Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

TRANG ĐỒNG NGỌC HOA TRÊN VIỆT VĂN MỚI (Kỳ 2)






Phật Giáo Ở Việt Nam

          Phật giáo hiện diện trên đất nước Việt Nam đến nay đã hơn 2000 năm. Trải suốt chiều dài lịch sử với sự kết tinh sức mạnh vào nền văn hoá độc đáo, Phật giáo đã góp phần cùng toàn thể dân tộc giữ gìn non sông gấm vóc, giành lấy quyền độc lập, tự do cho đất nước và viết lên những trang sử oai hùng cho Tổ quốc.

          Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Phật giáo Việt Nam, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Tổ quốc thống nhất, giang sơn thu về một mối, đó lại là điều kiện thuận lợi để thống nhất Phật giáo, hoàn thành hoài bão cao cả của các bậc Phật giáo tiền nhân. Vì vậy có thể nói rằng: Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời chính là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam trong hàng ngàn năm qua. Vì thế trong tâm thức tuyệt đại đa số người Việt Nam luôn coi Phật giáo là Quốc giáo, là đạo của dân tộc.
          Một nhân duyên trùng lặp ngẫu nhiên vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ nhất, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam và phát triển thành những trung tâm Phật giáo lớn như Luy Lâu, Long Biên, Hoa Lư…
          Vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ hai (1010) vị vua Phật tử rời kinh đô từ Hoa Lư lên Thăng Long. Từ đó Phật giáo cũng phát triển mạnh với sự tồn tại song song của ba thiền phái chính là: Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường.
Đỉnh cao nhất đã kết tinh thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần, một thiền phái lớn nhất mang đặc trưng vì dân tộc Việt Nam.
Phật giáo thời Trần là Phật giáo nhập thế Điều ngự (tức Trần Nhân Tông) đi khắp mọi nẻo thôn quê khuyên dân phá bỏ dâm từ và thực hành “giáo lý thập thiện”. (Tam tổ thực lục) thập thiện chính là giáo lý nhập thế căn bản của đạo Phật. Lấy giáo lý thập thiện làm căn bản cho đạo đức xã hội.
          Theo Phật giáo, đạo đức thể hiện rõ nhất trong việc giữ giới. Giới (đạo đức) là giai đoạn đầu tiên tất yếu với mục đích dẫn dắt người phật tử từng bước đến với đạo. Giới còn là phương tiện giúp con người vượt qua sông mê bể khổ luân hồi tiến tới chốn an lạc giải thoát. Giới là điều kiện không thể thiếu trong việc tập trung tinh thần vào tu tập. “Tam thế chư phật sở dĩ thành đạo đều không thể không qua thụ giới”.
          Vua Trần Thái Tông (1218-1277) ông là đại biểu xuất sắc của Thiền Tông Việt Nam đã để lại cho hậu thế một gia tài triết học quí giá. Ông đã viết nhiều bài văn đề cập đến tầm quan trọng của việc giữ gìn 5 giới luật căn bản của người phật tử: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Xét về căn bản, đây là những điều răn dạy cơ bản về đạo đức cho con người nên việc giữ giới luật trước hết nhằm phát huy bản tính thiện, diệt trừ tam nghiệp: Tham, sân, xi đem lại cho thân tâm con người sự trong sạch. Những quan niệm về đạo đức của Trần Thái Tông mang giá trị nhân văn cao quí, có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống. Đó cũng là minh chứng về vai trò và ý nghĩa của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam trong một giai đoạn phát triển rực rỡ của lịch sử.
          Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện sau hàng ngàn năm đạo Phật ra đời, lại cũng sau giai đoạn thịnh hành của Phật giáo thời Lý. Mà Lý Thái Tổ lại là con nuôi của Thiền sư Lý Khánh Văn, do vậy đạo Phật trở thành Quốc giáo. Kinh bắc quê Vua thành thủ phủ Phật giáo, từ đó mà chùa, tháp xây dựng khắp moi nơi… Nhưng Phật giáo cực thịnh, có mặt tích cực, lại kèm theo mặt hạn chế, làm nhọc sức dân, rỗng quốc khố và loạn lạc khắp nơi. Điều này chính sử cũng đã ghi. Lại phê phán việc dị đoan trong Phật giáo đến nỗi cho mọi thành đạt, kể cả kháng chiến đổi máu xương tạo nên chiến thắng đều quan niệm do công lao của Phật, của thần.
          Một số ông vua quá mê muội, mù quáng tin ở điềm lành vật lạ, lại chơi bời quá độ khiến giềng mối rối loạn, giặc cướp khắp nơi dẫn đến kinh tế kiệt quệ, dân gian cực khổ và ngôi báu cũng rơi vào tay dòng họ khác.
          Từ bài học sùng thượng đạo Phật cũng như cuồng tín ở Phật ở thần dẫn tới sự suy vong của vương Triều Lý, khiến Trúc Lâm đại sĩ lo lắng việc giác ngộ đạo của mọi người. Nói khác đi là lo sự hiểu biết về Phật, về thần chưa thấu đáo của nhân dân. Nên người cho mở nhà học để tiếp nhận kiến thức nho giáo, mở trai đường giáo hoá phật pháp, từ đó mà chấn chỉnh lệch lạc, khai sáng tâm trí thiền “tự giác, giác tha” đồng thời giúp tăng ni, tín đồ khai thông bồ tát giới. Đại sĩ còn giáo hoá dân gian làm việc thiện, đồng thời hướng dẫn dùng thuốc nam cứu chữa người bệnh giúp đỡ dân nghèo.
          Vừa có tư tưởng Phật, vừa thể hiện là bậc minh quân cái thế, am tường giáo lý Khổng Mạnh, lại đã từng cầm quân xông pha trận mạc, đã và đang ở ngôi cao sang bao trùm thiên hạ. Nếu theo khuynh hướng Phật giáo của Ấn độ, Phật giáo Trung Hoa thì Phật giáo của Trần Nhân Tông : Vui đạo vẫn hoà với đời, nói cách khác làm việc trần thế vẫn phụng sự được đạo thì thiền phái Trúc Lâm sẽ hành đạo như thế nào? Có chăng thiền kiểu Tuệ Trung Thượng Sỹ? Trần Nhân Tông đã chọn con đường “nhập thế” nên trong (Tam tổ thực lục) có chép “tham khảo những ý chỉ của Tuệ Trung Thượng Sỹ, thu lượm được nhiều tinh hoa của đạo thiền nên vẫn nhờ Thượng Sỹ làm thầy”.
Trúc Lâm có tôn chỉ kính Phật trọng tăng, hoà với tính tự cường độc lập dân tộc, không quá lệ thuộc, lại có nét khác biệt mà lý luận phái thiền nguyên thuỷ chưa đề cập. Vậy nét khác biệt ra sao? Vẫn từ quan điểm hư vô, tâm bát nhã (trí tuệ), bồ đề (giác ngộ) thiền Trúc Lâm không nghiêng hẳn vào yếm thế, nghĩa là không xa lánh trần thế như một số phái trước đây. Không nghiêng về phù phép, ma thuật như các dòng Vô Ngôn Thông, Tì Ni Đa Lưu Chi… Mà việc đạo không tách khỏi việc đời, sống theo qui luật tự nhiên, cảm quan với cảnh sắc và đời sống xã hội.
Tu mà không xa rời trần tục, tu mà khi quốc gia có biến cố thì thiền sư, cư sĩ, tín đồ… đều quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghĩ đến sự hưng vong của chùa cảnh, xóm làng, đất nước. Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc. Điều này thấy rõ ở nhiều đẳng cấp xã hội dưới thời Trần như Trần Nhân Tông, Thánh Tông đến các Hoàng Tử, vương phi công chúa thuộc quí tộc Trần, các tướng lĩnh, người bình dân và cả lớp người thuộc đẳng cấp thấp hèn trong xã hội.
Nhưng chuyện đang ở cương vị Đế vương cao sang quyền quí như Trần Thái Tông và Trần Nhân tông mà từ bỏ giàu sang lui vào rừng xanh núi thẳm cam chịu cuộc sống đạm bạc để tu hành, lo cho bồ đề tâm, bát nhã tâm của chúng sinh thì sao không cho là cá biệt. Nhưng khi vì yêu cầu chăn dân, trị quốc, bản tự là Quốc Sư Phù Vân nói: “Phàm đã làm vua trong thiên hạ phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình”. Thì Thái Tông nghe ra, liền quay lại kinh đô để trị vì đất nước.
Trần Nhân Tông có ý xuất gia từ nhỏ, nhưng vì bổn phận giữ chữ hiếu nên đã nối ngôi vua năm ngoài 20 tuổi. Nhưng sau 14 năm làm vua, cùng vua cha và quần thần vững vàng lãnh đạo quân dân kháng chiến giữ nước, trở thành ông vua anh hùng trong thời chiến và sau này thành bậc vua hiền thời hậu chiến ổn định. Khắc phục hậu quả chiến tranh xong lại sẵn sàng dã từ nơi quyền quí, quyền lực cùng với sự hưởng thụ vô tận, lui về Tức Mạc với cương vị Thái Thượng Hoàng để được tĩnh tâm nghiên cứu đạo thiền. Nhưng thời gian 5 năm làm Thái Thượng Hoàng, triều đình có những việc đại sự như: xét duyệt sổ đinh, sắc dịch trong nước, dẹp các thế lực làm phản, tiếp và đối sách với sứ nhà Nguyên, Thượng Hoàng đều quan tâm. Người còn đột xuất vi hành lên Thăng Long kiểm tra, thấy vua say rượu, bèn về cung điện Thái Thượng Hoàng ở Thiên Trường, lệnh cho Vua về nhận tội. Người đã nghiêm khắc nói: “Trẫm còn có con khác cũng có thể nối ngôi được. Trẫm còn sống mà ngươi còn dám như thế hoá chi sau này?”. Lời răn đe đã giúp cho Anh Tông ân hận, không dám buông thả trong lối sống nữa. Và khi cảm thấy yên tâm, Thượng Hoàng Nhân Tông rời Thiên Trường vào núi Yên Tử tu khổ hạnh (tháng 8 năm 1298).
Trong quá trình ngồi thiền, trở thành đệ nhất phái Trúc Lâm, Đại sĩ Nhân Tông vẫn không quên trọng trách quốc gia. Ngoài việc mở hội vô lượng ở chùa Phổ Minh, Đại sĩ còn giành nhiều thời gian giảng đạo, giác ngộ về tín ngưỡng, khuyên dân phá bỏ các dâm từ thờ cúng nhảm nhí, sang đất Chiêm Hoằng phát về đạo Phật, hứa gả công chúa yêu quí Huyền Trân cho vua Chiêm hy vọng yên bình cho hai nước Việt - Chiêm.
Tư tưởng thiền của Trúc Lâm Đại Sĩ rõ ràng không như các giáo phái khác. Hoà đạo với đời, cô kết lòng dân vì quyền lợi dân tộc, dân sinh. Giác ngộ đạo để hiểu chân tướng, không mù quáng dị đoan tổn hại đến tư duy trong sáng đạo thiền.
Trong bài Phú, Giác Hoàng đã dạy: “Đến cốc hay chỉn bụt là ta” (đến khi biết chính bụt là mình) nghĩa là ai cũng có thể trở thành Phật, một bài học thật tuyệt vời. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu có tâm thiện. Thiết nghĩ có lời dạy nào hay hơn, tác dụng hơn để hướng cho đời có đạo lý? Và nếu ai cũng quán triệt lời dạy cao siêu này, thì ai cũng tu tâm làm điều nhân đức, xã hội đâu còn cảnh tranh giành, tham bỉ đố kỵ… làm hoen ố bản chất tốt đẹp của dân tộc.
Tư tưởng thiền Trúc Lâm mang tính độc lập, ít bị ảnh hưởng bởi đạo nguyên thuỷ cũng như một số tôn phái từ trung hoa du nhập. Phải nói đây là lối tu hài hoà với dân chúng, dân chúng dễ theo như nội dung bài “Cư trần lạc đạo” (Tu Phật giữa cõi phàm trần) của Trần Nhân Tông “Trần tục mà nên, phúc ấy còn yêu hết tấc. Sơn Lâm chẳng cốc, hoa kia thực cả đồ công”…
“Hãy sống với đời, thoải mái vui điều phúc. Nơi núi rừng không biết, hoạ đến cũng uổng công…”
Và lời kệ kết thúc bài phú cũng ghi:
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”


(Phàm trần vui đạo ấy tuỳ duyên,
Đói cứ việc ăn, mệt ngủ liền.
Của báu tại nhà sao phải kiếm
Thờ ơ với cảnh hỏi chi thiền)
          Giáo phái Trúc Lâm ra đời phải chăng do nhu cầu mang tính lịch sử để thống nhất ý thức hệ tôn giáo. Qui tụ Nho, Phật, Lão giáo (tam giáo) dung hoà Thiền Tông, Trịnh Tông, Mật Tông tạo sức mạnh. Ngôi chùa làng ngoài chức năng sinh hoạt tâm linh còn thêm chức năng sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Đây là những nét phù hợp với tư tưởng dòng thiền Trúc Lâm. Tư tưởng nhập thế của đạo, uốn nắn những lệch lạc mà người đời mắc phải. Tư tưởng nhập thế của đạo giúp cho đời có cái nhìn và tu thiền đúng mức như tấm gương của các vua Trần, bỏ quyền quí đi tu, tìm cái phi thường của đạo.
          Đạo Phật ở Việt Nam hiện nay đang được phát triển, vì có chính sách tự do tín ngưỡng của nhà nước Việt Nam. Được sự quan tâm của nhà nước, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ động trong việc truyền bá Phật pháp, không những trong nước mà còn ra cả nước ngoài như Pháp, Úc, Mỹ, Canađa. Vì sau năm 1975 người Việt Nam theo đạo Phật di cư sang các nước nói trên.
          Trong nước, các viện nghiên cứu Phật học được thành lập, mở mang thêm các trường Phật học, viện Phật học. Đặc biệt là giới trí thức họ rất quan tâm nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật.
          Phật giáo giữ vai trò lớn trong đời sống xã hội tinh thần của người dân Việt Nam ngày nay. Vì Hội Phật giáo Việt Nam đã làm được nhiều việc lợi đạo ích đời làm cho Phật giáo Việt Nam ngày càng xứng đáng là một tôn giáo của sự từ bi và trí tuệ với giáo lý vô ngã vị tha cứu khổ độ sinh của nhà Phật, thực hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Vận động tăng ni phật tử trong cả nước tham gia vào các hoạt động xã hội như xoá đói giảm nghèo, cứu trợ nhân đạo, làm cho Phật giáo Việt Nam luôn gắn đạo với đời, sát với thực tế và luôn đồng hành cùng dân tộc, xứng đáng là một tôn giáo có truyền thống yêu nước gắn bó với dân tộc.




Nam Định Với Lễ Hội Tháng Tám Giỗ Cha

          Đó là lễ hội kỉ niệm ngày mất của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn mà người đời thường gọi ông với cái tên vừa cao xa vừa gần gũi là “Đức Thánh Trần”. Ông là con trai thứ hai của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu,mẹ ông là Đoan Túc,ở hương Tức Mạc,phủ Thiên Trường(nay thuộc xã Lộc Vượng Nam Định
Thế kỷ 13, nhân loại chứng kiến cơn lốc kinh hoàng có sức tàn phá lớn“rợ Mụng Cổ”. Từ những bộ tộc du mục ở đông Á,Quốc gia phong kiến độc tài Mông Cổ được thành lập (1206), dưới sự chỉ huy của thành Cát Tư Hãn,con cháu các đạo quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi từ Đông Á tới Trung Âu,từ Tung Hoa mênh mông tới trung Nam Á. Đi đến đâu chúng cũng san bằng mọi thành trì,cướp sạch mọi của cải và giết hết những ai cả gan chống lại chúng.Quân Mông Cổ tung roi ngựa có thể bắt sông ngừng chảy,gió ngừng thổi,trà đạp lên quyền sống, quyền tự do của hầu hết các dân tộc trên khắp các lục địa Á, Âu.
Thế nhưng đạo quân hung nô ấy đã bị thất bại trước sức mạnh của Đại Việt không chỉ một lần mà tới ba lần,chặn đứng hẳn âm mưu của chúng không những chỉ muốn thôn tính nước ta mà còn cả các nước khác trong vùng.
Công lớn ấy của quân dân Đai Việt phải nói đến Trần Hưng Đạo.Từ nhỏ ông đã có năng khiếu về văn chương võ lược. Nhờ học được thầy giỏi nên ông có học vấn uyên thâm. Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất của ông thể hiện tinh thần yêu nước và khí phách anh hùng của văn học thời Trần. Ngoài ra ông còn hai tác phẩm quân sự lỗi lạc là:
- Bình gia diệu lý yếu lược.
- Vạn kiếp tông bí truyền thư.
Hỏi về kế sách đánh giặc thì Trần Quốc Tuấn trả lời “Vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt… Nó cậy trường trận ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường tình của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cần thắng chóng thì phải chọn dùng tướng giỏi xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được đội quân lòng như cha con mới dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Có thể nói tư tưởng lớn đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Trong hội thảo khoa học thời Trần và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà 9/1995 giáo sư tiến sĩ Nguyễn Duy Quí đã viết: “Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam có lẽ Trần Quốc Tuấn là một trong số ít người có nghiên cứu kế thừa, tổng kết kinh nghiệm và sự trải nghiệm của bản thân viết thành sách nhằm phục vụ riêng cho sự nghiệp bảo vệ bờ cõi Đại Việt”.
          Với công lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, với đức độ và tấm lòng trong sáng, luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết. Năm Kỷ Sửu (1289) nhà vua xuống chiếu tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương. Tên tuổi của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã gắn liền với những chiến công hiển hách ở Đông bộ đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp và Bạch Đằng giang. Ông là vị tướng nhân, tướng nghĩa, tướng dũng, tướng tín, là ngôi sao sáng chói giữa trời nam và mãi mãi còn đó cùng non sông đất nước.  Ông mất ngày 20/8 Canh Tý tức 5/9/1300 tại phủ Đệ Vạn Kiếp được triều đình phong tặng danh hiệu “Thái sư thượng phụ thượng quốc công nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương”.
          Lịch sử Việt Nam hơn 700 năm qua luôn luôn tôn vinh ông là vị anh hùng dân tộc. Không dừng ở đó nhân dân còn suy tôn ông là bậc thánh nhân “Sinh vi tướng tử vi thần”. Khi làm tướng ông được nguồn sức mạnh tinh thần và nỗ lực của nhân dân vô cùng cao quí đã chầu qui vào mình bao nhiêu để từ đó làm lên sóng gió Bạch Đằng thì khi làm thần nhân dân bốn phương cả nước lại tìm đến ông mỗi khi họ có công to việc lớn, buồn vui trong đời, nhất là những lúc ốm đau, hoạn nạn đều mong người ra tay cứu giúp.
Năm 1984 Hội Hoàng gia nước Anh đã tổ chức phiên họp gần 478 nhà khoa học quân sư các nước để lựa chọn tướng soái lừng danh thế giới xếp vào danh mục từ điển. Trần Hưng Đạo được 100% số phiếu bầu là một trong 10 tướng giỏi nhất thế giới. Người đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới, thời trung cổ chỉ có mình ông.
Đền thờ Đức Thánh Trần được lập khắp nơi trong cả nước. Không chỉ riêng ở Kiếp Bạc, Trần Thượng và quê hương Bảo Lộc mà ngay đền Ngọc Sơn, đất thiêng giữa thủ đô Hà Nội cũng là đền thờ Hưng Đạo Đại Vương. Quê hương Nam Định cũng có đến 156 đền. Ngoài đền Cố Trạch, Bảo Lộc đền Nam Trực ở Trực Khang, Trực Ninh được đánh giá là một di tích lớn trong vùng phía nam tỉnh. Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Đây là ngôi đền được nhân dân xây dựng từ thời hậu Lê. Hiện câu đối ở tiền đường còn nói lên điều đó:
          Nhị bách niên trần thất dĩ lai duệ chí anh linh danh thượng tướng
          Thiên vạn cổ Việt Nam nhi hậu thông minh chính trực vị tôn thần.

          (hai trăm năm nhà Trần đến nay trí dũng anh hùng ngôi thượng tướng
          Ngàn năm vạn thuở Việt Nam tiếp tới thông minh ngay thẳng vị tôn thần)
          Nhà tế và long các được xây dưng từ thời Nguyễn :
          “Điện các sinh lương hoàng Bảo Đại thập lục niên đổng lương tráng lệ
          Lâu đài ngật lẩpTần Thánh Triều thiên vạn tảI miếu vũ nguy nga”
          Trên vòm cổng nghi môn có ba chữ “Vạn Vọng Phu”(mọi người trông lên đó mà noi theo). Nhà tế được thiết kế nhiều vòm tròn cung cong bằng bê tong cốt thép kết hợp với hệ thống cột đỡ tạo lên thế uy nghi vững trãi.Tiếp nhà tế với tiền đường là khu sảnh lớn,một cảnh thiên nhiên thu nhỏ được đắp bằng đá,nổi bật là hòn núi thế “Ngũ lão long đình”(năm cha con bàn việc triều đình) mà sử đã ghi lại,3 trong 4 người con của Trần Hưng Đạo cũng là những danh tướng chống Nguyên Mông như Hưng Vũ Vương Nghiên, Hưng Nhương Vương Tảng,Hưng Trí Vương Hiện. Mặt tiền cung chính,từ bậc tam cấp,cột ,xê nô, cho đến lưỡng long chầu nguyệt ở phần chắn máI đều được làm bằng đá.Tử long các trở vào ,có đến ba chục câu đối và hàng chục đại tự,hoành phi.Có câu chữ được nhấn vữa trên mặt cột, có tám câu được trạm nổi trên cột đá,có nhiều câu được sơn son thếp vàng hoặc khảm ngọc trai trên nền gỗ. Bốn chữ “Cao danh thiên cổ”trên bức hoành phi chính được viết to với nét chữ 10cm làm cho mọi người nhớ đến công lao vị anh hùng có tài võ công văn trị đã từng chấn kình ngư sóng dữ ở Bạch Đằng giang ,cho đến khi xã tắc yên vui mới dừng chân thạch mã.
          Pho tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng,nặng hơn 300kgđược sơn son thếp vàng, nét mặt hiền hậu tươI vui,đặt trong cỗ ngai khung kính,bên trên có rồng chầu mặt nguyệt sơn son thếp vàng ở trong cung cấm. Đằng trước là nhang án gỗ có niên đại từ thời Lê, cao1,65m rộng 0,6m, dài 1,8m chính giữa tram nổi rồng ,chân thanh mảnh trạm long giáng.Trên nhang án để bát nhang đồng loại cổ hình chữ nhạt cao 0,5m, phía trước đúc nổi lưỡng long chầu nhật,phía dưới vòng quang đúc tứ linh.
          Đặc biệt hai toà trung đường và tiền đường làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Hoành, xà, kẻ bẩy, câu đầu được trạm trổ tinh xảo. Những con rồng nổi bong lên uốn lượn dập dờn trước con Phượng đang xoè cánh như chực bay lên kết hợp với hoa văn trên cột đá xà lim mô tả những hình tượng độc đáo của bản sắc văn hoá dân tộc Việt xưa. Hai bên nhang án cùng với hai con ngựa gỗ cao 1,9m có kích thước cân đối trông vừa khoẻ mạnh nhẹ nhàng, yên được trạm trổ công phu sơn son thếp vàng đặt trên mình ngựa trắng. Bben cạnh là hai hàng chiêng trông gươm đao mã tấu,bát biểu ,chấp kích nghiêm trang như những hàng quân đang sẵn sàng đợi lệnh. Hai bên tả hữu là bậc thềm để các loại kiệu bát cống, long đình,đầu sư tử và những đồ lễ cụ để hàng năm cứ đến ngày 18,19,20,tháng tám âm phục vụ cho việc làng vào hội. Đặc biệt ở đây khi làng mở hội thì chỉ có người về chứ không có người đI,dù bất công to,việc lớn gì cần thiết cũng không bỏ ngày tháng tám giỗ cha.
          Cùng với đền Cố Trạch Thiên Trường, một quần thể di tích Trần,chùa Tháp, đền Bảo Lộc,lăng Trần Hưng Đạo, đền thờ Trần Quang Khải, tháI sư Trần Thủ Độ tạo thành vòng tròn khép kín cho khách thập phương cả nước về lễ thánh ngay từ những ngày đầu tháng tám.
Nếu như nhân dân Kiếp Bạc rước kiêụ Đức thánh Trần ra bờ sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu,thời Trần có tên là Bình Than),để ngài duyệt đua thuyền , xem thuỷ quân tập trận và diễn lại tích xưa trên sông bạch Đằng,thì ở đây nổi bật nhất trong lễ hội là rước thánh quanh làng. Với nghi thức ngày rước gồm có:Cờ, dùi đồng, phủ việt, bát biểu, biểu lệnh, kiệu bát cống, long đình.  Những nam thanh nữ tú, được dân làng giao vác đồ nghi trượng, khiêng kiệu đều ăn mặc gọn gàng nghiêm túc.Nam thường mặc quần trắng, áo dài đen,đầu chít khăn thủ rìu, ngang lưng thắt khăn đỏ. Nữ mặc áo dài thắt lưng xanh (cô kia thắt dảI lưng xanh, có về Nam Định với anh thì về). Các già trong hội Phật tử mặc áo dài, cầm ô màu, trông như những đàn bướm khổng lồ, muôn màu muôn sắc, cao thấp dập dờn. Các đội tế nam quan , nữ quan trong làng , ngoài xã mặc đồ tế đI cùng các đội bát âm ,sư tử,mứ rồng ,đánh trống thi nhau đua tài biểu diễn trên đám rước dài hàng cây số đI từ đầu đến cuối làng ,dọc theo Duyên giang và ngược lại.
Nhân dân già trẻ trai gáI, đứng chật hai bên bờ sông tay cầm cờ hoa vẫy chào Thánh. Đặc biệt nhà nào ở hai bên đường cũng bày và trang hoàng rất đẹp bàn lễ bái vọng thánh. Đội múa rồng, sư tử và ông chủ đám rước kể cả kiệu Thánh đều phải dừng lại trước mỗi bàn lễ vọng để chứng kiến tấm lòng của người người, nhà nhà nghĩ về thánh Cha đã hiện lên trên câu đối giữa đền làng mình:
Bình tặc thiên thu lưu chính khí
Duyên giang vạn cổ mộc hồng ân
Dẹp giăc ngàn thu tiếng thơm còn mãi
Sông Duyên muôn thuở tám gội ơn sâu
          Ngoài ra , lễ hội còn có các trò chơi dân gian như: tổ tôm điếm, cờ người,đu quay….Trong những đêm mở hội, còn được các gánh hát ở nhiều nơI về biểu diễn góp vui rất tưng bừng cho đến tận đêm khuya làm cho ngày hội sôi nổi ở quê hương chưa xong đã mong đến năm sau lại hội./.




Người Đặt Tên Cho Hà Nội Xưa Là Thăng Long

          Chuyện kể rằng: ngày xửa, ngày xưa có một cô gái người ở châu Cổ Pháp (Bắc Ninh ngày nay) rất xinh đẹp, da trắng, tóc dài, cổ cao ba ngấn. Con người má thắm, môi son, mắt phượng mày ngài ấy tuy đã ngoài 30 tuổi, duyên phận chưưa đến hay sao mà lại ra chùa Cổ Pháp ở để từ chối bao chàng trai cùng quê dạm hỏi.
Bà được sưư thầy Lý Khánh Văn cắt tóc để qui y cửa Phật nhưưng không may lưưỡi dao cạo vấp làm đứt tai, có 3 giọt máu chảy xuống chân. Bà giận sư thầy bỏ chùa về nhà thì thấy mình có chửa. Ngưười ta chửa 9 tháng 10 ngày thì đẻ, nhưng bà lại chửa đúng 1 năm. Đêm hôm ấy, ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, trời tự nhiên mưa giông gió giật, sấm chớp đùng đùng, bà lại lên cơn đau bụng đẻ. Mọi người xúm lại bàn tính đi rưước bà mụ, thì có con chó lạ sợ sấm sét chạy vào nhà đứng sừng sững dùng mình vẩy nước mưa trên lông.
          Con chó khoang đen trắng đẹp quá lại tự nhiên nhưư nhà của nó (liếm ngửi hết mọi người). Ai cũng thấy đốm đen trên mình nó mang hình chữ Thiên tử (con trời). Cậu bé sinh ra khóc oang oang át cả tiếng sấm sét ngoài trời. Kẻ thức giả nói đó là điềm ngưười sinh vào năm Tuất làm Thiên tử. Cậu lớn nhanh nhưư thổi, mới 3 tuổi mẹ cậu đã bế vào chùa gửi cho sưư thầy Lý Khánh Văn nuôi dạy. Từ đấy cậu bé đưược đặt tên là Lý Công Uẩn. Có một lần nhà sưư sai Lý Công Uẩn mang oản đặt lên bàn thờ cúng Phật, cậu bé đã khoét ruột ăn trước. Nhà sưư biết dưược tránh mắng, cậu tức nắm, vào chùa tát cho tưượng hộ pháp 3 chiếc rồi lấy son viết vào lưng tượng máy chữ “Đồ tam thiên lý” (đày 3 ngàndặm) rồi bỏ đi. Vì cậu bé chỉ cho rằng hộ pháp nhìn thấy đã mách nhà sưư. Đêm hôm ấy nhà sư Khánh Văn nằm mơ thấy hộ pháp đến khóc và chào từ biệt với lý do bị Hoàng Đế đuổi đi. Sáng dậy nhà sư vào xem tượng rồi sai mấy chú tiểu lấy nước lau sạch chữ sau lưng hộ pháp. Nhưng ai lau cũng không sạch, đến khi Lý Công Uẩn chỉ lấy tay xoa nhẹ là chữ biến mất. (theo “Thần Đồng xưưa của nưước ta”).
Lý Công Uẩn là người thông minh, học một biết mười. Được ít lâu Khánh Văn thấy mình hết chữ bèn dắt cậu bé sang chùa Tiên Sơn (Bắc Ninh bây giờ) gửi cho sư Vạn Hạnh dạy đỡ. Tuy đã lớn, học hành giỏi giang nhưưng nghịch quá trời. Có lần Công Uẩn bị sư Vạn Hạnh phạt trói suốt đêm ở cửa chùa, bị muỗi đốt không chịu đưược, tức cảnh đọc bốn câu thơ đầy khẩu khí bằng tiếng Hán, dịch nôm ra như sau:
“Màn có trời cao chiếu đất liền
Cùng trăng thanh thả giấc thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng”

                  (Lê Văn Uông dịch)
          Nhà sư Vạn Hạnh khen rằng: “Đứa trẻ này không phải là ngưười thưường, sau này lớn lên tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm vua giỏi trong thiên hạ”. Khi Lý Công Uẩn đã trưởng thành, nhà sư Vạn Hạnh đã tiến vào trièu giúp nước “Đại Việt sử ký toàn thư”. Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà, Trung Tôn bị giết, Lý Công Uẩn ôm xác vua mà khóc, Ngoạ Triều khen là người trung. Nhờ có học vấn và tài cán, Lý Công Uẩn được phong làm “Tứ Xương quân” rồi thăng lên chức “Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ”. Từ ngày vua Lê Đại Hành mất, vua nối ngôi chơi bời truỵ lạc, không quan tâm gì đén triều chính, nhân dân chán ghét triều đại nhà Lê. Lúc ấy tại làng Cổ Pháp, nơi sinh ra Lý Công Uẩn có cây gạo bị sét đánh hiện lên dòng chữ:
“Thụ căn diểu diểu
Mục biểu thanh thanh
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông A nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung hiện nhật
Đoài cung ấn tinh
Lục, thất niên gian
Thiên hạ thái bình.”
Tạm dịch là:
“Gốc cây trăng trắng
Vỏ cây xanh xanh
Hoà đao mộc ngã
Thập bát tử thành
Đông A nhập địa
Cây khác lại xanh
Cung chấn vầng nhật
Cung đoài ấn tinh
Khoảng sáu, bảy năm
Thiên hạ thaí bình”
          Thấy lạ, làng trên xã dưới người người lũ lượt kéo nhau đén xem, bàn tán:
          - Đấy các cụ xem, câu 1 chẳng ám chỉ nhà vua suy yếu là gì. Còn câu 2 muốn nói tới kẻ bề tôi đã hưng thịnh. Cụ khác lại quả quyết:
          - Đây, đây rõ rành rành nhé: Hoà đao mộc ghép ghép lại thành chữ Lê. Thập bát tử ghép lại thành chữ Lý, ai đến xem cũng kháo nhau ầm lên cho là điềm trời hợp với lòng dân: “Lê mất Lý thành, trời bảo vậy”.
          Tin có “sấm” trời từ làng Cổ Pháp dội đi khắp nơi. ở Triều đình nhà vua ra lệnh tìm giết hết người họ Lý, nhưng Lý Công Uẩn vẫn bình an ngay trong cung. Ngoạ triều băng hà, sau khi thử lòng một số quan trong triều, Lý Công Uẩn mới nghe theo lời khuyên của nhà sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc lên ngôi Hoàng Đế và đỏi niên hiệu là Thuận Thiên (1010). Cùng năm nhà vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La: “là nơi có thế rồng cuộn hổ ngồi, núi sông sau trước, đất rộng bằng phẳng, cao mà sáng sủa. Dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thình vượng và phồn thịnh. Xem khắp đất Việt ta, chỗ ấy là hơn cả…” “Đại Việt sử ký toàn thưư”. “Thiên đô chiếu” của vua có hai trăm mười bốn chữ sau lại ứng với 214 năm và 8 triều vua Lý trị vì đất nước, không kể 2 năm Lý Chiêu Hoàng thực tế quyền lực về tay nhà Trần. Được bề tôi ủng hộ, mùa thu tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lưư về Đại La. Thuyền vừa tạm đỗ ở dưới thành bỗng vua trông thấy rồng vàng bay lên chào đón. Vì thế vua đổi ngay tên thành Đại La là Thăng Long.
          Kinh đô Thăng Long thời nhà Lý do Lý Công Uẩn chọn hàng nghìn năm trưước đã trở thành thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước như ngày nay. Ai cũng bảo: “Lý Thái Tổ dấy lên tự trời báo điềm tốt hiện lên ở nét cây thiêng. Có đức tất có ngôi, bởi lòng ngưười qui thuận”




Hòa Thượng Thích Thế Long Bậc Chân Tu Khả Kính

          Giữa lúc nhân dân ta đang rên xiết dưới ách thống trị của thực dân phong kiến thì đạo Phật du nhập vào đất Việt như một luồng gió mát, mang theo những tư tưởng giáo lý nhà Phật: Từ bi - Hỷ xả - Đại hùng - Đại lực...
          Nắm bắt được tư tưởng và hạnh nguyện “Hòa quang đồng trần” của đạo Phật. Cha ông ta đã tiếp thu tinh thần giáo lý đó. Một mặt đánh đuổi giặc ngoài, mặt khác củng cố xây dựng tình thương, quê hương ở trong nước.
          Đầu thế kỷ thứ X, đã có sự xuất hiện của các nhà Sư: Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận..., có nhà Sư phò tới ba triều như Ngài Vạn Hạnh Thiền sư, Ngài có công nuôi dạy Lý Công Uẩn từ chú tiểu nhà chùa mà cầm quân đánh giặc giữ nước, sau dựng lên nhà Lý và dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Đầu thế kỷ XX, ở Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định, Hòa Thượng Thích Thế Long sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, thuần thành Phật giáo. Năm lên 6 tuổi, theo bác ruột đi tu là Hòa Thượng Phạm Quang Tuyên một trí thức Nho học uyên thâm ở Quốc học Huế. Ngài luôn đau đáu trong lòng về tình hình đất nước bị ngoại bang đô hộ. Ngài đã tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp. Sau đó Ngài đi tu làm Chủ tịch phong trào Văn Thân chống Pháp, Ngài đã xây dựng và Trụ trì trên 30 ngôi chùa ở khắp mọi nơi... trong đó chùa Cổ Lễ là nơi Ngài Trụ trì và viên tịch cuối cùng.
Kế thừa sự nghiệp của Sư Tổ Quang Tuyên, Hòa Thượng Thích Thế Long đã được Sư Phụ cho du phương học đạo tại các chốn Tổ đình lớn như: Vĩnh Nghiêm, Liên Phái. Năm 1934, Sư Tổ viên tịch Ngài được kế vị trụ trì chùa Cổ Lễ, từ đó Ngài dấn thân trên con đường “Hoằng dương Phật pháp”, cứu vớt chúng sinh.

          Về kế vị trụ trì:
          Ngài đã tiếp tục thực hiện các dự án của Sư Tổ và Hội Văn Thân “Chấn hưng Phật giáo” là xây tháp Cửu phẩm liên hoa, xây Phật giáo Hội quán, đúc đại Hồng chung.

          Về “Hoằng dương Phật pháp” :
          Hòa Thượng Thích Thế Long đã dương cao đuốc tuệ, thực hiện tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp”, mở các trường và các đạo tràng để tuyên truyền giáo lý nhà Phật, cho các em học chữ nho và học chữ quốc ngữ...

          Về cứu độ chúng sinh:
Đối với người sống, Hoà Thượng đã cho làm nhà “Dưỡng anh” để nuôi trẻ mồ côi, cho học nghề dệt vải, dệt chiếu, mộc, đan mây, tre, cói... Nhất là nạn đói ất Dậu năm 1945, Ngài đã phát chẩn, tế bần cho hàng ngàn người từ khắp nơi về nương cửa Phật.
Đối với người chết, Cụ Phạm cho thu liệm tử thi, làm lễ cầu siêu... Sau giải phóng Điện Biên phủ, Cụ mua tiểu sành để cát táng và quy lăng phổ độ.
Từ tinh thần từ bi, cứu khổ đó, nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hà Bắc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái… đều về Tổ đình Chùa Cổ Lễ thụ Tam quy - Ngũ giới.

          Đối với sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc
Khi đất nước lâm nguy, Ngài đã thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch “Toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, tôn giáo... Hòa Thượng Thích Thế Long đã động viên Tăng Ny tham gia cùng quốc dân đồng bào nhập ngũ để đánh giặc cứu nước. Mùa xuân Đinh Hợi, ngày 27 tháng 2 năm 1947, tại Hội quán đường chùa Cổ Lễ cờ, hoa rực rỡ, dưới sự chứng kiến của Đảng, chính quyền, Mặt trận và nhân dân vùng đồng bằng châu thổ Sông hồng, đội quân vệ quốc đoàn cuả Phật giáo chùa Cổ Lễ đã chính thức làm lễ tuyên thệ cởi áo Cà sa, khoác chiến bào xông ra mặt trận diệt giặc cứu nước.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, nghe theo tiếng gọi của Đảng Hòa Thượng lại động viên những người con thân yêu của mình, cởi áo Cà sa lên đường làm tròn nhiệm vụ của một công dân đối với đất nước.
Trong số những người con của Hòa Thượng Thích Thế Long đi bộ đội có 14 vị hy sinh, nhiều vị là thương, bệnh binh, có vị trở về bái tạ trọn thân tu hành, có vị trở thành sỹ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam như Đại tá Đinh Thế Hinh, Trung đoàn trưởng Nguyễn Đức Vượng, có vị trở về quê hương tham gia các công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận, Giáo dục, Công an..., như đồng chí Tường Minh (Đại Đức: Thích Tuệ Minh) sau khi xuất ngũ chuyển ngành về Thành uỷ Nam Định - Bí thư Đảng uỷ xí nghiệp Gỗ Hà - Nam - Ninh.

          Về trách nhiệm với đất nước, dân tộc:
          Hòa Thượng Thích Thế Long đã lăn lộn ở khắp các chiến trường, chiến khu, trên các mặt trận..., khi Ngài mặc áo lính, lúc mặc áo Thầy tu, khi ở Chùa, lúc ở doanh trại, nhà dân, khi ở trong nước, lúc ở nước ngoài, khi ở Quốc Hội, lúc ở ngoài đồng..., thật là “Lai vô tích, khứ vô tông” như Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không thời Lý hiện đang thờ tại chùa Cổ Lễ cách đây gần 1000 năm đã thực hiện phương pháp như vậy. Trên các diễn đàn quốc tế, Hòa Thượng Thích Thế Long đã dương cao ngon cờ độc lập, đấu tranh cho hoà bình, chống vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị..., Hòa Thượng Thích Thế Long đã được Hội nghị tôn giáo ABCP tại TOKYO bầu làm Sứ Giả Hoà Bình và được tặng thưởng Huân chương vì Hòa Bình.

          Về trách nhiệm với Chùa cảnh:
          Tuy rằng nhiều công tác Phật sự, song Hoà Thượng vÉn luôn quan tâm đến việc xây dựng, tôn tạo Tổ Đình và các Chuà thuộc sơn môn, pháp phái. Sách tiến các hậu côn trau dồi Giới - Định - Tuệ, tiến tu đạo nghiệp để trở thành người tu sĩ gương mẫu giúp đỡ nhân quần xứng đáng là người "Sư chi mô phạm"
          Ngài đã dìu dắt nhiều đệ tử xuất gia và tham dự nhiều Đại Giới Đàn, công hạnh - trí tuệ của Hoà Thượng gieo trồng đến đâu là hoa Giác Ngộ, quả Bồ Đề xanh tươi đến đó. Hội chúng xuất gia càng lúc càng đông, thiện nam tín nữ lớp lớp, hàng hàng thụ Tam Quy, Ngũ Giới, tinh tiến hành trì. Xe pháp luân của Hoà Thượng toả chiếu ánh từ quang khắp nơi trong nước và ngoài nước.
          Hoà Thượng sống cuộc đời vì Đạo pháp nhân sinh, thanh bần, giản dị nhu yếu về ăn mặc, đạm bạc đơn sơ, thế mà gánh nặng oằn vai, Ngài dùng thân giáo, khẩu giáo, để giáo hóa môn đồ, tất cả đều vì lợi ích của chúng sinh.
Những năm cuối đời của mình, Hoà Thượng luôn nỗ lực niệm Phật thiện căn giữ gìn sự hoà khí với mọi người, khiến cho khắp nơi đều thơm danh nức tiếng về đức hạnh của Hòa Thượng.




Phật Giáo Nam Định Quá Trình Du Nhập và Phát Triển

          Đối với sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Nam Định, hiện nay chưa có tài liệu chính xác nào cho biết đạo Phật có mặt tại vùng đất này từ khi nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Đinh chép: “Ngày trước vua còn hàn vi, thường đánh cá ở sông Giao Thuỷ, kéo lưới được một viên ngọc khuê to nhưng va vào mũi thuyền, sứt một góc. Đêm ấy vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thuỷ, giấu ngọc ở dưới đáy giỏ cá, định sáng ra chợ bán cá. Bấy giờ vua đang ngủ say, trong giỏ có ánh sáng lạ, nhà sư chùa ấy gọi dậy hỏi duyên cớ, vua nói thực và lấy ngọc khuê cho xem. Sư than rằng: “Anh ngày sau phú quý không thể nói hết, chỉ tiếc phúc không được dài”. Cuốn khảo về sự thay đổi địa danh Giao Thuỷ, Hành Thiện, chùa Thần Quang, Cúc Viên luyện sĩ đã xác định: “Giao Thuỷ là tên cũ của ấp ta ở thượng lưu sông Giao, nơi đó có chùa Thần Quang. Khi vua Đinh Tiên Hoàng chưa lên ngôi thường đánh cá ở sông Giao Thuỷ, ban đêm ngủ tại chùa Giao Thuỷ, tức là chùa này. Chùa Thần Quang, tên cũ là Nghiêm Quang, tức chùa Giao Thuỷ”. Những tư liệu trên cho thấy muộn nhất là vào khoảng Thế kỷ X, vùng đất Nam Định đã xuất hiện những ngôi chùa cùng tầng lớp tăng ni.
          Dưới triều đại nhà Lý (1010-1225 Phật giáo không những ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống nhân dân mà còn được các đấng quân vương, quý tộc triều đình tôn sùng.
          Đối với Phật giáo Nam Định, thời kỳ này cũng có bước phát triển mới, trở thành một trong những trung tâm Phật giáo ở Châu thổ sông Hồng. Sử sách và văn bia tại Nam Định vẫn ghi lại hàng loạt công trình kiến trúc Phật giáo gắn liền với sự nghiệp hoằng dương đạo pháp của các bậc Thiền sư nổi tiếng lúc bấy giờ như chùa Cổ Lễ gắn với Quốc sư Nguyễn Minh Không, chùa Viên Quang do sư Giác Hải trụ trì... Đó đều là những vị đại sư được vua và triều đình sùng ái, thường xuyên được mời vào kinh giảng đạo, cố vấn chính sự...
Không chỉ có vậy nhiều công trình lớn được chính các vị vua nhà Lý ghi dấu ấn trong thời kỳ này. Tấm bia Viên Quang tự bi minh tính tự cho biết Chùa Viên Quang (Xuân Ninh- Xuân Trường) là do Lý Anh Tông sáng lập, sư Giác Hải trụ trì... Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép rằng: Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 (1117), tháng 3 ngày Bính Thìn, vua (Lý Nhân Tông) ngự đến núi Chương Sơn để khánh thành tháp Vạn Phong Thành Thiện.
Tháp Chương Sơn (Yên Lợi- ý Yên) được xây dựng từ năm 1108 đến năm 1117 thì hoàn thành. Đây là một địa điểm mà vua Lý Nhân Tông đặc biệt quan tâm và thường xuyên ghé qua. Cuốn Đại Việt sử lược cho biết trong các lần vào năm 1107, 1114, 1117 Chương Sơn đều có rồng vàng hiện ra.
Trải qua thời gian cùng những biến cố lịch sử, tháp Chương Sơn đã bị phá huỷ hoàn toàn và trở thành phế tích. Tuy nhiên những gì còn sót lại như chân tháp với kích thước 19m mỗi chiều cùng hơn 400 di vật đá, đất nung, gốm sứ... được khai quật vào năm 1966- 1967 cho chúng ta có được nhận định bước đầu về lịch sử, kiến trúc, quy mô và mức độ ảnh hưởng của công trình đối với tình hình tôn giáo, xã hội lúc bấy giờ.
Năm 1225, Nhà Trần nói tiếp nhà Lý trị vì đất nước. Là mảnh đất phát tích, thang mộc của vương triều Trần, Thiên Trường đã được triều đình mở mang, giữ một vai trò quan trọng đối với mọi vấn đề chính trị- xã hội của triều đình. Đại Việt sử ký toàn thư chép vào tháng Giêng năm Thiên ứng Chính Bình thứ 8 (1239) vua Trần Thái Tông sai quan Nhập nội Thái phó về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện. Năm Thiệu Long thứ 5 (1262),  Thượng hoàng Thái Tông về quê ban yến và thưởng cho già trẻ trong làng, thăng Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Chùa Phổ Minh ở bên tây cung Trùng Quang, nơi đặt vạc Phổ Minh- một trong An Nam tứ đại khí xây dựng từ thời Lý được xây cất trang hoàng lại để làm nơi Thượng hoàng sớm hôm cúng Phật.
Tháng Giêng năm Hưng Long thứ 11 (1303) nhân dịp Thượng hoàng Nhân Tông từ Chiêm Thành về Thiên Trường, nghỉ tại cung Trùng Quang, vua Nhân Tông cho mở hội Vô lượng Phật pháp tại chùa Phổ Minh, ban phát vàng bạc, tiền lụa cho dân nghèo, phát kinh Giới thí cho thiên hạ...
Có thể nói, đối với Phật giáo, dưới sự ảnh hưởng của các vị vua Trần say xưa nghiên cứu Phật học nên chùa Phổ Minh đã đóng một vai trò quan trọng. Ngoài việc là một trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ, chùa Phổ Minh còn là nơi tu hành, nghiên cứu kinh sách của các vua chúa nhà Trần. Hiện nay tại hậu điện của chùa Phổ Minh còn lưu giữ một bức đại tự chữ Hán: Đông A ngọc diệp phả (Dòng dõi vàng ngọc họ Đông A) cùng tượng thờ của các vị Vua, Hoàng hậu, vương phi nhà Trần như: Trần Nhân Tông, Thiên Cảm Hoàng hậu, Khâm Từ hoàng hậu, Điện suý phu nhân. Đặc biệt tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm Hưng Long thứ 13 (1305) là nơi chôn giấu xá lỵ của vị vua đồng thời là Giáo chủ Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông đã khẳng định được vai trò và ảnh hưởng của vùng đất này. Hiện nay ngôi tháp đã tồn tại hơn bảy thế kỷ, được xem như là một trong những danh lam của nước ta, nơi ghi nhận công lao của một minh quân đã làm tròn nhiệm vụ với non sông đất nước đồng thời để lại cho con cháu muôn đời một giáo phái độc lập, một ý thức hệ tư tưởng uyên bác, tự cường, đầy tính nhân văn và dân chủ.
Sang tới TK XV-XIX là thời suy thoái của Phật giáo đồng thời là giai đoạn Nho giáo thịnh hành. Trong giai đoạn này Phật giáo không chỉ tụt hậu so với Nho giáo trên con đường học thuật mà cả về địa vị chính trị, nhiều chỉ dụ, sắc lệnh của triều đình phong kiến Lê, Nguyễn được ban ra nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Tuy nhiên, tại Nam Định vào giai đoạn này Phật giáo vẫn có con đường phát triển riêng. Đó là con đường hoà đồng vào trong dân gian, thấm sâu vào trong tâm thức bình dị của người dân để phát triển. Ngôi chùa làng vẫn trở thành trung tâm tín ngưỡng của nhiều dân làng, góp phần quan trọng về sự ổn định, phát triển, bình an của mỗi điểm cư dân, mỗi đơn vị làng xã. Tại Nam Định, thời gian này vẫn có rất nhiều các ngôi chùa được xây dựng và trùng tu như chùa Keo, chùa Hưng Lộc, chùa Hạ Kỳ... Thống kê văn bia của các di tích đã được xếp hạng cho thấy: Thế kỷ XVI-XVIII có 53/61; Thế kỷ XIX có 517/693 văn bia ghi chép việc cúng ruộng, tiền vào chùa (1). Số lượng văn bia nhiều, mật độ lớn như vậy đã chứng minh sức sống và vai trò quan trọng của Phật giáo trong cộng đồng dân cư. Những người cúng ruộng hoặc tiền không chỉ là những nhà giàu, không con thừa tự nên cúng hậu cho chùa mà còn có cả tầng lớp quý tộc cũng tích cực công đức để trùng tu, tô tượng, đúc chuông như bia Hoàng Long điện bia ký dựng năm 1684 ở xã Hoàng Đan huyện ý Yên chép việc bà Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc ý cúng tiến 41 mẫu ruộng. Bia Tái tạo Chương Sơn bia ký tại chùa Ngô Xá (Yên Lợi- ý Yên) soạn khắc năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) cho biết việc bà Tam phi nhà Trịnh là Lương Thị Ngọc Vinh đã bỏ tiền xây dựng lại chùa. Hoặc như thượng lương chùa Phổ Minh ghi nhận công đức của Thái bảo Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn cùng vợ là Mạc Ngọc Lâm đã cúng tiến 36 cây gỗ lim và tiền bạc để tu sửa chùa...
Trên đây chỉ là các văn bia được thống kê tại các di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Đương nhiên số lượng chùa cùng văn bia trên toàn tỉnh còn nhiều, nhưng các văn bia trên đã cho chúng ta thấy khái quát được tình hình phát triển cùng những đóng góp của Phật giáo ở vùng Nam Định là một điểm nổi trong đời sống văn hoá tinh thần giai đoạn này.
Bước sang thế kỷ XX, cùng với phong trào chấn hưng Phật giáo trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì phật tử Nam Định đã hoà mình nhằm vạch ra một con đường dân tộc nhân bản, hướng dẫn bước đi Phật Giáo vào môi trường tư tưởng và văn hoá, tiếp tục xây dựng con người và xã hội Việt Nam. Không chỉ có thế, với tinh thần nhập thế của đạo Phật, trong thời kỳ cả nước đứng lên chống lại Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ xâm lược, nhiều tăng sĩ và cư sĩ Nam Định đã tham gia tích cực các phong trào đấu tranh đòi hoà bình và độc lập cho dân tộc. Vị trí nhiều ngôi chùa trong cả nước một mặt vẫn là trung tâm tín ngưỡng, một mặt là cơ sở cách mạng, chôn giấu vũ khí tài liệu. Nhiều nhà sư sẵn sàng cởi áo cà sa lên đường ra trận trở thành những chiến sĩ yêu nước kiên cường, thể hiện ý thức của Phật tử trước vận mệnh đất nước như chùa Cổ Lễ (Trực Ninh)
Năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, các tổ chức Hội từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện được ra đời. Chùa là đơn vị nhỏ nhất, gần dân nhất, trực tiếp giải quyết vấn đề tâm linh cho người dân theo đạo cụ thể là những vị Tăng, Ni cá thể của Tăng già làm mô phạm, dưới sự quản lý của Chính quyền, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc về thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Nam Định đã không ngừng lớn mạnh, đặc biệt quan tâm đến cơ cấu tổ chức, đội ngũ lãnh đạo có tâm, có tầm, có trình độ năng lực, Từ bi, hỷ xa, cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Phương châm hoạt động của GHPGVN là “Đạo pháp dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Phươơng châm ấy đã được các cấp Giáo hội thể chế bằng hành động thiết thực cụ thể là “Hòa vào điệu sống” đã nhanh chóng lan toả trong các tầng lớp nhân dân.
Khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, giữa lúc cha ông ta đang rên xiết dưới ách thống trị đô hộ của ngoại bang thì đạo Phật du nhập vào nươớc ta, mang theo một luồng tư tưởng giáo lý trong sáng. Tinh thần: Đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại trí, đại dũng đã được cha ông ta đón nhận như một luồng gió mát, như ngươời bạn chí thân đã phần nào vơi đi sự sầu khổ của ngơười dân nô lệ. Nắm bắt được tinh thần "Hoà quang đồng trần" của Phật giáo, cha ông ta đã một mặt đoàn kết đánh đuổi giặc ngoài, mặt khác là xây dựng củng cố tình thơương làng xã, phát triển kinh tế. Cụ thể là "Thương người như thể thơơng thân" như bầu bí "Nhiễu điều phủ lấy giá gương...". Tuy nhiên, hiện nay chưa có cứ liệu chính xác cho biết đạo Phật hiện diện tại vùng đất Nam Định từ khi nào. Chỉ biết thế kỷ X tại vùng đất Hoa Lư - Ninh Bình và vùng thượng Nam Định trở thành trung tâm của quốc gia Đại Cồ Việt. Thời Đinh, tiền Lê, khi các nhà sư tiêu biểu cho trí tuệ, tri thức của triều đình, được trọng dụng, hẳn cũng có nền tảng trực tiếp và thành định hướng, hấp dẫn quan trọng với các tầng lớp dân cư. Chính điều này đã là thềm bậc chuẩn bị trực tiếp cho sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Nam Định vào thời Lý - Trần và các thời đại Đế chế, cũng như trong giai đoạn phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nam Định có một kho tàng lịch sử Phật Giáo như: Chùa Nghiêm Quang, chùa Diên Phúc, chùa Viên Quang, chùa Long Kiều, chùa Chương Sơn, chùa Cẩm, chùa Phổ Minh, chùa Cả - Thánh Ân, chùa Vọng Cung, chùa Ổn, chùa Cổ Lễ, chùa Đại Bi, chùa Lươơng - Cầu Ngói, chùa Nghĩa Xá, chùa Linh Quang - Cổ Tung. Đây là những ngôi chùa có nền kiến trúc quy mô độc đáo bằng gỗ, đá, vôi, gạch, cát, mật, muối... xây dựng lên, đồng thời là nơi trụ trì của các Thánh Tăng, Thiền sư.
Những ngôi chùa nằm ở vị trí vùng thượng tỉnh Nam Định (huyện Ý Yên), là con đường thuận tiện để triều đình từ Thăng Long hộ tống Vua về Hành Cung vào vãng lai chiêm bái.
Khung cảnh làng quê với làng trơước, làng sau, lồng trong khói lam chiều, từng đôi cò trắng nghiêng mình xuống cánh đồng, hoà quyện với tiếng sáo mục đồng trong sáng, cũng không thể thiếu vắng được cảnh chùa chiền Phật giáo của Nam Định quê ta. Kế thừa tinh hoa thời Lý, Phật giáo thời Trần ở Nam Định bước vào thời kỳ phát triển mới, càng đơược tô đậm nét vàng son. Từ những ngôi chùa Quốc tự và những ngôi chùa trên khắp làng xã dân cư, đều được quy hoạch, thiết kế, trùng tu tôn tạo, đến những nơi đình trạm, điểm dừng chân tránh nắng mưa của khách lữ hành, Thái thượng hoàng Trần Cảnh ban sắc lệnh tô tượng Phật để thờ. Bên cạnh các Thiền sư trí thức, đại quý tộc, không khí Phật giáo ở Nam Định thời Trần còn lan toả mạnh mẽ ở làng xóm Thiên Trường Thủa ấy, cậu bé Nguyễn Hiền, theo học sư cụ chùa làng, rồi đỗ trạng nguyên, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình 16, khi mới 13 tuổi, phần nào phản ánh sự hấp dẫn cũng như tri thức của các nhà sư. Có thể nói, chùa làng ở Nam Định trở thành trung tâm của dân làng, như một chứng chỉ quan trọng về sự ổn định, phát triển, bình an của mỗi điểm dân cươ, mỗi đơn vị làng xã. Tinh thần nhân văn và tín ngươỡng Phật giáo ở Nam Định, giàu sức cảm hoá theo hướng bảo vệ cái thiện, phủ định cái xấu, ác, dở, tệ... Thật là:
"Bất sinh bất diệt chân truyền,
Bảo dân - hộ quốc sở nguyền tòng tâm...".
Khi có giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, có những bài ca dao Phật giáo dân gian":
Nam mô đức Phật Di Đà,
cái quốc bỏ đó cả nhà đi đâu?,
Nam mô đức Phật từ bi,
cái quốc bỏ đó, biết đi đằng nào?..."
          vì vậy mà phong trào cởi áo cà sa khoác chiến bào ở Nam Định, đ• gắn kết với tinh thần Phật giáo thời Trần, để khuyến khích nhân dân Phật tử bảo vệ đất nước quê hươơng. Phật giáo Nam Định trở thành một đơn vị hợp thành của nền văn hoá Dân tộc.
Suốt chiều dài Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam Định đóng góp một lượng Thánh Tăng, Cao Tăng, Thiền sư cho Phật giáo Dân tộc. Thời Đinh - Lê - Lý có Nam thiên tam Thánh Tổ: Không Lộ, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh đại pháp Thiền sư. Hào khí Đông A trong suốt chiều dài đã thấm dẫm mảnh đất và con người Nam Định. Chiều đại nhà Trần - nơi trấn Sơn Nam phát tích - đã để lại một khoảng thời gian dài hơn 200 năm với sự phát triển rực rỡ của đạo Phật. Và lẽ tất nhiên sự phát triển ấy để lại cho Phật giáo Nam Định những danh tăng xuất chúng, những công trình văn hoá Phật giáo đặc sắc. Đạo phật không những ở Hành Cung Thiên Trường, nơi ở của bậc vua, quan hoàng tộc mà có cả ở vùng đất mới tài bồi, chốn của những người dân khẩn hoang quai đê lấn biển. Tinh thần cố kết cộng đồng chẳng dừng lại ở địa phận luỹ tre làng mà Phật giáo làm cho nhân dân Nam Định đoàn kết trong đạo đức Thích tử, Chùa chiền dù nguy nga rực rỡ chốn thị thành hay khiêm nhường yên tĩnh chốn thôn quê cũng đều là nơi người dân quy ngưỡng. Đệ nhất Trúc Lâm Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Nhự Phật Tổ Trần Nhân Tông là bậc danh tăng làm xươơng minh Phật pháp. Nhìn chung các thiết chế văn hóa, di sản vật thể hay phi vật thể mà triều đại nhà Trần để lại đồ sộ.
          Như vậy sau sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Nam Định thời kỳ Lý - Trần, sau những thăng trầm biến cố của lịch sử, nhất là sự suy thoái của Dân tộc và Đạo pháp qua các triều đại: Lê, Trịnh, Nguyễn. Phật giáo Nam Định tuy không phát triển mạnh mẽ nhương nền tảng Phật pháp vẫn kiên cố trong nhân dân Nam Định. Cuối thể ký XIX đầu thế kỷ XX, dơưới sự đô hộ của thực dân Pháp và sự bành trướng tôn giáo của họ đi kèm. Phật giáo tưởng chừng có bước suy vi. Nhương sức sống mãnh liệt trong lòng dân tộc đã làm cho Phật giáo có công cuộc chấn hương tự cường trước thế lực ngoại bang. Thời kỳ này xuất hiện nhiều danh tươớng Tăng xả thân vì sự xương minh của đạo pháp. Quê hương Nam Định cũng là nơi nuôi dưỡng nhiều bậc thạc đức cao tăng cho Phật giáo Việt Nam. Có thể kể đến chư tôn Hoà Thượng: Phạm Quang Tuyên, Hoà Thượng Thích Tâm Thi, Hoà Thượng Thích Đức Nhuận, Hoà Thượng Thích Thế Long, Hoà Thượng Thích Tâm Thông, Hoà Thượng Thích Thuận Đức...đây là những ngơười con ưu tú của quê hương Nam Định. Nét nổi bật của Phật giáo Nam Định trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, làm cho Phật giáo Nam Định có những nét đặc sắc mang bản sắc riêng, đó là sự nhập thế.  Truyền thống nhập thế được tiếp nối "Công thành, thân thoái". Nghĩa là sau khi giúp nước hộ dân các vị cao tăng lại trở về với đời sống tu hành. Một số lần phóng viên nước ngoài hỏi Hoà Thượng Thích Thế Long rằng: Đạo phật dạy không sát sinh, vậy các vị sư ra trận cầm súng có phải chăng là đã phạm lỗi Phật dạy? Hoà Thươợng trả lời rằng: "Khi sơn hà nguy biến, dân chúng điều linh thì trừ 1 kẻ ác để cứu muôn người hiền là phúc đẳng hà sa". Qua đây cũng chứng tỏ phần nào nét đặc sắc của Phật giáo Nam Định khi nhập thế một cách khế lý khế cơ.
          Nhìn chung Phật giáo Nam Định hiện nay cơ bản vẫn giữ và phát huy được truyền thống lịch sử. Nhiều sinh hoạt lễ nghi gắn với sinh hoạt truyền thống làng xã không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.




CHÙA PHỔ MINH (CHÙA THÁP)

          Theo Khiếu Năng Tĩnh thì đây là một ngôi chùa cổ tích được xây từ thời Lý. Chùa ở xã Khang Kiện do Mai Thị ở Hồng Châu về đây, rồi dựng lên trên khu miếu có thế đất hình lực sỹ, phải có nghiên bút, trái có cờ kiếm, sau có cửu tinh thổ phụ(1), Minh đường nước chảy vòng vo. Khi Không Lộ đắc đạo sang Bắc quốc khuyên giáo đồng đỏ được 1 túi, về đúc An Nam tứ khí, chùa này được sư để cái vạc nặng ngàn quân. Thời Trần vua Nhân Tông sửa lại xuất gia cư trú. Lúc vua mất Anh Tông xây toà tháp cao 14 tầng gồm 53 thước, chân mỗi bề 10 thước để cất xá lị. Thời Tây Sơn, quan trấn thủ tên là Túc địa phương phá đỉnh tháp lấy hồ lô bằng đồng, khi phá tới tầng thứ ba nơi hòm đá, thì thấy có một vật hình dải lụa đỏ bay lên trời, bèn không phá nữa, còn vạc thì vào thời Hồ mạt quân Minh phá ra đúc vũ khí. Nay còn tượng Nhân tông nhập niết bàn, tượng Pháp loa và huyền Quang thờ trong nội điện.Tương truyền từ khi đào sông Vị Hoàng tháp ấy tự dưng nghiêng đi, ngôi vua cũng dần dần suy đi đến sụp đổ. Bài “Nhàn ngâm” của Trần Nhân Tông:
“Quan Âm kiều thượng trụ hoa hương,
Vọng Nguyệt lâu lâu trung sử khách lương,
Khang Kiện Thiên Bồi thuyền dạ bạc,
Vĩnh An địa tịch vị chiêu hường.
Thủy nhai kinh niệm ngư lại thính,
Sơ điểm chung thanh điểu cận tường.
Thanh đạm đinh ninh vô hệ lụy,
Nam hiên thuấn tức thập niên trường”.


(Lời ngâm lúc nhàn - 1303):

Cầu Quan Âm hoa bưởi thơm,
Trong lầu Vọng Nguyệt tự nhiên nhẹ người,
Neo thuyền đêm dạo bước chơi,
Nơi đây yên ổn lâu dài của ta.
Niệm kinh cá dỏng tai nghe,
Khua chuông chim ở chốn xa bay về.
Ở ăn thanh đạm không nề,
Hiên Nam thấm thoát đã vừa mười năm).
Bài đề “Phổ Minh thủy tạ”:
“Huân tận thiên đầu mãn toạ hương,
Thủy lưu sơ khởi bất đa lương,
Lão dung ảnh lý tăng quan bế,
Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường”.


(Đề thủy tạ ở khu chùa Phổ Minh của vua Minh Tông:

Đốt hương thơm nức trong nhà,
Triều lên chẳng thấy gì là lạnh thân,
Phòng tăng cài chặt cửa ngăn,
Đa già trùm bóng thêm phần âm u,
Tiếng ve vừa mới kêu thu,
Tiết trời xem có ý như quá dài).
Từ ngày xây dựng đến nay chùa Phổ Minh đã trảI qua gần một nghìn năm. Suốt trong thời gian đó, chùa đã phải chíụ sự tàn phá của qui luật tự nhiên và khách quan nên chùa đã dược trùng tu và sửa chữa nhiều lần. Nhưng chùa vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu nội công ngoại quốc, bao gồm: tam quan, nhà bia, tháp, báI đường, thiêu hương, thượng điện, hành lang, nhà tổ, phủ mẫu… chùa trước đây đã có đến hơn 100 pho tượng nhưng đến nay chỉ còn khoảng 50 pho. Tượng chùa Phổ Minh đẹp vẻ nước sơn, dáng vể thần thái, ngự trong không gian hợp với lẽ thần bí giản dị ở chốn phật tiền. Đặc biệt là pho tượng Phật nhập niết bàn, tương truyền là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, những pho tương khác như Tiên đồng ngọc nữ, Văn thù Bồ tát, Phổ hiền Bồ tát, pho tượng đá và mộ công chúa Mạc người đã từng tu hành và mất ở đây, cùng với tấm bia đá lớn khắc năm Cảnh Trị thứ 6 (1668) đặt tại chùa là một pho sử sống ghi lai lịch sử ngôi chùa đều là những công trình nghệ thuật. Đặc biêt có cây tháp gọi là tháp Phổ Minh nặng khoảng 700tấn, cao19,5m như được mọc và vươn lên trời xanh từ một bông sen. Bệ tháp được xây bằng đá, phần trên bệ cũng là một cỗ kiệu đá, kiệu có những xà dọc, đố ngang, gác trên bốn trụ của bốn góc, để lại đầu dư ra ngoài mỗi đầu 50 phân. Tháp có 14 tầng do vua Trần Anh Tông cho làm để cất giữ sá lỵ của vua cha. Có lẽ ông vua anh minh này đã tiên đoán được rằng: “Nhà Trần chỉ có 14 đời vua”. (Cũng như khi viết Chiếu dời đô chỉ có 214 chữ ứng với nhà Lý trị vì đất nước 214 năm như Lý TháI Tổ đã tiên đoán). Nếu đúng như vậy thì tầng một sẽ ứng với Trần Thái Tông, một ông vua khi chán cảnh nhà đã từng bỏ triều chính định đi tu, Trần thủ Độ tìm về không được đã ra lệnh hạ giá: “Vua ở đâu, Triều đình ở đó.” Sợ phá mất núi rừng Yên Tử nên Pháp sư Phù Vân đã khuyên, nhà vua nghe ra nên quay về. Vì vậy mà tầng một có hai vành hoa sen đá, vành dưới ngửa lên (đi tu), vành trên úp xuống (quay về). Còn tầng hai chỉ có một vành đá hoa sen ngửa lên ứng với Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con đi tu để lập lên thiền phái Trúc Lâm đặc trưng cho Phật giáo Việt Nam, Ngài đã trở thành Phật Hoàng. Theo khảo cổ hoc thì cây tháp Phổ Minh đã được người đời xưa xây dựng với một kỹ thuật cao nên vẫn vững vàng trường tồn trong suốt bảy thế kỷ qua, tạo cho Chùa Phổ Minh đã từng là nơI tụng kinh niệm Phật của nhiều vua quan nhà Trần và tu hành của nhiều sư tăng cao cấp được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Tụng kinh cá giỏng tai nghe
Gõ mõ chim ở đường xa bay về
Cùng với khu di tích Trần, chùa Phổ Minh cũng là một danh lam thắng cảnh đặc biệt, không những của Nam Định mà còn của cả nước, một điểm hẹn văn hoá tâm linh của người Việt từ khắp mọi miền.
…………………
Chú thích :

(1) Cửu tinh thổ phụ: Đất hình chín ngôi sao, có thể là 9 đống đất nằm rải rác, nay những đống đất đấy không còn, do bị san ra vào quãng thập kỉ sáu bảy mươi của thế kỉ 20.




CHÙA NINH CƯỜNG

          Mùa xuân trăm hoa đua nở khoe muôn sắc thắm hương thơm, muà xuân cũng là mùa của lễ hội, mùa của muôn con dân đất Việt hướng về cội nguồn tri ân công đức ông bà tổ tiên, các bậc nhân thần, thiên thần, những người đã có công sinh thành dưỡng dục, và bảo hộ cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta ngày hôm nay. Hoà cùng với nhân dân cả nước trong ngày giỗ tổ Hùng Vương 10 - 3 nhân dân ba xã Trực Phú, Trực Thái, Trực Cường đã long trọng rước Tổ của mình cũng như các bậc Thành hoàng làng về chốn linh thiêng nơi đất Phật để phụng nghinh tri ân công đức.
Năm Đồng Khánh thứ 3 (1889) lấy xã Ninh Cường, trại Lác Môn, làng Tân Lác, phường Lác Môn thuỷ cơ của Quần Phương lập tổng Ninh Cường gồm giáp nhất, giáp nhì, giáp ba và giáp tư thuộc tổng Ninh Cường huyện Trực Ninh. Năm 1946 đổi là xã Ninh cuờng. Năm 1952 đổi là Trực Cường, cho đến năm 1956 - 1957 cả huyện Trực Ninh được chia thành 28 xã thì xã Trực Cường cũng được chia thành ba xã Trực Phú, Trực Thái, Trực Cường như ngày nay. Từ năm 1968 các xã phía nam sông Ninh Cơ của huyện Trực Ninh lại thuộc về huyện Hải Hậu, nhưng từ năm 1997 ba xã lại trở về với huyện Trực Ninh như xưa.
Nhưng dù  thuộc ở đâu, đi đâu, về đâu nhưng thì từ thủa khai sinh lập địa đến nay ông cha  ba xã vẫn  gắn bó với mảnh đất này, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, cần cù cải tạo, đào xới vun trồng làm ra hạt lúa củ khoai nuôi sống mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành.
Tại xã Ninh Cường: từ thời Lê xưa người nam kẻ bắc theo đường sông tới tụ hội ở ăn buôn bán, trên bờ, dưới nước, tôn thờ Dương hậu thời Tống. Nhiều khi có kẻ xúi giục chia rẽ khách dân, phương dân, nhưng từ chánh tổng lý trưởng, đều không bới sự đánh đấm nhau, cùng nhau sánh vai làm ăn đoàn kết gánh vác sự vụ. Thời vua Tự Đức quan khâm sai đem việc tâu vua. Lần vua ra bắc có đến làm bài ngự chế khen treo ở đình:
“Bất thính tha ngôn ngữ,
Do tuần cổ lệ thi.
Bắc nhân lai mậu dịch,
Nam địa sản miền ty.
Dĩ thiện vi căn bản,
Hành nhân tị thị phi,
Vô quai thần tục hữu,
Vô phá hiếu tâm quy.
Đồng cư đồng đảm trách,
Hà nhẫn hựu phân kỳ!”.
Dịch:
Chẳng nghe ai xúi những lời,
Vẫn nơi lệ cổ yên vui mà làm.
Bắc thì buôn bán có hàng,
Nam thì trồng cấy tơ vàng bông thô.
Lấy điều lành để hẹn hò,
Vì nhân tránh việc mơ hồ khen chê.
Cùng nhau gánh vác nặng nề,
Ở ăn sao nỡ tính bề phân chia.
                                  (Theo Tân biên địa dư chí lược)
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thanh niên ba xã Phú, Thái, Cường đã có mặt khắp các chiến trường, nơi đầu sóng ngọn gió mặt đối mặt với quân thù. Ở hậu phương các mẹ, các chị biến nỗi đau, nỗi nhớ thành hành động cách mạng lên những đường cày ba đảm đang, thực hiên thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người để tiếp tục chi viện cho chiến trường, cho cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
Chùa Ninh Cường hiệu Phúc Ninh Tự, nơi hàng ngàn bà con nhân dân và các vị khách quý thập phương về họp mặt thường năm để nhớ về cội nguồn, để tri ân công đức tổ tiên, tri ân các anh hùng liệt sĩ đang được các bậc Tăng Ni, Phật tử ngày đêm khói hương nghi ngút trong chùa, đã chứng kiến lớp lớp các thanh niên trai tráng của ba xã từ đây lên đuờng giết giặc.
Theo lịch sử Phật giáo huyện Trực Ninh thì Năm 1770, năm Cảnh Hưng thứ 30 đời Vua Lê Hiến Tông, chuyển chùa Ninh Cường từ thôn Thái Học sang đất thôn Đề Thám xã Ninh Cường (gồm ba xã như ngày nay là Trực Cường, Trực Phú, Trực Thái).
  Đất này do ông Trần Quang Hoa làm quan trong triều cúng 4 mẫu để làm  chùa, trên bia công đức có ghi:
“Đất này từ cụ Trần Quang
Hằng tâm hằng sản cúng dàng thi công”
          Ninh Cường trước đây là xóm Đông Cường của xã Quần Anh (Hải Anh), thực ra đây là đất Tây Quần Anh nên đặt tên là An Cường, sau đổi là Ninh Cường (An là Yên và Ninh cũng là Yên). Từ khi tách khỏi Quần Anh, cho đến khi cách mạng thành công mới chia làm 3 xã như ngày nay.
Khi chuyển chùa về đất Đề Thám cũng xây 3 gian, rồi xây thêm 7 gian và phủ thờ Mẫu, đền thờ thánh quan Vân Trường (trong điển tích Trung Hoa).
Cũng theo lịch sử Phật giáo huyện Trực Ninh: Năm 1938 tháng 6 ngày 26 khánh thành chấn hưng Phật giáo xã Ninh Cường, Nam Định. Trưởng ban bên tăng là sư cụ trụ trì bản chùa, trưởng ban tại gia là ông Nguyễn Văn Hưng. Hội trưởng Nguyễn Năng Quốc, các ông Bùi Kỷ, Trần Tuấn Khải thư ký hội trưởng và sư cụ Đương gia chùa Quán Sứ, ông Phạm Đình Hồ chánh đại lý chấn hưng Phật giáo Nam Định về dự.
Năm 1948: trong năm nhiều chùa ở huyện Trực Ninh trở thành cơ sở giao liên, tiếp tế, thông báo tình hình địch, nuôi dấu cán bộ Việt Minh quyên gúp tài vật lực… hoặc là cơ sở của các đoàn thể cách mạng. Nhiều tăng ni Phật tử đã bí mật tham gia kháng chiến. Trong thời kỳ này nhiều chùa bị tàn phá, có không ít tăng ni bị bắt giam hoặc bị sát hại. Nhân dân Ninh Cường cùng với nhà sư trụ trì chùa Phúc Ninh cũng đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, nhân dân khôn khéo quả cảm bám đất, bám làng trong mọi tình huống gay go nguy hiểm, chống lại mọi thủ đoạn lùng sục bắt bớ, tra tấn dã man và âm mưu thâm độc của kẻ địch chia rẽ nhân dân lương giáo, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến đên thắng lợi.
Tại chùa Ninh Cường (Phúc Linh Tự) nhà sư Tâm Miễn đã tham gia kháng chiến cùng các thanh niên trong xã. Chùa là cơ sở bảo vệ cán bộ Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Dưới gốc đa cổ thụ trong chùa là hầm bí mật nuôi dấu cán bộ, chôn cất tài liệu vũ khí, sân chùa là nơi tập trung luyện tập của bộ đội và dân quân du kích. Hoà bình lập lại nhiều năm chùa là lớp học xoá nạn mù chữ, bổ túc văn hoá, Phổ thông cơ sở, phổ thông nông nghiệp và còn là nơi đóng kho thóc của chính phủ trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ. Chùa đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba và xêp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Chùa Ninh Cường, một công trình tín ngưỡng có từ lâu đời, nơi ghi nhận quá trình khai hoang lấn biển xây dựng quê hương mới của các dòng họ đã được suy tôn thuỷ tổ và thờ tại chùa là:
- Đặng Điều Công tự Phúc Nghi
- Đăng Huyền Công tự Nhân Phấn
- Cụ Nguyễn Đăng Khai
- Vũ Ngay tự Chánh Trực.
- Trần Tiên Công tự Phúc Tuỵ
Cùng với 11 tổ thuộc các họ đã có công lớn trong việc xây dựng quê hương đều được thờ ở tả ban và hữu ban của nhà thờ trong chùa, đó là các vị tổ:
- Bùi Đại Lang tự Du Hải
- Phạm Quý Công tự Viết Diêm
- Pham Quý Công tự Danh Vọng
- Đỗ Quý Công tự Hữu Bính
- Đăng Quý Công tự Phúc Tào
Cùng các vị dòng dõi các họ Nguyễn, Phan, Tạ, Hoàng, Mai , Đoàn và Trần.
Đến thập kỷ 90, ngôi chùa đã bị xuống cấp, được chính quyền, các cấp các ngành quan tâm, năm 1998 nhân dân các xã và quý khách gần xa phát tâm bồ đề, bản tự là hoà thượng Thích Thanh Hy cùng các đạo hữu, các bậc cao niên và tín đồ phật tử đã góp công góp của khắc phục tình trạng xuống cấp trầm trọng của di tích dựng lại chùa cảnh khang trang phần nào đáp ứng sở nguyện những ai tâm đức với thiền.
          Với một cổ tự quy mô hàng trăm gian toà ngang dãy dọc cũng còn phải tiếp tục tu sửa và xây dựng mới nhiều nhiều nhưng chẳng may HT Thích Thanh Hy không thể tự mình. Người kế vị trụ trì chùa là đại đức Thích Thanh Tùng đã thực hiện di chỉ của hoà thượng tiếp tục cùng dân làng lấp ao, vượt thổ, tạo lại khuôn viên, xây dựng vườn hoa, trồng nhiều cây cảnh to đẹp quý hiếm. Đặc biệt Chào mừng lễ  hội hướng về cội nguồn năm nay 2012 nhà chùa vừa hoàn thành hàng ngàn mét đường bê tông có chiều rộng từ 4 đến 8 mét mặt và sẽ tiếp tục làm nhà khách để phật tử thập phương về lễ phật có nơi ăn chốn nghỉ. Chùa cảnh ngày càng được khang trang, sạch cỏ đỏ đền là công lớn của bản tự và tăng ni phật tử. Nhân dân cũng cần phát tâm công đức hơn nữa dể xây dựng ngôi chùa Ninh Cường  của ba xã nơi đây thành danh lam thắng cảnh. Vì ngôi chùa không những là nơi  thờ Phật, thờ Tổ các dòng họ đã có công khai sáng và xây dựng mảnh đất này, thờ các người con của quê hương ba xã đã chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh để bảo vệ mảnh đất này, bảo vệ tổ quốc yêu quý của chúng ta. Vì  ngôi chùa làng nói chung và chùa Phúc Ninh nói riêng còn thực sự là trung tâm sinh hoạt tinh thần của cộng đồng dân cư góp phần ổn định đời sống nhân dân ở mỗi một vùng quê.




ĐỀN THỜ TỐNG THÁI HẬU Ở VIỆT NAM

          "Thế kỉ 13 nhân loại chứng kiến cơn lốc kinh hoàng có sức tàn phá lớn “rợ Mông Cổ”. Từ những bộ tộc du mục ở Đông á, quốc gia phong kién độc tài Mông Cổ đư­ợc thành lập (1206) d­uới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn (phiên âm tiếng Mông Cổ có nghĩa là ông vua mạnh nhất) và con cháu các đạo quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi từ Đông Á tới Trung Âu, từ Trung Hoa mênh mông đến Tây Nam Ắ. Đi đến đâu chúng cũng san bằng mọi thành trì, cư­ớp sạch mọi của cải và giết hết những ai dám cả gan chống lại chúng. Mông Cổ một đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh đư­ợc thành lập bao gồm khắp các lục địa Á, Âu, trà đạp lên quyền sống tự do của hầu hết các dân tộc khi ấy.”
Thế như­ng “đạo quân Hung nô” của mọi thời đại ấy đã thất bại trước sức mạnh của Đại Việt không chỉ một lần mà tới ba lần. Lần thứ nhất, một đạo du minh Mông Cổ (trong gọng kìm tiến đánh Nam Tống) do Ngột Lư­ơng Hợp Thai cầm đầu tiến vào kinh thành Thăng Long tháng 1 năm 1258. Ngày 29/01/1258 chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan xác ở Đông Bộ Đầu, phải tháo chạy thảm bại khỏi nước ta. Gần như­ cả thế giới cùng chung chiến hào đánh quân Mông Cổ. Năm 1274 vua Tống Độ Tông mất, triều đình đư­a con là Cung Tông lên ngôi, do thế lực quân Mông Cổ quá mạnh, nhà Tông thất thủ, triều đình lui về Phúc Châu, Quảng Đông, phong ích V­ương lên ngôi vua, tôn Dư­ơng Thái Hậu làm Hoàng Thái Hậu và ban hịch kêu gọi cả nước kháng chiến chống giặc Mông Cổ.
Năm T­ường H­ưng II (1279) Mông – Nguyên đem quân từ cảng Triều D­ương (Quảng Đông) theo đ­ường biển tiến đến Nhai Sơn đánh Tống. Thế giặc mạnh, nhà Tống bại trận, hàng trăm chiến thuyền bị vỡ. Riêng Hoàng Thái Hậu, Hoàng hậu và hai công chúa bám vào đư­ợc mảnh ván thuyền (có tài liệu nói là bám vào cột buồm) trôi dạt đến Cửa Cần (còn gọi là Cần Hải) thuộc xã Hương Cần, huyện Quỳnh Lư­u, phủ Diễn Châu và đ­ược vị sư­ già ở chùa Qui Sơn cứu vớt. Nhà s­ư chùa Qui Sơn đã chăm sóc thuốc men, ăn uống cho Thái Hậu và công chúa tận tình. Như­ng nghĩ đến cảnh nư­ớc nhà bị thôn tính, vua quan triều đình bị giết, nạn chiến tranh chết chóc thảm thương, đồng thời lo đến việc truy lùng của nhà Nguyên nên Thái Hậu đã gieo mình xuống biển tuẫn tiết. Thấy vậy hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương cùng sinh ngày 15/08, hoàng hậu là Quách Thị sinh ngày 12/12 cũng nhảy xuống biển chết theo. Xác bốn mẹ con Thái hậu trôi dạt vào bãi biển Cần và đ­ược ngư­ời dân địa phư­ơng vớt lên mai táng chu đáo. T­ương truyền, cảm động trước
“khí tiết lăng thiên nhật nguyệt,
Anh phong lẫm lẫm địa sơn hà”
Th­ượng đế đã phong cho Thái Hậu là Hải Thần coi giữ 12 cửa bể cho Đại Việt. Nhân dân làng Cần Hải đã lập đền thờ bà. Đền thờ linh thiêng đ­ược ứng nghiệm rõ rệt, mỗi khi ng­ư dân ra biển, qua đền bà thắp h­ương khấn bái. “Đại Việt sử kí toàn thư­” còn chép: Năm H­ưng Long 19(1311) vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (nay là cửa Cần, xã Quỳnh Phư­ơng, Quỳnh Lư­u, Nghệ An) đóng quân tại đây, đêm chiêm bao thấy nữ thần khóc và nói: “Thiếp là cung phi Triệu Tống, bị giặc bức bách trôi dạt đến đây, Th­ượng đế phong cho làm thần biển ở đây đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”. Khi thức dạy vua cho gọi các cố lão ở đấy hỏi sự thực rồi cho quan vào tế lễ, sau đó mới kéo quân đi. Trên đ­ường đi nhờ biển lặng, gió yên nên quân Trần đã tiến thẳng đến Trà Bàn, nhờ có Đoàn Nhữ hải lập kế nội ứng nên đã bắt đư­ợc vua Chiêm mang về. T­ưởng sự việc ứng nghiệm, vua bèn cho Hữu Ty lập đền thờ tại Cửa Càn hàng năm cúng tế. Truyền thuyết địa ph­ương và các thư­ tịch khác còn ghi: việc Trần Anh Tông phong sắc cho nữ thần đền Cần là: “Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh mẫu thượng đẳng thần” đồng thời ban nhiều vàng bạc cho dân địa ph­ương tu chỉnh tôn tạo đền thờ. Sử cũ và ngọc phả còn ghi việc Bình Định V­ương Lê Lợi trong khi tổ chức kháng chiến chống quân Minh xâm l­ược (1418 – 1428) đã cho t­ướng về đền Cần làm lễ cầu sự âm phù dẹp giặc. Và khi kháng chiến thắng lợi vua đã nghĩ đến Thánh mẫu đền Cần gia phong thêm Mỹ Tự ca ngợi tôn vinh công lao đức độ của Thánh Mẫu. D­ưới triều Thánh Tông hoàng đế niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1470). Lần này vua Lê huy động một lực l­ượng to lớn rất hiếm thấy trong lich sử bình Chiêm của dân tộc. Đội quân gồm 5000 chiến thuyền và 25 vạn quân đã dừng chân ở cửa Cần để chấn chỉnh. Thời gian l­ưu trú tại cửa Cần, vua Lê Thánh Tông thân chinh vào đền thánh Mẫu làm lễ cầu nguyện Thánh Mẫu âm phù cho cuộc chinh phạt thắng lợi, sau đó đoàn quân ra đi trong điều kiện thiên nhiên sóng yên bể lặng và nhanh chóng đến chiến tr­ường khiến vua Chiêm Thành lo sợ xin đ­ược qui hàng không dám quấy nhiễu. Trên đ­ường vua tôi trở lại kinh đô, đoàn thuyền đã v­ượt quá cửa Cần hơn muời dặm, bỗng gió dông nổi lên làm đoàn thuyền lật buồm quay trở lại. Nơi quay thuyền có danh là Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lập ngày nay. Hiện t­ượng này khiến nhà vua nhớ đến chuyện cầu đảo ở Đền Cần nên cho thuyền ngược lạiĐền Cần mua sắm lễ vật lên đền tạ ơn, sau đó mới về về kinh đô.
Không chỉ ở của Cần mà nhân dân ven biển từ nam chí bắc còn lập nhiều đền để thờ Tống Thái Hậu. Đặc biệt ở đền Mẫu thị xã Hư­ng Yên gần bờ sông Hông, x­a đây cũng là cửa biển và theo truyền thuyết địa ph­ương cửa biển này cũng gọi là là Càn Môn. Ngọc phả còn có tình tiết sau: Bà cùng ba con bị chết đuối trôi dạt sang cửa Cần Hải, Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An rồi xác của Mẫu lại trôi ng­ược dòng đến Càn Môn, H­ưng Yên. Nhân dân vớt lên và mối đùn thành mộ. Sau dân lập đền thờ và chính tẩm của đền che phủ cho phần mộ của Mẫu.
Đền Đại Lộ xã Ninh Sở, Th­ường Tín, Hà Nội là ngôi đền lớn, nằm sát bờ sông Hông, tiếp cận huyện Thanh Trì. Truyền thuyết địa ph­ương kể lại câu chuyện bốn chiếc nón trôi về khu vực này, lẩn quẩn mãi không đi. Năm ấy đê sông Hồng bị vỡ, nhà vua lo lắng bèn khấn thần biển Đại Càn phù hộ. Sau đó hai con rắn (lốt) xuất hiện rồi cắn duôi nhau nằm trên đê vỡ chắn ngang dòng nư­ớc thành đôi rắn khổng lồ khiến dòng n­ước ngừng chảy, giúp nhân dân có thời cơ cứu vãn vỡ đê.
Như vậy ở Đại Càn Thánh Mẫu, hoặc các vị mẫu khác dân gian ­ước nguyện có đ­ược sự cứu độ để giải toả mọi ức chế, xua đi những nỗi lo âu, những tai ư­ơng bởi hoạ ngư­ời và thiên nhiên ch­ưa giải thích đư­ợc. Sự vô hình của các thánh mẫu sẽ làm cho tâm ta thiện hơn, trong trẻo hơn, h­ướng về bản chất dân tộc chân, thiện, mĩ. Lẽ tất nhiên trong sự vô hình mà tác động đến đời sống tâm linh, đến đời sống đời t­hường thì khó vận dụng lí lẽ khoa học để phân tích. Phân tích một tín ng­ưỡng dân gian có thể coi nh­ư một hiện tượng văn hoá bản địa lâu đời mà nhân dân, dân tộc đã kính thờ, đã tổ chức lễ hội nh­ư một chương “Diễn xướng sử thi” để từ đó nảy sinh niềm tin, tăng thêm tình yêu quê hương đất nư­ớc và làm cho cuộc sống đ­ược hạnh phúc và thi vị hơn.
Sách “Ô châu cận lục” viết thế kỉ 15 còn cho Đại Càn Thánh Lư­ơng v­ương là Vương Hậu thời Hùng V­ương thứ 13. Có nơi vùng trung du nh­ư Phú Thọ còn ghép tứ vị Thánh n­ương bộ t­ướng của Trưng Nữ V­ương thế kỉ I. Cũng có nơi ở đồng bằng Bắc Bộ cho đại càn tứ vị là mẫu thoải thuộc hệ tam toà Thánh Mẫu Phủ Giầy… Và tất nhiên bởi sự dung hợp nên Duệ Hiệu cũng thật phong phú. Đơn cử một số Duệ Hiệu thường thấy ở các đền như­ sau:
- Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh Mẫu Thượng đẳng thần.
- Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương phu nhân.
- Đại càn quốc gia Nam Hải thần chiếu ninh ứng tự vị thánh nương Thượng đẳng thần.
- Càn Hải môn hiển thánh Tống Thái Hậu nam Hải tối linh Tứ vị thánh nương Đại v­ương.
Nhìn chung t­ương tự nh­ư nhau, có theo màu sắc dân gian từng địa phư­ơng nh­ưng không chênh lệch nhiều. Chỉ tính riêng sắc phong ở đền Cần đã có tới 300 chiếc. Có ngày đền đ­ược phong 8 đạo sắc. Sắc phong ở đền Cần và hàng trăm đền thờ khác đều là tài sản quí cần đ­ược bảo quản và giữ gìn nguyên bản.
Trong khi hiện nay không thiếu gì cò mồi lùng sục với giá có khi lên tới ba trăm triệu một đạo sắc. Trong tín ngư­ỡng dân gian có sự ng­ưỡng vọng nghĩa là phù hợp với bản chất dân tộc thì nhân dân lại lập đền thờ ở khắp mọi nơi và nó trở thành một ph­ương thức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã. Nó nh­ư nhu cầu cuộc sống, là sự tồn vinh của mảnh đất con ng­ười, là niềm hạnh phúc, lòng tin để nhà nhà bách tính đ­ược nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an.
Và huyền thoại Đại Càn Thánh Mẫu đ­ược hoà nhập, Việt hoá từ xa x­ưa, không phân biệt ng­ười Việt hay ngư­ời Hoa, giống như­ Đức Phật ở Ấn Độ là vậy. Cũng vì lẽ đó mà đền thờ Đại càn tứ vị trở nên đa dạng, khó bề giải thích. Và từ một càn miếu phát triển đến hàng trăm đền thờ, đình thờ. Theo sách di tích lịch sử đền Cần do Phan Đình Ph­ương biên soạn thì nơi thờ thần đền Cần đ­ược ghi trong “Bách Thần Ký”, số miếu, đền có tới 1057 chiếc. Đặc biệt thần tích đền tứ vị ở Hàm Thuỷ và trại Ninh Mật (Ninh Bình) l­ưu ở thư­ viện Hán Nôm số đền thờ thần ở Đền Cần lên đến 1964 chiếc.
Trong thực trế số đền thờ thần đền Cần không còn nhiều. Nhưng nhiều nơi đã và đang tu sửa, phục hồi để thành tích có qui mô thu hút đông đảo khách hành hư­ơng. Đó là đền Cần, đến Hữu lập, đền Phú Đa, Phú Nghĩa ở Quỳnh L­ưu; đền Vo Trung – Gia Lâm; đền Cơ Xá - quận Ba Đình; đền Nghĩa Dũng sau chuyển vào đ­ường Thanh Niên – Hồ Tây; đền Hàng Than – quận Hoàn Kiếm… Nam Định có hàng chục đền thờ, đó là đền Ninh Cư­ờng, đền Hạ Lạc Chính - Trực Khang; đền Quần Anh - Hải Hậu… Ngoài ra các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, H­ưng Yên… hiện tại vẫn có các đền thờ Đại Càn Thánh Mẫu.
Thật là:
Hà sứ phong đào thiên địa bạch
Thử gian miếu vũ nhật tinh hồng.

(Đâu có sóng gió tung trắng trong trời đất thì có miếu đền sáng rực như­ sao và như mặt trời hồng).
Cũng nhờ có giấc mộng vua Trần mà đền Cần thờ Thánh mẫu đ­ược xây dựng to đẹp, xin trích một câu có tính ôn lại lịch sử:
“Phong ba hoán tỉnh Anh Tôn mộng
H­ương hoả do l­ưu Thánh mẫu từ.
Thật là:
Nam Độ dĩ lai phong phạm cựu
Đông A nhi hậu cổn tr­ường tân.

          (Từ khi v­ượt sang cõi Nam phong độ của Mẫu vẫn nh­ư cũ,
Từ thời Trần về sau luôn đ­ược sắc tặng biểu dương.)
Sau này hải Thượng Lãn Ông trên đư­ờng thượng kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán khi qua đền Cần cũng đề:
Đại Tống cơ đồ thiên cổ hận
Nam Thiên vũ trụ tứ thời xuân.
Tạm dịch là:
Cơ đồ Đại Tống hờn nghìn thủa
Vũ trụ trời nam xuân bốn mùa.
Nhiều câu đối ở đình đền, miếu mạo thờ Đại Càn đã đ­ược nhà xuất bản văn hoá - Thông tin tuyển chọn để đ­ưa vào tập “Ba nghìn hoành phi câu đối Hán Nôm” – xuất bản 1982 như­ câu đối ở đền Quất Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định. Như­ng tịnh vô không có ai lấy câu đối thờ ở đền Đức Triệu Việt Vương như
“Đức Đại an dân thiên cổ thịnh –
Công cao hộ quốc vạn niên tr­ường”
để đ­ưa vào đền Mẫu Đại Càn như­ một đền ở Nam Định mới sửa lại và nhiều câu đối nữa sáng tác theo kiểu ngẫu hứng, không có niêm mà chẳng có luật. Những ng­ười có tri thức và cơ quan văn hoá các cấp sao lại không để ý đến mỗi khi cấp phép cho họ tu tạo xây dựng bất kì ngôi đền thờ nào lại để họ tuỳ tiện tr­ương lên những câu đối như­ vậy. Vì dân có biết đâu câu đối phải là loại kỳ văn diệu bút, ngôn từ, chữ nghĩa không những cô đọng, súc tích mà còn đ­ược chắt lọc, nén chặt để bật lên tứ với đầy đủ ý nghĩa của nó cho phù hợp với từng đền, đình, miếu mạo thờ ai, ai thờ.
          Ngày nay một số đền, chùa đư­ợc nhà n­ước cho duy tu, tôn tạo trong đó có đền thờ Đại Càn. Nh­ưng còn không ít ng­ười hiểu không đúng về sự tích, thậm chí coi bà là một đấng anh phong của Đại Việt ngang tầm hoặc còn hơn những anh hùng dân tộc khác chỉ vì bà có nhiều đền thờ. Nh­ư có đền năm 2005 sửa lại còn lập bia đá ghi: “Từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc, ý chí quật c­ường quật khởi trong tinh thần dân Việt làm rạng rỡ non sông đất Việtcó anh linh các vị thánh n­ương linh ứng giúp n­ước che chở cho dân”. Hiểu như­ thế thật là: “Ng­ười... hay coi thư­ờng những gì mình chư­a biết”. Đến Quốc công Tiết chế H­ưng Đạo Đại V­ương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên được nhân dân phong thánh, thế giới công nhận là một trong m­ười tư­ớng tài cũng không có văn bia ở đền nào đề như­ vậy. Suy nghĩ mãi tôi mới phải viết ra những điều này để cung cấp cho bạn đọc quan tâm một số t­ư liệu từ lịch sử đến huyền thoại và các dị bản khác về đền thờ thánh Đại Càn trong cả n­ước và những quan điểm khi dân thờ Tống Thái Hậu. Nếu không mình sẽ có tội với tiền nhân chính giáo và xấu hổ với con cháu sau này.




TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN HIỀN

          Nguyễn Hiền sinh năm 1235 tại Dương Miện phủ Thượng Hiền trấn sơn Nam Hạ. Người đời sau hiểu biết về ông qua biết bao giai thoại. Còn bé Hiền đã thích chữ nghĩa, lên 4 tuổi người đến chùa xem sư cụ dạy học nhưng không bị ám ảnh bởi cảnh cúng bái. ông như con ong non bay lượn trên bầu trời chữ nghĩa. Không học nhưng ông lại giỏi hoan cả học sinh giỏi nhất của chùa. Năm 13 tuổi về kinh thi đình đỗ trạng nguyên. Năm ấy là năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông. Khi vào bệ kiến, vua hỏi:
          - “Vấn Trạng học hà sư” tức là trạng học ai? Trạng trả lời:
          - Thần trình Bệ Hạ “Thần sinh nhi tri nghi tắc vấn tăng nhất nhị tự” (Thưa bệ hạ tôi đẻ ra đã biết chữ, đôi lúc hỏi nhà sư vài chữ).
          Vua Trần phán: “Trạng nguyên niên ấu vị tri lễ hứa hồi gia học lễ đãi tam niên nhi hậu dụng” có nghĩa là Trạng nguyên còn trẻ chưa biết lễ về nhà học lễ ba năm rồi ta dùng.
Trong Triều lúc bấy giờ có sứ thần trung Quốc đưa tối hậu thư sang cho vua Trần trong đó có bài thơ:
Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất Quốc
tứ khẩu tung hoành gian
Tạm dịch:
Hai chữ nhật bằng đầu nhau
Quay bốn mặt đều là chữ sơn
Hai vua tranh một nước
Bốn mặt đều là chữ khẩu
          Tương truyền vua quan nhà Trần đều không bniết cách giải. Đem vua Trần mộng thấy: Hữu có Thgượng Hiền chi tài khả năng y quốc (Đất Thượng Hiền có người tài khả năng giúp nước).Vua cho sứ giả về đất Dương Miện tìm trạng.
Khi về đến đầu làng, nhân dân thấy ngựa xe của đoàn sứ giả khiếp bỏ chạy. Còn lại mình chú bé ngồi nặn voi ngang đường. Voi bằng đất nhưng lại đi được vì bốn chân có gắn bốn con cua, hai tai gắn hai con bướm, đuôi một con đỉa, vòi môt con đỉa. Sứ giả ngồi trên ngựa quát hỏi: “ Thằng bé kia, mày ở đâu lại?” Trạng trả lời: “ Tôi là người quân tử ngồi chờ thời”. Khi biết người là Trạng sứ giả liền xuống ngựa mời người về nhà để trao chiếu chỉ triều đình. Về đến nhà sứ thấy ba giân nhà tre, gian giữa bên trên thờ Tổ, bên dưới là bàn học của Trạng. Một bên giường lão mẫu, một bên là bếp. Sứ hỏi : “ người quân tử ở nơi đài các sao Trạng lại ở gần bếp?” Thân thế sự nghiệp ta ở trên cao, hiện giờ để tạm”.
          Sứ trao chiếu chỉ mời trạng về kinh để hỗ trợ việc nước. Trạng trả lời: “Vua chê ta không biết lễ nhưng triều đình cũng không biết lễ. Muốn mời ta về phải có voi ngựa, bằng sắc, mũ áo rước ta đi”. Sứ phản hồi khi xin vua đầy đủ các nghi thức trên, trạng hồi cung. Khi họp với văn võ bá quan trạng giảng bài thơ ấy ,là chữ ĐIỀN. Sứ Tàu cũng có mặt tại đó thấy rằng Đại Việt có người tài về tâu với vua Tàu phong cho Trần Cảnh là An Nam Quốc Vương. Nuớc ta thoát được một lần xâm lăng đe doạ. Sau đó vua Trần phong cho trạng là: Đô ngự sử kiêm Đại tướng công , kiêm công bộ thượng thư. khi làm quan trạng hiến kế
cho vua mở giảng võ đường để rèn quân, luyện tướng (bây giờ còn khu Giảng Võ Hà Nội ). Về nông nghiệp trạng hiến kế đắp đê, quai vạc sông Hồng để dẫn thuỷ nhập điền nông dân cày cấy năng suất cao.
          Lần thứ hai vua lại nhận được tối hậu thư của vua Tàu trong đó có hai chữ “Thanh tuý”. Vua hỏi Trạng, Trạng phê vào ,giấy là: “Thập nhị nguyệt xuất tốt”(tháng12 đưa quân ra biên ải bố phòng). Thế là lại một lần nữa nước ta thoát nạn binh đao. Trạng mất năm 1225 tương truyền khi đi chỉ đạo đắp đê gặp mưa rét, nắng hàn nên trạng bị cảm nặng rồi mất. Khi trạng mất, thôn Dương Miện đổi là Dương A, phủ Thượng Hiền là Thượng Nguyên. Vua Trần cho xây đền thờ nơi cố trạch thuộc huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ngày nay.
          Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Từ ngoài vào là bốn hàng cột gỗ lim các hoa văn được trạm khắc tinh xảo. Trên câu đầu hoành x, kẻ bẩy chủ yếu là rồng, tùng, trúc, cúc, mai, rồng lá.Trên long cốt còng ghi chữ “Khải Định thập cửu niên”. Vào đến cung đệ nhị có bức hoành phi lớn với bốn chữ “ Hoa Quốc Phúc Dân”. Ở giân hai bên phải trái có hai bức đại tự mang chữ rất lạ ,không đâu có như “Bạt Hồ Tuy” nghĩa là vượt trên tầm giỏi và ba chữ “Sinh Nghi Tri” nghĩa là đẻ ra đã biết chữ. Dưới đại tự gian bên tả còn treo tấm bảng viết lại bài phú đỗ Trạng nhan đề “ Át Tử Từ Kê Mẫu Hồ”(vịt con từ mẹ gà xuống hồ). Tại cung dọc nối cung đệ nhị với hậu cung mà người ta gọi là thiêu hương có dựng biển hiệu vua ban mang bốn chữ “ Khai Quốc Trạng Nguyên” và bát hương hội đồng thờ các quan. lên đèn hương ở cung này rồi vào cung cấm. Tại cửa cung cẩm có bức đại tự với ba chữ “ Trạng Nguyên Từ” sơn son thếp vàng treo bên trên bộ cửa chạm trổ hoa văn uy nghi không mấy khi được mở. Vào bên trong là cỗ khám gian to, mở cửa khám bên trong có để thần vị mang dòng chữ: “ Trần triều Đinh Mùi khoa Trạng nguyên thăng kim tử vinh lộc đại phu công bộ Thượng thư Nguyễn Tướng công huý Hiền”. Bên ngoài bệ cỗ khám là nhang án to mang hoa văn thời Nguyễn mới được phục chế lại. hai cung đệ nhị và cung cấm được xây từ năm nào không còn di chỉ để lại.
          Tương truyền khi được vua ban lập đền thờ thì được phong ba chữ “ Quốc Tế Thần” tức là được các quan triều đình về chỉ đạo việc tế lễtheo nghi thức quốc gia. Hiện còn câu đối 2 nói lên điều đó là:
Đông A nhất giáp sinh tri Trạng
Nam Việt thiên thu quốc tế thần
          Từ năm 1991 đến năm 2005 làng Dương A đã sửa đền tám lần bằng tiền đóng góp của 700 hộ dân. Năm thì lợp lai bái đường, năm thì xây cổng, xây nhà chè, đóng cánh cửa, xây thiêu hương, sân gạch, sân cờ tướng, xây vỉa đá bờ hồ sen. Đến năm 2006 cung đệ nhất và cung đệ nhị được trùng tu lai chắc chắn hơn với số tiền là 190 triệu đồng do nhà nước và nhân dân cùng làm.
          Hàng năm nhân dân ở đây mở hội kỵ quan trạng vào ngày mất của ngài ngày 14-8 âm lịch. hội được mở ba ngày có cả rước kiệu quanh làng.
          Những nam thanh nữ tú, cụ già trẻ nhỏ rước quan trạng dạo chơi đến từng ngõ, từng nhà. Không biết quan trạng linh thiêng có phán bảo gì không nhưng tấm gương tuổi nhỏ, học giỏi tài cao của quan Trạng đẵ thôi thúc tuổi trẻ làng Dương A, tuổi trẻ xã Nam Thắng không chịu thuachi kém em trên quê hương đất học, đất ngàn năm văn hiến Nam Đinh./.




CHÙA LINH ỨNG

          Chùa Linh Ứng hiệu là Linh Ứng Tự, toạ lạc tại thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu Nam Định
          Đã hàng trăm năm về trước, người dân đến nơi chân sóng Thịnh Long này mở đất đã phải vật lộn với phong ba, bão táp, nắng lửa mưa hàn sấm sét, thú dữ. Đêm đêm họ chỉ biết cầu trời, cầu đất, cầu thần sấm, thần sét, thần biển. Rồi có một hôm mưa to gió lớn, nước biển dâng cao, nước trên nguồn đỏ như son laị cuồn cuộn đổ về cửa sông Ninh Cơ cuộn tròn lấy sóng dữ gào thét âm ầm suốt ngày đêm. sáng dậy nhân dân thấy điều lạ là nổi lên một cồn cát lớn. Lại có một tượng Phật dập dềnh nơi mép nước. Nhân dân rước tượng lên để giữa cồn cát rồi thắp hương khấn bái. sau đó họ rủ nhau làm thành một cái am nhỏ để che mưa che nắng cho tượng . Mỗi ngày đi làm đồng, đi biển họ qua đây cầu xin được điều lành đem lại, điều dữ đem đi, thấy có ứng nghiệm, nhân dân góp công góp của làm thành ngôi miếu để thờ Phật. Từ khi Phật về nơi chân sóng nhân dân yên tâm làm ăn, yên tâm đi khơi đi lộng thuyền ra, thuyền vào.
          Năm 1936 hoà thượng Thích Thanh Quảng (quê xã Hải Châu xuất gia tu hành bên tỉnh Thái Bình) về đến đây, người thấy cạnh dòng sông Ninh Cơ có ngôi miếu thiêng liền cải miếu thành chùa đặt tên là linh ứng tự (có nghĩa là Linh thiêng và ứng hiện). Hoà thượng trụ trì chùa đến ngày 10 tháng 5 năm 1955 thì viên tịch.
Năm 1956 sư cụ Thích Đàm Khôi ở chùa Cát Thượng ra khêu đèn thắp hương phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân cho đến ngày 24-8-1968 thì cụ viên tịch.
          Năm 1968 thượng toạ Thích Chính Liên ( tục tính Trần Thanh Tuệ) từ chùa Cồn về chùa Linh ứng nhập cảnh( nhằm ngày19-11- Mậu Thân).
          Một nhân duyên trùng lặp là thượng toạ Thích Chính Liên xuất gia năm 13 tuổi thì cùng năm cụ về nhập cảnh tại chùa Linh Ứng lại có thiếu niên cũng 13 tuổi quê ở thị xã Hải Dương mồ côi cả cha lẫn mẹ, lang thang phiêu bạt tới chũa xin xuất gia đầu Phật, làm đệ tử của cụ. Nhìn cháu bé gầy gò, ốm yếu, ngẫm ngĩ một lúc rồi cụ nói:
          Trước đây một tháng ta nằm mộng thấy trên trời có vầng hào quang, có bông hoa Hồng với dòng chữ: Thị thế kim tu, hiện tại nhất thiên thân. Nghĩa là: Con là người thiếu nữ con trời, giáng sinh xuống trần thế tu tại nơi đây. Chắc hẳn con tên là Hồng?
          – Dạ , con tên là Lê Thị Hồng ạ.
          Vậy là ứng với đềm mộng của ta, giấc mộng của ta đã có nghiệm.
          Thượng toạ nhất đỗi vui mừng thế phát cho thiếu nữ xuất gia lấy pháp danh Thích Đàm Bích mà nói rằng: “Sau ba mươi năm đất này sẽ phát con ạ.”
          Lúc bấy giờ khu vực đát chùa còn là bãi hoang tứ bề sông nước, sóng biển ào ạt vỗ vào, thầy trò tương cháo nuôi nhau, sớm hôm tụng kinh niệm Phật cầu cho Quốc thái dân an, nhân dân bình an tránh được bom rơi đạn lạc của giặc Mỹ mà yên ổn làm ăn Ni sư Thích Đàm Bích, sẵn có duyên lành, phát chí, xuất trần từ nhỏ, chốn không môn tìm đạo xuất gia, nêu cao chí cả vượt qua mọi thử thách khó khăn chịu đựng mọi gian lao như con tằm phải chịu qua bao cơn đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén để trở thành con bướm biết bay. Như hạt giống nằm sâu dưới đất, nảy mầm phải xuyên qua tầng đất để vươn thẳng lên thành cây cứng cáp. Người Phát lời thề nguyện, nhẹ bước vân du trên đường giải thoát, bỏ ngoài ngàn dặm lòng tham ái, để lẽ huyền vi còn mãi trong tâm, giữa phàm trần không nhiễm hồng trần. Người đã thiết tha cầu đạo, ngưỡng mong: Thượng thừa Phật đạo, hạ hoá quần sinh. Dù cho ở nơi khó khăn nhất hoằng dương Phật pháp, tiêp dắt chúng sinh vào đạo, cứu khổ độ mê. Bằng đức giới trang nghiêm, bao năm chầy tháng quyết chí học hành, đạo hạnh song toàn, đạo tâm trác thế, trí tuệ cao siêu, Ni Sư một lòng lo chu toàn sự nghiệp kế vãng khai lai,báo phật ân đức, ngõ hầu báo ơn thầy Tổ trong muôn một. Người luôn nỗ lực trong mọi công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thác đứng vững bằng chính đôi chân của mình như lời Phật dạy:
          “ ỷ lại nơi kẻ khác để giải thoát cho mình là tiêu cực.Nhưng đảm đang lãnh lấy trách nhiệm,chỉ tuỳ thuộc nơI mình để tự giải thoát quả thật là tích cực”.
          Tuỳ thuộc nơi người khác là đem tất cả cố gắng của chúng ta quy hàng.
          “Hãy tự xem con là hải đảo của con.Hãy tự xem con là nương tựa của con.Không nên tìm nương tựa nơi người khác”.

          - Xây dựng ngôi Tam Bảo :
          Đến năm 1998 là vừa tròn 30 năm, đúng như lời Thượng toạ Thích Chính Liên tiên đoán “ Ba mươi năm sau đất này sẽ phát con ạ.” Lúc này nhà chùa cũng còn nhiều khó khăn. Được sự cho phép của giáo hội Phật giáo và các cấp chính quyền cùng sự giúp đỡ đóng góp của chư thiện nam, tín nữ thập phương xa gần, nhà chùa đã xây dựng lại ngôi Tam bảo chùa Linh Ứng. Với tâm thành của Ni Sư nên đạo giao được cảm ứng, được chư Phật, chư Bồ Tát mười phương gia hộ, Ni Sư đã đạt được ý nguyện hoàn tất ngôi Tam bảo vào năm 2001, không biết sức manh nào đã giúp Ni Sư sớm hoàn thành đuợc ngôi chùa trước hạn định hàng chục năm ? chỉ có Phật độ, Tổ giúp mới thành,
          Đây là ngôi chùa hình chữ Đinh, làm hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói mũi.
          Tiền đường 5 gian, có hiên rộng đi xung quanh. Phần cổ đẳng ghi hiệu chùa “ linh ứng tự”cao hàng mét đỡ mái chùa, tạo với mái hiên thành tám mái cong cong giao nhau bằng các bờ giải, bờ nóc được tạo ra các đao nguột hình long chầu phượng vũ uyển chuyển mềm mại.
          Tiếp với tiền đường là cung chính điên( hậu chẩm) được xây cao ba tầng mười hai mái ngói cũng giao nhau bằng các bờ giải được đắp 12đao nguột cong vút hình rồng chầu phượng múa. Bờ nóc của hậu cung hai đầu có hai Rồng kìm chầu mặt nhật.
          Năm 2004 hoàn thành nhà thờ Tổ, năm 2007 xây xong phủ Mẫu.

          - Xây dựng Đại Bảo Tháp :
          Năm 2008 chùa Linh Ứng khởi công xây dựng đại Bảo tháp Phải nói đây là công trình thế kỷ 9 tầng, cao 49m .Tháp được thiết kế với quy mô 11 tầng, Gồm tầng hầm, tầng đế, và 9 tầng tháp. Phần lõi tháp được bố trí cầu thang máy, xung quanh lõi cầu thang máy là cầu thang bộ.
          Chiều cao tầng đó là 4,5 m, chiều cao các tầng tháp trung bình là 3,9 m, phần hành lang xung quanh tháp là 1,8 m. Tầng đế, vuông có mỗi cạnh là 18,8 m Tầng đế được bố trí làm nơi trưng bày hiện vật và đón tiếp khách, hai bên tầng đế được bố trí hai cầu thang bộ phục vụ khách thường nhật lên sân thượng thỉnh lễ. Tại hai đầu trên của cầu thang bộ tầng đế được thiết kế hai tháp chuông, phía sau được bố trí hai tháp đèn. Kết cấu công trình được thiết kế theo hệ khung chịu lực, cột, dầm, sàn bê tông cốt thép đúc liền khối. Tường xây gạch, nền, sàn lát đá xẻ tự nhiên.
          Mặt bằng sân thượng tầng một đặt bốn pho tượng ở bốn mặt tháp, phía Đông là tượng Đức Dược Sư, phía Nam l;à Đức quan Âm Bồ Tát, phía Tây là Đức Di Đà, phía Bắc là Đức Địa tạng Vương Bồ Tát. Các pho tương đều được trạc bằng đá trắng to cao gấp ba bốn lần người thật.
          Sau khi đặt bốn pho tượng thì đã có ngay bốn rồng vàng hạ giới chầu ở bốn góc tầng một. Mặt băng các tầng2,3,4,5,6,7,8,cũng vuông có mỗi cạnh là12,3 m, mặt bằng tầng 9 thu hẹp hơn cho hành lang rộng ra để chúa được nhiều người hơn khi lên thắp hương lễ Phật. Từ tầng hai đến tầng tám trừ phía mặt tháp quay vào chùa để mở cửa, các mặt còn lại gắn 21 bức phù điêu bằng đá để tưởng nhớ đến cuộc đời của Đức Phật từ lúc giáng sinh đến khi tu chứng nhập Niết bàn. tâng chín là để thờ sá lợi Phật có bốn Phượng chầu bốn góc, ở giữa mái ngói đỏ tươi là bệ hoa sen to ôm bình cam lộ, bình đựng thứ nước phép nơi nước Phật tươí mát cho chúng sinh muôn phương. Đây là công trình tôn giáo được thiết kế theo ý chỉ của nhà chùa như hội tụ được những nét tinh hoa của cả nước, đan xen vào nhau sự huyền ảo kì vĩ như chính con người , vùng đất đã sản sinh ra chúng vậy. đồng thời tháp cũng là công trình văn hoá mang tính nghệ thuật cao, là điểm nhấn tâm linh văn hóa Phật nơi đầu sóng ngọn gió, hiện thời là to cao hiện đại nhất trên đất Nam Định.




Người Có Duyên Giữ Hồn Cốt Dân Tộc

          Đó là thiếu tướng Hoàng Kiền. Hồi chưa ra mặt trận, ông là giáo viên cấp II trường làng tại xã Giao Thịnh, Giao Thuỷ, Nam Định. Sau sáu năm làm lính Trường Sơn, chiến đấu bên nước bạn Lào, năm 1976 ông được đi học tại học viện kỹ thuật quân sự, năm 1981 ra trường công tác tại phòng công binh quân chủng Hải quân. từ 1986-1989 ông giảng dạy tại học viên lục quân Đà Lạt. Từ 1989-1997 là trung đoàn trưởng trung đoàn công binh 83 hải quân. Từ 1997 đến 2007 ông là tham mưu phó, tham mưu trưởng rồi tư lệnh binh chủng công binh. Năm 2006 ông được phong hàm thiếu tướng và được giao nhiêm vụ làm giám đốc ban dự án đường tuần tra biên giới thuộc bộ tổng tham mưu- bộ quốc phòng từ năm 2007.
Nói về ông, với những năm đằm mình dưới nước biển mặn mòi ở đảo Bạch Long Vĩ, ở đảo lớn, đảo nhỏ, đảo nổi, đảo chìm - Trường Sa, những ngày nắng lửa mưa hàn, vượt qua núi cao vực thẳm rừng sâu của hàng chục ngàn km đường biên:
          Từ Móng Cái rừng dương đến Cà Mau rừng đước ông đã nắm bắt được cái rộng dài, cao thấp, nông sâu hình hài đất nước, hồn cốt của dân tộc để rồi ông giám nhận cái nhiêm vụ lớn lao: tổ chức chỉ huy làm con đường tuần tra biên giới.
          Đây là con đường dài đến 10.196 km, đi qua 25 tỉnh trên suốt chiều dài biên giới với các nước bạn Trung Quốc, Lào, CămpuChia. Khi đường được làm xong nó sẽ chiếm được nhiều giải nhất như: Một con đường bêtông dài nhất Việt Nam, Không chỉ có thế mà hiện tại còn là con đường bêtông dài nhất thế giới. Một con đường với thời gian thi công lâu nhất (30 năm theo kế hoạch). Một con đường khó khăn nhất, gian lan bất lợi nhất về mặt thi công cũng như kinh tế kỹ thuật.
          Một con đường phục vụ cho việc tuần tra giữ gìn hình hài, hồn cốt , bảo vệ chủ quyền cương vực của tổ quốc, ngăn chặn sự xâm phạm trái phép, đi lại và buôn lậu tự do của những kẻ lạ mặt.
Một con đường, là phên dậu của tổ quốc, là tấm khiên chắn biên cương thực hiện ước mơ hàng nghìn đời nay của cả một dân tộc. Quan trọng là thế nhưng cũng phải vượt qua bao rào cản (của sự chậm hiểu ), bàn đi tính lại giữa bộ quốc phòng với các bộ chức năng liên quan phía nhà nước hàng chục năm. lúc thì bàn chỉ làm đường cấp phối, lúc lại có ý kiến bàn làm đường cấp phối nhưng phải đổ bêtông ở những đoạn dốc, khi lại có ý kiến bàn làm đường nhựa, tất cả các kiểu đường như vậy cũng đã được làm thử cả. Nhưng khi hiểu ra mục đích ý nghĩa chiến lược của con đường mang tính quân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế và sự bảo vệ luận án quyết liệt của bộ quốc phòng thì con đường lịch sử này mới được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và giao cho bộ quốc phòng đảm trách từ ngày 14-3-2007. Đó là con đường tuần tra biên giới rộng 5m, phần Bêtông mác 300 ở giữa nền đường rộng 3,5m có độ dầy 18cm trên toàn tuyến.
          Chúng tôi được đi cùng thiếu tướng Hoàng Kiền giám đốc ban dự án để thị sát tuyến biên cương sưôt từ Lạng Sơn đến địa đầu Móng Cái, đây là tuyến đường đã có hàng 100km làm xong theo đúng thiết kế. Tuyến mà có con sông Kỳ Cùng chảy vào đất Việt rồi lại thu mình không biết chảy về đâu. Tuyến có con sông KaLong nước trong leo lẻo cứ vòng vèo uốn khúc làm biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh và nước bạn Trung Hoa. Có đi , có đến mới thấy công sức của người lính bạt núi san đồi lấp vực để mở đuờng. Chúng tôi dừng lại ở nhiều cột mốc trị giá tiền tỉ thay cho cột mốc cũ làm bằng những phiến đá từ thời Pháp và nhà Thanh mà có thể di chuyển được.
          Ngoài những cột mốc chính thì cứ 10km lại có một cột mốc phụ để định vị đường biên. nguyên tắc thiết kế con đường tuần tra biên giới là phải bám sát đường biên . Vì địa hình hiểm trở cũng có lúc đường phải tránh núi cao vực sâu nên trở thành vòng vèo nhưng khoảng cách cho phép lớn nhất không quá 1000m.Và những nơi có khoảng cách lớn như vậy thì lại làm đường xương cá đến tân nơi để tiện cho việc tuần tra. Điều này cũng giải thích luôn rằng: tử Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh có 1600km mà sao đường tuần tra biên giới lại dài đến như vậy. Cũng có chỗ đường biên của hai bên sát nhau (ảnh) Tác giả Đồng Ngọc Hoa và thiếu tướng Hoàng Kiền đúng trước quả núi có đường biên của hai nước sát nhau vòng theo sườn núi. Dọc chiều dài biên giơí từ Bắc vào Nam có đến 200 dơn vị thi công, thành phần đủ các quân binh chủng. Riêng đoạn từ Lạng Sơn –Móng Cái đã có đến sáu bảy đơn vị thi công đó là Lữ đoàn công binh 219 quân đoàn II, công ty Việt Bắc quân khu I, lữ đoàn công binh 575 quân khu I, công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Tây hồ/ tổng cục công nghiệp quốc phòng, công ty 319 và công ty 327 quân khu III, đoàn 513 công binh... Phần thi công của các đơn vị ở đây cơ bản là đã phát tuyến thông đường. xe chúng tôi cũng đã đi được rồi nhưng có lúc phải ngoặt trái, vòng phải, xuống vực lên dốc như dựng đứng xe. Tôi chưa bao giờ say xe nhưng đi trên đường tuần tra biên giới lần này cũng phải nôn lao, đến chóng mặt. Thế mà tướng Kiền ngày nào cũng đi được, hết cung đường này đến chặng đường khác.
          Không hiểu được bằng cách nào mà bộ đội đã đưa được đá 1X2 cm, cát vàng đã tập kết mỗi vị trí được tính hàng trăm hàng nghìn mét khối. Tướng Kiền cùng đi nói: “ khó khăn đấy nhưng phải cố”. Câu nói mà ngày xưa ông đã trả lời đô đốc tư lệnh hải quân Giáp Văn Cương ở đảo Trường Sa. Cũng chính vì phải cố nên ông đã đằm mình ở đảo chìm, đảo nổi đảo lớn đảo nhỏ để nghiên cứu, khảo sát vị trí xây dựng những công trình bảo vệ biển đảo tổ quốc một cách kiên cố. Thời ấy, vào những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi, thật khó khăn trăm bề nơi đảo xa. ông phải nhờ bạn mình đi tàu viễn dương mua cho từ cái cưa cát sắt đến máy trộn bêtông, máy đầm, máy nén để đưa về đảo phục vụ cho việc thi công. Ngày nay cũng vậy, nói đến bộ đội thi công không phải là nước sông công lính giăng dài ra theo kiểu lấy thịt đè người để đào, để đắp. ông lo cho bộ đội từng loại máy kể cả máy cắt khe nứt là loại máy nhỏ nhất trở đi ông đã dặt sãn ở nhà máy quốc phòng, các đơn vị cứ đến đấy mà lấy. Đồng thời ông liên tục chủ trì các buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng máy làm sao cho có hiệu quả kinh tế, liên tục tập huấn cho cán bộ cách làm đường bêtông cho đúng quy trình. Tôi cùng dự buổi ông tập huấn cho cán bộ ở công ty tư vấn giám sát Thái Bình Dương khi đi thăm mốc 61-68 ông nói: “Chưa có giáo trình nào dạy cách làm đường bêtông, đây là quy trình do ban dự án 47 viết ra được bộ quốc phòng ban hành trong toàn quân. Các đồng chí giám sát phải nắm cho kĩ mà làm việc, các đồng chí vào làm với bộ đội là học thêm được một bằng nữa,( bằng làm đường bêtông)”. Rồi ông còn chuyển thể quy trình làm đường thành văn vần, in thành sách phát cho các đơn vị đọc cho dễ nhớ, dễ thuộc. cũng trong chuyến đi cùng với thiếu tướng giám đốc ban, còn có đại tá Lê Trung Dũng phó giam đốc, đại tá Dương Hữu Sơn trưởng phòng thi công, tôi còn được dự buôỉ tướng Kiền tập huấn cho cán bộ đảm nhận các gói thầu ngay tại hiện trường, nơi đoàn 327 đang đổ bêtông. Ông tỷ mỷ, nghiêm khắc nhưng cũng ôn tồn giảng giải đến từng chi tiết như : cấp phối nền đường không dược quá 15./. đất, hạt đá phải có kích thước cho phép từ 0,5 đến 4 cm không được to, dụng cụ thí nghiêm như Phễu sụt, đúc mẫu, ép, cần ,không được dùng máy vận chuyển bêtông để trộn bêtông mà phải dùng máy trộn bêtông, trải giấy dầu lên mặt đường đúng quy cách, ke biên đúng, đủ chiều rộng mặt, đổ bêtông đủ độ dầy 18cm phải dùng đầm dùi đầm xiên góc 45độ sau đó dùng đầm bàn kéo lần lượt ngang , dọc rồi dùng đầm con lăn và lăn gạt phẳng, đợi cho se ráo mặt kéo con lăn tạo nhám mặt đường rồi dùng bao tải phủ lên mặt đường giữ nước và lấy ôdoa tưới nước lên mặt bao tải. Sau 7 tiếng phải cho máy cắt rãnh ( chống nứt tự do). Máy nén khí thổi sạch bụi rồi rót ma tít vào để chống nước xâm thực làm hỏng nền đường. Sau 12 ngày mới cho xe không tải chạy... Tôi nói với đại tá sơn đứng bên cạnh: Việc này đáng lẽ của anh, anh Sơn công nhận. Nhưng từ Nam ra Bắc đến dơn vị nào cũng vậy, tướng Kiền vẫn trực tiếp làm, vì lời nói của ông là mệnh lệnh, là chỉ thị, là pháp lý cho cả thi công và nghiệm thu công trình. Không chỉ có kĩ thuật làm đường mà những đọan có cầu cống, ngầm, hầm, đập tràn ông cũng tỷ mỷ, sát xao như vậy. Ông rất quan tâm đến người lính, ông chỉ thị ngay tại công trường cho thủ trưởng các đơn vị là ống lăn gạt phẳng nhẵn mặt đường, hai đầu phải có 2 vòng bi đỡ trục để cho hai người lính hai bên lề đường, kéo lăn cho nhẹ:
Ống lăn làm nhẵn mặt trên
Hai đầu kết cấu gắn liền vòng bi
nhẹ nhàng thao tác dời di
Giúp người lao động bớt đi nhọc nhằn.

                   Thơ Hoàng Kiền
          Thật kĩ thuật làm đường ở đây còn nghiêm ngặt hơn đổ bểtông mái nhà. Tướng Hoàng Kiền nói: “ Mười năm sau không ai khen làm nhanh, không ai khen làm rẻ, họ chỉ chê đường chưa làm xong đã hỏng, các đồng chí đừng để mang tiếng đến bộ quốc phòng”. Đây là lời nhắc nhở, căn dặn nhẹ nhàng, tình cảm, kiên quyết hết sức nhân văn của thiếu tướng tư lệnh làm đường, vốn vẫn là cách nói của ông với cấp dưới, không nặng nề, không mệnh lệnh nhưng rất sâu sắc, thực hiên được còn là danh dự của các chiến sĩ, của các đơn vị làm đường. Theo thiếu tướng bật mí thì bước đầu nghiệm thu giá thành mỗi km đường đã hạ được hàng tỷ đồng (7tỷ/8,18tỷ) so với giá thành cho phép của nhà nước. Cứ duy trì được như vậy thì khi hoàn thanh con đường sẽ tiết kiệm dược hàng chục ngàn tỷ đồng.
          Tướng Kiền vốn là con người trầm tính, nhìn bên ngoài không có vẻ cởi mở, lại khó gần nhưng không phải. Làm việc với ông tôi nhớ lại hồi mình làm bí thư cho đại tá Mai Hiền, đến khi tôi chuyển về Nam Định rồi thì một lần đại tá về tỉnh đội công tác vẫn hỏi tỉnh đội trưởng Đồng Ngọc Hoa đâu? rồi đại tá cho xe u-óăt xuống đơn vị nơi tôi đang giảng bài để đón về tỉnh đội ăn cơm tối với ông. Lại chuyện về một ông tướng nữa, đó là tướng Tô Ký, ông người Miền Nam một lần đi giải quyết vụ thương binh công thần gây rôí, ông nói chuyện với họ ngay tại sân kho xóm tôi, trước hết ông đưa ảnh vợ con ông ra cho mọi người xem rồi nói: Mình đi chiến đấu là để mang lại hạnh phúc cho nhân dân trong đó có mình, các đồng chí kể công với ai?...Tướng Kiền cũng vậy, ngồi ăn cơm ông bảo: các anh ăn thêm miếng nữa, đây là loại rau khấm khá, quê mình không có. Trong chuyến đi của chúng tôi có một nhà văn bị sốt cao, tôi mượn xe của ông để đưa bạn đi cấp cứu, sáng hôm sau gặp tôi sớm ông hỏi: đồng chí cấp cứu tối hôm qua đỡ chưa? Càng cấp cao họ lại càng tình cảm, tình cảm vẫn rất đời thường, có phải đâu cứ tướng thì “nói như ông tướng”.
Trên đường đi, có đoạn thi công xong đã nghiêm thu, có đoạn chỉ khoảng mươi mét dài cũng phải mất hàng chục tỷ đồng để kè suốt từ vực sâu lên cho đủ chiều rông mặt đường .
          Đại bản doanh của tướng ở Hà Nội nhưng một năm ông chỉ ở đấy vài ba tháng những khi hội họp, nghiên cứu... Thời gian còn lai toàn ở công trường. Có lúc người ta thấy ông sáng ở Đồng Nai chiều đã về Đồng Tháp. Người ta còn nói xe không vượt lũ đẻ dưa ông đến công trường cho kịp được giờ họp ông đi xe ôm, mọi người ngơ ngác khi nghe ông quyết định như vậy. Tướng mà đi công tác bằng xe ôm thì thế giới có một.
          Hỏi về hiệu quả kinh tế xã hội của con đường ông nhường thượng tá Nguyễn Việt Dũng đồn trưởng đồn biên phòng Bắc Xa Lạng Sơn báo cáo: Việc tuần tra bảo vệ biên giới được thuận lợi từ ngày có dự án 47 được hoàn thành. Đồn quản lý 33,6 km đường biên với 41 cột mốc, trước đây mỗi ngày chỉ kiểm tra được một cột mốc, hiện nay một ngày đã kiểm tra được tất cả các cột mốc. Thời điểm năm 1979 trên địa bàn có 3000 dân, sau đó có thời điểm chỉ còn 50 dân. Phải giữ dân và phải có dân trên địa bàn là nhiêm vụ đặt ra cho đồn biên phòng. Chính phủ đã đầu tư dự án 338 có hiệu quả. Con đường tuần tra biên giới trên địa bàn làm xong, kết hợp với việc làm đường xuống các thôn bản việc đi lại cho nhân dân vùng sâu vùng xa thuận lợi, điện đã kéo đến từng bản, hầu hết dân tham gia dự án trồng rừng. nhà nước giao đất giao rừng cho các hộ dân, nhân dân phấn khởi phối hợp với bộ đội bảo vệ đường biên. Các đơn vị tham gia dự án về với đồn, với dân như về với nhà mình. Thực sự: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương , đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt”. Từ ngày có con đường dân đã lần lượt quay về, việc làm đường đã kéo được dân quay trở lại. Hiện có 299 hộ với 1327 khẩu. Bộ đội hoàn thành dự án trồng rừng giao rừng lại cho dân, dân hưởng lợi từ dự án có thu nhập bình quân năm qua mỗi hộ là 75 triệu đồng từ nhựa thông. Hiện nay số dân đang xin về ngày càng đông hơn.
          Về với đoàn 327 chúng tôi đi qua đài tưởng niệm các liệt sĩ đồn biên phòng Pò Hèn hy sinh ngày 17-2-1979. Khi xuống xe vào thắp hương cho các anh thì trời đổ mưa như trút nước, tôi không thể ghi lại được tấm hình nào. Có lẽ hương hồn các anh bảo sao những người lính làm đường nay mới đến? Giá như hồi đó đã có con đường này thì...Tên 79 liệt sĩ hy sinh cùng ngày trong đó có hai liệt sĩ gái đã không có chăng? cho đến cuối tấm bia tính đến năm 1986 sao lại là 86 liệt sĩ cả thảy ở đây. Con số 1979 là 79 liệt sĩ, 1986 là 86 liệt sĩ cứ ám ảnh tôi trên suốt dọc đường về với Quảng Ninh.
          Tại nhà khách đoàn 327 chúng tôi được biết đây là sư đoàn bộ binh trước đóng quân trên địa bàn Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Nay là các lâm trường 103,156,155,42và 27. Nhiệm vụ của các lâm trường vẫn là nhiệm vụ của người lính, là đội quân chiến đấu,công tác và lao đông sản xuất. Khi có chiến sự thì năm lâm trường này sẽ biến thành 5 trung đoàn mạnh. còn bây giờ là đội quân lao đông sản xuất, đội quân công tác,( công tác giúp dân). Đây là đoàn kinh tế quốc phòng đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước như Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang đến thăm. Cũng có thể gọi ngược lại đây là đoàn quốc phòng kinh tế 327. chúng tôi đến thì các đơn vị đang tổ chức hội thao quân sự, công việc thường kỳ hàng năm sau mỗi mùa huấn luyện. 327 cũng là đơn vị tham gia những gói thầu của đường tuần tra biên giới. Chính việc làm đường tuần tra biên giới, những đường xương cá đã xây dựng được cơ sở hạ tầng như điện đường trường trạm và nước sạch trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Việc làm đó đã kéo được cả địa phương vào cùng lồng ghép các dự án. Tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư 250 tỷ, bộ đội đã trồng được 7000 hecta rừng cho dân, xây dựng được 16 bản mới sát biên và đã phải làm cho họ giàu hơn các bản bên trong, người dân đã yên tâm bám trụ. Trong công tác xây dựng nông thôn mới đoàn 327 đã được tỉnh Quảng Ninh tin tưởng giao đảm nhận 5/19 tiêu chí. mức đầu tư cho dự án kinh tế quốc phòng của tỉnh tính đến năm 2020 sẽ là 1000tỷ. Rõ ràng đường tuần tra biên giới đã được xã hội hoá, có hiệu quả về kinh tế xã hội thiết thực làm cơ sở vững chắc cho hiêụ quả về quân sự. Đúng như những câu thơ của thiếu tướng Hoàng Kiền:
A-B, gắn kết cung đường
Bê tông nhanh nối thông thương bản làng
Quốc phòng củng cố vững vàng
Kinh tế phát triển mở mang rộn lòng
Quân dân vui thoả ước mong
Cung đường kỳ tích sáng hồng Quảng Ninh.
          Mượn mấy câu thơ của ông để kết thúc bài viết, câu nói “khó khăn đấy nhưng phải cố” của thiếu tướng đã từ bao năm nay lại được nhắc lại lúc này, lúc mà cả nước đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, cái cố như Bác nói là: “Việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm.” Làm cho tôi cũng phải cố trong khi viết bài này, ngõ hầu cũng giới thiệu được với bạn đọc về một con đường lịch sử, đường tuần tra biên giới và vị tướng có duyên chỉ huy việc làm đường, cũng là có duyên trong việc giữ hồn cốt dân tộc.

(Còn tiếp)
ĐỒNG NGỌC HOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét