Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên |
TS Nguyễn Ngọc Kiên
1) Khái
niệm về thành ngữ
Thành
ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một
chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu
thành nó tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong
câu.
Như
vậy có thể hiểu thành ngữ là tổ hợp từ cố định, hoàn chỉnh, bền vững về hình
thái - cấu trúc và bóng bẩy về ý nghĩa. Tức là nghĩa của chúng có tính hình tượng
hoặc / và gợi cảm.
Thành ngữ tiếng Hán phần lớn có nguồn gốc từ những câu truyện lịch sử, những điển cố, và sau khi hình thành thì cấu trúc của nó thường ổn định từ cổ chí kim. Hay nói cách khác, thành ngữ được dùng trong tiếng Hán hiện đại phần lớn được giữ nguyên trạng từ thành ngữ trong tiếng Hán cổ.
Trong tiếng Việt, thành ngữ
vay mượn từ tiếng nước ngoài chủ yếu là gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt hoặc
được dịch sang tiếng Việt.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một số thành ngữ tiếng Hán có xuất xứ từ thơ cổ và điển cố được dịch sang tiếng Việt.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một số thành ngữ tiếng Hán có xuất xứ từ thơ cổ và điển cố được dịch sang tiếng Việt.
2)
Một số thành ngữ có nguồn gốc từ thơ cổ và điển cố
(1) Nghiêng nước nghiêng thành
Thành
ngữ “倾国倾城” [khuynh quốc khuynh thành] (nghiêng nước nghiêng
thành) có nguồn gốc từ bài “Giai nhân ca” (佳人歌) của Lý
Diên Niên (李延年). Chuyện rằng, vua Vũ Đế đời Hán (40-86 trước Công
nguyên) có một người hầu tên là Lí Diên Niên, anh ta rất giỏi múa hát và thông
hiểu âm luật, được nhà vua yêu mến, cưng chiều. Nhà vua cho xây cung điện Minh
Quang và tuyển chọn những người con gái đẹp tuổi từ 15 trở lên vào cung để hầu
hạ vua. Trong cung có tới gần 10 ngàn mĩ nữ nhưng vua vẫn chưa thấy ai đẹp
như ý và thường lắc đầu than thở: Đời nay thiên hạ không có giai nhân tuyệt sắc!
Một hôm, Lí Diên Niên múa hát mua vui cho nhà vua xem. Lí hát rằng:
北方有佳人,
绝世而独立。
一顾倾人城,再顾倾人国。
宁不知倾城与倾国?
佳人难再得!
Phiên âm:
Bắc phương hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Ninh bất tri, khuynh thành dữ khuynh quốc,
Giai nhân nan tái đắc.
北方有佳人,
绝世而独立。
一顾倾人城,再顾倾人国。
宁不知倾城与倾国?
佳人难再得!
Phiên âm:
Bắc phương hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Ninh bất tri, khuynh thành dữ khuynh quốc,
Giai nhân nan tái đắc.
Dịch nghĩa:
Ở phương Bắc có một người
đẹp, đẹp nhất đời mà đứng riêng một mình. Quay đầu lại một lần thì làm nghiêng
thành trì của người ta, quay đầu lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người
ta, thà chẳng biết nghiêng nước với nghiêng thành , chỉ biết là người đẹp thì
khó gặp.
Dịch thơ: (bản khuyết danh)
Bắc phương có một giai nhân
Dung nhan tuyệt thế cõi trần đứng riêng
Liếc nhìn, thành quách ngả nghiêng
Liếc thêm lần nữa nước liền lung lay
Thành nghiêng nước đổ mặc bay
Giai nhân há dễ gặp hoài được sao.
Chị của vua Vũ Đế là Bình Dương công chúa đứng hầu bên cạnh bèn tâu: “Lý Diên Niên có một người em gái giỏi múa hát và đẹp tuyệt trần như trong bài ca đó”. Nhà vua cho vời người đẹp vào cung, xem mặt. Quả nhiên nhà vua bỗng xao xuyến, rạo rực như có một luồng điện chạy khắp người khi nhìn thấy nàng mỹ nữ nhan sắc tuyệt trần, yêu kiều, diễm lệ. Vua liền phong nàng làm làm chánh cung hoàng hậu và ngày đêm si mê, đắm đuối bên nàng. Từ đó xuất hiện thành ngữ “倾国倾城” [khuynh quốc khuynh thành] (nghiêng nước nghiêng thành) để chỉ người con gái đẹp.
Bắc phương có một giai nhân
Dung nhan tuyệt thế cõi trần đứng riêng
Liếc nhìn, thành quách ngả nghiêng
Liếc thêm lần nữa nước liền lung lay
Thành nghiêng nước đổ mặc bay
Giai nhân há dễ gặp hoài được sao.
Chị của vua Vũ Đế là Bình Dương công chúa đứng hầu bên cạnh bèn tâu: “Lý Diên Niên có một người em gái giỏi múa hát và đẹp tuyệt trần như trong bài ca đó”. Nhà vua cho vời người đẹp vào cung, xem mặt. Quả nhiên nhà vua bỗng xao xuyến, rạo rực như có một luồng điện chạy khắp người khi nhìn thấy nàng mỹ nữ nhan sắc tuyệt trần, yêu kiều, diễm lệ. Vua liền phong nàng làm làm chánh cung hoàng hậu và ngày đêm si mê, đắm đuối bên nàng. Từ đó xuất hiện thành ngữ “倾国倾城” [khuynh quốc khuynh thành] (nghiêng nước nghiêng thành) để chỉ người con gái đẹp.
Nhà
thơ Bạch Cư Dị đời Đường đã để lại kiệt tác “Trường hận ca” miêu tả mối tình giữa
Đường Minh Hoàng và Dương Qúi Phi trong đó cũng sử dụng thành ngữ này:
漢皇重色思傾國
御宇多年求不得
Phiên âm:
Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc
漢皇重色思傾國
御宇多年求不得
Phiên âm:
Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc
Ngự vũ đa niên cầu bất đắc
Dịch nghĩa:
Vua Hán trọng sắc đẹp, muốn có một
người “nghiêng nước nghiêng thành”. Ở ngôi bao năm tìm kiếm không được.
Trong
tiếng Việt, “nghiêng nước nghiêng thành” cũng được sử dụng với ý nghĩa như vậy
như một thành ngữ thuần Việt. Trong kiệt tác “Truyện Kiều”, đại thi hào Nguyễn
Du đã tả sắc đẹp của nàng Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành họa một tài đành họa hai.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành họa một tài đành họa hai.
(2)
Chuồn chuồn đạp nước
Ông
Đỗ Phủ (杜甫) là người làm thơ nổi tiếng đời Đường. Hầu hết mọi
người Việt Nam
đều biết tới ông qua “Di chúc” của Hồ Chí Minh với câu thơ nổi tiếng “人生七十古來稀” [Nhân sinh thất thập cổ lai hi] (Người thọ bảy
mươi xưa nay hiếm) trong bài “Khúc giang” (曲江). Nguyên
văn:
朝回日日典春衣 / 每日江頭盡醉歸
酒債尋常行處有 / 人生七十古來稀
穿花蛺蝶深深見 / 點水蜻蜓款款飛。
傳語風光共流轉 / 暫時相賞莫相違。
傳語風光共流轉 / 暫時相賞莫相違。
Phiên âm:
Hồi triều nhật nhật điển xuân y
Hồi triều nhật nhật điển xuân y
Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy.
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Nhân sinh thất thập cổ lai hy.
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện,
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện,
Ðiểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi.
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
Dịch nghĩa:
Ngày
ngày khi ở trong triều đình ra về ta đem cầm cái áo xuân để mua rượu. Mỗi ngày
ta uống thật say ở đầu sông rồi mới trở về.
Nợ
rượu thường ở nơi nào cũng có.
Người
đời xưa nay ít ai thọ được tới bảy mươi tuổi.
Nhiều
con bươm bướm châm hoa thấp thoáng hiện.
Những
con chuồn chuồn dỡn nước dập dờn bay.
Hãy
nói cho mọi người biết rằng: theo thời gian phong cảnh đều thay đổi. Ta hãy tạm
cùng nhau thưởng ngoạn, đừng nên để lỡ dịp.
Dịch thơ: (Bản dịch của nhà thơ Khương Hữu Dụng)
Áo chầu tan buổi cởi cầm tay,
Hằng bữa đầu sông về khướt say.
Nợ rượu tầm thường đâu chẳng có,
Người đời bảy chục mấy xưa nay.
Luồn hoa bươm bướm chen chen lượn,
Điểm nước chuồn chuồn thoáng thoáng bay.
Quang cảnh, nhắn cho thường biến đổi,
Tạm vui xuân với, kẻo e hoài.
Áo chầu tan buổi cởi cầm tay,
Hằng bữa đầu sông về khướt say.
Nợ rượu tầm thường đâu chẳng có,
Người đời bảy chục mấy xưa nay.
Luồn hoa bươm bướm chen chen lượn,
Điểm nước chuồn chuồn thoáng thoáng bay.
Quang cảnh, nhắn cho thường biến đổi,
Tạm vui xuân với, kẻo e hoài.
Bài
thơ này cũng là xuất xứ của thành ngữ tiếng Hán “蜻蜓點水” (chuồn
chuồn đạp nước). Thành ngữ này có nghĩa bóng: làm ăn hời hợt, chiếu
lệ, qua loa cho xong chuyện, không sâu sát, kĩ càng. Thành ngữ này đã được người
Việt dịch ra và mượn vào tiếng Việt. Còn có các biến thể: “chuồn chuồn đạp nước”,
hoặc các biến thể: “chuồn chuồn chấm nước”, “chuồn chuồn lẹo nước”.
(3) Sư tử Hà Đông
Long
Khâu cư sĩ là Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia, Trung
Quốc. Vợ của Trần Tạo là người họ Liễu có máu Hoạn Thư hay ghen kinh khủng lại
hung hăng. Trần Tạo rất sợ vợ nhưng rất tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày Trần Tạo
ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng ông vẫn điềm nhiên không
dám phản ứng gì.
Tính tình của Trần Tạo cũng hào hoa, bạn bè đông, nên ở nhà thường có yến tiệc.
Tính tình của Trần Tạo cũng hào hoa, bạn bè đông, nên ở nhà thường có yến tiệc.
Một
lần, Quý Thường mở tiệc có ca kỹ đến hát xướng mua vui. Liễu thị Để thêm hứng
thú và long trọng, Trần Tạo chiều khách, mời kỹ về ca hát mua vui. Vợ Trần Tạo ở
nhà sau nổi máu ghen, lấy gậy đập vào tường, gầm thét om sòm khiến khách kinh
hãi bỏ về. Trần Tạo hốt hoảng, gậy cầm trong tay mà bỏ rơi mất. Tô Đông Pha là
bạn thân của Trần Tạo, thấy vậy Tô Đông Pha làm bài thơ 24 câu vừa châm biếm vừa
cảm thương cho tình cảnh bạn, trong đó có đoạn:
龙丘居士亦可怜
谈空说法夜不眠
忽闻河东狮子吼
拄杖落手心茫然
Phiên âm:
Long Khâu cư sĩ hiền diệc khả liên,
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ
trượng lạc thủ tâm mang nhiên.
Dịch nghĩa:
Thật
đáng thương cho Long Khâu cư sỹ,
miệng nói không nói có đêm ngủ không được,
chợt nghe tiếng gầm rú của sư tử Hà
Đông,
gậy
văng ra khỏi tay tâm thần hoảng loạn.
Dịch thơ:
Thật đáng thương thầy đồ Long Khâu,
Đọc kinh thuyết pháp suốt đêm thâu,
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu.
Hai chữ “Hà Đông” là do Tô Đông Pha mượn câu thơ của Đỗ Phủ: 河东女儿身性柳 [Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu] (cô gái Hà Đông người họ Liễu) vì vợ của Trần Tạo cũng họ Liễu. Và "Sư tử" do lời trong kinh Phật: sư tử là chúa loài thú, mỗi khi rống lên thì các thú vật đều khiếp đảm để vừa chỉ tính ghen dữ của Liễu Thị, vừa chỉ Quý Thường là một tín đồ đạo Phật. Thành ngữ “Sư tử Hà Đông” có xuất xứ từ đó và được dùng để chỉ người đàn bà hay ghen tuông, hung hãn, đanh đá, hay ức hiếp chồng. Thành ngữ này được tiếng Việt mượn vào khiến nhiều người lầm tưởng Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội.
Nhà thơ trào phúng Tú Xương trong bài thơ vịnh cảnh lấy lẽ, có câu:
Hậu hạ đã cam phiền cát lũy,
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông.
Thật đáng thương thầy đồ Long Khâu,
Đọc kinh thuyết pháp suốt đêm thâu,
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu.
Hai chữ “Hà Đông” là do Tô Đông Pha mượn câu thơ của Đỗ Phủ: 河东女儿身性柳 [Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu] (cô gái Hà Đông người họ Liễu) vì vợ của Trần Tạo cũng họ Liễu. Và "Sư tử" do lời trong kinh Phật: sư tử là chúa loài thú, mỗi khi rống lên thì các thú vật đều khiếp đảm để vừa chỉ tính ghen dữ của Liễu Thị, vừa chỉ Quý Thường là một tín đồ đạo Phật. Thành ngữ “Sư tử Hà Đông” có xuất xứ từ đó và được dùng để chỉ người đàn bà hay ghen tuông, hung hãn, đanh đá, hay ức hiếp chồng. Thành ngữ này được tiếng Việt mượn vào khiến nhiều người lầm tưởng Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội.
Nhà thơ trào phúng Tú Xương trong bài thơ vịnh cảnh lấy lẽ, có câu:
Hậu hạ đã cam phiền cát lũy,
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông.
(4) Gương vỡ lại lành
“破镜重圆” [phá kính trùng viên] (gương vỡ lại lành) là một thành ngữ nói lên cảnh vợ chồng đã ly tán sau lại
được sum họp, đoàn viên.
Giai thoại kể rằng, Từ Đức
Ngôn (徐德言) là tài tử trứ danh ở Giang Nam đời Nam Bắc triều,
sau làm phò mã lấy em gái của Trần Hậu Chủ Trần Thúc Bảo là Lạc Xương công chúa
(樂昌公主), rồi nhập triều đình làm chức Thị trung (quan cận thần),
bộc lộ tài năng chính trị. Đương thời ông cùng phu nhân phu xướng phụ tuỳ thành
một cặp giai ngẫu mọi người ai cũng phải ngưỡng mộ.
Sách "Bản sự thi" (本事詩) nói Lạc Dương công chúa là người "tài sắc quán tuyệt". Hai người yêu nhau, lấy nhau nhưng đúng vào lúc ấy giặc giã nổi lên, nhà Trần suy loạn. Ông nói với vợ rằng hai người thế nào cũng ly tán vì thời cuộc, rồi lấy tấm gương soi đập vỡ thành hai, mỗi người giữ một mảnh và hẹn nhau ngày rằm tháng giêng năm sau ra chợ Trường An tìm lại nhau. Nhà Trần mất, Lạc Dương công chúa bị bắt, bị bán làm nô tỳ cho Dương Tố (楊素) và được Dương Tố đặc biệt yêu mến. Một năm sau, Từ Đức Ngôn ra chợ thì gặp một thiếu nữ bán mảnh gương vỡ. Từ Đức Ngôn đem mảnh gương của mình ra ghép vào thì thấy vừa khít nên biết ngay đó là nửa gương của vợ. Người bán gương kể cho Từ Đức Ngôn nghe nỗi lòng của công chúa, Từ Đức Ngôn bèn lấy bút đề một bài ngũ ngôn:
鏡與人俱去,
Sách "Bản sự thi" (本事詩) nói Lạc Dương công chúa là người "tài sắc quán tuyệt". Hai người yêu nhau, lấy nhau nhưng đúng vào lúc ấy giặc giã nổi lên, nhà Trần suy loạn. Ông nói với vợ rằng hai người thế nào cũng ly tán vì thời cuộc, rồi lấy tấm gương soi đập vỡ thành hai, mỗi người giữ một mảnh và hẹn nhau ngày rằm tháng giêng năm sau ra chợ Trường An tìm lại nhau. Nhà Trần mất, Lạc Dương công chúa bị bắt, bị bán làm nô tỳ cho Dương Tố (楊素) và được Dương Tố đặc biệt yêu mến. Một năm sau, Từ Đức Ngôn ra chợ thì gặp một thiếu nữ bán mảnh gương vỡ. Từ Đức Ngôn đem mảnh gương của mình ra ghép vào thì thấy vừa khít nên biết ngay đó là nửa gương của vợ. Người bán gương kể cho Từ Đức Ngôn nghe nỗi lòng của công chúa, Từ Đức Ngôn bèn lấy bút đề một bài ngũ ngôn:
鏡與人俱去,
鏡歸人不歸。
無復嫦娥影,
空留明月輝。
Phiên âm:
Cảnh dữ nhân câu khứ
Cảnh quy nhân vị quy
Vô phục Hằng Nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huy.
Dịch nghĩa:
Dịch nghĩa:
Người đi thì gương cũng đi,
Người về nhưng gương chưa về,
Bóng
Hằng Nga đâu sao chẳng thấy,
Chỉ
thấy ánh trăng mà thôi .
Lạc
Dương công chúa đọc bài thơ, biết là thơ của chồng liền than khóc vật vã. Dương
Tố hỏi nguyên do, khi biết chuyện, liền cho mời Từ Đức Ngôn đến, trả lại Lạc
Dương công chúa cho chàng, vợ chồng lại được đoàn tụ. Đây cũng chính là điển cố
“破镜重圆” [phá kính trùng viên] (gương vỡ lại lành).
Nhà
thơ Tố Hữu đã viết trong bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng”:
Đời
ta gương vỡ lại lành
Cây
khô cây lại đâm cành trổ hoa.
(5)
Vật đổi sao dời
Vật đổi sao dời (物換星移 [vật hoán tinh di]) là một thành ngữ dùng để chỉ sự thay đổi to lớn, có nguồn gốc từ bài thơ Đằng Vương các (滕王閣) nổi tiếng của nhà thơ Vương Bột (王勃). Nguyên tác:
Vật đổi sao dời (物換星移 [vật hoán tinh di]) là một thành ngữ dùng để chỉ sự thay đổi to lớn, có nguồn gốc từ bài thơ Đằng Vương các (滕王閣) nổi tiếng của nhà thơ Vương Bột (王勃). Nguyên tác:
滕王高閣臨江渚,
佩玉鳴鸞罷歌舞。
晝棟朝飛南浦雲,
珠簾暮捲西山雨。
閒雲潭影日悠悠,
物換星移幾度秋。
閣中帝子今何在,
檻外長江空自流。
佩玉鳴鸞罷歌舞。
晝棟朝飛南浦雲,
珠簾暮捲西山雨。
閒雲潭影日悠悠,
物換星移幾度秋。
閣中帝子今何在,
檻外長江空自流。
Phiên âm:
Đằng Vương cao các lâm giang chử / Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Họa đống triêu phi Nam phố vân / Chu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đạm ảnh nhật du du / Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ? / Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu.
Đằng Vương cao các lâm giang chử / Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Họa đống triêu phi Nam phố vân / Chu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đạm ảnh nhật du du / Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ? / Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu.
(Dịch
nghĩa: Gác Đằng Vương đứng cao ngất bên bờ sông, ngày nay không còn nghe tiếng
tiếng ngọc vàng rung của những người ca vũ nữa. Những cột lớn vẽ mây như mây Nam phố lúc buổi
sáng, những bức rèm cuộn lên như những trận mưa chiều ở vùng núi Tây sơn. Bóng
mây trên mặt đầm trôi đi mãi, vật đổi sao dời đã biết bao mùa thu rồi. Các bậc
vương tôn ngày xưa ở trong gác này giờ ở nơi đâu, ngoài hiên sông Trường giang
cứ trôi đi.)
Dịch thơ:
Bên sông đây gác Đằng Vương,
Múa ca đã hết, ngọc vàng nào ai.
Cột rồng Nam phố mây bay,
Rèm châu mưa cuốn ngàn Tây sớm chiều.
In đầm, mây vẩn vơ trôi,
Tang thương vật đổi, sao dời mấy thâu?
Đằng vương trong gác giờ đâu?
Trường Giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.
(Bản dịch của Trần Trọng San)
Đọc kĩ bài thơ này ta sẽ hiểu sâu sắc hơn thành ngữ trên. Người Việt cũng hay sử dụng thành ngữ này. Nó gợi cho ta nhiều góc độ tâm trạng hoài cổ, bâng khuâng, thương tiếc một cái gì đẹp đẽ đã qua.
Bên sông đây gác Đằng Vương,
Múa ca đã hết, ngọc vàng nào ai.
Cột rồng Nam phố mây bay,
Rèm châu mưa cuốn ngàn Tây sớm chiều.
In đầm, mây vẩn vơ trôi,
Tang thương vật đổi, sao dời mấy thâu?
Đằng vương trong gác giờ đâu?
Trường Giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.
(Bản dịch của Trần Trọng San)
Đọc kĩ bài thơ này ta sẽ hiểu sâu sắc hơn thành ngữ trên. Người Việt cũng hay sử dụng thành ngữ này. Nó gợi cho ta nhiều góc độ tâm trạng hoài cổ, bâng khuâng, thương tiếc một cái gì đẹp đẽ đã qua.
(6) Người đầu sông kẻ cuối sông
Thành ngữ “Người đầu sông kẻ cuối sông”
dùng để chỉ sự xa xôi cách trở của đôi trai gái đang độ yêu nhau. Nó có xuất xứ
từ một bài thơ Đường là “Trường tương tư” (長相思), của Lương Ý Nương (梁意娘) . Trong Tình sử chép rằng: Vào triều nhà Chu (周) đời Ngũ Quý (五季), có người con gái của Lương Tiêu Hồ (梁瀟湖) tên là Lương Ý
Nương (梁意娘),
cùng với Lý Sinh (李生) là họ hàng con cô con cậu. Lý Sinh thường qua lại rất
nhiều lần. Nhân ngày trung thu ngắm trăng, ngầm hẹn ước với Ý Nương, hai người
lưu luyến không rời. Sự việc lâu ngày lộ ra, Tiêu Hồ nổi giận, ngăn cấm hai người
gặp nhau. Gặp ngày trời thu, Ý Nương viết bài thơ này. Bài thơ được nhiều người
nhắc đến trong đó có hai đoạn trích dưới đây:
人道湘江深,
未抵相思畔。
江深終有底,
相思無邊岸。
未抵相思畔。
江深終有底,
相思無邊岸。
我在湘江頭,
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水。
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水。
Phiên âm:
Nhân đạo Tương Giang thâm / Vị để tương tư bạn
Giang thâm chung hữu để / Tương tư vô biên ngạn
Ngã tại Tương Giang đầu / Quân tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương Giang thủy
Nhân đạo Tương Giang thâm / Vị để tương tư bạn
Giang thâm chung hữu để / Tương tư vô biên ngạn
Ngã tại Tương Giang đầu / Quân tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương Giang thủy
(Dịch
nghĩa: Người bảo sông Tương sâu, nhưng chưa sâu bằng lòng thương nhớ. Sông sâu
còn có đáy, lòng thương nhớ thì không có bến bờ. Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở
cuối sông Tương. Nhớ nhau mà không thấy nhau, cùng uống nước sông Tương.)
Dịch thơ:
Người bảo sông Tương sâu
Tương tư sâu gấp bội
Sông sâu còn có đáy
Tương tư chẳng bến bờ
Người bảo sông Tương sâu
Tương tư sâu gấp bội
Sông sâu còn có đáy
Tương tư chẳng bến bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không gặp mặt
Cùng uống nước sông Tương.
(Bản dịch của Vũ Ngọc Khánh)
Thành ngữ “Người đầu sông kẻ cuối sông” không chỉ nói lên sự cách trở bởi không gian mà còn nói lên được cái hoàn cảnh trớ trêu, ngang trái của hai kẻ yêu nhau mà vì một lí do nào đó phải xa nhau, nói lên một nỗi ưu hoài vạn kiếp của nhân tình thế thái.
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không gặp mặt
Cùng uống nước sông Tương.
(Bản dịch của Vũ Ngọc Khánh)
Thành ngữ “Người đầu sông kẻ cuối sông” không chỉ nói lên sự cách trở bởi không gian mà còn nói lên được cái hoàn cảnh trớ trêu, ngang trái của hai kẻ yêu nhau mà vì một lí do nào đó phải xa nhau, nói lên một nỗi ưu hoài vạn kiếp của nhân tình thế thái.
Ở
Việt Nam, trong những năm kháng chiến chống Mĩ, xuất hiện bài hát nổi tiếng
“Anh ở đầu sông, em cuối sông” của Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Hoài Vũ, trong đó có
hai câu:
Anh ở đầu sông em cuối sông
Uống chung dòng nước Vàm
Thương nhau đã chín ba mùa lúa
Chưa ngày gặp lại, nhớ mênh mông!
Anh ở đầu sông em cuối sông
Uống chung dòng nước Vàm
Thương nhau đã chín ba mùa lúa
Chưa ngày gặp lại, nhớ mênh mông!
Không
biết khi sáng tác các tác giả có tham khảo thành ngữ hoặc tứ thơ trên không hay
chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
(còn nữa)
xem lại bản bản chữ Hán của bài thơ Trường tương tư của Lương Ý Nương, đoạn "Ngã tại Tương giang đầu / Quân tại Tương giang vĩ" có phù hợp với bản dịch thơ : " Chàng ở đầu sông Tương/ Thiếp ở cuối sông Tương"?
Trả lờiXóa