Nhà văn Trần Quốc Tiến |
Chương 2 – 3: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/11/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_29.html
Chương 6 - 7): http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_4.html
Chương 8
Thế là Dế bị thất tình. Cuộc chạy đua để chiếm trái tim người đẹp đang
vào kì nước rút thì suốt tháng trời Dế bị giam chân ở tổ trực chiến suốt ngày
đêm, còn thì giờ đâu mà đi tán? Lợi dụng thời cơ này, Lưới mở cuộc tấn công.
Bây giờ thì việc giả vờ ngồi câu cá để nhìn trộm nàng Cún tắm không còn thực
thi được bởi vì mới có thêm một tin đồn nữa là tên giặc nhái này đang ở dưới
sông rất là dê cụ, rất thích sờ vú và sờ háng con gái tắm. Nàng Cún xinh đẹp
không còn ra sông tắm nữa, nàng gánh nước về nhà rồi đứng khuất chỗ bờ giậu cúc
tần mà kì cọ, mơn man cái cơ thể nõn nà. Cứ vào giờ nàng ra cầu bến bên sông
gánh nước về là Lưới ta lượn đi lượn lại phía bên ngoài giậu cúc tần. Khuất
quá, chả nước mẹ gì, chỉ được ngửi hơi con gái! Bén hơi rồi thì lại càng say,
mà đã say rồi thì không còn tỉnh. Rồi một lần, Lưới không giả vờ lượn đi lượn lại
chỗ nàng tắm, mà đứng sát giậu, nhìn vào. Giậu cúc tần nhà Cún lại có rất nhiều
khe hở, Lưới cứ việc đặt mắt vào những khe hở ấy mà căng mắt ra cho hết cỡ. Chà
cha, mới tuyệt làm sao! Đến thánh mà nhìn thấy cảnh này thì thánh cũng phải mê
tít. Thế rồi Lưới bị người đẹp hút mất hồn thế nào đó lại xé giậu thò hẳn đầu
vào. Nàng Cún đang kì vú, bỗng giật thót mình nhìn thấy một cái đầu lâu lủng lẳng
trên bờ giậu, thì nàng hét lên một tiếng rồi ngã vật ra. Lưới rụt đầu, chạy thẳng!
Phải một tuần lễ sau Cún mới hoàn hồn, rồi hàng tháng trời nàng bị cái đầu
lâu ấy ám ảnh. Hừ, rõ ràng là đôi mắt tít lại hàm răng nhe ra cười. Người hay
là ma vậy? Nàng đi xem. Ông thầy phán:
-
Chồng cô đấy!
Nàng cuống cuồng hỏi lại:
-
Thầy nói sao? Em làm gì đã có chồng?
-
Chồng cô đấy! Cứ về tìm cái gương mặt ấy là lấy làm
chồng! Số trời đã buộc rồi không thể cởi được đâu! Nếu trái ý trời thì cô sẽ bị
trời phạt, lúc ấy đừng có trách lão này không báo trước!
-
Vì sao trời nỡ buộc em như vậy, thầy có rõ không?
-
Vì thằng con trai ấy nó mê cô đến lú lẫn, năm ngoái
nó giả vờ ngồi câu ở khóm tre để nhìn trộm cô tắm ở sông, năm nay cô sợ giặc
nhái Mĩ sờ háng nên gánh nước về nhà tắm bên giậu cúc tần, ngày nào mà nó chả
lượn đi lượn lại mắt đưa tình vào bờ giậu? Rồi điên lên, nó xé giậu thò đầu vào
để nhòm các của quý. Nó đã nhìn thấy hết cả rồi, nó thu hết các “của quý” của
cô vào mắt nó, rồi nó nuốt ừng ực cô vào bụng nó rồi!
Vậy là số trời đã định, biết làm thế nào! Nhìn rõ cả, thu vào mắt, rồi
nuốt vào bụng! Thế là thành vợ rồi còn gì nữa. Nhưng chàng là ai? Cái đầu lâu
treo trên bờ giậu chưa mách bảo với em rằng chàng là ai. Suốt ngày nàng cứ phân
vân phán đoán, tất cả đám con trai ở làng Trọng Nghĩa đều được nàng điểm mặt,
xem tên, cứ lần lượt hiện ra, rồi lướt qua mặt nàng, nhưng nàng không nhận ra
đâu là gương mặt biến tướng của cái đầu lâu hôm ấy. Cuối cùng nàng lại đến ông
thầy, ông này nổi tiếng ở vùng này, kiêm những mấy chức thầy: thầy cúng, thầy
bói, thầy tướng số… biết tất cả tiền vận hậu vận, đặc biệt là đường nhân duyên.
Ông thầy tên là Soái Tấn, tất nhiên là ông chưa được phong nguyên soái bao giờ.
Trước khi trở thành thầy cúng, thầy bói, thầy tướng số… thì ông là thầy giáo dạy
văn cấp trung học phổ thông, rồi làm cán bộ cấp ủy ban nhân dân tỉnh. Ông đọc
nhiều sách lắm, thời còn việc nhà nước, lúc nào trên bàn làm việc của ông cũng
có năm ba cuốn kinh viện bìa cứng dầy cộp. Ông coi thường các sếp vì cho rằng
các sếp này đều là vô học, mặc dù họ cũng có đủ loại bằng cấp. Chính vì cái tật
coi trời bằng vung ấy mà đường công danh của ông không thăng tiến phải về hưu
phó văn phòng. Ông yêu thơ và đã bỏ tiền ra in mấy tập thơ. Nhưng ngay cả thơ nữa
ông cũng cho là đời không hiểu được những ý sâu xa của thơ ông nên cú ngoác mồm
ra là chê. Bất đắc chí, ông chán nản. Rồi ông ngã một cú trời giáng ở chân núi
Yên Tử. Sau cú ngã tiền định ấy thì ông gọi Trần Nhân Tông bằng anh và chúa Liễu
Hạnh là em, và ông đối thoại được với người âm.
-
Thưa thầy Soái Tấn! Thầy cho em biết chồng em là
ai?
Nàng Cún khẩn khoản nói với thầy. Thầy Soái Tấn trầm ngâm một lát rồi
phán:
-
Vậy thì thế này: Ngày mai vào giờ Ngọ, tức đúng mười
hai giờ trưa, lúc mọi người đã nghỉ trưa, em lại ra cầu bến gánh nước về chỗ giậu
cúc tần ấy mà tắm…
Nàng Cún trở về và đúng mười hai giờ trưa hôm sau, nàng đủng đỉnh quẩy
đôi thùng ra bến gánh một gánh nước đầy về bên giậu cúc tần, rồi cởi áo ngoài
ra tắm…
Vào lúc giữa trưa thế này, sau nửa ngày lao động mệt nhọc, mọi người đã
nằm nghỉ. Đường làng rất vắng. Cái nắng tháng sáu chói chang như đổ lửa. Cây cối
im phăng phắc. Dưới gốc đa đầu làng, mấy con trâu đang nằm nhai lại, cái tai,
cái đuôi thi thoảng phe phẩy đuổi ruồi. Bỗng trên đường làng xuất hiện một
chàng trai đi tha thẩn, tay cầm cành câu rô. Mấy phút sau, chàng ta đi về phía
vệt giậu cúc tần…
Nàng Cún đã nhìn thấy hình ảnh ấy từ xa. Nàng hồi hộp vừa tắm vừa dõi mắt
nhìn. Chàng càng đến gần, thì tim nàng càng rung mạnh. Chàng thanh niên đã đến
sát bờ giậu cúc tần, đưa mắt đảo ngược đảo xuôi không thấy ai liền ghé mắt nhìn
vào bờ giậu…
Nàng Cún hồi hộp, mặt đỏ bừng, chân tay run bần bật…
Rồi một cái đầu thò qua chỗ giậu thưa…
Lần này nàng không thấy sợ, không nhìn thấy cái đầu lâu đáng khiếp, mà
nhìn thấy mái tóc xanh mượt, gương mặt con trai hiền lành, một đôi mắt đắm đuối…
Nàng không chạy, cũng không vội che giấu gì cả…
-
Có phải… anh là chồng em? – nàng hỏi một cách
nghiêm chỉnh.
Chàng Lưới thò đầu nhìn trộm con gái tắm là cả một sự mê muội liều lĩnh,
lần trước đã làm con người ta ngất xỉu, lần này vì mê quá mà đâm liều, đinh
ninh sẽ nhận được một lời chửi rủa thậm tệ, nào ngờ lại nghe hỏi “có phải chàng
là chồng em?” “Tuyệt! Tuyệt! Ha! Ha!” “Có phải chàng là chồng em” Tuyệt! Tuyệt!
Ta đang mong ước, đang ngày đêm cầu khẩn thánh thần phù trợ, đang sợ rằng sẽ chết
ngay nếu không được là chồng em. Ta yêu quá mà chưa dám ngỏ lời, chưa dám thốt
lên một tiếng “yêu”, nói gì đến chuyện được làm chồng.
-
Anh có phải sẽ là chồng em?
Câu hỏi này chỉ có trời xui khiến mới có được! Nghĩ thế rồi Lưới reo
lên:
-
Còn ai nữa!
-
Thế ư? – người con gái hỏi lại – sao anh không nói
gì nữa đi? Anh muốn làm chồng em cơ mà?
-
Anh hẹn em tối nay lúc trăng lên đến chỗ đầu cầu, anh
sẽ đưa thuyền đến đợi em rồi anh đẩy thuyền đến Bến Trăng, để anh dốc bầu tâm sự…
em đồng ý chứ?
-
Em đồng ý…
Nàng trả lời người tình và lúc này mới che vội cái khăn mặt lên đôi vú,
rồi chạy vào nhà.
Từ lúc ấy, lòng nàng thổn thức vô cùng, cứ mong sao cho chóng đến lúc
trăng lên để đến chỗ hẹn. Rồi trăng cũng lên, ánh trăng vàng rực rỡ của đêm mười
sáu vừa tãi dài trên mặt sân, nàng đã đứng lên đi ra lối ngõ. Từ ngõ nhà nàng đến
đầu cầu chỉ một quãng ngắn. Tối nay nàng mặc quần phíp, áo đông xuân trắng cộc
tay, đi guốc đen, tóc chải gọn cặp lại đằng sau, mái tóc dài đen nhánh chùng đến
giữa lưng, thơm nức mùi bồ kết và lá bưởi. Suốt cả buổi chiều Lưới loay hoay sửa
sang cái thuyền cho thật sạch sẽ. Dân đồng chiêm nhà nào cũng có ít ra một chiếc
thuyền nan, đan bằng tre hoặc nứa, nhỏ nhắn mỏng mảnh mà duyên dáng như cô gái
đương thì. Lúc lao động nó là công cụ để chở lúa, chở gạo, là phương tiện giao
thông từ trại này đến trại kia, còn khi trai gái trao duyên nó lại là cầu nối,
là điểm hẹn, là đài hoa thơm ngát những lời yêu. Lưới đẩy thuyền đến đầu cầu từ
lúc trăng non vừa nhú, ép thuyền vào chân cầu ngồi đợi. Trăng đêm nay đẹp quá.
Trên mặt con sông làng, vẩy vàng lấp lánh, những chỗ lặng gió thì trăng in đáy
nước như có hai bầu trời soi nhau. Cảnh thì đẹp mà lòng chàng rạo rực một bồ những
lời yêu chỉ đòi bật nắp. Chàng ngẩn ngơ nhìn trời nhìn nước, mà nhìn đâu cũng
chỉ thấy bóng nàng Cún lúc đang cởi trần đứng tắm bên giậu cúc tần! Cô Cún lúc ấy
có lẽ còn đẹp hơn cả nàng tiên nhưng run quá thành cậu Lười chỉ thấy lóa lên một
khối trắng nõn cứ nhập nhòa lúc ẩn lúc hiện ngay trước mắt mình. Vì đang trần tắm
nên da dẻ cô bốc hơi, mà cái hơi con gái trinh đang kỳ gọi đực thì có thể giết
chết ngay lập tức khắc những ai vô tình hít phải. Thật tình lúc đó Lưới cũng cảm
thấy mình chết đi sống lại đến mấy lần. Nhưng chết đấy là chết lịm! Mà chết lịm
thì bao giờ cũng là cái chết ngoạn mục nhất! Vua quan thời nào cũng thế, đặc biệt
thời nay luôn luôn được “chết lịm”. Các ngài phải móc bạc triệu đặt vào cái đùi
nõn nà của em gái để xin được chết lịm, rồi sau những cú chết lịm ấy, các ngài
có thể phải ra hầu tòa vì tội tham nhũng! Còn Lưới, chưa mất xu nào, chỉ nhờ
vào tính liều mà cũng được “chết lịm” đến mấy lần. Vậy là hơn quan rồi đấy! Còn
mải tưởng tượng lại những cú lịm người thì có mùi con gái phảng phất theo chiều
gió làm cậu Lưới tỉnh hẳn. Nàng Cún đang đến gần. Hôm nay nàng diện quần phíp
đen, áo đông xuân trắng cộc tay, tóc dài cặp sau lưng, dưới ánh trăng đôi mắt
đen láy của nàng long lanh. Tim Lưới nhảy thót lên rồi suýt dừng hẳn khi người
tình bước xuống thuyền, con thuyền chòng chành như gặp bão. Cả hai lảo đảo rồi
có lẽ do trời xui nên ngã dúi vào nhau, chẳng biết phúc hay họa mà tay Lưới lại
chộp ngay đúng một quả đào tiên…
-
Sao hỗn thế?
Hỗn ư? Trời ơi em thử hỏi cả bàn dân thiên hạ này xem từ quan đến dân có
vị nào đứng cạnh đàn bà con gái mà không hỗn? Vua hỗn! Quan hỗn! Dân hỗn! Cứ cú
hỗn láo ấy làm cho thế giới tồn tại và tạo ra vô khối nhân tài! Có tới một trăm
phần trăm thiên tài của nhân loại được tạo ra từ những cú hỗn của giới đàn ông
đối với đàn bà… ấy là một lần anh ngồi nghe lỏm các vị đàn anh bàn luận như vậy.
Bến Trăng đây rồi! Cái bến Trăng này, nó cũng như gốc đa, bờ giếng, là
nơi bao đời người ta hẹn nhau đến đây để cùng nhau “hỗn láo”!
Bến Trăng là một vùng sáng ở nơi đồng chiêm. Nó nằm ngay giữa đồng. Về
mùa nước nổi, chỉ có nước cùng trăng vàng đẹp vô cùng. Bến Trăng cũng là bến Hẹn.
Trai gái trong làng muốn tâm tình đều hẹn nhau đầu bến Trăng. Chiếc thuyền nan
nhỏ bé bập bềnh trên sóng nước là ngôi nhà đầu tiên của hạnh phúc, nó được sóng
và gió đung đưa hòa âm cùng bản trường ca tình ái. Từ trong làng, những trái
tim trong trắng hút nhau ra đây, nơi chỉ có gió trời, sóng nước cùng ánh trăng
soi tỏ… Chàng một đầu thuyền, em một đầu thuyền, hai khuôn mặt hướng vào nhau,
ánh mắt giao nhau, má em ửng hồng nóng ran mà môi chàng thì chưa đỏ. Thoạt đầu,
chàng mở van tim cho những lời yêu bay ra, lúc đầu còn rụt rè, bóng gió. Em đón
lời chàng như đón tín hiệu từ nơi thiêng. Mỗi lời chàng bật van tim bay ra là một
con chim đẹp, hót hay, nó lượn bay, mơn man trên tóc em rồi sà xuống đậu vào ngực
em, luồn vào tim em…
Thật ra, đêm đầu tiên cùng người tình đến bến Trăng, Lưới chẳng nói được
gì nhiều. Cú đầu tiên khi Cún bước xuống thuyền làm thuyền chòng chành ngã dúi
vào nhau, tay Lưới chộp phải quả đào tiên, chưa thấy sướng đã bị mắng “sao hỗn
thế?” Khi thuyền đến bến Trăng, nó dừng lại giữa một cái sân lát toàn vẩy vàng
óng ánh. Mùi con gái lúc này tỏa ra ngọt ngào gọi dậy ở thằng con trai bao nỗi
khát thèm. Thế là cứ ngồi ngây ngây dại dại như một thằng ngố. Rồi thằng ngố ấy
trở thành thằng điên khi cái đầu chẳng làm sao cũng gật gật…
Chương 9
Làng Trọng Nghĩa vặn mình kêu răng rắc. Chuyện chia ruộng thoạt đầu anh
nông dân sướng rên, vì nó là nỗi khát thèm có đến phần ba thế kỉ. Lúc nhận ruộng
anh ta sướng đến rơi nước mắt, nhảy cẫng lên mà huơ chân múa tay như một thằng
điên. Nhận ruộng xong đến lúc bắt tay vào làm mới ra thằng thất vọng. Giờ chỉ
có hai bàn tay trắng với mảnh đất bạc màu. Nơi đây đã một thời giòn vang tiếng
máy. Nó là điểm nóng về cơ giới hóa trọng điểm của quốc gia sau ngày chiến thắng
ngoại xâm. Cả nước dồn tiền của cho nó. Máy 50 ngựa đỏ sầm sầm chạy vào làng hùng dũng như xe tăng tổng công
kích. Trâu đỏ về thì trâu đen phải chết! Suốt một thời kì dài, ngày nào trâu
đen cũng bị chọc tiết, cuộc thảm sát loài trâu có thể nói là chưa từng có trong
lịch sử! Có ngày hợp tác xã mổ ba trâu, cán bộ thịt thăn, xã viên bạc nhạc, ăn
no lòi kèn, ỉa chảy đằng chôn, nôn đằng miệng, đến nỗi cả làng phải vào viện cấp
cứu. Cứu được người thì trâu chết hết. Chu di đến ba đời nhà trâu! Cả làng cả xã đến một con
nghé cũng không còn. Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà. Khi trâu đỏ ùa vào, đàn gà
xếp hàng mười để nộp mạng. Ngày nào cũng vài chục con bị vặn cổ, cắt tiết. Chẳng
bao lâu loài gà tiệt mống, chỉ còn những líp nhíp mới nở. Thế rồi đến kì giao
ruộng thì trâu đen đã chết hết từ lâu, mà trâu đỏ cũng hết gà đã nằm thoi thóp,
thở hắt ra! Nông dân làng Trọng Nghĩa trố mắt nhìn nhau: Sao đây? Còn sao nữa?
Muốn sống thì hãy “làm trâu”! Thế là để cứu mình, trai tráng trong làng phải
hóa thành trâu! Có điều loại trâu này không gặm cỏ mà ăn cơm, tối không ở chuồng
đầy muỗi mà nằm ổ rơm sờ vú vợ. Đấy, hơn loài trâu được điểm ấy! Cánh đồng vào
những vụ đầu tiên sau khi nhận ruộng nhìn đâu cũng thấy những mảnh lưng trần
đen sạm, gầy guộc, đôi vai nhỏ đeo cái ách của loài trâu. Người người gò lưng,
nhà nhà gò lưng mà kéo cày. Trong khi thế giới đã cơ giới hóa nông nghiệp từ thế kỉ về trước, thì ở làng Trọng Nghĩa con
người phải làm chức phận của trâu, kéo lịch sử thụt lùi lại thời tiền Trung Cổ.
Khoảng ba bốn năm liền như thế, con người mới cởi bỏ được cái ách trên vai để
trở lại cầm cày cho trâu kéo. Đất làng Trọng Nghĩa bao đời là phù sa của con
sông Hồng pha trộn, là loại đất màu mỡ cắm cái gì xuống cũng dễ lên xanh. Giờ
đây sau mấy thập kỉ hợp tác xã, màu mỡ đã lên trời hoặc về âm phủ, chỉ còn loại
đất bạc màu xơ cứng như pha xỉ. Đất dù bạc, con người cũng không thể bỏ nó. Đã
bao đời đất và người gắn bó bên nhau, hòa quyện vào nhau để tồn tại và phát triển.
Vài vụ đầu tiên đất nhìn người, người nhìn đất cùng ứa nước mắt. Đất đã bao
phen cứu người. Giờ đây chính con người phải cứu đất! Vào những năm tháng ấy,
trên các cánh đồng làng Trọng Nghĩa đông kịt những người gánh bùn từ các con
mương, con ngòi, ao, sông, đầm hồ... đổ vào ruộng để thay đổi chất đất, tạo độ
phì, lấy lại dáng vẻ xưa cho đồng ruộng quê mình. Rồi phân chuồng, phân xanh bằng
các thứ rơm rác và lá cây, các loại bèo sen cùng rong rêu ở ao hồ, sông ngòi đều
được vớt hết băm nhỏ rắc lên ruộng để tham gia cải tạo đồng đất đã bạc màu. Phải
mất khoảng hai năm như vậy chất đất mới dần dần trở lại dáng vẻ ngày xưa, cô
gái quê mơn mởn tuổi dậy thì.
Những người nông dân vừa cố hết
sức mình để có bát cơm no và manh áo ấm, định gắng gượng vươn lên thì bị ngay một
sức kìm, bất công cũ chưa qua hẳn thì bất công mới như một cơn bão cấp mười ba ập
đến đánh gẫy gục luôn cái mộng vươn lên
của những con người đã sống suốt mấy chục năm nghèo khổ...
Đồng lúa vụ chiêm làng Trọng
Nghĩa. Cánh đồng bát ngát một màu óng ả. Những bông lúa to mẩy vàng rực khom
khom uốn câu đi đưa trong gió chiều. Cánh đồng đang vào mùa gặt hái tưng bừng
nhưng vẫn là cảnh lao động thô sơ nặng nhọc, cắt, bó. Dưới sông, những chiếc
thuyền nan đầy ắp lúa, thuyên đẩy bằng sào vun vút. Trên đường từng đoàn xe thồ
lúa về làng, chen vào đấy vẫn có người gánh, đội.
Ở mảnh ruộng ven sông, gia
đình bác Phó Ba Gai đang gặt lúa. Lúa rất tốt. Người vợ và mấy đứa con thì cắt
lúa, anh chồng ôm từng ôm, đặt lạt rồi bó. Trời nắng chang chang, mồ hôi ướt đẫm
lưng áo từng người. Phó Ba Gai vẫn dáng cao gầy, râu ria tua tủa đầy mồm đầy
mép, cởi trần, đầu đội mũ lá sụt vành. Chị Gái vợ anh, quần Phíp đen đã bạc sắn
tới bẹn, áo cánh gụ đã vá vai, nón cũ cúi lom khom cắt lúa. Hai đứa con đều là
con gái đang tuổi đi học cũng lúi húi cầm liềm cắt lúa cạnh mẹ. Phó Ba Gai sau
khi đã bó xong một bó lúa to, đầy những hạt mẩy, chổng ngược lên rồi đi đến cạnh
vợ.
- Lúa tốt quá phải không bu
em?
Chị vợ ngừng tay ngẩng lên lau
mồ hôi, nét mặt sung sướng nhìn chồng:
-
Tốt
lắm thầy nó ạ! Thế mới bõ công bao ngày vất vả...
Hai đứa con cũng ngừng tay, ra
chỗ bờ sông lội xuống vã nước vào người cho mát. Phó Ba Gai đi đến sát vợ:
-
Lúa
tốt thế này là do anh cày bừa kĩ. Thế mà cả tuần nay bu em chưa thưởng gì...
Chị vợ lườm nguýt:
-
Rõ
nỡm ạ! Mới tối hôm qua “mò cua” suốt đêm đấy như?
Ba Gai nhe răng cười:
-
Phải
thưởng nữa! Nào đưa đùi đây sờ cái...
-
Ấy
đừng vội, để đến tối. Bây giờ con nó nhìn thấy...
Vừa lúc ấy bà mẹ xuất hiện. Một
tay xách ấm chè, một bên hông bà cắp cái rổ đựng bát và khoai lang luộc. Cả nhà
quây quanh rổ khoai, ấm nước tại bờ ruộng...
Mặt trời gần đứng bóng. Cả nhà
khuân lúa ra thuyền đã ép sẵn ở bờ sông rồi đẩy về. Chồng đẩy, vợ ngồi sạp thuyền
tát nước, lòng vui phơi phới...
Ngôi nhà rạ ba gian đã cũ. Sân
xỉ, rỗ nhiều chỗ. Mảnh ruộng có nhiều rau xanh. Trong nhà cảnh tuềnh toàng đơn
giản, hai cái giường dải quạt hai bên, gian giữa là bàn thờ, có kê bộ bàn ghế
trên nền nhà phía đằng này, dù là ngày mùa mà chỉ có bát bí nấu với đĩa tép
rang. Cái Hoa nhìn mâm cơm rồi nói với bố:
-
Sao
bố không mua thịt cá về mà ăn hở bố?
Người bố xoa đầu con:
-
Được
rồi! Vụ này bội thu, bố sẽ mua cả giò chả nữa cho con ăn, con trông thấy đống
thóc nhà ta to thế kia không? – Người bố nói và chỉ tay ra sân, nơi đang có một
đống thóc rất to, vàng óng...
Cái Huệ nói chen vào:
-
Bố
sắm cho chúng con cái xe đạp mới bố nhé?
Người bố lại gật đầu:
-
Được
rồi! Yên tâm, vụ này nhà ta nhiều thóc lắm...
Người bà ngồi bên nhân thể nói
chen vào:
-
Quần
áo tôi rách cả rồi, lúc ở nhà thì thế nào cũng được, nhưng khi đi lễ chùa cũng
phải có bộ lành lặn bằng chị bằng em...
-
Mẹ
cứ yên tâm. Vụ này nhà ta lúa tốt lắm, được những một đống thóc to thế kia cơ
mà? Con sẽ mua cho mẹ một bộ mới để mẹ đi chùa! Đấy, cả nhà nhìn xem, năm nay
nhà mình được một đống thóc như đống rạ thế kia! Nay mai con sẽ bán đi một phần
để may sắm cho cả nhà...
Cả nhà ngừng ăn nhìn ra đống
lúa, niềm vui hiện lên trong từng con mắt. Xong bữa cơm, bà mẹ ngả lưng trên
chõng tre kề buồng, hai cô con gái rủ nhau ra sông tắm. Hai vợ chồng Phó Ba Gai
vẫn say sưa đứng bên đống thóc to đã phơi săn rê sạch chờ nộp các khoản xong sẽ
lên cót tối nay. Phó Ba Gai bốc một nắm thóc lên lòng bàn tay, chìa cho vợ xem:
-
Thóc
đẹp quá nhỉ?
Chị vợ gật đầu mỉm cười. Anh
chồng cũng gật đầu:
- Cứ đà này chỉ mấy vụ nữa là
chúng ta khấm khá. Có vốn, ta sẽ đầu tư vào chăn nuôi, phát triển mô hình VAC,
rồi chẳng mấy chốc mà có nhà cao cửa rộng. Bỗng anh chồng ghé sát xuống má vợ:
- À quên, lúc ngoài đồng em bảo
lúc về nhà sẽ “thưởng”... Bu nó quên rồi à?
Mà bu nó xem anh đây khó nhọc
hai sương một nắng, cày sâu bừa kĩ nên mới được đống thóc to thế này mà không
đáng được vợ thưởng cho vài cú hay sao?
Chưa nói dứt câu, anh Ba Gai
đã luồn luôn tay vào háng vợ, cô vợ để yên cho chồng sờ mó một lát sau mới hất
tay ra:
- Thôi thế thôi, đến đêm sẽ
thưởng cả trên lẫn dưới...
Vừa lúc ấy ông đội trưởng xuất
hiện. Mới làm đến chức đội trưởng thôi mà xem chừng bụng đã sệ, má đã gần má lợn,
bởi một tháng đủ ba mươi ngày người ta thấy ông xách túi đến ngồi lì ở quán
lòng lợn tiết canh đầu xóm.
- Kìa, chào bác đội trưởng,
bác sang chơi...
Chị Gái đon đả chào hỏi. Ông đội
trưởng đi đến bên đống thóc gật gật cái đầu béo múp:
- Vui quá nhỉ? Nhà ta vụ này bội
thu?
- Phải! – anh Phó Ba Gai gật đầu.
Vợ nói thêm:
- Lúc chăm bón, thiếu tiền mua
phân, nhà em phải bán non lứa gà, rồi lại phải vay thêm nợ lãi, nhưng giờ được
đống thóc to thế này thì cũng mừng bác nhỉ?
Ông đội trưởng gật đầu:
- Ồ đúng rồi, nhà nông thì phải
thế!
Vạy có sướng hơn không hở bác?
– chị Gái hỏi.
Ông đội trưởng trầm ngâm:
-
Sướng
hay khổ còn phải tính đến cái chuyện “nộp các khoản” hết bao nhiêu, còn lại bao
nhiêu mới thật là của mình.
-
Vậy
thì vụ này nhà em phải “nộp các khoản” là bao nhiêu?
Ông đội trưởng gật đầu:
- Được
rồi! Tôi đến đây cũng là vì chuyện ấy! – Ông móc trong cái túi xách tay ra một
quyển sổ rồi giơ lên trước mặt hai vợ chồng anh nông dân Phó Ba Gai nói: Đây là
quyển “nộp các khoản” của chủ hộ Phó Ba Gai...
-
Thế
vụ này phải nộp bao nhiêu khoản hở bác? – Chị Gái lo lắng hỏi.
-
Phải
nộp ba mươi khoản tất cả! – Ông đội trưởng dõng dạc trả lời.
Phó Ba Gai hoảng quá hỏi lại:
-
Sao
lắm khoản quá thế? Từ khi nhận ruộng chúng tôi phải tự lo toan tất cả: cày bừa,
phân gio, giống má, trừ sâu bệnh... Thế mà lại còn phải nộp thêm những ba mươi
khoản nữa là thế nào?
Ông đội trưởng lắc đầu:
-
Tôi
biết đâu đấy mà hỏi vặn tôi? Bây giờ những ông ngồi ở văn phòng chỉ còn có mỗi
việc nghĩ ra các khoản để thu! Có thu nhiều thì mới được chi lu bù chứ? Nghe
nói có nơi còn phải nộp đến bốn mươi khoản! Ta mới có ba mươi khoản, thấm gì!
Nào mời ngài Phó Ba Gai dỏng tai mà nghe tôi đọc từng khoản nộp có cãi đằng trời!
Hai vợ chồng Phó Ba Gai đứng
như trời trồng. Ông đội trưởng chắc là vừa ở hàng tiết canh lòng lợn ra nên
hăng hái lắm. Ông sai hai vợ chồng Phó Ba Gai lấy bao gai, bao rắn hàng chục
cái đem ra sân, rồi lấy cân để ông đọc từng khoản một cho mà cân, để ông nhận.
Khi các điều kiện ấy đã đủ, ông liền cầm quyển sổ lên và đọc:
-
Thuế
nông nghiệp một tạ năm cân!
Hai vợ chồng
anh nông dân liền cầm hai cái bao đến đống thóc đã phơi săn rê sạch xúc đầy hai
bao to rồi cho vào cái chão trâu đã thắt nút hai đầu rồi xỏ đòn tre vào khênh.
Ông đội trưởng nhìn mặt cân, xê ra, xê vào quả cân, sau khi đã thêm bớt nhiều lần
thì gật đầu:
-
Đủ
rồi!
Đợi cho hai vợ chồng Phó Ba
Gai khênh hai bao thóc vừa cân để riêng ra chỗ góc sân, ông lại hô:
-
Quỹ...
cán bộ… tám mươi ki-lô-gam...
-
Để
làm gì mà thu nhiều thế? – Phó Ba Gai trợn mắt hỏi.
-
Để
nuôi cán bộ, rõ chưa? Thử hỏi nếu không có quỹ này thì làm gì có cán bộ ngồi
văn phòng? Đó là quỹ lương!
-
Tôi
hỏi ông rằng bày vẽ ra những ông ngồi văn phòng ấy để làm gì? Phó Ba Gai bắt đầu
hỏi vặn – Ruộng đất giao cho nông dân tự chủ rồi, phải tự lo cày bừa, giống má,
cấy gặt... thế mà còn phải nuôi thêm một lũ ăn hại!
-
Anh
bảo ai ăn hại đấy? – Ông đội trưởng trợn mắt, trong đôi mắt ông đỏ rực màu tiết
canh lợn – Tôi hỏi anh, anh bảo ai là đồ ăn hại đấy?
-
Thế
tôi hỏi ông, chúng tôi giờ phải lo toan tất tần tật rồi, chúng tôi còn cần gì đến
chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ban bệ nọ kia?
-
Ừ,
đúng là thằng “ăn hại đái nát”, đúng là thằng gàn dở bát sát, đúng là thằng ba
gai cò bứa! - Nghĩ thế rồi đội trưởng
nhìn chằm chặp vào mặt anh nông dân Phó Ba Gai hỏi vặn:
-
Hồi
bao cấp anh ba gai ba góc đã đành, đến thời đổi mới này mà chứng nào cũng tật ấy
hử?
Phó Ba Gai vuốt vuốt bộ râu
trê chẳng ra trê, cáo chẳng ra cáo, mọc vô tổ chức quanh cái mồm rộng hoác.
-
Nếu
tôi không phải đóng mỗi vụ ngót tạ thóc để nuôi mấy lão nghiện ngồi văn phòng
thì tôi ba gai làm gì?
-
Hả?
Anh bảo ai nghiện xì ke thuốc phiện? – Đội trưởng Híp hỏi vặn – Anh trông thấy
các đồng chí cán bộ xã hút xì ke hay thuốc phiện à?
-
Tôi
không nói là cấp xã đã tới mức nghiện xì ke thuốc phiện mà nghiện...
-
Nghiện
gì, nói mau! – Đội trưởng Híp quát.
-
Nghiện
gì thì ông biết đấy! Phó Ba Gai bướng bỉnh đốp lại: Một là nghiện đớp! Hai là
nghiện sờ! Các quan ngày nay nghiện rất nặng hai thứ đó. Đớp thì rượu Tây, bia
ngoại, gà tần, chim hấp! Sờ thì... hang cua hang ếch đến hang rắn, các vị đều
gí mũi vào ngửi... Nước hoa cũng thơm mà... nói khí vô phép, đến nước đái đàn bà
rồi các vị cũng bảo thơm!
-
Á
à, thằng cha này mất lập trường! – Đội trưởng Híp quát – anh dám bảo các quan
thời đổi mới này hít cả nước đái đàn bà cũng thấy thơm à?
-
Thì
hôm nọ tình cờ nghe trộm tay chủ tịch xã và tay chủ nhiệm nói với nhau về cuộc
đi “uống bia khỏa thân”, bắt chúng tôi mỗi vụ đóng ba mươi khoản để các vị đi
hú hí ở nhà hàng khách sạn. Ông ngạc nhiên về “uống bia khỏa thân” à? Thôi đừng
giả vờ giả vịt nữa! Tôi nói rằng các quan thời nay uống nước đái đàn bà cũng thấy
thơm ngon là nói có sách, mách có chứng! Hai vị chủ tịch và chủ nhiệm thú vị ôn
lại cho nhau nghe về cuộc “uống bia khỏa thân” ở nhà hàng trên phố. Mười mấy thằng
cha xin đất xin cát về xã dẫn đi lần đầu rồi từ lần sau các vị tự rủ nhau đến –
Nó thế nào à? Chính ông được mời dự còn giả vờ gì nữa? Một cái thuyền như cái
thuyền bơi nhưng bằng nhựa hoặc là nhôm hoặc sắt tráng men. Một đứa con gái cởi
trần truồng rồi nằm dài tất nhiên là nằm ngửa, hai chân roãng ra ở giữa cái
lòng thuyền ấy, rồi các quan lấy tiền chùa mua bia chai bia hộp đổ vào cho đến
lúc đứa con gái chìm dưới bia và các vị mỗi vị một cái vòi như người miền núi uống
rượu cần, cái vòi ấy cắm vào huyệt thầm kín của đứa con gái rồi miệng thì rít.
Tay chủ nhiệm khoe rằng mình đã cắm vòi vào đúng cái hang cua rồi rít, vì rít mạnh
quá nên nước đái cua phọt ra lẫn với bia để các quan xơi. Tôi xin thề là không
nói sai. Nếu nói sai thì cứ gọi là trời chu đất triệt tôi mất cái gây giống.
-
Thôi!
– đội trưởng Híp quát – Anh cứ làm như cái lũ cán bộ thời đổi mới này thích hít
cua của đàn bà. Bây giờ nghe đây nộp tiếp!
-
Quỹ
Nghĩa vụ...
-
Quỹ
Xã hội...
Phó Ba Gai tròn xoe mắt:
-
Bẩm
ông Híp sao đã Nghĩa vụ lại còn Xã hội.
-
Cân
đi! Nghĩa vụ tám mươi cân, xã hội năm mươi cân, không bàn cãi nữa! Thằng nào
cũng ba gai cò ngàng thế này thì bọn ông hết ngáp! Xong chưa? Xong rồi hả? Tiếp...
Thủy lợi phí sáu mươi ki-lô-gam.
-
Trời
ơi! Phó Ba Gai kêu lên đã nộp thuế rồi nộp quỹ nghĩa vụ, xã hội rồi lại bổ vào
đầu sào để đi đào sông vét ngòi, mà lại thêm khoản thủy lợi phí như thế nào?
-
Cân
đi! Đội trưởng Híp ra lệnh – Ai bảo anh thời trai trẻ không cố gắng để làm
quan, để đi thu, lại làm dân để phải nộp thuế thì nộp đi, miễn cãi, xong chưa?
-
Xong
rồi ạ!
-
Tiếp...
nước chảy ở sông năm mươi ki-lô-gam!
-
Trời
đất ơi Phó Ba Gai tru tréo gào lên – Làm sao nước chảy ở sông mà cũng bổ lên đầu
chúng tôi những nửa tạ thóc?
-
Anh
không hiểu vì sao à? – Đội trưởng Híp hỏi lại.
-
Bẩm
không! – Phó Ba Gai trả lời.
-
Thế
thì khi thủy triều lên xuống đưa nước vào đồng, hay những khi mưa lụt nước sông
chảy đi để tiêu nước, anh có tham gia động tác gì không?
-
Bẩm
không!
-
Ấy
đấy! Nước thủy triều lên xuống và nước tự chảy mà anh không tham gia vào cho nó
chảy có nghĩa là anh phải nộp “chảy phí”.
-
Nhưng
chúng tôi đã nộp thuế nông nghiệp và phải nộp thóc cho quỹ nghĩa vụ mỗi năm một
tháng công, để làm cho nước chảy ở dòng sông rồi?
-
Mặc
kệ! – Đội trưởng Híp trả lời – Thuế khác, quỹ nghĩa vụ Thủy lợi khác! Còn quỹ
“nước chảy ở dòng sông” lại khác! Tên gọi của nó có giống nhau đâu? Ví dụ vợ
anh là Phạm Thị Gái, còn anh là Phó Ba Gai làm sao có thể giống nhau được?
-
Tuy
tên gọi khác nhau nhưng cùng chung ý nghĩa! Ba Gai cãi – Cái tên là do các ông
đặt ra để giết chúng tôi! Đời thuở nhà ai mà nước chảy ở dòng sông cũng phải nộp
thóc?
-
Đời
nào không biết chứ đời này cứ phải nộp! Nào năm mươi cân xong chưa? Đội trưởng
Híp thản nhiên nói.
Một lúc sau có tiếng chị Gái
trả lời:
-
Xong
rồi!
-
Tiếp!
Quỹ kiến thiết đồng ruộng: năm mươi hai ki-lô-gam.
Phó Ba Gai cãi:
-
Có
thấy kiến thiết gì đâu mà bắt nộp nhiều thế?
-
Kiến
thiết ngầm anh biết à?
-
Trời
ơi kiến thiết ngầm là thế nào? Phó Ba Gai hỏi vặn.
-
Tôi
không biết! - Đội trưởng Híp trả lời.
-
Tiếp:
Quỹ bảo vệ thực vật bốn mươi ki-lô-gam.
-
Nghĩa
là thế nào?
-
Nghĩa
là dự báo sâu bọ chẳng hạn.
-
Thế
đội trưởng và chánh phó chủ nhiệm và các ban bệ ăn lương để làm gì? – Phó Ba
Gai hỏi vặn – đã đóng quỹ lương rồi như?
-
Ăn
lương để ngồi văn phòng anh hiểu chưa? Nếu không thì văn phòng để trống à? Ai uống
trà Tàu, ai hút thuốc ba số? Ai uống bia hộp?... anh dốt lắm!
Phó Ba Gai cười mỉa:
-
Vâng
bọn dân ngu cu đen như chúng em dốt! Vì dốt nên mới chịu đóng những ba mươi khoản
để cho các quan đến nhà hàng, hú hí, uống bia khỏa thân, hít cả nước đái đàn
bà.
-
Anh
có câm đi không? – Đội trưởng Híp quát – Dù các quan ngày nay có hít cả nước
đái đàn bà cũng là thứ nước đái sang trọng có bôi nước hoa ngoại, nghĩa là nước
đái cao cấp, anh hiểu không?
Phó Ba Gai xoa xoa hai bàn tay
vào nhau:
-
Bẩm
tôi hiểu!
-
Tiếp!
– Đội trưởng Híp lại hô lên: Xong quỹ sâu bọ rồi phải không? Thế thì tiếp theo,
quỹ bảo vệ ruộng đồng: ba mươi ki-lô-gam!
Phó Ba Gai cãi:
-
Nhưng
vụ nào nhà em cũng mất lúa có thấy ai đền đâu?
-
Tôi
không biết! Với lại làm gì có chuyện đền bồi? – Đội trưởng Híp trả lời – Tiếp:
Quỹ an ninh...
Phó Ba Gai hỏi tiếp:
-
Đóng
quỹ bảo vệ ruộng đồng và đóng quỹ an ninh thôn xóm mà lúa ngoài đồng bị cắt trộm,
lợn trong chuồng bị mất không bồi
thường...
Đội trưởng Híp cười:
-
Đến
vợ anh cũng có thể bị trộm đấy, hãy trông coi cho kĩ và quệt vôi vào “chỗ ấy”
mà đánh dấu! Nào quỹ bảo vệ đồng ruộng và quỹ an ninh cân xong chưa? Tiếp nhé:
quỹ bơm nước...
-
Ơ
kìa! Phó Ba Gai cãi – Vụ này mưa thuận gió hòa, có phải bơm bung gì đâu?
-
Không
bơm cũng cứ phải đóng! Quy định là thế, miễn bàn!
-
Chết
cha dân chúng tôi rồi!
-
Thế
ai bảo anh không làm quan mà lại làm dân? Thôi hãy ngoan ngoãn kiếp này rồi kiếp
sau cố mà làm quan để được uống bia khỏa thân, hít nước đái đàn bà... Tiếp: Quỹ
an ninh quốc phòng.
Phó Ba Gai hỏi lại:
-
Tôi
tưởng rằng nông dân đã nộp thuế nông nghiệp đầy đủ nghĩa là góp nghĩa vụ an
ninh quốc phòng rồi chứ?
-
Miễn
cãi! Tiếp: quỹ kinh tế mới...
-
Xong
chưa?
-
Xong
rồi...
-
Tiếp:
Quỹ từ thiện trong nước...
Trời ơi! –
Phó Ba Gai kêu rống lên – Việc từ thiện là do tùy tâm nhiều ít mỗi nhà theo khả
năng chứ sao lại ép buộc thế này?
-
Miễn
cãi! Tiếp: Quỹ từ thiện quốc tế...
.............................................................................................
Cho đến khi
đủ ba mươi khoản nộp thì chiếc xe công nông lộn đầu của hợp tác xã đã xịch đến
ngõ, đội quân thu các khoản hùng dũng tiến vào vác từng bao ra chất lên xe. Xe
nổ máy từ từ lăn bánh. Đội trưởng Híp ngỗi chễm chệ trên đống thóc giữa xe quay
đầu nhìn lại, dặn với vợ chồng Phó Ba Gai lúc đó đang đứng ngẩn nhìn theo:
-
Kiếp
sau thì cố mà làm quan nhé!...
Phó Ba Gai
tái mặt, nhìn đống thóc còn lại vừa một tí, bảo vợ:
-
Chết
mất! Khéo lại thiếu ăn!
(Còn tiếp)
Trần Quốc Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét