Nhà văn Mạc Ngôn |
TS. Nguyễn Ngọc
Kiên
1.
Vài nét khái quát về Mạc Ngôn
Mạc
Ngôn (莫言 nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mô Nghiệp
(管谟业), sinh tại huyện Cao Mật,
tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Ông
đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá và phải tham gia lao động nhiều
năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng, luôn bị đói khát và cô đơn. Ông nhập ngũ
năm 1976. Đến năm 1984, ông trúng truyển
vào khoa văn thuộc Học viện Nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10 năm 1987 ông chuyển ngành,
sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí
và viết văn chuyên nghiệp. Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10
truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký,
phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Hiện nay, ông là sáng tác
viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc.
Năm 2012 Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn
chương. Ủy ban Nobel cho biết các tác phẩm của ông Mạc Ngôn được
sáng tạo theo phong cách độc đáo, kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các
câu chuyện dân gian, lịch sử và văn học đương đại.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
2. Khái
niệm về khoa trương
Khoa
trương (hyperbole) là một từ có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp, được giải thích trong
từ điển Oxford:
“Lời nói cường điệu nhằm một tác động đặc biệt và không để được hiểu theo đúng
nghĩa đen”. Ví dụ: Tôi đã mời hàng triệu người đến dự bữa tiệc.
Bàn
về khoa trương tác giả Đào Thản cho rằng, “Phóng đại (còn gọi: khoa
trương, thậm xưng, ngoa ngữ, cường điệu) là dùng từ ngữ hoặc cách
diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể
hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng
cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn với nói điêu,
nói khoác về tính chất, động cơ và mục đích, phóng đại không phải
là xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm cho người ta tin vào điều
nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên. [2, tr.2]
Theo
chúng tôi thì, khoa trương hay còn gọi là nói quá, là cường
điệu quy mô, tính chất, mức độ của những sự vật, hiện tượng miêu
tả. Khoa trương có tác dụng làm nổi bật những ý cần diễn
đạt. Tuy nói quá nhưng vẫn phản ánh được và đúng bản chất của sự
vật hiện tượng. Khoa trương luôn mang đậm phong cách và dấu ấn
của cá nhân hoặc cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
Chẳng hạn, Mạc Ngôn khi viết về
một bữa tiệc đầy tháng của đứa con gái trong truyện “Ếch”:
(1)
我自己列出一个菜谱,每桌八凉碟、八热盘,最后一盆汤。 袁腮看罢,笑道:兄弟,你这一套不行。你请的是一群农民,个个都是麻袋肚子。这点东西,刚够填牙缝的。你听我的,别弄这么多样,只管大块肉、大碗酒地往 上招呼,庄户人赴宴,好的就是这个。你弄得那么精致,一人一筷子就没了,没得吃,干候着?那可就丢了大丑了。《蛙》
(Tôi
là người quyết định thực đơn: Mỗi mâm tám món nguội, tám món nóng
và cuối cùng là canh. Viên Tai xem qua thực đơn, nói:
-
Người anh em à, cậu đãi thế này không xong đâu. Khách mời của cậu
đều là nông dân, bụng ai cũng chứa được cả bao tải thức ăn. Những
món này chỉ vừa đủ dính răng thôi. Cậu hãy nghe tớ, đừng có bày
đặt nhiều món làm gì, chỉ cần cục thịt to, chén rượu lớn là được
rồi. Cậu bày đặt sang trọng quá nhưng lại ít, mỗi người gắp một
đũa là sạch veo, sau đó thì làm sao? Mất mặt lắm.) (Ếch)
Ở
đây, tác giả đã khoa trương các chi tiết “bụng chứa được cả bao tải thức
ăn”, “những món này chỉ vừa dính răng”, “mỗi người gắp một đũa là sạch veo”.
Những chi tiết trên đều không đúng với thực tế, người nghe cũng không tin là
như vậy, nhưng nó lại gây được ấn tượng hết sức mạnh mẽ. Nếu viết: “Những người
nông dân ăn rất khỏe, nếu làm ít thức ăn họ chỉ ăn một lát là hết” thì đoạn văn
sẽ hết sức bình thường và trở nên nhàm chán, khó lôi cuốn người đọc.
Hoặc,
biết là vô lý nhưng cộng đồng người sử dụng tiếng Hán vẫn chấp
nhận lối nói như thế này:
(2) 他们说我们双脊的肉和内脏里含着一种沙门菌,这种菌在三千度的高温下还活蹦乱跳,放到锅里煮,煮三年也煮不死它。《牛》
(Họ
bảo rằng trong thịt và nội tạng của con (trâu) Song Tích của chúng
tôi có chứa một loại vi khuẩn vô cùng độc hại [nguyên văn: vi
khuẩn sao – mân], trong nhiệt độ ba nghìn độ C gì đó vẫn
còn có thể chạy nhảy tung tăng, bỏ vào nồi đun thì cho dù có đun ba
năm cũng không giết được nó.) (Trâu thiến)
Thật
không có một cơ sở khoa học nào để nói rằng, đun ở nhiệt độ 3000 độ C và trong
vòng ba năm mà vi trùng cũng không chết. Nhưng không cần giải thích thì cả người
viết người đọc đều tin rằng loại vi trùng này sống rất dai, có đun nước sôi
cũng không tiêu diệt được chúng. Đó mới là điều cần nói lên.
Nói
chung, người viết hoàn toàn tán đồng với các quan điểm về khoa trương
đã nêu trên. Người viết cũng rất tâm đắc với nhận xét của Đào Thản khi
tác giả ví von hình ảnh: “Phóng đại được dùng như một biện pháp
cần thiết, không thể thiếu trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau,
chỉ trừ phong cách ngôn ngữ khoa học. Tuy nhiên trong khoa học lại không
thể thiếu các phương tiện và thiết bị phóng đại như kính hiển vi và
các khí cụ quang điện khác.” [2, tr.2]
Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng, “phóng đại” của Đào Thản chỉ có nghĩa là
làm cho sự vật to ra, như vậy là chưa đủ. Khi nói “khoa trương” thì
bản thân nó đã bao hàm cả khoa trương phóng to và khoa trương
thu nhỏ. Khoa trương luôn mang trong mình nó hai chức năng: chức năng nhận
thức và chức năng biểu cảm hay chức năng thẩm mĩ.
3. Phân
loại khoa trương trong tác phẩm của Mạc Ngôn
Khoa
trương trong các tác phẩm của Mạc Ngôn hết sức đa dạng và phong phú. Do lượng
sách của ông rất đồ sộ nên chúng tôi không có điều kiện khảo sát hết các tác phẩm.
Việc này đòi hỏi nhiều thời gian và dành cho những công trình lớn như luận văn,
luận án, sách chuyên khảo. Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi chỉ khảo sát
hai tiểu thuyết là: “Báu vật của đời”, “Ếch”, một truyện dài: “Trâu thiến”, hai
truyện ngắn: “Mĩ nhân băng tuyết” và “Đại
phong”. Việc làm này là ngẫu nhiên và chúng tôi có nhận xét, hầu như trong tiếng
Trung Quốc có bao nhiêu kiểu khoa trương thì tác phẩm của Mạc Ngôn cũng có bấy
nhiêu kiểu. Người đọc rất thích thú khi ông “khoa trương” tài năng của một
bác sĩ sản phụ:
(3) 姑姑感慨地说,那时所有的人都疯了,想想真如一场噩梦,姑姑说,黄秋雅是个伟大的妇科医生,即便是上午被打得头破血 流,下午上了手术台,她还是聚精会神,镇定自若,哪怕窗外搭台子唱大戏,也影响不了她。姑姑说,她那双手真是巧啊,她能在女人肚皮上绣花。《蛙》
(Nhưng
Hoàng Thu Nhã vẫn là một bác sĩ sản phụ vĩ đại, thậm chí buổi
sáng bị đánh cho sứt đầu mẻ trán thì buổi chiều bà ấy vẫn đứng
trên bàn mổ, bà ta vẫn tập trung tinh thần. Cho dù lúc ấy bên ngoài
cửa sổ có bom rơi đạn nổ thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến con dao
mổ trên tay bà ta. Đôi tay Hoàng Thu Nhã sao mà linh! Bà ta có thể thêu
cả một đóa hoa trên da bụng của sản phụ!) (Ếch)
Với
nguồn ngữ liệu thu thập được, chúng tôi chủ trương phân loại khoa trương trong
tác phẩm của Mạc Ngôn thành các loại như sau:
3.1.
Phân loại khoa trương theo nghĩa
Trong
loại này có hai tiểu loại;
(1) Khoa trương phóng to
Là
cố ý làm cho sự vật to ra, đem đặc trưng, số lượng, trạng thái, tính chất, đặc trưng của sự vật làm cho nhiều lên, nhanh hơn,
cao lên, dài ra, mạnh hơn. Ví dụ:
(4) 偷吃时还不敢咀嚼,娘听到咀嚼粮食的声音像鞭炮一样响。《丰乳肥臀》
(Khi
ăn vụng không dám nhai vì tiếng nhai giòn như pháo tép.) (Báu vật của đời)
(5) 那时候的牛,大肉牛,用地瓜、豆饼催得油光水滑,走起来晃晃荡荡,好似一座肉山,一头牛能出一千多斤肉。《牛》
(Ngày
ấy, trâu được mọi người cho ăn khoai lang, ăn bánh đậu nên mập lắm,
lông láng mượt, dáng đi lặc lè vì chân đỡ không nổi thân thể quá
nặng, con nào con nấy chẳng khác một ngọn núi, mỗi con trâu có khi
đến năm trăm kí thịt.) (Trâu thiến)
(6) 计划 生育不搞不行,如果放开了生,一年就是三千万,十年就是三个亿,再过五十年,地球都要被中国人给压偏啦。《蛙》
(Sinh
đẻ có kế hoạch không thể không thực hiện, cứ đẻ thoái mái mỗi năm
tăng ba mươi triệu nhân khẩu, mười năm là ba trăm triệu, cứ thế năm mươi
năm nữa trái đất này bị người Trung Quốc đè cho biến dạng méo mó
mất thôi.) (Ếch)
(7) 咱两个没有血缘……来吧,干个热火朝天……闯进来……谁敢?让那些婊子养的进来试试……我通通捏死他们……马粮哥马粮哥你他妈的真是人四两屌半斤。《丰乳肥臀》
(Lại
đây nào, ai dám? Bọn đốn mạt thử vào đây xem, tôi thì bóp chết tươi
chúng nó! Anh Mã Lương, anh Mã Lương ơi, anh đúng là xấu dây tốt củ,
người bốn lạng, c… nửa cân!)
(Báu vật của đời)
(2)
Khoa trương thu nhỏ
Là
thu nhỏ sự vật; tức là cố ý đem số lượng, đặc trưng, tác dụng, mức độ của sự vật
làm cho nhỏ đi, ít đi, chậm lại, thấp đi, ngắn lại hoặc yếu đi. Ví dụ:
(8) 大鲁西和小鲁西也想弄景,但它们的小鸡鸡像一根红辣椒。它们往母牛背上跳,母牛就回头顶它 们。《牛》
(Lỗ
Tây lớn và Lỗ Tây nhỏ rất muốn làm chuyện bậy bạ nhưng chẳng ra làm
sao cả vì “cái ấy” của chúng chỉ bằng quả ớt nên vừa nhảy lên lưng
bọn trâu cái thì đã bị bọn này quay lại húc cho nhừ tử.) (Trâu thiến)
(9)
这是老爷车,跑得比老母猪还慢。《丰乳肥臀》
(Xe
này già quá rồi, ì ạch như con lợn nái ấy.) (Báu vật của đời)
(10)
大堤曲曲弯弯,像条大蛇躺在堤上。《大风》
(Con
đê lớn ngoằn ngoèo, tựa như một con rắn lớn trên mặt đất.) (Đại phong)
3.2.
Phân loại khoa trương theo hình thức
Có
thể chia khoa trương của Mạc Ngôn thành hai loại: khoa trương trực tiếp và khoa
trương gián tiếp.
(1)
Khoa trương trực tiếp:
Là
khoa trương mà không sử dụng bất cứ biện pháp tu từ nào, còn được gọi là khoa
trương “thuần túy”. Ví dụ:
(11)
当时,我们说他驾机俯冲到我们村东头的西瓜地里,伸手摘了一个西瓜,一抖翅膀又钻上了云端。《蛙》
(Ngày
ấy, bọn tôi kháo với nhau rằng, Vương Tiểu Thích từng lái máy sà
xuống ruộng dưa ở đầu thôn chúng tôi, đưa tay ra khỏi buồng lái và
hái một quả dưa đang nằm trên đất và sau đó thì vút thẳng lên mây.) (Ếch)
(12)
姑 姑说碰上难产她们就会把手伸进产道死拉硬拽,她们甚至把胎儿和*一起从产道里拖出来。《蛙》
(Cô
nói, mấy “lão bà bà” này không có một chút kiến thức nào về giải
phẫu học, về căn bản là không hiểu một tí gì về kết cấu sinh lí
của phụ nữ, gặp phải những ca đẻ khó, họ thọc tay vào trong lỗ đẻ
mà khuấy, thậm chí là cùng lúc lôi cả thai nhi và tử cung ra ngoài!) (Ếch)
(13)
正好有农民赶着牛在那耘地,铁饼不偏不倚恰好落在牛角上,把 根牛角齐齐地斩断。《蛙》
(…Chiếc
đĩa rơi đúng sừng một con trâu đang cày và tiện đứt ngọt lịm sừng
con trâu.) (Ếch)
(2)
Khoa trương gián tiếp
Là
khoa trương phải sử dụng các biện pháp tu từ khác để thực hiện. Chẳng hạn, các
biện pháp tỉ dụ, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, vật cách hóa v.v...; vì vậy, nó
còn được gọi là khoa trương “dung hợp”.
(a)
Sử dụng so sánh tu từ
Theo
các tác giả Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú thì: “So sánh tu từ là sự đối chiếu
về hai sự vật (về tính chất, trạng thái sự việc) A và B cùng có một dấu hiệu
chung nào đó giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua B mà người đọc biết A
hoặc hiểu thêm về A. So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh, đó là một sự so
sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung, miễn là một nét tương đồng
nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí”.
Trong loại này có mấy tiểu loại
sau:
- So sánh có từ so sánh. Ví dụ:
(14)
他大女婿瘦得像一只螳螂。据说前几任炊事员刚到公社食堂时都很瘦, 但不到一年,身体就像用气吹起来一样,胖得走了形。《牛》
(Gã
con rể này gầy như một con bọ ngựa. Nghe nói những người đã từng
làm cấp dưỡng ở nhà ăn công xã đều gầy như bọ ngựa cả, nhưng không
đầy một năm sau, ai ai cũng như được bơm căng không khí, mập đến độ đi
không nổi mà phải lăn.) (Trâu thiến)
(15)
姑姑说她 们用擀面杖挤压产妇的肚子。她们还用破布堵住产妇的嘴巴,仿佛孩子会从嘴巴里钻出来一样。《蛙》
(Cô
tôi còn nói, họ thường dùng chày cán bột đè lên bụng sản phụ, lại
còn dùng những tấm giẻ rách nhơ bẩn nhét vào miệng sản phụ trông chẳng
khác nào họ sơ đứa bé sẽ tòi ra từ miệng của người mẹ vậy.) (Ếch)
(16) 夸张点说我们走得还不如蛆爬得快。不是我们走不快,是双脊走不快。《牛》
(Nói
không quá rằng, chúng tôi không thể đi nhanh hơn giun bò, không phải
chúng tôi không muốn đi nhanh mà là Song Tích không thể đi nhanh.) (Trâu thiến)
-
So sánh với hệ từ “是” (là)
Trong
văn Mạc Ngôn, hệ từ “是” (là) có thể được thay thế cho
những từ so sánh, và đó là câu biểu thị so sánh thuần túy. Chẳng hạn:
(17) 无论从哪个部位看她都不像一个五十多岁的女人, 她是一朵冷藏了半个世纪的花朵。《丰乳肥臀》
(Dù nhìn ở góc độ nào thì chị ta
cũng không giống một phụ nữ ngoài 50. Chị là một bông hoa ướp lạnh suốt một phần
hai thế kỉ.) (Báu vật của đời)
(18)
她是南极最高峰上未被污染的一块雪。雪肌玉肤,冰清玉洁,真正的,不搀假的。《丰乳肥臀》
(Chị
là khối tuyết trên đỉnh núi ở châu Nam cực, không hề vẩn bụi. Trong
ngọc trắng ngà, hoa nhường nguyệt thẹn, một cái đẹp đích thực.) (Báu vật của đời)
Ở
đây, 是 (là) vốn là một động từ phán đoán, cho nên khi được sử dụng
trong cấu trúc này, cả cấu trúc còn mang sắc thái khẳng định vốn có của động từ.
Tuy nhiên, hình thức so sánh tu từ dùng “是” cũng khác với phán đoán logic có công thức “S是 P” (S là P).
Trong các câu trên ta phải hiểu là “chị như một bông hoa ướp lạnh…”, “chị như một
khối tuyết trên đỉnh Nam
cực…”.
-
So sánh kết hợp với bài tỉ
“Bài
tỉ” là một biện pháp tu từ sử dụng liên tiếp ba hoặc hơn ba câu hoặc thành phần
câu có kết cấu tương đồng hoặc tương tự, ngữ khí nhất thể, ý nghĩa có quan hệ mật
thiết. Mục đích là tăng cường khí thế, nâng cao dần về ý nghĩa, làm sâu sắc
tình cảm của người nói. Đây là một phép tu từ giàu sức biểu hiện, đặc biệt khi
sử dụng để khoa trương. Ví dụ:
(19)
我的眼前, 只有两只宝葫芦一样饱满油滑, 小鸽子一样活泼丰满, 瓷花瓶一样润泽光洁的乳房。《丰乳肥臀》
(Trước mắt tôi chỉ có hai bầu vú đầy
đặn mượt mà như hai quả hồ lô, sinh động như đôi chim bồ câu, bóng đẹp như hai
bình hoa sứ.) (Báu vật của đời)
(b)
Sử dụng nhân cách hóa
Nhân cách hóa là một biện
pháp tu từ lấy vật bao gồm vật thể, động vật, tư tưởng hoặc khái niệm trừu tượng
làm cho chúng có diện mạo, cá tính, tính cách, hoặc tình cảm.
Nhân
cách hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những
từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu không phải con người, nhằm làm cho đối tượng
được miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người
nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư thái độ của mình.
Có
mấy tiểu loại chính sau:
- Nhân cách hóa động vật. Ví dụ:
Hình ảnh đàn cá dưới sông qua ngòi bút hóm hỉnh của Mạc Ngôn cũng biết
rung động, cũng biết bày tỏ cảm xúc trước vẻ đẹp của tạo hóa:
(20)
鱼儿欢快又感动地啄着你的乳头,你的双乳照亮了幽暗的水面。《丰乳肥臀》
(Đàn
cá nhỏ vui vẻ và cảm động đụng vào vú chị. Hai gò vú làm sáng
bừng mặt nước.) (Báu vật của đời)
-
Nhân cách hóa thực vật
Mạc Ngôn miêu tả cảnh đồng quê vùng đông
bắc Cao Mật trước cơn dông bằng thủ pháp nhân cách hóa. Tất cả cây cỏ, sinh vật
cũng như người đang chuyển động, đang quẫy đạp:
(21)
堤下的庄稼像接到命令的士兵,一齐倒伏下去。河里的水飞起来,红翅膀的鲤鱼像一道道闪电在空中飞。《大风》
(Hoa
màu dưới chân đê như những binh sĩ đang nhận lệnh, nhất tề đổ rạp xuống. Nước
sông chồm lên, cá chép vây đỏ bay trong không trung như những luồng điện.)(Đại phong)
-
Nhân cách hóa sự vật
(22) 我想, 他大概把我,把他自己, 把车子, 把这还没有苏醒的田野全忘却吧?
(Tôi
nghĩ, phải chăng ông đã hoàn toàn quên tôi, quên bản thân mình, quên chiếc xe
và quên cả cánh đồng vẫn còn đang ngái ngủ này.) (Đại phong)
(23)
老金终于筋疲力尽地被他摆平了, 他不顾一切地把头扎到她的怀里, 深深地把 她的乳头吸进口腔, 那股贪婪的劲头儿, 似乎要把她的整个乳房生吞掉一样。《丰乳肥臀》
(Lão Kim cuối cùng cũng kiệt sức …, cái vẻ tham lam ấy dường như muốn
nuốt chửng cả bộ ngực của cô.) (Báu vật của đời)
(24) 杜大爷背靠着铁门,浑身哆嗦,哆嗦得很厉害,哆嗦得铁门都哆嗦。《牛》
(Ông
Đỗ vẫn ngồi im, dựa lưng vào cổng sắt, toàn thân đang run, không phải
run nhẹ mà run lên bần bật, run đến nỗi cái cổng bằng sắt cũng run
theo.) (Trâu thiến)
(c)
Vật cách hóa
Vật
cách hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng một
hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược lại với nhân hóa,
tức là những thuộc tính, dấu hiệu của con người, nhằm mục đích châm
biếm đùa vui và nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ sâu
kín của mình. Ví dụ:
(25)
他第三次感到自己在空中飞行。《大风》
(Lần thứ ba nó cảm thấy mình bay trong
không trung.) (Đại phong)
(26) 她大步流星,扁担颤悠悠,两只水桶上下跳动,好像要飞起来似的。《牛》
(Nói
xong thì cô ấy quảy thùng nước đi mất, bước chân dài ngoằng thoăn
thắt. Đôi thùng nước đu đưa như có đôi cánh chực bay lên trời.) (Trâu thiến)
(d)
Sử dụng hoán dụ
Trần
Vọng Đạo trong《修辞学发凡》“Tu từ học phát phàm” lần đầu tiên đã đưa ra định
nghĩa về phép hoán dụ như sau: “Sự vật được nói tới tuy rằng không có điểm
tương tự với sự vật khác, giả sử khi giữa chúng còn có quan hệ không thể tách rời,
tác giả có thể mượn tên của sự vật có quan hệ đó thay cho sự vật được nói tới.
Cách mượn như vậy gọi là phép hoán dụ tu từ”. Nghĩa là, không nói thẳng ra
tên người hoặc sự vật mà mượn tên của sự vật có quan hệ mật thiết với nó thực
hiên phép thay thế.
Phép
hoán dụ tu từ có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, hoán dụ khoa trương trong tác
phẩm Mạc Ngôn sử dụng tên bộ phận để thay cho toàn thể. Chẳng hạn:
(27)
你休想,王仁美把一面镜子摔在地上,大声喊叫着,孩子是我的,在我的肚子里,谁敢动他一根毫毛,我就吊死在谁家门槛上。《蛙》
(…con
là của tôi, nó nằm trong bụng tôi. Ai dám động đến một sợi lông của
nó tôi sẽ treo dây lên xà nhà của người đó thắt cổ chết.) (Ếch)
Ở đây, “sợi lông chân” thay
cho “cả cơ thể” là hoán dụ bộ phận thay cho toàn thể. Xét trường hợp sau:
(28)
那时候我正处在爱热闹的青春前期,连村子里的狗都讨厌我。《牛》
(Thời
ấy tôi còn là một đứa trẻ, chỉ thích xem những trò vui, thích tham
gia vào những chuyện ồn ào, ngay cả chó trong thôn cũng chẳng ưa gì
tôi.) (Trâu thiến)
Theo chúng tôi, trường hợp này cũng là
hoán dụ, “chó trong thôn” là bộ phận thay cho “cả thôn” là toàn thể; ý nghĩa của
câu là “cả thôn đều ghét tôi”.
3.3. Phân loại
khoa trương theo mức độ
Căn
cứ vào mức độ khoa trương (đã đến mức phi lí hay chưa đến mức phi
lí), khoa trương của Mạc Ngôn có thể thành hai loại:
(1)
Khoa tương ở mức độ thấp
Là
cách nói quá đi so với cái có thật trong thực tế; tuy có thể nhân lên tới hàng
trăm hàng nghìn lần, thậm chí hàng vạn lần, nhưng vẫn chưa đến mức phi lí, vẫn
có thể chấp nhận được. Sở dĩ như vậy là vì, nghe mãi thành quen tai, cả người
nói và người nghe không ai nghĩ rằng mình đang khoa trương. Chẳng hạn, trong khẩu
ngữ người ta vẫn hay sử dụng các cụm từ sau để khoa trương: 伟大无穷 (vô cùng vĩ đại), 困难极了 (cực kì khó
khăn), 百端待举 / 日理万机 (trăm công
nghìn việc), 佩服得五体投 地 (phục sát đất). Ví dụ:
(29)
她的胳膊力大无穷,我几乎是脚不点地地跟着她跑。《牛》
(Cánh
tay cô ta lại khỏe vô cùng, tôi chạy theo cô ta mệt đến đứt hơi, chân
không bén đất) (Trâu thiến)
(30) 姑从此便与这项神圣的工作结下了不解之缘。《蛙》
(30) 姑从此便与这项神圣的工作结下了不解之缘。《蛙》
(Từ
đó cô tôi có duyên nợ với cái công việc thần thánh này.) (Ếch)
(31) 姑姑是天才的妇产科医生,她干这行儿脑子里有灵感,手上有感觉。见过她接生的女人或被她接生过的女人,都佩服得五体投 地。《蛙》
(Phải
thừa nhận cô tôi là một bác sĩ sản phụ thiên tài, khi làm việc này
hình như trong đầu cô luôn luôn có linh cảm, tay cô có cảm giác. Những
người đàn bà từng chứng kiến cô tôi đỡ đẻ đều bái phục cô sát
đất.) (Ếch)
(32)
黄秋雅是个伟大的妇科医生,即便是上午被打得头破血 流,下午上了手术台,她还是聚精会神。《蛙》
(Nhưng
Hoàng Thu Nhã vẫn là một bác sĩ sản phụ vĩ đại, thậm chí buổi
sáng bị đánh cho sứt đầu mẻ trán thì buổi chiều bà ấy vẫn đứng
trên bàn mổ, bà ta vẫn tập trung tinh thần.) (Ếch)
Thông
thường ta nói: nhân vật thiên tài, nhà văn thiên tài, nhà khoa học vĩ đại,
lãnh tụ vĩ đại chứ bình thường không ai nói: bác sĩ sản phụ vĩ đại hay
bác sĩ sản phụ thiên tài. Ở đây rõ ràng có dụng ý của tác giả nhằm ca ngợi
bàn tay vàng của bác sĩ sản phụ Hoàng Thu Nhã.
(2)
Khoa trương ở mức độ cao
Là
cách nói nói quá sự thật một cách quá đáng, đến độ phi lí không thể tin được.
Trong giao tiếp, người ta hay sử dụng các cụm từ và các thành ngữ khoa trương
sau: 不翼而飞 (không cánh mà bay), 一步登天 (một bước lên giời), 不识一丁 (một chữ bẻ
đôi cũng không biết), 一天比一世纪长 (một ngày dài
hơn thế kỉ),一发千钧 (ngàn cân treo sợi tóc), 三头六臂 (ba đầu sáu tay). Chẳng hạn:
(33)
同志,我要告诉您,您看到的只是我的外表,其实,我有严重的心脏病。我的心被人用刀子戳伤过,只要一干活,心上的疤痕就会崩 裂,那样我就会七窍流血而死。《蛙》
(Tim
tôi đã bị người ta dùng dao đâm xuyên qua, chỉ cần làm một việc nhẹ,
vết thương trong tim sẽ vỡ ra, thế là tôi sẽ hộc máu mà chết) (Ếch)
(34) 五官上下打量着她说:嫂子,要想跟你亲个嘴,必须踏着梯子!《蛙》
(…muốn
hôn vào môi chị e rằng phải bắc một cái thang!) (Ếch)
(35)
在黑屋子里关了不知道几天几夜,把我们挪到一 个独立小院里,院子里有一棵紫丁香,那个香啊,熏得我头晕。《蛙》
(…trước
sân có một cây tử đinh hương, hoa của nó thơm đến độ cô muốn ngất
xỉu.) (Ếch)
(3)
Khoa trương ở mức độ tuyệt đối
Là
khoa trương ở mức độ rất cao. Có hai trường hợp sau:
(a)
Khoa trương về điều không thể xảy ra.
Là
khoa trương về những điều trái với thực tế. Ví dụ:
(36)
王胆说陈家庄有人吃了您给配的药,生了龙凤胎!王仁美说。《蛙》
(Vương
Nhân Mĩ nói: “Vương Đảm nói, người ở Trần gia trang uống thuốc của cô
thì có thai rồng thai phượng.) (Ếch)
(37)
我心里想,这简直是太阳从西边升起来了。《牛》
(Tôi
nghĩ bụng: Điều đó có khác nào mặt trời mọc ở đằng tây.) (Trâu thiến)
(38)
老董同志脸涨得青紫,说:“麻子,你真是狗眼看人低!老董我今天不阉了它我就头朝下走回公社!” 《牛》
(Lão
mặt rỗ kia! Đúng là ông đã dùng mắt chó để nhìn người quá thấp.
Lão Đổng này bữa nay không thiến được
con trâu này thì sẽ đi ngược đầu về công xã cho ông xem.) (Trâu thiến)
(39)
姐姐说:他要有大出息,圈里那头猪也能变成老虎!《蛙》
Chị
gái nói: nó mà thành vĩ nhân thì e rằng con lợn trong chuồng cũng
rùng mình biến thành hổ mất thôi!) (Ếch)
(b) Khoa trương ở mức độ cực cấp
Khái
niệm “cực cấp” chúng tôi dùng ở đây là khoa trương được xếp vào mức độ cao nhất.
Loại này thường dùng cho những tính từ “thang độ”. Ví dụ:
(40)
她说:“毛都没扎全的小东西,也想好事儿!”我越想越感到冤枉,白送了18块水果糖,还挨了一个窝心拳。全世界再也找不到比我更傻的人了。《牛》
(Cô
ta nói: thằng oắt con lông mọc chưa đủ mà cũng tơ tưởng chuyện ấy
rồi sao? Càng nghĩ tôi càng thấy mình oan uổng quá, đã mất toi 18
viên kẹo mà lại nhận được một cú đấm. Thế giới này quả thật không
tìm ra người thứ hai ngu ngốc như tôi.) (Trâu thiến)
(41)
但她在王肝眼里是天下第一美人,说文雅点,这叫 情人眼里出西施;说粗俗点,这叫王八瞅绿豆,看对眼了。《蛙》
(Nhưng
trong mắt Vương Can, “Tiểu sư tử” lại là đệ nhất mĩ nhân trên thế gian
này, nói văn vẻ một tí thì “trong mắt người đang yêu, em bỗng hóa Tây
Thi”.) (Ếch)
(42)
六姐的乳房精美绝伦,宛如两个倒扣的玻璃钵盂,这样的好宝受了伤,真让我心疼欲绝。《丰乳肥臀》
(Cặp
vú chị Bảy đẹp tuyệt trần, như hai cái âu bằng pha lê úp sấp.) (Báu vật của đời)
3.4.
Phân loại khoa trương theo thời gian
Căn
cứ vào thành phần trong câu có thể chia thành hai tiểu loại sau:
(a
) Không có sự tham gia của trạng ngữ thời gian
Người
Hán rất thích khoa trương thời gian theo trật tự nghịch, nghĩa là đem sự việc
xuất hiện sau nói thành việc xuất hiện trước và ngược lại hoặc đồng thời xuất
hiện. Ý nghĩa của câu là “chưa thế này thì đã thế kia” hoặc “vừa mới thế này đã
thế kia”. Một trong những câu điển hình là: 李医生给人看病,药方没开,病就好了三分 (Bác sĩ Lí khám cho bệnh
nhân, đơn thuốc chưa kê bệnh đã khỏi được ba phần). Tương tự như người Việt nói “chưa ăn đã hết”,
“rượu chưa uống đã say”.
Tuy
nhiên, khi khảo sát một số tác phẩm của Mạc Ngôn, chúng tôi chỉ thấy cách nói:
(43) 母亲道:正是正是,只要她的手在病人身上一摸,十分病就去了七分。《蛙》
(Mẹ nói: “Đúng là như thế, chỉ
cần cô con đưa tay sờ vào người bệnh là bệnh mười phần đã giảm đi
bảy phần!) (Ếch)
(2)
Có sự tham gia của trạng ngữ thời gian
Trong
câu thuộc loại này có thể có một hoặc hai hành động và thường có sự tham gia của
từ ngữ chỉ thời gian. Ví dụ:
(44) 我谅你也不敢去,他那把小斧头比风还要快,一下就能把你的狗爪子剁下来广。《牛》
(Tôi
cũng đoán là cậu không dám gặp hắn. Chiếc rìu trong tay hắn còn
nhanh hơn cả gió, e rằng chỉ cần vung lên là mấy chiếc móng chó trên
tay cậu không cánh mà bay.)
(Trâu thiến)
(45)
我说:“刚才你还叫我老人家,怎么转眼就说我是小孩子了呢?”
(Vừa
rồi ông gọi cháu là lão gia, tại sao chỉ chớp mắt lại gọi cháu là
đồ oắt con hỉ mũi chưa sạch?)
(46) 杜大爷说:“队长,要杀要砍随你,但是你不能骂我,我转眼就是奔70岁的人了。” 《牛》
(- Đội trưởng! Ông muốn giết muốn xẻo tôi thì tùy, nhưng không được chửi tôi – ông Đỗ tức tối nói – Chỉ cần nhắm mắt rồi mở mắt là tôi đã đủ bảy mươi rồi đấy.) (Trâu thiến)
(46) 杜大爷说:“队长,要杀要砍随你,但是你不能骂我,我转眼就是奔70岁的人了。” 《牛》
(- Đội trưởng! Ông muốn giết muốn xẻo tôi thì tùy, nhưng không được chửi tôi – ông Đỗ tức tối nói – Chỉ cần nhắm mắt rồi mở mắt là tôi đã đủ bảy mươi rồi đấy.) (Trâu thiến)
Trong
các câu trên转眼 (trong nháy
mắt) được dùng để khoa
trương; thực tế, 转眼có thể được thay thế bằng những từ ngữ tương ứng khác
như: 眨眼间,眨眼工夫, 一瞬间,瞬息,瞬时, 一转眼功夫,转眼间 (nháy
mắt), hoặc: 立即 (ngay
lập tức) . Ví dụ:
(47)北风遒劲,遍地白霜,红日初升,人嘴里喷出的团团热气立即便在眉毛和睫毛上结成霜花。《牛》
(Sương
giá bao trùm không gian, mặt trời đỏ mới ló lên ở phía đông, hơi thở
vừa thoát khỏi miệng người, ngay lập tức biến thành sương đậu trên
lông mày lông mi.) (Trâu thiến)
Chú thêm: Cách phân chia này chỉ
mang tính tương đối. Có cách nói có thể
xếp vào nhiều loại khác nhau.
Kết
luận
Khoa
trương là một thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo trong các tác phẩm của Mạc
Ngôn. Nó luôn tạo sự mới mẻ, kích thích trí tưởng tượng và lôi cuốn người đọc.
Thông qua đó, lời ăn tiếng nói của quần chúng vào trang văn của ông hết sức tự
nhiên như cuộc đời thực vốn có của nó. Từ đó có thể rút ra mấy đặc điểm sau:
Khoa
trương không phải là miêu tả sự vật đơn thuần mà là biểu thị tình cảm, tức là
trong đó có gắn với thái độ, tình cảm của tác giả.
Khoa
trương bất luận là phóng to hay thu nhỏ đều giúp người đọc nhìn rõ đặc tính và
bản chất của sự vật, từ đó đạt được những ấn tượng sâu sắc mới mẻ và sự cảm thụ
tinh tế.
Khoa
trương trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định có thể đạt được hiệu quả châm biếm,
hài hước.
Nguyễn Ngọc Kiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cù Đình Tú (2007), Phong
cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
2. Đào Thản (1990), Lối nói phóng đại trong tiếng
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ.
3. Đinh Trọng Lạc
(2005), Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giaó
dục.
4. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong
cách học tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
5. Hữu Đạt (2001), Phong
cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN
6. Mạc Ngôn (2001), Báu vật của đời, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí
Minh.
7. Mạc Ngôn (2010), Ếch, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Mạc Ngôn (2004), Truyện, Nxb Văn học, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét