TS. Nguyễn Ngọc Kiên |
TS. Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên
Đã đăng:
(Tiếp theo và hết)
(1)
Khái niệm so sánh và các kiểu quan hệ so sánh
So sánh theo cách hiểu phổ thông là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau hoặc khác
nhau hoặc sự hơn kém”.[79, tr. 861]
Theo Đinh Trọng
Lạc, Cù Đình Tú thì: “So sánh tu từ là sự
đối chiếu về hai sự vật (về tính chất, trạng thái sự việc) A và B cùng có một dấu
hiệu chung nào đó giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua B mà người đọc biết
A hoặc hiểu thêm về A. So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh, đó là một sự
so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung, miễn là một nét tương đồng
nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí”.[ tr.14]
Căn cứ vào ý
nghĩa có thể chia so sánh tu từ biểu thị khoa trương trong “Huynh đệ” ra thành
so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Biểu thức này được dùng
để diễn đạt so sánh ngang bằng biểu thị khoa trương: X giống với Y ở một khía cạnh
nào đó.
Có mấy trường hợp
sau:
(a)
“X跟 / 像Y一样 P” (P là vị ngữ) độc lập tạo thành câu.
Trong trường hợp này, X đóng vai
trò là chủ ngữ, “Y一样 P” là vị ngữ trong câu, P là kết quả so sánh
có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện.
+
Thành tố P không xuất hiện.
Ví dụ:
(2) 这时候赵诗人和刘作家不让李光头往前走了,他们揪着李光头的衣服,把他押送到了那个倒霉的丈夫面前,就像是把肉骨头押送进狗嘴里一样。
(Lúc này nhà thơ Triệu và nhà
văn Lưu giữ Lý Trọc đứng lại. Hai người túm cổ áo Lý Trọc, đến
trước mặt ông chồng xúi quẩy, giống như đưa khúc xương vào mồm con
chó)
(3) 当进站口的大铁门关上后,她的脑袋里像是被掏空了一样,站在那里仿佛失去了知觉。(余华《兄弟》)
(Khi
cánh cổng sắt to đùng ở cửa vào đóng lại, đầu chị như bị móc
trống rỗng, chị đứng bất động như mất hết tri giác)
(4) 宋钢觉得林红就像是天上的月亮和星星一样可望而不可即
(Tống Cương cảm thấy Lâm Hồng
như trăng sao trên trời, nhìn được nhưng không với tới.)
+ Thành tố P xuất hiện.
Trong
trường hợp này X vẫn là chủ ngữ, P là thành phần chính của vị ngữ và “跟
/ 像Y一样” làm trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho P.
Giữa “跟 Y一样”
và P có thể dùng hoặc không dùng trợ từ kết cấu 地. Ví dụ:
(5) 宋钢走上大街以后就站主了,他心如刀绞看着林红垂着头双手抱着自己的肩膀走去,林红走在湿漉漉的街道上,细雨在路灯像雪花一样纷纷扬扬。
(Khi
bước ra đường lớn, Tống Cương đứng lại. Trái tim anh quặn đau như dao cắt, nhìn
Lâm Hồng cúi đầu hai tay ôm vai bước đi. Trong ánh sáng đèn đường, mưa bụi bay
lất phất như mưa tuyết)
(b) X跟 / 像 Y一样 (P) làm định ngữ
Trong
trường hợp này, giữa “跟 / 像Y一样” và
danh từ trung tâm bắt buộc phải dùng trợ từ kết cấu 的.
Biểu
thức: “X跟 / 像Y一样 (P) 的 N”. Ví dụ:
(6) 宋钢每次都是卖力地打出了像街道一样长的铃声来。(余华《兄弟》)
(Lần nào Tống Cương cũng bóp mạnh
một hồi chuông dài bằng dãy phố.)
(2) Các biến thể của “X跟 / 像 Y一样
P”
“一样” có
thể bị thay thế hoặc tỉnh lược.
Trường hợp “一样” bị
thay thế. Ví dụ:
(7) 随着中午的临近, 她的激动和亢奋也达到了顶点, 她的目光看着那些往来的男人时, 像是钉子似的仿佛要砸进那些男人的身体。(余华《兄弟》)
(Khi
nhìn những người đàn ông qua lại, ánh mắt chị cứ chằm chằm như đóng
đinh vào thân người ta.)
Trường
hợp “一样” bị
tỉnh lược
Trong “Huynh đệ” chúng tôi sưu tập
được, biểu thức so sánh biểu thị khoa trương chủ yếu tập trung vào mấy tiểu loại
sau đây:
(1)
Biểu thức: X 像 (是)
/ 就像Y. Ví dụ:
(8) 宋钢涨红了脸,嘴里咝咝响个不停,李光头不知道他在说些什么,李光头说:“别咝咝啦,像蚊子放屁,像臭虫撒尿。”
(…Lí Trọc bảo: - Đừng
thì thào như muỗi đánh trung tiện, như rệp tiểu tiện)
(9) 守候在外面的李光头看到宋钢脸色惨白地跑了出来,那模样像是死里逃生.
(Lý Trọc đứng chờ bên ngoài
thấy Tống Cương chạy ra mặt tái mét, như trở về trong cõi chết)
(10) 邻居们都听到了李光头失恋的哭声,他们说李光头的哭声里有七情六欲,有时像是发情时的猫叫,有时像是被宰杀时的猪嚎,有时像是吃草的牛哞哞地叫,有时像是报晓的雄鸡咯咯叫。(余华《兄弟》)
(Bà
con hàng xóm đều nghe thấy tiếng khóc thất tình của Lý Trọc. Họ bảo trong tiếng
khóc của Lý Trọc có cả thất tình lục dục* có lúc như mèo kêu tìm bạn, có khi
như lợn bị chọc tiết, có lúc như trâu bò ăn cỏ tống nghé ọ, có khi như gà trống
gáy sáng ó ò o.)
(11) 宋凡平也向这些人挥动着手,就像毛主席在天安门城楼上的手。
(Tống Phàm Bình cũng vẫy bàn tay hộ
pháp chào mọi người, giống như bàn tay Mao chủ tịch trên thành lầu Thiên An
Môn)
(2) Biểu thức : X (就)是 Y. Ví dụ:
(12) 后来李光头在厕所里偷看女人屁股被生擒活捉,用现在的时髦说法是闹出了绯闻,李光头在厕所里的绯闻曝光以后,他在我们刘镇臭名昭著以后,才知道自己和父亲真是一根藤上结出来的两个臭瓜。
(Sau khi tai tiếng Lý Trọc trong
nhà vệ sinh bị vỡ lở, tiếng xấu loang ra cả thị trấn chúng tôi, Lý
Trọc mới biết mình và bố đúng là hai quả dưa thối đậu trên một dây
dưa)
(13) 你是癞蛤蟆想吃天鹅肉!
(Mày là cóc muốn xơi thịt thiên nga!)
(14)李光头小小年纪就知道了自己的价值所在,他明白了自己虽然臭名昭著,可自己是一块臭豆腐,闻起来臭,吃起来香。
(Thằng nhóc Lí Trọc tuy ít
tuổi, cũng biết giá trị của mình là thế nào, cậu hiểu tuy tiếng
xấu loang xa, mình là miếng đậu phụ thối, ngửi thì thum thủm, nhưng
ăn thì thơm ngon.)
Ở đây, (就)是vốn là một động từ phán đoán, cho nên khi được sử dụng trong cấu trúc
này, cả cấu trúc còn mang sắc thái khẳng định vốn có của động từ. Tuy nhiên,
hình thức so sánh tu từ dùng “(就)是” cũng khác với phán đoán logic có công thức “S是 P” (S
là P). Chính vì vậy, có người không cho rằng “是” là thành tố trong phép so sánh. Tuy nhiên
căn cứ vào ngữ nghĩa chúng tôi cho rằng “是” không những có khả năng biểu đạt so sánh mà
còn có khả năng biểu đạt khoa trương. Ví
dụ:
(15) 她的脸上始终挂着经松的微笑。城里的老人们伸手指点着她, 说这是个泡在密罐。(余华《兄弟》)
(Nụ
cười tủm tỉm nhẹ nhõm luôn nở trên môi. Ông già bà cả trong thành chỉ Lâm Hồng
nói, đây là cô gái ngâm trong thùng mật.)
(3) Biểu thức: X 仿佛 Y. Ví dụ:
“他睡得时候觉得昏昏沉沉,仿佛是在水中;醒着的时候觉得喘不过气来,仿佛胸口压了一块大石头。
(Trong giấc ngủ chập chờn, anh thấy
mình như đang chìm nổi trong nước. Khi thức anh cảm thấy tức thở, y như
có một hòn đá to đè lên ngực.)
(2) So sánh không ngang bằng với “比” biểu thị khoa trương
+
Ý nghĩa của cách so sánh dùng giới từ “比”
Thông
thường khi cần biểu thị sự hơn kém nhau về trình độ, tính chất của hai sự vật,
hiện tượng hoặc hai người thì có thể dùng giới từ “比” để
chỉ ra đối tượng so sánh, sau đó dùng vị ngữ để chỉ ra kết quả so sánh. Tuy
nhiên, bài báo này chỉ quan tâm tới những
cấu trúc so sánh có sự tham gia của giới từ “比” biểu
thị khoa trương, vì cách dùng “比” để biểu thị khoa
trương cũng không nằm ngoài qui luật hoạt động của “比” nói chung.
+
Cách sử dụng giới
từ “比”
+ Giới từ “比” và đối tượng so
sánh kết hợp với nhau tạo thành kết cấu giới từ và phải đặt trước vị ngữ để làm
trạng ngữ.
Biểu
thức: X (S) 比 Y (Adj) + P
Trong biểu thức này, X có vai trò
là chủ ngữ, Y là trạng ngữ trong câu. Ví dụ:
(16) 这时的李光头破衣烂衫,头发比马克思长,胡子比恩格斯多,昔日威风凛凛的光头不知去向,露出了一副要饭的乞丐模样
(Lý Trọc lúc này quần rách áo vá, tóc dài hơn
Mác, râu rậm hơn Ăngghen. Dáng vẻ uy phong lẫm liệt ngày nào đã tan biến, bây
giờ nom anh ta như thằng ăn mày.)
+ Thành phần sau Y do tính từ / ngữ tính từ đảm nhiệm. Ví dụ:
(17) “全中国只有一个人吃过的三鲜面比我多。(余华《兄弟》)
(Cả nước Trung Quốc chỉ có một người
ăn mì Tam tiên nhiều hơn em.)
+ Sau kết cấu giới từ “比” và trước vị ngữ có thể sử dụng phó từ 更,还, 还要 làm trạng ngữ biểu thị mức độ tăng
lên một bậc. Ví dụ:
(18) 读书好啊,一天不读书,比一个月不拉屎还难受。读书好啊,可以一个月不吃饭,不能一天不读书。
(Đọc sách rất tốt, một ngày không đọc
sách còn khó chịu hơn một tháng không đi đại tiện. Đọc sách rất tốt, có thể một
tháng không ăn cơm chứ không thể một ngày không đọc sách.)
(19) 李兰的嘴巴始终挂着骄傲的微笑,虽然和宋凡平只有短短的一年零两个月的夫妻生活, 可是在李兰的内心深处比一生还要漫长。(余华《兄弟》) (vị ngữ là ngữ tính từ “漫长”)
(Mép Lí Lan lúc nào cũng mỉm cười
kiêu hãnh, tuy chỉ sống với chồng có một năm hai tháng ngắn ngủi, nhưng trong
sâu thẳm của trái tim chị, còn dài hơn cả cuộc đời.)
- Cấu trúc so sánh này có thể làm định ngữ cho
danh từ; trong trường hợp này bắt buộc phải dùng trợ từ kết cấu “的” giữa định ngữ và trung tâm ngữ. Xét về ngữ nghĩa, trung tâm ngữ chính là
thành tố X, thành phần đứng sau “比” chính là thành tố Y.
Biểu thức: “比Y还要 / 更 Adj 的 X”. Ví dụ:
(20) 没有人知道李兰对宋凡平的感情有多深,那时比海洋还要深的爱。(余华《兄弟》)
(Không ai biết tình cảm của Lí Lan
đối với Tống Phàm Bình sâu nặng như thế nào, đó là mối tình sâu nặng hơn biển cả)
(3)
Sử dụng phủ định “不如” (không bằng)
(21) 李光头呜咽地唱了起来:“天大地大不如党和你们的恩情大,爹亲娘亲不如毛主席和你们亲,千好万好不如社会主义和你们好,河深海深不如你们的阶级友爱深……”
(- Lý Trọc nghẹn ngào cất
tiếng hát - Trời to đất to không to bằng ân tình của Đảng và bà con, bố thân mẹ
thân không thân bằng Mao chủ tịch và bà con, ngàn tốt vạn tốt không tốt bằng chủ
nghĩa xã hội và bà con, sông sâu biển sâu không sâu bằng tinh hữu ái giai cấp
có bà con.)
Kết
luận
Trên đây, chúng tôi đã phân
tích toàn bộ lối nói khoa trương trong tiểu thuyết “Huyng Đệ” của Dư Hoa. Căn cứ
vào ngữ nghĩa có khoa trương phóng to, khoa trương thu nhỏ và khoa trương thời
gian. Căn cứ vào hình thức có khoa trương trực tiếp và khoa trương gián tiếp. Về
phương tiện biểu đạt khoa trương trong “Huynh Đệ” có khoa trương ở cấp độ từ /
ngữ, khoa trương ở cấp độ câu. Ngoài ra tác giả còn sử dụng thủ pháp so sánh tu
từ để biểu thị khoa trương làm cho nội dung tác phẩm thêm phong phú và sinh động.
Nguyễn
Ngọc Kiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
2. Đào Thản (1990), Lối
nói phóng đại trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ.
3. Đinh Trọng Lạc
(2005), Phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
4. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái
Hòa (2006), Phong cách học tiếng
Việt, Nxb Giaó dục.
5. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. 黄伯荣,廖序东 (2002)“现代汉语”,高等教育出版社。
7. 王希杰 (2007)“汉语修辞学”,商务印书馆。
8.张挥之(2002)“现代汉语” 高等教育出版社。
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét