“Trở về khoa văn”, bài thơ của giáo sư Hoàng Như Mai, viết
nhân dịp về thăm trường cũ (Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội), nơi giáo sư đã
có nhiều năm gắn bó, giảng dạy đào tạo ra bao lớp trí thức mới phục vụ cho đất
nước.
Bốn câu thơ mở đàu bài thơ:
Kể từ
rời bước khoa Văn
Trời Nam đất Bắc sáu
năm qua rồi
Hợp tan
là cái sự đời
Thủy
chung là cái tình người xưa sau.
Lời mở đầu ngắn gọn, khúc triết, giáo sư đã gửi gắm ý nghĩa
triết học và nhân sinh, quy luật của tạo hóa và truyền thống của tình người.
Sau đoạn mở đầu, các từ VỀ ĐÂY, LẠI ĐÂY, NƠI ĐÂY được nhắc
lại theo suốt chiều dài phần còn lại của bài thơ, hẳn đã nói lên sự gắn bó thân
thiết đến nhường nào của giáo sư với một địa điểm, đó là Khoa Văn Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Cho dù trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc, khoa Văn đó đã phải di chuyển từ Láng – Cầu Giấy đến Mễ Trì – Hà
Đông, rồi phải sơ tán lên vùng núi huyện Đại Từ - Thái Nguyên:
Mình đi trắng xóa mái
đầu
VỀ ĐÂY
thấy bạn tóc râu bạc nhiều
Đường
đời lắm ngược nhiều xuôi
VỀ ĐÂY
như thể niềm vui về nhà
Tình
đời ấm lạnh gần xa
VỀ ĐÂY
mới thấy đậm đà tình thân
Ba mươi
năm một chặng đường
VỀ ĐÂY
có cả tình thương vui mừng
Nguyện
xin đốt nén hương chung
Những
ai đã khuất hãy cùng LẠI ĐÂY
Những
ai đang sống hôm nay
Những
ai sẽ tới nơi này mai sau
Trong cuộc sống hàng ngày vì bận trăm công nghìn việc, lo
công tác, lo cho gia đình, lo cho con cháu toàn những việc sự vụ cơm áo gạo
tiền, người ta ít khi suy nghĩ về những kỷ niệm. Chỉ khi nào có dịp về lại
những nơi đã ghi nhiều dấu ấn, người ta mới nghĩ đến chuyện xưa. Cũng như thăm
lại chiến trường xưa mới nghĩ về những kỷ niệm về những trận đánh, nghĩ đến
tình đồng đội. Có về thăm lại quê hương mới nghĩ về thời thơ ấu. Ở bài thơ này,
khi “Trở về khoa Văn”, những kỷ niệm xưa cứ lần lượt hiện ra với cả buòn vui,
yêu thương lẫn lộn. Về đây mới thấy tóc râu bạn cũng bạc như mình. Những gian
nan vất vả trên đường đời bỗng thấy nguôi ngoai trước sự đón tiếp ân cần của
trò, của bạn. Về đây mới nhớ thời sơ tán, nhiều lần phải tránh bom đạn, cơm
không đủ ăn, áo không đủ mặc, vẫn phải vượt qua để giảng dạy.
Nhớ khi
ký phủ Đông Văn
Mấy
phen mì độn, mấy lần đạn bom
Cho
người chữ nghĩa bao nhiêu
Cho
mình chỉ một chữ nghèo mà thôi
Cái cảm giác ở một câu thơ cổ:
Bạn bè
lớp trước nay còn mấy
Chuyện
cũ mười phần chín chẳng như
Lại tái hiện trong trong thơ
của giáo sư Hoàng Như Mai:
Thầy cô người mất
người còn
Sinh
viên mấy nấm mồ chôn chiến trường
Có “Về đây” mới thấy cả buồn thương vui mừng. Chứng kiến
nỗi buồn thương vui mừng trong ngày họp mặt, những kỷ niệm cần ghi nhớ để tự
hào về khoa văn thân yêu. Niềm tự hào đó không chỉ là những người đã chứng kiến
hôm nay mà còn cả những lớp thầy cô, sinh viên sau này. Và niềm tự hào đó còn
là của người đã khuất, nhất là của sinh viên đã phải hy sinh tuổi thanh xuân
giờ còn nằm lại chiến trường.
Trường
Sơn biển đảo anh nằm đó
Hồn vẫn
đi về với cố hương
(Thơ Lê Văn Hy)
Vâng! các anh vẫn về với cố hương, về với trường cũ.
Nguyện
xin đốt nén hương chung
Những
ai đã khuất hãy cùng lại đây
Những
ai đang sống hôm nay
Những
ai sẽ tới nơi này mai sau
Tự hào với truyền thống khoa Văn là niềm tự hào chung của
lớp thầy trò đang sống hôm nay, những thầy trò đã khuất và còn là cả lớp thầy
trò kế tiếp mai sau, cứ nối dài mãi như một nhịp cầu cùng dân tộc xây dựng xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh ấm no hạnh phúc.
Nối dài bắc một nhịp
cầu
Đưa
chân dân tộc lên màu trời xanh.
Lê Văn Hy
Nguyên sinh viên khoa ngữ văn ĐHTH Hà
Nội (1962 – 1965)
Viết trong dịp kỷ niệm 60 năm khoa
Văn.
Địa chỉ liên lạc: Lê Văn Hy
Lê Xá, thị trấn Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam
Định.
ĐT: 01244410749
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét