Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta
Nửa đời ta trễ hẹn
Em nồng nàn đốt ta.
Run rẩy, em ghì ta
Quấn vào ta hoang dại
Thẫn người, ta ngây dại
Uống em từng giọt say.
Trời đất như cuồng say
Ngả nghiêng theo nhịp phách
Nửa đời trai trinh bạch
Em nhuộm ta ngả màu.
*.
Hà Nội, đêm 21 tháng 01
năm 2015
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH CỦA GIÁP KIỀU HƯNG:
Người ta ví von người phụ
nữ như lửa, có thể thiêu đốt cả thành trì, lâu đài, thậm chí cả một vương
triều... quả thật không sai. Ở EM, ngọn lửa ấy đã thiêu đốt một thành trì TA
“trinh bạch” sừng sững được “nửa đời” người rồi.
Mở đầu, “TA” rất hồn
nhiên, rất tự tin vào bản lĩnh đàn ông vững chãi của mình nên đủng đỉnh “gạ” EM
cạn chén. Vâng, chỉ là “gạ” thôi, chứ không mời, không ép, không nghĩ sâu xa,
mưu mô gì cả. Chỉ đơn giản điều vì “TA” là đàn ông, còn EM là đàn bà, nên mới
“gạ” em “cạn chén”. Nghĩa là “ta” chỉ bông đùa chút chút với “em” cho vui, cho
có khí thế, chứ “ta” thừa biết, “em” sao uống được rượu với ta mà “cạn chén”.
Ngạo nghễ là thế, đủng đỉnh là thế, ấy vậy mà “ta” phải sững người với hành
động của em: “Thế là
em cạn ta”. Ô hay. “Gạ” người ta cạn chén lại để người ta “cạn” mình thì chỉ
có thi sĩ họ Đặng mới được trải nghiệm.
Ở khổ thơ đầu, thi sĩ họ
Đặng đã vẽ một khung cảnh có 2 kẻ đang “vờn” nhau, chỉ để bông đùa nhau rất nhẹ
nhàng, êm ái, không một tiếng động nhưng đằng sau những cử chỉ (gạ rượu) rất
nhẹ nhàng ấy lại là những chuyển động thật mãnh liệt, kinh khủng và máu lửa ở
sinh lý, ở tâm trạng:
“Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta
Nửa đời ta trễ hẹn
Em nồng nàn đốt ta.”
Ở khổ thơ này, tác giả
viết như là rất tự nhiên, như là không hề sắp xếp, bài trí, cứ nhẹ nhàng, cứ
thanh thoát giữa “ta” với “em”. Và người đọc dễ bị đánh lừa bởi khung cảnh yên
ả, rồi trở chiều (có vẻ) thuận chiều ấy. Người đọc như thấy tác giả của EM từ
thế chủ động thành thế bị động, từ “hung thủ” trở thành “nạn nhân” rất nhẹ
nhàng, êm ái và khá ngọt:
“Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta”
Một câu thán xuôi chiều,
chấp nhận tự nguyện không hề miễn cưỡng (Thế là em cạn ta), cũng
rất “hồn nhiên”, tự nhiên như sự gạ (rượu) ban đầu của “chàng”. Tâm trạng ấy cứ
nhẹ nhàng, đều đều dẫn người đọc đi hết khổ thơ, để bạn đọc chỉ hình dung thấy
“chàng” đang bị “nàng” “ăn thịt” trở lại. Và sự trở chiều ấy lại rất ngọt, rất
khoái bởi “nửa đời ta
trễ hẹn” nên giờ “Em
nồng nàn đốt ta” là hợp lẽ, là trên cả mong đợi.
Chỉ 4 câu thôi, “chàng”
đã bộc bạch cho mọi người biết là cả “chàng” và “nàng” đều đã cảm nhau từ lâu
rồi, từ “nửa đời” trước nhưng chỉ vì sự nhút nhát của chàng, sự e lệ, giấu kín
của nàng mà chuyến đò tình của 2 kẻ cảm nhau, yêu nhau mới “trễ hẹn”. Đến đây,
người đọc mới vỡ lẽ ồ thì ra việc “gạ” rượu của chàng chỉ là cái cớ, là phép
“lửa đổ thêm dầu” để tình yêu của nàng dành cho chàng bấy lâu phải bùng cháy.
Vào khổ thơ thứ 2, cũng
vẫn sự nhẹ nhàng, đều đều ấy nhưng mạch thơ nhanh hơn, nóng hơn, ngùn ngụt hơn:
“Run rẩy, em ghì ta
Quấn vào ta hoang dại
Thẫn người, ta ngây dại
Uống em từng giọt say.”
Ở khổ thơ này, tác giả
rất thành công: Mỗi một câu thơ là một hình ảnh đẹp, say đắm của tình yêu đến
từ hai phía. Cả “em”, cả “ta” đều say đắm đến hoang dại, đến quên tất tật để
tận hưởng sự ngọt ngào của tình yêu. Rõ là viết về một cuộc làm tình, mà làm
tình lại bạo liệt, ấy thế mà không hề có một tiếng động nào mới lạ?! Chẳng lẽ
cuộc làm tình này cần kín đáo nên âm thanh hoan hỉ phải được điều tiết, cấm tiệt?
Không phải vậy! Cái tuyệt vời chính ở chỗ không có tiếng động ấy! Đọc, ta thấy
2 kẻ yêu nhau đang rất trân trọng cái khoảnh khắc được đốt nhau ấy. Họ lặng lẽ
cháy, lặng lẽ dâng hiến và lặng lẽ tận hưởng men say của ái tình. Họ đến với
nhau bằng tình yêu, bằng sự dồn nén “thèm muốn” lâu ngày nên họ trân trọng thời
khắc yêu ấy mà lặng lẽ cùng nhau hoan hỉ!
“Run rẩy, em ghì ta
Quấn vào ta hoang dại.”
Ở 2 câu này, người đọc
hình dung “nàng” đang rất ngỡ ngàng, rất hạnh phúc bởi tiến triển tình cảm với
“chàng” nên “nàng” lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ tận hưởng. Nàng sợ, rất sợ sẽ mất
chàng, mất khoảnh khắc được yêu chàng nên nàng “run rẩy”, nàng “ghì”, nàng
“quấn” chàng bằng cái tình yêu mãnh liệt mà bản năng của con người (hoang dại)
nhưng rất gượng nhẹ, êm ái và trân trọng, nâng niu. Một loạt động từ mạnh được
nàng sử dụng khi làm tình, ấy thế mà ta lại không nghe thấy một tiếng động nào,
dù chỉ là tiếng rên, tiếng phì phò, hổn hển phải có để cuộc làm tình được gọi
là thăng hoa. Cái hay, cái tuyệt của thi sĩ họ Đặng là ở đây, là ở cách tả tình
nóng bỏng mà không cần đến sự phụ trợ của âm thanh.
Tiếp 2 câu cuối của khổ
2:
“Thẫn người, ta ngây dại
Uống em từng giọt say”
Ở 2 câu này, hình ảnh TA
(chàng) hiện lên khá hoàn chỉnh sự hoan hỉ của chiến thắng. Từ “thẫn người” đến
“ngây dại” đều chung biểu cảm trạng thái hoan hỉ của sự toại nguyện, của niềm
vui chiến thắng. Hình ảnh chàng nhâm nhi “uống em từng giọt say”
đã chỉ rõ chàng là gã thợ săn đích thực và nàng tưởng là kẻ đảo chiều quay lại ăn
thịt chàng thì thực chất nàng chỉ là con mồi trong bữa tiệc ân ái của chàng mà
thôi.
Từ thế chủ động tấn công:
“Ta gạ em cạn chén”,
rơi vào thế bị động, trở thành nạn nhân: “Thế là em cạn ta”. Rồi
từ thế bị động: “Thẫn
người, ta ngây dại” lại chuyển sang thế chủ động: “Uống em từng giọt say”...
đọc qua, tưởng vậy mà lại không phải vậy vì để ý kỹ mới thấy “TA” hoàn toàn làm
chủ “thế trận”, “em” chỉ là người bị “TA” giật dây, điều khiển.
Đến khổ 3, là khổ cuối
của bài thơ, theo cảm nghĩ của riêng tôi thì hình như tác giả viết để kết thúc
bài thơ cho phải phép nên không đầu tư câu chữ, cảm xúc, vì thế mà kém hay:
“Trời đất như cuồng say
Ngả nghiêng theo nhịp phách
Nửa đời trai trinh bạch
Em nhuôm ta ngả màu!”
Đọc xong bài thơ, điều
tôi thắc mắc vẫn cứ ở sự khó hiểu của 2 câu kết:
“Nửa đời trai trinh bạch
Em nhuộm ta ngả màu”
Tôi hỏi mà không trả lời
được là sao “ta”
phải giữ gìn sự trinh bạch ấy? Chẳng lẽ “ta” không ham ái
tình? Và nữa, “em”
là thế nào mà “nhuộm
ta ngả màu”? Sự ngả màu ấy là hàm ý tiếc nuối bị mất đời trai trinh trắng
hay sự hoan hỉ vì đời trai khờ khạo đã được ngả màu?
Ôi! Chàng Đặng Xuân
Xuyến này, sao cứ bắt người đọc phải trăn trở về tình yêu của mình như thế?
Chẳng lẽ không thể viết rõ hơn được sao, chàng Đặng?!
*.
Hà Nội, tháng 02 năm 2015
GIÁP KIỀU HƯNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét