Chương 8
Sơn
về đến Hà nội tầm bốn giờ chiều. Sơn xách xô ra bể vét nước tắm qua rồi thắng
bộ quần áo gọi là mới được gấp cẩn thận đặt dưới chồng sách cho phẳng và ăn ly.
Sơn xuống nhà thầy.
Vừa
thấy Sơn ngoài cổng thầy lên tiếng:
-
Em đi kiểu gì mà như bay vậy ?
Sơn
chỉ cười. Sơn đặt chiếc túi du lịch căng tròn chứa toàn thuốc lá sợi xuống bàn.
-
Em vận chuyển thế mà không sợ thuế vụ hỏi à ?
Thầy
hỏi tôi.
-
Thầy ơi ma bắt từng mặt. Em dáng thư sinh thế này ai hỏi. Gã còn buộc trên túi một cuộn bản vẽ A-0. Lúc
đạp xe qua cầu Đuống thấy mấy tay nhân viên thuế vụ đứng bên đường em bình thản
đạp xe qua.
Thầy
cô biết không, dân vùng ấy người ta buôn lớn lắm. Em thấy mấy chục bao tải to
ấn chặt thuốc xếp ngoài hè chuẩn bị đưa ra tàu hỏa vào thành phố Hồ Chí Minh.
Nghe
Sơn kể, thầy cô lắc đầu bái phục.
- Thế
đấy! Có chí làm quan, có gan làm giầu! Vận chuyển nhiều như thế họ phải ăn chia
với cánh lái tàu, cánh nhà ga, cánh thuế vụ.
Nghe
thầy nói thế Sơn nhớ câu người ta thường nói “ Buôn có bạn, bán có phường”
Ăn
cơm chiều ở nhà thầy xong, thầy biết tối nay Sơn sẽ đến nhà Nga chơi, nên mới
bảy giờ thầy đã giục Sơn đi.
Sơn về phòng lấy mấy thứ quả
nhà quê Gã gửi cho Nga.
Dường như Nga nóng lòng chờ
đợi nên Sơn gặp Nga ngay dưới sân.
- Sao
anh đến muộn thế? Em và bố mẹ em cứ mong.
Sơn
đùa:
- Nga
phải gọi tôi là thầy như trên lớp chứ ?
Nga
cười nói:
- Đây
có phải trên lớp đâu?
Nhà
Nga ở tầng hai chung cư.
Bố
mẹ Nga ngồi tiếp Sơn ở phòng khách. Bố mẹ Nga hỏi chuyện Sơn khá tỉ mỉ.
Ngồi
bên thấy bố mẹ hỏi Sơn nhiều Nga nói:
- Bố
mẹ hỏi gì mà như thẩm tra lý lịch anh ấy thế ?
Nghe
con gái gọi tôi là anh, bố mẹ Nga đưa mắt nhìn nhau tủm tỉm cười.
-
Cháu thấy Nga sức học thế nào?
-
Nga học giỏi ạ. Kì thi đại học cháu tin Nga sẽ đạt kết quả cao.
- Theo
cháu Nga có khuyết điểm gì ?
Câu
hỏi này khiến Sơn vân vi khó trả lời.
- Cháu
đừng ngại. Cô chú coi cháu như người nhà, có gì cứ nói để Nga sửa.
Nga
nhìn Sơn cười, nói
- Khuyết
điểm lớn nhất của Nga là gọi thầy bằng anh đúng không ?
- Đúng!
Câu
nói của Nga và Sơn làm bố mẹ Nga bật cười.
Sau
mươi phút trò chuyện, Sơn và Nga xin phép bố mẹ đi chơi. Mẹ Nga dặn :
-
Hai anh em về sớm nhé !
Sơn
chở Nga ra bờ hồ chơi. Đèn đường sáng trưng. Người xe ngược xuôi. Tất cả như
quên đi sự ồn ào, náo nhiệt của một ngày làm việc vất vả.
Nga
rủ Sơn ăn kem Tràng tiền. Người xếp hàng đông nhưng trật tự. Sơn đứng ngoài
trông xe. Nga vào xếp hàng.
Người
Hà nội có lẽ không một ai không biết đến sự nổi tiếng của hiệu kem này. Người ở
xa về cũng cố đến Tràng tiền ăn kem.
Ăn xong kem Sơn chở Nga đi
một vòng quanh hồ hoàn kiếm rồi tìm một ghế đá dưới gốc phượng ngồi. Tháp rùa
đẹp lung linh trong ánh đèn ngũ sắc. Bút tháp như mặc nhiên viết thơ lên trời.
Cầu Thê húc nước sơn mới mọng đỏ như làn môi thiếu nữ. Trên cầu nhiều đôi trai
gái, đôi tình nhân đứng chụp ảnh. Những ánh chớp từ máy ảnh chớp lên. Cây
phượng vĩ trổ nhiều hoa đung đưa trong gió. Mặt hồ gươm nước vẫn xanh
trong.Tiếng ve kêu ra rả trên cành như báo hiệu một mùa hè rất nóng.
Nga
ngước mắt nhìn Sơn im lặng. Sơn biết sự im lặng của Nga chứa đầy hạnh phúc.
Sơn
cũng nhìn sâu vào mắt Nga. Sơn gạt nhẹ làn tóc Nga vương vương trên hai bờ má
vì gió.
-
Chỉ còn hơn tháng nữa Nga sẽ bước vào kì thi đại học. Đấy là ngày Nga bước vào
một thời kì mới.
Giọng
Nga buồn:
- Ngày
đó vui thì cũng vui. Nhưng cũng buồn. Ngày đó sẽ là bước ngoặt trong đời em.
Nhiều lần em nghe bố mẹ nói chuyện lo cho em du học nước ngoài. Ngày chưa gặp
anh, em cũng mong như vậy. Khi gặp anh rồi em lại thay đổi ý thích. Em không
muốn xa anh. Em sẽ học trong nước.
Nghe
Nga nói Sơn xúc động. Sơn kéo Nga vào chặt hơn.
- Nga
cứ du học nước ngoài. Anh sẽ chờ đợi. Mấy năm có gì đáng nói. Năm tới anh ra
trường, anh sẽ nhận quyết định của tổ chức phân công về một công trường, một
nhà máy nào đó, công việc sẽ lôi cuốn anh, sẽ không có thời gian như bây giờ.
Nga
rút tay đặt lên bờ vai tôi kéo tôi vào thật gần. Mặt tôi chạm làn tóc Nga lòa
xòa.
-
Em sẽ đăng kí nguyện vọng vào trường kinh tế quốc dân.
- Em
thích học kinh tế à?
- Vâng!
Đất nước đang trong thời kinh tế khó khăn, em muốn khi học xong sẽ đem kiến
thức của mình góp phần thúc đẩy cho kinh tế nước nhà phát triển.
-
Thế thì tốt ! Anh ủng hộ quan điểm của em.
Sự
đồng điệu về quan điểm là niềm vui riêng mỗi người. Sơn và Nga sẽ không còn
vương vấn gì về nhau trong thời gian tới. Nga sẽ yên tâm học tập còn Sơn yên
tâm công tác.
-
Nếu ở xa, mỗi tháng anh sẽ gửi cho em ít nhất một lá thư.
Anh
gửi cho đến khi em học xong đại học. Sau đó...
Sơn
cố tình buông lửng câu nói khiến Nga hỏi lại:
-
Sau đó thì sao?
-
Anh sẽ cưới vợ.
-
Cưới ai?
- Cưới
em chứ còn ai nữa?
Sơn
ôm Nga thật chặt. Sau giây phút ấy Sơn buông lỏng vòng tay.
-
Nga ơi, người ta đã nói mối tình đầu thường như mưa bóng mây? em nghĩ sao? Cuộc
tình của chúng ta liệu có giống hay không giống mưa bóng mây? Năm nay Nga mười
chín tuổi, Nga quan niệm về tình yêu là thế, vài năm sau sóng gió cuộc đời hiển
hiện trước mắt Nga, Nga suy nghĩ và quan niệm tình yêu thế nào ? Lý thuyết về
tình yêu giống như lý thuyết vật lý Nga đã học. Để giải bài toán khó
vật lí đâu phải cứ thuộc lý thuyết là giải được ? Người ta phải biết vận dụng,
phải biến đổi bao công thức mới giải được bài toán.
Đời
thực cũng như vậy! Thời gian sẽ minh chứng cho anh và Nga. Chúng ta hãy luôn
tỉnh táo để xác định đường đi cho mình. Ta sẽ không có thời gian để làm lại, để
sửa chữa những sai lầm. Nếu có, chúng ta đã phải trả một giá quá đắt.
- Ý
của anh Nga hiểu. Nga yêu và tôn trọng anh nhiều lắm.
Nga nép mình vào Sơn như một
điểm tựa vững chãi. Nga nói:
- Anh
Sơn, anh nói gì với em đi, sao anh im lặng thế?
Sơn thổ lộ hết suy nghĩ của
mình với Nga. Bởi chỉ có thời điểm này để Sơn nói:
- Anh
nghĩ khi anh học xong, anh không có sự lựa chọn nào khác khi phải đến các công
trình lớn đang xây dựng trên đất nước. Các công trình này ngày đêm đang cần đến
anh và cả khóa học của anh. Thời điểm này đang đến gần, rất gần. Anh sẽ phải xa
Nga để đến những nơi đó.
-
Nơi đó là những đâu anh?
- Ví
dụ nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ví dụ nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Xa hơn là
đường dây năm trăm ki lô vôn xuyên Việt, vân vân.
Anh
đi xa vậy, thời gian cũng khá dài, có thể là năm năm, có thể là mười năm, anh
không biết em nghĩ thế nào?
Nghe Sơn nói vậy Nga im lặng.
-
Những điều anh nói em đừng trả lời anh bây giờ. Em suy nghĩ rồi trả lời anh
sau.
Chương 9
Sẩm
tối ngày chủ nhật Gã và Vinh về đến Hà nội.
Chuyến
đi của hai người thật kì lạ nhưng đầy lý thú. Một khối lượng tre được Gã và
Vinh buộc thật khéo và cẩn thận. Gã và Vinh vận chuyển giống như người ta cáng
người ốm đi viện. Phía sau xe là cưa, đục đục kèm theo.
Hai
tải thuốc lá sợi như hai bao đựng áo quần căng tròn đặt trên bó tre . Cứ thế Gã
và Vinh đi qua mặt các trạm thuế vụ.
Ngay tối chủ nhật ba anh em
đã lắp ráp xong chiếc giá sách cho thầy. Vợ chồng thầy thích lắm. Thầy đứng
ngắm như không biết chán.
- Các
cậu giỏi thật! Bạo thật ! Dám công khai đi qua mặt các trạm kiểm soát thuế.
Vinh
cười nói:
- Cứ
đường hoàng, cứ công khai thế mới ổn. Còn giấu giếm dễ bị lộ lắm. Thầy không
biết thôi, cánh trạm thuế vụ này khét tiếng lắm, tích cực có, tiêu cực có!
Sơn
nhắc hai tải thuốc lá đặt lên giá sách. Nó khá nặng.
-
Thầy suy nghĩ gì vậy? Gã hỏi.
-
Tôi nghĩ về thời của tôi.
- Thầy
kể cho ba đứa em nghe đi?
-
Năm một ngàn chín trăm sáu mươi, tôi vừa chân ướt chân ráo ở Liên xô về.( Năm
ấy tôi hai mươi ba tuổi, bằng tuổi các cậu bây giờ.). Mấy hôm sau tôi nhận được
quyết định của Bộ phân công về một viện ở Hà nội. Tôi không đồng ý. Tôi lên Bộ
xin được về công trình thủy điện đầu tiên của đất nước, thủy điện Thác Bà. Bộ
nghe tôi trình bày quan điểm “ Muốn đem kiến thức vận dụng vào thực tế. Tôi
biết tiếng Nga, tôi muốn tiếp xúc với các chuyên gia Liên xô để học hỏi họ.”
Bộ
đồng ý với đề nghị của tôi. Một ngày cuối năm ấy tôi lên đường. Chiếc xe u oát
chở tôi vượt cả trăm cây số, toàn đường quanh co, nhỏ bé, hết đường đất, đến
đường đá lộc cộc. Chiếc xe nhiều khi muốn văng ra khỏi đường. Hành trang tôi
mang theo chỉ độc chiếc va ly mang từ Nga về, bên trong là mấy cuốn sách, mấy
bộ quần áo mỏng và áo rét.
Ngày
đầu tiên trên công trình sương mù phủ trắng xóa, giơ bàn tay trước mặt chỉ thấy
nhờ nhờ, trời rét căm căm. Nghe tiếng mưa rừng lách tách rơi ngoài lán, nghe
tiếng chim rừng thảng thốt kêu, tất cả âm u...tôi biết cái giá phải trả...một
tháng sau tôi bị sốt rét.
Mấy
anh em ở cùng lán bảo tôi “ Cậu là kĩ sư học Liên xô về sao chịu lên đây? Để
cho khổ, cho sốt rét. Bọn tôi trình độ trung cấp quèn, công nhân đã
đành”Nghe họ nói tôi nhận ra một điều: Những người đã chấp nhận làm công việc
này, chấp nhận gian khổ, chắc chắn họ tin vào một ngày nào đó công trình thủy
điện đầu tiên của đất nước sẽ hoàn thành. Dòng điện sẽ thúc đẩy nhanh công
nghiệp hóa, đưa nền kinh tế cả nước phát triển.
Trong
lán trại giữa núi rừng âm u được nghe tiếng cười của họ như lan truyền sang
mình.
Mấy
năm liền tớ cùng họ băng rừng, lội suối, chịu đựng đói khát, muỗi đốt, vắt cắn,
khênh vác thiết bị nặng hàng chục cân trên vai khảo sát tuyến để xây dựng đường
dây kéo điện cao thế cho công trường, lắp đặt các trạm biến thế...
Thầy
kể đến đây thì dừng lại. Thầy cười thật tươi rồi hỏi vợ:
- Năm
ấy mình bao nhiêu tuổi nhỉ?
- Em
hai mươi. Học xong trung cấp là em có mặt trên công trường. Thời gian trôi đi
nhanh quá! Loáng cái giờ đã suýt bốn mươi rồi.
Ai
cũng có những suy nghĩ riêng cho mình.
Vinh
sẽ được bố xếp cho một chỗ ngồi khá tốt trên tỉnh.
Còn
Gã và Sơn không đoán nổi Gã sẽ đi đâu, về đâu? Trên quyết đi đâu họ đến.
Chương 10
Không
mong rồi cũng đến.
Mùa
hè năm một ngàn chín trăm tám mươi Gã, Sơn Vinh ra trường. Ba người cầm quyết
định phân công công tác trên tay. Sơn và Gã lên công trình thủy điện Hòa Bình.
Vinh về Sở điện lực tỉnh nhà.
Ba
người chia tay lớp học, học sinh của họ rất vui vì tất cả đều đỗ vào các trường
đại học.
Bánh
kẹo, si rô chẳng ai muốn ăn, muốn uống bởi bây giờ tất cả đã bước sang thời kì
mới. Học sinh hết lo toan chuyện đèn sách. Cổng trường đại học chờ ngày khai
giảng.
Sơn
và Gã lên thủy điện Hòa bình. Cả hai mừng lắm. Họ nói với nhau họ được về với
biển.
Thủy
điện Hòa Bình nơi hàng vạn cán bộ, công nhân, mọi miền đất nước đang tập trung
sức lực, trí tuệ xây dựng công trình thủy điện có công suất lớn nhất cả nước. Ở
đây họ sẽ thỏa sức cống hiến, lao động, đem kiến thức ra phụng sự
Sơn
và Gã trao đổi với nhau:
-
Đời người chỉ cần tham gia một đến hai công trình lớn thế này là thỏa mãn lắm
rồi.
Ngày
đầu tiên đến công trình Sơn bà Gã được thủ trưởng đơn vị cho nghỉ hẳn một ngày,
được xe con chở đi tham quan hầu hết các công trình trọng điểm. Người lái xe là
một thanh niên trẻ. Anh nói chuyện rất vui:
-
Tôi lên thủy điện Hòa Bình năm một ngàn chín trăm bảy mươi sáu. Tôi học lái xe
từ trường công nhân kĩ thuật Thác Bà, tiền thân của công ty thủy điện Hòa Bình
bây giờ. Anh khoe Trường công nhân kĩ thuật Thác Bà đã đào tạo kịp thời nhiều
ngành nghề chuẩn bị chu đáo cho thủy điện Hòa Bình. Các nghề như ô tô, máy ủi,
máy xúc, điện, mộc, nề, sắt hình, thống kê, kế toán. Các thầy là những kĩ sư,
công nhân lành nghề của chính công ty giảng dạy. Thời gian học sáu tháng đến
một năm. Học xong hầu hết về công trình Hòa Bình như công trường cơ điện, các
xí nghiệp thủy công, dân dụng, liên trạm cơ giới, vân vân.
Vợ
tôi cũng học cùng trường. Cô ấy là công nhân sắt hình. Anh biết đấy, các cấu
kiện bê tông cốt thép trên các công trình này đều có bàn tay cô ấy tham gia.
Sơn
hỏi :
- Anh
chị cưới nhau năm nào? Đã có cháu chưa?
-
Chúng tôi cưới nhau năm một ngàn chín trăm bảy mươi bảy. Năm bảy tám chúng tôi
có cháu đầu lòng. Cháu nhà tôi sinh đúng ngày,tháng khởi công công trình
thủy điện Hòa Bình đấy.Vui không? Đặc biệt không?
- Công
trình khởi công ngày nào anh?
-
Mùng sáu tháng mười một năm bảy chín.
- Tuyệt
quá anh! Cháu trai hay cháu gái? Anh chị đặt tên cháu là gì?
- Cháu
trai. Tên đầy đủ của cháu: Phạm Thành Công.
- Ý
nghĩa quá anh! - Gã reo lên. Ngày khởi công chắc đông vui lắm anh nhỉ?
- Như
ngày hội! Biển người, biển cờ hoa.
Sau
ngày khởi công bài hát Tiếng đàn Ba-la-lai-ka được phát trên sóng hay
lắm! Tôi đọc lời để hai anh nghe:
(...)
Trên
sông Đà
Một
đêm trăn chơi vơi
Tôi
đã nghe tiếng đàn Ba la lai ka
Một
cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón
tay đan trên những sợi dây đồng
Lúc
ấy
Cả
công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những
tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những
xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ
còn tiếng đàn ngân nga
Với
một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày
mai
Chiếc
đập lớn nối liền hai khối núi
Biển
sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông
Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ
công trình thủy điện lớn đầu tiên.
(...)
Anh
dừng đọc . Anh bảo chỉ thuộc có thế. Sơn và Gã nghe xong vỗ tay tán thưởng:
-
Anh giỏi quá! Anh đọc thơ hay lắm!
-
Anh có nhớ tên tác giả không?
- Hình
như nhà thơ Quang Huy đấy!
Sơn
và Gã thở dài. Dường như cả hai đều tiếc không được lên công trường sớm hơn để
chứng kiến ngày khởi công.
Mùa
hè. Trời Hòa Bình nắng chói chang,vàng như tơ, như lụa nhưng rất nóng hầm hập.
Cái nóng khô tỏa ra từ mặt đường bê tông, sắt thép phơi nắng. Nhiệt độ ban ngày
thường ba mươi sáu, ba mươi bảy độ, có ngày cao hơn. Ngày có nền nhiệt độ thấp
rất hiếm, họa chăng những ngày mưa.
Anh
lái xe mời chúng Sơn và Gã về nhà chơi. Nhà chừng bốn chục mét vuông nối liền
với bếp lụp sụp bằng tranh tre. Không chỉ mỗi nhà anh ta như vậy, cả dãy nhà ở
của cán bộ công nhân đều thế. Giờ này bếp nhà nào cũng đang nổi lửa nấu cơm
trưa. Khói xanh bay la đà trên những mái bếp liền nhau nhau tạo thành một màn
khói xanh mỏng khá dài. Đằng sau các mái bếp là giàn mướp đang độ sai quả và
hoa, là dãy chuồng lợn, chuồng gà, là chuối cây mới chặt trên núi về. Sơn và Gã
nhận thấy ở khu gia đình này trăm phần trăm các gia đình cán bộ công nhân đều
nuôi lợn. Tiếng lợn, tiếng gà kêu đòi ăn ầm ĩ cả khu.
Cạnh
chỗ Sơn và Gã đứng một công nhân đang múc phân lợn.
- Hai
anh chắc mới nhận nhiệm vụ trên đây phải không?
-
Vâng, lính mới anh. Hôm nay anh không phải ca làm việc à?
- Tôi
làm ca ba. Về đã kịp ngủ đâu, thấy hố phân đầy phải múc đi không thì gay lắm!
- Anh
định đổ đi đâu?
- Ấy
chết! Để tưới rau chứ! Chắc hai anh chưa nhìn thấy vườn rau của chúng tôi nhỉ?
Tốt phải biết!
-
Dãy nhà một mái đầu kia là nhà vệ sinh phải không anh?
- Đúng
đấy!
-
Tại sao không làm vệ sinh riêng cho từng nhà ?
- Tập
thể mà!
Sơn
và Gã bật cười. Anh lái xe tham gia cuộc đối thoai:
-
Khu vệ sinh có năm chỗ, nhiều khi hết chỗ phải đứng chờ đến đau cả bụng, khổ
thế!
-
Tại sao người ta không làm riêng cho mỗi nhà một vệ sinh nhỉ?
- Thế
mới lạ? Không chỉ ở đây, cả công trường này đều thế! Tập thể mà!
Nghe
từ “Tập thể ” Sơn và Gã lại buồn cười. Trong sâu thẳm của Sơn đã nhận ra sự sai
lầm của tư tưởng lệ thuộc, lạm dụng từ “Tập thể”
Anh
lái xe dẫn Sơn và Gã đi tham quan toàn khu. Sơ nhận thấy gia đình nào cũng có
mảnh sân nhỏ trước mặt tiền được láng xi măng. Trong sân nhà nào cũng là mẹt,
lồng bàn, mặt bàn gỗ phủ giấy báo phơi toàn mì sợi. Thứ mì sợi tự làm lấy từ
định suất lương thực. Sơn nhón vài sợi mì ngắn ngủn, kích thước như những mầm
giá đỗ.
- Ăn
bột mì luộc, áp chảo không dầu mỡ mãi cũng chán. Giờ nghĩ ra cách nhào bột rồi
cán mỏng, cắt nhỏ, phơi khô làm mì.
-
Nấu thế nào hả anh?
-
Đợi cơm cạn thì rắc mì vào, rụt lửa ghế như ghế cơm bình thường.
- Mỗi
tháng hai anh chị và cháu được bao nhiêu cân lương thực?
Anh
cười trả lời:
- Vợ
chồng tôi làm trực tiếp nên tiêu chuẩn hai mươi cân mỗi người. Cháu bé mười
cân.
- Thế
cũng no anh nhỉ?
Anh
cười khi nghe tôi nói vậy.
-
Thế còn gián tiếp thì sao?
- Có
hai loại gián tiếp. Loại ngồi bàn giấy thì mười ba cân. Loại phải đi hiện
trường thì mười lăm cân. Hai anh chắc cũng thế.
Nếu định lượng ấy toàn gạo
thì cũng ổn. Nhưng tỉ lệ độn bảy mươi phần trăm nên cũng gay. Đói đấy! Rồi hai
anh xem?
Đang
trò chuyện Sơn thấy nhiều người rào rào vác rổ giá gọi nhau đi mua rau từ dưới
xuôi trở lên. Sơn và Gã tò mò chạy đến xem:
Chiếc
xe tải của đơn vị về xuôi mấy ngày mua rau xanh lên bán cho cán bộ công nhân
viên đơn vị đậu trên bãi đất rộng. Nào su hào, bắp cải, cà chua, cà rốt...tất
cả đã héo, nhiều lá đã vàng. Sơn và Gã
tặc lưỡi:
- Thế
đấy, người lao động trên công trình thủy điện sinh hoạt khó khăn như vậy. Mỗi
tháng hoặc quý một lần, các tỉnh dưới xuôi vận chuyển thực phẩm như tôm, cá
đông lạnh, hoặc sấy khô lên tiếp tế, cả nước chắt chiu dành dụm cho công trình.
Những
ngày thế này thật gian khổ, thấm thía, trăn trở nhưng cũng vui. Đọc dòng chữ
trên các bức tường lớn “ Cả nước cho sông Đà” đọc mà thấm.
Hôm
sau Sơn và Gã đến làm việc ở một công trường. Cả hai không có quyền lựa chọn
nơi mình thích hay không thích đến. Tất cả do sự sắp xếp của tổ chức. Cả hai
đều biết việc điều binh khiển tướng này qua lời kể của một lãnh đạo “ Các buổi
họp giao ban hàng ngày phản ánh chính xác tình trạng làm việc ở bất cứ đơn vị
nào trên công trường. Tốt hay xấu được nhận xét kịp thời. Y kiến của chuyên gia
Liên xô rất quan trọng trong việc điều chuyển các nguồn lực nhằm đảm bảo tốt
nhất tiến độ thi công, chất lượng công trình.”
(Còn tiếp)
PHAN ĐẠT NINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét