Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

MỘT LỖI BIÊN DỊCH THƠ TRONG CUỐN “THÀNH NAM ĐỊA DANH VÀ GIAI THOẠI”



            Nguyễn Quang Hoạt
Tác giả Nguyễn Quang Hoạt
Bài thơ “Hỗ giá Thiên Trường thư sự kỳ 2 - ” của Tiến sĩ – Nhà thơ Phạm Sư Mạnh và đôi điều bàn luận về việc sưu tầm biên dịch bài thơ của Cụ ở cuốn sách “Thành Nam – Địa danh và giai thoại” của Thành ủy – HĐND – UBND thành phố Nam Định, xuất bản năm 2012.


          I. Bài dịch của tác giả:
          Phạm Sư Mạnh - tên thật là Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu Hiệp Thạch (Ngày sinh, ngày mất của cụ không rõ); làm quan nhà Trần qua 3 đời vua: Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông được vua Trần đổi tên là Phạm Sư Mạnh. Ông được cử làm: Chưởng bạ thư kiêm khu mật tham chính (1346). Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự (1358), Hành khiển tả tư lang trung (1359), Tri khu mật viện sự (1362), rồi thăng lên chức Nhập nội nạp ngôn.

          Bài thơ là một bức tranh toàn cảnh về vùng đất cố hương Tức Mặc được cụ ví như cảnh sông Triền ở vùng Lạc Dương thời Trung Hoa cổ đại. Ở đây, Người dân vui sống trong cảnh thái bình, thuần phong mỹ tục tự bao đời. Hàng năm vào dịp tháng 10 là xa giá của nhà Vua lại từ Thăng Long về thăm quê - Hành cung Thiên Trường. Mùa này thường gặp mưa phùn (tế vũ), dọc hai bên bờ sông Châu và sông Vĩnh Giang bạt ngàn cam quất chín vàng cùng với đặc sản rươi (Thổ hà thiên) đậm đà hương vị. Cận thần Phạm Sư Mạnh vẫn mặc bộ áo lam bào như kỳ trước cùng xe loan thánh giá hồi hương.

 Hỗ giá Thiên Trường thư sự kỳ 2 

Tức Mặc hành đô cổ giản Triền
Dân hi tục cổ thái bình niên
Vinh hà thuỷ nhiễu cửu trùng điện
Bảo khẩu phong dao bách trượng thuyền
Lưỡng ngạn tân sương kim quất quốc
Mãn thành tế vũ thổ hà thiên.
Tiểu thần tuế tuế bồi loan lộ,
Y cựu lam bào tư lệ tiền.

 Dịch nghĩa 

Hành đô Tức Mạc như cảnh sông Triền(1) xưa,
Người dân an hòa vui vẻ, phong tục thuần phác trong cảnh thái bình.
Nước sông Vinh chảy quanh cung cấm ( cửu trùng điện),
Gió cửa Bảo (2) lay động thuyền trăm trượng.
Sương Sớm hai bờ hương quít ngát,
Mưa nhẹ giăng thành gặp mùa rươi. 
Theo hầu xe loan hàng năm 
Vẫn là viên Tư lệ áo lam bào như cũ.

(1): Sông Triền thuộc vùng đất Lạc Dương – Thời Trung Hoa cổ đại
(2): Cửa Bảo : là cửa sông đoạn ngã ba Tuần Vường – Bảo Lộc.

          II. Bài viết in ở trang 359 - 360 sách “Thành Nam – Địa danh và giai thoại” của  Thành ủy – HĐND – UBND thành phố Nam Định, xuất bản năm 2012. Chủ biên là Cử nhân Ngô Tiến Vạnh – Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Nam Định:

          Phạm Sư Mạnh (TK.XIV)
          Ông là đại quan thời Trần khi tới hành đô Thiên Trường có viết bài thơ “Thiên Trường ký”

天長記事
即墨行都古諫纏
 民僖俗古太平年
 永何水繞九重殿
杲口風交百丈船
两岸新霜金橘國
满城細雨土蝦天
 小臣歲歲陪鑾路
 衣旧襤袍自例先

Phiên âm:

Thiên Trường ký sự

Tức Mặc hành đô cổ gián triền
Dân hy tục cổ thái bình niên
Vĩnh Hà thủy nhiễu cửu trùng điện
Cảo khẩu phong giao bách trượng thuyền
Lưỡng ngạn tân sương kim quất quốc
Mãn thành tế vũ thổ hà thiên
Tiểu thần tế tế bồi loan lộ
Y cựu lam bào tự lệ tiên

Dịch thơ

Ghi ở Thiên Trường

Tức Mặc hành đô cảnh lạ lùng
Dân vui đời thịnh lại thuần phong
Gió đưa cửa Cảo thuyền trăm trượng
Nước uốn Vĩnh giang điện cửu trùng
Đôi bờ kim quất mờ sương sớm
Lắc rắc mưa rươi rải khắp vùng
Hàng năm thần hạ hầu loan giá
Vẫn tấm loan bào mãi ruổi rong

          III. Một số nhận định góp ý:

1. Về tiêu đề của bài thơ: Người viết sách đã tự ý thay đổi tiêu đề của nguyên tác là “Hỗ giá Thiên trường thư sự kỳ 2” thành “Thiên Trường ký sự”. Đây là lỗi vi phạm bản quyền, làm thay đổi căn bản tư tưởng chủ đạo của bài thơ. “Hỗ giá Thiên Trường thư sự” là tình cảm của tác giả khi người đi hộ tống Hoàng đế nhà Trần về quê hương; là lời tự sự giản dị, sâu lắng của vị Tiến sĩ – chức quan Hành khiển tả tư lang trung  Phạm Sư Mạnh về vùng đất, con người cố hương Tức Mặc. Còn “Thiên Trường ký sự” là gì xin miễn nhận định ở đây.

2. Về nội dung của bài thơ: Người viết đã tự sửa và thay đổi một số từ trong bài thơ theo ý cá nhân dẫn đến sự sai biệt ngữ nghĩa văn tự. Cụ thể là:
- Thay chữ giản: : nghĩa của từ này là khe suối, chỗ nước chảy giữa hai núi. Bằng chữ gián : có nghĩa can, ngăn, khuyến cáo người khác sửa chữa lỗi lầm. 
-  Thay chữ hi :an hòa, vui vẻ, hưng khởi bằng chữ hi vui mừng có thể chấp nhận được.
- Thay chữ dao : lay động, rung lắc bằng chữ giao 交: giao tiếp, giao nộp.!
-  Thay chữ Bảo : giữ gìn bảo hộ ( danh từ riêng Cửa Bảo) bằng chữ Cảo: sáng, trắng ( Địa danh Thiên Trường không có Cửa Cảo).
- Thay chữ tư lệ : một viên quan hầu cận, sổ sách tài chính của triều đình  thành chữ 自例 tự lệ ( không có nghĩa).
- Thay chữ tiền : xưa, trước thành chữ tiên 先:Tổ tiên, người đi trước...
- Thay chữ loan lộ : loan giá (tức xa giá của nhà vua) bằng chữ 鑾路 thì chlà đường làm ý nghĩa lệch lạc, sai hẳn với nguyên bản.
Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để khẳng định cái sự tắc trách, thiếu tôn trọng lịch sử của người viết sử, chưa nói đến bản dịch thơ cóp nhặt tùy tiện, nhiều sạn cát để đưa vào sách sử.
 Tác giả bài viết trân trọng gửi tới độc giả yêu quý để chúng ta cùng suy ngẫm về thái độ và trách nhiệm của những người làm cuốn sách này đối với lịch sử và tiền nhân. Trân Trọng.

Nguyễn Quang Hoạt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét