoại" do đó mà diện mạo tục thờ Mẫu Liễu Hạnh vừa phong phú, đa dạng vừa có ý nghĩa độc lập tự chủ và mặc dù dân chúng đã đang cảm nhận sự hư hư thực thực. Mặc dù đang có sự bán tín bán nghi hay nói cách khác đó là hình tượng mẫu Liễu Hạnh mờ mờ ảo ảo. Nhưng theo dấu vô hình vẫn tìm thấy hương sắc, tiềm ẩn một sử thi vĩnh cửu văn hoá Việt Nam. Vì bụi thời gian che lấp con đường đến với Mẫu, vì nhận thức của cộng đồng không đồng đều, nhân sinh quan về sự vô hình của thánh mẫu hoặc có, hoặc không cũng tác động đến đời sống tâm linh, một sự tác động thiếu khoa học, khập khễnh. Nên người thì cuồng tín, người lại cho là nhảm nhí vô nghĩa.
          Đề tài thánh mẫu là vấn đề hấp dẫn nên gần đây các nhà nghiên cứu lưu tâm muốn tìm hiểu một cách khoa học nhưng thật khó. Vì đạo mẫu có từ tín ngưỡng dân gian nguyên thuỷ với sự tiếp nhận văn hoá nhân loại biến thành một tôn giáo bản địa cùng các tôn giáo khác song song tồn tại.
          Đến với phủ mẫu, mọi người đặc biệt là phụ nữ như được về quê mẹ, được nhìn thấy mẹ, được mẹ cầm tay xoa đầu, thì một cảm xúc thân quen lại trào lên. Muốn thủ thỉ nhỏ to những chuyện vui buồn để cầu mẹ có sự thông cảm gia ân.
          "Thường nghe, tâm hương một nén, xa bay ngào ngạt đến hương cung, tiếng pháp ba hồi rõ hết nghĩ suy nơi diệu cảnh. Kính cẩn cung nghinh thánh triết, cúi mong quốc mẫu ban ân.        Từ trên cao giáng ứng nhân gian, trừ tà phụ chính nơi trần thế, mọi người kính cẩn, đón phúc trữ tai".
          Chính những sự kiện chống lại triều đình, không sợ cường quyền cũng như hành vi trừng trị thói hư tật xấu, trừng trị bọn công quyền cậy thế đè nén, cướp đoạt của dân, bắt bớ chòng ghẹo phụ nữ mà Liễu Hạnh công chúa đã làm giữa thời loạn, nhà Mạc chiếm ngôi nhà Lê, Trịnh, Nguyễn phân tranh, loạn lạc khắp nơi khiến cho nhân dân điêu đứng, trăm họ lầm than liệu có phù hợp với lòng dân. Có là hình tượng anh hùng mà đương thời cần có để làm cho quốc thái dân an.




Di Tích Dạ Trạch Vương ở Đại Nha và Lễ Hội Ngã Ba Sông

Theo “ Thiên nam ngũ lục” thì Đức Triệu Quang Phục là con trai của quan Thái thú Triệu Túc, người Chu Diên, phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. ở sách “ các triều đại Việt Nam” nói Chu Diên thuộc Hưng Yên.lại có thuyết cho rằng thuộc Đan Phượng- Hà Tây ( Sách “Lịch Sử Việt Nam”. Tập I, Nxb. Đh và THCN, H.1983, tr.406 nói: “ Chu Diên là vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội”, còn “ sổ tay địa danh Việt Nam “ của Đinh Xuân Vịnh, nhà xuất bản lao động, H.!966.tr.109 thì nói: “ Chu Diên thuộc quận Giao Chỉ đời Hán, tương đương với tỉnh Vĩnh Yên ngày nay. Lại cho biết thêm, có điểm Ô Diên, nay là làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng_ lời chú của đân tộc và thời đại).
Cả hai cha con Triệu Quang Phục đã theo Lý Nam Đế từ buổi đầu, vừa là tướng tài, vừa là bậc trung thần ái quốc nên được Lý Nam Đế giao cho thống lĩnh binh quyền , để tiếp tục sự nghiệp cứu nước của nhà Tiền Lý còn dang dở.
Từ đó, Triệu Quang Phục bèn rút quân về đầm Dạ Trạch (nay thuộc huỵện Khoấi Châu, Hưng Yên). Đó là nơi đầm lầy, cỏ mọc như rừng. Người thiết lập doanh trại rất bí mật. đường ra vào rất hiểm trở ngay trên bãI cát giữa đầm. Ban ngày tắt khói, ban đêm tắt lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân của Triệu Quang Phục mới kéo thuyền ra đánh vào các doanh trại của quận Lương. Vì biết xây dựng căn cứ chuyển sang lối đánh nhỏ. đánh lẻ, quân ta dần dần khôi phục lại lực lượng, gây cho địch nhiều thiệt hại, lấy được nhiều lương thực để nuôi quân và giữ vững đựơc sức chiến đấu bền bỉ, lâu dài. Từ đấy Đức Triệu Quang Phục được tôn là Dạ Trạch Vương ( vua Đầm Đen – dt Và th ) Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục xưng hiệu là Triệu Việt Vương.
Năm Canh NGọ (550), nhà Lương có loạn to , thế lực suy yếu, Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch biết rõ gan ruột giặc liền xuất toàn bộ quân giao chiến giết được tướng giặc là Dương Sằn (có sách gọi là Dương Sàm) thu lại kinh đô, khôI phục nền độc lập cho nước Vạn Xuân.
Trước khi Lý Nam Đế mất, ông thất thế chạy về động Khuất Lão thì người anh ruột là Lí Thiên Bảo cùng người anh họ là Lý Phật Tử (Lý Thiện Long?) đem quân chạy vào đất Cửu Chân. Bị quân Lương xua đuổi, Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử phải chạy vào Châu ái (Thanh Hoá) giáp Lào rồi đóng đô ở Dã Năng xưng là Đào Lang Vương. Lý Thiên Bảo mất, không có con , binh quyền thuộc về tay Lý Phật Tử. đến năm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương nhưng không thắng. Lý Phật Tử mới giảng hoà và xin thề cùng nhà Triệu xây dựng giang sơn. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý cũng thuận chia đất cho Phật Tử. Phật Tử đóng đô ở Ô Diên nên mới có câu: “Ô Diên chi giới lưỡng phân chí tồn Nam Lý”. Nghĩa là “ Ô Diên địa giới chia đôi- vì chút nghĩa để còn nhà Nam Ly “
Triệu Việt Vương còn gả con gáI là Cảo Nương cho Nhã Lang – con trai Lý Phật Tử để tỏ lòng hoà hiếu. Tướng Chương Hống và Chương Hát vừa là tướng tin cẩn của Đức Vua vừa là cháu gọi vua bằng cậu đã can ngăn, không nên thông gia với ngưòi cựu thù và lấy chuyện Thục An Dương Vương từ VI thế kỉ trước ra để nhà vua sáng tỏ , nhưng vua không nghe. Hai tướng bất bình bỏ đi. Vì thiếu hai tướng kiêm tài văn võ nên nhà Vua đêm ngày mải chăm lo binh mã, việc ở rể của Nhã Lang hình như quên bẵng . Một hôm Nhã Lang hỏi vợ: “ trước vua cha chúng ta là cựu thù với nhau, nay là thông gia , chuyện này chẳng cũng hay lắm ư. Nhã Lang đã hỏi vợ về binh pháp của cha nàng vì sao mà đánh lui được quân Lương và thắng luôn cả quân của cha mình . với ý đồ thâm hiểm đêm ngày, Cảo Nương không biết được mưu chồng, đã lấy mũ đâu mâu cho xem và Nhã Lang đã bao lần chau chuốt. Cuối cùng , Nhã Lang ngầm đổi móng rồng, tráo đựơc Long Chảo rồi trở về cùng cha là Lý Phật Tử kéo quân sang đất của Triệu Quang Phục thách đánh.
Nhà vua tin vào hiệu lực của mũ Long Chảo (tức móng rồng) đưa quân ra cự chiến, nhưng Long Chảo đã mất tác dụng , các tướng tài lại phần vì chểnh mảng , phần vì bất ngờ , không ứng phó kịp… Vua bèn thu quân chạy xuống phía Nam đóng trại ở vùng Sơn Nam. Quân Lý Phật Tử đuổi theo, vua chạy tới của Đại Nha (tức Độc Bộ ngày nay) thuộc Yên Nhân – Ý Yên –Nam Định thì gặp cửa biển, đường đi đã nghẽn lối, tương truyền nhà vua hô lớn: ”Hoàng Long Vương thần không giúp ta sao?” Đại Nha nổi sóng rồng vàng xuất hiện rẽ nước thành đường đi, nhà vua bước một bước xuống, nước khép lại như cũ. Vua mất ngày 14 -7 năm Tân Mão, ở ngôi được 23 năm. Dân đã lập miếu thờ tại nơi ông mất. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285)Vua Trần Nhân Tông sắc phong là “Minh Đạo Hoàng Đế”. Năm Trùng Hưng thứ tư , Vua ban thêm 2 chữ “Khai Cơ” . Năm Hưng Long thứ 2 (1313) vua Trần Anh Tông ban thêm 4 chữ “Thành Liệt Thần Vũ” khoảng 80 năm truớc đây , đền đã được chánh ngũ phẩm Đồng Hữu Hiên ngưòi thôn Lạc Chính, tự đứng ra hưng công. Bây giờ dân làng còn nhớ đến công lao của ông . Nhưng ngôi đền hình chữ tam , có long các đẹp nhất Bắc Kỳ hồi ấy đã bị giặc Pháp phá tận móng năm 1948. Chúng sợ ngôi đền nằm trên mỏm đất rộng chừng hơn 1ha nhô ra nga 3 giữa sông Đáy và sông Đào gặp nhau, là nơi hoạt động của Việt Minh, án ngữ tàu chiến của chúng từ Phát Diệm lên Nam Định.
Hôm chúng tôI tới thăm Đại Nha xưa, chưa tới tiết thanh minh mà trời nóng như đổ lửa, đứng dưới gốc xanh cổ thụ, chừng 5 người ôm mới xuể để chờ cán bộ địa phương mà chợt nhớ về người anh hùng dân tộc.
“ngỡ còn đây bóng người xưa,
Những đêm Dạ Trạch trèo khua sóng dồn
Quân reo lủa cháy bên cồn
Sậy lau tua tủa kinh hồn giặc Lương”
Từ năm 1957 đến 2006, đền đã được xây lại trên nền móng cũ, cũng ba tòa với bái đường 2 tầng sừng sững, uy nghi nhìn về ngã ba , nơi hợp lưu của sông Đáy, sông Đào, nước chảy xuôi ra biển. Tầng trên của bái đường có bức hoành phi “Vạn Xuân độc lập” tầng duới có bức hoành phi bốn chữ đề ngoài của "Nam Thiên HIển Thánh”.Chúng tôi đi vào cửa chính bái đường 5 gian với 16 cột bê tông xếp thành 4 hàng mà tưởng như những hàng quân Dạ Trạch Vương đang nghiêm trang đợi lệnh, với đôi câu đối:
”Quốc sĩ vô song văn võ toàn tài song hữu miếu
Dư đồ hội nhất giang sơn hữu chủ nhất linh thanh”.
Trung đường cũng hoàn toàn bằng bê tông, hoành , xà kẻ , bẩy đều giả gỗ. Nhưng bộ cửa võng sơn son thếp vàng , trạm trổ long , ly , quy, phượng, rồng, lá thì bằng gỗ thật . Phía trước là bàn thờ hội đồng,hai bên tả hữu thờ văn quan võ tướng.Với đôi câu đối các cụ còn nhớ được từ xưa ghi lại:
          “ Bác đức thánh văn nguy nguy chấn Nam phương thượng đẳng
          Bia đề cổ tích Độc Bộ phụng sự hộ anh linh.”
          Cũng có ông giáo làng hoạnh hoẹ câu đối này không chuẩn vì có hai chư “nguy nguy”. Họ không hiểu chữ hán “nguy nguy”ở đây ý nói là nguy nga cao vời vợi không nơi nào sánh bằng. Đồ thờ tự trong hậu cung còn nguyên vẹn từ thời xưa vì các cụ cất dấu được trước khi giặc phá Tượng ngài cao lồng lộng ngồi trong cỗ khám tám mái kiểu long đình có ghép kính bốn mặt.Hai bên còn thờ cả Hoàng Hậu ,cung phi.
Hàng năm dân làng ở đây mở hội vào các ngày 13,14,15-8 âm lịch,kỵ ngày ngài hiển thánh (13-8-ất Mão, năm 595). Đền thờ ngài ở các huyện Ý Yên ,Vụ Bản Nam Trực ,Trực Ninh, Nghĩa Hưng Giao ,Thuỷ Hải Hậu, Xuân Trường-Nam định, Nga Sơn –Thanh Hoá, Yên Khánh Yên Mô, Kim Sơn , Gia Viễn-Ninh Bình…cũng cử người về đây cùng 6 thôn trong xã rước về Đền rồi lập đàn tế ngài ở Tam Kỳ Giang (giữa ngã ba sông). Ngày xưa , cứ khỏang đầu tháng tám là các thuyền đinh hội tụ về hai bên bờ sông , cạnh đền thờ ngài để xin lễ rước. Bây giờ thì có phà, có năm thuê cả sà lan ghép lại chứa được hàng ngàn khách thập phương về dự tế thánh.
Tu sửa được đền to đẹp như ngày nay,phần lớn cũng nhờ công đức thập phương cùng với dân làng Độc Bộ.
Thấy chúng tôi về viết bài , họ chỉ ước ao: Đền ở đây sẽ sớm được nhà nước công nhận là di tích lich sử văn hoá .




Lược Sử Chùa Cổ Lễ

          Sự hình thành và phát triển Phật giáo ở huyện Trực Ninh chính là sự hình thành và phát triển các ngôi chùa thờ Phật cùng với đông đảo các tầng lớp tăng ni, phật tử trong huyện.
Từ thế kỷ thứ X, trước khi vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi (970) ở huyện Trực Ninh đã có chùa và các tăng ni trụ trì, đó là chùa Cổ Lễ bây giờ.
Chuyện kể lại rằng: “Trước khi Vua còn hàn vi thường đánh cá ở sông Giao Thuỷ, cất lưới được viên ngọc khuê to, chạm phải đầu thuyền sứt mất góc. Đêm ấy ngủ đỗ ở chùa Giao Thuỷ để ngọc khuê ấy ở giỏ cá, có ánh sáng lạ thường, sãi chùa dậy hỏi nguyên cớ, Vua nói thực và lấy ngọc khuê đưa cho xem. Sãi chùa thở dài nói: Anh sau này phú quí không biết thế nào mà nói được, chỉ tiếc rằng phúc không được lâu thôi” Đại việt sử ký toàn thư nhà xuất bản vhtt 2006 trang199) ” Cúc viên luyện sĩ cũng đã xác định: Giao Thuỷ là tên cũ của ấp ta, ở thượng lưu sông giao, nơi đó có chùa Thần Quang. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng chưa lên ngôi thường đánh cá ở sông Giao Thuỷ, ban đêm ngủ ở chùa Giao Thuỷ, tức là chùa này, tên cũ là Nghiêm Quang tức chùa Giao Thuỷ.
Sách Việt điên u linh tập soạn năm 1329 của văn sĩ thời Trần của Lý tế Xuyên,dịch giả Lê Hữu Mộc phần phụ lục trang 103 chép rõ sự tích Từ Đạo Hạnh đại thánh “Đạo Hạnh cùng Minh Không Giác Hải qua Tây thiên khi đến xứ Ximan đường xá hiểm trở đi lại khó khăn đang muốn trở về thì gặp ông lão nhận chở giúp vì đường núi hiểm trở không đi được chân không rồi ông lão đọc bài kệ:
“Đạo lý đương nhiên giúp các anh
Khen ai khéo học chí thành danh
Mênh mông muôn ngả qua nào khó
Chỉ một hoàng giang thấy thánh sinh”
Đọc xong bài kệ ngửa mặt trông chừng giây lát đã đến bờ Tây Thiên,có nhiều thần thông linh pháp.ba người cùng được Thế Tôn dạy dỗ,đạô quả đã tròn Minh Không Giác Hải về chùa Giao thuỷ. Minh Không tu ở chùa này cũng là thời kỳ người chữa bệnh hoá hổ cho vua Lý Thần Tông (Việt điện U Linh Lý Tế Xuyên) viết “Triều đình sai sứ đến chùa Giao Thuỷ yết sư Minh Không rằng:
- Nay Thiên Tử bị kỳ tật,Triều đình sai sứ rước sư qua để chữa bệnh cho Thiên tử Khâm việt đai sử thông giám cương mục chính biên trang 161 cũng ghi “Năm1136 nhà vua có tật thầy thuốc chữa không công hiệu Minh Không chữa khỏi được ban hiệu Quốc sư lại miễn tô dịch cho vài trăm hộ nghĩa là Minh không được lấy tô thuế ở vài trăm hộ ấy để mà ăn lộc và được có người phục vụ công việc ở chùa mình tu. Lời chua cũng ghi rằng: Minh không người huyện Gia Vễn tỉnh Ninh Bình làm sư chùa Giao Thuỷ tức chùa Keo (keo có nghĩa là giao thuỷ). Giao Thuỷ là tên cũ của chùa Nghiêm Quang sau đổi là Thần Quang.Những tư liệu lịch sử ghi chép trong các sách : Lĩnh nam chích quái,Thiền uyển tập anh,Đại nam nhất thống chí, Nam ông mộng lục… cho biết :Chùa do Quốc sư Minh Không xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý.Bài minh khắc trên chuông đồng đúc năm1799 niên hiệu Cảnh Thịnh 7còn lưu giữ tại chùa có câu(dịch): ”Chân cảnh trời nam,Thánh Tổ đản giáng,dựng chùa Thần Quang.”
Ngày nay nhân dân trong vùng Cổ Lễ vẫn đang truyền tụng nhiều hành tung siêu phàm và kỳ tích phi thường của đại sư Minh Không.Tại các vùng thôn xóm quanh Cổ Lễ vẫn còn dấu chân trên đá của ngài (có lưu thờ phiến đá tại chùa Cổ Lễ)thời còn hàn vi:Cổ Lễ (nơi đặt đó bắt cá),Tương Nam (nơi có chiếc lều nghỉ chân) và Liên tỉnh, thôn Nội là nơi người thường qua lại:
Liên tỉnh trước chùa trông ra đá tiên gót ngọc rõ là thần thông (bài kệ chùa Cổ Lễ)
          Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian,ngôi chùa ba tầng bảy mái làm bằng gỗ lim nguyên ở hữu ngạn sông hồng đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ qua trận đại hồng thuỷ năm Tân hợi (1611). Nhân dân Cổ Lễ đã dựng lên ba chùa (mỗi làng một chùa ) ở cácvị trí như uỷ ban nhân dân huyện,bệnh viện huyện,và cồn Mưỡu bây giờ,vẫn lấy tên Thần Quang Tự thờ Phật và Quốc sư Minh Không . Năm1630 dân ấp Keo cũ gồm hai làng Hành Cung và Dũng Nhuệ phải dời đi hai nơi.Dân làng Dũng Nhuệ dời sang tả ngạn sông hồng(thuộc đất Thái Bình ngày nay )lập lên làng Dũng Nhuệ và xây chùa Keo (năm1630) ,còn dân làng Hành Cung chuyển cư về đông nam hưũ ngạn sông Hồng lập ấp xây chùa (` chùa KeoHànhThiện). Làng Hành Cung sau đổi là làng Hành Thiện đời Minh Mệnh (1820-1840)
          Năm 1799 đúc chuông chùa Cổ Lễ (thần Quang Tự chung)
Phiên âm:
          Thiên Trường phủ, Nam Chân huyện, Cổ Lễ xã, Hồng chung Minh Trịnh Tự. Chung khí đắc minh thượng kỹ kỳ chất kim đắc hoả dĩ thành khí kỳ thanh tựa lao hổng bát âm chi tối qui dã. Phi duy cổ nhạc sở trọng, phàm dĩ tỉnh quần mê qui chính. Giác kỳ ứng như hưởng thích giác diệc bất khả vô An Nam tứ khí, kỳ nhất viết chung lương hữu dĩ dã. Cổ Lễ Thần Quang tự, thánh tổ cựu xưa kiến thi sùng kỳ giáo luỹ hộ thiên ứng, viên trù Hồng chung dĩ thông thiền thính dân vật lại dĩ an thọ kỳ truyền dĩ niên số hí. Kình xạ bế chúng giáo thất tuyên vu từ kỷ như phàm kinh mục nhất thiếtữu tình. Khí phi cầu lưu tâm chi, phục cổ chính km đích nhất hội bản xã thập ngũ giáp hưng công thập tứ viên biến thập phương công đức sùng tu phúc quả thập toàn bất sí cổ hồng chung nhất dạng quan giả tứ thập dai viết: thiện cơ sở cẩm, kỳ tích khả minh vu kim thạch, kì phúc khả đẳng vu hà sa, kì truyền ứng dĩ thiên nhương bất hủ, tương lai báo ứng, cố khả lượng, tức nhân thư dĩ vi minh:
Nam thiên chân cảnh
Thánh Tổ đảm giáng
Thần quang kiến tụ
Kim chung tức trù
Mã quá dương hoàn
Phi cựu nhi tân
Kim ngọc hữu thanh
Cốc giáp thập ngũ
Nhất phiến bà tâm
Thiên địa trường tồn
Thế vọng cốc dương
Ngọc, Vũ, Võ, Ninh
Trạm trạm nhất chân
Báo ứng cô thần
Giác tỉnh mê dân
Kình trần lao bế
Vũ kim y thuỷ
Thuỳ tắc đắc thi
Hưng công thập tứ
Hử đa thuần phác
Sơn khâu bất hủ
Thuỳ thiên vạn cổ
Cảnh thịnh thất niên tuế thứ kỷ mùi mạnh hạ cát nhật
Dịch nghĩa:
Chuông chùa Thần Quang
          Bài minh và tựa ở chuông lớn chùa Thần Quang xã Cổ Lễ, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường. Chuông được ghi tên lại là vật được tôn sùng vậy. Chất kim loại qua luyện lửa mà thành chuông. Tiếng của nó vang xa là tiếng quí nhất trong bát âm. Không phải duy nhạc cổ coi trọng, phàm lấy đó để thức tỉnh mọi người mê muội, qui về với chính nghĩa, giác ngộ điều ứng nghiệm như hưởng ứng lại giáo hoá của nhà Phật. Vì thế chuông đứng hàng đầu trong tứ khí của nhà Phật nước An Nam cũng có cớ vậy.
Chùa Thần Quang ở Cổ Lễ là trước đây do thánh tổ xây dựng lên. Người trong lòng rất tôn sùng giáo lý của ngài vì rất thiên ứng, bởi vậy cho đúc chuông để phổ biến đạo phật cho mọi người biết, vạn vật nhờ dựa để truyền mãi về sau để lâu rồi vậy. Đối với việc từ bi được chép trong các kinh mục nhất thiết phải có các khí cụ (để truyền bá) những thứ đó không cần phải là cổ mà làm mới (cũng được) đó là một cơ hội để khôi phục cổ xưa, và làm đúng đắn thời nay. Nay 15 giáp và 14 vị hưng công trong xã phổ biến thập phương công đức tụ lập quả phúc cùng đúc chuông khá toàn mỹ nhưng lại giống với chuông cổ. Mọi người khắp nơi tới xem và đều nói: Đó là sự cảm hoá của việc thiền (mà thành) ích lợi của nó phải ghi chép ở kim loại hay đá, phúc của nó nhiều như cát bên sông, phải lưu truyền cùng với trời xanh, phải được thờ tự mãi mãi và sẽ được tương lai báo đáp tương ứng. Ngoảnh lại xem xét, nhân đó ghi lại và làm bài minh rằng:
Chân cảnh trời Nam
Thánh tổ giáng sinh
Dựng Chùa Thần Quang
Bàn đúc chuông đồng
Ngựa qua dê về
Không cũ mà mới
Vàng ngọc phát tiếng
Bởi 15 giáp
Một tấm lòng bà
Trời đất trường tồn
Thế tục ngợi khen
Nhà ngọc không yên
Rõ ràng ôn hậu
Báo ứng thần thông
Giác tỉnh mê dân
Thú chìm ngục đóng
Nay bèn bắt đầu
Ai làm được thế
14 hưng công
Làm nhiều điều thiện
Núi non không biến
Lưu truyền mãi mãi.
          Ngày tốt tháng 4 năm Kỷ Mùi niên hiệu cảnh thịnh thứ 7 (1799)
          Năm 1902 sư cụ cổ Phạm Quang Tuyên được nhân dân Cổ Lễ đón về, cụ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xây chùa.Mới đầu cụ đúc một con trâu bằng vàng rồi đưa vào triều đình tâu với vua:Bần tăng ở Cổ Lễ bới đất nhặt cỏ thấy có vật lạ vào trình vua.Vua Khải Định tuổi Sửu nhận được con trâu bằng vàng phấn khởi hỏi:
          - Bần tăng cần gì?
          - Bần tăng muốn xây chùa ở Cổ Lễ .Vua cho chiếu chỉ xây ngay nhưng Cụ cũng chưa về ngay mà còn xuống các phòng của cung phi mỹ nữ để thông báo việc Cổ lễ xây chùa.các cung phi mỹ nữ đưa tiền tiến cúng cụ không nhận mà còn nói “tài dị sát nhân” và mơì các quan bà khi nào xuống móng thì về dự lễ động thổ.
Khi đã có chiếu chỉ xây chùa cụ về bàn với nhân dân và hương hào lý bá trong làng việc xin đất làm chùa,được nhân dân ủng hộ ,chính quyền cấp đất ở ngay vị trí gần chùa cũ nơi đất thiêng tụ linh tụ khí tụ nhân tụ đức ,có đất rồi,cụ chuẩn bị làm gạch nung vôi để xây chùa và bàn với xã quy ba ngôi chùa vào một (tam tự quy nhất tự)cho to đẹp phong cảnh.
          Tự sư cụ đã hô hào đào ao vượt thổ lấy đất làm gạch vì vậy nên trong khuôn viên chùa có nhiều hồ , hai bên còn có sông nhỏ thông với sông Cổ Lễ để ngôi chùa tách khỏi khu dân cư cho thanh tịnh và nằm gọn trong cái võng sơn thuỷ hữu tình.
Năm 1920 chùa Cổ Lễ xây xong toà chính cung đúc ra pho tượng đồng cao 3 thước 7 quả chuông cao hơn 3 thước. Xây đền cất phủ, đắp đường, mở chợ, xây hai cây giả sơn, cuốn 5 trường kiều.
Chùa Chính hay còn gọi là Toà Chính cung cao 29m, một chiều cao hiếm thấy trong các chùa cổ Việt Nam.
          Tường trước cửa chùa có 6 cột lục lăng rỗng, ba mặt trước cột có trổ lỗ chữ nhật, gắn kính màu mỗi khi thắp đèn sáng bên trong hiện lên các màu xanh đỏ tím vàng huyền ảo như màu cờ nước Phật. Sáu cột lục lăng này có lẽ người thiết kế muốn thể hiện Phật Pháp nói đến 6 trần: Sắc thanh, hương vị, xúc. Pháp vốn là những đối tượng của 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu trần là cảnh bên ngoài, sáu căn là cảnh bên trong (nên cột rỗng), phải thêm vào 6 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức mới sinh ra hiện tượng thân tâm. Tâm do ngoại cảnh sáu trần làm xao động, nên từ 6 căn sinh ra các nghiệp thiện, ác, tốt xấu. Phật Pháp gọi đó là tạo nghiệp. Nghiệp có phân thiện nghiệp và ác nghiệp. Người tạo nghiệp ác phải đọa trong ba đường dữ: Địa ngục, ngạ ngục, súc sinh. Còn tạo nghiệp thiện sẽ tái sinh làm người hay sinh lên cõi trời, hưởng thọ phưc báo nhân thiên. Song không luận là đoạ xuống hay sinh lên đều ở trong biển khổ luôn hồi sinh tử. Muốn giải thoát cần phải nhận thấy 6 trần vốn hư huyền, không thật, vô thường.
Kinh kim cang bảo:
Tất cả Pháp hữu vi
Như mộng huyền, bạt bóng
Nếu triệt được tính huyễn hoá không thực của thế giới 6 trần, thì ngay đó sẽ tự giải thoát. Bậc giải thoát tuy thân tâm ở trong 6 trần nhưng không bị 6 trần nhiễu loạn mê hoặc thì tự nhiên phiền não không sinh.
          Chỉ 6 cột thôi đã là những bài học dài dài làm vậy.
          Chắn hiên trên 6 cột có biểu tượng Phật lực được giải thích như sau: Theo Phật học quần ngư chữ là một trong 32 tướng đại nhân của Phật. Căn cứ kinh trường A Hàm nói nói là tướng đại nhân thứ 16, nằm trước ngực Đức Phật. Lại trong Tát giá- Ni- Khôn tử sở thuyết kinh quyển 6 nói đó là tướng tốt thứ 80 của đức phật thích ca. Trong thập địa kinh luận quyển 12 nói: Bồ tát Thích ca lúc chưa thành Phật, trước ngực đã có tướng chữ công đức trang nghiêm kim cương. Đây là tướng công đức trước ngực như người ta thường bảo. Song trong phương quảng đại trang nghiêm kinh (quyển 3) nói rằng: Tóc của đức Phật cũng có 5 tướng chữ . Trong Bộ Tì Mai Ra Tạp sự quyển 29 nói: Phật ở giữa hông cũng có tướng chữ . Thực ra chữ chỉ là ký hiệu mà không phải là văn tự. Nó biểu hiện sự biết tường vô lượng, gọi là kiết tường hải vân, lại gọi là kiết tường hỉ toàn. Do đó trong kinh đại bát nhã quyết 384 nói: “Tay chân và trước ngực đều có tướng kiết tường, hỉ toàn để biểu thị công đức của Phật”.
          Ký hiệu có lúc quay qua hữu có lúc quay sang tả . Căn cứ theo Hụê Lâm Âm Nghĩa quyển 21 Hụê Uyển Âm Nghĩa và Kinh Hoa Nghiêm, tất cả có 17 chỗ nói chữ quay qua hữu. Song trong ĐÀ La Ni Tập kinh quyển 10 có mô tả hình trời Ma Lợi chỉ cầm quạt, trên quạt có chữ xoay qua phía tả. Lại còn tướng chữ dưới bàn chân của tượng Phật Dược sư ở Lai Lương Nhật Bản cũng xoay về phía tả. Nhưng theo ghi chép thì phần lớn là xoay về bên hữu . Những vị thần chủ yếu sớm nhất ở Ấn Độ như thần Tỳ Thấp Nô và Khắc Lợi Tân Na trước ngực đã có tướng chữ . Theo truyền thuyế của Ấn Độ cổ, phàm là chuyển luân Thánh Vương có thể thống trị thế giới đều có đủ ba mươi hai tướng đại nhân. Phật là vị thánh vương trong các Pháp, cho nên cũng có đủ 32 tướng đại nhân. Điều này có ghi trong kinh Kim Cương Bát Nhã. Trong thời cận đại, tướng chữ xoay qua hữu hay qua tả thường xảy ra tranh luận. Đại đa số cho rằng xoay qua hữu là đúng, xoay qua tả là sai. Nhất là vào thập niên 40 thế kỷ XX, Hitle ở Châu âu cũng sử dụng chữ để làm biểu tượng cho chủ nghĩa quân Phiệt của mình. Từ đó về sau càng có nhiều tranh luận hơn nữa. Có người bảo Hitle dùng chữ xoay về phía tả còn của Phật giáo là xoay về bên hữu. Thực ra vào thời Đường, Hoàng Hậu Võ Tắc Thiên đã từng sáng tạo ra một chữ đọc âm là nhật, ý tượng trưng cho mặt trời. Chữ đó xoay về phía tả. Hitle dùng chữ nghiêng còn Phật giáo dùng chữ thẳng. Còn như Ấn Độ giáo thì cho rằng xoay qua hữu tượng trưng cho nam thần, xoay qua tả tượng trưng cho nữ thần. Còn Lạt Ma giáo ở Tây Tạng là dùng chữ xoay về phía hữu, Bon-Pa giáo dùng chữ xoay về phía tả.
          Theo nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc trường Đại học Quốc Sĩ Quán ở Nhật, chữ vốn không phải là văn tự. Đến thế kỷ VIII trước công nguyên mới thấy ghi chép trong Bà La Môn giáo, đó chính là lông trước ngực của chủ thần Tỳ Thấp Nô. Ký hiệu đó được gọi là VATSA mà không phải là văn tự. Đến thế kỷ III trước công nguyên ký hiệu này mới được dùng trong kinh Phật. Đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên lại đổi tên là SVASTICÔ, vốn là tướng lông xoắn ốc trên đầu bò, diễn biến thành tướng lông xoắn trước ngực thần Tỳ Thấp Nô, về sau trở thành một trong mười sáu tướng đại nhân, rồi lại trở thành một trong ba mươi hai tướng đại nhân.
          Tóm lại, trong Phật giáo, không luận là xoay qua hữu hay qua tả, chữ luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ vô hạn của Phật, xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, lan toả khắp bốn phương vô cùng vô tận không ngừng không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương cho nên không cần phải chấp, thắc mắc hình chữ xoay qua hữu hay qua tả.
Trên nóc nhà có đôi rồng chầu hoa sen, dưới có ba chữ đại tự lớn là Đại Từ Phụ nghĩa là: Người cha rất hiền lành. Hai bên nối vào giải vũ đắp hai con rồng rất lớn chầu vào toà chính cung. Vào trong chùa, trước khi ngắm những vòm tròn mái cong, trên trần trang trí hoạ tiết màu sắc rực rỡ như những tấm thảm kiểu Ba-tư, ta thấy ngay trên thượng điện có tượng Phật Thích Ca rất lớn cao 4m rộng 3,5m bằng gỗ sơn son thếp vàng. Đặc biệt ở chùa Cổ Lễ việc xếp đặt tượng Pháp không nhất tuân thủ cứng nhắc theo một qui định cổ điển nào mà có sự bố cục sáng tạo cho phù hợp với nội dung thờ. Vì như hai bậc dưới chỉ có hai pho tượng phật thời hiện tại và vị lai. Trước bát hương công đồng thờ chung cho thế giới Phật là toà Cửu Long to, cao gần 2m được kiến tạo như một vòm trời, có chín con rồng uốn lượn tạo thành động nhỏ. Chín con rồng ở chín tư thế khác nhau, vừa kết cấu thành động, vừa tạo thành điểm để các pho tượng nhỏ của thế giới Phật đứng hoặc ngồi phía trong cũng như phía ngoài toà Cửu Long, làm tôn thêm vị thế pho tượng Thích Ca lúc sơ sinh. Thích Ca sơ sinh tạc như cậu bé cởi trần, mình cuốn khố, tay phải chỉ xuống, tay trái dơ hai ngón chỉ lên như khẳng định vị thế của Phật: “Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới đất, giữa có Phật).
          Hai bên tả hữu phía sau toà Cửu Long là các pho tượng Kim Đồng Ngọc Nữ y phục trang nghiêm, phong cách chững chạc đứng nâng hoa chầu hầu làm cho nghi thức thờ cúng Phật được trang nghiêm tôn kính.
          Bên dưới bệ của thượng điện là động Phật Niết Bàn có tượng phật to bằng người thật nằm nghiêng trong ánh đèn lung linh mờ ảo yên tĩnh. Hai bên tả hữu chính cung là hai nhịp cầu thang lên xuống ôm lấy thượng điện một cách đối xứng hài hoà. Lên 24 bậc nữa cộng với 9 bậc từ sân lên nền nhà là 33 bậc (chữ sinh) ta tới cung đằng sau Thượng điện thờ Phật là cung thờ Nguyễn Minh Không, ông là Nam Thiên Thánh tổ, được triều Lý phong là Quốc sư.
Công đức tại triều danh tại sử
Tình lưu Cổ Lễ phúc lưu dân.
Người thiết kế làm nơi thờ tự ngài theo kiểu tiền Phật hậu Thánh. Chính giữa cung là cỗ khám gian rất lớn làm phông cho ngôi tượng ngài ngồi giữa sơn son thếp vàng cao chừng 70 phân. Trong cỗ khám sơn son thếp vàng còn lưu giữ một trống đồng trơn (tương truyền từ đời Lý), một túi đựng đồng là biểu tượng nhắc lại sự tích Nguyễn Minh không sang Bắc Quốc quyên đồng, một lá cờ thần hai mặt đều có chữ là Nam Thiên Thánh tổ mặt kia ghi: Lý triều Quốc Sư.

... Còn Tiếp ...




Lễ Hội Tại Chùa Cổ Lễ

          1- Khảo tả lễ hội
          Hàng năm tổ chức lễ hội vào các ngày từ 12 đến 16 tháng 9 âm lịch.Nam Định đã có hội “Tháng 8 giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” lại có cả hộigiỗ ông.
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười tư tháng chín nhớ về hội ông”
Đây là lễ hội kỷ niệm thiền sư thời Lý, một nhà chân tu, một vị danhy, một tổ sư của nghề đúc đồng, người là một trong Nam thiên thánh tổđược triều đình nhà Lý phong Quốc sư. Người thực sự có công với nướcđược quốc đảo dân cầu thờ tự khắp nơi.
Ngay từ 12-9, 5 dòng họ trong làng Cổ Lễ để rước tổ của mình về chùa dự lễ hội.
Ngày 13-9, tổ chức bơi chải tại sông Cổ Lễ để diễn lại tích xưaNguyễn Minh Không vượt biển bằng nón làm thuyền chở đồng về nước đúctứ đại khí. Trên đoạn sông dài khoảng 2,5km hai phe tranh giải lầnlượt giữa các họ với nhau.
Họ Đào Phạm Dương là phe xanh đỏ. Người tham gia phải mặc đồ xanhđỏ, mũ đỏ đua tài với họ Dương cả, họ Lê và họ Nguyễn là phe vàng tím.
          Người tham gia bơi mặc đồ vàng tím, mũ vàng. Người cầm cờ và lái còncó dây đai. Người xem hội bơi đứng chật hai bên bờ sông hò reo, máichèo té nước, thuyền thi nhau bơi lượn làm sóng cuộn trên sông. Phảiđủ hai vòng (4 lượt) vừa bơi vừa đọc câu:
Từ Thần Phù ông về Giao Thuỷ
Thuyền ông ây bơi thử ông coi.
          Đội nào được trọng tài chấm nhất thì được nhà chùa thưởng 2 triệuđồng cho đến đội xếp thứ 4 cũng có giải.
          Ngày 14-9, đúng ngày đản sinh Không Lộ hội tổ chức rước quanh chùa raphố trên quãng đường khoảng 2km đám rước gồm có kiệu thánh, kiệu mẫuvà 5 kiệu của 5 dòng họ với cờ, dùi đồng, phủ việt, biểu lệnh, bátbiểu. Những nam thanh nữ tú được dân làng giao cầm cờ, và đồ nghitrượng, khiêng kiệu đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm túc. Nữ thường mặcáo dài thắt lưng xanh.
          Cô kia thắt dải lưng xanh
          Có về Nam Định với anh thì về.
          Quần áo của 5 dòng họ khác nhau, họ thì xanh, họ đỏ, hai họ vàng vàmột họ vận đồ màu tím. Cùng với các già trong hội phật tử mặc áo dàicầm ô màu trông như những đàn bướm khổng lồ muôn màu muôn sắc cao thấpdập dờn. Các đội tế nam quan, nữ quan trong làng, ngoài xã mặc đồ tếđi cùng các hội bát âm, sư tử múa rồng, đánh trống thi nhau đua tàibiểu diễn trên đám rước dài hàng cây số đi qua cổng Bắc ra phố về cổngnam vào chùa. Nhân dân già trẻ trai gái về dự lễ hội đứng chật hai bênđường. Nhà nào có kiệu đi qua đều bày và trang hoàng rất đẹp bàn lễbái vọng thánh. Đội múa rồng, sư tử và ông chủ đám rước kể cả kiệuthánh đều phải dừng lại trước mỗi bàn lễ vọng để chứng kiến tấm lòngcủa người người nhà nhà đối với Nam thiên thánh tổ người có:
          “Công tại Lý triều, danh tại sử
          Tình lưu Cổ Lễ phúc lưu dân”
          Ngoài ra lễ hội còn có các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian vuichơi khác như tổ tôm điếm, cờ người, đu quay, chọi gà, quay số vuitrúng thưởng… Trong những đêm mở hội còn được các gánh hát nhiều nơivề biểu diễn góp vui rất tưng bừng cho đến tận đêm khuya làm cho ngàyhội sôi nổi ở quê hương chưa xong để mong đến sang năm lại hội.

          2- Đánh giá lễ hội
          Đây là hội kỉ niệm ngày mất của Đức thánh tổ Nguyễn Minh Khônghiêụ Không Lộ người đã có công đúc tứ đại khí và chữa bệnh lạ chovua Lý Thần Tông được triêù đình phong Quốc sư.
Lễ hội diễn ra với quy mo lớn, được tổ chức trang trọng theo đúng quychế tổ chức lễ hội theo luật di sản văn hoá dưới sự chỉ đạo của UBNDhuyện Trực Ninh, Đảng uỷ, UBND thị trấn Cổ Lễ do ông Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Lễ làm trưởng ban lễ hội.
          - Về tổ chức:
          Thành lập các tiểu ban như : Ban chuẩn bị lễ hội, ban lễ, ban hội,ban bảo vệ, ban dịch vụ, ban nếp sống mới...
          - Kết quả làm được:
          * Ban chuẩn bị lễ hội: Làm các công việc sửa vệ sinh, tạo cảnh quanmôi trường, dựng Panô áp phích tuyên truyền, quảng cáo,hướng dẫn đápứng nhu cầu tham quan, du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân, tạo đượcấn tượng cho khách thập phương về dự lễ hội truyền thống.
          * Ban lễ: Tổ chức việc tế lễ tại chùa để tri ân công đức của những người đã có công với dân với nước ( sau khi đã rước tổ của các dònghọ ra chùa phụng nghinh) như tế Nam thiên Thánh tổ Nguyễn Minh Không hiệu Không Lộ, tế tổ sư Hoà thượng Thích thế long nguyên là phó chủ tịch quốc hội nước cộng hoà XHCNVN một vị sư hoạt động cách mạng lão thành. tế trạng nguyên Đào sư tích và cac thành hoàng làng, tế mẫu và tiếp các đoàn hầu bóng của các đoàn thập phương về đây thể hiên: tâm hương một nén xa bay ngào ngạt tới hương cung, tiếng pháp ba hồi rõhết nghĩ suy nơi diệu cảnh, kính cẩn cung nghinh thánh triết, cúi mongquốc mẫu ban ơn. Từ trên cao dáng úng nhân gian, trừ tà, phụ chính,nơi trần thế mọi người kính cẩn đón phúc trừ tai
          * Ban hội: chỉ đao và chuẩn bị cho việc rước, thi bơi trải, cáctrò chơi như:
cờ người, tổ tôm điếm,choị gà, quay số trúng thưởng,múa rối,và văn nghệ...
          • Ban bảo vệ an toàn: Đảm bảo cho lễ hội diễn ra theo đúng lịch trình.an toàn cho di tích, an toàn về người và tài sản cho khách thập phươngvề dự lễ hội.
          • Ban dịch vụ: cho phép và hướng đẫn các tổ dịch vụ bán đồ lưu niêm,đồ chơi, đồ thờ, sách vở, giải khát, hương nến theo dúng quy định.
          • Ban nếp sông mới: vân đông thực hiện thắp ít nhang, có nơi khôngphải thắp nhang ( nhà chùa đã thắp hương vòng), không đốt vàng mã,không xóc thẻ , bói toán, cờ bạc trá hình, cúng thuê, mê tín dị đoan,lưu hành văn hoá phẩm trái phép. Không để cho nhưngx người khoẻ chânmạnh tay dóng vai tàn tật hành nghề diễn trò ăn mày ăn xin lạm dụngtình thương và tấm lòng nhân ái của du khách để kiếm tiền bất chinhlàm mất mỹ quan lễ hội, cũng như không để cho đội quân đổi tiền lẻchèo kéo bao vây du khách làm mất đi sự tôn nghiêm nơi linh thiêngchốn cửa thiền.
          Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra hàng năm, mỗi năm càng có sự đổi mớithu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước, thật là:
          Khánh thần rừng bắc biển đông
          Cũng vui với cảnh xem đông thường thường.
          Thực hiện được một lễ hộ như chùa Cổ lễ cũng còn có hai lý do -Nơi tổ chức lễ hội xin dùng hai chữ : chu đáo
          - Người về với hội đã thực hiện đươc : nếp sống văn minh./.




Thiền Sư Minh Không

          Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
          Theo Thích Thanh Từ viết trong Thiền sự Việt Nam nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 thì: Bấy giờ Nguyễn Minh Không hiệu Không Lộ muốn tạo Đại nam tứ khí (Tượng Phật, Hồng Chung, cái đỉnh, cái vạc) không nệ nhà nghèo sức mọn, một hôm Minh Không suy nghĩ: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt có thể dùng đúc được”. Nghĩ xong, sư thẳng đường sang Bắc Triều (Trung Quốc), trước hết sư ghé trọ một nhà trưởng giả xin mảnh đất bằng chiếc áo cà sa để lập kỳ viên. Trưởng giả cười bảo: “Xưa kia Thái tử nhà Lương muốn lập kỳ viên, mảnh đất rộng đến nghìn dặm, lấy vàng lót đất. Tại sao ông chỉ xin mảnh đất bằng áo cà sa chỉ bằng chuồng gà làm gì?”. Đêm ấy sư trải chiếc áo cà sa khắp 10 dặm đất. Trưởng giả thấy sư có phép thần liền dẫn vợ con ra lễ bái, từ đấy cả nhà đều qui y tam bảo.
          Hôm khác sư mang bát, chống gậy trước thềm rồng đứng khoanh tay. Vua Tống vào triều bá quan văn võ tung hô xong xem thấy vị sư già bèn triệu vào hỏi:
          - Thầy già ốm yếu này quê phương nao, tên họ gì? Đến đây có việc chi? Sư tâu:
          - Thần là bần tăng nơi tiểu quốc xuất gia đã lâu, nay muốn tạo đại nam tứ khí mà sức không tuỳ tâm nên chẳng sợ xa xôi lặn lội tới đây, kính mong thánh đế mở rộng lòng thương ban cho chút ít đồng tốt để đem về đúc tạo. Vua Tống hỏi:
          - Thầy đem bao nhiêu đồ đệ? Sư tâu:
- Bần tăng chỉ có một mình xin đầy đãy này quảy về.
- Vua bảo: Phương nam đường xa diệu vợi tuỳ sức sư lấy được bao nhiêu thì lấy, đủ quảy thì thôi.
Sư vào kho đồng lấy gần hết sạch kho mà chua đầy đãy, quan giữ kho lè lưỡi lắc đầu vào triều tâu việc ấy với Vua. Vua ngạc nhiên hối hận nhưng lỡ lời hứa rồi không biết làm sao. Sư nhận đồng xong, Vua Tống sai bá quan tiễn sư về nước sư từ rằng:
- Một đãy đồng này tự thân bần tăng vận sức quảy được. Nói song sư bước ra lẫy đãy mang vào đầu gậy nhẹ nhàng mang đi. Đến sông Hoàng Hà sư lấy nón thả xuống nước làm thuyền sang sông chỉ trong khoảng chớp mắt đã đến bờ.
Về nước, sư đến chùa Quỳnh Lâm Đông Triều tỉnh Hải Dương đúc một pho tượng đồng thật to lớn đó là tượng A-di-đà. Tại Kinh Đô nơi Tháp Báo Thiên sư đúc một cái đỉnh, ở Phả Lại sư đúc một quả Đại Hồng Chung, tại Minh Đảnh sư đúc một cái vạc. Công quả hoàn thành sư làm bài tán rằng:
Lạp phù việt đại hải
Nhất tức vạn lý trình
Tống đồng nhất lang tận
Phấn tý thiên câu lực
Dịch nghĩa:
Nón nổi vượt biển cả
Một hơi muôn dặm đường
Một đãy sạch đồng tống
Dang tay sức ngàn ngựa.
          Lại có chuyện truyền lại Vua Lý Nhân Tông kiến tạo điện Hưng Long cả năm mới xong, điện cực kỳ nguy nga tráng lệ bỗng trên nóc điện có hai con chim cáp đậu kêu to, tiếng vang như sấm. Vua lo buồn chẳng vui, quan chỉ huy thấy thế tâu: “Điềm này chỉ có Minh không với giác Hài mới trừ được”. Vua bèn sai ông đi thỉnh sư, ngày rằm tháng giêng ông đến trước am sư, sư hỏi:
          - Quan chỉ huy sao đến chậm vậy? Ông hỏi lại:
          - Sao thầy biết chức tước của tôi? Sư đáp:
          - Ta cưỡi trăng đạp gió chợt vào thành vua đã nghe biết việc này. Liền hôm ấy sư đến kinh đô, thẳng đến điện Hưng Long, sư tụng chú thầm, hai con chim lạ ấy nghẹn cổ chẳng kêu, giây lát sau thì rơi xuống đất. Vua thưởng cho sư một ngàn cân vàng và 500 khoảnh ruộng để hương hoả cho chùa và phong Quốc Sư. Lại chuyện năm vua Lý Thần Tông 21 tuổi bỗng nhiên mắc bệnh hoá thành cọp ngồi xổm chộp người, cuồng loạn đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua trong đó. Khi đó có đứa bé ở Châu Định hát rằng:
Nước có Lý Thần Tông
          Triều đình muôn việc thông
Muốn chữa bệnh, thiên hạ
Cần được Nguyễn Minh Không.
          Triều đình sai quan chỉ huy đi đón sư, đến am sư cười bảo: “Đâu không phải là chuyện cứu cọp đó ư?” quan chỉ huy hỏi: “Sao thầy biết trước”. Sư bảo: Ta biết việc này trước 30 năm.
          Sư đến triều vào trong điện ngồi, lên tiếng bảo: Bá quan đem cái đảnh dầu lại mau, trong đó để 100 cây kim và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó. Sư lấy tay mò trong đảnh lấy 100 cây kim găm vào thân vua nói: “Quí là trời” tự nhiên lông, móng răng rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ. Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và ngàn khoảng ruộng để hương hoả cho chùa. Ruộng này không có lấy thuế.
          Đến năm Đại Định thứ 2 (1141) Sư qui tịch
Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 nhà xuất bản VHTT 2006 trang 346 dòng 4 trên xuống có ghi: Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi nhà sư Minh Không (người Gia Viễn Ninh Bình) chữa khỏi, phong làm Quốc sư, tha phu dịch cho vài trăm hộ. Tục truyền rằng: Khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc và thần chú giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không và dặn rằng: Hai mươi năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay, đó là việc này.
          Cũng trang 346 phần chú thích ghi: Sư Minh Không người huyện Gia Viễn Ninh Bình tu ở chùa Giao Thủy.
          Trang 353 (sách đã dẫn) ghi: Mùa thu tháng 8 Quốc sư Minh Không chết (sư người Đàm Xá, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên rất linh ứng, phòng chi có thuỷ hạn tai hại gì cầu đảo đều nghiệm cả. Nay hai chùa Giao Thuỷ và Phả Lại đều tô tượng để thờ.
Sách Thiền uyển tập Anh nhà xuất bản văn học Hà Nội 1993 phần ghi chú ghi: Chùa Nghiêm Quang sau đổi là Thần Quang (1167) nguyên ở hữu ngạn sông Hồng đã bị huỷ hoại vì lũ lụt. Năm 1630 dân sở tại dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng nay thuộc xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
          Dẫn giải qua các sách cổ như trên để thấy rằng Thiền sư Minh Không trước có tu ở chùa Cổ Lễ hay Nghiêm Quang, Giao Thuỷ, Thần Quang là một. Cũng chính vì vậy nên khi chết chùa Giao Thuỷ đã tô tượng để thờ như chính sử đã viết. Việc thờ Minh Không còn duy trì tới chùa Cổ Lễ hiện nay theo kiểu tiền Phật hậu Thánh.
          Về Nguyễn Minh Không thì các nhà nghiên cứu đã tốn nhiều giấy mực ngay từ thế kỷ trước (XX)
          - Nguyễn Minh Không hiệu Không Lộ với Dương Không Lộ là hai hay một.
          Theo Thích Thanh Từ thì thiền sư Không Lộ họ Dương không trị bệnh vua Lý Thần Tông vì khi mua mắc bệnh hoá hổ lúc 21 tuổi nhằm năm 1136, còn thiền sư Không Lộ tịch niên hiệu Hội trường Đại khánh thứ 10 tức là năm 1119 thế là Không Lộ tích trước khi Vua Lý Thần Thông hoá hổ 17 năm. Thiền sư Nguyễn Minh Không họ Nguyễn sinh 14-8 Bính Thìn (1076) hai người hai họ hai tên tuổi khác nhau mà lại nói là một người là không hợp lý.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Sư Minh Không người Gia Viễn, Ninh Bình, Sách Đại Nam nhất thống chí ở phần cổ tích tỉnh Ninh Bình ghi: Thiền sư họ Nguyễn hiệu Chí Thành người Đàm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trong Ninh Bình tỉnh chí ghi chép khá rõ về thiền sư. Tấm bia “Trùng tu quốc sư cố trách bi ký” thiên hiệu Bảo đại thập tứ niên (1939) ghi: Việc hai xã Điềm Xá, Điềm Giang, huyện Gia Viễn, Ninh Bình tu sửa đền Nguyễn Thánh Tổ vì đây là nơi giáng sinh của thánh… Văn bia trùng tu Minh Không quốc pháp linh ứng đại vương niên hiệu Phúc Thái nhị niên (1640) cũng khẳng định Gia Viễn Ninh Bình là quê quán quốc sư Minh Không. Ngọc Phả đền Thánh Nguyễn thuộc hai thôn Điềm Xá, Điềm Giang, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình là quê quán quốc sư Minh Không ghi: Đời Lý Thánh Tông, Nguyễn Sùng quê Điềm Xá, Gia Viễn sang vùng Phả Lại lấy con gái cụ Dương Văn Tiệp sau đó cụ ông và cụ bà họ Dương đều mất. Nguyễn Sùng làm tang lễ như cha mẹ đẻ rồi đưa vợ về Điềm Xá. Bà họ Dương có thai 13 tháng thì sinh con trai đặt tên là Nguyễn Chí Thành, lớn lên Nguyễn Chí Thành làm nghề chài lưới rồi tu thiền kết bạn cùng Từ Đạo Hạnh đi Tây trúc thỉnh kinh sau về trụ trì chùa Giao Thuỷ và nhiều nơi khác. Người xây tới 300 ngôi chùa đúc chuông lớn thông thuỷ 20 thước… đổi tên là Minh Không rồi Không Lộ thiền sư. Qua Ngọc Phả trên thì cụ Nguyễn Sùng kế tự họ Dương, coi song thân phụ mẫu họ Dương như cha mẹ mình và người con độc nhất họ Dương lấy Nguyễn Sùng sinh ra Nguyễn Chí Thành tức là thiền sư Không Lộ. Đây có phải là nguyên nhân Nguyễn Minh Không có thêm họ mẹ là họ Dương, Dương Không Lộ? Và đây có phải là nguyên nhân để một số tài liệu thủ tịch lầm lẫn dẫn đến nhiều dị bản khác biệt.
          Sách: Đại Nam nhất thống chí, phần ghi tỉnh Hải Dương chùa Hưng Long xã Hán Lý… tương truyền đây là quê mẹ thiền sư Không Lộ và ghi: Không Lộ kết bạn cùng thiền sư Đạt Man và Đạo Hạnh… dân xã tô ba pho tượng thờ.
          Nhưng cùng sách: Đại nam nhất thống chí, phần ghi về đền miếu tỉnh Nam Định lại ghi: Thiền sư Không Lộ họ Dương và quê ở Giao Thuỷ Nam Định. Sách: Lĩnh Nam chích quái, có ký hiệu A-2107 ghi 38 truyện, chép chuyện 21 về thiền sư Đạo Hạnh, truyện 22 về Nguyễn Minh Không và truyện 24 về Giác Hải thiền sư. Cũng trong lĩnh nam chích quái phần liệt truyện khảo đính cũng tách riêng biệt Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ là hai người. Sách Đức Thánh tổ họ Dương Huý Minh Nghiêm hiệu Không Lộ quê quán tại làng Giao Thuỷ phủ Hải Thanh mẫu quê ở Hán Lý phủ Ninh Giang, Hải Dương thánh phụ không rõ tên… Tiến sĩ Đặng còn phân tích hai tập tiền lục và hậu lục ở chùa Keo hành thiện và cho rằng tập tiền lục ghi: Đức Không Lộ họ Nguyễn hiệu Chí Thành hiệu Minh Không ở Đàm Xá là sai. Bởi tiến sĩ xem sách “Chích quái” của Vũ Quỳnh nên nghiêng về Tiền Lục.
          Trong bài bạt khảo cứu sự tích Đức Thánh Tổ còn so sánh ngày sinh, ngày hoá chênh lệch nhanh trên dưới 50 năm do vậy tiến sĩ Đặng cùng một số nhà nghiên cứu khẳng định Dương Không Lộ sinh năm 1016 mất 1094 thọ 79 tuổi. Khảo một số tài liệu ở một số đền chùa khác đặc biệt là ngày lễ hội kỷ niệm Thánh Không Lộ thì mọi nơi đều lấy ngày 13, 14, 15 tháng 9 như sách “Di tích lịch sử văn hoá Thái Bình” Nguyễn Ngọc Phát viết: Ngày 14-9 đảm sinh Không Lộ.
          Dẫn chứng còn nhiều song đưa một số tình tiết có ý bàn lại đôi nét về quê hương cũng như năm sinh hoá, tên huý, tên hiệu của một số vị chân tu đáng kính, một thánh tổ của nghề đúc đồng, một danh y tài ba chữa được trọng bệnh cho vua Lý Thần Tông. Thiền sư đáng kính còn để lại ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân cả nước, nhân dân Nam Định nên bài kệ mà nhân dân hành thiện chùa Keo mỗi khi đại lễ còn đọc:
“Nam mô đại pháp thiền sư
Thác sinh triều Lý quán cư xã Đàm”
Như vậy từ xưa đến nay, không ít sách vở kể cả chính sử và dã sử, thư tịch, bi ký, ngọc phả đã nói về Đức Thánh Tổ vị quốc sư đáng kính Nguyễn Minh Không huý Chí Thành hiệu Không Lộ sinh Đàm Xà, Gia Viễn, Ninh Bình. Mọi nguồn tư liệu đều ca ngợi sự nghiệp kỳ vĩ như: Tu thiền đắc đạo đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho Vua được Vua phong Quốc sư… Đó là Nguyễn Minh Không tự Không Lộ một trong tam Thiên Thánh Tổ thực sự có công với dân với nước mà chính sử, truyền thuyết đã ca ngợi về ông như phần trên chúng tôi đã nghiên cứu giới thiệu. Người được quốc đảo dân cầu đền đài chùa cảnh khắp nơi thờ phụng trong đó có chùa Cổ Lễ huyện Trực Ninh.
.
Nếu theo Thích Thanh Từ viết trong thiền sư Việt Nam thì Tứ đại khí hay Đại Nam tứ khí là tượng Phật, Hồng Chung, cái đỉnh, cái vạc. Khi Minh Không sang Bắc quốc lấy đồng về đúc tại Phả Lại một quả đại Hồng chung nên chùa ở Phả Lại đã tô tượng thờ khi nhà sư qui tịch (Đại Việt sử ký toàn thư đã dẫn). Tại Kinh đô nơi tháp báo thiên, sư đúc một cái đỉnh thì Đại nam nhất thống chí tập III nhà xuất bản KHXH-1971 trang 325 cũng ghi: “Tương truyền, Thiền sư Không Lộ học được phép thần thông sang triều đình bắc quốc khuyên giáo đồng đỏ, vào kho đồng lấy một túi mang về đúc thành đỉnh… tức là một trong An-nam tứ đại khí”.
Cũng sách: Đại Nam nhất thống chí trang 413 ghi: “Chùa Quỳnh Lâm, xã Hạ Lôi, huyện Đông Triều do thiền sư triều Lý là Nguyễn Minh Không lập, đúc đồng trong chùa”. Như thế Thích Thanh Từ viết tượng Adiđà ở chùa Quỳnh Lâm tỉnh Hải Dương do Minh Không đúc là đúng.
Cũng có sách cho rằng: Tứ Đại khí phải là Tháp Bảo Thiên, chuông quy điền, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh.
Viết về người xưa và chuyện xưa là điều thật khó, không ai dám đòi hỏi sự tuyệt đối đến khẳng định của các nhà nghiên cứu. Nhưng muốn cung cấp được cho bạn đọc tư liệu có lý thì người viết đi nhiều, đọc nhiều, nghe nhiều chưa đủ mà còn phải đào bới xới lộn lật từng trang sách, trang đất, trang đời để tìm ra những điều nhỏ nhất, cụ thể nhất ví như thế nào là tứ đại khí? Người nói vật này, người bảo vật kia, thế là chưa ổn.
“Tượng Chùa Quỳnh Lâm thuộc xã Hà Lôi huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất đời Trần có tượng Phật di lặc do tổ pháp loa đúc vào năm khai thái thứ tư 1327. Sau khi sáng lập ngôi chùa Quỳnh Lâm vào tháng 12 năm khai thái thứ nhất 1324, năm 1328 nhân lúc vua Trần Anh Tông đến dự lễ chuyển tụng đại tạng ở chùa Quỳnh Lâm, vua cho cầm quân kéo tượng từ nền điện lên Bảo toà để dát vàng” (trích ở tạp chí xưa và nay phần hỏi và đáp số 333 tháng 6 năm 2009 từ cuối cột 2 đến đầu cột 3 trang 40). Chắc người viết đoạn trả lời này đổ cho Hà Văn Tấn trong sách: Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam NXB hội nhà văn trang 220 dẫn từ “Tam tổ thực lục”. Dựa vào tư liệu sai để dẫn là làm mất lòng tin của độc giả vì Trần Anh Tông chỉ làm vua từ 1293 -1314 (theo niên biểu lịch sử Việt Nam). Năm 1328 làm gì còn vua Trần Anh Tông cầm quân kéo tượng lên bệ để dát vàng. Hơn nữa chùa Quỳnh Lâm sáng lập tháng 12 năm khai thái thứ nhất 1324 hay do Nguyễn Minh Không sáng lập từ Triều Lý? (theo đại nam nhất thống chí)
“Đại việt sử ký” toàn thư tập I NXB VHTT năm 2006 trang 294 ghi: Đinh Dậu, năm thứ 4 (1057), (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng xây … bảo tháp đại thắng tư thiên cao vài chục trượng, 12 tầng (tức là Tháp Báo Thiên) sử xưa viết xây thì có nhà nghiên cứu lại viết là đúc. Xây bằng gạch đá vôi cát khác hẳn với đúc bằng đồng chứ? Dĩ nhiên 1057 Minh Không chưa đúc được Tháp Báo Thiên vì ông chưa sinh. Hơn nữa năm ấy người ta mới xây tháp 12 tầng, sau này người ta mới làm thêm một tầng nữa bằng đồng. Tháp có 13 tầng (theo An Nam chí lược của Lê Thực thời Trần ghi nhận).
Biết đâu cái chóp đồng thứ 13 ấy lại do ông tổ đúc đồng Nguyễn Minh Không thực hiện. Người ta cũng chỉ đúc cái chóp tháp bằng đồng chứ không phải đúc cả Tháp Báo Thiên bằng đồng như một số nhà nghiên cứu đã viết.
Nghiên cứu về Nguyễn Minh Không chắc là còn dài dai nhưng công của Lý Triều Quốc sư thì đã rõ. Đời truyền đời ở chùa Cổ Lễ (Thần Quang Tự) thì Thiền sư Minh Không là người đúc tứ đại khí như sơ lược giới thiệu về chùa được quảng cáo công khai từ lâu.

(Còn tiếp)
ĐỒNG NGỌC HOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét