Nhà thơ Lê Mai |
KHI ANH CHẾT
Khi anh chết, anh vẫn còn thấy
đói
Anh nhìn tôi như hỏi: Có còn gì?
Mắt lệ nhòa, tôi còn biết nói chi
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Anh nhìn tôi như hỏi: Có còn gì?
Mắt lệ nhòa, tôi còn biết nói chi
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Khi anh chết anh vẫn còn muốn
nói
Tâm sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió thương anh nên cố sức phều phào
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Tâm sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió thương anh nên cố sức phều phào
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Khi anh chết anh vẫn còn muốn
nhắn
Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Anh chết vội tôi chôn anh
cũng vội
Không đào sâu chôn chặt mộ cho anh
Biết làm sao anh hỡi chiến tranh
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Không đào sâu chôn chặt mộ cho anh
Biết làm sao anh hỡi chiến tranh
Bốn phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Lê Mai
LỜI
BÌNH CỦA NGUYỄN NGỌC KIÊN
Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên |
Nhà
văn Lê Mai là cây bút đa năng. Anh đã có hai cuốn tiểu thuyết gây tiếng vang lớn
là “Tẩu hỏa nhập ma” và “Thời gian xuẩn ngốc”, và truyện ngắn “Quyền được rên”.
Anh lại viết rất nhiều bài ký chân dung đặc sắc về các văn nghệ sĩ như “Hà
Thành siêu độc giả” được độc giả rất mến mộ. Nhưng anh vào Hội Nhà văn Hà Nội với
tư cách là tác giả thơ. Qủa đúng như vậy…
Kể
từ đó tôi mới tìm đọc thơ Lê Mai, không khỏi ngỡ ngàng trước những tứ thơ độc
đáo, lời thơ sâu đằm triết luận. Như nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã nói rằng, hình tượng
trong thơ Lê Mai có lúc phiêu bồng lãng mạn, có lúc trần trụi thô nháp cứ xuyên
xoáy vào lòng người đọc. Nói về phận người anh viết “Khát một ngụm nước trong phải uống cả một dòng sông đục”; nói về sự
xuống cấp văn hóa của người Hà Nội anh lại viết họ thản nhiên “đái lõm tường Văn Miếu”…
“Khi anh chết” là một bài thơ tiêu biểu của
Lê Mai – một hồi ức về chiến trường Quế Sơn, Quảng Nam trong những năm tháng khốc liệt.
Trong bài “Khi anh chết” này tác giả cũng không cần nói nhiều, kể lể dài dòng
mà cái điệp ngữ cứ lặp đi lặp lại “Bốn
phía rợn tiếng đề pa của pháo” ở mỗi khổ thơ khiến tôi bị ám ảnh đến kỳ lạ!
Những người tử tù giờ đây trước khi ra pháp trường để thi hành án cũng được ăn
một bữa no. Nhưng hồi ấy người lính chết trận thì ngược lại, không một bữa no,
người lính chết trận muốn nói điều gì với bạn hay nhắn nhủ với vợ con hay với
người yêu nơi hậu phương. Ít ra là cũng có người để mà thương mà nhớ! Mà không
bết lúc vào chiến trường người lính ấy đã kịp cầm tay người con gái hay chưa
hay là “lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai”
(Trần Mạnh Hảo - Đất nước hình tia chớp).
Còn
ở đây:
“Khi anh chết anh vẫn còn muốn nói
Tâm sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió thương anh nên cố sức phều phào”.
Tâm sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió thương anh nên cố sức phều phào”.
Khổ
thơ như có một mối đồng cảm giữa người lính và tác giả. Giờ là đồng đội ra đi rồi
sẽ đến lượt mình đây. Cũng có là thể bất cứ lúc nào! Và:
“Khi anh chết anh vẫn còn muốn nhắn
Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng”
“Khi anh chết anh vẫn còn muốn nhắn
Nhắn nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng”
Nhưng
tất cả đều không kịp nữa và rồi người lính chết vội, và bạn anh ta cũng chỉ
chôn rất vội. Thương đồng đội lắm mà không thể làm khác được!…
Đọc đến đây, có người viết trên FB cho rằng cái chi tiết:
“Chết nằm xuống, còn hôn cờ Đảng
Chết còn trao súng đạn, quên đau
Chết còn trút áo cho nhau
Miếng cơm dành để người sau ấm lòng”
mới thật sáo mòn, gượng gạo, sống sượng làm sao! Nhưng tôi thì cho rằng đó là vì để phục vụ công tác tuyên truyền mà thôi!
Đọc đến đây, có người viết trên FB cho rằng cái chi tiết:
“Chết nằm xuống, còn hôn cờ Đảng
Chết còn trao súng đạn, quên đau
Chết còn trút áo cho nhau
Miếng cơm dành để người sau ấm lòng”
mới thật sáo mòn, gượng gạo, sống sượng làm sao! Nhưng tôi thì cho rằng đó là vì để phục vụ công tác tuyên truyền mà thôi!
Tất
cả nội hàm tư tưởng bài thơ dồn đọng vào cái điệp ngữ rợn người, lạnh lùng, ma
quái kia buộc người đọc phải liên tưởng suy ngẫm. Kết thúc bốn khổ thơ là bốn
điệp khúc “Bốn phía rợn tiếng đề pa của
pháo!”
Mới
hay “ở đời chữ cũng như lời có tiết kiệm mới quý, càng tiết kiện càng quý”. Câu
nói bất hủ của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đủ để tôi kết thúc dòng suy tưởng
luận bàn về thơ Lê Mai qua bài “Khi anh chết”, một tứ thơ không mới mà rất lạ… Nhưng
rất chân thực! Nó có sức ám ảnh và lay động! Đó là bài thơ hay viết về chiến
tranh và sẽ còn sống mãi với thời gian!
Nguyễn
Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét