Dịch giả Nguyễn Ngọc Kiên |
Nguyễn Ngọc Kiên dịch thơ
Giả
Đảo (chữ Hán: 賈島,
779 - 843), tên chữ: Lãng Tiên, hiệu: Kiệt Thạch Sơn Nhân, là một nhà thơ Trung
Quốc thời Trung Đường. Ông cùng với Mạnh Giao, Lý Hạ được các nhà nghiên cứu
văn học liệt vào hạng tiêu biểu của phái thơ “khổ ngâm”.
Giả
Đảo là người Phạm Dương, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc ngoại ô Bắc Kinh), Trung Quốc.
Thời
trẻ, ông đi thi nhiều lần không đỗ, đi làm tăng tại Lạc Dương, pháp danh là Vô
Bản. Sau đến kinh đô Trường An, ngụ tại chùa Thanh Long.
Ở
đấy, ông gặp được Hàn Dũ và nghe lời danh sĩ này hoàn tục. Sách Tân Đường thư
chép: “ông thi nhiều lần không đỗ, đời Đường Văn Tông (ở ngôi: 826-840), có người
gièm pha, bị giáng chức làm Chủ bạ Trường Giang (nay là huyện Bồng Khê, tỉnh Tứ
Xuyên). Lúc đó ông đã năm mươi tuổi. Năm sáu mươi hai, ông được đổi làm Tư
thương tham quân ở Phổ Châu (nay là An Nhạc, tỉnh Tứ Xuyên).
Năm
65 tuổi, ông mất ở nơi làm quan, tức Phổ Châu.
Tác
phẩm của ông để lại là Trường Giang tập, gồm 10 quyển.
Đa
phần thơ Giả Đảo viết theo thể thơ ngũ ngôn luật và ông đã tỏ ra sở trường về
thể loại này. Từ điển văn học (bộ mới) viết:
Đặc
sắc của thơ Giả Đảo là lạ lùng, trầm tĩnh, ít có niềm vui và nỗi buồn bồng bột.
Phong cách cô đơn hiu quạnh đó đã từng được một số nhà thơ cuối Đường rất chuộng.
Do vậy họ tôn sùng ông, sớm chiều cúng bái ông như Phật và sau này phái Giang hồ
cuối thời Tống cũng suy tôn Giả Đảo là ông Tổ. Thật ra, ngoài một số câu thật
hay, thơ ông ít có bài toàn bích. Có lẽ do quá say sưa với việc gọt giũa câu chữ
nên ông coi nhẹ sáng tạo nghệ thuật hoàn chỉnh toàn bài. Ở những bài tương đối
chỉnh thì tình ý lại khô khan, không mấy xúc động. Lại thêm đấy phần nhiều là
thơ thù tạc, ít phản ánh sinh hoạt xã hội, tâm hồn rõ ràng không rộng mở. Ngược
lại, Giả Đảo có một số bài thơ ngắn, hình như không cố ý gọt giũa, lại hóa giản
dị, tự nhiên như bài Kiếm khách , lời thơ mạnh mẽ, được nhiều người thích, hay
như bài Tầm ẩn giả bất ngộ..
(Theo
Từ điển mở Vikipedia)
渡桑乾
客捨并州已十霜,
歸心日夜憶咸陽。
無端更渡桑乾水,
卻望并州是故鄉。
Phiên âm:
ĐỘ TANG CÀN
Khách xá Tinh Châu dĩ thập
sương,
Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương.
Vô đoan cánh độ Tang Càn thuỷ,
Khước vọng Tinh Châu thị cố
hương.
Dịch nghĩa:
QUA BẾN TANG CÀN
Làm khách trọ ở Tinh Châu đã
mười năm,
Lòng muốn về quê nhà, đêm
ngày nhớ đất Hàm Dương.
Bỗng dưng lại qua bến Tang
Càn,
Ngoảnh nhìn Tinh Châu, đó như
là quê cũ.
Dịch thơ:
QUA BẾN TANG CÀN
Khách trọ Tinh Châu đã chục
sương
Đêm ngày lòng dạ nhớ Hàm
Dương
Tình cờ qua bến Tang Càn nọ
Ngoảnh lại Tinh Châu tựa cố
hương.
尋隱者不遇
松下問童子,
言師採藥去。
只在此山中,
雲深不知處。
Phiên âm:
TẦM ẨN GIẢ BẤT NGỘ
Tùng hạ vấn đồng tử,
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất tri xứ.
Dịch nghĩa:
TÌM NGƯỜI Ở ẨN KHÔNG GẶP
Dưới cây tùng hỏi thăm tiểu đồng,
Nói rằng thầy đã đi hái thuốc.
Chỉ ở trong núi này thôi,
Nhưng mây dày nên chẳng biết
chỗ nào.
Dịch thơ:
TÌM NGƯỜI Ở ẨN KHÔNG GẶP
Dười tùng hỏi chú tiểu đồng
Thưa: Thầy hái thuốc nên
không có nhà
Chỉ trong dãy núi không xa
Mây mù nên chẳng biết là nơi
đâu.
絕句
破卻千家作一池,
不栽桃李種薔薇。
薔薇花落秋風起,
荊棘滿庭君始知。
Phiên âm:
TUYỆT CÚ
Phá khước thiên gia tác nhất
trì
Bất tài đào lý chủng tường vi
Tường vi hoa lạc thu phong khởi
Kinh cức mãn đình quân thuỷ
tri.
Dịch nghĩa:
TUYỆT CÚ
Phá mất cả ngàn ngôi nhà để
làm ra một cái ao
Chẳng chọn lựa lí đào mà chỉ
giồng mỗi tường vi
Khi gió thu bắt đầu thổi, hoa
tường vi cũng rụng
Lúc gai góc mọc đầy sân, người
mới hay biết.
Dịch thơ:
TUYỆT CÚ
Ngàn nhà phá nát để đào ao
Trồng mỗi tường vi, bỏ mận
đào
Thu nổi gió, hoa tường vi rụng
Đầy sân gai góc mới biết sao?
NÓI THÊM VỀ BÀI “TUYỆT CÚ”
Như
đã nói, Giả Đảo đã từng đi tu (Pháp danh Vô Bản) sau hoàn tuc, đi thi nhưng mãi
không đỗ Tiến sĩ mặc dù thơ văn của ông rất hay. Theo "Toàn Đường thi thoại":
ông hỏng thi là bởi Tể Tướng Bùi Độ ghét ông. Nguyên do là lúc ấy Bùi Độ cậy
quyền chức đã huy động một lượng nhân tài vật lực rất lớn để xây toà "Lục
dã đường" (phá vườn xây nhà thuỷ tạ) hoang phí quá độ.Giả Đảo đi ngang qua
thấy chướng mắt đã buột miệng thành thơ 4 câu “Tuyêt cú”
Bình thêm: thời ấy các Tiến Sĩ đỗ đạt
thường là nhờ nương dưới bóng của Quan Tể Tướng. Khi đọc bài thơ của Giả Đảo, họ
như bị điểm trúng huyệt (bị hạ nhục) cho là Giả Đảo ganh ghét đã bêu rếu xếp họ
vào hạng người làm cây cảnh (Tường vi). Họ cùng nhau lên án kết tội Giả Đảo vi
phạm đạo đức Người nho gia quân tử, họ xúm đánh "hội đồng" Giả Đảo,
đương nhiên là Giả Đảo bị tuyệt đường hoạn lộ. Và con đường làm ấu cũng dang dở.
Giả
Đảo có nhiều bài “Tuyệt cú”, nhưng bài “Tuyệt cú” trên thật xứng danh là một
bài thơ "thần khẩu hại xác phàm" là vì vậy.
Nguyễn Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét