Trần Mỹ Giống
Trong
phong trào thơ mới 1930 – 1945, Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa
hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn
là nổi trội. Cùng viết về đồng quê, nhưng Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ…
thiên về mô tả các bức tranh quê chân thực, còn Nguyễn Bính lại
đi sâu diễn tả cái tình quê thấm đẫm hồn quê.
Chân quê là một bài thơ
tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân quê là một tuyên ngôn
sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình,
ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.
Hôm qua em đi
tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Đọc bài thơ, hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch
muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống
phương Tây xa lạ mà không được, cứ ám ảnh người đọc khôn nguôi. Tình yêu của
trai gái quê vốn dản dị, gắn bó với những truyền thống thôn quê, từ lời ăn
tiếng nói đến cách ăn mặc, lối sống của người quê. Người yêu đi tỉnh chơi,
chàng trai bồn chồn mong đợi, chàng ra tận con đê đầu làng đón người yêu. Con
đê là vật bảo vệ xóm làng, cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt của dân quê, là
hình ảnh quen thuộc của thôn quê. Tâm trạng mong đợi, bồn chồn của chàng trai
trong khung cảnh làng quê được nhấn mạnh ở từ “Đợi” và “mãi” :
Hôm qua em đi
tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Nhưng chàng bất ngờ, ngỡ ngàng về sự thay đổi trong
cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng, người yêu trở thành như người xa lạ:
Khăn nhung
quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những thứ xa
lạ với thôn quê. Những sản phẩm của thành thị, đặc biệt cái khuy bấm bé nhỏ
được sản xuất bằng máy móc tiêu biểu cho cách trang phục - lối sống thị thành,
giữa khung cảnh làng quê bỗng trở nên xa lạ, kệch kỡm trước mắt chàng trai. Tuy
vậy, đó cũng mới chỉ là sự thay đổi bên ngoài, cái đáng sợ hơn là sự thay đổi
bên trong tâm hồn cô gái quê. Chỉ với từ rộn ràng, Nguyễn Bính đã
thể hiện hết sức rõ ràng sự thay đổi không chỉ ở tiếng sột soạt của “khăn
nhung, quần lĩnh” mà còn là sự thay đổi về mặt tinh thần của cô gái. Từ rộn
ràng gợi cho người đọc hình ảnh cô gái đang sung sướng, hí hởn, thích thú
với trang phục mới lạ của mình. Chính cái sự thay đổi bên trong của người yêu
làm chàng trai đau khổ. Cố nén lòng mình, chàng vẫn không thể dấu được thái độ
trách móc người yêu, dù là trách móc nhẹ nhàng. “áo cài khuy bấm, em làm khổ
tôi” là lời than của chàng trai, cũng có thể hiểu là lời trách nhẹ nhàng đối
với người yêu. Thường những người yêu nhau tự xưng với nhau là “em” và “anh”.
Chàng trai dùng đại từ nhân xưng “tôi” với người yêu đã thể hiện rõ ý trách móc
của mình. Chàng trai còn thể hiện sự trách móc, xót xa, đau khổ trước sự thay
đổi của người yêu và sự nuối tiếc những nét đẹp thôn quê qua một “xeri” câu hỏi
“Nào đâu”:
Nào đâu cái
yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Chàng trai đã dùng yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ
thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen là những sản phẩm quen thuộc đặc trưng cho
thôn quê để đối trọng lại những khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là
những trang phục biểu trưng của thành thị. Chàng trai cố níu giữ nét quê dù
biết không thể được. Cái khuy bấm, cái khăn nhung, cái quần lĩnh nào có tội
tình gì. Cái đáng trách là người dùng nó không phù hợp với hoàn cảnh. Một cô
“tân thời” giữa những người dân quê dản dị không những không hoà đồng mà còn
trở nên xa lạ, khó chấp nhận trước mắt dân quê, nhất là khi cô “tân thời” đó
vốn là cô gái chân quê. Nhận thức rõ được điều đó, chàng bèn thay đổi thái độ,
ứng xử phù hợp với thực tế. Từ xưng “tôi”, chàng trở lại xưng “anh” với người
yêu. Điều đó đã thể hiện rõ quá trình “xuống thang” của chàng trai:
Nói ra sợ mất
lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Câu “Như hôm em đi lễ chùa” dùng nhiều thanh bằng, đặc
biệt từ “đi” - từ thứ tư câu lục thường là thanh trắc thì tác giả lại dùng
thanh bằng, làm sắc thái tình cảm thay đổi rõ rệt, từ trách móc xuống van xin.
Theo luật thơ lục bát, từ thứ tư câu lục và từ thứ tư câu bát luôn phải là
thanh trắc và phải niêm với nhau. ở câu thơ này Nguyễn Bính lại dùng thanh bằng
(chính xác là “thanh ngang”), nhưng khi đọc ta thấy nó rất tự nhiên và thú vị.
Bằng bốn “thanh ngang”, một thanh bằng và một thanh trắc, Nguyễn Bính đã giữ
cho câu thơ đảm bảo luật cân bằng thanh một cách tài tình, đem đến cho bạn đọc
cảm xúc thẩm mỹ rõ rệt. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ truyền thống và
thơ mới, một sự phá cách – biến thể có hiệu quả cao.
Cách nói của chàng trai qua đoạn thơ này thật nhẹ
nhàng, dè dặt, ý tứ, tế nhị, bộc lộ tình yêu tha thiết đến tội nghiệp, chân
thành mộc mạc mà thấm thía của mình đối với người yêu. Cách nói ấy rất gần gũi
với cách nói của ca dao.
Không dừng lại ở van xin người yêu hãy chiều mình,
chàng trai còn nhắc nhở, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống
tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên:
Hoa chanh nở
giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê.
Thày u mình với chúng mình chân quê.
Truyền thống tốt đẹp lâu đời, đạo lý dân tộc mà chàng
trai viện dẫn để khuyên nhủ người yêu thật có sức thuyết phục đối với người xứ
quê. “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” là cách nói ẩn dụ, nhưng cũng thể hiện một
quy luật tự nhiên khẳng định “Thày u mình với chúng mình chân quê”. Lối nói ấy
gửi gắm thông điệp hãy biết quý trọng và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng
để bị cám dỗ bởi lối sống xa lạ với dân tộc.
Bài thơ khép lại bằng hai câu:
Hôm qua em đi
tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
“Hôm qua” được láy lại nhấn mạnh chuyện đổi thay của
cô gái đã là chuyện quá khứ, nhưng quá khứ ấy chưa xa, sự đổi thay đó diễn ra
chỉ một lần đi tỉnh về càng làm chàng trai chua xót, đau khổ. “Hôm qua” ở đầu
bài thơ là tâm trạng phấn khởi, háo hức, phấp phỏng mong đợi người yêu với tình
cảm thiết tha, êm ấm. “Hôm qua” ở cuối bài lại là sự chua xót, đau khổ, nuối
tiếc “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” ở người yêu. Hình ảnh ẩn dụ “Hương
đồng gió nội” thể hiện cái tình quê, hồn quê khá sắc nét, là một cảm xúc tiêu
biểu trong hồn thơ Nguyễn Bính.
Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự
cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc
quê hương, dân tộc. Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp
nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung, thì câu
“Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo
phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân
quê. Hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc là lời nhắn
gửi của tác giả qua bài Chân quê, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
TMG
Ghi chú: Giáp
Tết, nhớ ngày Thi sĩ Nguyễn Bính qua đời, đăng lại bài này.
Bài in trong cuốn “Thi sĩ Nguyễn Bính hồn thơ Việt” (Hội VHNT Nam
Định, 2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét