Đã đăng:
Như
ở bài trước chúng tôi đã nói, khoa trương trong “Huynh đệ” của Dư Hoa không
phong phú và phức tạp như khoa trương trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Trong bài
này chúng tôi tiếp tục giới thiệu các phương tiện biểu thị khoa trương trong
tác phẩm “Huynh đệ”.
1. Khoa trương ở cấp độ từ / ngữ
Ví
dụ:
(1) “我的屁股从来只让你一个人看,现在让这个小流氓偷看了,这世上见过我屁股就有两个人啦,我可怎么办呀?你快抽他呀!抽他脸上的眼睛!”
(- Mông em xưa nay chỉ để một mình anh
nhìn, bây giờ đã để thằng nhóc lưu manh này nó nhòm trộm, vậy là đã có hai người nhìn thấy mông em, em
biết làm thế nào anh ơi, anh hãy mau tát vào mặt nó! Móc mắt nó
đi!)
Như
vậy, động từ khoa trương có thể đem lại những giá trị thẩm mĩ nhất định, nhưng
bản thân động từ không thể đơn độc thực hiện khoa trương, mà là kết quả của sự
kết hợp giữa động từ và tân ngữ. Nhưng động từ là điều kiện để cấu thành khoa
trương, đồng thời cũng là tiêu chí khoa trương ngoại tại. Nó không chỉ từ ngoại
tại trên thị giác kích thích độc giả mà còn thông qua sự phối hợp ý nghĩa của
các hình tượng khác để nói quá sự thật, tạo nên sức hấp dẫn thẩm mĩ của tâm lí.
Đối với một số động từ nội động, nó phải được đặt trong ngữ cảnh thì mới có thể
thực hiện khoa trương. Chẳng hạn, Dư Hoa dùng các động từ mạnh để diễn tả hành
vi đe dọa đối phương:
(2) 小关剪刀和余拔牙也狠狠地发誓了,小关剪刀发誓要剪掉李光头的屌,剪掉李光头鼻子耳朵,剪掉李光头的手指脚趾;余拔牙发誓要拔光李光头嘴里的牙齿,拔掉李光头身体里的骨头。就是这样他们仍然不能解气,他们又剪又拔地继续发誓,发誓要把李光头剪拔成一个残疾大全。
(Tiểu Quan và ông Dư cũng hằm hằm thề độc.
Tiểu Quan mài kéo thề phải cắt dái Lý Trọc, cắt mũi cắt tai Lý Trọc, cắt ngón
tay ngón chân Lý Trọc. Ông Dư nhổ răng thề phải nhổ răng trong mõm Lý Trọc, phải
rút xương trong thân thể Lý Trọc. Cho dù đã thề như vậy, các ông vẫn không hả
giận, các ông tiếp tục thề độc lại cắt lại nhổ, phải cắt phải nhổ Lý Trọc thành
một một quyển đại từ điển tàn tật.)
(3) “不割下他的脑袋,”小关剪刀喊叫起来,“也要割下他的两个蛋子。”
(- Không nhất thiết phải cắt đầu hắn.
- Không cắt được đầu hắn - Tiểu Quan mài kéo nói to - cũng phải cắt hai hòn dái hắn.)
- Không cắt được đầu hắn - Tiểu Quan mài kéo nói to - cũng phải cắt hai hòn dái hắn.)
Có
người cho rằng, nếu như Mạc Ngôn là một “chuyên gia” viết về ngực phụ nữ thì Dư
Hoa là một “chuyên gia” viết về mông đàn bà. Để diễn tả ý, ngày nay nhìn đâu
cũng thấy mông đàn bà, Dư Hoa đã sử dụng các cụm động từ “dụi mắt”, “hắt hơi”,
rẽ ngoặt” thật là đắt:
(4) 现在 女人的光屁股不值钱,揉一揉眼睛就会看到,打一个喷题就会撞上,走路拐个弯就会踩着。
(Mông
của đàn bà thời nay đã mất giá, dụi mắt một cái là trông thấy, hắt hơi một cái
là đụng phải, rẽ ngoặt một cái là dẵm phải)
Hay
khi Dư Hoa dùng hình ảnh “thịt mọc lấn vào óc” để miêu tả một kẻ “hữu dũng vô
mưu”:
(5) 刘作家趁势骂了李逵几句,说那是个有勇无谋的马大哈,浑身的肌肉都长到脑子里去了。
(Nhân thể, nhà văn Lưu toang toác chửi
Lý Đạt mấy câu. Anh ta bảo thằng cha ấy là chúa tể qua loa đại khái, hữu dũng
vô mưu, khắp người toàn cơ bắp, nung núc những thịt là thịt, thịt mọc lấn cả
vào óc)
1.2.
Sử dụng đại từ biểu thị khoa trương
Trong
tiếng Trung Quốc, những đại từ có thể biểu thị khoa trương chủ yếu là đại từ nghi vấn dùng
với nghĩa mở rộng.
Đại từ几 (mấy, vài) trong tiếng Hán được
dùng trong câu nghi vấn, chỉ số ước lượng thường là nhỏ hơn mười. Khi kết hợp với
danh từ để tạo ra đoản ngữ danh từ bắt buộc phải có sự tham gia của lượng từ,
trừ những danh từ có tính chất như lượng từ (danh từ kiêm lượng từ).
Cũng với ý nghĩa nhỏ hơn
mười, đại từ 几còn được dùng trong câu
khẳng định biểu thị một con số bất định. Ngoài ra, 几 còn có thể được dùng để biểu thị khoa trương. Chẳng hạn, Dư Hoa viết:
(6) 这个老地主卧床不起,几天才吃下几口米饭,喝下几口水,瘦得只剩下一把骨头。(余华《兄弟》)
(Lão địa chủ nằm liệt giường, mấy ngày
mới húp vài hớp cháo, uống vài ngụm nước, gầy chỉ còn da bọc xương.)
Trong
câu trên, 几口米饭 (vài hớp cháo),几口水 (vài ngụm nước)
là số ước lượng chỉ số lượng rất ít.
1.3.
Sử dụng số từ biểu thị khoa trương
Ví dụ:
(7) 现在童铁匠气得脸比铁还要青了,他扬起了他打铁用的大手掌 ,打铁似的“啪”地一声揍在李光头的脸上,让他一头栽倒在地,让他当场掉了两颗牙,让他眼睛里火星飞溅,让他半个脸呼呼肿了起来,让他耳朵里的响声嗡嗡叫了一百八十天。
(Bây
giờ thợ rèn Đồng tức giận đến nỗi mặt xám ngoét, hơn một thỏi sắt nguội,
anh vung bàn tay hộ pháp vẫn để rèn sắt, tát vào mặt Lí Trọc “bốp” một cái như
búa bổ, khiến cậu bé ngã dúi đầu xuống đất, rụng hai cái răng, mắt mũi cậu nẩy
đom đóm tối sầm lại, nửa mặt cậu sưng húp lên, tai kêu ong ong một trăm tám
mươi ngày)
Cũng
cần khẳng định rằng, ý nghĩa của các con số có mối quan hệ không thể tách rời với
văn hóa của mỗi dân tộc. Các dân tộc khác nhau ưa chuộng sử dụng những con số
khác nhau. Chẳng hạn, người Hi Lạp thích dùng số “60” và bội số của “60”. Trong
văn hóa Hi Lạp, con số “360” được sử dụng với ý nghĩa “nhiều”;
ở đây, “360” đã mất đi ý nghĩa gốc của số từ, mà chỉ còn mang nội hàm văn hóa
nhất định. Chẳng hạn: The number of students in the hall is only 360 (lots) (Số
sinh viên trong hội trường này rất nhiều [360]).
Trong
khi đó, người phương Đông lại thích dùng con số “10” và những số “gấp mười” 10,
100, 1000 v.v… Đặc biệt là trong văn học, các tác giả thường sử dụng các số từ
“trăm”, “nghìn”, “vạn” với nghĩa “nhiều” làm cho tác phẩm thêm phần hấp dẫn,
kích thích trí tưởng tượng của độc giả. Ví dụ:
(8) 刘作家很高兴,酒逢知己千杯少。
(Nhà
văn Lưu rất vui, rượu tri kỉ nghìn chén vẫn còn ít)
(9)李光头呜咽地唱了起来:“天大地大不如党和你们的恩情大,爹亲娘亲不如毛主席和你们亲,千好万好不如社会主义和你们好,河深海深不如你们的阶级友爱深……”
(- Lý Trọc nghẹn ngào cất tiếng hát -
Trời to đất to không to bằng ân tình của Đảng và bà con, bố thân mẹ thân không
thân bằng Mao chủ tịch và bà con, ngàn tốt vạn tốt không tốt bằng chủ
nghĩa xã hội và bà con, sông sâu biển sâu không sâu bằng tinh hữu ái giai cấp
có bà con)
Tuy
nhiên, điều này cũng không thật tuyệt đối, mà còn
phụ thuộc vào thói quen của người sử dụng ngôn ngữ trong từng trường hợp cụ thể.
Chẳng
hạn, số 7, theo nhà Phật có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Những
người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên
thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian. Con số 7 còn tượng trưng cho sự
thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá
khứ, hiện tại, tương lai. Thất bảo (Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân
châu, Mã não). Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu
sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc
cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật,
đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.
Còn
từ xưa tới nay, số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh:
Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để
minh họa cho quyền lực của mình.
Chẳng hạn, Dư Hoa
viết:
(10) “来日方长呢,谁是落水狗还难说: “老子以后弄一辆超大型永久牌,前面坐西施,后面载貂蝉,怀里抱个王昭君背上驮个杨贵妃。老子带着这古代四大美人骑上他妈的七七四十九天,从当代骑到古代去,再从古代骑到当代来,老子高兴了还要骑未来去。。。”
(- Sau này ông sẽ sắm một chiếc xe mác
Vĩnh Cửu siêu hạng, đằng trước ngồi Tây Thi, đằng sau chở Điêu Thuyền, trong
lòng ôm Vương Chiêu Quân, lưng cõng Dương Qúy Phi. Đem theo “tứ đại mỹ nhân” cổ
đại, đ. mẹ, ông sẽ cưỡi bảy bảy bốn mươi chín ngày, từ đương đại cưỡi đến
cổ đại, lại từ cổ đại cưỡi đến đương đại, khoái quá ông còn phải cưỡi đến tương
lai cho chúng mày trắng mắt ra)
1.4.
Sử dụng thành ngữ khoa trương
“Thành
ngữ là một cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một
chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa của các thành tố
cấu tạo thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt
trong câu”. [6, tr.271]
Xét
về vai trò ngữ pháp trong câu, thành ngữ là đơn vị tương đương với từ; vì vậy
chúng tôi đã xếp thành ngữ vào mục này. Ví dụ:
(11) 接下去第三个女人来了,手里拉着一个四五岁的小男孩,她倒是没哭,她比前两个都冷静,她义正词严地控诉李光头,说李光头当初山盟海誓,要和她结婚要和她白 头到老,她才上了李光头的贼床,才有了这个李光头的孽种。
(Rồi cô gái thứ ba. Tay
cô dắt một cậu bé bốn năm tuổi. Cô này không khóc, bình tĩnh hơn hai cô trước.
Cô thẳng thắn tố cáo Lý Trọc. Cô bảo, dạo ấy Lý Trọc chỉ non thề biển, hứa sẽ lấy
cô, sẽ sống đến bạc đầu, cô mới leo lên cái giường chết rấp của Lý Trọc, mới có
cái giống lạc loài Lý Trọc.)
Trong
câu trên, 山盟海誓 (thề non hẹn biển) là một thành ngữ khoa trương.
1) Thành ngữ có chứa các con số
(12) 我们刘镇的男群众个个百感交集。
(Cánh nam giới thị trấn Lưu chúng tôi
anh nào anh nấy ngổn ngang trăm mối tơ vò)
(13) 不管是刮风下雨,还是雪花飘飘,他的永久牌都是一尘不染,比他的身体还干净,他一个月也就是洗澡四次,可他的永久牌天天都要擦。
(Mặc dù mưa gió hay bão tuyết, xe của Tống Cương vẫn
không bám một hạt bụi, còn sạch hơn cơ thể anh. Mỗi tháng anh cũng chỉ tắm
gội bốn lần, nhưng xe đạp Vĩnh Cửu của anh ngày nào cũng phải lau chùi)
2)
Thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể
(14) 李光头把两个爱情的炒作者揍得刻骨铭心,从此不敢追求林红了,
(Lý Trọc đánh cho hai kẻ xào xáo tình
yêu một trận thập tử nhất sinh khắc cốt ghi xương, từ đó không dám theo
đuổi Lâm Hồng.)
3) Các trường hợp khác
(15) 一个星期以后,李光头求婚之心又死灰复燃,重新兴致勃勃得追求起了林红。
(Sau bảy ngày, trái tim cầu hôn của Lí
Trọc như tro tàn bùng cháy, lại hăng hái theo đuổi Lâm Hồng)
(16) 宋钢从此春风得意,他骑着永久牌风驰电掣,在我们刘镇的大街小巷神出鬼没,亮闪闪的自行车///群众眼花缭乱
(Cưỡi xe đạp Tống Cương phóng vù vù, xuất
quỉ nhập thần trên phố lớn ngõ nhỏ thị trấn Lưu)
(17) 李光头没有见过他的亲生父亲,在他出生的那一天,他的父亲臭气熏天地离开了人世。
(Lý Trọc không biết mặt bố đẻ,
ngày Lý Trọc chào đời, bố cậu ra đi với tiếng xấu ngút trời)
(18) 每走一步都让她感觉到噩耗的临近,当她水深火热般地走出汽车站时,两个像是在垃圾里埋了几天的肮脏男孩对着她哇哇大哭。
(Khi bước ra khỏi bến xe với tâm
trạng nước sôi lửa bỏng, hai đứa con nhem nhuốc như chôn trong
đống rác đã hai hôm…) 295
2.
Khoa trương ở cấp độ câu
2.1.
Sử dụng bổ ngữ trình độ biểu thị khoa trương
Bổ
ngữ trình độ trong tiếng Hán là loại bổ ngữ nói lên mức độ đạt
được của hành vi, động tác hoặc cảm giác, trạng thái . Ví dụ:
(19) 李光头气得胸膛里像拉风箱一样呼哧呼哧得响。
(Lí
Trọc tức đến nỗi cứ thở hổn hà hổn hển, như kéo bễ trong lồng ngực)
1)
Bổ ngữ có sự tham gia của trợ từ 得 (de)
+
Sau 得 có thể là một cụm
chủ vị
Biểu
thức: 得 S - P
(20) 他们馋得都快昏过去了,把瓜子豆子和硬糖一口气放进了嘴里,把自己的嘴巴一下子赛满了,塞得像屁股一样园鼓鼓的嘴巴都不能动了,他们才发现自己还是什么都没吃着。
(Chúng
thèm đến nỗi sắp ngất đi, nhét ráo hạt dưa hạt đậu và kẹo cứng vào đầy mồm,
nhét tới mức mồm căng phồng như mông đít, không nhai nổi, chúng mới
nhận ra mình chưa ăn được gì)
+
Sau得 là kết cấu động từ
Biểu
thức: 得 V – O
(21) 林红是我们刘镇美人中的美人,上了年纪的男人和年轻的男人,还有正在发育的男人,见了她都是目不转睛一脸痴呆,流口水的比比皆是,还有人见了她一阵激动得流出了鼻血。
(Lâm
Hồng là một người đẹp trong những người đẹp của thị trấn chúng tôi.
Những người đàn ông luống tuổi và đàn ông trẻ, có cả loại đàn ông
choai choai đang phát dục gặp Lâm Hông, ai ai cũng chăm chắm thuỗn mặt
ra nhìn, thèm đến nhỏ dãi, có kẻ nhìn thấy Lâm Hồng còn xúc
động đến hộc máu mũi nữa là đằng khác)
(22) 那个医院的门房已经认出李兰了,他一个上午都在奇怪地看着这个天亮前把他吓得尿了裤子的女人。
(Ông già gác cổng đã nhận ra Lí
Lan, cả một buổi sáng, ông cứ ngạc nhiên nhìn người đàn bà đã từng
khiến ông sợ vãi đái trước lúc rạng đông)
+
Sau là 得một
thành ngữ
(23) 宋钢让他们羡慕得死去活来。
(Anh chàng Tống Cương số đỏ khiến họ
hâm mộ đến nỗi muốn chết đi sống lại)
Trong câu trên, 死去活来 (chết đi sống lại)
là một thành ngữ.
2)
Bổ ngữ không có sự tham gia của trợ từ 得 (de)
(24) “忙死啦,”李光头晃着脑袋说,“我在上海忙死啦,理发的时间都没有。”
(- Bận sắp chết bà ạ - Lý Trọc lắc lư
cái đầu nói - Ở Thượng Hải cháu bận sắp chết, không có thời gian cắt tóc)
2.2.
Sử dụng cấu trúc cường điệu “连…也/都...” (ngay
cả … cũng…) biểu thị khoa trương
Trong tiếng Hán, người
ta thường dùng cấu trúc “连…也/都...”
để nhấn mạnh một hành vi, động tác hoặc một đối tượng nào đó. Bộ
phận đặt giữa “连…也/都...” có thể là danh
từ (ngữ danh từ), động từ (ngữ động từ) hoặc đại từ tạo thành
đoản ngữ giới tân. Chức năng của 连 (ngay cả) là ngầm đưa ra tiêu
điểm so sánh của chủ đề. Tân ngữ của连 (ngay cả), tức là tiêu điểm so
sánh, nêu một ví dụ nổi bật, chẳng hạn như tốt nhất, xấu nhất, to
nhất, nhỏ nhất, cần thiết nhất…, sau đó nói rõ một tình huống hoặc
một kết luận thông thường. Hay nói cách khác là đưa ra một tình
huống cực đoan nhất để nói rõ một sự thực, một lí lẽ, một tình
huống. Cái ý ngầm so sánh của cấu trúc này là: đối tượng được
nhấn mạnh mà còn như vậy thì những cái khác đừng nói làm gì.
(1) Thành phần nhấn mạnh (sau 连)
là chủ ngữ:
(25) 其他女工也站主了脚,她们嬉笑着说林红真是美名远扬,连穿开裆裤的孩子都知道她。
(Các
cô cười khúc khích trêu Lâm Hồng đúng là tên đẹp vang xa, ngay đến trẻ con mặc
quần thủng đít cũng biết)
(26) 只要是棵树,上面肯定挂着树叶;只要是个刘镇的人,这人的嘴边就会挂着那句口头禅。连吃奶的婴儿呀呀学语时,也学起了这句拗口的文言文。
(Chỉ
cần là cây thế nào cũng có lá, chỉ cần là người của thị trấn Lưu,
thì ai cũng có câu thiền ấy ở cửa miệng. Ngay đến trẻ con còn
bú, khi i a tập nói, cũng học được câu văn ngôn trục trặc này)
(2) Thành phần nhấn mạnh (sau 连)
là tân ngữ:
Trong
trường hợp nhấn mạnh tân ngữ, 连được đặt sau chủ ngữ, trước động từ vị ngữ.
Ví dụ:
(27) 塔站了很长时间,夜晚静得连针掉在地上的声音都没有,后来有两只猫蹿到屋顶上。
(Đêm đã về khuya, tĩnh lặng đến mức ngay
cả cái kim rơi cũng nghe thấy, sau đó có hai con mèo nhảy lên nóc nhà,
chúng đuổi nhau kêu thảm thiết)
(28)
此后李光头学聪明了,他不再供应免费的午餐,在那些假装亲热的男群众面前,李光头守口如瓶,连根阴毛的影子都不会透露。
(….trước lũ đàn ông giả
vờ tỏ ra thân thiết, cậu đã giữ kín như bưng, ngay đến một cái
lông mao cũng không tiết lộ)
-
Trong cấu trúc này ta có thể dùng 就是 để thay thế cho 连 với ý nghĩa 即使 (dù/ dù rằng/ dù… có đi chăng nữa), 哪怕 (dù là/ dẫu là/ dù cho), biểu thị giả thiết hoặc nhượng bộ. Ví dụ:
(29) 刘作家幸福得眼睛眯成了一条缝,他清脆地一口一口咬着苹果,清脆地在嘴里嚼着苹果,就是往肚子里吞的声音都是清脆的。
(Nhà
văn Lưu sung sướng đến nỗi mắt híp lại thành đường chỉ, anh ta cắn từng miếng
táo giòn tan, nhai rau ráu, ngay đến tiếng nuốt vào bụng cũng thơm ngon)
(30) 那时候的公共厕所和现在的不一样,现在的公共厕所里就是用潜望镜也看不见女人的屁股了。
(Nhà
vệ sinh công cộng bây giờ có dùng đến kính tiềm vọng cũng chịu
chết, không sao nhìn thấy mông đàn bà)
(Còn tiếp)
NNK
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
2. Đào Thản (1990), Lối
nói phóng đại trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ.
3. Đinh Trọng Lạc
(2005), Phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
4. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
5. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn như Ý (2002), Từ
điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. 黄伯荣,廖序东 (2002)“现代汉语”,高等教育出版社。
8. 王希杰 (2007)“汉语修辞学”,商务印书馆。
9.张挥之(2002)“现代汉语” 高等教育出版社。
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét