CHƯƠNG 27
Cuộc đời thế là lại sang trang, một trang mới mà chỉ cách đây ít lâu Nhài không bao giờ dám nghĩ đến. Ngày ấy sau khi Nhàn bỏ nhà ra đi đến ở một ngôi chùa nào không rõ thì Nhài rơi vào tình trạng chán đời đến cùng cực. Nhài đã mua đủ một trăm viên thuốc ngủ, đã tắm rửa sạch sẽ để bước sang thế giới bên kia cho nhẹ nhàng, sạch sẽ, trút đi mọi bụi đời nơi trần thế. Rồi người ấy đến. Người ấy như một cơn gió mát, như những hạt mưa ngày hè tưới lên mảnh đất khô cằn, nứt nẻ. Bàn tay người ấy đã kịp ngăn lại cái ngu ngốc trong tâm trạng một con người muốn yêu đời mà lại phải chán đời, thiết tha với cuộc sống mà lại đang chuẩn bị giây phút để đi vào cõi chết.
Đúng cái giờ phút nghiệt ngã ấy cơn gió lành đã đưa chàng đến. Rồi chàng đưa cả hai tay nâng em dậy, thổi vào tâm hồn em ngọn lửa sống. Chàng ra về, rồi chàng trở lại đón em cùng với người bạn năm nào đã bế chúng em từ cửa hang ra xe khi chúng em đang trong tuyệt vọng. Xe chúng ta đã đi tìm khắp nơi, nhưng ngôi chùa mà Nhàn đang tu thì chẳng thể tìm thấy. Mãi đến nửa đêm xe mới đưa chúng ta về đến Hà Nội. Lúc ấy tự nhiên em cảm thấy mình không ốm nữa. Cả hai chàng đều muốn đưa em về nhà riêng để chăm sóc. Em nghe hai chàng tranh nhau mà buồn cười đứt ruột. Lúc ấy em nghĩ: “Sao trên đời lại có những tấm lòng đẹp thế? Đời còn nhiều người tốt thế sao mình có lúc lại định chết? Hai chàng bàn bạc tranh cãi một lúc lâu, rồi em thấy anh Thông quay xuống gật đầu: “Ừ phải”. Hình như anh ấy còn có một nụ cười nữa.
Chiếc xe rẽ trái, đưa em đến một khu chung cư. Nhà chàng ở tầng hai, một căn hộ ba phòng không kể công trình phụ. Em cảm thấy nhà chàng rất sang trọng, có đầy đủ tiện nghi mà ở quê chúng em nằm mơ cũng không thấy. Chàng đưa em vào một phòng có cánh cửa khép kín, có giường mới, chiếu mới, chăn mới… cứ như là chàng mới sắm hôm qua. Chàng dẫn em vào rồi nói: “Từ giờ phút này căn phòng này là của em, anh có muốn vào cũng phải xin phép”. Cho đến lúc ấy em chưa kịp hỏi chàng về cuộc sống riêng tư. Em đoán chàng hẳn có một gia đình hạnh phúc, một người vợ thảo hiền và những đứa con ngoan. Giờ vào đây, ngồi giữa căn hộ mà chàng đang sống, em muốn biết những bí ẩn mà mỗi cuộc đời đều có. Nhưng chàng đã khép cánh cửa buồng em: “Khuya rồi, chúc em ngủ ngon!” rồi chàng đi ra. Lạ chưa, lạ nhà mà đêm ấy em ngủ rất ngon. Sáng ngày mai chàng đi mua phở rồi đánh thức em dậy cùng ăn. Lúc cả hai ngồi bàn ăn phở, chàng nói: “Hôm nay anh và Thông sẽ đưa em đi khám bệnh. Bọn anh có quen nhiều bác sỹ giỏi là bạn từ thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chắc chắn các anh ấy sẽ giúp chúng ta. Khỏi bệnh – xinh tươi – yêu đời! Đó là mục tiêu trước mắt cần phải đạt, rồi sau sẽ hay. Em hãy coi anh và anh Thông như anh trai. Để tiện, anh nói với mọi người em là em gái anh lên đây chữa bệnh. Em chỉ còn biết gật đầu. Vừa lúc ấy anh Thông đẩy cửa bước vào mang theo một túi quà cho em. Suốt mấy ngày các anh đưa em đi khám bác sỹ giỏi là bạn của các anh. Em hiểu rằng đời em từ nay đã gặp được những tấm lòng vàng.
Đã bao lần em bảo anh: “Anh kể chuyện đời anh đi, chị ấy và các cháu đâu?” Anh bảo em: “Anh hứa, khi nào em khỏi bệnh, béo tốt, xinh tươi và yêu đời, lúc ấy anh kể. Muốn chóng được nghe thì em phải cố lên”. Thế là từ ngày ấy, để chóng được nghe chuyện đời anh mà em gắng hết sức. Em uống hết mọi thứ thuốc theo lới dặn của bác sỹ, rồi ăn hết tiêu chuẩn hàng ngày anh đặt ra cho em, ngủ đủ giờ, tập thể dục theo bài, theo quy định. Đặc biệt các anh bảo em phải hay cười, vì cái cười là biểu hiện của sự yêu đời. Chẳng bao lâu em khỏi hết mọi bệnh, lên được mười ký so với lúc ban đầu, da dẻ em trắng hồng, đôi mắt em long lanh như thời còn rất trẻ. Vui quá, các anh cũng như trẻ lại. Các anh coi cứu được em cũng như lập được chiến công thời đánh Mỹ. Rồi giữ đúng lời hứa, chọn một tối thứ bảy mát trời, anh vào phòng em, lúc ấy em đang nằm giường đọc thơ Nguyễn Bính, anh nhìn em rất vui và nói:
- Cho anh ngồi xuống giường để kể chuyện tâm tình chứ?
Em gật đầu nũng nịu:
- Kể đi anh…
Anh kể và em đã nghe, nếu như ở quê thì có thể nói là nghe đến gần gà gáy sáng, còn ở đây thì đồng hồ đã điểm năm giờ. Có thể nói là em đã khóc, càng lúc khóc càng nhiều hơn. Không ngờ đời anh thế mà cũng khổ, dù rằng anh đã là phó tiến sỹ, là trưởng phòng ở một viện nghiên cứu về lúa trực thuộc cấp Bộ và vật chất thì chẳng thiếu. Sau chiến tranh, anh rời quân ngũ rồi đi học, học hết đại học lại đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Lận đận thế cho nên mãi cách đây năm năm anh mới lấy vợ, do bạn bè giới thiệu một cô gái chính tông Hà Nội, là con gái duy nhất của một gia đình đã nhiều đời giàu có. Cô ấy tên là Thanh Hoa, nghĩa là bông hoa đài các, sang trọng. Thanh Hoa đã học hết đại học, không đi làm công sở mà ở nhà mở cửa hàng buôn bán rất to, các mặt hàng điện tử và mỹ phẩm cao cấp. Từ lúc bạn bè giới thiệu đến lúc tổ chức cưới, thời gian vừa tròn một tháng. Tất nhiên là ở rể vì Thanh Hoa là con một. Bạn bè bảo anh là số đào hoa, một bước thành tỷ phú. Anh nghe chỉ cười. Nụ cười ấy cứ mỗi ngày lại kém tươi. Anh ơi, anh đã nói thật với em là anh không hạnh phúc. Cô gái đẹp, đài các, con nhà giàu ở giữa thủ đô Hà Nội là giành cho ai cơ chứ không phải giành cho anh. Dù thế nào thì anh vẫn là cậu con trai nhà quê đi lính, rồi sau này có được học qua đại hoc, rồi có bằng nọ, bằng kia. Anh vẫn hút thuốc lào, mặc quần đùi bằng vải xanh lá cây có thắt dải rút chứ không chịu được quần chun lúc thì thắt vào làm đau bụng, lúc lại tụt trễ xuống. Chiến tranh đã lùi xa rồi mà anh vẫn chỉ đội mũ cối, mặc veston mà chân đi dép và không thắt caravat. Dáng dấp anh là tư thế thằng hầu chứ không phải tư thế của chủ nhân ngôi biệt thự sang trọng mà bố mẹ vợ giành cho. Bạn bè và khách khứa của vợ đến chơi bắt gặp anh đang cởi trần, cái lưng đen nhẻm lại mặc quần đùi màu xanh lá cây thắt dải rút, liền bấm bụng cười rồi hỏi nhỏ vợ anh: “Cậu mới thuê thằng ở ở quê ra đấy à?” Chị vợ vốn đã lộn ruột vì tính tam toạng của anh chồng vốn gốc đi cày, nên bực mình gật đầu: “Ừ, mình mới thuê lão ấy ở đồng bể về…” Anh nghe rõ cả câu hỏi của bạn vợ và câu trả lời của vợ. Anh lẳng lặng bỏ đi mà không giận vợ. Giận làm sao được. Cô ấy là con gái Hà Nội chính tông chỉ quen được sống với nếp sống tiểu thư đài các, giờ vớ phải ông chồng gốc gác nông dân đã quen một thời mặc quần dải rút, ngồi xổm ăn cơm, ăn xong lấy đũa chùi mồm… Anh không giận vợ nhưng lòng thì đau. Đường đường chính chính anh đang là phó tiến sỹ, là cán bộ cấp Bộ chứ có xoàng đâu! Vợ anh dù là đã tốt nghiệp đại học thì cũng dưới anh một bậc. Chỉ tại cái phong cách nhà quê của anh, anh không sửa được, mà cũng chẳng bao giờ muốn sửa. Tai họa chính là từ đấy. Người ta bảo nhập gia tùy tục. Anh nhập vào gia đình nhà vợ nhưng anh lại không chịu uốn mình, nắn mình, không chịu xoa lên mặt mình lớp son phấn cho cho hòa hợp với màu sắc của ngôi biệt thự, cứ vác cái mặt mộc mạc đến thô kệch của anh nhà quê mà đắp vào phòng khách choáng lộn nơi phồn hoa đô thị. Cả hai đều vỡ mộng. Cho đến khi Thanh Hoa khước từ ý muốn có con với anh thì anh thấy mình không còn lý do gì để ở lại nhà vợ nữa. Anh để lại cái đơn ly hôn ký sẵn rồi về ở nơi căn hộ ba gian của mình.Nếu một ngày kia trái đất có ngược vòng quay đưa em về với thời thơ ấu, đưa em về với tuổi thanh xuân mò cua bắt ốc bên những con ngòi nước sâu quá ngực đầy hoa súng và hoa sen Nhật Bản, rồi đưa em đi vào những cánh rừng Trường Sơn âm u đầy bom đạn và chết chóc, suýt nữa thành người rừng nếu như không gặp các anh, rồi những năm tháng đợi chờ hy vọng và tuyệt vọng, rồi thì… Anh ơi em chọn lại con đường mà số phận đã dắt em vào. Bởi vì sao? Bởi vì cuối cùng em đã gặp lại được anh, điều ấy đánh đổi toàn bộ những chua cay, nhọc nhằn suốt cả quãng đời dài. Có anh rồi thì mọi nỗi khổ của những ngày qua là vô nghĩa, là hạt cát so với niềm vui là biển cả. Ngay đêm đầu tiên nằm ở phòng riêng trong căn hộ của anh, em quên là mình đang ốm, một niềm vui từ đâu đến khiến lòng em lâng lâng thổn thức. Anh đã khép lại cửa để ra phòng ngoài và bảo em là em gái cứ yên tâm mà nằm, nhưng bóng hình anh cứ chập chờn trong em. Những ngày em ốm, thuốc men và ăn uống là quá đủ, nhưng tấm lòng anh mới là liều thuốc cao giá nhất khiến em chóng khỏi bệnh. Anh xin nghỉ phép ở nhà chăm sóc em, từ cốc nước cam đến bát cháo gà tự tay anh nấu, rồi đêm nào cũng ngồi cạnh em, đọc nhưng bài thơ tình của Nguyễn Bính cho em nghe, để em cứ ước ao mình là cô gái chân quê trong thơ Nguyễn Bính, dù hương đồng gió nội trong em chưa bay đi ít nhiều. Em là cô gái chân quê, ngày nhỏ chỉ quen với cái giỏ ngang hông, cái nón lá đội đầu, niềm vui là con cua con ốc và những bông hoa súng trên mặt đồng chiêm mênh mông sóng nước, lớn lên là vào Trường Sơn, rồi lại về quê với cuộc sống chân lấm tay bùn, chỉ ước mơ một mái ấm gia đình có chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa… Điều bình thường ấy cũng chẳng đến với em nữa là… Được anh quý, được anh thương nhưng em không dám nghĩ rằng một lúc nào đó sẽ được anh yêu. Nhưng em vẫn mơ, vẫn ước. Ước gì tự nhiên mình trở lại trẻ đẹp như hồi mười tám đôi mươi, em sẽ tặng anh nụ cười vẹn nguyên, đầy tràn hương đồng gió nội, tặng anh ánh mắt bồ câu long lanh như ánh nước chiều hè quê em, tặng anh nụ hôn mà cặp môi còn tươi nguyện như hoa ban vừa nở. Em cứ ước như thế, dù điều ước không bao giờ có được. Thế rồi vào một buổi chiều hôm ấy khi em đã khỏi bệnh đang ngồi giường chải đầu, soi gương thì anh mở cửa bước vào gian phòng bỗng sáng rực lên vì bó hoa cầm trên tay. Anh mỉm cười đi đến chỗ em. Em ngượng ngập, luống cuống. Anh nhìn em với đôi mắt khác lạ và nói: “Hôm nay trông em xinh quá!”. Nói rồi anh đặt bó hoa vào tay em. “Tặng em”- anh nói tiếp. Em luống cuống, run rẩy một lúc lâu cũng không sao bình tĩnh được. Anh ngồi xuống cạnh em, vuốt ve tóc em và nói:
- Anh yêu em có được không?
Em vẫn run rẩy không hiểu tai mình nghe có đúng không nên không dám trả lời. Anh lại vuốt tóc em rồi nhắc lại:
- Anh yêu em, muốn hỏi em làm vợ có được không?
Lúc này thì em nghe rành rọt lắm rồi. Em đỏ mặt ấp úng trả lời anh:
- Được, anh ạ…
- Được ư, thật không? Anh có vẻ cũng cuống quýt hỏi lại em.
- Được mà! Em trả lời. Thế sao ngày đầu anh hẹn rằng em là em gái?
Anh cười:
- Anh hẹn thế để chúng ta giữ gìn thật tốt khi em đang còn chữa bệnh.
Em ngồi thừ một lúc rồi hỏi lại anh:
- Em là cô gái chân quê, làm sao xứng với anh?
Anh cười đưa tay xoa xoa lưng em:
- Anh là trai nhà quê thì yêu gái chân quê mới hợp chứ?
Em hỏi lại:
- Anh yêu thật hay chỉ thương thôi?
Anh vuốt tóc rồi vuốt má em:
- Anh yêu thật, nếu chỉ thương thôi thì chưa đủ .
Em sung sướng quá, nũng nịu anh:
- Nếu yêu em thật thì hôn em đi…
Anh liền ôm lấy em mà hôn rất lâu lên môi em, em sướng đến ngạt thở, đưa hết suối mát của tâm hồn ra dâng hiến và đón nhận. Rồi thì khuyến khích anh:
- Anh có muốn những cái khác không? Em giữ trọn vẹn đến giờ và muốn trao tặng anh luôn…
Anh cười:
- Để giành đến ngày cưới. Anh chưa nộp treo cho làng nên anh chưa được phép...
Em cười bảo anh:
- Làng em sẽ đặc cách cho anh. Có được một chàng rể là phó tiến sỹ nông học thích quá đi rồi còn đòi nộp treo gì nữa .
Anh lại cười:
- Dù sao thì anh cũng chưa có quyền đi xa quá giới hạn cho phép trong lúc sức khỏe em vẫn còn yếu. Anh muốn được hưởng cái phần hồi hộp đêm tân hôn…
Những quyết định rất nhanh chóng của anh khiến em lúc đầu không sao hiểu nổi. Trong vòng một tháng trời anh rũ bỏ lại tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng. Anh xin thôi việc ở cơ quan mà không cần lương, không cần trợ cấp, không cần “một cục”. Một hộ ba phòng anh gọi cho thằng em trai đang công tác ở Hà Nội Nội, có gia đình bốn người mà chưa có nhà ở. Rồi anh bảo em: “Ta về quê em, về với cái trại đồng chiêm ấy, chúng mình sẽ lập nghiệp!” Lạ lùng hơn nữa là anh Thông được tin ấy cũng gật đầu: “Tao tán thành ý định ấy của mày, chính tao cũng đang mơ ước được như thế. Điều tao được thì tao không muốn, không ước. Điều tao muốn tao ước thì không được. Ngày trước tao ước trở thành nhà văn và lấy được một cô thôn nữ đại loại như cái Nhài của mày bây giờ! Thế rồi tao lại trở thành quan tổng giám đốc lúc nào cũng bốc mùi tiền bạc và một cô vợ cũng làm như hái ra tiền nhưng chưa bao giờ thuộc một câu thơ tình yêu. Nói thật, tao đang thèm cái mà mày đang có trong tay. Nhưng thôi, hãy dẫn nhau về nơi hương đồng gió nội đi. Trước mắt tao lo cho mày toàn bộ chi phí hôm cưới, cứ làm cho nó thật đàng hoàng, mở tiệc đãi cả làng, miễn phí phong bì, hết bao nhiêu tao lo tất. Cả việc sắm sửa quần áo, giường chiếu, tu trang…. Ổn định gia đình xong rồi thì lo mua đất hoang hóa quanh trại mà lập trang trại, tao sẽ hùn vốn. Mà nhớ phải tìm được xem cái Nhãn nó đi tu ở chùa nào nhé, để có kế hoạch giúp đỡ…”
Xóm Trại bỗng vui như tết. Suốt ngày thuyền bè tấp nập ra vào. Ai cũng mừng, ai cũng vui chung cái vui của hai đứa chúng mình, anh nhỉ? Buổi sáng hôm ấy, em đưa anh về xóm Trại, bà con nghe tin đã chở mấy cái thuyền lớn đến đón. Hai đứa chúng mình khi vừa đặt chân lên Trại đều khóc. Hạnh phúc quá phải không anh? Chúng mình nắm tay nhau vào nhà. Cái nhà rạ ba gian cùng cái sân xỉ có hàng cau cao vút ngay đầu vườn cạnh sân, dưới gốc cau có cái chum to đã đầy dàn nước mưa từ vòi cau chảy xuống, mặt chum trắng xóa hoa cau mới rụng từ đêm. Anh ngắm hàng cau, hít hít khí trời rồi nói:
- Trong tất cả các mùi hoa, anh thích nhất mùi hoa cau. Hương cau đối với anh thật tuyệt!
Em hỏi trêu lại anh:
- Thế mùi em có giống hương cau không?
Anh gật đầu:
- Em chính là hương cau…
Em lại bảo:
- Thế sao anh không hôn đi?
Anh cười:
- Hôn ít thôi thì hương cau mới thơm lâu!
Em đấm vào lưng anh:
- Mặc kệ anh, anh phải hôn em đi!
Anh cúi xuống nói nhỏ vào tai em:
- Để dành hôm cưới, anh sẽ hôn em đến nghẹt thở thì thôi!
- Thế thì cưới ngay tối hôm nay có được không? – Em lại nũng nịu hỏi lại anh.
Anh cười:
- Chưa được đâu. Thông hẹn là phải làm cỗ đãi cả xóm Trại và bà con họ hàng cơ mà?
Em cười nhìn anh lặng im. Ngày hôm sau chúng mình sửa sang lại nhà để làm lễ cưới. Anh Thông bảo sẽ chi tiền để đổi mới hết, nhưng anh không nghe. Anh bảo cứ để yên cái cũ, cái đã gắn bó với em từ thuở nhỏ, vứt đi những kỉ vật đâu có phải là hay. Anh bảo anh rất thích những cái mộc mạc nơi thôn dã. Tuổi thơ của anh là cỡi trên lưng trâu, là vi vu tiếng sáo diều mỗi chiều hè, là nặn pháo đất, là lặn ngụp dưới dòng sông mò củ ấu, củ súng, là đuổi chim bắt bướm trên con đường sống trâu trước làng, là ngủ ổ rơm dưới bếp, đắp chăn bằng bao gai. Tuổi trẻ của anh là sáng cắp sách đi bộ tới trường cấp ba huyện cách nhà sáu cây số, chiều đi theo công điểm hợp tác xã, ngày hai bữa cơm độn ngô sắn… rồi chiến tranh ập đến là xin ra trận không một chút đắn đo. Cuộc đời anh là thế, con người anh là thế, như từ bùn đất mọc lên. Sau này anh có nói với em về những năm tháng anh sống ở nơi phồn hoa đô thị, nhất là quãng thời gian lấy vợ rồi về sống trong ngôi biệt thự của gia đình vợ. Không phải chị ấy và gia đình là những người không tốt. Không, nói chung là rất tốt, nhưng cách sống giữa anh và họ thì cách xa nhau quá, nên anh nhận ra rằng mình đã chọn lầm, càng cố gắng gần lại thì lực đẩy càng xa. Sống trong nhung lụa mà anh chỉ thấy buồn, bởi nhất cử nhất động của anh đều vụng về thô kệch dưới con mắt của một gia đình đài các. Câu nói nào của anh cũng thừa. Cử chỉ nào của anh cũng không phù hợp, cả những âu yếm anh dành cho vợ cũng mang hơi thở của tương cà mắm mặn. Anh cố sửa cho phù hợp nhưng không sửa nổi, bởi lòng anh không muốn thế, không thích thế. Làm sao anh có thể đánh mất mình, biến mình thành người khác? Nếu mình không còn là mình, không phải là mình vốn thế thì mình sẽ là cái gì? Con sâu có thể tự nhuộm màu cho phù hợp với lá cây để tồn tại. Con người cũng như con sâu chăng? Và anh đã không là con sâu để được tồn tại, đã rũ bỏ tất cả để ra đi. Rồi anh gặp lại em, người con gái ở Trường Sơn năm nào, hòa bình đã lâu mà vẫn định sống chung cùng hổ báo ở rừng. Em cũng là củ khoai, hòn đất, tuổi thơ của em lớn lên cùng con cua, con ốc, cùng bông hoa súng trên mặt đồng chiêm đầy sóng gió. Đối với em thì anh cao vời vợi, nằm mơ em cũng không dám mơ là sẽ có được anh. Khi anh ngỏ lời yêu muốn hỏi em làm vợ, em nghe rất rành rọt mà vẫn không tin ở tai mình, cho đến nhiều ngày sau em vẫn còn mơ mơ, thực thực cứ sợ là mình nghe nhầm. Khi biết chắc đó là sự thực thì em khóc, khóc vì niềm vui quá lớn, hạnh phúc quá lớn. Anh lại bảo: “Anh đã tìm đúng người mà anh cần, anh đã gõ đúng ngôi nhà mà số phận dành cho anh” Anh lại bảo: “Tâm hồn chúng ta là tâm hồn của đất, hãy tìm hạnh phúc bắt đầu từ ngôi nhà gianh vách đất” Đây là ngôi nhà ngày trước bố mẹ em dựng lên để cưới nhau, là nơi em đã cất tiếng khóc chào đời. Góc vườn kia, dưới gốc cây khế cạnh bờ ao có cái nhau của em chôn ở đấy. Anh lại nói: “Anh đã sống nhiều năm ở những ngôi nhà to, ở biệt thự, nhưng anh không tìm thấy hạnh phúc ở đấy. Giờ anh muốn sự khởi đầu cho hạnh phúc từ ngôi nhà mái rạ, rồi từ đấy chúng mình sẽ xây tổ ấm cho ngày mai” Anh Thông về đưa tiền cho chúng mình sắm đủ các thứ đẹp cho ngày cưới, nhưng anh không nghe. Anh bảo: “Nếu muốn vậy thì anh ở quách Hà Nội cho xong” Điều buồn nhất trước ngày cưới là vẫn chưa tìm thấy cái Nhãn. Anh Thông lại đánh xe về, rồi ba chúng ta lại đi tìm suốt một ngày vẫn bặt vô âm tín. Không còn cách nào khác, thế là em đi lấy chồng mà không có nó dự. Đêm tân hôn, anh đứng lặng người ngắm cái giường xoan, đôi chiếu trơn, cái màn mộc rồi gật gù mãn nguyện. Đúng như lời hứa, đêm ấy anh đã làm em nghẹt thở, ôm ghì em suốt từ nửa đêm cho tới sáng…
Tuần trăng mật của chúng ta chỉ có ba ngày nghỉ. Ngày thứ tư, anh cùng em ngồi trên chiếc thuyền nan bồng bềnh lướt sóng đồng chiêm. Giờ đang là đầu tháng tám, nước quanh trại mênh mông như biển, con thuyền chúng ta như cái tàu rẽ sóng. Anh thích thú vô cùng. Anh bảo quê anh nửa bên này là đồng chiêm, nửa bên kia là nương dâu, bãi mía, vì vậy mà nửa làng cấy lúa, nửa làng nuôi tằm và kéo mía làm mật đường. Nhà anh thì vừa chăm tằm vừa trống lúa. Bố anh là ông giáo làng. Mẹ anh làm ruộng nuôi tằm. Cả hai cụ đã mất từ lâu. Nhà cửa vườn tược anh cho cả cô em gái ở. Giờ anh “gửi rể” quê em, có ý định biến nơi đồng chiêm trũng này thành nơi giàu có. Anh ngồi giữa thuyền, em đứng lái thuyền đẩy sào đưa con thuyền đi khắp nơi. Giờ thì chỗ nào cũng sóng nước, cũng rong đuôi lươn, đuôi chó, cũng lăn lác mọc um tùm, đất hoang xem ra còn nhiều, mấy cái đầm rộng cũng còn bỏ hoang. Con thuyền cứ đi. Nó lướt vèo vèo trên sóng đồng chiêm. Nó đưa chúng ta vào cõi thực. Đi hết cõi thực là đến cõi mơ. Ta mơ và ta sẽ làm cho quê ta giàu lên từ mảnh đất đồng chiêm, đầy rong rêu lăn lác này, phải không anh?
Chương 28
Đêm ấy đôi tình nhân Phạm Tằng và Hoa Thắm đang vào cuộc động trời. Họ khát nhau suốt mấy chục năm như người khát nước đến cháy họng, cháy phổi vớ được dòng suối mát, nào hôn, nào mút, nào ghì, nào liếm như liếm chảo tráng trứng. Họ quấn lấy nhau như rắn quấn cột nhà đễn nỗi thuyền phải đắm. Vớt thuyền lên lại xông vào nhau đánh giáp lá cà. Hai bên đều sung sức, âm thịnh dương cường. Cuộc mây mưa đến độ trên không có trời dưới không có đất, mọi vật đều tan biến chỉ còn hai thân xác và hai cõi lòng thèm khát dính vào nhau như hai cục nam châm, thì một tiếng hô vang lên:
- Xuunng…phoonng…!
Cái gì “xung phong” thế? Có còn chiến tranh đâu mà có tiếng hô “xung phong” nhỉ? Hay là ma tập trận? Chuyện ma tập trận thì đã có nhiều người kể. Họ nói rằng đêm đêm đi qua khu cồn chôn những người chết trong chiến tranh vẫn nghe tiếng hô “xung phong” và từng đoàn ma dàn thế trận tập tành để chuẩn bị cho cuộc đại chiến dưới âm phủ. Âm phủ bây giờ vô cùng khan hiếm đàn bà, cứ năm vị mày râu mới có một đàn bà, vì thế mà tất sẽ phải xảy ra chiến tranh. Đêm đêm vang lên tiếng hô “xung phong” ấy là tiếng hô của những con ma đực chưa vợ luyện tập để “xung phong” đi cướp vợ. Không lẽ ma đồng đã nhìn thấy một chiếc thuyền lẫn giữa bụi lăn có đàn bà béo trắng ngồn ngộn đang nằm ôm một gã đàn ông cũng to béo như vậy, cho nên nó hô “xung phong” để cướp? Nhưng kìa, có hai thằng đàn ông xung phong đến rất gần, một thằng giơ mã tấu, một thằng giơ gậy lim, mặt mũi đằng đằng sát khí.
- Có người…có người…! - Nàng Thắm cuống cuồng nói và buông tay khỏi người tình.
- Người hay ma tập trận? - Phạm Tằng cũng buông tay khỏi người tình và hỏi lại.
- Người…người…ai như chồng em cầm gậy đi đâu…? - Hoa Thắm cuống cuồng nói.
- Còn thằng đi sau hình như nó vác mã tấu à? Thằng Phan Híp, đúng rồi!...
Trong khi đôi tình nhân cuống cuồng vì sắp bị bắt quả tang thì hai anh hùng hảo hớn mồm hô “xung phong”, tay giơ mã tấu, giơ gậy, xèo xèo rẽ nước lao tới. Tình thế thật vô cùng nguy ngập, chuyện đổ máu là không tránh khỏi, sẽ diễn ra trong tích tắc. Hai anh hùng hảo hớn vẫn lao rất nhanh, nhất là gã đi đầu cầm cây gậy lim dài hai thước. Lúc này khí uất trong người gã đang sôi sùng sục, mắt gã trợn ngược, mồm gã sùi bọt mép, hai hàm răng nghiến vào nhau ken két:
- Xung phong…giết…!
Gã gào lên rồi chúi đầu lao tới mục tiêu. Kịch chiến đã xảy ra. Khi thuyền Phan Tít và Phan Híp cách chiếc tuyền của Phạm Tằng và Thắm độ bốn mét thì Phạm Tằng đã đứng giữa thuyền với con sào dài khoảng bốn mét bằng cả cây tre già chắc như gỗ lim. Trong nháy mắt gã đã giơ lên quật một phát như búa bổ xuống Phan Tít. Cây gậy lim trên tay gã cò sếu văng ra xa cách đến mấy mét. Lão kêu “ối trời ơi” rồi gã nhoài ra mặt ruộng. Chiếc sào dài bằng cả cây tre già trong tay gã Phạm Tằng khỏe như vâm lại giơ lên rồi quật như sét đánh xuống đầu Phan Híp, cũng may là gã tránh được, gậy trúng mã tấu cầm tay văng ra xa. Thừa thắng Phạm Tằng lại giơ sào lên quật túi bụi vào hai địch thủ làm hai gã này hoảng hồn ngụp đầu lặn một hơi dài về phía con ngòi đầy sen Nhật Bản. Tranh thủ thời cơ Phạm Tằng quay mũi thuyền đẩy vun vút về phía làng, gần đến làng, thuyền dừng lại. Phạm Tằng bảo người tình:
- Tranh thủ mặc quần áo vào!
- Bây giờ thế nào hở anh? - Thắm vừa mặc quần áo ướt vào người, vừa lo sợ hỏi lại.
Phạm Tằng cũng đã mặc xong quần áo. Gã suy nghĩ một lát rồi nói:
- Không lo! Thằng Phan Tít vốn là thằng hèn và bất lực. Chúng ta chạy được thế này coi như trắng án, nó không có một bằng chứng gì ngoài bằng chứng mồm. Nó bảo thằng Phan Híp làm chứng ư? Cớ đâu? Đã không có cớ, không có chứng thì mút b… chứ làm chó gì! Bây giờ thế này, em cứ về thẳng nhà bố mẹ em, nói là em đến đấy tuột chân ngã cầu ao, lấy quần áo của mẹ thay rồi ngủ ở đấy qua đêm nay, mai tình hình thế nào ta sẽ tính sau. Còn anh thì không việc gì phải lo cho anh. Cả họ anh đang ra tay quyết giữ ghế chủ tịch xã cho anh khóa này, thằng nào vu cáo anh sẽ bị các trai đinh trong họ nện sặc gạch!
Vừa lúc ấy thuyền cập bến. Thắm lên bờ rồi chạy thẳng vào nhà bố mẹ đẻ cũng gần đấy. Phạm Tằng ép chặt thuyền rồi cũng rảo bước về phía nhà mình.
Lại nói đến cặp Phan Tít và Phan Híp. Thế cờ đảo ngược nhanh quá làm cả hai gã cùng choáng váng. Chính tiếng hô “xung phong” quá trớn của Phan Tít đã làm hại hai gã, vì nó làm lộ bí mật, yếu tố bất ngờ để nắm tận tay, day tận trán coi như hỏng, nó làm cho đối phương thức tỉnh và có biện pháp đối phó. Hai gã đã sành nhưng tính thế trận thì thuộc loại đại ngu, không hiểu rằng Phạm Tằng ở thế đứng trên thuyền, trong tay lại có cái sào dài tới bốn mét bằng tre đực chắc nịch, còn cái gậy và cái mã tấu ngắn ngủn của kẻ đang nhoài dưới nước thì chọi sao nổi? Mấy cú vụt liên tiếp của Phạm Tằng mạnh như trời giáng, nếu trúng đầu chắc chắn cả hai gã họ Phan sẽ phải về chầu Diêm Vương sớm. Cũng may là nó chỉ trúng gậy và mã tấu đang giơ cao. Phải lặn ngụp ngay để thoát thân, đó là thượng sách. Lặn tới quãng ngòi đặc sen mới nhô đầu nhìn lại, thấy vợ mình cùng lão tình nhân trần truồng đang vun vút đẩy thuyền chạy trốn, Phan Tít tức sùi bọt mép hô lên:
- Bắt! Bắt!
Phan Híp là thằng to con mà lại nhát gan, vừa run bần bật vừa can:
- Thôi thôi không làm gì được chúng nó đâu!
- Thế để chúng nó dẫn nhau vào chỗ nào đó mà chơi tiếp à? - Phan Tít bực điên người vặn lại.
- Em cho rằng không thằng nào dại mà “chơi tiếp” trong trường hợp như thế này! Phan Híp đưa ra nhận định.
Phan Tít cau mặt hỏi:
- Vẫn phải đuổi chứ?
- Bác muốn xơi con sào tiếp à?
- Nhưng nó cướp và hiếp vợ tao…
- Không phải cướp và hiếp đâu! Cái gì nhỉ? À à…trong trường hợp này người ta gọi là thông dâm! Bác hiểu không?
- Thế nghĩa là…
- Thế nghĩa là hai bên anh ả đều đồng tình rồi…thông cho nhau.
- Trời ơi, thế này thì còn trời đất gì nữa! - Phan Tít nghiến răng –, ông mà vớ được thì ông xẻo tất!
Phan Híp cười:
- Vừa rồi bác vớ được đấy như?
Phan Tít lại nghiến răng trợn mắt:
- Giá như ông không bị đánh bật gậy thì ông đã bóp cổ cả hai đứa rồi!
- Thế sao bác lại lặn một hơi dài chạy trốn?
- Anh ngu bỏ mẹ! - Phan Tít gắt om –, cả cái thằng anh nữa, mã tấu trong tay mà run như sốt rét ác tính còn nói chó à? Thôi, về đi, còn đứng trơ mắt ếch ra đấy à?
Hai người ngăm ngược con ngòi toàn rong rêu với sen Nhật Bản để trở lại chỗ ép thuyền lúc nãy:
- Bây giờ tính thế nào? - Phan Tít hỏi.
- Còn thế nào nữa! Xông đến đốt mẹ nó cái nhà thằng Phạm Tằng đi! - Phan Híp nói vậy.
Phan Tít gạt:
- Nhà nó toàn bê tông, đốt thế nào? Vả lại, đốt được nhà mà chúng nó cứ hú hí với nhau thì đốt để làm gì?
Phan Híp cười:
- Thì bác cũng đến mà hú hí với cô Ninh cho nó hòa cả làng!
- Nói ngu bỏ mẹ! - Phan Tít lại gắt – Tao đã bảo là trời phạt tao kém cái khoản ấy lắm!
- Thế thì bác thả rông bác gái ra, chứ giữ làm gì?
- Lại đại ngu rồi! Vợ mình lại bị thằng khác chọc ngoáy vào lại bảo không giữ!
- Nhưng bác có làm việc ấy nữa đâu?
- Thỉnh thoảng tao vẫn sờ mó được cơ mà?
- Mấy tháng một lần!
- Vài tháng một lần…
Phan Híp cười hô hố:
- Vài tháng một lần! Sao bác không để hẳn một năm một lần cho chẵn? Vài tháng một lần thì chỉ tổ làm ngứa người ta thôi! Em đây ngày nào cũng sờ mó mà con vợ vẫn có ý định hễ có dịp là sẽ hú hí với thằng đàn ông khác chẳng là bác vài tháng một lần! Tội nghiệp bác gái quá!
- Mày thương nó à? - Phan Tít hỏi lại.
- Tội nghiệp thế thì ai mà chả thương! Thèm phở, thèm bún thì còn nhịn được, chứ thèm chồng mà hai tháng mới được “ngứa” một lần thì gay quá!
- Sao mà gay?
- Ngứa bây giờ mà phải đợi những hai tháng nữa mới được gãi thì gay quá chứ còn gì?
- Ngày nào cũng cơm trắng với thịt với cá, làm sao mà gay?
Phan Híp cười hô hố:
- Tẩm bổ nhiều mà phải nhịn cái khoản ấy mới thật “không đánh mà đau”!
Phan Tít cau mày:
- Ông Híp ạ, tôi thấy ông có khuynh hướng đồi trụy đấy!
- Ô hố! - Híp cười – Cái khoản ấy mà ông bảo là đồi trụy thì thiên hạ đồi trụy hết còn gì?
Phan Tít khoát tay:
- Thằng nào hai tháng trở lên mới sờ mó một lần thì không phải đồi trụy! Thôi đến thuyền rồi đây, đẩy nhanh về thay áo quần rồi bàn. À, quên, quay thuyền đến chỗ Bến Trăng để mò cái gậy lim và cái mã tấu đã…
Con thuyền lướt vèo vèo trên mặt nước đồng chiêm, quay lại chỗ Bến Trăng – Nơi vừa mới xảy ra kịch chiến làm hai anh hùng hảo hớn suýt bỏ mạng, phải mò một lúc lâu mới tìm được cây gậy lim và cái mã tấu lẩn xuống bùn. Rồi nó lại cấp tốc quay về bến. Hai người đàn ông cùng vội về nhà thay quần áo.
Thế là cái gì ắt phải xảy ra thì đã xảy ra. Hai con người này – Phạm Tằng và Phan Tít hàng chục năm sống với nhau bằng mặt trái mặt phải, bên ngoài thì thân thiện, bên trong thì tranh giành quyết liệt, địa vị và đàn bà! Ha! Ha! Địa vị và đàn bà! Từ cổ chí kim, từ đông sang tây từ nam đến bắc, suốt chiều dài lịch sử của loài người, có thể nói hầu hết các thảm họa của con người đều bắt nguồn hoặc có dây mơ, rễ má từ chuyện đàn bà và địa vị. Muốn chiếm được đàn bà thì phải có địa vị. Địa vị càng cao thì thú đàn bà càng mạnh, sự đáp ứng theo nhu cầu càng đầy đủ. Có địa vị rồi mà không có đàn bà theo ý muốn thì cũng vô duyên. Đó là tính triết học của phạm trù này. Đã bao máu chảy đầu rơi, xương thành núi, máu thành sông vì một cái ba góc bé tẻo teo, bắc lên cân chưa nổi vài lạng. Thành quách, đền dài, các công trình kiến trúc thế kỷ, thiên niên kỷ, những di sản văn hóa vô giá, công sức của bao đời bị triệt phá có khi chỉ vì vài lạng thịt tẻo teo ở chỗ dưới bụng trên đùi của một người đàn bà đẹp nào đó. Sự thiệt hại đứng trên bình diện toàn nhân loại mà xét thì cái miếng thịt bằng bàn tay ấy có sức công phá và hủy diệt hơn nhiều quả bom nguyên tử! Thế nhưng nhân loại lại phớt lờ không bao giờ cần tổng kết, không bao giờ nhìn nhận nó như một tác nhân gây thảm họa, vì thế mà nó cứ ngang nhiên tồn tại từ thuở khai thiên lập địa đến tận ngày nay. Cái làng Trọng Nghĩa nhỏ bé chưa bằng cái chấm trên bản đồ đang phải gánh chịu gánh nặng của sự thờ ơ ngốc nghếch của nhân loại. Hàng chục năm nay các vị chức sắc ở đây không cần nghĩ đến dân đen sướng hay khổ mà chỉ nghĩ mưu kế giành giật đàn bà và địa vị. Chiến tranh ngầm để giành những thứ này chưa bao giờ chấm dứt, mà càng ngày càng tỏ ra quyết liệt. Kỳ bầu cử đang diễn ra, sắp đến màn chốt. Cuộc đua tranh giành chức vị song song với cuộc đua tranh giành đàn bà, chưa thể nói cái nào nặng cân hơn cái nào.
Đêm nay làng Trọng Nghĩa có ít nhất ba người chỉ nằm mà không hề chợp mắt. Đó là Phạm Tằng, Phan Tít và nàng Thắm. Bộ ba xe pháo mã này mỗi người mang một tâm trạng riêng, nhưng có chung một mối là gỡ thế nào, giải quyết thế nào với một vấn đề hết sức nan giải vừa diễn ra lúc tối. Người trước hết phải kể trước hết là Phan Tít. Anh ta thay quần áo xong rồi vào buồng, cái buồng riêng của hai vợ chồng với những tiện nghi thuộc loại sang. Anh ta đóng sập cửa lại rồi nằm vật ra giường. Mới tối qua vợ anh còn nằm bên cạnh, còn nói với anh những điều theo nghĩa vợ chồng, còn pha cho anh một cốc chanh đường đưa tận tay “Anh uống cho đỡ mệt”. Anh cảm động, định cố chiều vợ, đưa tay nắn vú vợ, rồi sờ vào háng vào mu vợ để gọi dậy, thức dậy sự ham mê chồng vợ. Anh làm những động tác như thế một lúc rất lâu. Rồi anh buồn bã rụt tay về. Bàn tay đã nóng lên mà dục tình lạnh ngắt. Anh thất vọng hiểu rằng thằng đàn ông trong Phan Tít đã chết! Người đàn bà nằm cạnh anh hực lên mấy nấc rồi xoay mình nằm nghiêng vào phía trong. Cô ta chọn anh làm chồng là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Suốt mấy chục năm chung sống chỉ sinh được một mụn con gái. Tiền của thì nhiều, còn tình cảm thì không có mấy. Cả một thời thanh xuân cô sống trong khát thèm, suốt đêm phải nhịn những cơn thèm. Suốt một thời cô giữ gìn, suốt một thời cô nuốt đi niềm bất hạnh. Che bi kịch để giữ cái mà người đời gọi là phẩm giá người vợ. Cô đã không yêu chồng từ buổi ban đầu. Nhưng để che đậy cô đã phải đóng kịch giữa đời thường, đã nhập vai khá đạt một người vợ an phận trong một gia đình có vai vế trong làng trong xã. Chưa ai chê cô, chưa một điều tiếng xảy ra. Nhưng không phải vì thế mà bi kịch trong con người cô vơi đi được. Ngược lại, vào tuổi bốn mươi, tuổi hồi xuân, sự khát thèm bỗng tăng vọt, đẩy bi kịch lên một nấc thang mới. Mọi giá trị bề ngoài lúc này đối với cô đều vô nghĩa. Mới đêm qua cô còn nằm cạnh chồng. Còn đêm nay, cô nằm ở nhà mẹ đẻ. Cô vừa mới vượt rào làm một việc “tày trời”, thế mà lúc này lòng cô không thấy ân hận, không thấy nuối tiếc, cũng không thấy sợ sệt điều gì, kể cả chồng cô. Nếu có nuối tiếc thì cô tiếc sao mình không vượt rào sớm hơn, cứ giam hãm mãi trong cái cũi cổ lỗ được sản sinh từ thời trung cổ. Ngoài kia là trăng muộn đã lên, trải muôn vàn những vẩy vàng trên mặt sóng đồng chiêm lấp lánh, là tiếng ngỗng trời bay qua, là gió đêm mát rượi… lẫn trong các thứ đó là tiếng gọi của bạn tình, là bến hẹn của khát vọng. Cô là người vợ ngoại tình vừa bị bắt quả tang, thế mà lòng cô lại thanh thản, lại lâng lâng một niềm vui rất hồn nhiên. Có lẽ là do cái khát quá lâu ngày giờ vớ được dòng nước suối tưới đẫm tâm hồn, nó làm hồi sinh những khoái cảm, mọi niềm hưng phấn như được đánh thức, như được những hạt mưa xuân đầu mùa tưới vào. Còn ngày mai, ngày kia? Chồng cô bây giờ ở đâu? Ông ta đang suy tính gì? Ngày mai giáp mặt, sự thể sẽ ra sao? Với người chồng ấy cô không yêu nhưng cũng không ghét. Trời phạt ông ta cái chứng bất lực chứ ông ta có muốn thế đâu. Trong cuộc sống hàng ngày ông ta chăm lo vun vén. Nhưng tất cả những cái ấy không bù đắp nổi những cái ông thiếu. Những cái thiếu hụt ấy là vô cùng tai hại, là giết đi ít ra là một nửa cuộc đời người đàn bà gắn với ông ta. Giờ ta mới làm cho ông ta đau khổ một lần, còn ông ta đã làm cho ta khổ hàng chục năm trời. Ta mất đi tuổi xuân bên người chồng kém chất đàn ông! Người chồng bất lực ấy lúc này đang nằm dài trên giường trong buồng nhà mình và đang tính hết mọi nước cờ. Anh ta cho con gái đi tìm và biết chắc chắn vợ mình ngủ bên nhà mẹ đẻ. Vậy sang hay không sang lúc này? Sang thì sẽ nói gì? Người đàn bà đã có gan đến mức ấy thì cô ta sợ gì khi giáp mặt chồng? Một câu trả lời thẳng thừng sẽ được quăng ra nếu mình hỏi:
- Tại sao cô là người đàn bà có chồng mà đi ngủ với người đàn ông khác?
- Tại sao à? Anh hãy hỏi lấy anh ấy, rằng tôi phải ngủ với người đàn ông khác vì sao? Nếu anh còn là đàn ông thì tôi chẳng bao giờ phải thế. Vậy thì khởi thủy tại đâu? Tại tôi hay chính là tại anh? Tôi khổ với anh, nhịn với anh như thế là đủ rồi, giờ anh hãy buông tôi ra, nhà cửa, ruộng vườn, của nả anh hãy giữ lấy hết, tôi chỉ cần sự tự do mà thôi! Đây là cái đơn tôi viết sẵn rồi đấy, tôi ký rồi, anh ký nữa là xong..
Thế là xong chứ gì? Vậy thì ta mất hết để được cái gì? Vất đi người vợ ấy, ta sẽ lấy ai? Ta còn lấy được ai? Cuộc đời này thật chó đẻ! Phan Tít hậm hực. Bỗng nhiên anh ta giận thân, giận đời, cuộc đời đã đưa đến cho Phan Tít những cơ may mà bao cuộc đời khác phải khát thèm. Anh học hành lem nhem, nhân cách lèm nhèm, ấy thế mà đời lại đặt cho anh vào cái chân “sáng xách túi đi, tối xách túi về” rất chi là mầu mỡ riêu cua. Anh sướng từ thời còn làm thư kí đội, “ông vua con” ở một xóm, cho đến tận hôm nay càng ngày càng sướng với nhà cao cửa rộng, bữa ăn hàng ngày ngang tầm cỗ của những nhà nghèo, họp hành được ngồi ghế trên, lúc gật, lúc lắc, suốt ngày lim dim gật gù nghe bẩm báo… Oai phong lẫm liệt đến như vậy mà trời lại phạt anh cái tội kém chất đàn ông! Thử hỏi ông trời còn có mắt nữa hay không? Phạt tội gì anh cũng chịu, chứ phạt cái khoản này thì tai ác quá, biến anh thành “quan hoạn” còn gì? Nghe theo lời khuyên của các phó thường dân, anh cũng đã đi khấn vái chín phương trời, mười phương đất, cầu thánh, cầu thần ra tay phù hộ để anh tai qua nạn khỏi, cho anh được làm thằng đàn ông đích thực để đêm đêm anh không phải vờ vịt sờ mó, mà sờ mó đích thực, hôn đích thực vào háng vào mu cua của cô vợ lúc nào cũng hong hóng đợi chờ, có thể mới đáng mặt đàn ông, đáng mặt làm chồng! Nghe đâu trong giới thánh thần cũng đang phát động phong trào chống quan liêu, tham nhũng. Các ngài cũng đang bị làm kiểm điểm vì đã phù hộ độ trì cho bọn bất lương để chúng hoành hành, xã hội ngày càng phức tạp, tội phạm ngày càng gia tăng. Suốt cả một thời các ngài luôn tít mắt vào lễ vật, hễ ai có lễ tốt là các ngài phù hộ độ trì. Thế là hàng loạt quan tham thoát khỏi búa rìu công lý. Đầu xuôi thì đuôi lọt, người nọ trông vào người kia, rồi hễ có tội là đi cầu đi khấn với những lễ vật mà người lương thiện chẳng bao giờ có, các ngài nhận lễ rồi các ngài “xá tội vong nhân” phù phép cho những kẻ có tội thành vô tội. Đến lúc này thì giới thánh thần cũng đang phải kiểm điểm, phải chỉnh đốn, đạo đức xuống cấp, hủ hóa tràn lan, tham ô nhung nhúc… có lỗi của giới thánh thần bao dung và phù hộ láo!
Cho đến một ngày kia ở tận nơi thiêng, các ngài nhìn thấy một gã xưng danh là Phan Tít mang lễ vật rất hậu đến khẩn cầu:
- Có việc gì? - Thánh hỏi.
Phan Tít đặt một cái phong bì dày cộp lên bàn rồi chắp tay:
- Thưa…con bất lực!
- Sao? Nói rõ? - Thánh ra lệnh.
- Bẩm,con không còn là đàn ông! - Phan Tít ấp úng trả lời.
- Anh hãy nói rõ chuyện anh không phải là đàn ông như thế nào? Vì rõ ràng mặt anh là mặt đàn ông cơ mà?
- Bẩm vâng, mặt con là mặt chuột, tai dơi, có râu cằm, râu mép, ngực đét, mông teo, lông mũi dài, lông nách rậm… thế thì rõ ràng con là đàn ông rồi còn gì nữa!
Thánh đập tay xuống bàn:
- Thế sao bảo không phải đàn ông?
Phan Tít ấp úng:
- Bẩm… chính là thế đấy ạ!
- Chính là thế nào? - Thánh quát.
- Thưa… xin cứ hỏi vợ con thì rõ!
- Á à, láo thật! Đã lấy vợ rồi còn bảo không phải là đàn ông! Anh định bịp cả thánh thần à?
Phan Tít cãi:
- Không ạ, con đâu dám bịp!
Thánh ôn tồn:
- Vậy sự thật thế nào, hãy nói ta nghe! Anh cúng ta những một phong bì dày, đô hay bảng?
- Bẩm… đô ạ!
- Thế thì vì sao đã lấy vợ mà lại không phải là đàn ông? - Thánh cau mày hỏi.
- Bẩm, vì con không “ức hiếp” được vợ con nữa ạ…!
Thánh vuốt râu cười:
- Chắc là anh đã có thời đi “ức hiếp” gái nhiều cho nên bây giờ không còn sức để “ức hiếp” vợ phải không?
- Dạ bẩm… cái đó thì chỉ có thánh mới biết thôi ạ!
Thánh cười:
- Nhưng thánh biết thì thánh cũng chịu thôi! Đến thánh đây nhiều lúc cũng không chiều nổi vợ thánh nữa là… cái khoản này thì thánh vẫn nhận phong bì nhưng không giúp được đâu nhé! Này, hãy đến với mấy thằng bác sỹ lang băm xem?
Nghe lời thánh khuyên, Phan Tít lại phong bì phong bao đến cửa các lang băm “dương học”.
- Anh làm sao? Liệt dương à?
- Bẩm…
- Bẩm báo gì, vạch ra xem nào?
Phan Tít tụt quần rồi chìa ra:
- Bẩm đây ạ…
- Thây lẩy ra thế mà không làm được chuyện gì à?
- Vâng, thế mới tai hại!
- Anh thử làm nó cứng lên tôi xem…!
- Bẩm nếu cứng được thì còn nói làm gì nữa!
- Thế thì để sát vào… cho nó ngửi hơi? Ở đây phương pháp của tôi là gí sát vào cái ấy của đàn bà cho nó ngửi rồi nó sẽ tỉnh lại. Phương pháp này hay đáo để, tôi hy vọng sẽ giành được giải Nô-ben y học về phương pháp ngửi hơi. Thế anh đã cho nó ngửi hơi lần nào chưa?
- Trời ơi, đêm nào mà chả ngửi! Nhưng nó nhũn như cái dọc khoai nước hơ lửa, cứ gục mặt xuống, bảo thế nào cũng không chịu ngẩng lên.
- Thế anh đã dỗ dành nó chưa?
- Sao ạ? Lại còn có chuyện đó nữa cơ à?
- Ờ thì nó cũng như con người ngủ quên, phải dỗ dành đánh thức…
- Dỗ thế nào ạ?
- Trước hết phải đưa lý luận, phải vận dụng phép biện chứng rồi phép siêu hình, phải bắt nó quán triệt… Anh phải cho nó hiểu phải cứng lên chứ đừng có nhũn ra như thế mà tai họa đến nơi… Sau cùng nếu nó cứ ngoan cố thì anh vả vào mồm nó mấy cái…
- Bẩm thưa nó làm gì có mồm ạ?
- Có đấy, cả nó và bạn cố tri của nó đều có mõm hết, cứ vả vào đấy mấy cái và khi nào thấy mũi nó đỏ lên như mặt anh lúc say rượu là được… còn thuốc thì đây!
Lão lang băm lục tủ lấy ra một gói to bằng nắm tay người lớn bọc giấy báo rồi bọc giấy bóng bên ngoài nói:
- Thuốc này không uống mà chỉ hít ngửi…!
- Cái gì vậy? - Phan Tít hỏi.
Lão lang băm thản nhiên trả lời:
- Đây là… khí đàn bà! Thu được từ quần lót! Anh cứ chịu khó ngửi vài tháng là dương sẽ thịnh. Âm dương hòa hợp thì cái gì mà chả tốt?
Phan Tít đứng ngẩn tò te. Sao trên đời này lại có một gã được gọi là thầy thuốc lại hâm dở đến như vậy? Thế nhưng người ta đồn là nhiều người đã chữa liệt dương theo phương pháp của lão lang băm này và đã đạt được điều mong ước cơ mà? Thì cứ thử xem sao! Vị chủ nhiệm trả tiền rồi cầm gói “thuốc” về nhà rồi lần lượt thực hành đúng trình tự. Đầu tiên là đưa lý luận thuyết phục cái dương vật của mình. Rồi khi không đạt thì vả vào mõm cho đến đỏ lên, kết hợp với ngày ba lần ngửi “khí đàn bà”! Suốt hai tháng ròng như vậy, đến nỗi giờ đây anh ngửi nước giải cũng thấy dễ chịu, mùi khai mùi hăm thành mùi thơm như lúc phi hành mỡ tráng trứng thì có chết không! Đúng là chó dại có mùa, còn người thì dại quanh năm! Phan Tít cay đắng nghĩ vậy. Đời mình thế mà súi quẩy! Phan Tít lại nghĩ tiếp. Điều gì phải xảy ra thì đã xảy ra rồi! Giờ phải thế nào? Thế nào? Bài toán này thật sự đau đầu. Suốt cả một đêm Phan Tít năm suy đi tính lại hết nước. Vấn đề quan trọng hơn lúc này là cái ghế chủ tịch xã. Cái ghế chủ nhiệm Phan Tít đang ngồi thì lão chán rồi. Hợp tác xã bây giờ suy cho cùng chỉ là cái vỏ, cái thực là nó đã cá thể hóa, ruộng đất đã chia phân tán về các khẩu ở hộ gia đình, họ cấy lấy rồi gặt lấy, chỉ còn nước là người ta chưa xóa tên hợp tác xã mà thôi. Tuy vẫn còn kiếm chác được, nhưng so với chức chủ tịch ủy ban nhân dân xã thì chức chủ nhiệm hợp tác xã chả thấm tháp gì. Ở cái xã ngoại thành này đất đai bên đường lộ mỗi ngày một lên giá vì sự đô thị hóa rất nhanh. Giá đất lúc này đã cao gấp mười lần những năm trước mà vẫn còn đang vọt lên. Xin được một suất đất ở mặt đường quốc lộ xã Trọng Nghĩa lúc này là mục tiêu của những gia đình muốn làm giàu bằng buôn bán, những gia đình có của, họ chen lấn và tìm mọi cách đút lót để được cấp đất. Người ký cấp đất không phải là chủ nhiệm, bí thư mà là chủ tịch. Cho nên ghế chủ tịch mới đáng giá ngàn vàng. Hai con hổ ở xã này là Phạm Tằng và Phan Tít gằm ghè nhau tranh miếng mồi cực kỳ béo bở này. Phạm Tằng đã huy động cả họ vào trận, hiện đang là người có thế mạnh nhất để giữ vững chức chủ tịch ủy ban nhân dân. Phan Tít không có cái thế họ hàng vì ông trưởng họ vốn là đại tá quân đội vốn tính rất thẳng nên không đồng ý kéo cả họ vào trận đồ bát quái. Trước thế thất bại gần như cầm chắc, Phan Tít đã bàn với Phan Híp dùng mỹ nhân kế đưa vợ mình vào cuộc. Cũng chỉ bàn thế thôi chứ chưa có kế hoạch cụ thể thế nào. Rồi chuyện đã xảy ra ngoài ý muốn, đi quá đà thành bi hài kịch. Hanh phúc gia đình đang đứng trên đầu sợi tóc. Lúc này lòng dạ Phan Tít thật rối bời. Điều khủng khiếp đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng. Một sách lược như thế nào cho phù hợp?
Trong khi ấy Phạm Tằng tuy không ngủ, nhưng không có gì phải trằn trọc. Anh ta ngồi ung dung trên ghế đệm mút bên tách cafe và bao ba số, từ từ uống, từ từ hút rồi thư thả tròn xoe miệng để thả ra những vòng tròn khói. Cuộc đời này cũng vòng vo ỡm ờ như những làn khói từ cái miệng hay ăn hay nói bay ra. Giây phút này anh ta cảm thấy sảng khoái vô cùng. Điều anh ta thèm khát suốt mấy chục năm nay đã thành hiện thực. Một trận mây mưa, một cuộc tình vụng trộm diễn ra như vũ bão, thả phanh suốt mấy tiếng đồng hồ. Nàng Thắm thật tuyệt vời. Sự khát thèm lâu ngày bị dồn nén như hơi ga gặp lửa là cháy bùng. Chưa bao giờ Phạm Tằng gặp một niềm khoái lạc đến như thế. Cuộc đụng độ với Phan Tít ở Bến Trăng cũng làm cho Phạm Tằng khoái trí. Những cú giơ thẳng cánh quật con sào xuống đầu đối thủ là những chưởng thật tuyệt vời, khiến đối phương chỉ còn nước lặn ngụp để thoát thân. Cú đọ sức vừa rồi Phạm Tằng đã thắng ở cả hai phương diện. Đối phương đã thua trắng. Tất nhiên là chuyện chưa qua. Một chuyện tày trời như thế qua ngay làm sao được. Rồi đây, ngày mài sẽ ra sao? Phạm Tằng trầm ngâm ngẫm nghĩ. Ra sao hử? Ta đã thắng! Ta đang thắng! Và ta sẽ thắng! Nàng đã về ta . Trái tim cũng như thể xác của nàng đã hoàn toàn thuộc về ta. Với tối hôm nay thì toại nguyện. Thằng cha Phan Tít còn giữ cái gì? Còn chó gì mà giữ! Mà chó già giữ xương, giữ để làm gì? Ta với gã đang tranh chức chủ tịch xã, phần thắng nghiêng về ta. Nghe nói nó muốn đưa vợ nó ra làm cãi bẫy nhử ta vào tròng, nhưng nó có thít được đâu? Ngược lại, ta đã bổ mấy con sào, nếu không tránh mau thì toi mạng. Rồi lặn ngụp chạy trốn. Bây giờ nó ở đâu? Đang mài dao tìm ta hỏi tội, hay đang nằm vắt tay lên trán thở dài? Ha ha! Được rồi, chọi gì ta cũng chọi, cái thằng cò hương ấy ta coi ra cái cóc gì!
Màn kịch đã diễn ra vào tảng sáng ngày hôm sau như sau:
Vào quãng bảy giờ sáng, khi bà mẹ của Thắm đang ngồi đầu hè cầm cái roi đập đập đuổi mấy con gà đang bâu đến rổ rau muống để góc sân: “ Ồi ồi… có ra vườn mà bới không? Rổ rau muống của bà hái về mà chưa ăn đấy… “Thì ông con rể đang là đương kim chủ nhiệm bỗng xuất hiện ở đầu ngõ rồi từ từ bước vào sân.
- Mẹ dậy sớm thế?
Người con rể cất tiếng chào. Bà quay ra:
- Bố cái Tươi đấy à? Mẹ nó hãy còn nằm trong buồng ấy. Mà sao cãi nhau hay sao mà đêm qua lại sang đây ngủ?
- Không ạ! Con rể bà đáp lời – Chẳng có chuyện gì đâu ạ, có lẽ nhà con nhớ mẹ thì sang ngủ với mẹ, chứ có chuyện gì đâu!
- Thế à? - Người mẹ thở phào – Thế mà tao cứ lo có chuyện gì trục trặc, – Nói rồi bà quay vào phía buồng gọi –, chị Thắm không dậy mà về rồi còn đi làm, ngủ khoán hay sao mà bây giờ còn ngủ?
Thắm đang nằm lơ mơ, nghe rất rõ lời mẹ và lời chồng. Điều gì phải đến thì nó đến đây rồi. Đêm qua Thắm đã ngoại tình, ngủ với đàn ông cùng công tác cấp xã với chồng, là tình địch từ thuở còn yêu đương, là đối thủ cạnh tranh ghế chủ tịch xã. Bất cứ một người chồng nào trong trường hợp này cũng tức sùi bọt mép, nghĩa tình dù có dày đến mấy thì lúc này cũng nước lã ao bèo mà thôi! Nếu hung lên thì là thượng cẳng chân hạ cẳng tay rồi một lưỡi dao vào bụng! Thế nhưng rõ ràng Thắm nghe thấy những câu trả lời mẹ mình của chồng rất bình tĩnh, lại còn chối là đêm qua chẳng có chuyện gì trục trặc cả! Thế là thế nào?
Phan Tít lấy từ cái túi xách tay ra một gói bánh gai có tới năm chiếc, cúi xuống đặt vào tay mẹ vợ:
- Quà của mẹ đây, chả là con mới đi họp về mà, bánh gai bà Thi đấy, ngon và thơm lắm mẹ ạ, mẹ ăn đi…
Người mẹ cầm lấy gói bánh:
- Anh mua nhiều thế, tiền đâu? Tôi ăn vài chiếc thôi còn cầm lấy đưa vào cho nó đang mệt mỏi gì không biết, nằm trong buồng ấy…
- Không, phần của nhà con đây rồi, phần mẹ, mẹ cứ ăn đi… Nghe thế, Thắm bỗng mủi lòng. Những suy nghĩ cứng rắn, dứt khoát từ đêm qua, giờ bỗng tiêu tan. Trước mặt Thắm giờ đây là người chồng tội nghiệp, hom hem, gầy còm, là người đã lo toan cuộc sống gia đình chu toan, tươm tất. Anh ta không thuộc loại người cờ bạc, rượu chè. Cũng không thuộc loại người vũ phu nay đánh, mai chửi vợ con. Suốt những năm tháng dài anh chỉ ham mê tích cóp làm giàu. Thì ông cán bộ nào bây giờ chả như vậy? Không ham giàu sang thì không còn là cán bộ thời nay nữa! Con cái bất lực đàn ông thì anh ta đâu muốn vậy? Thế thì sao được biết vợ ngoại tình, anh ta không phát điên mà lại mua bánh gai làm quà? Và nghe giọng nói cứ thản nhiên như người vợ vừa đi nghỉ mát về? Thà anh ta cứ xông bừa vào mà túm tóc mình mà đạp mà đấm, mà gầm lên như hổ còn dễ chịu hơn cái giọng ngọt ngào khó hiểu ấy…
Ngoài này, bà mẹ cầm mấy cái bánh gai để vào bàn rồi nói với con rể:
- Anh chị cứ nói chuyện gì thì nói đi. Tôi sang bên này có tí việc… Nói rồi bà thong thả bước xuống sân và đi ra lối ngõ.
Phan Tít bước vào nhà. Anh ta không vào buồng mẹ có cô vợ đang nằm, mà ngồi xuống bộ bàn ghế ba đai giữa nhà ngoài, tự pha trà rót nước uống. Một lúc sau anh ta nói vọng vào:
- Cô Thắm đã thức hay còn ngủ?
Tiếng chị vợ vọng ra:
- Thức hay ngủ thì anh hỏi làm gì? Anh cần gì thì cứ nói thẳng ra. Đơn anh viết chưa? Đưa tôi ký…
- Không có đơn từ nào cả!
- Sao lại vậy? - Tiếng vợ vẫn nằm giường trong buồng vọng ra.
- Tôi coi như chưa có chuyện gì xảy ra!
- Còn tôi thì cho rằng giữa chúng ta đã có quả bom vừa nổ…
- Không, không có quả bom nào cả, cô nghe rõ chưa? Tôi muốn rằng chẳng có quả bom nào nổ cả!
- Nhưng thực tế đã như thế rồi! Giờ thì mọi cái đều đã muộn .
- Chưa có cái gì muộn cả .
- Vậy anh muốn gì?
- Tôi không muốn có chuyện gì xảy ra cả .
- Giả dối như thế để làm gì?
- Vì danh dự có hiểu không? Tôi là chủ nhiệm hợp tác xã mà vợ tôi lại ngoại tình à?
- Vợ bộ trưởng hoặc chủ tịch nước vẫn có thể ngoại tình. Tôi nghe nói ngày xưa vợ vua cũng ngoại tình.
- Nhưng vẫn phải giữ kín, phải coi là không có chuyện đó, có hiểu không?
- Tôi chẳng hiểu gì cả!
- Thế thì thế này nhé…
- Nói gì thì cứ nói đi! Tốt nhất là chúng ta chia tay. Tôi sống với anh thế là đủ lắm rồi. Tôi hiến cả tuổi trẻ và quãng đời đẹp nhất của tôi cho anh rồi. Giờ anh cũng có còn làm được chuyện gì nữa đâu mà giữ tôi cho thêm rắc rối? Giá anh vẫn còn là đàn ông theo đúng nghĩa, anh làm tròn cái bổn phận làm chồng của anh thì tôi đâu có thế nọ thế kia?
- Tôi biết tôi có lỗi…
- Nhưng cái lỗi ấy dù anh có biết mười mươi thì cũng không bao giờ sửa được! Biết lỗi mà không thể sửa lỗi được thì cũng bằng là không biết!
- Vậy cô muốn gì? - Phan Tít không kìm được gắt lên – Cô là vợ tôi, đang sống cùng tôi mà đang đêm cô đẩy thuyền sang cánh đồng ngủ với thằng đàn ông khác, tôi bắt quả tang, tôi đã hết sức bình tĩnh, không mắng chửi, không đánh đập, không lôi cô ra bêu riếu trước bàn dân thiên hạ, muốn bàn với cô giữ kín cho bên ngoài bàn dân thiên hạ người ta khỏi ỉa vào mặt, thế mà cô còn cứ ngoác cái mồm ra tiếc móc tôi để đảo ngược tôi là thằng có tội là thế nào?
- Thì thôi vậy. Em xin lỗi anh. Có điều là em không muốn dối trá lòng mình. Em đã không còn tình với anh nữa nên đã đi ngủ với kẻ khác…
- Chuyện đó thì rõ rồi. Bây giờ không phải là lúc bới móc, lúc kết án. Và càng không phải là lúc to tiếng với nhau…
- Vậy ý anh thế nào?
- Ý tôi là coi như không có chuyện gì. Tôi cũng đã dặn chú Híp như vậy. Mình đã không nói gì thì thằng Phạm Tằng tất nhiên là câm họng! Chuyện chỉ khoanh lại có mấy người biết, thế thôi.
- Nhưng làm như thế thì có khác gì chứa bom nổ chậm trong nhà!
- Nó nổ rồi, còn nổ chậm gì nữa! Cũng may mà chưa chết ai!
- Chưa chết về thể xác nhưng chết về tinh thần…!
- Vẽ chuyện! Bao giờ thể xác lăn đùng ra, lúc ấy là chết! Còn đi đứng nói cười được là chưa phải chết! Tôi đến đây cốt chỉ căn dặn có thế. Bây giờ tôi phải đi họp. Cô cũng liệu mà về luôn đi kẻo mẹ về mẹ lại nghi ngờ có chuyện gì. Cả con cái Tươi cũng thế, đừng hở một tý gì cho nó biết.
Nói câu cuối cùng, Phan Tít đứng lên rồi ra sân. Chiếc Dream màu mận chín vẫn để ngoài ngõ. Phan Tít ngồi lên, nhấn ga rồi vù đi họp huyện. Cũng buổi sáng hôm ấy, Phạm Tằng nghe ngóng không thấy động tĩnh gì liền trở dậy súc miệng, đánh răng, ăn sáng rồi cũng phóng Dream màu mận chín đến trụ sở ủy ban. Trưa về, nhìn thấy Thắm đang rửa rau dưới cầu bến, Phạm Tằng xịch xe lại rồi giả vờ xuống bến rửa tay. Vừa xuống tới bến đã bắt gặp nụ cười của người tình.
- Tình hình thế nào em? - Phạm Tằng hỏi trước.
Thắm cười:
- Anh Tít bảo vì danh dự chung chúng ta nên giữ kín!
Phạm Tằng cười mỉm:
- Thằng ấy hèn thật! Rồi anh ta ghé vào nói nhỏ: Bao giờ lại đi Bến Trăng?
Thắm cười:
- Từ từ xem thế nào đã!
- Nhưng nhất định “tái bản” chứ?
Thắm gật đầu:
- Nhất định!
- Thôi anh về!
- Anh về nhé… cố giữ gìn sức khoẻ để khỏi thua em…
Phạm Tằng quay lại mỉm cười:
- Được, để rồi xem ai thua ai!
Nói rồi Phạm Tằng ngồi lên xe máy và phóng đi. Một cảm giác khoan khoái hãy còn tràn ngập, mùi da thịt của người tình đuổi theo từng bước khiến cho gương mặt gã cứ ngây ngây. Thế là thắng! Thắng đậm! Chức chủ tịch xã vẫn giữ vững mà vẫn vi vu Bến Trăng cùng người tình .. Ở đời thường là được cái nọ mất cái kia. Còn Tằng đây được tất! Thế mới biết ở đời khôn ăn cái dại ăn nước! Mình cứ việc ăn cái, còn thằng Phan Tít thì húp nước suýt! Hì hì…Chiếc Dream sáng nay đưa gã vi vu dọc con đường bờ sông đầy gió mát rồi ngoặt ra phía có con đường tỉnh lộ mới được trải nhựa phẳng lỳ, xe phóng lên thành phố rồi dừng lại ở một nhà hàng chuyên bán các món ăn đặc sản. Phạm Tằng vào đấy, đang tâm trạng hoan hỉ, gã gọi cả bia hộp và rượu ngoại cùng những món ăn hết sức đắt tiền, ngồi ngâm nga một mình để nhấm nháp lại những khoái cảm ở Bến Trăng đêm qua. Gần hết sáng, Phan Tít mới phóng xe về nhà, không có chuyện buồn, chỉ có chuyện vui. Sáng nay trong lúc Phạm Tằng ngồi nhấm nháp các thứ ở nhà hàng thì có hai ông khách từ thành phố đi xe máy về. Không gặp Tằng các vị ấy nói với chị Ninh:
- Bà cầm hộ cái này đưa cho ông ấy, nhớ là đừng cho ai biết…
Vừa nói, hai ông khách vừa móc ở túi xách ra hai cái phong bao trông dày cồm cộm. Trong những trường hợp thế này, chị Ninh bao giờ cũng như một cái máy, chị nhận và cẩn thận để vào tủ khóa lại. Mãi gần trưa, chồng mới về, chị lại mở tủ và đưa cho chồng nguyên vẹn. Phạm Tằng chỉ liếc qua cái phong bao đã biết ngay ai đưa và đưa về việc gì. Tuy vậy Tằng vẫn mở ra đếm cẩn thận. Mỗi cái phong bao đúng mười tờ đô, mỗi tờ một trăm. Đó là tiền bồi dưỡng của hai thằng cha trên phố về xin đất. Nó còn hứa xong sẽ đưa mình đi chơi một chuyến ở Sầm Sơn! Chả có sổ sách gì ghi lại cái này mà lo! Ngày trước, lý trưởng mỗi lần ốp triện được biếu một buồng cau, mấy gói chè đã mang tiếng quan tham, còn bây giờ chủ tịch Phạm Tằng cũng “ốp triện”, mỗi cái ốp là một phong bao năm trăm đô trị giá hơn cây vàng thì vẫn được coi là đầy tớ của dân! Phạm Tằng ngẫm nghĩ mà bật cười thú vị. Danh trước mặt, lợi sau lưng, hai cái ấy như hai vế đối không thể tách rời nhau, mà xoắn xít, đan quyện cho nhau để cùng tồn tại. Có quyền ắt có lợi, cái lợi ấy được trích ra một phần để củng cố, giữ vững cái quyền và đẩy cái quyền lên cao hơn nữa. Anh xóm cống anh thôn, anh thôn cống anh xã, anh xã cống anh huyện, anh huyện cống anh tỉnh…Và cứ thế mà lần lượt vi tiến, ăn cho đều, chia cho sòng thì ít bị đấm đá, ít bị moi, có mắc thì anh nọ bao che cho anh kia, một bàn tay che thì hở, năm bảy bàn tay che thì sẽ kín, nhiều vị tưởng nằm nhà đá đến nơi, nhưng nhờ có ô dù, có dây liên kết mà thoát. Tao có thoát thì rồi chúng mày mới được nhờ, mới được chia phần, hãy túm vào cứu tao. Một xã hội mà tham nhũng thành quốc nạn có nguyên nhân từ đó. Cuộc họp nào cũng hô đánh, nhưng đánh ai, ai đánh? Chả nhẽ mình hô xung phong là đưa tay lên vả vào chính mặt mình? Cho nên người hô thì nhiều, ai ai cũng hô, nhưng không có người đánh, mà nếu bắt phải đánh thì cũng giơ cao đánh khẽ, hoặc lót mo nang vào đít nhau rồi mới quật roi, nghe cứ bồm bộp, chan chát nhưng da thịt kẻ bị đòn thì chả việc gì. Vì thế mà không ai chừa. Có đau đâu mà chừa! Phạm Tằng gật gù ngắm hai cái phong bì có vừa đúng một ngàn đô trong ấy. Mới ngày nào nghe hai tiếng “đô la”. Tằng còn thấy lạ tai tưởng là nó đồng nghĩa với “dô ta” trong câu hò nào đấy, vì Tằng chưa một lần được sờ mó tới thứ tiền đế quốc ấy. Còn bây giờ thì anh cán bộ cấp xã này đã ních trong tủ hàng xếp dày toàn loại tờ một trăm trở lên. Cứ mỗi đợt cấp đất, đất, bán đất, những phong bì loại ấy như cánh bướm bay vào cái tủ kiên cố của nhà anh. Chiến lược của anh từ ngày cầm quyền đến giờ là “bán” và “xây”. Trước hết anh khai thác triệt để những gì của xã có thể bán được thì cứ tìm hết cách để bán : Đất đai, nhà cửa, công sở… lấy lý do là bán cái cũ để xây cái mới to hơn, đẹp hơn, tiện nghi hơn. Việc bán chác như thế có định mức giá cả nào đâu, vì thế bao giờ anh cũng được hưởng hàng chục phần trăm cái gọi là “hoa hồng”. Rồi đem những đồng tiền bán ấy anh lại cho xây cái mới. Với cấp xã thì chả cần bỏ gói thầu – mà có gọi thầu thì cũng là trò bịp mà thôi. Cánh thợ xây ở xã đang chết đói vì thất nghiệp, anh khoán cho nó và nó phải cúi đầu đưa lại cho anh số tiền theo ý anh. Bọn này cũng là phe cánh anh cả. Nên mọi chuyện béo bở mà êm ru. Mọi khoản đều nằm ngoài sổ sách, nên kiểm tra, thanh tra chả làm anh rụng cái lông chân. Dân còn đói nghèo, thấy chủ tịch xã giàu lên quá mức, biết là tham ô ăn vào mồ hôi nước mắt của mình, chỉ oán ghét chứ không có cớ gì để vạch tôi, đành im. Nhưng lòng họ thì hết niềm tin. Lúc này buộc họ phải gọi bằng anh, bằng ông, nhưng họ mong cho mất chức là gọi bằng thằng luôn. Ngày ngày người ta mắc võng ra bờ tre bên con đường chính của xã mà các quan vẫn cưỡi Dream đi qua. Bế con nằm trên cái võng đay, chờ cho các quan đến gần, người mẹ ru:
Dân vạn đại quan nhất thời
Ghế quan ai ngồi xin chớ thờ ơ
Yêu dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái ngập mồ thối xương…
Khốn nỗi, các quan thời nay đều điếc cả, hát thế chứ hát nữa thì cũng tuột khỏi tai trâu. Có người sau khi nghiên cứu kỹ đã nói thế này: Xúc một bát cơm và một bát cứt đặt trước mặt các quan tham và hỏi: Nếu từ bỏ tham ô thì được ăn bát cơm, nếu cứ tham ô thì phải ăn bát cứt! Chắc chắn các quan tham sẽ chọn bát cứt mà ăn để được tham ô! Dù phải ăn cứt mà được giàu sang phú quý thì cũng vẫn tốt! Đó là thượng sách của giới quan tham ngày nay...
Phạm Tằng về nhà một lát, sau khi cất kỹ hai cái phong bao vào tủ thì lại cưỡi Dream đi. Mỗi ngày chỉ phải ngồi trụ sở ủy ban từ hai giờ đến năm giờ chiều, thì giờ còn lại là vi vu suốt, vừa chơi bời, vừa tìm các đầu mối để móc ngoặc hoặc làm ăn. Thấy ông chủ tịch xã phóng xe trên đường thì ai cũng bảo ông đang đi công tác chứ ai dám bảo là ông đi đến nhà hàng nhậu nhẹt và chơi gái, hay đi tìm cách móc ngoặc để tham ô! Cho nên ông cứ việc phóng vun vút trên đường.
Cho đến một tuần sau ngày xảy ra sự cố Bến Trăng, tình hình vẫn yên lành. Bên ngoài và cả trong tổ chức nữa không một ai biết đến sự cố ấy, ngoài bốn người là Phạm Tằng, Phan Tít, Thắm và Phan Híp. Về phía Phan Tít, Phạm Tằng quan sát thấy anh ta đã bình thường hóa hoàn toàn. Hàng ngày vẫn cứ chiều chiều phóng xe đến trụ sở hợp tác xã, cũng ngay cạnh trụ sở ủy ban, ngồi làm việc hoặc rung đùi uống trà, hút thuốc. Rồi có công việc gì liên quan đến ủy ban thì Phan Tít sang và bao giờ cũng có thuốc lá ba số mời chủ tịch là Phạm Tằng. Hai người ngồi thảo luận, thậm chí còn dễ chịu hơn cả trước cái đêm xảy ra sự cố ở Bến Trăng. Cũng không thấy anh ta dùng các biện pháp kiểu đấu đá để giành chức chủ tịch xã vào kỳ bầu bán ở hội đồng nhân dân sắp tới. Chỉ còn năm ngày nữa là họp hội đồng nhân dân xã để bầu ra các chức vị lãnh đạo của ủy ban. Thì một tối Phạm Tằng nhận được tín hiệu của nàng Thắm. Vào lúc năm giờ chiều khi chiếc Dream đời mới màu mận chín đang đi chầm chậ , nàng Thắm đang đứng ngõ một mình, nhìn thấy xe liền giơ tay ra hiệu dừng lại. Nàng mỉm cười rất duyên:
- Anh vào em uống nước đã .
- Phan Tít có nhà không? - Phạm Tằng dừng xe và hỏi luôn.
- Không, anh ấy đi chơi với một người bạn ở Hà Nội, ba ngày nữa mới về cơ.
- Đi chơi những ba ngày nữa mới về cơ à? Phạm Tằng hỏi lại, lòng vui phơi phới vì có dịp để rủ Thắm đi tình cảm.
- Vâng, mới đi sáng nay, ba ngày nữa mới về. Anh vào nhà em uống nước đã…
Phạm Tằng vẫn ngồi yên trên xe, chỉ liếc mắt nhìn người tình, đôi mắt đắm đuối:
- Cái Tươi có nhà không?
- Cháu nó cũng không có nhà, nó đi tham quan cùng với bạn bè ở đâu ấy, chiều mai mới về…
- Thế à? Phạm Tằng reo lên – Thôi thế này nhé, bây giờ vào chơi không tiện. Tối anh sẽ sang…
Thắm cười:
- Khôn nhỉ? Tối sang nhé, mấy giờ?
- Chín giờ! Nhớ rằng cửa đóng mà then không cài nhé! - Nói rồi Phạm Tằng phóng xe đi.
Ngay từ chiều, Phạm Tằng đã dặn vợ rằng có công việc gấp phải đi, có thể khuya mới về. Phạm Tằng phóng xe lên phố, vào nhà hàng ngồi uống bia, uống rượu ngoại từ chập tối, cho tới gần chín giờ mới đứng lên thanh toán tiền rồi từ từ phóng xe về nhà người tình đã dặn trước. Đúng là cửa khép mà then không cài thật. Phạm Tằng xuống xe từ xa, tắt đèn rồi dắt xe đến ngõ, cánh cổng khép hờ, anh đẩy nhẹ rồi dắt xe vào sân. Toàn bộ đèn đã tắt. Thắm đứng chờ ở sân. Nàng mặc váy lụa màu mỡ gà cũn cỡn với cái áo ngắn tay tận nách màu đen càng làm nổi màu da trắng mịn như thoa phấn. Nàng đỡ xe cho người tình rồi dắt để vào chỗ khuất. Sau đó nàng ra khóa cổng. Khóa cổng xong hai người nắm tay nhau đi vào trong nhà. Không kìm được, vừa đến chỗ cửa, Tằng đã ôm ghì lấy người tình mà hôn. Hôn đứng. Vừa hôn, tay Tằng vừa luồn vào trong chiếc váy mỏng mà sờ. Cú điểm tâm ấy diễn ra phải dài tới mười phút, rồi mới dìu nhau vào nhà, rồi vào hẳn trong buồng. Đây là cái buồng riêng của vợ chồng Phan Tít, có đầy đủ giường chiếu đệm mút và cả máy điều hòa đã mở sẵn. Cuộc mây mưa diễn ra ngay lập tức. Vào thời điểm này Phạm Tằng nặng 80kg, còn nàng Thắm cũng tới 65kg. Phạm Tằng cởi vội áo quần rồi bế thốc Thắm lên đặt ngửa xuống giường, gã nghiêng người hơi cúi xuống, mồm chộp choạp vào đôi môi đang hướng lên mà nún, tay gã lại luồn luôn vào váy mà sờ con chai đang nóng hôi hổi...
Bỗng phía ngoài chỗ cửa buồng vừa khép nghe tiếng “tách”. Đó là tiếng nấc của cái khóa bập vào ổ. Người tinh nhạy lúc này là Thắm. Nàng nghe quen tiếng khóa nhà mình, bởi vì ngày nào nàng cũng khóa mỗi khi ra ngõ. Nhưng sao lại có tiếng khóa ấy nhỉ? Lúc vào nàng chỉ khép cửa, cái khóa vẫn để ở một nơi khác dưới nền nhà gạch men hoa. Nhưng có thật là tiếng khóa không hay tiếng một cái gì? Vào lúc nàng đang thức tỉnh một điều tai hại khôn lường ấy thì gã tình nhân ngu xuẩn vẫn cứ luồn tay vào háng nàng. Gã không còn đủ tỉnh táo để ý thức được rằng gã đang nằm trên quả bom nổ chậm, chỉ tích tắc nữa thôi là sẽ nổ. Nàng run rẩy hất tay gã ra, nói nhỏ:
- Có người…!
Gã đang say. Gã đang khoái. Gã đang hưởng món quà thượng đế vừa ban. Gã không hiểu nổi hai tiếng “có người” là quái gì. Chỉ có thằng nào ngu như bò thì đang cơn khoái lạc mới để ý hai tiếng “có người”. Hà hà! Phan Tít ơi! Giờ mày ở đâu? Tuyệt! tuyệt! Người đàn bà tình lai láng thế này mà mày không biết sờ mó cho ra trò là trời phạt mày rồi. Tuyệt quá, cái gì cũng phổng phao và thơm như múi mít cả…
- Anh ạ, có lẽ có người…
- Em mê ngủ à? Chỉ có chúng ta thôi…
- Em vừa nghe như có tiếng bấm khóa phía ngoài…
- Cổng ngoài em cũng khóa rồi cơ mà?
- Nhưng em nghe không sai, có người phía ngoài khóa chúng ta lại rồi!
Vừa lúc nãy tiếng bật công tắc điện phía ngoài và cùng lúc phòng ngoài sáng bừng, Phạm Tằng vẫn đặt nguyên bàn tay ở háng người tình, hỏi vọng ra:
- Ai ngoài đấy thế?
- Bố mày đây!
Tiếng trả lời rành rọt và rít lên.
- Phan Tít đấy - Thắm run rẩy nói – Chúng ta mắc lừa rồi ...
Phạm Tằng ghé sát tai hỏi nhỏ Thắm:
- Em cài cửa phía trong chưa?
- Cài rồi!
- Vậy “chơi tiếp”! Thế giới này của chúng mình, không kẻ nào xâm phạm được.
Nói xong Phạm Tằng cúi xuống hôn khắp người Thắm, bắt đầu từ môi, má, ngực, bụng, đặc biệt dừng lâu ở cái mu, chẳng biết người đàn bà ngót bốn chục tuổi này giữ gìn thế nào mà vẫn trắng mộng. Ngoài nhà lúc này là Phan Tít và Phan Híp. Căn buồng này xây kín không có của sổ thông ra phía ngoài. Tuy vậy, linh cảm cho hai anh hùng hảo hớn này biết rõ là trong ấy đang diễn ra trò gì. Phan Tít xám mặt hỏi Phan Híp:
- Chúng nó vẫn làm chuyện ấy à?
Phan Híp gật đầu:
- Đúng là đang làm chuyện ấy!
- Nó coi trời bằng vung? - Phan Tít rít lên.
Phan Híp cười mỉa:
- Trời là cái cóc khô gì khi mà con người đang lúc hứng tình!
- Phải giết! - Phan Tít rít lên.
- Nó cứ khoái với nhau đã, rồi chết cũng cóc cần! Mà ông giết chúng nó bằng cách nào? Cửa trong cài rồi! Mà như trong ấy ông lại để toàn sơn hào hải vị, nào bình rượu sâm hảo hạng, nào các loại rượu quý, nào bia hộp, nào các loại bánh, nào các loại đồ hộp thịt bò, thịt lợn nạc… thì chúng cứ tẩm bổ và hút hí với nhau hết năm nay cũng chưa chắc đã hết đồ ăn…
Phan Tít ngồi gục đầu im lặng. Thật là chẳng cái dại nào giống cái dại nào! Lần trước thì bỏ thuyền lại mà ngăm nên tự đặt mình vào thế yếu, rõ ràng bắt quả tang nó ngủ với vợ mình thế mà hóa ra phi tang, rồi suýt bị mấy con sào bể sọ. Sau phải lặn mà chuồn nhanh. Lần này thì khóa chúng vào cái phòng kiên cố đầy ắp thức ăn hảo hạng để tăng cường nội lực mà hú hí với nhau, mình ngồi ngoài này biến thành thằng gác cổng!
- Làm thế nào bây giờ?
Phan Tít hỏi và vẫn gục đầu suy ngẫm. Phan Híp tỉnh táo hơn mà cũng thấy bí, ngồi im không trả lời. Phan Tít châm thuốc hút rồi đứng lên đi đi lại lại trong phòng. Trường hợp này đối với người khác thì rất dễ, chỉ việc hô hoán lên, hoặc đi báo công an xóm cùng trưởng thôn đến phá cửa rồi lập biên bản là xong. Nhưng với Phan Tít thì không thể được. Cái nhà này không thể phá, không thể gọi cả bàn dân thiên hạ đến đây chứng kiến điều ô nhục chưa từng có này. Điều này mà được bung ra thì danh dự gia đình Phan Tít chìm xuống dưới bùn đen! Con gái Phan Tít sẽ ế chồng sau đó thì thằng Phạm Tằng sẽ dẫn người tình của nó vào Sài Gòn với hàng tập đô la dày đi theo, chúng sẽ tha hồ mà phè phỡn!
Phan Tít đi đến của buồng hỏi vọng vào:
- Phạm Tằng bây giờ mày tính thế nào?
Tiếng trả lời vọng ra:
- Tao chẳng tính thế nào cả! Mày đã lừa chúng tao. Mày nói rằng mày đi Hà Nội mấy ngày có việc để chúng tao bị mắc lừa, rồi mày quay về rồi khóa cửa phía ngoài. Thế thì mày đúng là thằng xỏ lá!
- Ừ thì cứ cho là tao xỏ lá, tao lừa. Thế bây giờ mày định thế nào? Ra hay ở nguyên trong ấy?
- Tùy mày! Đối với tao thì ra cũng được, ở cũng được. Mày cứ hô người đến đi, rồi phá nhà ra mà lập biên bản. Tao đánh đổi cả cuộc đời này để lấy vợ mày!
- Tao sẽ giết mày ngay tức khắc! - Phan Tít rít lên.
- Không dễ đâu! - Phạm Tằng nói vọng ra -, lúc này tao nặng 80kg còn mày nhỉnh hơn 40kg một chút, như vậy là mày chỉ bằng nửa tao. Trong này tao cũng có đủ vũ khí, có cả cái tay thước lim mà mày để góc buồng phòng trộm thì vác ra đánh, vậy thì mày giết thế nào được tao?
- Nếu tao tha tội cho mày lần này thì mày trả ơn tao thế nào?
- Trước hết cải chính lại là tao không có tội!
- Vô lý! Ngủ với vợ người ta hai lần bị bắt quả tang lại bảo vô tội!
- Tao ngủ với người yêu thì sao bảo có tội?
- Mày nói thế là thế nào, thế hóa ra cái Thắm không phải là vợ tao?
- Đúng là vợ mày! Nhưng là người yêu của tao, mày hỏi vợ mày đi xem nàng có yêu tao không?
Lúc này nàng Thắm lên tiếng:
- Em yêu anh ấy đấy anh Tít ạ. Hãy tha cho chúng em. Anh thì cần gì em nữa vì anh có còn là đàn ông nữa đâu!
- Tao hỏi thằng Tằng: Nếu mày được tha thì mày sẽ trả ơn tao thế nào?
Thắm hỏi nhỏ vào tai Tằng:
- Anh nói đi: Anh trả ơn anh ấy bằng chức chủ tịch xã…Anh được em thì cần gì chức chủ tịch xã? Giàu thì anh giàu quá rồi, sang thì anh cũng sang lắm rồi. Bây giờ cái anh cần là được em!
Nghe người tình bàn vậy, gã si tình trả lời vọng ra:
- Tao đền ơn mày chức chủ tịch xã! Tao sẽ lộn xuống làm chủ nhiệm, được chưa nào?
- Mày không nói trước quên sau, mồm mày không bẩn như đít đàn bà hay ngồi lê chứ?
- Tao thề…
- Thề cá trê chui ống phải không?
- Không! Rất nghiêm chỉnh!
- Lấy gì làm bằng chứng khi thả ra mày không trở mặt?
- Hãy tin tao!
Đã đăng:
Chương 2 – 3: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/11/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_29.html
Chương 6 - 7): http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_4.html
Chương 8 - 9: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_6.html
Chương 10 – 11: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_10.html
Chương 12 – 13: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_11.html
Chương 14-15: https://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_13.html
Chương 18-19: https://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_25.html
Chương 23-24: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_9.html
Chương 25-26: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_15.html
(Còn tiếp)
Trần Quốc Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét