Chân
thành cảm ơn nhà thơ Trần Kiều Am gửi tặng sách mới xuất bản:
CÂY BÀNG LÁ ĐỎ:
Thơ tuyển chọn 2012 – 2015 / Trần Kiều Am (Trần Hùng). – H.: Hội Nhà văn, 2016.
– 155 tr. ; 19 cm.
Tập
“Cây bàng lá
đỏ” tuyển chọn 104 bài thơ Đường luật của tác giả sáng tác từ năm
2012 đến 2015, lấy từ các bản thảo Yếm đào (2012 – 2013), Mùa sen mới (2014), Nổi
nênh (2015). Trong số 104 bài tuyển có 23 bài họa thơ bạn văn được xếp theo
thời gian.
Mở đầu cuốn sách là bài “Đọc thơ Đường luật của Trần Kiều Am” của Hoài Yên (Chủ tịch sáng
lập UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đánh giá thơ Đường luật của tác giả: “Thơ Đường luật của Trần Kiều Am niêm luật
đối ngẫu khá chỉnh tề, lời thơ nhẹ nhàng, ý thơ sâu, tình thơ đượm, đề tài thơ
phong phú, giàu chất suy tư”.
Phần cuối sách là cảm nghĩ về thơ Trần Kiều Am của bạn văn
như Quê Hằng với “Lời tặng tập thơ Cây
bàng lá đỏ”, Kim Nhung với “Cảm nghĩ
khi đọc cây bàng lá đỏ” đã nhận xét: “Ở
Cây bàng lá đỏ, nhiều bài thơ đi vào lòng người đọc, ngoài kỹ thuật làm thơ,
còn bởi chữ tình trong thơ”. PGS.TS.NSƯT Vũ Như Khôi nhận xét “Cây bàng lá đỏ - Tập thơ của tâm trạng hoài
niệm”.
Được biết nhà thơ Trần Kiều Am đến với thơ Đường luật mới
được bốn năm. Tập “Cây bàng lá đỏ”
thật là một thành công lớn của tác giả. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc
một số bài trong tập thơ này.
CÂY
BÀNG LÁ ĐỎ
Bàng đỏ lá tàn lúc cuối đông
Năm cùng sao vẫn bận lòng trông?
Bốn mươi năm trước lời hò hẹn,
Máy chục xuân sau nỗi ước mong.
Khờ dại ai chờ bờ giếng cổ,
Ngập ngừng người khuất mái đình cong.
Suốt đời lận đận khôn nguôi nhớ,
Tìm lại yêu xưa tuổi phượng hồng.
NĂM
MUỘN
Đã tiết đại hàn sắp hết năm
Mưa phùn gió bấc rét căm căm
Lịch treo lỏng lẻo dăm tờ mỏng
Áo khoác hững hờ một vạt thâm
Ngửa mặt, đường nay trông tít tắp
Ngoài đầu, nẻo cũ ngó xa xăm
Đồng tâm hai chữ nguyền xưa ấy
Khiến để mỏi mòn muộn tháng năm...
XUÂN
CẢM
(Thủ nhất thanh)
Xuân liễu tơ buông gió phất cành
Xuân hoa muôn sắc khéo khoe xinh
Xuân lòng phơi phới ai cầm đặng
Xuân mộng triền miên kẻ khép mình
Xuân trẻ ước mơ đường vạn dặm
Xuân già hoài niệm kiếp ba sinh*
Xuân sầu đằng đẵng mùa qua chậm
Xuân thọ bảy mươi vẹn chữ tình.
5/2-2012
(Nguyên tiêu Nhâm Thìn)
* Chú tích:
Ba sinh là ba kiếp luân hôi: xưa, nay và mai sau của người đời. (Xem: Vũ Ngọc
Khánh. Từ điển từ nguyên giải nghĩa. NXB Văn hóa dân tộc. H1998. Tr.21)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét