Cô giáo miền xuôi lên công tác ở miền
núi. Cô giảng mãi mà học sinh vẫn không phân biệt được S với X. Một đồng nghiệp
bảo:
- Đối với trẻ em dân tộc thiểu số thì
phải dùng hình tượng chúng mới hiểu được.
Cô cho là phải, bèn nghĩ ra cách dạy dễ
hiểu hơn. Hôm sau lên lớp, cô vừa viết chữ S thường lên bảng vừa nói:
- Chữ S trông giống con chim, trên là
đầu, dưới là đuôi, cái bụng vòng bên phải. Đúng chưa nào?
Cả lớp đồng thanh:
- Thưa cô, đúng ạ!
Cô lại viết chữ X thường lên bảng và hỏi:
- Chữ X trông giống con gì nào?
Một học trò thưa:
- Thưa cô chữ X giống con bướm ạ!
Cô giáo khen:
- Đúng rồi! Em giỏi lắm! Vậy các em đã
phân biệt được chữ S với chữ X chưa nào?
Cả lớp đồng thanh trả lời:
- Thưa cô, rồi ạ! S giống con chim, X
giống con bướm ạ!
Đến giờ chính tả, cô vừa đọc đến từ “sản
xuất” thì một học sinh rụt rè hỏi:
- Thưa cô, “sản xuất” phải viết... sờ
chim hay xờ bướm ạ?
- !!!
TMG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét