Nhà văn Thủy Điền |
Chị Tám vừa bước vào nhà, ngồi bẹp lên chiếc võng treo bảo:
- Bây đứa nào đứng đó,
rót giùm mẹ ly nước coi con.
- Dạ.
Vừa
hớp, vừa nói: Nhục ơi! Là nhục. Mà tất cả cũng tại mình.
Gần năm nay, anh chị nhờ trúng mấy mùa
Lôm chôm cộng số tiền dành dụm, hai người đã xây được cái nhà máy xay lúa cạnh
bờ sông. Vì mới ra nghề nên cũng ít khách đến xay xát, với ba công nhân làm
việc nơi nhà máy cộng cả anh Tám lợi tức chẳng ăn thua, cứ thiếu tới, hụt lui.
Anh Tám tuy mang tiếng làm việc ở nhà
máy, nhưng ít khi đến đó chỉ ở nhà lo chăm sóc mấy mẩu Lôm chôm, thỉnh thoảng
một ngày đến một lần vào buổi chiều khi nhà máy sắp đóng cửa, còn mọi việc đều
do công nhân quán xuyến.
Qua gần một năm làm việc mà nhà máy vẫn
thụ động, không thấy khá lên. Chị tám nghĩ, có lẽ, các anh công nhân ngoài ấy
chỉ biết làm thôi, không có những lời lẽ chinh phục khách hàng, nên họ không
vui và mang lúa đi nơi khác. Nếu để anh Tám ở nhà cứ lo chăm sóc vườn tược thì
trước sau cái nhà máy nầy cũng sẽ dẹp tiệm ngay. Hơn nữa anh Tám là người vui
vẻ hoạt bát, tại sao không để anh ấy ra đó vừa làm việc, vừa ngoại giao với khách
hàng, may ra nhà máy sẽ phát triển thêm hơn. Và, cuối cùng chị đề nghị anh Tám
nên ra nhà máy hàng ngày, anh Tám cũng thuận lòng.
Đúng như dự đoán, kể từ hôm sau, anh Tám ra nhà máy vừa làm việc, vừa giao du
với khách hàng. Mọi người rất thích anh, nhất là chị em phụ nữ, bởi anh Tám có
bản tính hài hước, dễ chịu và hòa đồng.
Trong cái vui vẻ và hòa đồng ấy, nhiều lúc anh Tám hơi quá lố và làm cho nhiều
người đối diện bất bình và dần dà đến tai chị Tám. Có lúc họ khuyên chị Tám,
nếu chị Tám không cẩn thận, coi chừng một ngày nào đó sẽ hối hận không hay. Ai
đồn đãi thì đồn, chị Tám vẫn tỉnh bơ vì xưa nay anh Tám là con người đàng hoàng
hơn nữa anh Tám đã có một lần làm sui gia và vận mệnh của cái nhà máy nữa.
Ngày qua ngày công việc tiếp nối công
việc, tình cảm càng lúc càng lan rộng ra sự đàng hoàng của anh Tám bắt đầu mềm
dẽo, anh mê mẩn một cô hàng quen thuộc, tuy đã biết cô ta có chồng, có con.
Nhưng anh vẫn mãi đeo đuỗi. Không biết vì áp lực của anh Tám hay sự sắp xếp của
cô ta mà anh Tám phải sa vào vực thẳm.
Một hôm cô ta đến xay lúa, anh Tám đã
dùng hết môi mép để chiếm đoạt tim nàng, giữa lúc ái ân thì bỗng dưng chồng cô
bắt gặp. Mọi chuyện bắt đầu đổ bể, tình trạng có thể đi đến pháp luật và mọi
người ai ai cũng đều biết cả. Vừa xấu mặt, vừa ảnh hưởng đến nhà máy, dù biết
chồng mình trớ trêu, tức giận, nhưng phải đành câm miệng. Hai anh chị phải hạ
lòng xuống nước năn nỉ, thương lượng với chồng cô ta xin đền bù để phủ lấp việc
xấu ấy. Lúc đầu họ không chịu, đòi phải đưa ra luật pháp để cứu cánh danh dự vợ
mình. Năn nỉ- ngày dài năn nỉ cuối cùng họ đòi
đền bù ba cây vàng. Số vàng quá lớn, anh chị không có khả năng. Trả giá, than thở,
cầu xin và đi đến kết luận họ đòi hai cây vàng, còn không chấp nhận phải ra tòa
giải quyết. Chị Tám nghĩ, thôi chung hai cây vàng cho êm chuyện, bằng không đưa
ra ánh sáng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và phải trả nhiều hơn.
Trên đường về chị Tám lòng đau như dao
cắt, hậm hực thí điều muốn nuốt sống, ăn tươi anh Tám. Anh Tám chỉ biết cuối
đầu nhận tội. Xin lỗi- xin lỗi và tự trách “Sao mình ngu quá thế, mang dép cũ
mà phải mất cả hai cây vàng”.
Thủy
Điền
01-11-2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét