Nhà văn Thủy Điền |
Chương 1: Mộng
ước tuổi thơ
Mẹ nó hỏi? Nhân mầy làm cái gì mà ngày nào cũng vẽ ngoằn ngoèo dưới nền đất, rồi chấp tay sau lưng đi tới, đi lui như người mất hồn vậy Nhân.
Đâu có gì đâu mẹ, ngồi buồn vẽ
vài ba cái hình cho vui vậy thôi. Lát nữa quyét sân, sẵn tay con quơ sơ một cái
là bằng phẳng trở lại ngay.
Mầy coi vào múc cho mẹ hai lu nước,
có tắm heo và rửa mấy cái chén ngay đi.
Dạ, con vào liền.
Năm nay nó mười sáu tuổi, vừa học
hết lớp mười thì nghỉ. Lẽ ra nó phải học tiếp cho xong cấp ba, nhưng gì hoàn
cảnh nhà nghèo quá, không đủ tiền đi học. Ba nó thì mất sớm, lúc nó vừa lên tám
tuổi, mẹ nó chỉ sống bằng nghề đan giỏ xách, lây lất qua ngày. Tài sản cố định
chỉ là một con heo và năm ba con gà chạy loanh quanh sau nhà, khi bán con nầy
xong, thì bà gầy con khác. Cứ thế và cứ thế, nên mẹ nó dù muốn cho nó học tiếp
bằng người ta, nhưng không thể nào thực hiện được. Nó thừa hiểu điều đó và
không bao giờ trách hờn mẹ.
Tuy học hành chưa đến nơi, đến chốn.
Nhưng mộng ước nó từ lúc học lớp tám là muốn quê hương mình có cái gì độc đáo
hơn những nơi khác. Một ý tưởng khác thường hơn những đứa trẻ cùng lứa. Hằng
ngày sau khi đi học về, phụ giúp công việc nhà xong, số thời gian còn lại nó
thường hay mằn mò đến những ngôi nhà trong xóm có trồng cây bông giấy, tò mò
hỏi đon, hỏi ren cách trồng, rép cây. Nó hỏi đến nỗi người chủ nhà bực mình và
bảo rằng. Mầy là con nít mà hỏi chi lắm thế. Nó cười cười, nhẹ giọng và bảo, nó
muốn biết và trồng thử trước nhà cho đẹp. Qua những lần giao du như thế, người
ta thấy nó nhỏ, thật lòng và tội nghiệp, nên cho một cây về trồng thử. Vậy mà
lẻo đẻo nó xin được tổng cộng bốn cây và mang về nhà trồng. Mẹ nó thấy nó dọn
dẹp trước sân một khoảng đất trống, sạch sẽ. Nên hỏi? Mầy định làm cái gì nữa
vậy Nhân.
-Dạ, con định trồng vài
cây bông giấy cho nhà mình đẹp xinh ra. Mẹ nó bảo.
- Thôi đi con, trồng chi cho
chật chội thêm, nhà mình nghèo, có trồng cả sân cũng chẳng ai thèm ngắm đâu
con. Mà cây bông giấy đâu con trồng?
- Dạ mấy bác cho con bốn cây,
con sẽ trồng thử, nếu sống, ra hoa thì mình ngắm cho vui. Còn không may,
chết thì thôi, đâu có tốn một xu nào đâu mẹ. Mẹ nó bỏ đi và nói.
- Tùy mầy, muốn làm gì
thì làm.
Nó xách cái thúng
đi sang nhà hàng xóm xin một ít phân chuồng, về đào bốn cái lỗ và trồng rất
ngay ngắn. Bốn cây bốn màu sắc khác nhau trắng, vàng, cam và hồng. Người ta dặn
nó một ngày chỉ tưới một lần vào lúc sáng sớm. Nó làm theo y trang mỗi ngày
trước khi đi học.
Đúng ba tháng sau, bốn
cây bông giấy phát triển xanh um, tốt tươi và bắt đầu ra hoa. Ai ai đi ngang
qua nhà nó cũng đều bảo, thằng Nhân nầy có tay trồng bông thật, bốn cây
giống nhau không khác tí nào cả. Nó được người ta khen, nên hứng chí và
mừng thầm trong bụng. Đến tháng thứ tư, bông bắt đầu nở sum suê, sắc hoa rực
rỡ, trông rất đẹp mắt vô cùng. Xong, nó đi thu gôm những tàn tre gai người ta
bỏ, mang về kết thành hàng rào không cho ai đụng phá. Và, chờ trọn một năm, khi
cây bông thật sự vững chắc và thành hình. Rồi lê la đi hỏi tiếp cách ương và
rép cây. Những người láng giềng thấy nó làm nên chuyện, bèn chỉ một vài bí
quyết nhà nghề và còn hứa hẹn, nếu mầy làm không thành công sẽ cho cây giống
khác. Nó mừng quá và cảm ơn lia lịa, rồi về thử nghiệm.
Bước đầu, nó rép cây
màu trắng và màu vàng chung, rồi cây màu hồng và màu cam chung. Xong xuôi nó
chờ tiếp đến bốn tháng sau. Quả thật, kết quả như mong đợi, bốn cây bông của nó
bây giờ nở ra đủ sắc màu. Trông tuyệt đẹp và ngộ nghĩnh. Có lần một ông nhà
giàu ngoài chợ nghe đồn thằng Nhân có bốn cây bông giấy đẹp lắm, ông lái chiếc
Hon-da vào nhà nó gạn mua với giá hai trăm đồng, số tiền tuy khá lớn, nhưng nó
nhất định không chịu bán. Xung quanh, ai cũng hối thúc bán đi Nhân. Nó bảo
không là không, mẹ nó nhiều lần cũng muốn khuyên nó bán đi, nhưng không dám hé
lời.
Hiện tại mọi việc thử
nghiệm xem như tạm thành công. Bây giờ nó cứ ngồi vẽ họa dưới đất một mô hình
và chấp tay sau lưng đi tới, đi lui suy ngẫm. Tâm trí nó nhiều lúc như rơi vào
nhà thương điên ở Long thành. Cứ thẩn thẩn, thơ thơ không còn chú tâm vào những
việc khác. Bởi thế, mẹ nó thường hay rầy la, nhưng nó chẳng hề trả lời, trả vốn
vì cả.
Nó cương quyết
muốn thực hiện mộng ước của nó ngay. Là làm sao cả một cái Xã nó đang ở biến
thành một rừng bông giấy. Muốn thì muốn vậy, nhưng nó thừa hiểu, nó là trẻ con,
lời nói hay sự bàn luận của nó chẳng có người nào tin và nghe theo. Mặc dù, nó
đã chứng minh cho thiên hạ thấy, là nó trồng được bốn cây bông giấy tuyệt vời
trước sân nhà. Nó cứ suy nghĩ mãi và tìm mọi cách chui vào Ủy ban nhân dân xã,
may ra quen biết, va chạm với Chính quyền thì mới hầu thực hiện được ước mơ của
mình. Còn đứng ngoài Ủy ban mà có la lớn, la to cách nào đi nữa, thì cũng chẳng
ai thèm nghe, thậm chí còn cho là khùng điên nữa là khác.
Năm nó gần mười bảy
tuổi, nó lê la sang nhà ông Trưởng thôn, xin tình nguyện gia nhập vào đội Du
kích bảo vệ thôn. Ông trưởng thôn hỏi? Mầy suy nghĩ kỷ chưa Nhân và có hỏi,
cũng như xin phép mẹ mầy chưa? Nó bảo, suy nghĩ thì cháu đã suy nghĩ kỷ lắm
rồi, còn hỏi mẹ cháu thì cháu chưa dám hỏi. Ông Trưởng thôn nói tiếp, nếu mầy
quyết định thì tao bằng lòng và phải về hỏi lại mẹ mầy cho đàng hoàng, nếu bà
ưng khi nào mầy đúng mười bảy tuổi bác sẽ cho cháu gia nhập vào đội Du kích
ngay. Đó là bác ưu tiên cho cháu, ngoài ra đúng mười tám tuổi mới được gia
nhập.
Nó về nhà mấy hôm, còn
đang đắn đo, do dự không biết nói ra mẹ mình có ưng bụng không hay là bị bà
mắng cho một trận tơi bời. Không ngờ ! Một hôm nó đi vắng, ông Trưởng thôn
phỏng tay trên, sang nhà nó tâu hết mọi chuyện cho mẹ nó nghe. Ngỡ mẹ nó phản
đối, ai ngờ ! Mẹ nó đồng ý và còn nói. Nếu được bác cho cháu gia nhập vào đội
Du kích bảo vệ thôn thì quá tốt, còn ở nhà miết tôi thấy nó dường như
không bình thường và có thể xảy ra những chuyện không hay. Ý bà muốn nó luôn có
bổn phận và trách nhiệm. Vì người có trách nhiệm dù sao vẫn là một con người
tốt và có ích cho xã hội.
Một hôm, ông cho người
mời nó sang nhà và kể cho nó nghe. Rằng mẹ cháu đã đồng ý. Nó mừng ra mặt, mà ở
nhà mẹ nó chưa bao giờ nói với nó vấn đề gì. Ông nói tiếp. Bác sẽ làm Hồ sơ và
gởi ra Ủy ban cứu xét và cháu cũng chuẩn bị tin thần trước đi.
Đúng như những gì ông đã hứa, nó vừa tròn mười bảy tuổi là ông giao nó một cây
súng và chỉ cách sử dụng như thế nào. Thoạt đầu nó chỉ là một Cận vệ và kiêm
luôn Thư ký cho ông, vì trình độ học vấn của nó đã qua lớp mười. Đi đâu và làm
việc gì nó cũng kè kè bên ông, ông không cho nó đi tuần tra trong thôn như bao
Du kích khác, bởi nó còn nhỏ và chưa có kinh nghiệm.
Mỗi lần ông đi họp
ngoài xã, nó đều có mặt để ghi chép, nên nó cũng dần dần quen biết nhiều người.
Ai ai cũng trêu ông Trưởng thôn còn ngon hơn ông Chủ tịch Xã nữa, đi đâu cũng
có bảo vệ theo sau. Ông Trưởng thôn cười, cậu ta có học và luôn phụ tôi làm tốt
công việc. Trải qua gần một năm làm việc với ông dần dần quen nước, quen cái nó
thỏ thẻ với ông Trưởng thôn về ước mơ của nó. Ông Trưởng thôn không bàn vào, mà
cũng chẳng bàn ra, cứ ò è về Tài chính. Cháu biết tình hình hiện tại ở đâu cũng
vậy, làm việc gì cũng phải có tiền mới làm được và còn chờ sự chỉ đạo của cấp
trên, khó khăn lắm cháu à. Nó lặng thinh và nắm được cái khó khăn của Chính
quyền là tiền, nên mừng trong bụng và nói, cháu có ý kiến thế thôi, còn như sự
thể bác vừa nêu thì đành chịu. Vì rõ ràng nó biết trồng loại bông giấy không
mất nhiều tiền và chỉ tốn công sức mà thôi.
Sau một năm, có một số
Du kích thôn lần lượt lên đường đi Nghĩa vụ quân sự, ông đôn nó lên làm Trưởng
đội Du kích thôn và không còn kề cận bên ông nữa. Ban ngày, cũng như ban đêm,
tùy tình hình nó hay dẫn một toán Du kích đi tuần tra trong thôn. Mấy ông bạn
già cho bông nó ngày trước, thường hay mời nó vào nhà uống trà và nói. Kể từ
ngày cháu làm Trưởng bảo vệ ở đây các bác thấy tình hình thôn mình an ninh hơn,
trộm cướp không còn lé hánh nữa, cố lên đi Nhân. Bà con sẽ ủng hộ cháu hết
mình. Nó thấy công việc nó làm càng lúc, càng tốt, lòng dân càng lúc, càng ủng
hộ, nó nghĩ, nếu nay mai mình thực hiện công việc trồng cây bông giấy có lẽ họ
cũng ủng hộ mình thôi.
Kỳ gọi Nghĩa vụ quân sự
đợt hai, rất nhiều thanh niên xã phải lên đường, nhưng nó thì không được gọi vì
lý do là con gia đình Ngụy. Nên họ điều nó về làm Du kích xã. Công tác Du kích
xã được gần một năm, nó lợi dụng cơ hội, thỏ thẻ vấn đề trồng bông giấy với ông
Chủ tịch xã. Nó ngỡ, ông sẽ có những ý tưởng giống nó hay hây hơn, ai ngờ! Ông
ta trả lời giống hệt như ông Trưởng thôn hồi năm trước và còn tệ hại hơn khi
ông nói. Xã mình xưa nay nó là như vậy, bây giờ có bày biện ra việc nầy, biết
có ai hưởng ứng không? Có khi còn bị cấp trên phiền hà nữa là khác. Nó nghĩ
trong bụng mà không dám nói ra. Trời đất. Chưa làm mà sợ hư, sợ hỏng, làm mà cứ
sợ người khác phê bình thì thành công thế nào được. Thua keo nầy, ta cố gắng
gầy keo khác chứ may ra, mới tiến bộ và khấm khá hơn. Rồi tự hỏi? Cái đà nầy
mãi thì chết mất và biết bao giờ ai biết đến Xã mình có cái gì đặc biệt và độc
đáo chứ.
Thời
gian- rồi thời gian. Chính phủ đưa ra chương trình Bảo vệ môi trường. Ông Chủ
tịch bàn bạc và tìm người giữ chức vụ nầy, kết cuộc không có ai đảm nhận. Lúc
ấy nó đang làm Xã đội phó Du kích, được ông Chủ tịch gọi lên và phân cho chức
vụ phó ban Bảo vệ môi trường. Lẽ ra, với khả năng làm việc của nó, có thể nó đã
nắm giữ chức Trưởng ban nầy, Trưởng ban nọ từ lâu, nhưng gì Lý lịch quá lòe
nhòe màu vàng nhiều hơn màu đỏ. Nên luôn luôn phải giữ chức phó. Đây là sự ưu
đãi tối đa của Ủy ban rồi. Khi ông Chủ tịch trao Quyết định cho nó, nó vui vẻ
và nhận công việc. Rất tiếc là trong thời gian làm việc dưới sự chỉ đạo của một
Trưởng ban, nó gặp rất nhiều khó khăn về mặt đóng góp ý kiến và chỉ biết thừa
hành. Nhiệm vụ của nó cao lắm là đôn đốc bà con hãy thực hiện nếp sống văn minh
như giữ gìn sạch sẽ đường phố, không phá hoại cây xanh và trồng nhiều canh xanh
khác thêm, tổ chức những thùng rác công cộng cho hợp vệ sinh, ngoài ra không
còn vấn đề gì khác để làm.
Không may, vừa làm
được sáu tháng tình hình xã thấy cũng khả quan lên nhiều, nói chung ruồi muỗi
giảm dần, đường xá khang trang, lịch sự. Bỗng đùng một cái, ông Trưởng ban ngã
bệnh ung thư gan. Có lẽ, vì trong thời gian qua ông uống rượu nhiều quá. Mọi
công việc coi như bị đình trệ, không có người ban lệnh, thấy ông nằm Viện lâu
quá và không có khả năng trở lại nhiệm sở, nên ông Chủ tịch đành lấy ý kiến
chung của Hội đồng nhân dân Xã và bầu nó vào chức vụ Trưởng ban Bảo vệ môi
trường. Đứng trước Hội đồng nó thề sẽ làm tròn bổn phận của một Trưởng ban, mặc
dầu nó chẳng có Đoàn, Đảng gì cả. Nó làm việc rất tích cực, người ngoài nhìn
vào cứ ngỡ nó như là một Đảng viên gương mẩu không hơn, không kém.
Ba ngày sau khi nhận
chức, nó trình lên Chủ tịch Xã những phương án nó dự định làm trong tương lai.
Ông Chủ tịch nhận và hai ngày sau trả lời. Rằng phương án thì rất hay, nhưng
không được phép thực hiện. Lý do: Xã không có Tài chính cho phương án
nầy. Khi nghe ông nói xong nó bàng hoàng choáng váng, thế là mộng ước tan tành
theo mây khói. Về nhà nó suy nghĩ mãi và nhất định không chịu thua, nên tìm
cách khác.
Tuần sau nó chờ ông Chủ
tịch vui vẻ, nó bàn bạc với ông tiếp. Nó nói, nó chỉ cần một diện tích đất công
mà không cần tiền Ủy ban. Ông Chủ tịch trả lời? Đất thì có, còn tiền không có
anh lấy gì làm. Nó bảo nó luân chuyển được. Ông nói tiếp, anh đi vay tiền người
ta sao? Thành công thì không nói gì, nếu thất bại họ kéo nhau đứng trước Xã đòi
tôi à. Anh suy nghĩ lại đi. Nó nói không phải thế, miễn có đất công là nó sẽ
vận động một số người giúp đỡ nó, công không. Ông Chủ tịch nghe qua đứng suy
nghĩ một hồi, thôi được, tôi sẽ cấp đất cho anh và anh phải ký nhận lãnh trách
nhiệm mọi sự rủi ro. Anh có chịu không ? Nó dạ và ký vào giấy Quyết định. Nó
dám làm như thế, là gì nó không vay mượn ai một đồng xu nào cả. Cũng may cho
nó, là Xã vừa tiếp thu một căn hộ và một mẩu đất của một tay Thương gia vừa bỏ
đi vượt biên cách đây một năm. Nên có nhà và đất cấp cho nó, còn không có căn
nhà ấy và mẩu đất ấy thì Xã cũng bó tay và nó cũng chịu thua luôn. Khi nhận
Quyết định xong nó mừng quá, chạy về khoe với bốn ông bạn già và nhờ các ông
nầy giúp đỡ, hổ trợ. Các ông thấy nó còn trẻ mà nhiệt tình với dân, với Xã nên
các ông ủng hộ ngay. Các ông cung cấp một số cây giống và làm một ngày ba tiếng
đồng hồ không ăn lương, cho đến khi nào công việc tạm thành hình. Sau khi bàn
bạc với bốn ông bạn già xong, nó nhờ người vẽ bảng hiệu treo trước nhà mang tên: “Trung
tâm sản xuất và cung cấp cây Bông Giấy giống”.
(Còn tiếp)
Thủy Điền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét