Nhà thơ Lưu Sơn Tự |
Đây
là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Lưu Sơn Tự vừa xuất bản.
CAO NGUYÊN ĐÁ: Thơ / Lưu Sơn Tự. – H.: Hội Nhà văn, 2016.
– 120 tr. ; 21 cm.
Nhà thơ Lưu Sơn Tự quê xã Mai Xá, thành phố Nam Định. Trong
15 năm gần đây, Lưu Sơn Tự đã đều đều xuất bản tới 10 tập thơ, trường ca và một
vài cuốn tiểu thuyết:
- Biển và em : Thơ. - H. : Văn học, 2001.
-
Sắc Hương Sơn : Thơ. – H. : Hội Nhà văn, 2002.
- Một nửa : Thơ. – H.: Văn học, 2007.
- Pari nơi tôi đến : Thơ. – H. : Văn học, 2008.
- Đường tới những mùa xuân : Trường ca. – H. : Văn học,
2009.
- Người đi tìm độc lập tự do : Truyện và Trường ca. – H. :
Văn học, 2010.
- Giải Nobel hòa bình : Thơ, Ký, Trường ca. – H. : Văn học,
2012.
- Trái đất ngày hy vọng : Trường ca và thơ. – H. : Văn học,
2014.
- Thơ tứ tuyệt : Thơ. – H. : Văn học, 2015.
- Cao nguyên đá : Thơ. – Hội Nhà văn, 2016.
Tập “Cao nguyên đá” tập hợp 94 bài thơ tác giả sáng tác gần
đây. Tình cảm chủ đạo của tập thơ là tình yêu đất nước con người quê hương,
thông qua cảm xúc của tác giả trước những vấn đề nóng bỏng trong đời sống mà
nhân dân quan tâm như vấn đề biển đảo, bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế...
Những danh thắng, di tích, nhân vật... mà tác giả thăm quan đều được ghi lại
bằng những cảm xúc thơ chân thực, đầy suy tư, khơi gợi...
Xin chép ra đây mấy bài giới thiệu với bạn đọc.
CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
Cao rất cao
Dốc núi mấy ngàn năm đứng nhìn
cỏ dại
Nếu ngược được thời gian biết lúc đất
Hóa mình
Ánh trăng vàng tỏa cánh rừng
chao đêm gió
Hương ngọt ngào bay lên trời
xanh
Suối róc rách, mây phủ mờ
Đợi
nắng
Núi đá lầm lì che ánh mặt
trời
Khi người khai phá rừng
Lưỡi dao phát
Loang thời gian gặm mòn hóa
rêu
Vào
vách đá.
Cao rất cao!
Con chim hót líu lo vọng vào
lòng núi
Chạm vạng hoàng hôn trai gái
bản
Hát nụ xòe
Tiếng khèn thổi giục tôi mời
bạn
Hãy một lần thăm cao nguyên
đá
Đồng Văn!
CỬU
LONG GIANG
Cửu Long uốn lượn tựa sắc
trời
Nhấp nhô sóng đánh thả mây
trôi
Bốn mùa hát khúc lời dân dã
Ngàn đời cây cỏ ngả nghiêng
say
Thuyền trôi sóng hát buồm ru
gió
Lưới chải chài quăng ánh
trăng đu
Lạ chưa đàn cá bơi vượt lưới
Thoảng mùi ngô nướng ánh sao
rơi
Sông chụm đầu vui chia nắng
trời
Đất lầm lì xóa dấu chân xa
Lối mòn năm thắng vùi trong
cỏ
Tôi lần theo dấu tích hoang
sơ...
Cánh đồng bát ngát sông ngầm
thả
Ngô sắn đôi bờ vá quanh năm
Dân làng muôn thuở hồn sông ở
Giặc đến muôn đời sông chôn
sâu
Sông hát chao nghiêng bên
nhịp cầu
Cùng bao đôi lứa ánh trăng
soi
Ngày tháng vụt trôi sông ghi
nhớ
Vành nón chao nghiêng gió rối
bời
Những đêm đạn nổ tàu giặc đắm
Con thuyền ngược sóng Cửu
Long Giang
Năm tháng qua rồi thời chinh
chiến
Sông còn ghi nhớ những người
qua
Hai bên bờ bãi lúa ngô xà
Ong vàng, bướm lượn, chim gọi
ta
Con tàu rẽ sóng nhòa buồm
giỡn
Nhịp cầu mới bắc thay phà
xưa!
Chiều chiều nắng gọi ngàn
trai gái
Tiếng hát sóng reo đàn cá
luồn
Ngàn năm sông hát lời non
nước
Gợi nhớ buồn vui của chính
mình.
BIỂU TÌNH
Cờ rợp người đông nối tiếp
nhau
Trời căng gió lộng, đất quặn
đau
Hô vang trời đất đòi chính
sách
Đầu trần chân đất nắng nát
nhàu
Ngày tháng rã rời không bình
yên
Câu giấu trong lời kẻ cửa
quyền
Biển người như bão tràn đại
lộ
Ngỡ tan nát rồi... không thể
tin
Người xếp hàng đều đi có thấy
Đất chuyển lời vang tận vách
mây
Ơ hay Tổng thống quyền lực
đấy
Không được lòng dân hóa kẻ
ngây!
KÌA BIỂN MIỀN TRUNG
Kìa biển miền Trung trưa nắng
lóa
Cá dạt vô bờ, xác cá phơi
Bà mẹ xóm chài đi nhặt cá
Biển chợt trào lên sóng vỗ
trời
Biển nhiễm độc, vì đâu? Cá
chết?
Gom cá cho lòng nhẹ nỗi đau?
Cá không bán được, không ăn
được
Cát rát bàn chân, nắng cháy
đầu
Làng chài phiên chợ không
hàng cá
Lều quán lưa thưa, ít tiếng
người
Cá hóa nỗi đau người xứ biển
Neo bến thuyền nằm, trắng
lưới phơi
Kìa biển miền Trung, trưa gió
cháy
Dáng mẹ liêu xiêu dọc biển
dài
Cá vun thành đống, mang chôn
cá
Mộ đắp, nhang thơm quặn xóm
chài...
LƯU SƠN TỰ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét