3254 câu thơ lục bát tài hoa của Nguyễn
Du chủ yếu viết về cuộc đời và số phận của nàng Kiều –Vương Thúy Kiều. Cuốn
truyện dài viết bằng thơ lục bát này đã
có tên gọi Đoạn đường Tân thanh, Kim Vân Kiều Truyện, Truyện Kiều thì Truyện Kiều
vẫn là đúng nhất.
Truyện Kiều anh kể đã lầu
Còn bởi vì từ đầu truyện đến cuối truyện ở trang nào đoạn
nào cũng nói đến Kiều. Hàng chục nhân vật trong truyện Kiều, có những nhân vật
không có liên quan gì đến nhau như Từ Hải với Kim Trọng, Thúc Sinh, Vương Quan
với Hoạn Thư, Bạc Hà và Bạc Hạnh mặc dù có quan hệ riêng với các nhân vật khác.
Riêng nhân vật tâm linh bóng ma Đạm Tiên chỉ có riêng với nàng Kiều, với bốn lần
gặp trong giấc mộng.
Tập trung nói về nàng Kiều nhưng tả về vẻ bề
ngoài tài nghệ nàng Kiều, Nguyễn Du chỉ chấm phá vài ba câu thơ, mà chủ yếu
cũng chỉ ở phần đầu cuối truyện.
- Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
- Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm
Còn tả về nội tâm nàng Kiều thì bằng cả đoạn
thơ dài như đoạn Kiều thi thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng, Kiều trao duyên cho
em. Kiều bán mình chuộc cha… với những
câu mang nội tâm da diết:
- Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
- Cứ trong mộng triệu mà suy
Phận con thôi có ra gì mai sau
- Ôi Kim Lang hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Trong những đoạn tả nội tâm của Kiều thì
đoạn thơ Kiều ở lầu ngưng Bích có thể nói là đoạn thơ hay nhất, được các nghệ
sĩ ngâm nhiều nhất trong các buổi nói về truyện Kiều, trong chương trình tiếng
thơ của đài tiếng nói Việt Nam, mà cũng là đoạn thơ mang nhiều tâm sự muốn nói
của nàng Kiều.
Trước khi bước vào lầu Ngưng Bích, Kiều
đã phải trải qua bao nỗi gian truân: gia đình bị vu oan giáng họa Kiều phải bán
mình chuộc cha, mang thân ngàn vàng để ô danh má hồng. Phải xa Kim Trọng khi
tình yêu vừa hé mở, phải đem duyên chị gán vào duyên em, bị Mã Giám Sinh lừa, bị
Tú Bà đánh đập.
Trước khi vào lầu Ngưng Bích, Kiều đã trải
qua một vụ tự quyên sinh nhưng do
- Số còn nặng nợ má đào
Người dù muốn thác trời nào đã
cho
Và trước lời nói ngon ngọt của Tú Bà
- Nhỡ chân trót đã vào đây
Khóa buồng xuân để đợi ngày
đào non
Người còn thì của hãy còn
Tìm nơi xứng đáng làm con cái
nhà
Trước những lời như quyết đoán hẳn hoi
đó, Kiều đã không hiểu sự mưu ma quỷ quái của Tú Bà, mà lòng lại thấy nguôi dần,
cho rằng cuộc đời nàng từ đây có thể đã qua những ngày đen tối.
Được nghỉ ngơi trong khu nhà cao sang, được
gọi là cái lầu với cái tên cũng cao sang với cái tên là lầu Ngưng Bích.
Ở trong ngôi lầu đó nhìn ra là một cảnh
gió mát trăng thanh, bốn bề mênh mông bát ngát trông ra có non xanh bãi, cát
vàng:
- Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở trong
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Nhưng đối với Kiều cảnh đó chỉ gây ra cho
Kiều sự bẽ bàng nửa tình nửa cảnh:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm
lòng
Vui sao được khi lòng Kiều còn đang ngổn
ngang trăm mối
Đầu tiên là nhớ Kim Trọng, người đã cùng
nàng thề thốt dưới trăng, chén rượu tiếng đàn, lời thề son sắt bây giờ đã khuất
một tiếng lời, tin sương bóng nhạn:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rầy mong mai
chờ
Giờ nàng nhớ đến cha mẹ giờ đây đang tựa
cửa mong con, nàng đi rồi lấy ai ngày đêm quạt nồng ấp lạnh:
Xót người tựa cửa hiên mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
8 câu thơ cuối của đoạn thơ Kiều ở lầu
Ngưng Bích đã khái quát được cảnh đẹp của biển lúc chiều hôm có cảnh đẹp xa
xa, có mặt nước mới xa mang theo cánh buồm trôi man mác. Ở đó bạt ngàn bãi cỏ
ngàn xanh. Cảnh ở đây lúc thì đìu hưu yên ả, lúc thì sôi động sóng vỗ ầm ầm.
Trong 8 câu thơ lục bát nói trên, ta thấy mở đầu đều có bốn chữ buồn:
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa
xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh
xanh
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Đã
chứng tỏ tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trước cảnh đẹp nhưng không xoa dịu
được nỗi buồn. Người buồn thì cảnh cũng không vui. Đúng như câu thơ trong truyện
Kiều đã viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
LÊ VĂN HY
Lê Xá, Thị
Trấn Mỹ Lộc, Huyện Mỹ Lộc, Nam Định
Hội viên Kiều
học Việt Nam,
Chi nhánh huyện Mỹ Lộc
Sdt: 01244410749
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét