Tác giả Nguyễn Kim Trì |
Đã
đăng:
MA LÀNG XUÂN HY
(Tiếp
theo)
Không biết có phải cô mò ốc là ma không?
Chuyện này thì ông Đặng Xuân Phương ở Nam Biên kể, ông này là Tiến sỹ, người nhà binh làm đại tá, tôi chép lại, có thể thừa thiếu một vài chữ xin người đọc thông cảm, xin ghi lại như sau:
Lúc
ấy tôi đang học lớp 3, chiều, trời nắng lắm, khoảng 3 giờ tôi đi xem thiếu nhi
cắm trại Trung thu ở trên đền về, cả nhà đi vắng, tôi ra cầu ao rửa chân. Cầu
áo bắc bằng tấm ván thôi, một đầu gác vào hòn đá và đầu kia có hai cây xoan bé
có chạng làm cọc, bắc lên đoạn tre và gác tấm ván vào thành cầu ao. Ngồi trên
cầu áo thò chân xuống nước rửa chân, cứ dọ dạy hai bàn chân vừa để cho sạch
chân, vừa mát. Tôi phát hiện cọc cầu ao có nhiều ốc hột bám, tự nhiên tôi nghĩ
đến mò ốc, nghĩ bụng mò được ốc thì tối nay luộc khêu ra nấu canh cục mồng tơi,
cả nhà được bữa no. Tôi vào bếp lấy cái rá xóc gạo ra cầu ao, bắt được vài chục
con ốc bám cọc cầu ao rồi trần truồng lội xuống mò quanh ao, cũng mò được luôn,
nhất là vớ được cành cây hay cái rào, nhấc lên ốc bám vào là có dăm bảy chú
ngay. Mò được một lúc thì không biết từ lúc nào lại có một bà cứ lồm ngồm
ngay trước mặt tôi cũng mò ốc. Bà này cởi trần không biết có mặc quần không,
mặt giống bà người Xuân Bắc, rất quen. Thế là tôi chẳng mò được con nào nữa. Bà
này thì cứ mò được luôn luôn, bỏ vào lọ miệng nhỏ nửa chìm nửa nổi lênh
bềnh bên cạnh. Tức quá, tôi bảo:
-
“Sao bà lại mò ốc ao nhà tôi, mò hết của tôi rồi”.
Bà
này cười lại móc trong lọ ra cho tôi vài con và cứ mò đằng trước tôi. Tôi tức
quá, bảo:
-
“Sao bà không sang ao bà Liễn mà mò, bà phải để ao nhà tôi cho tôi mò chứ”.
Bà
này vẫn không đi, cứ mò đằng trước tôi rồi lại cho tôi vài con, tôi thì lại
chẳng mò được con nào nữa. Gần hết vòng quanh ao, tôi không làm gì được đang
định bỏ cuộc để đi tắm thì bà này cười bảo:
-
“Mày việc gì mà phải đi mò ốc, về nhà học đi, thôi tao cho mày con ốc bươu vàng
này rồi về đi. Cố mà học thì sau này chẳng phải mò ốc nữa cũng có mà ăn”.
Bà
này vừa nói vừa sò tay vào lọ lấy ra được con ốc bươu vàng chóe, phải to hơn
quả ổi chín nhà ông Thủ, cười và đưa cho tôi. Tôi sướng quá thế là đành về cầu
ao tắm, xong rồi mặc quần áo, vào nhà ngồi lấy sách ra học. Được một lúc
thì có tiếng u tôi đi làm về:
-
“Ốc với nhái của ai thế này, sao lại đựng vào rá thế này. Ối dồi ôi, thao
mà lại có con ốc bươu to thế vầy này, lạ đời, chưa thấy con ốc nào to mà vàng
thế này bao giờ”.
Tôi
không dám nói gì việc tôi mò ốc, có khi lại bị chửi, giá mà nhiều thì cũng nhận
là mình đấy. U tôi cứ vần vò con ốc bươu vàng khen to khen vàng rồi bảo:
-
“Có vài con ốc này thì thông nanh gì, thôi thả xuống ao mai bắt tiện thể. Thằng
Phương mày mang ra ao đổ đi con”.
Tôi
mang ra ao đổ xuống cầu ao, mấy con ốc hột thì chìm ngay còn con ốc bươu thi cứ
nổi, lấy tay té nước, nó cứ như bơi, ra giữa ao rồi mới chìm, lúc nó chìm thì
tăm cứ nổi lên bùng bục. Việc mò ốc ngay lúc ấy tôi cũng không có ý thức gì
nhưng lớn lên thì việc mò ốc hôm ấy cứ hay nghĩ tới, nhất là hình ảnh bà mò ốc
cười cho tôi con ốc bươu thì tôi không thể nào quên được. Sao lại có bà Xuân Bắc
mặt xinh đẹp thế mà lại phải đi mò ốc, mặt xinh lắm, tóc lại dài xòa xuống mặt
nước, tóc nổi kín cả xung quanh người. Mỗi lần sang chợ Bắc, tôi cứ cố
tìm xem có thấy người cho ốc mình không nhưng mãi không thấy và cho đến bây
giờ hình ảnh và nụ cười của bà cho tôi con ốc bươu vàng sao tôi không
quên được.
Ma gọi 1
Lại chuyện ông Phương kể, cái ông này yếu vía nên hay gặp ma cực, chuyện như vầy:
Ma gọi 1
Lại chuyện ông Phương kể, cái ông này yếu vía nên hay gặp ma cực, chuyện như vầy:
Hồi
ở nhà đi học cấp 3, chúng tôi có 5 thằng cùng học một lớp từ lớp 8, thằng Bội,
thằng Quang ở Xuân Bắc, thằng Trung, thằng Hạnh ở Xuân Phương, không ngồi cùng
bàn nhưng thân nhau lắm, lúc đi thì ít khi cùng nhau nhưng lúc về thì bào giờ
cũng đi với nhau, lúc rỗi là đến nhà nhau chơi luôn, có gì cũng cho nhau, để
phần nhau mang đến lớp cùng ăn. Kỳ thi kết thúc học kỳ 1 năm lớp 10, hôm ấy thi môn toán, quan
trọng nhất nên đứa nào cũng cẩn thận chuẩn bị. Đang ngủ tôi nghe thấy tiếng
thằng Bội gọi:
-
Dậy đi đi, muộn rồi Phương ơi.
Tôi
tỉnh ngủ ngay, ngồi dậy mặc áo để đi học, hôm nay thi nên chúng nó sang sớm gọi.
Đang mặc áo thì lại tiếng thằng Quang dục:
-
Mau lên , sao chậm vậy, muộn rồi.
Tôi
nói với ra:
-
Đợi tí, xong rồi, tao đi ngay đây.
Tôi
cầm vội tập sách và ra đi ngay, sách chỉ cặp vào tờ bìa chứ không đứa nào có
cặp sách như học sinh bây giờ. Vội chạy ra ngõ thì không thấy chúng nó đâu,
tưởng chúng đi trước rồi, tôi vội chạy theo. Trời mùa đông, không có găng sao
gì, sương mù dầy đặc, nếu có đứng trước mặt cũng không nhìn thấy, lại se
lạnh. Thế là tôi cứ phóng đuổi theo chúng nó, tôi chạy như bay, sao lại nhẹ
nhàng thế, đúng là như bay thật, chân cảm thấy không bén đất. Nhằng một phát đã
đến trường rồi. Vừa đến cổng trường thì tôi gặp cả 5 thằng bạn thân cùng đến
một lúc. Cổng trường còn đóng, khóa trong mà trời sương xuống lại chưa sáng, chúng
tôi đành bảo nhau trèo cổng vào. Đang trèo thì bỗng nhiên có tiếng quát của bác
Nhiễu:
-
Đứa nào trèo cổng kia.
Bác
Nhiễu chạy ra nắm lấy thằng Hùng. Chúng tôi thanh minh:
-
Chúng cháu đi học, hôm nay thi mà.
-
Thi với cử gì chúng mày ở giờ này, có mà thi ăn cắp ấy, tao xem chúng mày là
con cái nhà ai - Bác Nhiễu tức giận nói.
Chúng
tôi thi nhau thanh minh, chúng cháu học lớp 10 E. lớp cô Nga chủ nhiệm,
sách vở chúng cháu đây. Bác Nhiễu cầm lấy tập sách của tôi xem, nhìn nhãn vở,
nhìn chúng tôi một lượt rồi bảo:
-
Chúng nó học tối ở lớp về hết lâu rồi cơ mà, tao đóng cổng đã ngủ được một giấc
rồi mà sao chúng mày không về?
Chúng
tôi bảo:
-
Chúng cháu ở nhà lên, sáng nay đi sớm để thi mà.
-
Nhà chúng mày không có đồng hồ à, bây giờ mấy giở rồi - Bác Nhiễu lẩm bẩm rồi
mở khóa cổng cho chúng tôi vào, rồi bác vào phòng thường trực xem đồng hồ để
bàn, tuyên bố:
-
Một rưỡi. Thôi vào lớp mà ngồi.
Vào
lớp ngồi tối om, chúng tôi thi nhau trách mắng:
-
Tại mày gọi đấy, ..
- Tao gọi gì mày, tại thằng Hạnh gọi tao tao mới đi đấy chứ….
- Tao gọi gì mày, tại thằng Hạnh gọi tao tao mới đi đấy chứ….
Đứa
nào cũng chối là không gọi đứa kia và đổ cho đứa khác gọi nên mới đi sớm vậy, cuối cùng chẳng đứa nào nhận gọi trong bọn cả. Hôm ấy bài thi toán khá dễ,
chúng tôi đọc xong đầu bài là cắm đầu viết một mạch, nộp luôn và ra sớm nhất,
chúng nó thì kêu khó um lên, thầy giáo coi thi cứ nhìn chúng tôi nghi ngờ. Một
tuần sau, lễ chào cờ thứ hai, cả 5 đứa chúng tôi đều được thầy Hiệu trưởng
tuyên dương trước toàn trường có điểm thi toán học kỳ cao nhất trường, lịch sử
trong trường chưa bao giờ có điểm thi toán cao và bài làm tốt, hoàn chỉnh như 5
em lớp 10 E…
Tròn 40 năm sau, lớp tôi tổ chức gặp mặt, cả 5 đứa chúng tôi đều về trường, có đứa đang làm Đại sứ ở Thái Lan, có đứa làm làm đại diện cho cơ quan buôn bán bên Mỹ, có đứa là thứ trưởng…, cũng đều cố gắng nghỉ việc để về. Gặp nhau thì nhiều chuyện vui lắm, có thằng nói lại chuyện cãi nhau hôm đi thi toán học kỳ năm lớp 10 quá sớm ngày xưa thì thằng nào cũng bảo:
Tròn 40 năm sau, lớp tôi tổ chức gặp mặt, cả 5 đứa chúng tôi đều về trường, có đứa đang làm Đại sứ ở Thái Lan, có đứa làm làm đại diện cho cơ quan buôn bán bên Mỹ, có đứa là thứ trưởng…, cũng đều cố gắng nghỉ việc để về. Gặp nhau thì nhiều chuyện vui lắm, có thằng nói lại chuyện cãi nhau hôm đi thi toán học kỳ năm lớp 10 quá sớm ngày xưa thì thằng nào cũng bảo:
-
Ừ, ừ, tao cũng nghĩ hôm ấy bọn mình bị ma gọi.
- Tao cũng nghĩ vậy, nhất định hôm ấy bọn mình bị ma gọi.
- Tao cũng nghĩ vậy, nhất định hôm ấy bọn mình bị ma gọi.
-
Tao đi xe đạp từ Xuân Phương lên cứ như xe bay…
Ma gọi 2
Lại chuyện ông Phương, ông này nặng lòng với quê nhà lắm, đi xa lâu rồi mà còn nhớ nhạnh nhặt được ối chuyện làng Xuân Hy, mà rặt chuyện hay. Riêng chuyện ma cũng tầm ngót chục, chính xác là 9 chuyện. Tôi viết thêm một chuyện ma nữa cho đủ 3 chứ không quá tam ba. Còn để dành. Đặt tên chuyện là… Thôi, cũng là Ma gọi, mà là Ma gọi 2, hay là Ma gọi và dẫn đường cũng được. Chuyện như sau:
Ma gọi 2
Lại chuyện ông Phương, ông này nặng lòng với quê nhà lắm, đi xa lâu rồi mà còn nhớ nhạnh nhặt được ối chuyện làng Xuân Hy, mà rặt chuyện hay. Riêng chuyện ma cũng tầm ngót chục, chính xác là 9 chuyện. Tôi viết thêm một chuyện ma nữa cho đủ 3 chứ không quá tam ba. Còn để dành. Đặt tên chuyện là… Thôi, cũng là Ma gọi, mà là Ma gọi 2, hay là Ma gọi và dẫn đường cũng được. Chuyện như sau:
Đầu
tháng tư ta, tiết mọc sao tua rua gọi là sao mạ, là lúc phải gieo mạ. Cả tuần
nay nắng nóng, đêm chẳng ai ngủ được, ai cũng nằm cởi trần ở ngoài sân, quạt
mo, quạt nan phành phạch suốt đêm, quạt điện thì trên Nam Định Hà Nội
mới có. Trưa hôm ấy trời mưa rào to, chiều lại trận nữa, ao bờ nước đầy mênh
mông. Buổi chiều hôm ấy chúng tôi đi sửa lò cá rô ở ngoài đồng Chợ. Lò cá rô là
đào một cái hố vuông hay tròn ở bờ, giữa bốn góc ruộng, to bằng cái khay đựng
chén nước uống, sâu hơn gang tay. Lò cá rô là tài sản của chúng tôi, đào sẵn để
năm này qua năm khác, không ai tranh được của ai. Sau khi mưa rào hoặc lúc đang
mưa là cá rô, có khi cá trê nữa thi nhau từ dưới ao nhai lên bờ, gọi là rô
nhai, người ta đi bắt rô nhai khi mưa rào nó nhai lên bờ. Lò cá rô ở ngoài ruộng
thì đêm nó mới nhai. Chúng tôi đi sửa lò cá rô là sửa lò của mình đã đào sẵn từ
lâu, làm máng lối đi từ 4 góc ruộng cho cá nhai lên, nhai lên là nằm ngay trong
lò, chỉ việc đến bắt vào giỏ. Hôm ấy mát giời, nhà nào cũng đi ngủ sớm để bù
vào mấy đêm trước nóng quá không ngủ được. Đang đêm tôi thấy tiếng thằng Ngoan
gọi:
-
Phương ơi, đi xem lò.
Tôi
tỉnh ngay, cứ cởi trần mặc quần đùi và vác cái vịt (giỏ đan bằng tre, giống như
con vịt nên gọi là cái vịt) ra ngoài, thằng Ngoan cứ dục rối rít nên tôi vội
chạy theo ngay. Thằng Ngoan thì lại đội nón, đeo áo chiếu lại chống cái gậy cứ
như ông cụ non đi vùn vụt đằng trước, tôi chạy theo. Ra đến đồng thì đường ai
lấy đi, nó đi về hướng có lò của nó còn tôi thì đi về hướng có lò của tôi. Lò
đầu tiên có nhiều quá, lưng lò cá rô, toàn con to, sướng quá bắt hết cho vào vịt.
Đi hết bờ ruộng gặp lò của thằng Giang, tôi cúi xuống xem thì nhẵn lì,
chắc là lò này cũng nhiều, cu ta đi trước mình nên bắt hết rồi nên đã về rồi. Đi tiếp nữa là mấy lò của tôi, lò nào cũng nhiều, có một con
cá trê nữa cũng nhai vào lò. Ở ngoài đồng, tuy ban đêm nhưng không ai bắt của
ai bao giờ, lò của ai thì người ấy bắt, kỷ luật rất nghiêm mà mọi người tự
nhiên đặt ra cho mình. Ruộng giữa đồng có khi gặt nhầm của nhau chứ lò cá rô
thì không bao giờ nhầm. Bắt được gần đầy vịt, xách khệ nệ. Tôi về ao rửa chân, chợt nghĩ đến thằng Ngoan,
không biết nó đã về chưa, mình nhiều vầy cho bớt nó một ít nếu nó được ít. Ra
ngõ ngóng mãi cũng không thấy nó. Đứng đợi, nhìn sang phía Hạ Linh, trăng không
non không già lơ lửng treo sau nhà ông Tá. Trời như đã gần sáng rõ nhưng làng
xóm còn im ắng lắm, không biết là mấy giờ, tôi lại vào nhà ngủ, cá tha ở cầu
ao. Chiều hôm sau, gặp nó hỏi có được nhiều không? Tôi bảo tao đợi nếu mày
không được gì thì cho một ít, tao được nhiều lắm. Nó bảo:
-
Tao ngủ quên, mãi 8 giờ sáng mới dậy, cũng được vài chục con, một niêu.
Tôi
bảo:
- Mày điêu, sang gọi tao lại còn, có đứa gọi tao mới đi chứ.
- Mày điêu, sang gọi tao lại còn, có đứa gọi tao mới đi chứ.
Nó
trợn mắt:
-Ai gọi, tao ngủ quên thì gọi làm sao.
-Ai gọi, tao ngủ quên thì gọi làm sao.
Tôi
bảo:
- Vậy đứa nào mặc áo chiếu vào nhà gọi tao, lại còn chạy vù vù đằng trước. Chó.
- Ơ cái thằng này, gọi đâu mà gọi, mãi tám giờ mới dậy được, tao đi bắt của tao cơ mà, có mình tao chứ có gì mày.
- Vậy đứa nào mặc áo chiếu vào nhà gọi tao, lại còn chạy vù vù đằng trước. Chó.
- Ơ cái thằng này, gọi đâu mà gọi, mãi tám giờ mới dậy được, tao đi bắt của tao cơ mà, có mình tao chứ có gì mày.
Tôi
phân vân, thì đúng tiếng nó rồi, không sai được, nó còn dục tôi đi nhanh lên,
tay cầm giỏ, tay kia còn cầm cái gậy, vừa chống vừa múa may cơ mà. Không, đúng
là nó, tiếng nó sao nhầm người khác được. Nhưng nó bảo không, 8 giờ nó mới dậy,
mát giời ngủ quên cơ mà. Sao vậy ta…
Còn nhiều chuyện ma nữa như ma đánh ghen, ma mậu dịch quốc doanh, chó cắn ma, chó cõng ma, ma trâu, ma làm tình, ma móc túi ở bến xe… để dành viết sau.
Phụ: Tự sự
Thôi thì kể chuyện cu rông cu rế mãi mua vui, chuyện còn nhiều lắm nhưng nghe rồi cũng chán, nếu còn người đọc tôi còn viết nữa. Bây giờ tôi xin nói theo dạng tự sự cũng về chuyện làng. Đây là việc hoàn toàn nghiêm túc đối với tôi và tôi đã suy nghĩ kỹ trước khi làm việc này. Phải đọc lại, biên tập cho cẩn thận. Bắt đầu từ đầu làng, vào chùa trước. Ngôi chùa làng tôi không có kiến thức về phong thủy nên không bàn về việc này. Hệ thống tượng thờ chính Đại hùng bảo điện thì tượng phật cũng rất tinh xảo, một số tượng chính mới bổ sung cũng đạt yêu cầu, đó là theo tôi. Hệ thống đặt tượng thì không thì không thuần Việt như trong các chùa vùng bắc bộ Việt Nam theo phái đại thừa, nhưng cũng tương đối đầy đủ, có thể đã thay đổi theo thời gian. Bức hoành phi chính ghi Tường Quang Tự (chùa Tường Quang) thấy nó rất đơn sơ, chữ viết không đẹp, tôi cứ thắc mắc trong lòng về việc này, sau này thăm một số chùa nổi tiếng ở hà Nội thì cũng lạ, hệ thống hoành phi câu đối lộng lẫy, chạm trổ tinh xảo nhưng bức hoành phi chính thì cũng đơn sơ như chùa mình, đặc biệt chữ cũng viết giống như vậy nên tôi không thể bỏ qua được, lại có vài chùa lớn cũng giống như vây. Có lần tôi nói chuyện với một nhà thư pháp chữ Hán về việc này, ông này nghiên cứu nhiều lĩnh vực về thư pháp chữ Hán, ông ta cười to như là tôi cũng hợp ý ông ta vậy, nói:
Còn nhiều chuyện ma nữa như ma đánh ghen, ma mậu dịch quốc doanh, chó cắn ma, chó cõng ma, ma trâu, ma làm tình, ma móc túi ở bến xe… để dành viết sau.
Phụ: Tự sự
Thôi thì kể chuyện cu rông cu rế mãi mua vui, chuyện còn nhiều lắm nhưng nghe rồi cũng chán, nếu còn người đọc tôi còn viết nữa. Bây giờ tôi xin nói theo dạng tự sự cũng về chuyện làng. Đây là việc hoàn toàn nghiêm túc đối với tôi và tôi đã suy nghĩ kỹ trước khi làm việc này. Phải đọc lại, biên tập cho cẩn thận. Bắt đầu từ đầu làng, vào chùa trước. Ngôi chùa làng tôi không có kiến thức về phong thủy nên không bàn về việc này. Hệ thống tượng thờ chính Đại hùng bảo điện thì tượng phật cũng rất tinh xảo, một số tượng chính mới bổ sung cũng đạt yêu cầu, đó là theo tôi. Hệ thống đặt tượng thì không thì không thuần Việt như trong các chùa vùng bắc bộ Việt Nam theo phái đại thừa, nhưng cũng tương đối đầy đủ, có thể đã thay đổi theo thời gian. Bức hoành phi chính ghi Tường Quang Tự (chùa Tường Quang) thấy nó rất đơn sơ, chữ viết không đẹp, tôi cứ thắc mắc trong lòng về việc này, sau này thăm một số chùa nổi tiếng ở hà Nội thì cũng lạ, hệ thống hoành phi câu đối lộng lẫy, chạm trổ tinh xảo nhưng bức hoành phi chính thì cũng đơn sơ như chùa mình, đặc biệt chữ cũng viết giống như vậy nên tôi không thể bỏ qua được, lại có vài chùa lớn cũng giống như vây. Có lần tôi nói chuyện với một nhà thư pháp chữ Hán về việc này, ông này nghiên cứu nhiều lĩnh vực về thư pháp chữ Hán, ông ta cười to như là tôi cũng hợp ý ông ta vậy, nói:
-
Anh có viết được như vậy không? xem kỹ đi, có những người viết chữ quá đẹp, họ
không thèm viết đẹp như ta vẫn viết mà viết siêu đẹp thành ra nguyệch ngoặc, ông
cũng tinh đấy, tôi biết cái hoành phi ấy rồi. Còn những câu đối trong chùa thì
chữ viết những người Trung hoa ngày nay cũng rất ít người viết được như vậy, xem
cũng sướng mắt. Nội dung cũng bình thường, chỉ ca ngợi đức phật, ca ngợi cảnh
chùa. Trong chùa còn lưu lại một số văn bia ghi tên những người công đức, cúng
hậu, không thấy có tài liệu gì đáng giá. Trước cổng chùa có bia đá nhỏ nhỏ xinh
xinh ghi việc xây cầu, nhưng trên trán bia ghi THẠCH KIỀU BI KÝ tức là bia làm
cầu đá. Nhưng làng ta có cầu đá gần cuối đền những nội dung thì đúng là làm cầu trước chùa này
rồi, cầu này nay đã phá đi nhưng tôi nhớ là xây bằng gạch. Bia nói cụ già 75
tuổi đứng ra hưng công, vậy nhất định còn bia làm cầu đá nữa mới phải. Không
biết trên long cốt chùa ghi gì, công tam quan có chuông đồng lớn tôi không dám
leo lên sợ ngã nên không biết ghi chép gì. Rất tiếc không còn có tài liệu gì đáng giá đáng bàn nhưng việc làm
cầu đá cuối làng, các cụ già nói có người đứng ra dựng dỗ, hưng công, bỏ của
nhà ra khoản tiền lớn nhưng không biết được vì không có bia ghi. Chữ viết trong
các câu đối, bia đá không ghi chữ của ai, chữ của làng ta hay thuê thiên hạ
viết. Chùa có vị sư nữ trụ trì, gọi là sư ni. Vị sư này còn rất trẻ lại rất
xinh đẹp (là nói theo dân gian - xin nhà chùa thứ lỗi), được hầu chuyện, ngài
có kiến thức về đạo giáo rộng, chăm chỉ đọc sách và học chữ Hán, viết Hán tự
cũng đẹp, đặc biệt tuy còn trẻ nhưng ngài có tham vọng rất lớn: Muốn xây dựng
lại nhà thờ Tổ, làm nhà khách, muốn xây lại chùa, dào hồ nước trước chùa để có
“minh đường tụ thủy” đón “tú khí anh linh” của trời đất nhưng ngặt nỗi chùa lại quá nghèo, dân ta cũng không sung túc gì cho lắm. Tôi nói ủng
hộ ý định này thì mắt ngài sáng lên hào hứng nhưng có lẽ còn lâu lắm. Qua các
dong ngõ, hệ thống miếu mạo thờ thần linh bản thổ bị phá bỏ, sa sút, nay có
nhiều dong đã dựng lại nhưng vấn đề này cần phải bàn nghiêm túc, nếu tạm thời
thì được chứ nếu kiên cố phải phải nghiêm trang, không nên tự phat nhếch
nhác quá thì cũng không tốt, to hay bé con phụ thuộc vào túi tiền, nó con là
biểu tượng tự hòa của mỗi dong xóm. Xóm Hưng Đạo xây được cổng xóm, đẹp, nếu
xóm nào cũng có thì tốt quá. Nhưng theo ý tôi, không nên giống nhau, mỗi xóm
mỗi khác nó mang biểu trưng của xóm mình, mọi người cùng bàn góp ý thành ra
kiến trúc kiểu dáng của cả xóm nghĩ, tân thời, hiện đại nhưng số tiền không nhiều
hơn xóm Hưng Đạo. Đền thờ đức thánh Trần ở xóm này cũng sầm uất,
phong quang, có minh điền tụ thủy, nhiều người lễ bái, có tổ chức tự quản để lo việc khánh tiết. Ao hồ của xã nằm ở giữa làng, ngày nay ở Nam Định rất ít có ao tự tạo to như vậy, có ao họ chỉ chực lấp đi. Ao hồ này cũng sạch sẽ, là lá phổi điều tiết nhiệt độ của một vùng. Chừng nào còn hồ này thì xóm Hứng Đạo còn thịnh vượng, nhìn từ bản đồ vệ tinh thì mới thấy nó là “minh điền tụ thủy, tú khí anh linh” của vùng đất xóm 2 này. Mọi người nên cố giữ gìn sạch sẽ. Xuống đền, nhìn tấm bia tôi giật mình, hóa ra xưa nay tôi vô tâm quá. Tấm bia bên tây, mặt tiền, đề rõ ràng: Sinh từ. Sao lại sinh từ ? Đọc nội dung văn bia đại khái bia này lập năm Bảo Thái thứ 2 (không rõ năm tây lịch) thờ cụ Đỗ quận công (Cụ quận công họ Đỗ) làm quan to trong triều nhà Lê, là người cựu quán ta có công tu tạo xóm làng tân ấp mà do đức thánh tổ Ngô tướng công lập lên. Đền thờ (sinh từ) lập khi cụ còn tại thế, do dân làng tự lập và xin cụ làm hậu thần sau khi về trời (vì làng đã có đức thành hoàng là Ngô tướng công rồi, Đỗ quận công chỉ là hậu thần, có thể cũng tôn sùng như thành hoàng, là thành hoàng thứ hai). Khi còn sống đã lập đền thờ ghi công, tôn thần thì thật lạ, chưa nghe thấy ở đâu bao giờ. Ngày muốn đặt tên đường cho các danh nhân thì Nhà nước ta chỉ dám đặt tên sau khi mất, không tự tin đặt lúc còn sống vì sợ thời gian còn lại không giữ được mình mà dân làng ta lại có lòng tự tin làm việc này, tin vào người mình mang ơn, gửi gắm. Cũng là việc đáng bàn lắm. Vào trong sân, đứng ờ ngoài nhìn vào, thấy vắng lặng quá, lòng cũng buồn vì lẽ thời còn bé lớp học đặt ở đây, rất sầm uất, là nơi họp mặt của cả làng cả xã, nay thì ít họp mặt mà lại có ủy ban, nhà văn hóa nên ít có cuộc họp mặt ở đây. Nay đền thiêng mà vắng vẻ quá, có lẽ cửa đền không mở thường xuyên, có ít người lễ bái. Đức thành hoàng có nhiều công lao với con cháu hậu thế, linh thiêng hiển linh nhiều lần, hàng ngày vẫn che chở cầu bầu cho con cháu…buồn, bâng khuâng…thấy mình cũng có lỗi. Đền nay đã xuống cấp quá mức do thời gian, do chiến tranh, nhìn chỉ biết thở dài.
Trở về xóm Thọ Xuân, vào đền thánh, đây cũng có chuyện muốn bàn. Tôi phát hiện ra một cái biển gỗ sơn son thiếp vàng, đã mục hỏng một góc, ghi: Tam thánh linh từ bằng chữ Hán, tài liệu này tôi chắc chắn ngôi đền này là đền tam thánh, không phải như nhiều người gọi đấy là đền thờ đức thánh Trần. Trong đền thờ ba vị thánh là giáo chủ của ba đạo: Đức phật thích ca sơ sinh là giáo chủ của đạo phật, đức Khổng tử là giáo chủ của đạo nho và Lão tử (Thái thượng lão quân) là giáo chủ của đạo lão, gọi là tam giáo đồng hành hay tam giáo đồng nguyên. Trong đền thờ trang trọng đức thánh Trần và nhiều vị thần nữa, đây là ngôi đền thờ đa thần giáo, nó tập trung mọi tư tưởng của của các tôn giáo, hòa hợp mọi tư tưởng tiến bộ văn minh, tập trung nhiều vị thần đại diện cho cho nhiều lĩnh vực. Tôi có cảm tưởng đây là một tượng đài của về sự đoàn kết, hòa hợp về đạo đức và tư tưởng, theo tôi cũng nên dựng một tượng đài búa liềm nhỏ ở ngoài trời để nói về một tư tưởng lớn của thế kỷ 20. Về ngôi đền này còn gọi là VĂN ĐÀN, là nơi tụ họp của các sỹ phu, tức là các trí giả, những người có kiến thức rộng trong làng. Làng có văn đàn cũng chưa nghe thấy đâu có. Tôi muốn nói rộng ra một tí, ấy là muốn nói về hồ Hoàn kiếm ở Hà Nội. Thời Pháp thuộc, người Pháp có mang sang Việt Nam tượng nữ thần tự do bằng đồng để làm triển lãm và phiên bản to hơn hiện đang ở Pháp và to nhất là ở Niu-yóc bên nước Mỹ, nó giống hệt nhau và to nhỏ khác nhau, bức tượng này là chị của 2 bức tượng kia, có thời họ đặt ở đỉnh tháp rùa, dân Nam ta gọi là tượng bà đầm xòe. Sỹ phu Bắc kỳ vô cùng tức giận nhưng không làm gì được bèn hưng công đúc tượng vua Lê, đội mũ triều thiên, tay cầm thanh gươm chỉ thẳng vào mặt bà đầm xòe, ý bảo: Mày cút đi, nhưng lại sợ Pháp nó hoạnh họe gây khó dễ nên các cụ mềm đi một tí, hạ thấp gươm xuống một tí, chỉ xuống hồ, ý nghĩa là vua Lê Lợi trả gườm nên Pháp cũng thua. Tượng bà đầm xòe mãi đến đầu những năm 1950 vẫn còn thấy ở Hà Nội, nay bà đầm xòe chắc đã vào bãi đồng nát của người Xuân Thượng rồi. Đảo có tháp rùa gọi là gò rùa, còn núi ngọc cũ có chùa Ngọc Sơn, mãi đến năm 1943 sửa lại thành đền gọi là Ngọc Sơn từ, nơi đây có thể gọi là trung tâm của phong trào duy tân, đông kinh nghĩa thục ở Bắc kỳ đầu thế kỷ 19, đây cũng là trung tâm in khắc các bản kinh sách lớn nhất Bắc kỳ. Đây là “trụ sở” của phong trào cần vương chống Pháp, đặc biệt đây là trụ sở của Hội hướng thiện, một tổ chức của các nhà nho ở vùng Hà Nội để duy tân nhưng thực tế là một hội kín để tuyên truyền chống Pháp. Nơi đây thường tổ chức tụng giảng kinh “Đạo Nam kinh”… các bài kinh giáng bút của chư vị thẩn thánh nước Việt ta, nội dung hàm chứa việc chống ngoại bang đô hộ. Hồ Hoàn kiếm là nơi đối chọi giữa bọn đô hộ Pháp và sỹ phu Bắc kỳ. Quay lại VĂN ĐÀN làng ta, nơi đây việc thờ phụng cũng giống như đền Ngọc Sơn, đặc biệt thờ Thái thượng lão quân, như trên tôi đã nói ngài là giáo chủ của đạo Lão. Đạo Lão khi phong trào cần vương thì phát triển nhiều nơi, nổi tiếng là việc giáng bút, tức là sau khi lễ, xin thần giáng bút để hỏi về thời thế, có khi là vài chữ để triết tự mà luận ra, có khi là bài thơ…nội dung hỏi này phần lớn là hỏi về thời cuộc, kêu gọi lòng yêu nước. Tôi vẫn nhớ ông nội tôi có nói về việc giáng bút này, câu này câu nọ rồi luận ra… nhưng chả nhớ được gì. Đặc biệt, văn đàn ngoài việc thờ cúng còn là trụ sở hội họp của Hội thiện lạc, một tổ chức hội đoàn ở làng ta đã có từ lâu, nội dung của hội này hoạt động với phương châm lấy việc thiện làm vui nhất, bức đại tự trước đền là kim chỉ nam cho hoạt động của hội này. Bức đại tự ghi: Tối lạc thiện vi, có lẽ phải đọc là vi thiện tối lạc mới có nghĩa. Ở Hà Nội cũng không thấy có văn đàn. Hội thiện lạc ở Xuân Hy có nội dung hoạt động giống hệt như Hội hướng thiện ở đền Ngọc Sơn. Vào trong đền tôi còn chú ý đến bức cuốn thư đẹp, chạm trổ tinh vi, ghi Nam thiên hoằng tế. Chữ đề ca ngợi các vị thần nơi đây nhưng phải chăng có ẩn chứa lý tưởng của Hội thiện lạc này không ? Việc này không dám chắc nhưng suy ra cũng có lý. Nam thiên hoằng tế là việc kinh bang tế thế ở trời Nam này, bức đại tự này có phải đặt ở đây từ đầu hay mới đặt ở đây ? Nó không đặt ở trước đại điện mà đặt quay vào bái đường, đây là thờ thần hay cũng là lý tưởng của những người đương thời gửi gắm ??? Nếu đúng là ở đây ngay từ đầu
khi làm đền hay từ khi có bức cuốn thư đại tự này đã đặt ở đây thì nhất định là có ý thứ hai rồi, ấy là lý trí của người đương thời gửi gắm vào thần linh, lý trí của Hội thiện lạc này. Hội thiện lạc Xuân Hy đây là tổ chức của tôn giáo của làng Xuân Hy có từ rất lâu rồi, nó hoạt động liên tục, có Hội trưởng và hội viên, có sinh hoạt thường xuyên trong các dịp tế lễ hàng năm, các tuần tiết, có đóng hội phí, tuy nhiên lúc thịnh lúc suy nhưng không bao giờ đứt. Nghĩ về sự trường tồn của Hội thiện lạc Xuân Hy thì tôi thấy ở nước Nam ta trong vài thế kỷ gần đây không có hội đoàn nào bền vững như vậy và đến nay vẫn tồn tại và sinh hoạt đều đặn. Hội thiện lạc Xuân Hy có lẽ ra đời trước năm 1930, khi xây dựng đền thờ đức thành hoàng vì có tấm hoành phi của sỹ hộ làng cúng khi xây đền (là một tập thể những người có học hành, như bây giờ gọi là giới trí thức). Hội viên Hội thiện lạc được tập trung mọi thành phần trong làng. Trong đền còn có bộ kinh in tại đền Ngọc Sơn – Hà Nôi, vật chứng này ghi chép rõ ràng nơi xuất xứ in tại đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn là trung tâm của hội kín phong trào duy tân, đông kinh nghĩa thục, cần vương thời chống Pháp ở Bắc kỳ, xét về góc độ hoạt động của Hội thiện lạc Xuân Hy, xét về mặt thờ cúng của đền và một số câu chuyện để lại mà tôi được nghe, xâu chuỗi lại các sự việc tôi dám chắc đây là trung tâm của phong trào chống Pháp thời cần vương của vùng Nam Định này trong thời kỳ thai nghén, bí mật. Chưa có hoạt động công khai nên không có tài liệu gì để lại và không được hậu thế nghiên cứu. Tôi còn nhớ ông nội tôi hay nói lại, cụ tôi kể rằng:
phong quang, có minh điền tụ thủy, nhiều người lễ bái, có tổ chức tự quản để lo việc khánh tiết. Ao hồ của xã nằm ở giữa làng, ngày nay ở Nam Định rất ít có ao tự tạo to như vậy, có ao họ chỉ chực lấp đi. Ao hồ này cũng sạch sẽ, là lá phổi điều tiết nhiệt độ của một vùng. Chừng nào còn hồ này thì xóm Hứng Đạo còn thịnh vượng, nhìn từ bản đồ vệ tinh thì mới thấy nó là “minh điền tụ thủy, tú khí anh linh” của vùng đất xóm 2 này. Mọi người nên cố giữ gìn sạch sẽ. Xuống đền, nhìn tấm bia tôi giật mình, hóa ra xưa nay tôi vô tâm quá. Tấm bia bên tây, mặt tiền, đề rõ ràng: Sinh từ. Sao lại sinh từ ? Đọc nội dung văn bia đại khái bia này lập năm Bảo Thái thứ 2 (không rõ năm tây lịch) thờ cụ Đỗ quận công (Cụ quận công họ Đỗ) làm quan to trong triều nhà Lê, là người cựu quán ta có công tu tạo xóm làng tân ấp mà do đức thánh tổ Ngô tướng công lập lên. Đền thờ (sinh từ) lập khi cụ còn tại thế, do dân làng tự lập và xin cụ làm hậu thần sau khi về trời (vì làng đã có đức thành hoàng là Ngô tướng công rồi, Đỗ quận công chỉ là hậu thần, có thể cũng tôn sùng như thành hoàng, là thành hoàng thứ hai). Khi còn sống đã lập đền thờ ghi công, tôn thần thì thật lạ, chưa nghe thấy ở đâu bao giờ. Ngày muốn đặt tên đường cho các danh nhân thì Nhà nước ta chỉ dám đặt tên sau khi mất, không tự tin đặt lúc còn sống vì sợ thời gian còn lại không giữ được mình mà dân làng ta lại có lòng tự tin làm việc này, tin vào người mình mang ơn, gửi gắm. Cũng là việc đáng bàn lắm. Vào trong sân, đứng ờ ngoài nhìn vào, thấy vắng lặng quá, lòng cũng buồn vì lẽ thời còn bé lớp học đặt ở đây, rất sầm uất, là nơi họp mặt của cả làng cả xã, nay thì ít họp mặt mà lại có ủy ban, nhà văn hóa nên ít có cuộc họp mặt ở đây. Nay đền thiêng mà vắng vẻ quá, có lẽ cửa đền không mở thường xuyên, có ít người lễ bái. Đức thành hoàng có nhiều công lao với con cháu hậu thế, linh thiêng hiển linh nhiều lần, hàng ngày vẫn che chở cầu bầu cho con cháu…buồn, bâng khuâng…thấy mình cũng có lỗi. Đền nay đã xuống cấp quá mức do thời gian, do chiến tranh, nhìn chỉ biết thở dài.
Trở về xóm Thọ Xuân, vào đền thánh, đây cũng có chuyện muốn bàn. Tôi phát hiện ra một cái biển gỗ sơn son thiếp vàng, đã mục hỏng một góc, ghi: Tam thánh linh từ bằng chữ Hán, tài liệu này tôi chắc chắn ngôi đền này là đền tam thánh, không phải như nhiều người gọi đấy là đền thờ đức thánh Trần. Trong đền thờ ba vị thánh là giáo chủ của ba đạo: Đức phật thích ca sơ sinh là giáo chủ của đạo phật, đức Khổng tử là giáo chủ của đạo nho và Lão tử (Thái thượng lão quân) là giáo chủ của đạo lão, gọi là tam giáo đồng hành hay tam giáo đồng nguyên. Trong đền thờ trang trọng đức thánh Trần và nhiều vị thần nữa, đây là ngôi đền thờ đa thần giáo, nó tập trung mọi tư tưởng của của các tôn giáo, hòa hợp mọi tư tưởng tiến bộ văn minh, tập trung nhiều vị thần đại diện cho cho nhiều lĩnh vực. Tôi có cảm tưởng đây là một tượng đài của về sự đoàn kết, hòa hợp về đạo đức và tư tưởng, theo tôi cũng nên dựng một tượng đài búa liềm nhỏ ở ngoài trời để nói về một tư tưởng lớn của thế kỷ 20. Về ngôi đền này còn gọi là VĂN ĐÀN, là nơi tụ họp của các sỹ phu, tức là các trí giả, những người có kiến thức rộng trong làng. Làng có văn đàn cũng chưa nghe thấy đâu có. Tôi muốn nói rộng ra một tí, ấy là muốn nói về hồ Hoàn kiếm ở Hà Nội. Thời Pháp thuộc, người Pháp có mang sang Việt Nam tượng nữ thần tự do bằng đồng để làm triển lãm và phiên bản to hơn hiện đang ở Pháp và to nhất là ở Niu-yóc bên nước Mỹ, nó giống hệt nhau và to nhỏ khác nhau, bức tượng này là chị của 2 bức tượng kia, có thời họ đặt ở đỉnh tháp rùa, dân Nam ta gọi là tượng bà đầm xòe. Sỹ phu Bắc kỳ vô cùng tức giận nhưng không làm gì được bèn hưng công đúc tượng vua Lê, đội mũ triều thiên, tay cầm thanh gươm chỉ thẳng vào mặt bà đầm xòe, ý bảo: Mày cút đi, nhưng lại sợ Pháp nó hoạnh họe gây khó dễ nên các cụ mềm đi một tí, hạ thấp gươm xuống một tí, chỉ xuống hồ, ý nghĩa là vua Lê Lợi trả gườm nên Pháp cũng thua. Tượng bà đầm xòe mãi đến đầu những năm 1950 vẫn còn thấy ở Hà Nội, nay bà đầm xòe chắc đã vào bãi đồng nát của người Xuân Thượng rồi. Đảo có tháp rùa gọi là gò rùa, còn núi ngọc cũ có chùa Ngọc Sơn, mãi đến năm 1943 sửa lại thành đền gọi là Ngọc Sơn từ, nơi đây có thể gọi là trung tâm của phong trào duy tân, đông kinh nghĩa thục ở Bắc kỳ đầu thế kỷ 19, đây cũng là trung tâm in khắc các bản kinh sách lớn nhất Bắc kỳ. Đây là “trụ sở” của phong trào cần vương chống Pháp, đặc biệt đây là trụ sở của Hội hướng thiện, một tổ chức của các nhà nho ở vùng Hà Nội để duy tân nhưng thực tế là một hội kín để tuyên truyền chống Pháp. Nơi đây thường tổ chức tụng giảng kinh “Đạo Nam kinh”… các bài kinh giáng bút của chư vị thẩn thánh nước Việt ta, nội dung hàm chứa việc chống ngoại bang đô hộ. Hồ Hoàn kiếm là nơi đối chọi giữa bọn đô hộ Pháp và sỹ phu Bắc kỳ. Quay lại VĂN ĐÀN làng ta, nơi đây việc thờ phụng cũng giống như đền Ngọc Sơn, đặc biệt thờ Thái thượng lão quân, như trên tôi đã nói ngài là giáo chủ của đạo Lão. Đạo Lão khi phong trào cần vương thì phát triển nhiều nơi, nổi tiếng là việc giáng bút, tức là sau khi lễ, xin thần giáng bút để hỏi về thời thế, có khi là vài chữ để triết tự mà luận ra, có khi là bài thơ…nội dung hỏi này phần lớn là hỏi về thời cuộc, kêu gọi lòng yêu nước. Tôi vẫn nhớ ông nội tôi có nói về việc giáng bút này, câu này câu nọ rồi luận ra… nhưng chả nhớ được gì. Đặc biệt, văn đàn ngoài việc thờ cúng còn là trụ sở hội họp của Hội thiện lạc, một tổ chức hội đoàn ở làng ta đã có từ lâu, nội dung của hội này hoạt động với phương châm lấy việc thiện làm vui nhất, bức đại tự trước đền là kim chỉ nam cho hoạt động của hội này. Bức đại tự ghi: Tối lạc thiện vi, có lẽ phải đọc là vi thiện tối lạc mới có nghĩa. Ở Hà Nội cũng không thấy có văn đàn. Hội thiện lạc ở Xuân Hy có nội dung hoạt động giống hệt như Hội hướng thiện ở đền Ngọc Sơn. Vào trong đền tôi còn chú ý đến bức cuốn thư đẹp, chạm trổ tinh vi, ghi Nam thiên hoằng tế. Chữ đề ca ngợi các vị thần nơi đây nhưng phải chăng có ẩn chứa lý tưởng của Hội thiện lạc này không ? Việc này không dám chắc nhưng suy ra cũng có lý. Nam thiên hoằng tế là việc kinh bang tế thế ở trời Nam này, bức đại tự này có phải đặt ở đây từ đầu hay mới đặt ở đây ? Nó không đặt ở trước đại điện mà đặt quay vào bái đường, đây là thờ thần hay cũng là lý tưởng của những người đương thời gửi gắm ??? Nếu đúng là ở đây ngay từ đầu
khi làm đền hay từ khi có bức cuốn thư đại tự này đã đặt ở đây thì nhất định là có ý thứ hai rồi, ấy là lý trí của người đương thời gửi gắm vào thần linh, lý trí của Hội thiện lạc này. Hội thiện lạc Xuân Hy đây là tổ chức của tôn giáo của làng Xuân Hy có từ rất lâu rồi, nó hoạt động liên tục, có Hội trưởng và hội viên, có sinh hoạt thường xuyên trong các dịp tế lễ hàng năm, các tuần tiết, có đóng hội phí, tuy nhiên lúc thịnh lúc suy nhưng không bao giờ đứt. Nghĩ về sự trường tồn của Hội thiện lạc Xuân Hy thì tôi thấy ở nước Nam ta trong vài thế kỷ gần đây không có hội đoàn nào bền vững như vậy và đến nay vẫn tồn tại và sinh hoạt đều đặn. Hội thiện lạc Xuân Hy có lẽ ra đời trước năm 1930, khi xây dựng đền thờ đức thành hoàng vì có tấm hoành phi của sỹ hộ làng cúng khi xây đền (là một tập thể những người có học hành, như bây giờ gọi là giới trí thức). Hội viên Hội thiện lạc được tập trung mọi thành phần trong làng. Trong đền còn có bộ kinh in tại đền Ngọc Sơn – Hà Nôi, vật chứng này ghi chép rõ ràng nơi xuất xứ in tại đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn là trung tâm của hội kín phong trào duy tân, đông kinh nghĩa thục, cần vương thời chống Pháp ở Bắc kỳ, xét về góc độ hoạt động của Hội thiện lạc Xuân Hy, xét về mặt thờ cúng của đền và một số câu chuyện để lại mà tôi được nghe, xâu chuỗi lại các sự việc tôi dám chắc đây là trung tâm của phong trào chống Pháp thời cần vương của vùng Nam Định này trong thời kỳ thai nghén, bí mật. Chưa có hoạt động công khai nên không có tài liệu gì để lại và không được hậu thế nghiên cứu. Tôi còn nhớ ông nội tôi hay nói lại, cụ tôi kể rằng:
Khi
còn trẻ ở với với cậu ruột là đám họ cụ Nguyễn Mộng Tước xóm 1 bây giờ, thỉnh thoảng lại có khách rất lạ, nói tiếng miền trong rất khó nghe đến.
Loại khách này đến các cụ đón tiếp cẩn thận lắm, họ giống như lái buôn. Con
cháu xuống ao đánh cá làm cơm rồi phải sang nhà khác, không được bén mảng đến
gần khách, để chủ khách còn nói chuyện. Khách chỉ có một hoặc vài người, ở một lúc
hoặc lâu thì một ngày rồi đi ngay. Cánh trại Nam
biên, Cấp tứ cũng hay tụ tập ở đây, có nhiều lần cùng với khách bàn tán cái gì
mà như buôn bạc giả… Phong trào cần vương thất bại thì không còn thấy vậy nữa.
Việc chống lại Pháp, chống lại triều đình là việc tày trời, khi không làm gì
được nữa thì các cụ vứt hết xuống ao, không nói chuyện gì nữa kể cả với con
cháu việc mình làm vì nó chỉ là mầm đại họa. Ngồi nghĩ kỹ, trong làng có người
thế này thế nọ, có khiếm khuyết nhưng ý chí quật cường của người làng này thì
rất cao, từ xưa không chịu nhục, không chịu cúi đầu làm nô lệ. Nhìn lại lịch sử
nước Nam
ta, thời kỳ cần vương vua chúa nổi lên chống Pháp như cụ Duy Tân, Hàm Nghi thì
nhiều nơi hưởng ứng mà thường là núp dưới đạo Lão để giáng bút kêu gọi chống ngoại
bang. Có thể nói nơi nào có hội kín để hưởng ứng cần vương thì đạo Lão phát
triển. Văn đàn Xuân Hy thờ Lão tử, thờ đạo Lão, có một thời tế lễ rất thịnh hành. Tôi cứ quanh quẩn
về việc này mà sao không dứt được ý nghĩ này, có điều không có tài liệu gì dù
là di ngôn về việc này.
Tiền nhân để lại cho chúng ta tài sản vô cùng to lớn, thượng chí mom rô, hạ chí Ngô đồng, một dải giang sơn dài hơn 10 cây số không đi nhờ đất của làng nào (Lời cụ Phạm Văn Như ở đội 10 nói – Tức là làng ta từ mom rô sông Mã (là từ cầu Cờ) đến tận đập Tàu sông Ngô đồng (Trại Đoài Hải là xã Xuân Hòa bây giờ), hơn 10 cây số là một dải liền). Ba khối thế chân vạc: Xuân hy, Xuân bảng, Xuân dương, một dải dài hơn 10 cây số lập 10 trại như đồn lũy để giữ hơn 2.000 mẫu ruộng màu mỡ từ đời đức thánh Tổ để lại, mấy trăm năm không mất một thước đất nào. Con người quật cường, đức thành hoàng Ngô tướng công là công dân đầu tiên của làng, làm quan to, trọng trách lớn với bách tính, khi thua trận mất nước không chịu được nhục, ăn lộc của triều đình mà không giữ được nước, nợ bách tính mà không trả được, cả hai vợ chồng đã nhảy xuống nước tự vẫn để đền ơn nước ơn dân. Nhân cách ấy, tấm gương này trong lich sử nước Nam, lịch sử thế giới, kim cổ đông tây chỉ có một. Làm quan ăn lộc của bách tính do vua ban, lộc này cũng mang về phục vụ cho sự nghiệp khẩn hoang lập ấp, cả làng Thi-Xuân Hy được hưởng, trả nợ thì hai vợ chồng Ngài. Trả nợ bằng cái chết. Tôi cảm thấy dân làng mình lúc nào cũng họ cố vặn mình vươn lên nhưng sao cứ… Tôi thì là một người kém cỏi, đã từng là xã viên nông dân, đã từng là quân nhân xông pha trận mạc, làm ở đội dân công chuyên môn đội đá, kéo hồ lô đổ đường đá, lặn đất ngầm toét mắt, có lúc đi dậy học, làm báo, làm công chức chuyên gia soạn thảo văn bản, viết báo cáo, cũng được học hành đào tạo chính quy, một đời làm tôi tá cho người ta mà cũng không được một tí chức vụ gì bằng móng tay, cũng không được tí đảng viên nào nên không có tí bổng lộc nào bằng bò gạo, không được ai biếu xén một ấm chè, gói kẹo, nay đã có tuổi mà vẫn đi hành nghề luật sư kiếm tiền… Mọi thứ có được đều phải đổ mồ hôi sôi nước mắt cả mà cũng chỉ đủ cho miếng ăn. Là con dân của làng này cũng cảm thấy tự thẹn. Nhưng tôi tin rằng, làng này không phải như vậy, không phải như nó đang có, nó tiềm ẩn một cái gì to lớn lắm, nó sẽ vỡ òa ra vụt cháy thành ngọn đuốc sáng rực rạng danh tổ tiên, làm ấm lòng bốn Anh cựu quán ngàn đời nay lúc nào cũng đau đáu thương hại đàn em phải đi xa vùng nam sơn chướng khí, ma rừng muỗi biển, lập ấp khẩn hoang, tình thương này nó đã ăn vào máu rồi, di truyền đời nọ qua đời kia. Ngọn lửa này đã bùng lên chưa, tôi có cảm giác đêm qua nó đã cựa mình. Mong những người có chức vụ, có quyền lực hiện nay, mong những người có kinh tế khá giả với khả năng của mình có, cố góp sức thổi bùng ngọn lửa vinh quang này lên. Mong mọi người hãy gồng lên bằng làm nhiều việc tốt, làm việc có năng suất cao, phải có tiền, phải giầu có. Bỏ hết mọi chuyện tào lao đi, hãy bàn việc làm giầu, việc làm ra nhiều lúa gạo, cá to lợn lớn, việc học hành tương lai của con em mình. Nhìn các cháu hiện nay ở làng hay ở xa với những bộ mặt khôi ngô, sáng sủa thông minh, tôi tin. Cây gạo đầu làng năm nay lại thấy nó xanh tốt lạ thường, qua trang bĩ cực rồi, cơ này có lẽ Tết lá vẫn xanh tươi đây, không biết đềm gì ta…
Kính
Kết thúc tập này. Người viết ký tên: Trì
Tiền nhân để lại cho chúng ta tài sản vô cùng to lớn, thượng chí mom rô, hạ chí Ngô đồng, một dải giang sơn dài hơn 10 cây số không đi nhờ đất của làng nào (Lời cụ Phạm Văn Như ở đội 10 nói – Tức là làng ta từ mom rô sông Mã (là từ cầu Cờ) đến tận đập Tàu sông Ngô đồng (Trại Đoài Hải là xã Xuân Hòa bây giờ), hơn 10 cây số là một dải liền). Ba khối thế chân vạc: Xuân hy, Xuân bảng, Xuân dương, một dải dài hơn 10 cây số lập 10 trại như đồn lũy để giữ hơn 2.000 mẫu ruộng màu mỡ từ đời đức thánh Tổ để lại, mấy trăm năm không mất một thước đất nào. Con người quật cường, đức thành hoàng Ngô tướng công là công dân đầu tiên của làng, làm quan to, trọng trách lớn với bách tính, khi thua trận mất nước không chịu được nhục, ăn lộc của triều đình mà không giữ được nước, nợ bách tính mà không trả được, cả hai vợ chồng đã nhảy xuống nước tự vẫn để đền ơn nước ơn dân. Nhân cách ấy, tấm gương này trong lich sử nước Nam, lịch sử thế giới, kim cổ đông tây chỉ có một. Làm quan ăn lộc của bách tính do vua ban, lộc này cũng mang về phục vụ cho sự nghiệp khẩn hoang lập ấp, cả làng Thi-Xuân Hy được hưởng, trả nợ thì hai vợ chồng Ngài. Trả nợ bằng cái chết. Tôi cảm thấy dân làng mình lúc nào cũng họ cố vặn mình vươn lên nhưng sao cứ… Tôi thì là một người kém cỏi, đã từng là xã viên nông dân, đã từng là quân nhân xông pha trận mạc, làm ở đội dân công chuyên môn đội đá, kéo hồ lô đổ đường đá, lặn đất ngầm toét mắt, có lúc đi dậy học, làm báo, làm công chức chuyên gia soạn thảo văn bản, viết báo cáo, cũng được học hành đào tạo chính quy, một đời làm tôi tá cho người ta mà cũng không được một tí chức vụ gì bằng móng tay, cũng không được tí đảng viên nào nên không có tí bổng lộc nào bằng bò gạo, không được ai biếu xén một ấm chè, gói kẹo, nay đã có tuổi mà vẫn đi hành nghề luật sư kiếm tiền… Mọi thứ có được đều phải đổ mồ hôi sôi nước mắt cả mà cũng chỉ đủ cho miếng ăn. Là con dân của làng này cũng cảm thấy tự thẹn. Nhưng tôi tin rằng, làng này không phải như vậy, không phải như nó đang có, nó tiềm ẩn một cái gì to lớn lắm, nó sẽ vỡ òa ra vụt cháy thành ngọn đuốc sáng rực rạng danh tổ tiên, làm ấm lòng bốn Anh cựu quán ngàn đời nay lúc nào cũng đau đáu thương hại đàn em phải đi xa vùng nam sơn chướng khí, ma rừng muỗi biển, lập ấp khẩn hoang, tình thương này nó đã ăn vào máu rồi, di truyền đời nọ qua đời kia. Ngọn lửa này đã bùng lên chưa, tôi có cảm giác đêm qua nó đã cựa mình. Mong những người có chức vụ, có quyền lực hiện nay, mong những người có kinh tế khá giả với khả năng của mình có, cố góp sức thổi bùng ngọn lửa vinh quang này lên. Mong mọi người hãy gồng lên bằng làm nhiều việc tốt, làm việc có năng suất cao, phải có tiền, phải giầu có. Bỏ hết mọi chuyện tào lao đi, hãy bàn việc làm giầu, việc làm ra nhiều lúa gạo, cá to lợn lớn, việc học hành tương lai của con em mình. Nhìn các cháu hiện nay ở làng hay ở xa với những bộ mặt khôi ngô, sáng sủa thông minh, tôi tin. Cây gạo đầu làng năm nay lại thấy nó xanh tốt lạ thường, qua trang bĩ cực rồi, cơ này có lẽ Tết lá vẫn xanh tươi đây, không biết đềm gì ta…
Kính
Kết thúc tập này. Người viết ký tên: Trì
https://www.youtube.com/watch?v=TgYCx8k8bFQ&index=3&list=PLE4IJH_K33IAHmpUbb8kIbZjbUoLQyYn4
Trả lờiXóa