Mục lục:
TRÀ LŨ XÃ CHÍ – NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ VỀ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ LÀNG
Sách địa phương chí là một nguồn tài liệu quý cung cấp cho bạn đọc những tư liệu phong phú về lịch sử, văn hoá, xã hội, chính trị, tự nhiên... của một vùng đất cụ thể. Thường loại sách này vừa thể hiện những đặc điểm riêng của địa phương, vừa mang nội dung xã hội, thời đại và có tính giáo dục cao.
"Xã có xã chí, như nước có lịch sử vậy. Lịch sử một xã bao gồm: tình hình chính trị khi mạnh khi yếu từ trước đến nay, các luật lệ, mọi phong cách, trải qua các triều đại đem viết ra nối tiếp, tìm hiểu đất đai từ khi mới lập ấp, các nhân vật tiêu biểu của các dòng họ, các phong tục tốt đẹp để ghi chép lại. Xã cần phải có xã chí. Đó là điều không thể thiếu được." (Lời nói đầu trong Trà Lũ xã chí của Lê Văn Nhưng).
Trà Lũ xã chí (sách chữ Hán của Lê Văn Nhưng soạn năm 1915) là một trong số hiếm hoi sách xã chí thời phong kiến ở Nam Định còn đến ngày nay. Sách viết ngắn gọn nhưng đầy ắp tư liệu về lịch sử làng Trà Lũ (Lập ấp, Phân thôn, Phân trại, Quy khu), tình hình ruộng đất, nghề nghiệp chính của dân làng, chính sách nhà nước (Binh đinh, Thuế khoá...), di tích, văn hoá, phong tục, tín ngưỡng (Đền miếu, Cổ tích, Tế lễ, Thiên chúa giáo...), nhân vật tiêu biểu của làng (Võ phiệt, Dũng lực, Khoa phổ, Hào phổ, Xử sĩ, Tôn sư, Thích tôn, Y tông, Hiền phụ, Nghiệt phụ...)
Làng Trà Lũ ra đời và có tên trong tài liệu lịch sử từ năm 1533. Tên Trà Lũ do những người đầu tiên từ làng Phượng Lũ (Hưng Yên) đến khai phá vùng ven biển Giao Thuỷ (Nam Định) lập làng tự đặt để ghi nhớ nguồn gốc quê quán của mình. Theo vị trí địa dư mà 3 thôn lần lượt ra đời: thôn Đông ở phía đông làng, thôn Bắc ở phía bắc làng, thôn Trung ở giữa làng. Ban đầu thôn Trung có 4 họ, họ Trần đến trước rồi đến các họ Phạm, Hoàng, Lưu. Thôn Bắc, họ Bùi đến trước rồi đến các họ Vũ, Đỗ, Nguyễn, Mai, Lê. Thôn Đông, họ Phan đến trước rồi đến các họ Lê, Hoàng, Phạm, Đỗ, Bùi, Khổng. Trong từng thôn lại chia ra các xóm. Sách thống kê đầy đủ tên gọi và sự thay đổi địa danh, địa giới từng xóm qua các thời kỳ lịch sử.
Ban đầu toàn xã dùng chung một con dấu, cùng một địa bạ. Sau số đinh tăng, thuế sưu tăng theo, năm Thành Thái 1(1889) mới tách chỉ bài riêng cho từng thôn. Cuối thời Tự Đức (1848 - 1883), dân số theo đạo Thiên chúa giáo tăng (tỷ lệ lương giáo ở thôn Trung là 3/1, thôn Đông 2/1, thôn Bắc 11/1), giáo dân từng thôn tự lập ra các giáp riêng (thôn Trung lập giáp Lạc Đạo, thôn Bắc lập giáp Nam Cường...). Giáo dân các giáp đã đề nghị sát nhập lại thành thôn Đoài. Thực chất thôn Đoài không theo địa dư làng, nó bao gồm giáo dân ở rải rác trong cả ba thôn Trung, Bắc, Đông. Chính quyền thôn Đoài vừa có tính chất nhà nước, lại vừa là bộ máy tự quản của giáo dân.
Năm 1820 thành lập xóm Nam Điền (sau đổi là trại) phụ thuộc thôn Trung, là vùng ruộng đất cấp cho binh lính cày cấy. Sau do chính quyền quản lý lỏng lẻo, số ruộng tăng nhiều, sinh ra kiện tụng trong dân kéo dài. Năm 1890 dân trại Nam Điền xin con dấu riêng, tách khỏi Trà Lũ, thành lập xã Nam Điền.
Năm Duy Tân 9(1915), ba thôn Trà Lũ tách thành ba xã là Trà Trung, Trà Đông, Trà Bắc. Thôn Đoài nghiễm nhiên bị xoá bỏ vì được chia theo địa dư các thôn Trung, Bắc, Đông. Đến đây, làng Trà Lũ chính thức chia thành 4 xã là Nam Điền (nay là xã Xuân Vinh), Trà Bắc (nay là xã Xuân Bắc), Trà Trung (nay là xã Xuân Trung), Trà Đông (nay là xã Xuân Phương) đều thuộc huyện Xuân Trường ngày nay.
Tình hình biến động ruộng đất của Trà Lũ qua các thời kỳ lịch sử được ghi chép khá chi tiết. Trà Lũ có ruộng đất ở 30 xứ đồng. Số liệu ruộng đất Trà Lũ thời Quang Trung và Gia Long gồm: công điền 1.111 mẫu 5 sào, Thần tự và Phật tự 55 mẫu. Đến năm Minh Mệnh 10(1829) công điền là 835 mẫu, Thần tự và Phật tự 55 mẫu 2 sào, thổ trạch 882 mẫu 5 sào. Năm Thành Thái 1(1889) người Pháp đo đạc bằng thước mét, vẽ bản đồ, điền thổ Trà Lũ là 1.707 mẫu. Theo chỉ bài trước bạ năm 1915, thôn Trung có 302 mẫu ruộng và 282 mẫu thổ, thôn Bắc có 445 mẫu ruộng và 285 mẫu thổ, thôn Đông có 86 mẫu ruộng và 95 mẫu thổ, thôn Đoài có 180 mẫu ruộng và 153 mẫu thổ.
Tác giả không đơn thuần thống kê số liệu đất đai, mà còn cho ta biết quá trình lao động vất vả của nông dân, tình hình chính trị xã hội qua các vụ kiện tranh chấp ruộng đất giữa nhân dân với nhân dân, giữa xã với các xã lân cận, chính sách thuế khoá, sự tham nhũng của quan lại thời phong kiến. Chẳng hạn, theo lệ cứ ba năm cấp lại ruộng, sau khi cấp mà có người chết thì đinh đến tuổi mới được điền vào, có khi hai đinh mới được một suất ruộng. Dân đinh đến tuổi mà không còn ruộng cấp thì vẫn phải đóng thuế khống cho lý dịch. Trước thuế công điền nặng hơn thuế tư điền, từ năm Thành Thái 13(1901) công tư điền được đánh thuế chung. Năm 1889 thuế ruộng loại 1 là 1,35 đồng/mẫu, ruộng loại 2 là 1,04 đồng/mẫu, ruộng loại 3 là 0,70 đồng/mẫu. Thuế binh điền và tư điền đều đổ vào đầu nông dân, mỗi mẫu phần điền phải gánh thuế thành 10 mẫu. Ai không đủ tiền nộp thuế phải bán nhà đất để bù vào. Ngoài thuế ruộng, thuế sưu, nông dân còn phải chịu nhiều thứ thuế khác như thuế đò 0,215 đồng/đinh/năm, thuế đò chợ... Số ruộng ở Trà Lũ phần nhiều cấp cho binh lính nên dân đinh chỉ còn 1 sào 5 thước cho mỗi người. Nhiều người phải bỏ quê đi khai hoang ở Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình).
Nghề chính của dân Trà Lũ là buôn bán, thông thương chủ yếu bằng đường sông biển, từ Trà Lũ đi Thanh Hoá và khắp các tỉnh Bắc Kỳ. Làng thuyền Trà Lũ xưa có nhiều hàng vạn nổi tiếng như: hàng vạn bằng thuyền nan, hàng vạn bằng thuyền đinh, hàng vạn là thuyền mành, thuyền cóc. Mỗi hàng vạn đều có trưởng vạn phụ trách. Hàng hoá chủ yếu là vật liệu xây dựng, cói chiếu... Ngoài ra ở làng còn có nghề sơn, nghề mộc, nghề làm vàng mã.
Thời Duy Tân (1907 - 1918) mỗi năm làm đinh bạ một lần, cấp thẻ tuỳ thân mỗi năm một màu. Ai không có thẻ, không giám đi đâu xa. Không chịu nổi cảnh sống sưu cao thuế nặng, người Trà Lũ đã chủ động đón nghĩa quân Phan Bá Vành về đóng căn cứ ở làng, chống triều đình Nguyễn. Trà Lũ trở thành đại đồn nổi tiếng của khởi nghĩa Phan Bá Vành. Trên lập trường tư tưởng giai cấp phong kiến, tác giả đã liệt Phan Bá Vành vào mục Kiếp tai. Tác giả viết về Phan Bá Vành một cách sơ lược nhưng cũng đủ cho bạn đọc thấy sức mạnh của cuộc khởi nghĩa và chân dung của vị lãnh tụ nông dân này:
"Phan Bá Vành thường gọi là Ba Vành, người làng Minh Giám, phủ Kiến Xương, có sức khoẻ phi thường, thường phóng đao giết một trăm người không sót một ai"... " Xã ta có nhiều người giỏi võ đi theo Ba Vành như Nguyễn Hổ, Trần Văn Đáng tức Hai Đáng, Trần Bất Hựu, Trần Vân... đã bí mật đưa quân Phan Bá Vành về đóng ở Trà Lũ, Phú Nhai làm căn cứ chống lại quan quân nhà Nguyễn. Thế lực Ba Vành rất mạnh (1821 - 1826)"... Sau khi cuộc khởi nghĩa bị thất bại, quan quân nhà Nguyễn đã trừng phạt dân làng, "xã ta bị triệt hạ gần sạch vào ngày 15 tháng 12 năm Đinh Hợi (1827)".
Trong phần nhân vật chí, võ phiệt và dũng lực được tác giả đưa lên đầu và viết khá chi tiết với giọng văn tự hào về truyền thống quê hương. (Tác giả là người Trà Lũ, đỗ Cử nhân 1856). Trà Lũ vốn nổi tiếng trong lịch sử về võ và đấu vật.
Đô chỉ huy sứ Trần Bá Khoản (đầu thế kỷ 18) người thôn Trung, tinh thông võ nghệ, sức khoẻ phi thường. Vũ khí ông thường dùng là cây đao cán liền bằng sắt luyện, lưỡi to như tàu lá chuối, phải hai người mới khiêng nổi. Ông từng bỏ của nhà ra 8 vạn quan tiền nộp thuế cho cả làng. Ngày nay nhân dân xã Xuân Trung vẫn còn đền thờ ông.
Đặc biệt kỹ xảo đấu vật của các đô Trà Lũ đã nổi tiếng khắp Bắc Kỳ, vang vào tận Huế. Họ Trần có ông Trần Ba là người nổi danh tài vật. Ông hay đẩy thuyền đi ngao du thiên hạ và thường đem theo bao vật. Có lần đến Bắc Ninh, gặp dịp một làng đang có hội vật, ông vào xem. Đô lực sĩ của địa phương tên là Ngật đang giữ giải nhất, gần kết thúc hội mà chưa có đối thủ. Ông Ba xin được vuốt giải nhất. Nhân dân địa phương rất trọng vọng, mời ông ngồi lên bục đối diện với đô Ngập. Đô Ngập gườm gườm nhìn ông, tay vê vê tà áo chợt bắt được con rận bèn để lên án thư giết đi. Ông Ba thấy lá rụng xuống chiếu, chép miệng thổi chiếc lá bay vù. Đô Ngập xưng hiệu là Bè Cạn (ý nói vững như cái bè mắc cạn). Ông Ba xưng hiệu là đô Trà Lũ (ý nói mạnh như nước lũ). Đô Ngập không chịu đấu nếu ông Ba chưa thắng nổi đàn em của hắn. Ông Ba miễn cưỡng phải vật với đô đàn em của đô Ngập. Chưa đầy một hiệp, ông Ba đã ném đối thủ qua dóng vật. Đô Ngập tức giận đứng bật dậy, tay dứt đứt hàng cúc áo. Thấy hai đô có ý đánh hiểm, dân làng yêu cầu phải làm cam đoan và hứa sẽ đứng ra bảo hiểm cho ông Ba (vì ông là người nơi khác tới). Vào giao đấu, hai đô quấn lấy nhau, ra đòn như rồng bay, phượng múa, hổ gầm, ngựa đá, voi dày... trông thật là dũng mãnh. Gần hết hiệp đấu, đô Ngập biết mình khó có thể thắng đối phương, bèn nằm bò, hai tay bám chắc rễ cây giữ thế. Ông Ba thét lên một tiếng rồi bốc người đô Ngập, kéo theo cả gốc cây lớn, ném ra ngoài đấu trường. Người xem kinh ngạc, hoan hô vang dậy. Đô Ngập sai bộ hạ mai phục định hại ông. Ông nhờ dân làng khênh giải xuống thuyền, một mình vác một cây cau đi sau bảo vệ. Bộ hạ đô Ngập sợ quá chuồn mất.
Hầu hết các đô nổi tiếng như Ba Hầm, Trần Bất Hựu, Phan Ba, Phan Mã, Trần Diễn, Phan Khánh, Hai Đáng, Đỗ Thị Hinh... đều là các vị tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành và hy sinh trong trận quyết chiến cuối cùng của nghĩa quân.
Hai Đáng là Chưởng tả quân của Phan Bá Vành. Ông có sức khoẻ hơn người, võ nghệ tài ba, khiên đao lừng lẫy, sở trường bơi lặn. Nơi nào gặp nguy khốn, Phan Bá Vành thường cử Hai Đáng đến cứu nguy và làm chỗ dựa tinh thần cho nghĩa quân. Trong trận chiến cuối cùng (1827), Phan Bá Vành bị thương nặng vào chân. Hai Đáng đã cõng chủ tướng chạy thoát ra ngoài vòng vây, rồi trở lại tiếp tục chiến đấu và hy sinh. Sách Trà Lũ xã chí đã viết về Hai Đáng như sau:
"Hai Đáng cõng Phan Bá Vành chạy băng băng trên ruộng lầy, hai giải khố của ông bay thẳng căng về sau không lúc nào chùng."
Nhân dân Trà Lũ vô cùng tự hào về Hai Đáng. Trong bài vè ca ngợi Phan Bá Vành có câu:
Vua Ba Vành trị nước lên ngôi,
Trà Lũ chúng tôi có ông Hai Đáng.
Trà Lũ chúng tôi có ông Hai Đáng.
Bà Vũ Thị Hinh, vợ của Hai Đáng cũng là nữ tướng lo hậu cần cho nghĩa quân Phan Bá Vành. Bà rất giỏi võ. Bà đã chém chết tên phản bội khi tên này thúc trống báo hiệu cho quân triều đình biết lúc nghĩa quân tiến từ Thái Bình sang Trà Lũ. Có lần đi chợ, bị 4 tên đàn ông trêu ghẹo, bà vung gươm giết chết cả 4 tên. Sau khi khởi nghĩa Phan Bá Vành thất bại, không thấy tăm tích bà đâu.
Đô Vũ Tân, người thôn Bắc, khoẻ như hổ, khi xuống tấn thì vững như trái núi, thường kiệu trên vai 4 người, đi lại như không. Ông từng thắng nhiều đô vật của các lò vật nổi tiếng thời đó như Hà Nạn, Đặng Xá, Hào Kiệt... Một lần làng Hà Nạn tổ chức hội vật, có một đô giữ giải nhất đã mấy ngày mà chưa có ai giám giao đấu. Khi thao diễn, đô này rê hai chân dũi đất như hai luống cày. Đứng ngoài xem thấy thế, Vũ Tân liền vỗ vào róng tre làm các đốt tre nổ bôm bốp rồi nhảy vào vuốt giải. Hỏi ra biết là đô Tân, mọi người liền vui vẻ nhường giải nhất cho ông, không đô nào giám đấu.
Một lần vì chủ quan mà thua một keo vật, đô Tân bực lắm. Nghe nói vùng Bắc Ninh có đô Voi Cái rất giỏi vật, ông liền tìm đến xin học. Khi tới nơi, gặp con mương vừa rộng vừa sâu, ông nhún mình nhảy phắt qua. Chợt thấy một người đàn bà ôm con bê cũng nhảy qua mương, ông biết chắc nơi đây lắm người tài cho mình học hỏi. Ông tìm vào nhà đô Voi Cái, hoá ra chủ nhân chính là người đàn bà ôm con bê nhảy qua mương. Khi ông ngỏ lời xin học vật, chủ nhà bảo: "Ông đã tới đây thì hãy ăn cơm đã rồi nói chuyện học vật sau." Nói rồi chủ nhân lấy gạo đủ thổi nồi ba cơm. Ông cười bảo: "Tôi tuy đi đường xa có hơi mệt, nhưng chỉ có từng ấy gạo thì chẳng khác nào cho voi uống thuốc gió." Nói xong ông cởi bao gạo của mình đổ ra đủ thổi nồi bảy cơm. Khi một mâm cơm thịnh soạn được bưng ra, ông ăn hết trơn. Thấy chủ nhân muốn chuyển cái cối đá đi chỗ khác, ông bèn nhấc cối lên, liệng một cái, cối đá rơi đúng nơi quy định.
Thời Tự Đức, có quan Thống chế tên là Nhật, mỗi bữa ăn hết một con lợn, hai mâm sôi, là người giỏi võ nghệ, thường không có địch thủ. Có người hỏi: "Thống chế có thích đấu vật không?" Thống chế bảo: "Hay lắm!" Người đó bèn mời đô Tân giao đấu. Mới được vài hiệp, đô Tân thừa cơ bốc cẳng đặt Thống chế vào cái bể cạn trước dinh, nhẹ nhàng như đặt một em bé.
Vũ Tân truyền nghề cho cháu ngoại là Phan Khánh. Phan Khánh có sức khoẻ, có đức, thông minh nên chẳng bao lâu đã tinh thông 18 ban võ nghệ, sở trường kiếm thuật, kỹ xảo vật đạt đến độ điêu luyện, độc đáo. Phan Khánh thường đi biểu diễn vật khắp Bắc Kỳ, tiếng tăm vang lừng đến kinh thành. Thời Gia Long ông làm Đội trưởng quân doanh. Sau ông theo Phan Bá Vành khởi nghĩa. Có trận quân triều đình thúc voi tiến lên, quân khởi nghĩa tan vỡ phải bỏ chạy. Một mình Phan Khánh, hai tay cầm hai kiếm, dũng mãnh chém đứt vòi voi làm voi phải bỏ chạy. Nghĩa quân quay lại tấn công, chuyển bại thành thắng.
Khi xưa Trà Lũ là vùng đất ven sông biển, sình lầy, lau sậy um tùm, đi lại chủ yếu bằng đường sông nước. Người dân Trà Lũ phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và thường xuyên phải chiến đấu chống giặc phỉ, bảo vệ làng. Hoàn cảnh sống đòi hỏi họ phải có sức khoẻ, tinh thông võ nghệ để tồn tại. Vì thế, người Trà Lũ rất coi trọng võ. Thông thường, thời phong kiến văn được coi trọng hơn võ. Sách đăng khoa lục về văn (thi hương, thi tiến sĩ) có khá nhiều, sách viết về thi võ lại rất hiếm. Trong thực tế, triều đình phong kiến cũng tỏ ra trọng văn hơn võ. Ở Trà Lũ, cả văn và võ đều được coi trọng, có khi võ còn được trọng hơn văn. Đó là nét riêng của Trà Lũ.
Trà Lũ không có những nhà giáo nổi tiếng, nhưng tục lệ Trà Lũ lại rất chú trọng giáo dục. Hương ẩm Trà Lũ chia cỗ làm 4 loại, những người có học vị từ Tú tài trở lên được hưởng cỗ cao nhất. Nhân dân Trà Lũ đã đón nhiều nhà giáo có tài đức về dạy học như Phó bảng Đặng Đức Địch, Tuần phủ Nguyễn Túc, Đốc học Vũ Mô... Trà Lũ có 9 người đỗ Hương Cống, Cử nhân và nhiều Tú tài từ thời Lê đến Nguyễn là biểu hiện kết quả của tinh thần tôn sư trọng đạo của dân làng.
Về tín ngưỡng, tôn giáo, Trà Lũ có hai tôn giáo chính là Thiên chúa giáo và Phật giáo. Nơi đây là điểm đến sớm và điển hình của Thiên chúa giáo, nơi có nhà thờ Phú Nhai to nhất Đông Dương. Trong mục Thích tôn, tác giả cung cấp cho bạn đọc tiểu sử các nhà sư tiêu biểu của Trà Lũ là Đào Canh, Đào Phú, Quang Tuệ, Bích Liên, Đỗ Quang Minh, Đỗ Hiệt. Cuộc đấu tranh tư tưởng trong các dòng họ ở Trà Lũ, giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo diễn ra âm ỉ, lâu dài cũng được toát ra ở chỗ này hay chỗ khác trong sách.
Lễ hội ở Trà Lũ diễn ra hàng năm, sau ba năm một lần vào mùa xuân các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Năm nào mất mùa thì hoãn lại. Làng mở đám ở thôn Đông. Toàn xã dựng cổng chào, cột cờ, kéo đèn ven sông, rước thần và các tổ họ vào đám. Đền thôn Trung thờ Phan tôn thần, đền thôn Bắc thờ Đương cảnh Thành hoàng Huệ Chân Công Chúa, đền thôn Đông thờ Đương cảnh Thành hoàng Linh Long tôn thần, từ đường các họ thờ các vị thuỷ tổ lập nghiệp, lập làng. Đám rước thần và bát hương thờ tổ tiên từ các thôn về đền thôn Đông thật đông vui, thu hút hầu hết dân thôn tham gia. Trong đám rước có kiệu thần, bát hương thờ tổ, cờ xí các loại, lễ vật, sản phẩm nông nghiệp... Vật tế là trâu hoặc bò do thôn sở tại đài thọ. Khi chia phần thì chủ nhường khách rất là văn hoá. Hội thường diễn ra từ 3 đến 5 ngày với các trò vui, hát chèo, đấu võ, đấu vật, bơi trải, chèo đò, cờ tướng... Hội làng là nét đẹp văn hoá để con cháu nhớ công ơn tiên tổ, là dịp con cháu các dòng họ thắt chặt thêm tình máu mủ, tình làng xóm và được hoà mình vào sinh hoạt văn hoá truyền thống của quê hương.
Trà Lũ xã chí là một cuốn sách có nhiều tư liệu quý về nhiều mặt của một vùng đất điển hình ở Nam Định. Phương pháp biên soạn có phần sơ lược nhưng lại đầy dữ liệu và số liệu chính xác mà nhiều sách lịch sử xã phường ngày nay ít khi đạt được. Thái độ của tác giả thể hiện rõ trong giọng văn, trong các đề mục cụ thể, ca ngợi người có công, học giỏi, làm vẻ vang cho làng, phê phán người làm trái đạo đức truyền thống của cha ông. Vì thế Trà Lũ xã chí có tính giáo dục cao. Những nhà lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên ngành địa phương khó mà làm tốt nhiệm vụ của mình khi không thấu hiểu về địa phương mình công tác. Trà Lũ xã chí là một trong số những tài liệu quý hiếm rất cần cho bạn đọc.
TƯ LIỆU VỀ CÁC VỊ NHO HỌC HÀNH THIỆN THỜI NGUYỄN
Những câu phương ngôn còn truyền tụng trong dân gian như “Đậu phụ Thủy Nhai, Tú tài Hanh Thiện”, “Xứ Đông Cổ Am, xứ Nam Hành Thiện”, “Thần Chuyên, thánh Nguyện, trạng nguyên Thu”(1)... là sự ghi nhận về truyền thống văn hiến, học hành đỗ đạt nổi tiếng của làng Hành Thiện (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Kể từ năm 1552 đến năm 1919, làng Hành Thiện đã có 352 người đỗ từ Tú tài đến Tiến sĩ trong các khoa thi Nho học.
Thời kỳ phát khoa nhất của Hành Thiện là thời Nguyễn. Từ năm 1807 đến năm 1918, triều Nguyễn tổ chức 47 khoa thi Hương, lấy đỗ Cử nhân 5232 người. Làng Hành Thiện có nhiều học trò dự thi, “mỗi khoa có chừng 200 người”(2), khoa nào cũng có người đỗ. Tính riêng dưới triều Nguyễn, làng Hành Thiện có 145 người đỗ Tú tài (nhiều người đỗ “kép”, “mền”, “đụp” nên có tới 309 lượt người đỗ Tú tài), 85 người đỗ Cử nhân trong đó có 7 người đỗ tiếp đại khoa. Tỷ lệ người đỗ đạt của Hành Thiện rất cao so với tỉnh Nam Định (khoảng 400 lượt người đỗ Cử nhân) và huyện Giao Thủy cùng thời kì. Huyện Giao Thủy (bao gồm hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy hiện nay), dưới triều Nguyễn, không kể Hành Thiện thì chỉ có 22 người đỗ Cử nhân, 1 người đỗ Tiến sĩ.
Giáo sư Philippe Langlet Trường Đại học Paris (Pháp) đã nhận xét: “Làng có nhiều Cử nhân nhất ở đồng bằng Bắc bộ từ 1802 đến 1884 (Hành Thiện) thuộc về Giao Thủy” (3).
Hành Thiện có 4 người đạt danh hiệu Giải nguyên là Nguyễn Hữu Lợi (khoa Nhâm Tý 1852), Đặng Vũ Thực (khoa Mậu Dần 1878), Nguyễn Âu Chuyên (khoa Kỷ Mão 1879), Đặng Văn Nhã (khoa Đinh Dậu 1897) và 4 người đạt danh hiệu Á nguyên là Đặng Ngọc Toản (Mậu Thìn 1868), Phạm Ngọc Chất (Giáp Tuất 1874), Đặng Văn Nguyện (Kỷ Mão 1879), Đặng Vũ Cao (Ất Mão 1915).
Thời Nguyễn, tỉnh Nam Định có 31 người đỗ đại khoa thì làng Hành Thiện đã chiếm tới 7 người. Đó là các vị: Phó bảng Đặng Kim Toán (đỗ Ân khoa Mậu Thân 1848), Phó bảng Đặng Đức Địch (đỗ khoa Kỷ Dậu 1849), Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (đỗ khoa Bính Thìn 1856), Phó bảng Nguyễn Âu Chuyên (đỗ Ân khoa Giáp Thân 1884), Tiến sĩ Đặng Hữu Dương và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (đỗ khoa Kỷ Sửu 1889), Phó bảng Phạm Ngọc Thụy (đỗ khoa Tân Sửu 1901).
Sau khi đỗ đạt có 83 người ra làm quan. Nhiều người giữ các chức vụ cao trong chính quyền triều đình Nguyễn như Lễ bộ Thượng thư Đặng Đức Địch, Công bộ Thượng thư Nguyễn Xuân Phiêu, An Tĩnh Tổng đốc Đặng Kim Toán, Tuần phủ Đặng Xuân Bảng, Công bộ Thị lang Đặng Xuân Huyên, Bố chánh Bắc Ninh Nguyễn Âu Chuyên, Án sát Hà Nội Đặng Hữu Dương, Đốc học Bình Định Nguyễn Xuân Tháp... Đa số họ có nhiều công lao đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, giáo dục. Những tác phẩm của họ viết về y học, văn học, lịch sử, địa lý... hiện còn đến nay là những di sản văn hóa giá trị. Nhiều tên tuổi được ghi nhận là các tác gia như Đặng Ngọc Toản (với Âm chất diễn âm ca, Quốc triều lịch khoa Hương sách tập), Đặng Vũ Kham (với Tập văn và câu đối chữ Hán), Nguyễn Xuân Chức (có Hành Thiện Đặng công hành trạng), Đặng Hữu Bằng (có Việt Nam nghĩa liệt sử), Đặng Xuân Bảng (với Sử học bị khảo, Việt sử cương mục tiết yếu, Nam sử tiện lãm, Nam phương danh vật bị khảo, Kinh truyện toát yếu, Thiện Đình thi văn tập...), Đặng Xuân Viện (với Hà phòng quản kiến, Vô danh anh hùng, Hữu danh anh hùng, Nói có sách, Thiện Đình xã chí tập... và nhiều sách chữ Quốc ngữ)...
Các nhà Nho làng Hành Thiện rất quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức, đào tạo lớp trẻ trở thành người kế tục xứng đáng với thế hệ cha anh. Hành Thiện có tới ba chục người từng làm quan giáo dục (3 giảng dạy ở Quốc Tử giám, 2 Đốc học tỉnh, 16 Giáo thụ, 9 Huấn đạo). Hành Thiện có trên hai chục trường học tư do các nhà Nho tổ chức và dạy đã thu hút hàng vạn lượt học trò trong và ngoài tỉnh theo học. Tiêu biểu là các trường học của Cử nhân Nguyễn Bá Nghi và Cử nhân Nguyễn Bá Huống (trước năm 1850), Phó bảng Đặng Đức Địch (1865 – 1874), Cử nhân Nguyễn Ngọc Quỳnh (1865 – 1880), Cử nhân Nguyễn Đôn Thi (sau 1890)... Trường của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (1894 – 1915) có tới trên 700 học trò, 30 người đỗ Cử nhân, 70 người đỗ Tú tài. Trường của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1878 – đầu TK20) có trên 1000 người theo học, 200 người đỗ từ Tú tài đến Tiến sĩ.
Hành Thiện cũng nổi tiếng có nhiều thư viện tư nhân lớn do các nhà Nho thành lập nhằm phục vụ các sĩ phu và học trò học tập. Đáng kể là các Thư viện của cụ Nguyễn Ngọc Liên, Thư viện Nguyễn Ngọc Quỳnh, Thư viện Đặng Đức Địch.... Thư viện Hy Long của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng được coi là thư viện tư nhân lớn nhất Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Thư viện này gồm 6 gian, sách xếp tới nóc nhà, thường xuyên có 5 người phục vụ, in khắc mộc bản, phát hành sách đi khắp Bắc Kỳ.
Từ xưa, Hành Thiện có quy ước các vị tân khoa đỗ cao nhất làng sẽ được giữ chức Tiên chỉ Tư văn làng. Từ năm 1848 kế tục giữ chức Tiên chỉ Tư văn làng là Phó bảng Đặng Kim Toán (1848 – 1856), Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1856 – 1910), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (1910 – 1937), Cử nhân Đặng Vũ Oánh (1937 – 1948), Cử nhân Đặng Vũ Vỹ (1948 – 1949), Cử nhân Đặng Đức Quyên (1949 – 1950), Cử nhân Nguyễn Xuân Phong (1951 – 1954)... Hàng năm Hội Tư văn ba bốn lần mở các cuộc bình giảng thơ văn, luận đàm chính sự để luyện tập thi cử cho học trò, nhờ đó mà có nhiều người đỗ đạt. Nhiều tác phẩm thơ văn được ra đời qua các buổi sinh hoạt của Hội Tư văn. Xin giới thiệu bài “Trăng kháng chiến” trong chùm thơ của Giáo thụ Đặng Vũ Vy đoạt giải nhất cuộc thi thơ năm 1947 do Hội Tư văn tổ chức:
Thiên cung bước xuống diệt xâm lăng
Thống lĩnh ba quân, một chị hằng
Vác búa Ngô Cương ngăn thiết giáp
Giương cung Hậu Nghệ diệt xe tăng
Bốn bề tinh tú truyền vây kín
Muôn kiếp phong ba quyết dẹp bằng
Gác bóng non tây về báo tiệp
Từ nay giặc gấu hết ăn trăng.
Thống lĩnh ba quân, một chị hằng
Vác búa Ngô Cương ngăn thiết giáp
Giương cung Hậu Nghệ diệt xe tăng
Bốn bề tinh tú truyền vây kín
Muôn kiếp phong ba quyết dẹp bằng
Gác bóng non tây về báo tiệp
Từ nay giặc gấu hết ăn trăng.
Nhiều nhà Nho làng Hành Thiện có công trong việc khai hoang mở đất, được triều đình sắc phong hoặc nhân dân tôn làm thành hoàng làng. Cử nhân Nguyễn Đôn Thi (1853 – 1935) được thờ làm Thành hoàng làng Lạc Nông (thuộc huyện Giao Thủy). Nhị trường Đặng Vũ Kiểm được vua Thành Thái phong làm “Thiện Thành xã phúc thần”. Nhân dân làng Tả Hành (thuộc Vũ Thư, Thái Bình) tôn Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng làm Thành hoàng làng Tả Hành vì công lao khai hoang lập làng. Phó bảng Nguyễn Âu Chuyên là Thành hoàng làng Hoành Quán (thuộc huyện Xuân Trường). Cử nhân Nguyễn Duy Hiếu là Thành hoàng làng Roãn Đông (thuộc Tiền Hải, Thái Bình)...
Từ sau năm 1919 nền Hán học bị bãi bỏ, nhưng truyền thống hiếu học và khoa cử ở Hành Thiện vẫn được duy trì và phát triển. Ngày nay, làng Hành Thiện có hàng nghìn người tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học, hàng trăm người có học vị Tiến sĩ, nhiều người là giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang và bộ máy chính quyền với các tên tuổi lớn như Đặng Quốc Bảo, Đặng Kính, Đặng Quân Thụy, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đặng Kính, Đặng Vũ Chư, Đặng Vũ Khiêu, Đặng Hồi Xuân, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Hữu Minh, Trường Chinh...
….……….
(1) Làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là đất văn vật của xứ Đông (tức vùng Hải Dương, Hưng Yên... ngày nay). Làng Hành Thiện nổi tiếng là đất văn vật của xứ Nam (tức Sơn Nam Hạ xưa, Nam Định... nay). Làng Thủy Nhai (thuộc huyện Xuân Trường nay) có nghề làm đậu phụ, bán khắp các chợ. Còn người Hành Thiện đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ thì không đếm xuể. “Thần Chuyên, thánh Nguyện, trạng nguyên Thu” ca ngợi ba người học trò tài giỏi của Hành Thiện là Nguyễn Âu Chuyên (19 tuổi đỗ Tú tài, 20 tuổi đỗ Cử nhân Giải nguyên, 25 tuổi đỗ Phó bảng), Đặng Văn Nguyện (đỗ Cử nhân Á nguyên cùng khoa với Nguyễn Âu Chuyên), Nguyễn Hữu Thu (tuy chỉ đỗ Tú tài nhưng nổi tiếng thông minh, học giỏi).
(2) Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục / Nguyên Ôn Ngọc.
(3) Nguồn gốc địa phương của các vị đỗ Cử nhân trong những kỳ thi Hương ở vùng châu thổ sông Hồng (1802 – 1884) / Philippe Langlet // Ngiên cứu Lịch sử. – 1994. – Số 4.
(1) Làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là đất văn vật của xứ Đông (tức vùng Hải Dương, Hưng Yên... ngày nay). Làng Hành Thiện nổi tiếng là đất văn vật của xứ Nam (tức Sơn Nam Hạ xưa, Nam Định... nay). Làng Thủy Nhai (thuộc huyện Xuân Trường nay) có nghề làm đậu phụ, bán khắp các chợ. Còn người Hành Thiện đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ thì không đếm xuể. “Thần Chuyên, thánh Nguyện, trạng nguyên Thu” ca ngợi ba người học trò tài giỏi của Hành Thiện là Nguyễn Âu Chuyên (19 tuổi đỗ Tú tài, 20 tuổi đỗ Cử nhân Giải nguyên, 25 tuổi đỗ Phó bảng), Đặng Văn Nguyện (đỗ Cử nhân Á nguyên cùng khoa với Nguyễn Âu Chuyên), Nguyễn Hữu Thu (tuy chỉ đỗ Tú tài nhưng nổi tiếng thông minh, học giỏi).
(2) Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục / Nguyên Ôn Ngọc.
(3) Nguồn gốc địa phương của các vị đỗ Cử nhân trong những kỳ thi Hương ở vùng châu thổ sông Hồng (1802 – 1884) / Philippe Langlet // Ngiên cứu Lịch sử. – 1994. – Số 4.
ĐỌC TRUYỆN CỰC NGẮN CỦA HOÀNG NGỌC TRÚC
Thày giáo dạy văn Hoàng Ngọc Trúc (Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định) đã có nhiều thơ, truyện, nghiên cứu phê bình đăng trên báo, tạp chí trung ương và địa phương từ mấy chục năm nay. Sau khi nghỉ hưu anh cho ra đời liên tiếp ba tác phẩm: Một khối tình (Tập thơ, Nhà xuất bản Thanh niên, 2005), Truyện cực ngắn tập 1 (Nhà xuất bản Thanh niên, 2005), Truyện cực ngắn tập 2 (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2006). Tháng 5 năm 2012 nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản Truyện cực ngắn chọn lọc của Hoàng Ngọc Trúc.
Những câu chuyện thường nhật trong đời sống được anh kể lại trong Truyện cực ngắn một cách ngắn gọn, súc tích, giản dị, có tính khái quát cao. Bằng vốn sống phong phú của một người đã nhiều năm hoạt động trong ngành giáo dục, từ giáo viên đứng lớp lên làm cán bộ quản lí, anh có nhiều cơ hội tìm hiểu cuộc sống đa dạng để phản ánh trong tác phẩm của mình. Truyện cực ngắn của anh đề cập nhiều vấn đề trong cuộc sống hôm nay, phê phán những mặt trái, cách sống, nếp nghĩ của con người trong thời kì cải cách mở cửa. Những con người xấu, lạc hậu cùng những việc làm tiêu cực, trì trệ, vụ lợi, giả dối được phơi bày qua những mẩu chuyện cực ngắn, có truyện chỉ có 100 từ, với vài nhân vật và nội dung giản đơn nhưng rõ ràng, làm người đọc suy tư về cái tốt, cái xấu của con người trong cuộc sống đương đại.
Anh phê phán nhẹ nhàng, cảnh báo những hiện tượng không hay trong đời sống mà đôi khi chúng ta cho là chuyện “thường nhật”: Tình trạng thanh niên chạy theo lối sống hiện đại mà xa rời đạo đức truyền thống dân tộc (Chửa con so); Phê phán cách sống thực dụng, vì tiền, dửng dưng, tàn nhẫn trước cái chết “không đúng lúc” của người thân (Không phải lúc nào cũng như lúc nào); Thói giả dối trong tình cảm vợ chồng (Những món quà tinh thần); Tệ nạn đòi ăn hối lộ của kẻ có chức có quyền (Miếu thiêng); Thói háo danh đến độ làm giả hồ sơ, bằng cấp để thăng tiến của một bộ phận cán bộ thoái hoá trong cơ quan nhà nước hiện nay (Sứ mạng một con người); Tệ quan liêu, chạy theo thành tích (Họp hội đồng thi, Thanh tra sắp về)…
Truyện “Hối lộ” là một phát hiện mới lạ đối với người đọc. Xưa nay thường người ta hối lộ quan chức, chứ ai hối lộ dân. Thế mà Hoàng Ngọc Trúc lại phát hiện ra chuyện quan chức hối lộ dân, mới nghe tưởng như bịa, đọc rồi lại thấy đó là chuyện có thật mà ít ai nghĩ tới. Số là những vị quan chức địa phương nọ từng làm sai chính sách nhà nước để đục khoét dân, đến trước kì bầu cử Hội đồng nhân dân, các vị bèn tổ chức “hối lộ” mỗi hộ dân vài ba trăm ngàn đồng để lấy lòng dân, mong được tiếp tục giữ ghế của mình. Vài trăm ngàn đồng đối với quan chức chẳng có gì to tát (tiền lại là của công chứ có vị nào phải bỏ tiền túi đâu), nhưng đối với người lao động ở nông thôn thì quả là không nhỏ. Khi có bác đại tá phản đối, ý đồ của các vị quan chức không thành. Nhiều người dân tiếc “cái lộc” đến tầm tay mà còn bị tuột mất nên trách móc bác đại tá. Truyện có tính bi hài, cảnh báo một hiện tượng tiêu cực ít ai quan tâm, chưa có bộ luật nào đề cập tới.
Truyện cực ngắn của Hoàng Ngọc Trúc không chỉ phê phán những con người và hiện tượng tiêu cực, mà còn ca ngợi những người tốt. “Lần gặp gỡ đầu tiên” của anh sĩ quan hải quân và chị bác sĩ quen nhau qua mục kết bạn trên báo dù chưa diễn ra do chị bác sĩ gặp “trục trặc” giao thông trên đường đến nơi hẹn, nhưng người đọc vẫn cảm nhận và tin tưởng chắc chắn cuộc hẹn sẽ diễn ra tốt đẹp. Một bé gái gặp tai nạn giao thông đã dũng cảm vạch mặt bọn người lợi dụng hoàn cảnh trắng trợn “trấn lột” người va quệt vào xe của cháu. Tình cảm của một người mẹ tìm con làm cho chính đứa con bỏ nhà đi lang thang cảm động mà quay về. Truyện “Tên tù trốn trại” ca ngợi người công an nhân dân giàu lòng vị tha, có tinh thần trách nhiệm cao, coi người tù như người thân, bằng hành động tốt của mình đã cảm hoá và giúp người lầm lỡ trở về với cuộc sống lương thiện.
Truyện cực ngắn là thể tài mới và khó. Hoàng Ngọc Trúc đã mạnh dạn và sáng tạo đi sâu thể hiện thể tài này. Truyện cực ngắn của Hoàng Ngọc Trúc kiệm lời, hàm súc, sử dụng chi tiết đắt, kịch tính, chủ đề tư tưởng và nội dung trong từng truyện rõ ràng, cụ thể. “Cảm hứng của hầu hết những câu chuyện là phê phán đủ thứ thói tật đời sống. Nhưng vốn là nhà sư phạm nên sự phê phán, chế nhạo của ông cũng mang màu sắc giáo dục, nhẹ nhàng và độ lượng, tin ở lương tri con người” (Hoàng Ngọc Trúc người thiết tha yêu đời – Tạ Duy Anh). Truyện cực ngắn của Hoàng Ngọc Trúc hẳn sẽ để lại ấn tượng khó quên cho những ai đọc nó. Vì thế, tôi tin Truyện cực ngắn của Hoàng Ngọc Trúc sẽ được nhiều người đọc, chia sẻ, đồng cảm với tấm lòng tác giả.
TRẦN TUNG - VỊ TƯỚNG, NHÀ THIỀN HỌC, NHÀ THƠ
Trần Tung (còn gọi là Trần Quốc Tung) hiệu Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh năm Canh dần 1230, mất ngày 1 tháng 4 năm Tân Mão 1291, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Ông là một vị tướng, nhà ngoại giao, cư sĩ Thiền sư, nhà thơ Thiền thời Trần, nổi tiếng với bài “Phóng cuồng ngâm” và các sáng tác khác của ông trong bộ “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục”. Nhiều tài liệu văn học và sách nhà Phật viết về ông, nhưng các tài liệu lịch sử lại hầu như không nhắc gì đến ông. Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ có một lần nhắc đến Trần Tung trong lời bình về Trần Minh Tông cuả Ngô Sĩ Liên như sau :
" Vua vốn nhân hậu với họ hàng, nhất là đối với bậc bề trên mà hiển quý lại càng tôn kính. Kẻ thần hạ hễ ai cùng tên (với họ hàng nhà vua) đều phải đổi cả, như Độ đổi thành Sư Mạnh vì cùng tên với Thượng phụ (Trần Thủ Độ), Tung đổi thành Thúc Cao vì cùng tên với Hưng Ninh Vương ( con trưởng của An Ninh Vương )". (1)
Qua lời bình trên (ngoại trừ tước hiệu An Ninh Vương không đúng với tước hiệu An Sinh Vương của Trần Liễu) đã chứng tỏ Trần Tung là một nhân vật được vua Trần Minh Tông hết sức tôn kính. Chắc chắn Trần Tung phải là người có tài đức, công lao to lớn mới được vua kính trọng như vậy.
Do không tìm thấy một tài liệu Việt sử nào viết về Trần Tung nên nhiều tài liệu viết về ông gần đây thường nhầm lẫn ông với Trần Quốc Tảng. Trong cuốn “Hoàng Việt văn tuyển”, không rõ vì lý do gì hay căn cứ vào tài liệu nào mà Bùi Huy Bích lại cho rằng Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Quốc Tảng, tác giả của “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” cũng là Trần Quốc Tảng (2). Chúng ta dễ dàng nhận ra kết luận trên của Bùi Huy Bích là sai lầm, vì Tuệ Trung Thượng Sĩ mất năm 1291, còn Trần Quốc Tảng mãi năm 1313 mới qua đời. Từ sai lầm của một học giả nổi tiếng cách đây trên 200 năm đã làm nhiều người sau này tin theo mà lặp lại sai lầm đó. Chẳng hạn, cuốn “Lược truyện tác gia Việt Nam” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1972, tập 1), cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” (nhà xuất bản Văn học, 1976, tập 2)... đều cho rằng bài “Phóng cuồng ngâm” và toàn bộ sáng tác của Tuệ Trung Thượng Sĩ trong “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” là của Trần Quốc Tảng (3). Gần đây, cuốn “Tuệ Trung nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ” của Nguyễn Duy Hinh (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998) cho rằng Tuệ Trung và Trần Tung có thể là hai nhân vật khác nhau(4). Trong cuốn “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992), tác giả Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế khẳng định Tuệ Trung Thượng Sĩ chính là Trần Tung chứ không phải là Trần Quốc Tảng, nhưng các tác giả này lại thừa nhận bài “Phóng cuồng ca” (tức “Phóng cuồng ngâm” ) là của Trần Quốc Tảng (5). Đa số các tài liệu và công trình nghiên cứu khác về Trần Tung đều kết luận Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Tung, bài “Phóng cuồng ngâm” và các sáng tác khác của ông trong “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” cũng là của Trần Tung, như: “Thơ văn Lý Trần” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988, tập 2, quyển thượng), “Từ điển văn học” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984, tập 2), “Trần Tung một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Lý - Trần” (của Nguyễn Huệ Chi, Tạp chí Văn học số 4 năm 1977)... (6)
Theo “Thượng Sĩ hành trạng” (8) của Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Tung) là con An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu, bác ruột Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, anh rể vua Trần Thánh Tông. Ông là người có phẩm chất cao sáng, thuần hậu, từ nhỏ đã tỏ ra yêu mến đạo Phật. Vốn dòng tôn thất nên ngay từ khi còn trẻ ông đã được cử coi giữ đất Hồng Lộ (thuộc Hải Dương ngày nay). Năm 1251 cha ông là Trần Liễu mất, Thượng Hoàng Trần Thái Tông cảm nghĩa đã ban cho ông tước Hưng Ninh Vương.
Hưng Ninh Vương Trần Tung là người có nhiều công lao trong kháng chiến chống Nguyên Mông, lần hồi được phong đến chức Tiết độ sứ. Theo “Nguyên sử”, trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ hai của quân Mông Cổ (1285), vào ngày 10 tháng 6, khi Thoát Hoan thất thế bắt đầu rút chạy khỏi bờ bắc sông Hồng, Hưng Ninh Vương Trần Tung đã cùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đem hai vạn quân đón đánh địch, kịch chiến với tướng giặc Lưu Thế Anh và truy kích Thoát Hoan chạy dài đến sông Như Nguyệt. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba (1287 - 1288), Trần Tung từng nhiều lần làm nhiệm vụ sứ giả, thay mặt vua Trần, tới lui nơi trại giặc, thương thuyết với chúng, hoặc giả cách cầu hoà, làm tinh thần chúng mỏi mệt, tạo điều kiện cho quân ta tập kích giành thắng lợi. Lê Trắc đã phải thừa nhận trong “An Nam chí lược” (9) như sau:
"Tháng hai năm Mậu tý (1288) thế tử (Đại Việt) phái người anh con bác ruột là Hưng Ninh Vương Trần Tung nhiều lần tới ước hẹn việc đầu hàng, cốt làm cho quân ta mỏi mệt, rồi ban đêm cho quân cảm tử tới cướp doanh trại"...
Rõ ràng các tài liệu trên đã khẳng định Trần Tung là một tướng lĩnh có tài, một nhà ngoại giao đắc lực của nhà Trần, có nhiều đóng góp vào chiến thắng Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba. Sau đại thắng Nguyên Mông, Trần Tung được phong làm Tiết độ sứ vùng biển trại Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay). Không lâu sau, ông bỏ chức tước để trở về ấp Tịnh Bang (thuộc làng Yên Quảng, huyện Vĩnh Lại) lập ra Dưỡng Chân trang làm nơi toạ Thiền, tu Phật. Có lẽ việc ông bỏ chức tước đi theo đạo Phật là nguyên cớ để các sử gia không nhắc tới công lao của ông trong “Đại Việt sử ký toàn thư” . Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” được hoàn thành chủ yếu vào thế kỷ 15 là thế kỷ độc tôn của Nho giáo. Với thái độ "Bài Phật", các sử gia đã thể hiện sự chê trách của mình đối với Trần Tung cùng tư tưởng vượt ra ngoài quỹ đạo nhà Nho của ông, bằng cách không nhắc đến ông trong khi viết sử. Điều này dễ hiểu, vì ngay cả đối với vua Trần Nhân Tông vào những năm cuối đời bỏ ngôi báu ra đi cũng bị các sử gia lên án, huống hồ là Trần Tung.
Nho gia ghét bỏ Trần Tung, nhưng Phật gia lại hết lời ca ngợi ông. Từ vị Tiết độ sứ, Hưng Ninh Vương Trần Tung sớm trở thành Tuệ Trung Thượng Sĩ, một ngôi sao sáng trên bầu trời thiền Việt Nam. Tuệ Trung Thượng Sĩ là học trò xuất sắc của Thiền sư Tiêu Diêu. Tiêu Diêu thiền sư còn gọi là Phúc Đường đại sư, cư trú ở Phúc Đường tinh xá (chưa rõ ở đâu) là một thiền sư nổi tiếng thời Lý. Ông là đệ tử của ứng Thuận phái Vô Ngôn Thông, đồng thời là người thừa kế thiền sư Đại Đăng, tổ thứ ba chùa Hoa Yên núi Yên Tử (xem “Thuyền Uyển tập anh” ) (10). Trần Tung rất mực cung kính, khâm phục thiền sư Tiêu Diêu:
Tu tri thế hữu nhân trung Phật
Hưu quái lô khai hoả lý liên
(Bài “Trình thiền sư Tiêu Diêu ở Phúc Đường”)
Nên biết trong đời sinh đức Phật
Lạ chi giữa lửa nở sen vàng
( Đỗ Văn Hỷ dịch).
Hưu quái lô khai hoả lý liên
(Bài “Trình thiền sư Tiêu Diêu ở Phúc Đường”)
Nên biết trong đời sinh đức Phật
Lạ chi giữa lửa nở sen vàng
( Đỗ Văn Hỷ dịch).
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.
Tuệ Trung Thượng Sĩ là một nhà thiền học có bản lĩnh, có lý trí, không giáo điều sách vở. Ông tu Phật nhưng không xuất gia, không toạ thiền, không trì giới, không ăn chay, không cầu thành Phật, không thuyết pháp... mà "hoà quang đồng trần" (cùng thế tục hoà sáng), sống "hoà lẫn với thói thường chứ không làm ra cách trái hẳn với người đời", "cứ tuỳ cái tính tự nhiên của mình mà làm chứ không câu chấp ở cái danh" (Thượng Sĩ hành trạng). Không ăn chay, không trì giới đối với người tu Phật là thái độ trái với truyền thống giáo điều mà các tín đồ không thể hiểu nổi. Khi thấy trong khi dự tiệc, Tuệ Trung Thượng Sĩ gặp thịt cứ ăn, Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu lấy làm lạ, hỏi rằng: "Anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?" Câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ sau đây đã thể hiện rõ tinh thần tự do, độc lập trong nhận thức sự vật ở chính sự vật chứ không lệ thuộc vào bất cứ tín điều nào:
"Phật tự Phật, huynh tự huynh. Huynh dã bất yếu tố Phật, Phật dã bất yếu tố huynh. Bất kiến cổ đức đạo: "Văn Thù tự Văn Thù, giải thoát tự giải thoát ?"
(Phật là Phật, anh là anh. Anh không cầu làm Phật, Phật không cầu làm anh. Chẳng thấy các bậc đại đức xưa nói: "Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát" đó sao?)(11)
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tuệ Trung Thượng Sĩ là người đầu tiên đưa ra khái niệm “bản thể”, một khái niệm mà ngày nay triết học Đông Tây thường nói tới. Bản thể luận (bàn về nguồn gốc sự vật) là vấn đề ông thường thể hiện trong sáng tác của mình. Theo ông, bản thể là KHÔNG. Mọi hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội đều là những khái niệm không phản ánh được thực chất của vạn pháp, chỉ là ước định của người đời mà thôi. Từ bản thể KHÔNG sẽ xuất hiện ảo hoá, vô minh mà phân thành nhị kiến. Bởi nhị kiến mà xuất hiện mọi thứ : sinh tử, mê ngộ, phàm thánh, chân vọng, sắc không, phải trái... Do nhị kiến mà kiến giải cũng thiên lệch. Nếu lấy kiến giải để trình kiến giải thì lại càng sai lệch hơn:
Kiến giải trình kiến giải
Tự niết mục tác quái.
(Kiến giải)
Kiến giải bày kiến giải
Như dụi mắt làm quái.
Tự niết mục tác quái.
(Kiến giải)
Kiến giải bày kiến giải
Như dụi mắt làm quái.
Con người muốn nhận thức đúng sự vật phải xoá bỏ vô minh, mà thủ tiêu nhị kiến thì vô minh tự diệt. Cho nên Tuệ Trung Thượng Sĩ chủ trương "vong nhị kiến". Để diệt nhị kiến, ông đưa ra phương pháp phá chấp. Muốn giác ngộ tới chân lý tối hậu phải tự tìm hiểu, phải có tâm hồn trẻ thơ không thiên không lệch. Khi đã giác ngộ, lại trở về với tồn nhiên như nhiên, trở về với không (vô). Có người chấp vào kinh sách mà hỏi ông : " Sắc tức thị không, không tức thị sắc" (Sắc là không, không là sắc) là thế nào? " Ông trả lời: "Sắc bản vô không, không bản vô sắc" (Sắc vốn chẳng phải không, không vốn không phải sắc). Theo ông, kinh điển chỉ là phương tiện mà thôi và ông khuyên mọi người:
Đừng gánh nặng hai vai
Mới qua cầu khỉ được.
Mới qua cầu khỉ được.
Tư tưởng Thiền tông của Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng thể hiện ở mệnh đề "Tức tâm, tức Phật". Tâm, không thể nói được; Phật, không thể thấy được. Tâm và Phật quan hệ mật thiết với nhau, hễ có cái này thì cũng có cái kia, hễ cái này mất thì cái kia cũng mất. Bản thể của Tâm không tướng, không hình, không nhìn thấy được. Nếu muốn biết bộ mặt thật của Tâm thì thật là chuyện nực cười. Ông khuyên mọi người không nên tìm Tâm ở ngoài ta, bởi vì Phật trong ta. Đó chính là Tâm ta vậy:
Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm
Phật tâm khước dữ ngã tâm hợp.
(Phật tâm ca)
Tâm của muôn loài tức Phật tâm
Tâm Phật cũng phù hợp với tâm ta.
Phật tâm khước dữ ngã tâm hợp.
(Phật tâm ca)
Tâm của muôn loài tức Phật tâm
Tâm Phật cũng phù hợp với tâm ta.
Một khi tâm con người bao dung, mở rộng, chứa được tâm của vạn pháp, đạt được tâm Phật là giác ngộ, là giải thoát.
Sinh tử là vấn đề quan trọng nhất trong nhân sinh quan của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ông cho rằng sinh tử đều là vọng (không chân thực), chỉ là nhận thức sai lầm mà thôi. Sinh tử phụ thuộc vào Tâm : Tâm sinh thì sinh tử sinh, Tâm diệt thì sinh tử diệt. Sinh tử vốn không có tự tính. Sinh tử cũng tuân theo quy luật tự nhiên như mặt trời mọc đằng đông, mặt trăng lặn đằng tây vậy. Con người chẳng nên lo lắng trước sống chết, hãy coi sống chết là việc nhẹ nhàng không quan trọng, vì sống chêt là lẽ thường mà thôi.
Tâm chi sinh hề sinh tử sinh
Tâm chi diệt hề sinh tử diệt
.........
Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ.
( Sinh tử nhàn nhi dĩ )
Tâm sinh thì sống chết sinh
Tâm diệt thì sống chết diệt
.........
Tâm chi diệt hề sinh tử diệt
.........
Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ.
( Sinh tử nhàn nhi dĩ )
Tâm sinh thì sống chết sinh
Tâm diệt thì sống chết diệt
.........
Bậc trí có cái nhìn thông đạt xem sống chết là lẽ thường mà thôi.
Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ là tín ngưỡng nội tâm, luôn luôn tự khai phóng, tự hoàn thiện, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp ở ngay trần thế. Mặc dù quan điểm Thiền học của ông cũng như của Thiền tông Việt Nam nói chung là quan điểm duy tâm, nhà Trần vẫn lấy hệ tư tưởng của Thiền tông làm hệ tư tưỏng chủ đạo của đất nước và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực văn hoá và chống ngoại xâm. Vào thời Lý, Phật giáo Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao với ba trường phái Thiền tông cùng tồn tại. Trong thời kỳ đầu, vừa tiếp nhận chính quyền từ tay nhà Lý, nhà Trần vẫn phải đề cao Phật giáo để thu phục nhân tâm và tiếp tục phát triển nền văn hoá mà nhà Lý đã đạt được, đồng thời tiến tới xây dựng một hệ tư tưởng độc lập của mình. Cùng với Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ có ảnh hưởng rất lớn vào việc hoà nhập ba phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, dẫn tới sự phát triển của Thiền phái duy nhất thời Trần là Trúc Lâm Yên Tử vào thế kỷ XIII. Phật giáo thời Trần được coi là Phật giáo nhất tông.
Quan niệm Thiền và tư tuởng tuỳ nghi "Vào xứ mình trần cởi áo đi, phải đâu quên lễ, chỉ tuỳ nghi " (bài “Vật bất năng dung” ) và "Hợp thời đúng lúc cốt tinh anh" (bài “Ngẫu tác” ) của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã góp phần làm cho Phật giáo Việt Nam có tinh thần nhập thế tích cực, nhập thế vì quê hương đất nước, vì đồng loại chứ không phải vì cá nhân. Theo ông, mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều là thiền (Hành diệc thiền, toạ diệc thiền) . Khi đất nước bị xâm lăng thì đánh giặc cứu nước là biết tuỳ nghi, là hợp thời đúng lúc, là thiền. Hệ tư tưởng Thiền tông với vị trí là hệ tư tưởng chủ đạo của đất nước thời Trần đã góp phần quyết định làm nên ba lần đại thắng Nguyên Mông của dân tộc ta. Nhờ ảnh hưởng tư tưởng thiền mà quân dân nhà Trần đã từng chích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát", coi cái chết vì nước vì dân nhẹ như lông hồng, tạo nên sức mạnh tinh thần Đại Việt, quét sạch giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi.
Là một quý tộc trí thức uyên bác, nhà thiền học lớn, Tuệ Trung Thượng Sĩ được vua Trần Thánh Tông kính trọng gọi là sư huynh và ban cho tên hiệu Thượng Sĩ (danh hiệu tương đương như bồ tát; Thượng Sĩ là người mà mọi hành động đều lợi mình và lợi cả người). Trần Nhân Tông - Nhà văn hoá lớn, nhà thơ xuất sắc thế kỷ XIII, người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử đã thừa nhận Tuệ Trung Thượng Sĩ là thầy và đánh giá ông là một bậc đại trí tuệ, một quả núi lớn trong rừng Thiền:
Pháp hải độc nhãn
Thiền lâm tam giác
(Biển pháp một ngươi
Rừng Thiền ba phía) (12)
Thiền lâm tam giác
(Biển pháp một ngươi
Rừng Thiền ba phía) (12)
Trần Tung - Tuệ Trung Thượng Sĩ còn là một nhà thơ tiêu biểu, một gương mặt sáng giá trong làng thơ thiền Việt Nam thế kỷ XIII. Những sáng tác chủ yếu của ông được tập hợp trong bộ “Thượng Sĩ ngữ lục”.
Tính chất phóng khoáng, không quá lệ thuộc vào bất kỳ một tín điều nào (kể cả tín điều nhà Phật) là đặc điểm chủ yếu tạo nên bản sắc tư tưởng và chi phối phong cách nghệ thuật thơ của ông. Xuất phát từ việc đập vỡ thái độ bám víu vào khái niệm, đả phá những vấn đề giả tạo trong đời sống đạo để ca lên khúc nhạc huyền diệu của muôn đời (Diệu khúc bản lai tu cử xướng - Bài “Thị chúng” ), Trần Tung đã tạo cho thơ Thiền của mình một phong cách riêng, phong cách mà các nhà nghiên cứu gọi là “phong cách phóng cuồng” .
Là một nhà Thiền học nhưng thơ Trần Tung lại có khí cốt cao ngạo, tung hoành như Trang Tử. Trước cảnh đẹp hùng tráng của núi sông, vũ trụ, ông chống gậy đi du ngoạn, không quan tâm đến ăn uống, hoàn toàn tự tại, tiêu dao, thoát tục đến hoá cuồng. Cái cuồng siêu thoát vì nhận thức bản thể KHÔNG của Thiền tông. Siêu thoát đến cùng cực, siêu thoát từ trần gian đi vào cõi Thiền (Bài “Phóng cuồng ngâm” ). Có lúc thơ ông lại mang tâm sự ẩn nhẫn của một xử sĩ. Ban đầu ông chưa nghĩ tới thú giang hồ, vì còn bận với đường công danh. Nhưng rồi thời gian thoi đưa, công danh lận đận, tuổi đã cao, ông mới nghĩ đến thú giang hồ. Ông theo con thuyền tiêu dao của Tạ Tam, vượt thác ghềnh, đắm mình với non xanh nước biếc, tiếng sáo chiều hôm, gió mát trăng thanh, tiếng nhạn báo thu về... Tiêu dao là cuộc sống ẩn sĩ của ông (Bài “Giang hồ tự thích” ). Đôi khi ông lại day dứt khôn nguôi về những chuyện "thanh trọc", "đắc thất" ở đời. Ông từng cố sức chen chân trên đường công danh nhưng không đạt sở nguyện. Ông tự đánh giá mình cao hơn những gì triều đình ban cho ông nên ông bất mãn thế thái nhân tình.
Tiêu đầu lạn ngạch bị kim bào,
Ngũ thất niên gian thị xưởng tào.
Túng dã siêu quần kiêm bạt tuỵ,
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao.
(Bài “Chiếu thân” )
Sém đầu dập trán bởi đua chen,
Năm bảy năm nay kiếp ngựa hèn.
Ví phỏng tài năng siêu việt hết,
Mỗi lần rớt xuống, một lần lên.
Ngũ thất niên gian thị xưởng tào.
Túng dã siêu quần kiêm bạt tuỵ,
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao.
(Bài “Chiếu thân” )
Sém đầu dập trán bởi đua chen,
Năm bảy năm nay kiếp ngựa hèn.
Ví phỏng tài năng siêu việt hết,
Mỗi lần rớt xuống, một lần lên.
Trong thế giới huyền bí nhà Phật mà Trần Tung dấn thân vào, ông vẫn cố gắng suy nghĩ độc lập, kiểm nghiệm mọi tín điều, mọi hành động, mọi thói quen. Ngay cả việc ngồi thiền ông cũng coi chẳng qua chỉ là quá trình tập trung tư tưởng, chẳng liên quan đến niệm Phật:
Đường trung đoan toạ tịch vô nghiên
Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên
Tự thị quyện thời tâm tự tức
Bất quan nhiếp niệm, bất quan Thiền.
( Bài “Ngẫu tác” )
Giữa nhà không nói, chỉ ngồi yên
Nhàn ngắm Côn Luân sợi khói lên
Lúc mệt mỏi rồi tâm tự tắt
Cần chi niệm Phật với cầu Thiền.
Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên
Tự thị quyện thời tâm tự tức
Bất quan nhiếp niệm, bất quan Thiền.
( Bài “Ngẫu tác” )
Giữa nhà không nói, chỉ ngồi yên
Nhàn ngắm Côn Luân sợi khói lên
Lúc mệt mỏi rồi tâm tự tắt
Cần chi niệm Phật với cầu Thiền.
Ông phê phán sự mù quáng tin theo những giáo lý có sẵn, vì như thế là mình chỉ làm theo người khác chứ đâu còn là mình nữa. Ông khuyên mọi người hãy độc lập xét đoán sự vật, không nên dựa dẫm vào người khác. Chỉ khi nào vứt bỏ được thái độ dựa vào người khác và tự mình tư duy hành động thì ánh sáng trí tuệ mới bừng dậy trong ta.
Báo quân hưu ỷ tha môn hộ
Nhất điểm xuân quang, xứ xứ hoa
( Bài “Thị học” )
Thôi chớ cửa người nương dựa nữa,
Một tia xuân đến nở hoa đầy.
Nhất điểm xuân quang, xứ xứ hoa
( Bài “Thị học” )
Thôi chớ cửa người nương dựa nữa,
Một tia xuân đến nở hoa đầy.
Là một người cuồng ngông trong vườn Thiền thời Trần, Trần Tung đã để lại những vần thơ phóng túng đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam. Hơn thế nữa, không dừng lại ở những vần thơ phóng túng, ông còn thể hiện tâm trạng phóng cuồng của mình bằng những bài ca phóng cuồng như: “Phật tâm ca”, “Phóng cuồng ngâm”, “Trừu thần ngâm”, “Sinh tử nhàn nhi dĩ, Phàm thánh bất dị”... Những bài ca phóng cuồng của ông về đời sống tu hành thường mang triết lý sâu sắc, cảm xúc tinh tế, hình tượng phong phú và sinh động, câu thơ giàu âm điệu:
Trời đất liếc trông chừ, sao mênh mông,
Chống gậy nhởn nhơ chừ, phương ngoài phương.
Hoặc cao cao chừ, mây đỉnh núi,
Hoặc sâu sâu chừ, nước trùng dương.
Đói thì ăn chừ, cơm tuỳ ý,
Mệt thì ngủ chừ, làng không làng.
Hứng lên chừ, thổi sáo không lỗ,
Lắng xuống chừ, đốt giải thoát hương.
(Bài “Phóng cuồng ngâm”. Huệ Chi và Đỗ Văn Hỷ dịch )
Chống gậy nhởn nhơ chừ, phương ngoài phương.
Hoặc cao cao chừ, mây đỉnh núi,
Hoặc sâu sâu chừ, nước trùng dương.
Đói thì ăn chừ, cơm tuỳ ý,
Mệt thì ngủ chừ, làng không làng.
Hứng lên chừ, thổi sáo không lỗ,
Lắng xuống chừ, đốt giải thoát hương.
(Bài “Phóng cuồng ngâm”. Huệ Chi và Đỗ Văn Hỷ dịch )
Trần Tung là nhà thơ thiền có phong cách phóng cuồng sôi nổi và dữ dội, độc đáo và hấp dẫn. Thơ thiền của ông chứa đầy Phật lý và thế tục, mỗi hình tượng thế tục đều gắn với Phật lý và Phật lý nằm trong hình tượng thế tục. Con người đời thường và con người Phật giáo ở ông hoà quyện vào nhau. Bằng cách lập luận sắc sảo, sử dụng linh hoạt nhiều hình tượng độc đáo thể hiện sâu sắc quan điểm Thiền và đậm chất Lão Trang, Trần Tung đã sáng tạo được những vần thơ đầy hào khí, bay bổng, sinh sắc, lạ thường, phóng cuồng mà vẫn tỉnh táo, huyền diệu và thoát tục mà không xuất thế.
Là nhân sĩ yêu nước, mỗi khi Tổ quốc bị giặc xâm lăng, Trần Tung đã đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất, khi làm sứ giả vào tận sào huyệt của địch đấu trí trên mặt trận ngoại giao, lúc làm tướng trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập nhiều công trạng.
Là một nhà thơ thiền, ông để lại số lượng thơ thiền nhiều nhất đương thời (49 bài thơ, 4 bài kệ, 13 bài tụng), những bài thơ có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật, thể hiện một phong cách mà không một nhà thơ nào bắt chước được: Phong cách phóng cuồng.
Là một nhà Thiền học, nhà tư tưởng, ông có công đóng góp vào việc hình thành hệ tư tưởng thời đại nhà Trần, góp phần không nhỏ vào chiến thắng Nguyên Mông, viết lên trang sử vẻ vang, hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.
Nhà quân sự, nhà thơ, nhà Thiền học Trần Tung - Tuệ Trung Thượng Sĩ cùng những di sản quý giá ông để lại là niềm tự hào của nhân dân Nam Định và của cả đất nước.
….………
Chú thích :
* Tất cả các đoạn trích thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ trong bài viết này được lấy trong cuốn Thơ văn Lý Trần / Nguyễn Huệ Chi chủ biên. - H.: Khoa học xã hội, 1988. - T.2. - Q. thượng. - Tr. 223 - 351, có đối chiếu tham khảo một số sách khác như Thượng Sĩ ngữ lục, sách lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A1932...
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. - H.: Khoa học xã hội, 1988. - T.2. - Tr.100.
(2) Hoàng Việt văn tuyển / Tồn Am Bùi Huy Bích. - Sách lưu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A203, mục tiểu dẫn về Trần Quốc Tảng viết rằng : " Trần Ninh vương Quốc Tảng, là con cả của Hưng Đạo..." ..." Tự đặt hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Thường cưỡi thuyền rong chơi ở khúc Cửu Giang, ngâm thơ và sáng tác Phóng cuồng ca". Bùi Huy Bích (1744 - 1802) tự Hy Chương, hiệu Tồn Am, người xã Định Công, huyện Thanh Trì, trú ở xã Thịnh Liệt cùng huyện (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ông đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ sửu 1769 đời Lê Hiển Tông, làm quan đến Hành Tham tụng, tước Kế Liệt hầu, sau lui về ở ẩn. Ông là một nhà sử học, văn học nổi tiếng, có nhiều tác phẩm như : Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển, Nghệ An thi tập, Tồn Am thi văn tập, Châu Phong tạp ký...
(3) - Lược truyện các tác gia Việt Nam. - H.: Khoa học xã hội, 1972. - T.1. - Mục 40 : Trần Quốc Tảng. - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam : Văn học thế kỷ X - Thế kỷ XVII. - In lại lần 2 có sửa chữa, bổ sung. - H.: Văn học, 1976. - T.2. - Tr. 137 - 145.
(4) Tuệ Trung nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ / Nguyễn Duy Hinh. - H.: Khoa học xã hội, 1998. - Tr. 38, viết : " Hoàn toàn có thể có một Yên Ninh vương khác Yên Sinh vương Trần Liễu, cũng như thực tế có hai ông Liễu, hai ông Tung, hai bà Thuận Từ..."
(5) Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam / Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế. - H.: Khoa học xã hội, 1992. - Tr. 884 và 897. Thuyết nói Phóng cuồng ngâm là của Trần Quốc Tảng nói chung và ở sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam nói riêng đã bị nhiều tác giả phê phán, bác bỏ một cách xác đáng và đầy đủ. Căn cứ vào văn phong của Phóng cuồng ngâm hoàn toàn thống nhất với những bài thơ khác của Tuệ Trung Thượng Sĩ có thể kết luận : Phóng cuồng ngâm không phải là của Trần Quốc Tảng, mà là của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung.
(6) Ngoài ra còn một số sách khác cũng có quan điểm Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Tung, như cuốn Từ điển văn hoá Việt Nam : Phần nhân vật chí. - H.: Văn hoá - Thông tin, 1993. - Tr. 539, viết : " Trần Tung (1230 - 1291) có hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ, con trai của Trần Liễu và là anh ruột của Trần Hưng Đạo..."
(7) Thơ văn Lý Trần. - H.: Khoa học xã hội, 1984. - T.2. - Q. thượng. - Tr. 538 - 548.
(8) Xem thêm :
- Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông / Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. - H.: Khoa học xã hội, 1968. - Tr. 237 - 238.
- Trần Tung một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý Trần / Nguyễn Huệ Chi // Tạp chí văn học. - 1977. - Số 4. - Tr. 116 - 125.
(9) An Nam chí lược / Lê Trắc.- Q.4. - Sách lưu Thư viện Viện Hán Nôm. Lê Trắc (Tắc) tự Cảnh Cao, người ái Châu (Thanh Hoá) làm quan đến Tịnh hải tả tướng quân và làm Tham mưu cho Chương Hiến hầu Trần Kiện thời Trần. Khi quân Nguyên xâm lược nước ta, Lê Trắc cùng Trần Kiện đã phản bội Tổ quốc, ra hàng giặc và theo về Trung Quốc làm quan cho nhà Nguyên.
Xem thêm :
- Lại một lần nữa buộc tôi nhắc đến cái tên Lê Tắc và bản sách An Nam chí lược / Huỳnh Thúc Kháng // Tao Đàn. - 1939.- Số 7. - Tr. 670.
- Lại nói về quyển An Nam chí lược của Lê Tắc / Huỳnh Thúc Kháng // Tao Đàn. - 1939. - Số 6. - Tr. 495.
- Một nhà viết sử hai nước, một quyển sử nhục nhã : Lê Tắc và quyển An Nam chí lược của y / Trần Thanh Mại // Tao Đàn. - 1939. - Số 3. - Tr. 203.
- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm / Trần Văn Giáp. - H.: Văn hoá, 1984. - T.1. - Tr. 340 - 344.
(10) Thuyền uyển tập anh. - Sách lưu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv1267 và A3144...
(11) Thơ văn Lý Trần. - Sách đã dẫn. - Tr. 542.
(12) Thơ văn Lý Trần. - Sách đã dẫn. - Tr. 544.
Tài liệu tham khảo chính
A- Sách :
1- Bùi Huy Bích. Hoàng Việt văn tuyển : Chữ Hán. Sách lưu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A203.
2- Đại Việt sử ký toàn thư : Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697) / Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích ; Hà Văn Tấn hiệu đính. - H.: Khoa học xã hội, 1998.- T.2.
3- Hợp tuyển thơ văn Việt Nam.- H.: Văn học, 1988.- T.2.
4- Lê Trắc. An Nam chí lược.
5- Lược khảo tác gia văn học Nam Định / Hoàng Dương Chương, Trần Mỹ Giống, Phương Thuỷ, Trần Bá Giao biên soạn.- H.: Văn học, 1997.
6- Lược truyện tác gia Việt Nam / Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú, Tạ Phong Châu. - H. : Khoa học xã hội, 1972. - T.1. - Mục 40 : Trần Quốc Tảng.
7- Nguyễn Duy Hinh. Tuệ Trung : Nhân sĩ, Thượng Sĩ, thi sĩ / Nguyễn Duy Hinh. - H. : Khoa học xã hội, 1998.
8- Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử tư tưởng Việt Nam / Nguyễn Đăng Thục. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992. - T.4.- Chương III.- Tr.157 - 227.
9- Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận / Nguyễn Lang. - H. : Văn học, 1992.- T.1.- Chương XI.- Tr. 299 - 300.
10- Tác gia văn học Thăng Long - Hà Nội.- H.: Hội nhà văn, 1998.
11- Thơ Thiền Việt Nam, những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật. - H. : Đại học quốc gia, 1998.
12- Thơ văn Lý - Trần. - H. : Khoa học xã hội, 1988. - T.2. - Q.Thượng.
13- Thuyền uyển tập anh.- Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A3144.
14- Thượng sĩ ngữ lục.- Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A1932.
15- Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam. - H. : Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, 1993.
B- Báo và Tạp chí :
16- Nguyễn Đức Diện. Quan điểm " Vong nhị kiến " trong Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Đức Diện // Tạp chí nghiên cứu Phật học. - 1998. - Số 2. - Tr. 15 - 17.
17- Nguyễn Đức Diện. Quan niệm về "Nhân quả" trong Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Đức Diện // Tạp chí nghiên cứu Phật học. - 1998. - Số 3. - Tr. 26 - 29.
18- Nguyễn Đức Diện. Quan niệm về "Sinh tử" trong Phật giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Đức Diện // Nội san nghiên cứu Phật học. - 1994. - Số 4. - Tr. 33 - 35.
19- Nguyễn Hùng Hậu. Tìm hiểu một số tư tưởng triết học Thiền tông của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Hùng Hậu // Triết học. - 1994. - Số 1, 2 và 13.
20- Nguyễn Huệ Chi. Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Lý - Trần / Nguyễn Huệ Chi // Tạp chí văn học. - 1977. - Số 4.
21- Nguyễn Văn Hồng. Tuệ Trung Thượng Sĩ - Trí tuệ Việt Nam - Thiền Việt Nam / Nguyễn Văn Hồng // Nghiên cứu lịch sử. - 1993. - Số 1. - Tr. 29 -34.
Chú thích :
* Tất cả các đoạn trích thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ trong bài viết này được lấy trong cuốn Thơ văn Lý Trần / Nguyễn Huệ Chi chủ biên. - H.: Khoa học xã hội, 1988. - T.2. - Q. thượng. - Tr. 223 - 351, có đối chiếu tham khảo một số sách khác như Thượng Sĩ ngữ lục, sách lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A1932...
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. - H.: Khoa học xã hội, 1988. - T.2. - Tr.100.
(2) Hoàng Việt văn tuyển / Tồn Am Bùi Huy Bích. - Sách lưu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A203, mục tiểu dẫn về Trần Quốc Tảng viết rằng : " Trần Ninh vương Quốc Tảng, là con cả của Hưng Đạo..." ..." Tự đặt hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Thường cưỡi thuyền rong chơi ở khúc Cửu Giang, ngâm thơ và sáng tác Phóng cuồng ca". Bùi Huy Bích (1744 - 1802) tự Hy Chương, hiệu Tồn Am, người xã Định Công, huyện Thanh Trì, trú ở xã Thịnh Liệt cùng huyện (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ông đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ sửu 1769 đời Lê Hiển Tông, làm quan đến Hành Tham tụng, tước Kế Liệt hầu, sau lui về ở ẩn. Ông là một nhà sử học, văn học nổi tiếng, có nhiều tác phẩm như : Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển, Nghệ An thi tập, Tồn Am thi văn tập, Châu Phong tạp ký...
(3) - Lược truyện các tác gia Việt Nam. - H.: Khoa học xã hội, 1972. - T.1. - Mục 40 : Trần Quốc Tảng. - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam : Văn học thế kỷ X - Thế kỷ XVII. - In lại lần 2 có sửa chữa, bổ sung. - H.: Văn học, 1976. - T.2. - Tr. 137 - 145.
(4) Tuệ Trung nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ / Nguyễn Duy Hinh. - H.: Khoa học xã hội, 1998. - Tr. 38, viết : " Hoàn toàn có thể có một Yên Ninh vương khác Yên Sinh vương Trần Liễu, cũng như thực tế có hai ông Liễu, hai ông Tung, hai bà Thuận Từ..."
(5) Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam / Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế. - H.: Khoa học xã hội, 1992. - Tr. 884 và 897. Thuyết nói Phóng cuồng ngâm là của Trần Quốc Tảng nói chung và ở sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam nói riêng đã bị nhiều tác giả phê phán, bác bỏ một cách xác đáng và đầy đủ. Căn cứ vào văn phong của Phóng cuồng ngâm hoàn toàn thống nhất với những bài thơ khác của Tuệ Trung Thượng Sĩ có thể kết luận : Phóng cuồng ngâm không phải là của Trần Quốc Tảng, mà là của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung.
(6) Ngoài ra còn một số sách khác cũng có quan điểm Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Tung, như cuốn Từ điển văn hoá Việt Nam : Phần nhân vật chí. - H.: Văn hoá - Thông tin, 1993. - Tr. 539, viết : " Trần Tung (1230 - 1291) có hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ, con trai của Trần Liễu và là anh ruột của Trần Hưng Đạo..."
(7) Thơ văn Lý Trần. - H.: Khoa học xã hội, 1984. - T.2. - Q. thượng. - Tr. 538 - 548.
(8) Xem thêm :
- Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông / Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. - H.: Khoa học xã hội, 1968. - Tr. 237 - 238.
- Trần Tung một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý Trần / Nguyễn Huệ Chi // Tạp chí văn học. - 1977. - Số 4. - Tr. 116 - 125.
(9) An Nam chí lược / Lê Trắc.- Q.4. - Sách lưu Thư viện Viện Hán Nôm. Lê Trắc (Tắc) tự Cảnh Cao, người ái Châu (Thanh Hoá) làm quan đến Tịnh hải tả tướng quân và làm Tham mưu cho Chương Hiến hầu Trần Kiện thời Trần. Khi quân Nguyên xâm lược nước ta, Lê Trắc cùng Trần Kiện đã phản bội Tổ quốc, ra hàng giặc và theo về Trung Quốc làm quan cho nhà Nguyên.
Xem thêm :
- Lại một lần nữa buộc tôi nhắc đến cái tên Lê Tắc và bản sách An Nam chí lược / Huỳnh Thúc Kháng // Tao Đàn. - 1939.- Số 7. - Tr. 670.
- Lại nói về quyển An Nam chí lược của Lê Tắc / Huỳnh Thúc Kháng // Tao Đàn. - 1939. - Số 6. - Tr. 495.
- Một nhà viết sử hai nước, một quyển sử nhục nhã : Lê Tắc và quyển An Nam chí lược của y / Trần Thanh Mại // Tao Đàn. - 1939. - Số 3. - Tr. 203.
- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm / Trần Văn Giáp. - H.: Văn hoá, 1984. - T.1. - Tr. 340 - 344.
(10) Thuyền uyển tập anh. - Sách lưu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv1267 và A3144...
(11) Thơ văn Lý Trần. - Sách đã dẫn. - Tr. 542.
(12) Thơ văn Lý Trần. - Sách đã dẫn. - Tr. 544.
Tài liệu tham khảo chính
A- Sách :
1- Bùi Huy Bích. Hoàng Việt văn tuyển : Chữ Hán. Sách lưu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A203.
2- Đại Việt sử ký toàn thư : Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697) / Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích ; Hà Văn Tấn hiệu đính. - H.: Khoa học xã hội, 1998.- T.2.
3- Hợp tuyển thơ văn Việt Nam.- H.: Văn học, 1988.- T.2.
4- Lê Trắc. An Nam chí lược.
5- Lược khảo tác gia văn học Nam Định / Hoàng Dương Chương, Trần Mỹ Giống, Phương Thuỷ, Trần Bá Giao biên soạn.- H.: Văn học, 1997.
6- Lược truyện tác gia Việt Nam / Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú, Tạ Phong Châu. - H. : Khoa học xã hội, 1972. - T.1. - Mục 40 : Trần Quốc Tảng.
7- Nguyễn Duy Hinh. Tuệ Trung : Nhân sĩ, Thượng Sĩ, thi sĩ / Nguyễn Duy Hinh. - H. : Khoa học xã hội, 1998.
8- Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử tư tưởng Việt Nam / Nguyễn Đăng Thục. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992. - T.4.- Chương III.- Tr.157 - 227.
9- Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận / Nguyễn Lang. - H. : Văn học, 1992.- T.1.- Chương XI.- Tr. 299 - 300.
10- Tác gia văn học Thăng Long - Hà Nội.- H.: Hội nhà văn, 1998.
11- Thơ Thiền Việt Nam, những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật. - H. : Đại học quốc gia, 1998.
12- Thơ văn Lý - Trần. - H. : Khoa học xã hội, 1988. - T.2. - Q.Thượng.
13- Thuyền uyển tập anh.- Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A3144.
14- Thượng sĩ ngữ lục.- Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A1932.
15- Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam. - H. : Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, 1993.
B- Báo và Tạp chí :
16- Nguyễn Đức Diện. Quan điểm " Vong nhị kiến " trong Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Đức Diện // Tạp chí nghiên cứu Phật học. - 1998. - Số 2. - Tr. 15 - 17.
17- Nguyễn Đức Diện. Quan niệm về "Nhân quả" trong Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Đức Diện // Tạp chí nghiên cứu Phật học. - 1998. - Số 3. - Tr. 26 - 29.
18- Nguyễn Đức Diện. Quan niệm về "Sinh tử" trong Phật giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Đức Diện // Nội san nghiên cứu Phật học. - 1994. - Số 4. - Tr. 33 - 35.
19- Nguyễn Hùng Hậu. Tìm hiểu một số tư tưởng triết học Thiền tông của Tuệ Trung Thượng Sĩ / Nguyễn Hùng Hậu // Triết học. - 1994. - Số 1, 2 và 13.
20- Nguyễn Huệ Chi. Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Lý - Trần / Nguyễn Huệ Chi // Tạp chí văn học. - 1977. - Số 4.
21- Nguyễn Văn Hồng. Tuệ Trung Thượng Sĩ - Trí tuệ Việt Nam - Thiền Việt Nam / Nguyễn Văn Hồng // Nghiên cứu lịch sử. - 1993. - Số 1. - Tr. 29 -34.
GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ TRẠNG NGUYÊN TRẦN VĂN BẢO
Trần Văn Bảo là một trong 5 vị Trạng nguyên của tỉnh Nam Định. Ông từng làm quan triều Mạc đến Thượng thư. Học vị Trạng nguyên đã khẳng định Trần Văn Bảo là người học rộng, tài cao, giỏi văn thơ. Nhưng tiếc rằng tài liệu cổ viết về ông hiện còn rất ít, lại quá sơ sài, nhiều chi tiết không thống nhất. Điều này dễ hiểu: vì Trạng nguyên Trần Văn Bảo làm quan triều Mạc, mà triều Mạc lại bị các nhà viết sử thời phong kiến coi là nguỵ triều nên không ghi chép đầy đủ, kỹ càng. Trải hơn 400 năm, các di tích đền thờ, sắc phong về ông bị mai một, thất lạc hầu như không còn gì đáng kể.
Sinh thời Trạng nguyên Trần Văn Bảo có tiếng về sự nghiệp làm quan và tài văn học vang lừng sang cả Bắc quốc như người đời ca ngợi "Sự nghiệp, văn chương đằng Bắc quốc". Nhưng đáng tiếc là chúng tôi chưa tìm thấy tác phẩm nào của ông còn lại đến ngày nay.
Bước đầu nghiên cứu về Trạng nguyên Trần Văn Bảo, chúng tôi chỉ giám hy vọng tập hợp và phân tích tư liệu viết về ông, góp phần tái hiện chân dung xác thực về một danh nhân văn hoá tiêu biểu của tỉnh nhà.
I - Sơ lược tiểu sử, sự nghiệp của Trạng nguyên Trần Văn Bảo
Trần Văn Bảo (sau đổi tên là Trần Văn Nghi, có tài liệu chép là Trần Văn Tuyên) sinh năm Giáp thân 1524, mất năm Canh tuất 1610, quê làng Cổ Chử, huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam (nay là thôn Dứa, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Theo gia phả họ Trần làng Cổ Chử, cha Trần Văn Bảo là Trần Công, người ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Vào thời Lê, Trần Công di cư xuống làng Cổ Lãm (sau đổi là Cổ Chử), huyện Giao Thuỷ. Trần Công lấy vợ người làng Cổ Chử, sinh được hai người con là Trần Văn Bảo và Trần Văn Hoà. Mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, anh em Trần Văn Bảo sống rất khổ cực nhưng vẫn ham học. Thân mẫu hai ông phải tần tảo buôn bán hoa quả ở chợ Lạc Đạo (nay thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để lấy tiền nuôi hai con ăn học. Khi hai con vừa đến tuổi trưởng thành thì bà qua đời. Sau khi mẹ mất, gia cảnh Trần Văn Bảo lại càng khốn khó nhưng ông vẫn quyết chí học tập.
Năm 27 tuổi, Trần Văn Bảo đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Lịch 3(1550) đời Mạc Phúc Nguyên.
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Trần Văn Bảo được bổ làm quan trong triều đình nhà Mạc. Sau này ông đổi tên là Trần Văn Nghi rồi đi sứ nhà Minh (Trung Quốc). Khoảng đầu niên hiệu Diên Thành (1578) triều Mạc Mậu Hợp, Trần Văn Bảo được thăng chức Thượng thư, tước Nghĩa Sơn bá. Đến tháng 7 năm Tân Tị 1581 ông lại được Mạc Mậu Hợp giao chức Lại bộ Thượng thư, cho vào hầu giảng ở toà Kinh Diên.
Thời kỳ này nhà Mạc suy tàn, kỷ cương lỏng lẻo, xã hội rối ren, quan quân đánh dẹp liên miên, dân tình vô cùng khổ cực. Mạc Mậu Hợp lên ngôi từ khi mới hai tuổi, lớn lên chỉ ham chơi bời rượu chè, gái đẹp, chẳng quan tâm đến chính sự. Các quan đại thần trong triều như: Hộ bộ Thượng thư Giáp Trưng, Thiêm đô Ngự sử Lại Mẫn, Đông các học sĩ Nguyễn Năng Nhuận, các Đô cấp sự trung ở sáu khoa (Nguyễn Phong, Nguyễn Tự Cường, Phạm Như Giao, Nguyễn Ích Trạch, Lê Viết Thảng, Nguyễn Quang Lượng)... liên tiếp dâng sớ lên Mạc Mậu Hợp, chỉ rõ chính sự suy đồi, khuyên răn Mạc Mậu Hợp hãy chăm lo chính sự, nhưng Mạc Mậu Hợp vẫn không thay đổi.
Trước tình hình suy sụp của triều đình và Mạc Mậu Hợp càng ngày càng lao vào ăn chơi sa đoạ, Trần Văn Bảo đã tiên đoán sự diệt vong tất yếu của vương triều Mạc. Ông cảm thấy buồn nản và bất lực, muốn lui về ẩn dật. Trong tờ sớ của các Đô cấp sự trung sáu khoa dâng lên Mạc Mậu Hợp hồi tháng 6 năm Tân Tị 1581 có đoạn viết về Trần Văn Bảo như sau:
"... Văn thần trọng trách như Nghĩa Sơn bá Trần Văn Nghi, Vịnh Kiều bá Hoàng Sĩ Khải, An Khê bá Mai Công, Đam Xuyên bá Nguyễn Triệt, thì đều giữ vẻ khoan hậu, không cần nghĩ tới việc sâu xa. Bởi thế các liêu thuộc nhân đó mà trễ nải..." (Lê Quý Đôn toàn tập.- H.: Khoa học xã hội, 1978.- T.3.- Tr. 328 - 329).
Lời nhận xét trên chứng tỏ Trần Văn Bảo đã mang tâm trạng chán nản, không còn ham chức tước, muốn lui về quê làm một xử sĩ.
Ngày mồng 7 tháng 8 năm Tân Tị 1581, Trần Văn Bảo vào triều yết cáo xin về cố hương và dâng sớ từ chức Lại bộ Thượng thư. Đại lược nội dung tờ sớ của ông như sau:
" Trong khoảng trời với người giao cảm, đều ứng vào cùng loại với nhau, như nhân sự hay thì trời ứng điềm lành, nhân sự dở thì trời ứng điềm dữ.
Chính sự thời nay, rất nhiều việc hại đạo trái lẽ, không thể kể xiết.
Những tờ sớ của các vị đình thần trước sau đã tâu bày, đều nói thẳng những sự sai lầm, có thể như những liều thuốc hay, rất đáng cứu xét để tu tỉnh. Bệ hạ tuy đã ban chỉ dụ khen ngợi, mà vẫn chưa thấy mở rộng lượng theo lời can gián, như bệ hạ dạy rằng: lời này có thể làm theo, mà sao vẫn chưa thấy thi hành thực sự; như việc nọ đã qua bàn luận rất nên châm chước thi hành, mà sao vẫn không thi hành; như văn bản kia lưu ở trong cung, rất nên truyền ra, mà sao vẫn chưa phát ra... Không biết đó có phải là do ý định của bệ hạ mà tạo ra tình trạng đó hay là hoặc có kẻ làm mờ ám thông minh, lừa dối bệ hạ chăng?
Những việc như thế, rất trái với đường lối trị nước. Cho nên thể thống triều đình, ngày càng rối loạn, những lời công luận, ngày càng bế tắc. Trong nước không có chính trị hay, cho nên trời ra điềm dữ để cảnh tỉnh, như là sao chổi xuất hiện; núi tự nhiên lở, cùng là nhật thực nguyệt thực. Nay lại phạt bằng trận mưa bão dữ dội ngay tại kinh sư, đó là tai dị rất lớn.
Thời xưa vua Cảnh Công chỉ nói một lời thiện, mà sao chổi phải lui; nước Trịnh vì có chính trị hay, mà khỏi tai hoạ về sau. Đó đều là điểm đã nghiệm về người thắng trời, đức giải hạn, mà cũng đủ làm tấm gương soi tỏ cho ngày nay.
Kính mong bệ hạ, sợ oai trời, sửa đức mình, ban sắc lệnh cho phụ chính ứng vương phải hết sức tu tỉnh, giúp việc triều đình, để tâm vào việc giữ yên hoàng gia, nằm gai nếm mật, lấy việc diệt quốc thù làm trách nhiệm của mình. Lại cần đòi hỏi các vị đại thần, tin dùng những lời can gián trung thực; cải cách các điều lỗi, sắp đặt hết mọi việc. Như vậy là nhân sự đã hoàn thiện, thì thiên ý tự khắc vãn hồi, và thiên hạ quốc gia sẽ ngày một thịnh vượng thái bình. Nếu không thì thời kỳ bại vong khó tránh được.
Hạ thần không xứng chức, tự hạch xin miễn chức, và tới trước cửa khuyết để đợi tội, hoặc biếm hoặc truất, kính theo mệnh của bệ hạ".
Sau khi xem xong tờ sớ của Trần Văn Bảo, Mạc Mậu Hợp liền ban sắc uý dụ và buộc ông phải nhận chức.
Ngày 29 tháng giêng năm Nhâm Ngọ 1582, Mạc Mậu Hợp cho dựng ngôi điện giảng học, nhưng kỳ thực là để làm nơi yến tiệc chơi bời. Điện vừa làm xong thì bị hoả hoạn cháy trụi. Nhân sự kiện này, Trần Văn Bảo lại dâng sớ khuyên răn Mạc Mậu Hợp. Sớ rằng:
"Kinh thư có câu: "Duy cát hung bất tiếm tại nhân, duy thiên giáng tai tường tại đức" (Sự lành dữ xảy ra không lộn, tại người, trời giáng tai ương hay điềm lành, đều bởi đức).
Nay bệ hạ mới ngự ngôi điện mới dựng, đáng lẽ là lúc bắt đầu ban bố chính sự và giáo hoá, thế mà lại tới đấy để thoả vui yến tiệc, không có đề phòng, đến nỗi ngôi điện bị cháy, việc này không thể đổ cả cho trời được, đó chính là bởi nhân sự xui lên vậy. Nếu người không có sơ hở, thì tai biến đâu có xảy ra. Ý trời răn bảo đã rõ ràng như vậy, chính là lúc bệ hạ nên lo sợ chăm chỉ.
Kính mong bệ hạ, kính sợ lời răn của trời, nghĩ tới vương đạo, đừng cho lời nói của hạ thần là viển vông.
Đến như sự sửa sang lại kinh thành, trù hoạch quy củ, dự định dựng ngôi điện, để bệ hạ tới ngự, cũng là một cơ hội trung hưng thứ nhất. Vậy nên mong bệ hạ quyết đoán: giữa mong ứng vương tán trợ; dưới mong tất cả văn võ bá quan hoà mục, để cùng bàn tính kinh doanh, dựng lên một ngôi điện nguy nga giữa trời".
Mạc Mậu Hợp xem sớ rồi khen là thiết đáng, nhưng chỉ phán: "Trẫm đang suy nghĩ" và chứng nào vẫn tật ấy.
Nội dung các tờ sớ của Trần Văn Bảo thật thẳng thắn, chí lý, phân tích rõ nguyên nhân suy tàn của triều Mạc, đồng thời đề ra biện pháp cứu vãn tình thế, khuyên răn Mạc Mậu Hợp phải kịp thời sửa mình và chăm lo chính sự... Hơn 30 năm làm quan dưới triều Mạc, Trần Văn Bảo đã đem hết sức lực, tài năng, trí tuệ giúp cho việc củng cố vương triều Mạc. Thật đáng tiếc là Mạc Mậu Hợp đã không nghe theo những đề xuất của Trần Văn Bảo, để đến nỗi bị nhà Lê tiêu diệt vào năm 1592.
Tháng 3 năm Nhâm Ngọ 1582, Trần Văn Bảo lại xin từ chức Lại bộ Thượng thư để nhường cho các vị sứ thần vừa đi Trung Quốc về nhưng Mạc Mậu Hợp vẫn không chấp nhận.
Tháng 11 năm Bính Tuất 1586, Lại bộ Thượng thư Nghĩa Sơn hầu Trần Văn Nghi (tức Trần Văn Bảo, thời gian này ông đã được thăng tước hầu) xin tu sửa Trường quốc học, hai giải vũ ở điện Đại Thành và nghi môn tiền, nghi môn hậu, giảng đường, định lễ nhạc để tỏ rõ sự tôn sư trọng đạo và mở rộng nền văn hoá giáo dục. Mạc Mậu Hợp không theo.
Sau nhiều lần đề xuất những biện pháp cải thiện nền chính trị không được Mạc Mậu Hợp chấp nhận, khuyên răn vua Mạc sửa mình và chăm lo chính sự mà Mạc Mậu Hợp vẫn để ngoài tai, liên tiếp xin từ chức để về cố hương cũng không được Mạc Mậu Hợp đồng ý, Trần Văn Bảo cảm thấy mình bất lực. Tâm trạng buồn chán của ông ngày càng nặng nề, dần dần mất lòng tin đối với Mạc Mậu Hợp, dẫn đến hành động tất yếu là từ quan đi ẩn dật. Trần Văn Bảo bỏ nhà Mạc nhưng không làm quan cho nhà Lê. Đó là nỗi day dứt với quan điểm "Tôi trung không thờ hai chúa" và cũng chứng tỏ Trần Văn Bảo vẫn mong muốn nhà Mạc làm được những điều tốt đẹp cho dân cho nước.
Khoảng cuối năm Bính Tuất 1586, Trần Văn Bảo bỏ quan về quê rồi đi ẩn dật ở làng Phù Tải, huyện Bình Lục (nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Tại đây ông mở trường dạy học kiếm sống và đào tạo nhân tài cho đất nước. Học trò theo học rất đông. Thương thày một thân vất vả, sớm khuya không người giúp đỡ, học trò bàn nhau mối manh và xin ông kết duyên cùng bà Đào Thị Phượng, người làng Tiêu Động gần bên. Trần Văn Bảo có một người con với bà Đào Thị Phượng là Trần Ngọc Lâm.
Năm Canh Tuất 1610 Trạng nguyên Trần Văn Bảo qua đời, thọ 87 tuổi. Học trò lập đền thờ ông ở Đông Lân điếm. Dân làng Phù Tải tôn ông làm Đương cảnh phúc thần. Mộ ông hiện còn tại khu Mả Cả (Phượng Hoàng), làng Phù Tải, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông làm quan trải thăng đến tước hầu, sau khi mất được tặng tước Nghĩa Quận công.
Trần Văn Bảo có ba người con (hai con với bà vợ cả ở Cổ Chử, một con với bà vợ hai ở Phù Tải):
- Con cả là Trần Đình Huyên, sinh năm Tân Dậu 1561, không rõ năm mất. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất niên hiệu Đoan Thái 1(1586) đời Mạc Mậu Hợp. Sau ông theo về nhà Lê, làm quan đến Công khoa Đô cấp sự trung.
- Con thứ là Trần Văn Thịnh thi đỗ tứ trường (Hương cống) khoa Mậu Tý 1588, thi hội đỗ tam trường khoa Kỷ Sửu 1589 đời Mạc Mậu Hợp. Ông được Mạc Mậu Hợp gả em gái là Quyền Lộc công chúa cho làm vợ. Theo gia phả họ Trần ở Cổ Chử thì Phò mã Đô uý Trần Văn Thịnh làm quan nhà Mạc đến Thượng thư. Năm Nhâm thìn 1592 nhà Mạc mất, Phò mã Trần Văn Thịnh quyên sinh. Quyền Lộc công chúa cũng tự vẫn theo chồng.
- Con út là Trần Ngọc Lâm, sau làm quan đến Tri huyện, được phong tới tước hầu, là thuỷ tổ họ Trần làng Phù Tải. Hậu duệ của Trạng nguyên Trần Văn Bảo ở Phù Tải, tính đến năm 1789, có 25 người ra làm quan thì 14 người trúng ngạch võ cử, trong đó có 4 người đỗ Tạo sĩ. Trong số con cháu Trạng nguyên Trần Văn Bảo ra làm quan có 1 người được phong tước bá, 1 người tước tử, 2 người tước nam.
II - Một số vấn đề về Trạng nguyên Trần Văn Bảo cần làm rõ:
Như trên đã trình bày, do Trạng nguyên Trần Văn Bảo làm quan với triều Mạc, mà triều Mạc đối với các sử gia thời trước bị coi là nguỵ triều, nên không được ghi chép đầy đủ. Do đó tài liệu viết về Trần Văn Bảo hiện còn rất ít, lại sơ lược và nhiều điều không thống nhất, cần phải làm rõ.
1- Về người em của Trần Văn Bảo là Trần Văn Hoà có phải đỗ tới Tiến sĩ không?
Cuốn “Thờ thần ở Việt Nam” (Nxb Hải Phòng, 1996.- T.2) chép anh em Trần Văn Hoà và Trần Văn Bảo cùng đỗ Hương cống khoa Kỷ mùi 1548, lại cùng đỗ đại khoa khoa Canh Tuất 1550 triều Mạc Phúc Nguyên (Trần Văn Bảo đỗ Trạng nguyên, Trần Văn Hoà đỗ Tiến sĩ).
Khoa Canh Tuất triều Mạc lấy đỗ 26 Tiến sĩ. Các sách đăng khoa lục và lịch sử đều chép đủ cả tên tuổi, quê quán các vị đỗ khoa này. Một người là Trần Vi Nhân (người huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) vì gặp đại tang nên không dự thi Đình, do vậy “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ ghi khoa này lấy đỗ 25 người. Trong số 26 người đỗ khoa này không có Trần Văn Hoà. Tra cứu rộng ra các khoa thi triều Mạc và triều Lê cũng không thấy tên ai là Trần Văn Hoà người Cổ Chử đỗ Tiến sĩ.
Có thể kết luận Trần Văn Hoà không phải là đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Lịch 3(1550) đời Mạc Phúc Nguyên. Nói Trần Văn Hoà đỗ Tiến sĩ cũng không có cơ sở. Như vậy Trần Văn Hoà có thể chỉ đỗ tới Hương cống thôi. Tuy nhiên nói Trần Văn Hoà đỗ Hương cống khoa Kỷ Mùi 1548 cũng không phải. Năm 1548 là năm Mậu Thân chứ không phải Kỷ Mùi.
2 - Về dòng dõi Trạng nguyên Trần Văn Bảo
Hiện có hai thuyết về dòng dõi Trạng nguyên Trần Văn Bảo:
a- Thuyết thứ nhất nói rằng Trần Văn Bảo là con Trần Công, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, di cư xuống vùng Cổ Chử, lấy vợ người làng, sinh ra anh em Trần Văn Bảo và Trần Văn Hoà... như đã trình bày ở phần trên, theo Gia phả họ Trần làng Cổ Chử, thần tích thần phả địa phương và một số tác giả thời nay.
b- Thuyết thứ hai nói Trần Văn Bảo vốn họ Lê, con Lê Minh Triết ở làng Đại Bối, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Lê Minh Triết là một trong 5 vị hổ tướng triều Lê, được phong tước tới Hán Quận công. Năm 1527 Lê Minh Triết mất, Lê Minh Bảo theo mẹ về quê ngoại ở Cổ Chử sinh sống và đổi tên theo họ mẹ là Trần Văn Bảo... Thuyết này theo Gia phả họ Trần ở Phù Tải và các bài nghiên cứu về Trần Văn Bảo của một số tác giả gần đây.
Tra cứu nhiều tài liệu lịch sử, chúng tôi không tìm thấy sách nào nói về 5 vị hổ tướng triều Lê cả. Chẳng lẽ một vị hổ tướng được phong tước tới Quận công mà không một tài liệu nào nhắc đến?
Tuy nhiên, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Việt sử thông giám cương mục”, “Đại Việt thông sử” đều nói tới một Lê Minh Triết (Triệt) nổi dậy khởi nghĩa ở vùng Nghệ An, bị Trịnh Duy Sản đánh dẹp, chém đầu vào năm 1512. Rõ ràng Lê Minh Triết này không thể là cha Trần Văn Bảo, người ra đời năm 1524.
Tìm hiểu cuốn “Gia phả họ Trần ở Phù Tải” thấy có nhiều điều mâu thuẫn, phi lý. Trần Văn Bảo bỏ quan về quê rồi đi ẩn dật với mục đích "mai danh ẩn tích". Có lẽ vì thế các tác giả viết gia phả họ Trần ở Phù Tải sau này đã không biết được gốc tích của Trần Văn Bảo. Họ đã dùng hình thức "phụ đồng giáng bút" để hư cấu những điều họ không biết rõ về Trần Văn Bảo. Một số tác giả nghiên cứu gần đây đã căn cứ vào cuốn gia phả này dựng lại chân dung Trạng nguyên Trần Văn Bảo mà không chọn lọc, phân tích, đối chiếu với tài liệu lịch sử, đã đưa ra thuyết về nguồn gốc Trần Văn Bảo không đúng sự thật này.
3 - Trần Văn Bảo có phải là Tam nguyên không?
Một số tác giả viết rằng Trần Văn Bảo đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, Hội, Đình (tức Tam nguyên). Thực ra đỗ Hội nguyên khoa Canh Tuất 1550 triều Mạc là Tiến sĩ Ngô Bật Lượng, người làng Bái Dương, huyện Tây Chân (nay là thôn Bái Dương, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Các đăng khoa lục còn chép rõ điều này.
Như vậy, Trần Văn Bảo không phải là Tam nguyên. Ông chỉ là người đỗ Đình nguyên thôi. Trạng nguyên là bậc đỗ Tiến sĩ cao nhất thời phong kiến, cho nên danh hiệu này đã bao hàm danh hiệu Đình nguyên rồi. Khi nói Trạng nguyên thì không cần nói Đình nguyên nữa.
4 - Trạng nguyên Trần Văn Bảo đi sứ thời gian nào?
Về việc đi sứ của Trần Văn Bảo, các thư tịch cổ chỉ chép chung chung là: "Sau ông đổi tên là Trần Văn Nghi đi sứ Trung Quốc" hoặc chỉ nói "Ông có đi sứ Trung Quốc".
Cuốn “Thần tích Việt Nam” (Nxb. Văn hoá thông tin, 1995, sau Nxb. Hải Phòng in lại đổi tên là “Thờ thần ở Việt Nam”), cuốn “Thành hoàng Việt Nam” (Nxb. Văn hoá, 1997) và một số bài viết đăng tạp chí gần đây đều viết Trần Văn Bảo cầm đầu 4 bộ sứ thần nhà Mạc đi sứ Trung Quốc vào năm Canh Thìn 1580 (Lê năm Quang Hưng thứ 3, Mạc năm Diên Thành thứ 3). Sau khi đi sứ về ông lại giữ chức Thượng thư sáu bộ.
Tra cứu các thư tịch cổ thấy rằng, cuối năm Canh Thìn 1580 nhà Mạc có cử 4 bộ sứ thần đi Trung Quốc. Đoàn đi sứ này mãi đầu năm Nhâm Ngọ 1582 mới về nước. “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Việt thông sử” đều chép đầy đủ danh sách 12 vị sứ thần là : Lương Phùng Thì (Thìn, Thời), Nguyễn Nhân An, Nguyễn Uyên, Nguyễn Khắc Tuy, Trần Đạo Vịnh, Nguyễn Kính, Đỗ Uông, Vũ Cẩn, Nhữ Tống, Lê Đình Tú, Vũ Tính, Vũ Cận (Vũ Hoàng). Rõ ràng không có Trần Văn Bảo (Nghi, Tuyên) trong danh sách sứ thần. Hơn nữa, “Đại Việt thông sử” chép năm Tân Tị 1581 Trần Văn Nghi (tức Trần Văn Bảo) được Mạc Mậu Hợp giao chức Lại bộ Thượng thư nhưng ông đã xin từ chức mà không được Mạc Mậu Hợp đồng ý. Tháng 3 năm Nhâm Ngọ 1582 ông lại xin từ chức Lại bộ Thượng thư để nhường cho các vị sứ thần vừa đi Trung Quốc về. Như vậy Trần Văn Bảo không đi sứ vào thời gian từ năm 1580 đến năm 1582.
Tháng 10 năm Giáp Thân 1584 nhà Mạc cử Nguyễn Doãn Khâm, Nguyễn Vĩnh Thác (có sách chép là Nguyễn Vĩnh Kỳ), Nguyễn Năng Nhuận, Đặng Hiển, Vũ Sư Thước và Nguyễn Phong (có sách chép là Nguyễn Lễ hoặc Nguyễn Nồng) đi sứ nhà Minh để cống nạp theo thường lệ. Trần Văn Bảo không có tên trong danh sách đi sứ lần này.
Năm Mậu Thân 1548 có Lê Quang Bí đi sứ Trung Quốc mãi đến năm Bính Dần 1566 mới trở về nước. Nhà Mạc sai Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ Giáp Hải và Đông các hiệu thư Phạm Duy Quyết lên Lạng Sơn đón ông. “Đại Việt thông sử” chép về việc này như sau:
"Quang Bí đi sứ sang nhà Minh lo việc cống hiến thường niên, từ năm Mậu Thân, niên hiệu Gia Tĩnh thứ 27 (1548), ông đến Nam Ninh, bị nhà Minh ngờ là quan giả mạo, bắt phải chờ để tra xét minh bạch đã, rồi mới cho dâng lễ phẩm. Thế rồi họ gửi văn thư đi tra xét, nhưng chẳng có hồi âm, Quang Bí cứ phải lưu tại sứ quán chờ mệnh lệnh, Phúc Nguyên thì vì lúc ấy trong nước nhiều nạn, bỏ khiếm khuyết việc cống hiến đã mấy năm liền, nên cũng không giám tâu xin. Đến năm Quý Hợi, niên hiệu Gia Tĩnh thứ 42(1563), quan quân Lưỡng Quảng nhà Minh mới sai người đưa Quang Bí tới Bắc Kinh. Nhân dịp đó Phúc Nguyên cũng sai quan hầu mệnh gửi cho Quang Bí 25 lạng bạc để thưởng lạo..."
Theo “Đại Việt thông sử” viết trên đây thì từ năm 1550 đến năm 1566 rất ít khả năng nhà Mạc đi sứ Trung Quốc.
Như vậy có nhiều khả năng Trần Văn Bảo đi sứ Trung Quốc vào khoảng thời gian từ 1567 đến 1578. Nhưng không có tài liệu nào chép về việc đi sứ Trung Quốc của nhà Mạc trong khoảng thời gian này nên chưa xác định được Trần Văn Bảo đi sứ vào năm nào.
5 - Trần Văn Bảo bỏ quan đi ở ẩn vào năm nào?
Về năm bỏ quan đi ở ẩn của Trần Văn Bảo, các tài liệu viết về ông không thống nhất, có nhiều điểm mâu thuẫn với lịch sử. Đa số các thư tịch cổ chép Trần Văn Bảo thọ 63 tuổi, hoặc chết năm 63 tuổi. Có sách lại chép ông đi sứ rồi không về. Có lẽ các tác giả không biết rằng năm 63 tuổi Trần Văn Bảo bỏ quan đi ở ẩn nên đã cho là ông chết chăng? Năm 1586 cũng là năm Trần Văn Bảo 63 tuổi, do vậy việc bỏ quan về quê của ông có nhiều khả năng là vào năm này.
Sách “Thành hoàng Việt Nam” chép Trần Văn Bảo về trí sĩ năm 1592, nhưng lại viết "lúc đó Trạng nguyên đã ngoại tứ tuần" thì thật là vô lý (vì Trần Văn Bảo sinh năm 1524).
Sách “Thờ thần ở Việt Nam” viết Trần Văn Bảo từ quan năm 1591 và cho biết "năm đó Trạng nguyên 63 tuổi" cũng là không đúng. Nếu Trần Văn Bảo từ quan năm ông 63 tuổi thì năm ông từ quan phải là năm 1586 mới đúng.
Sách “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn lần cuối cùng nhắc đến Trạng nguyên Trần Văn Bảo vào tháng 11 năm Bính Tuất 1586, sau đó không thấy nói gì về ông nữa. Trong số các quan chức của nhà Mạc ra hàng nhà Lê vào năm 1592 có Lại bộ Thượng thư nhưng không phải là Trần Văn Bảo, mà là Đỗ Uông. Trong số quan chức nhà Mạc ra hàng nhà Lê còn có một người mang tước là Nghĩa Quận công nhưng không rõ tên là gì. Vậy Nghĩa Quận công này có phải là Trần Văn Bảo hay không?
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú có chép về Trần Văn Bảo, cho biết ông làm quan "trải thăng đến tước hầu, năm 63 tuổi chết". Sách “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn cũng chép vào thời điểm năm 1581 cho biết tước của Trần Văn Bảo là "Nghĩa Sơn bá", đến năm 1586 lại chép là "Nghĩa Sơn hầu". Điều này cũng khẳng định sinh thời Trần Văn Bảo làm quan trải thăng tới tước hầu. Còn tước Nghĩa Quận công là ông được tặng sau khi mất. Do đó Nghĩa Quận công ra hàng nhà Lê năm 1592 không phải là Trần Văn Bảo.
Từ những nhận xét trên chúng tôi nghĩ rằng có nhiều khả năng Trạng nguyên Trần Văn Bảo bỏ quan đi ở ẩn vào cuối năm 1586, sau khi ông xin tu sửa trường quốc học và định lễ nhạc để tỏ rõ sự tôn thày trọng đạo mà không được Mạc Mậu Hợp đồng ý. Lúc đó tâm trạng chán nản vì bất lực của ông đã tới đỉnh cao, tất yếu dẫn đến hành động bỏ quan đi ở ẩn.
Bước đầu tìm hiểu về Trạng nguyên Trần Văn Bảo với tham vọng góp phần dựng lại chân dung ông một cách xác thực, nhưng lực bất tòng tâm, chắc chắn còn nhiều điều phải tìm hiểu kỹ. Mong được bạn đọc lượng thứ và chỉ giáo…
….……….
Tài liệu tham khảo:
- Đại Việt thông sử / Lê Quý Đôn. - Đồng Tháp: Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp, 1993.
- Lịch triều hiến chương loại chí / Phan Huy Chú. – H.: Sử học, 1960. – T.1. – Tr. 300.
- Mấy ý kiến về dòng họ Trạng nguyên Trần Văn Bảo / Lê Xuân Quang // Văn hoá Nam Định. – 1998. – Số 1. – Tr. 25 – 26.
- Trạng nguyên Trần Văn Bảo / Nguyễn Quốc Hội // Nam Định. – 1997. – Ngày 31 – 10.
- Văn hoá Nam Trực cội nguồn và di sản. – Nam Định: HĐND huyện Nam Trực, 2000. – Tr. 181 – 189.
Tài liệu tham khảo:
- Đại Việt thông sử / Lê Quý Đôn. - Đồng Tháp: Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp, 1993.
- Lịch triều hiến chương loại chí / Phan Huy Chú. – H.: Sử học, 1960. – T.1. – Tr. 300.
- Mấy ý kiến về dòng họ Trạng nguyên Trần Văn Bảo / Lê Xuân Quang // Văn hoá Nam Định. – 1998. – Số 1. – Tr. 25 – 26.
- Trạng nguyên Trần Văn Bảo / Nguyễn Quốc Hội // Nam Định. – 1997. – Ngày 31 – 10.
- Văn hoá Nam Trực cội nguồn và di sản. – Nam Định: HĐND huyện Nam Trực, 2000. – Tr. 181 – 189.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét