Nhà văn Lê Mai (áo trắng) và TS Nguyễn Ngọc Kiên |
TS Nguyễn Ngọc Kiên
Bàn
về văn học trào phúng Việt Nam, GS Nguyễn
Hoành Khung trong “Lời giới thiệu Truyện
ngắn Việt Nam 1930-1945, tập I” đã viết:
“Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công
Hoan là hiện tượng chưa có tới hai lần trong văn học Việt Nam”
Còn GS Nguyễn Đăng Mạnh trong “Nhà văn tư tưởng và phong cách” lại
cho rằng:
“Nguyễn Công Hoan “thích bốp chát, đánh
vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan thường là
những đòn đơn giản mà ác liệt”, “Nguyễn Công Hoan là nhà văn kể chuyện có
duyên, có sức hấp dẫn, đối thoại có kịch tính, giọng kể tự nhiên hoạt bát... biết
dùng những chi tiết đánh lạc hướng độc giả khỏi cái đích câu chuyện, nên tạo được
cái gây cười trực tiếp”.
Bàn
về chủ đề trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ông nhấn mạnh:
“Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
có một chủ đề rõ ràng, đơn giản... gắn được với một mâu thuẫn trào phúng và một
tình thế hài hước”.
Tuy nhiên, ông lại không
đưa ra dẫn chứng cụ thể.
Đúng như vậy, cứ nói đến chất Hài trong sáng tác, độc giả nghĩ ngay đến hai nhà văn hiện đại: Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan với gần 200 truyện ngắn đặc sắc đã đưa ông đến đài vinh quang của bậc thầy truyện ngắn nước nhà. Vũ Trọng Phụng thì chỉ cần nhắc đến “ Số Đỏ “ cũng đủ “làm vinh dự cho bất kỳ nền văn học nào (Nguyễn Khải). Cả hai ông đều là “Trưởng tràng” của làng trào phúng.
Đúng như vậy, cứ nói đến chất Hài trong sáng tác, độc giả nghĩ ngay đến hai nhà văn hiện đại: Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan với gần 200 truyện ngắn đặc sắc đã đưa ông đến đài vinh quang của bậc thầy truyện ngắn nước nhà. Vũ Trọng Phụng thì chỉ cần nhắc đến “ Số Đỏ “ cũng đủ “làm vinh dự cho bất kỳ nền văn học nào (Nguyễn Khải). Cả hai ông đều là “Trưởng tràng” của làng trào phúng.
Các
tác kể trên đều lấy chất liệu hiện thực để phê phán gây cười.
Còn
tiếng cười dân gian thì sao? Chẳng hạn, Trang Quỳnh là một anh chàng láu cá,
ranh mãnh, lấy cái láu cá để gây cười; như truyện thi vẽ. Truyện Trạng Lợn thì nói
về một anh chàng khờ khạo nhưng suốt đời ăn may, chẳng hạn truyện Chiếc bình
hoa.
Người
đọc thích truyện cười Gabrovo của Bungari hẳn quan tâm tới trang vunho ninhbinh. Trong đó người dịch rất có nghề và đã dịch rất công phu những truyện
cười đặc sắc của Gabrovo. Nhưng nói thật là nhiều truyện người viết bài này
không thể cười được. Lý do thật đơn giản do hai nền văn hóa khác nhau, cách tư
duy cũng khác nhau.
Nhận
xét về văn học trào phúng gần đây, đúng như nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã viết trên
Văn Việt:
“Thời bây giờ sao lắm chuyện
khôi hài trên bình diện quốc gia đại sự! Ở chiến dịch chống tham nhũng, vị tổng
chỉ huy lại lo “đánh chuột sẽ vỡ chiếc bình quý”, “chống tham nhũng là ta đánh
ta” nên mọi sự diễn ra cứ như đánh trận giả.
Ở lĩnh vực kỷ cương đạo đức
xã hội, từ ông Bộ trưởng Bộ Dục ngọng líu ngọng lo đến quan chức địa phương khi
trả lời báo chí về vụ thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động giáo viên đi làm tiếp
tân khiến cộng đồng mạng nổi bão… Ngẫm câu “Văn học là nhân học”, “Nhà văn là
thư ký của thời đại”, chợt nghĩ sao ở xứ ta văn xuôi trào phúng dường như rất
hiếm tác phẩm đáng đọc.
Điểm lại tôi chỉ thấy: Về
tiểu thuyết có “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, “Đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan
và gần đây là “Thời của thánh thần” của Hoàng Minh Tường đáng được xếp vào hạng
“Trường thiên hý kịch”. Về truyện ngắn, ngoài các truyện tiêu biểu của Nguyễn
Công Hoan như “Gói đồ nữ trang”, “Thế là mẹ nó đi Tây”… và sau ông, một số truyện
ngắn của Vũ Bão là những tiếng cười sâu cay trên nền hiện thực phê phán mang đậm
chất tiếu lâm dân gian nên hay đấy nhưng có phần lộ liễu.
Bước sang thế kỷ 21, tôi mới chỉ thấy có 2 tác giả truyện ngắn trào phúng
có lối viết gây cười độc đáo: Một là loạt truyện khẩu văn trong tập “Những mảnh
vụn ký ức” của Nguyễn Quang Lập vừa mang tính truyền thống của tiếu lâm dân
gian lại vừa đậm chất cười kiểu “Le charnu” (tục mà có duyên) của phương Tây.
Hai là một số truyện ngắn của Lê Mai đậm chất cười “humour” (hài hước kín) của
phương Tây kiểu “Phớt Ăng-Lê” ẩn trong câu chữ tưng tửng nhẹ tênh, buộc người đọc
phải nghĩ mới bật ra tiếng cười, càng nghĩ càng cười thắt ruột, có khi ứa nước
mắt...”
Điểm
qua những tiếng cười dân gian đến tiếng cười của các tác giả hiện đại như vậy để
thấy rằng tiếng cười của Lê Mai khác với tất cả các tác giả khác.
Tiếng
cười của Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là tiếng cười mang tính sách lược,
như đã nói, lấy chất liệu hiện thực để phê phán gây cười, chẳng hạn, truyện “Thầy
cáu”. Tiếng cười của Nguyễn Quang Lập là tiếng cười của khẩu văn, có phần nôm
na mách qué, nhiều khi khai thác cả cái tục tĩu để xả tress, chẳng hạn “Niệu liệu
pháp” hay chuyện một anh chàng có nhiều vợ ban đêm không cần mặc quần chỉ mặc một
chiếc áo bộ đội thay quần dài. (Tuy nhiên có nhiều vấn đề đáng bàn, đáng nể. Điều
này chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác)
Còn
tiếng cười của Lê Mai là mang tính chiến lược, anh dùng tiếng cười để nói về chủ
trương chống tham nhũng của Hội nghị TW 4, nói về chủ trương cải cách giáo dục,
nói về đổi mới về y tế, về giao thông. Rồi vấn đề bang giao quốc tế, vấn đề Quốc
tế về nhân quyền…cũng được đề cập tới, như phân tích dưới đây.
Trong
truyện Cún khóc, anh viết về cách bẫy chuột theo kiểu Tôn Tử:
“Anh dùng sức mạnh tổng hợp. Anh trộn đều
thuốc với cả món mặn lẫn món chay rồi giăng bẫy theo binh pháp Tôn Tử. Anh
giăng bẫy khắp nơi theo kế “Hoa nở trên cành”. Cẩn thận hơn, mỗi nơi đặt mồi
anh đặt món chay xen món mặn theo kế sách “Bỏ mận lấy đào”. Kế sách của anh
thành công đến mức ngoài dự tính. Chuột chết hàng loạt. Con chết trong nồi cơm.
Con ngoẻo trong bể nước. Con tử trong túi áo. Con tỏi dưới gầm giường. Vợ chồng
con cái anh lổm nhổm bò khắp nhà thu lượm xác chuột. Nhưng chỉ hôm sau hơi thối
đã tràn ngập ngôi nhà. Mùi thối ngày càng nặng, khó chịu, khó thở hơn cả tiếng
chuột kêu, chuột phá. Anh ngửa mặt than: đúng là vinh quang cay đắng! Thế mà
cũng chỉ bình yên được một tuần. Rồi thì lại chuột từ dưới cống đùn lên, lại chuột
từ hàng xóm kéo đến. Vợ anh lo lắng, kéo anh ra một chỗ kín đáo quan sát cảnh
chuột nhà anh ăn mật. Chai mật ong chỉ còn hơn nửa, miệng chai nhỏ, có tài
thánh cũng không rúc đầu vào nổi. Thế mà, chẳng hiểu nó học được kinh nghiệm từ
lớp tập huấn nào mà loáng một cái, nó đã thò được đuôi vào chai ngoáy mật, rồi
ra một chỗ ngồi, vểnh đuôi lên, ung dung liếm mật. Vợ anh không nói, lo lắng
kéo anh ra một chỗ kín đáo quan sát ổ trứng gà. Quả trứng to. Con chuột nhỏ.
Anh cười, nói với vợ: lần này thì thách kẹo. Con chuột chẳng nói gì, lặng lẽ
giang rộng bốn chân ôm quả trứng, rồi bất ngờ lăn đùng lăn ngửa ra đất. Quả trứng
nằm gọn trong lòng. Những con chuột khác xà vào cắn đuôi nó kéo đi. Khoa học –
công nghệ hết mức. Anh lác mắt bảo vợ: con này bét cũng tiến sĩ. Vợ anh lo lắng
hỏi: Anh thấy không, có tận mắt chứng kiến những cảnh này mới biết mình bất lực.
Hết cách. Anh tủng tẳng nói: Hết là thế nào! Dùng công nghệ sinh học. Mày dùng
mẹo sâu thì ông có công nghệ cao. Vợ anh hỏi, anh bảo: nuôi chó, nuôi rắn mà diệt
chuột chứ còn thế nào. Nghe anh nói, vợ anh thở phào, nhẹ nhõm, buột miệng
khen: Giỏi, giỏi lắm! Lần đầu tiên em thấy cái sự học của anh là có ích. Chứ cứ
viết vớ viết vẩn lợi đâu chẳng thấy, có ngày mang vạ vào thân. Để em đi chợ
xách con mèo về nuôi, anh nhé. Anh nổi cáu vô cớ, gắt: Không nuôi mèo. Năm thì
mười họa mới vồ được con chuột nhắt mà cứ ra vẻ ta đây, quăng con mồi chỗ này,
quẳng con mồi chỗ kia, dền dền dứ dứ… sốt ruột. Gặp con chuột to, chuốt cống
thì lỉnh. Lại còn lươn lẹo, thông đồng cả với lũ chuột mới kinh”.
Có người nói rằng truyện của Lê Mai rất giàu tính Đảng, giàu tính dân tộc và tính
truyền thống. Tư tưởng lãnh đạo của Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tác phẩm
“Cún khóc” của anh. Ngay cách đặt tên cho chó cũng thể hiện tính Đảng. Làm sao
phải đảm bảo tính dân tộc và truyền thống. Quan điểm của Đảng ta là, Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, luôn mong muốn xóa bỏ hận thù,
hướng tới tương lai:
“Vợ anh bảo:
nó xứng đáng có một cái tên. Anh gật đầu bảo: Phải! Vợ anh lại nói: là Giôn, là Nic
hay Milu, Mila… Anh nhăn mặt bảo: Em chỉ sính ngoại. Vợ anh cãi: Ngoài xã hội
cái gì chẳng mang tên ngoại. Các siêu thị, nhà hàng, trung tâm, khách sạn… có
cái nào mang tên ta không? Thời buổi kinh tế thị trường, giao lưu toàn cầu cái
tên cũng phải tây tây một tý mới sang, mới đảm bảo tính hiện đại. Anh đuối lý,
nói yếu ớt: Phải… phải. Để anh tính. Là Giôn, là Nic… không được. Xóa bỏ hận
thù, hướng tới tương lai cơ mà. Đặt tên nó là Bíp em ạ. Bíp chứ không phải là Bin. Bíp…
Bíp... nghe dân tộc mà hiện đại, lại giữ vững lập trường. Vợ anh cười tít mắt,
buột miệng khen: Tên hay, tên hay, kín mọi nhẽ. Đúng là có học có hơn. Anh sướng
âm ỉ. Và, con chó có lẽ cũng hài lòng với cái tên chủ đặt. Nhưng rồi… có sự cố.
Ra đường, nó cứ cắm đầu mải miết chạy theo ô tô. Hóa ra đường phố loạn xạ tiếng
còi xe: bíp bíp… bíp… Anh lo lắng bảo vợ: có lẽ phải đổi tên cho nó ngay. Đà
này, không khéo nó bị tai nạn ôtô, xe máy ngay trong tháng an toàn giao thông
này chứ chẳng chơi. Vợ anh gật đầu xác nhận: Anh nói phải. Lần này anh đừng Tây
Tàu gì nữa, cứ thuần Việt mà đặt. Ông ra ông – thằng ra thằng đừng nửa dơi nửa
chuột. Anh bảo: Em nói đúng. Vàng, Mực, Vện, Đốm… thuần Việt cả đấy nhưng nghe
quê quá. Lớ xớ còn bị hiểu lầm. Anh đặt cho nó là Cún. Cún có được không em?
Cún! Nghe vừa thuần Việt, thuần chủng vừa tình cảm. Vợ anh buột miệng khen: tên
hay, được lắm. Không như cái tên Bíp. Chẳng biết có bíp được ai không, hay chỉ
bíp chính mình. Cún! Giỏi lắm. Các cụ mình từ ngàn xưa thường vẫn gọi cháu chắt
yêu dấu của mình là Cún con anh nhỉ. Cún. Hay, hay tuyệt. Vừa tình cảm vừa truyền
thống.”
Nhưng
nội dung chính của “Cún khóc” là chống tham nhũng. Xung quanh chuyện chống tham
nhũng cũng lắm bi hài:
“Năm thì mười họa mới vồ được con chuột
nhắt mà cứ ra vẻ ta đây, quăng con mồi chỗ này, quẳng con mồi chỗ kia, dền dền
dứ dứ… sốt ruột. Gặp con chuột to, chuốt cống thì lỉnh. Lại còn lươn lẹo, thông
đồng cả với lũ chuột mới kinh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đồng dao có câu:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đồng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.”
Một khi chống không được thì phải chung
sống hòa bình với nó.
Chuột
(tham nhũng) càng leo lên cao thì cún (chống tham nhũng) càng bất lực. Vì ở
cùng một nhà nên đành phải thỏa hiệp “ chung sống hòa bình” như dân chúng ở
vùng thiên tai phải sống chung với lũ – cún ta tự an ủi bằng cái lý luận cù lần
“thôi, anh em cùng một nhà không thể ta
chống ta được!”. Không tìm ra giải pháp, cún ta cứ luẩn quẩn bế tắc, đến nỗi
cún phải …khóc, ngẩng mặt nhìn lũ chuột hoành hành. Từ nay có lẽ phải “cấm cửa”
không cho lũ chuột xuống tầng một! Truyện “Cún khóc” được viết theo lối ngụ
ngôn, chất hài được khai thác triệt để. Đọc “Cún khóc” của Lê Mai người đọc lại
nghĩ đến bài thơ “Hội đồng Chuột” (Conseil tenu par les rats) của nhà thơ ngụ
ngôn nổi tiếng người Pháp La Phông ten (La Fontaine) , đầy tính phúng dụ.
Thực
ra chuyện chống tham nhũng đã được tác giả đề cập từ hàng chục năm trước từ “Thời
gian xuẩn ngốc” với rất nhiều chi tiết
khôi hài:
“Hôm ấy, Ban phòng chống tham nhũng của cơ quan họp, toàn những nhân vật
chủ chốt… Cuộc họp nghe chừng khó quá vì nét mặt ai cũng cực kì trong sạch. Đi
qua phòng họp một công nhân nói thủng thẳng:
Việc gì phải họp nhiều! Cứ tóm cả bọn
trong ban chỉ đạo là cơ quan trong sạch ngay.”
Cái cười của Lê Mai rất có duyên, nhiều chi tiết hết sức bình thường
anh cũng tận dụng để gây cười, chẳng hạn:
“Có phải anh kể chuyện trong Sài Gòn
khi diễn vở Thạch Sanh người ta đã cho Thách Sanh phạt Lí Thông đi xây dựng vùng
kinh tế mới thay cho tội xử chém hả… Như thế có khác nào anh bảo những người đi
xây dựng vùng kinh tế mới đều là Lí Thông. Phản động quá! Phản động quá!”
(Thời gian xuẩn ngốc)
Cũng
trong “Thời gian xuẩn ngốc” anh có lối viết tưng tửng:
“Có phải hôm bầu cử Hội đồng Nhân dân
khu và tiểu khu anh đến cơ quan kể là trên chiếc xe cổ động đầy cờ và biểu ngữ,
trống mõ inh ỏi, người ta thấy chú Tễu đầu chít khăn đỏ, tay múa gậy nói nhỏ
vào tai lão Phệ cái gì mà lão lắc đầu lia lịa, tay phẩy quạt tăng tắc….Một người
hỏi: Tễu nói gì mà lão Phệ lắc đầu ghê thế? Anh bảo: Nó nói danh sách ứng cử
viên đấy!”
Người
đọc không khỏi phì cười khi đọc truyện “Cho nó có đạo đức” với những hình ảnh vừa bi lại vừa hài:
“Hơn mười năm qua, nếu tính bình quân mỗi
năm được 2 vụ mối lái thì đến nay đã là 23 vụ rưỡi, chẳng vụ nào thành công.
Lấy vợ rồi hả? Cô ấy bao nhiêu tuổi? “Anh” có hơn bố
“em” một tuổi không?”
Và
tiêu chí chọn vợ “sơ–cua” của anh là:
“- Học ở trường nào cũng được, mỗi trường
có cái hay riêng của nó. Nhưng tôi thích chọn em ở Sư phạm, cho nó có đạo đức.”
Một
giáo viên của Trường Sư phạm sau khi đọc truyện này đã thốt lên: “- Hoan hô!
Tuyệt đúng! Chọn Sư phạm cho nó có đạo đức!”
Phải
chăng Lê Mai còn có tài tiên tri. Từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước anh đã cảnh
báo sự xuống cấp của nền Giáo dục Việt Nam bằng tiểu thuyết “Tẩu hỏa nhập ma”
và khẩn trương viết về sự xuống cấp của đạo đức người thầy bằng truyện ngắn
“Cho nó có đạo đức”.
Tôi đồ rằng, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Quang Nhạ
hẳn đã đọc truyện ngắn này. Và giờ đây trên cương vị Bộ trưởng mới dễ thông cảm với việc điều giáo
viên đi tiếp khách, “chỉ là vui vẻ thôi mà!”
Trong “Quyền được rên”,
chất hài mang tính tư tưởng thể hiện qua từng lời thoại của nhân vật. Đúng như
vậy, trong bài viết “Quyền được rên – một kiệt tác của Lê Mai” tác giả đã chỉ
ra những nghịch lí, mà mỗi nghịch lí như một câu chuyện hài hước, cười đấy mà
khóc đấy. Tuy nhiên cả truyện không có chỗ nào là viết ra để gây thù chuốc oán, hay khắc sâu
thêm hận thù mà các thế lực thù địch thường lợi dụng.
Nghịch
lý thứ nhất, ông làm nhà văn, và viết văn khi chẳng biết làm nghề
gì khác. Với một nhà văn lừng lẫy như thế, khi ra tù nhớ nghề lúc rảnh, ông lại
viết. Ông biết “ Văn chương là thứ cực kỳ nguy hiểm. Vinh quang chẳng đáng
là bao mà nhục nhã ê chề thì vô tận. Ngày ra tù ông đã ngầm tự hứa sẽ cai nó, sẽ
cạch nó đến già. Nhưng gió, nhưng nắng, nhưng hương đồng gió nội, nhưng những
thôn nữ dịu dàng, e ấp như lúa, như ngô… khiến thi hứng giờ đây cuồn cuộn trào
dâng. Ông chặc lưỡi . Sao mình lại không viết?”
Thấy
ông ngồi viết, đứa con gái ông sợ hãi – một nỗi sợ mơ hồ, đã phải kêu lên:
“Bố
ơi! Bố đừng viết nữa con sợ lắm. Thảo nào thi sĩ Phúc, văn sĩ Lam cứ phải viết
chui, viết lủi. Mỗi lần viết cứ phải lén lút như tội phạm. Những câu thơ hay,
những áng văn hay thẫm đẫm tình người – tình vật phải chịu chung số phận đớn
đau nơi gầm giường, nóc bếp, đống rơm, chuồng lợn…”
Có
lần, ông nghiêm túc nói với con:
“-
Bác Trần vừa tề gia nội trợ - nữ công gia chánh để bác gái bán hàng vừa viết
truyện. Ông Trương vừa bới rác nhặt rau nuôi lợn vừa viết kịch. Bác Phùng vừa cắt
tóc vừa làm thơ. Bác Loan vừa câu cá vừa vẽ… Chẳng lẽ bố lại không vừa làm lái
chó vừa viết văn được sao?
Không
đọc không viết bố thấy tiếc thời gian lắm, tủi mình và chưa xứng với mẹ, với
các con. Vả lại, không viết nữa tức là bố công nhận mình sai, phải đi tù là
đúng”
-
Nghịch lý thứ hai, một ngày ở ngoài
nghìn thu ở tù. Bạn bè phải thốt lên, khi ông được vào tù - cái chi tiết
thật đắt và cũng hài hước, chỉ có ở Việt Nam:
“-
Học tập xong rồi hả? Giác ngộ rồi, đến giáo huấn ta đấy phỏng?... Ngẫm kỹ thấy
anh cũng giỏi. Giỏi lắm! Người đời phải gây tội mới được tù. Còn anh, chẳng phải
nhọc xác gây gì cũng được tù. Thời Pháp đi tù thời Pháp. Thời ta đi tù thời ta.
Thời nào cũng được tù. Dễ thường nghề tù cũng đến kịch bậc rồi chứ kém cỏi gì!”
Cuộc
đời ông này ở tù đâm ra lại còn sướng hơn ở ngoài. Ở tù ông có cơm ăn, áo mặc
và có công ăn việc làm. Ra tù thì chẳng có việc gì để làm. Để kiếm kế sinh nhai
ông đã từng làm kéo xe, rồi làm người buôn chó, rồi dùng sức “chân cò tay vượn”
của mình để đi đào hầm thuê.
Ra
tù, có lúc không việc làm, những bạn bè, “đồng chí” một thời cũng xa lánh ông
như xa lánh hủi:
“Ngày
ra tù, về nhà con thấy đấy. Nhà mình vẫn hoang lạnh như nấm mồ hoang. Bạn bè
thân thiết, hàng xóm láng giềng có ma nào đến sẻ chia với mình đâu. Thậm chí ra
ngoài đường có người chẳng may gặp bố, họ còn kéo mũ che mặt lảng đi.”
Nghịch lý thứ ba, nỗi buồn khi hết chiến tranh. Người ta thì vui mừng
khi nghe tin chấm dứt chiến tranh. Đối với ông, hết chiến tranh đồng nghĩa với
việc ông bị thất nghiệp. Hết chiến tranh thì ai còn thuê ông đào hầm nữa! Cuộc
đời đầy chua chát!
“Sư
cha cái anh Giôn Xơn, nó lại tuyên bố: Ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Nghĩa là, nó ngừng ném bom ở khoảng không gian mà ông sống và đào hầm để kiếm sống.
Thế là… ông lại thất nghiệp.”
Nghịch
lý thứ tư, ông đi tù mà không biết
mình phạm tội gì. Ở trong tù, ông hỏi quản giáo:
“Thưa
cán bộ, trường hợp tôi bao giờ thì được ra toà?” Ra tòa! Phải! Ra tòa!
Các phạm kinh tế hay hình sự ở lán ông ai cũng đã được ra tòa. Họ có án đàng
hoàng. Họ biết rõ ngày đi – cũng biết rõ ngày về. Còn ông… Ông mong ước được ra
tòa. Ra tòa – ông nghĩ: Mọi việc sẽ được phân định rõ ràng. Trắng ra Trắng. Đen
ra Đen. Lúc ấy, dẫu có phải đi tù ông cũng không oan ức. Người quản giáo nhìn
ông. Nhìn từ đầu xuống chân rồi khinh khỉnh nói:
- Ông
là nhà văn có tiếng mà còn dốt thế! Tù rồi còn đòi ra tòa làm gì?
Những
câu trả lời ngô nghê của người quản giáo là minh chứng hùng hồn cho một thời
quá ư là ấu trĩ:
Ông
lạnh người nhận ra cái tuyệt đúng, tuyệt gọn, tuyệt dễ hiểu của lời lẽ anh quản
giáo, nhưng như thế thì mông lung quá, mịt mờ quá… Ông rụt rè thưa tiếp:
-
Nếu không ra tòa, không có án tôi biết sao được tội gì? Hình phạt là bao nhiêu
năm?
Và
đây nữa, lời anh quản giáo mới thật hài hước như lời một diễn hài siêu hạng:
“Nhìn
ông, anh quản giáo cười hiền, tỏ ý thông cảm:
-
Dốt thế, ở tù cũng đáng... Ông là đi học tập, đi cải tạo chứ có phải tù đâu mà
hỏi án bao nhiêu năm. Đi học tập, đi cải tạo thì bao giờ học tập tốt, cải tạo tốt
thì… ra trường. Tốt nghiệp ý mà! Muốn biết bao nhiêu năm thì phải tự hỏi mình
chứ hỏi gì tôi. Thôi, hồ hởi, phấn khởi nhé!.
Cái
tư tưởng nhân văn của tác phẩm được gói lại ở đoạn đối thoại với vợ ông, khi
ông bộc bạch – đây là cái đoạn cũng rất con người:
“Vợ
con khóc tu tu: Tiếng Tây tiếng Tàu đầy người…Tù thì còn hiểu được chứ. Đẩy xe
bò thì không thể nào hiểu nổi”.
Và
cuối cùng Hoàng đã trả lời vợ:
“Mà
bà còn lạ gì tôi, nào có biết hận thù, căm uất ai đâu mà bà phải lo, phải sợ. Họ
đánh mình đau quá thì mình rên. Rên cho nó đỡ đau, bà ạ! Con người ai chẳng có
quyền được Rên.
Nhưng
thật hài hước khi mà ở một xã hội đến rên cũng không thể được, thì không thể
nói quyền làm gì khác của con người. Vợ ông nói:
Sắp
xuống lỗ rồi mà ông còn thơ ngây thế? Ông tưởng Rên là tội nhẹ lắm ư? Các
ông ngày xưa ngợi ca – hát ông ổng còn bị kẻ độc miệng cho mang vạ. Giờ lại đòi
Rên. Quyền được Rên! Ơ hơ…quyền được Rên! Ngớ ngẩn, ngớ ngẩn hết chỗ nói…”
Nhà thơ Nguyễn
Khôi cho rằng “Quyền được rên” xứng đáng là một kiệt tác, có thể xếp trên “Sống
mòn” của Nam Cao hay “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Nọc Tấn. Cách
hành văn của Lê Mai trong sáng, ngắn gọn, khúc triết, dung lượng của truyện được
nén rất chặt, có đoạn chỉ vài dòng cũng toát lên một tư tưởng. Nội dung tư tưởng
và tính nhân văn rất rõ được thể hiện qua từng nhân vật. Mặc dù trải
qua những ngày tháng tù đày phải chịu “trăm đắng ngàn cay” nhưng cuối cùng ông
đã được minh oan. Tên Hoàng Công Khanh đã được đặt tên đường. Tác phẩm
của ông đồ sộ và có giá trị ghi dấu ấn một thời như vậy, nhưng nhà văn chưa một
lần được giải thưởng (phải chăng đây lại là một nghịch lý). Nhà văn Hoàng Công
Khanh giờ đây hẳn cũng ngậm cười nơi chín suối.
Trong “Ngaỳ vô vi”, lời một ông thủ trưởng
cơ quan nói với nhân viên của mình:
“-
Các cậu cứ coi tôi là người nóng tính nên tôi đâm ra cũng nghĩ như vậy, nhưng…
hóa ra không phải. Người nóng tính là người phải nổi xung với bất cứ ai, chứ
mình thì… chỉ nổi xung với cấp dưới, chưa lần nào dám nổi nóng với cấp trên.
Thì ra, văn hóa lãnh đạo ở mình quá thấp, chẳng nhận ra quan hệ giữa chúng mình
chỉ là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau trong tình
người ấm áp, mà cứ tưởng là quan hệ bố con. Thôi cho mình “tổng xin lỗi” những
sỉ vả trước nhé.”
Và
đây nữa những tiêu cực trong ngành y
tế, hẳn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng ý thức được điều này:
“Ông
ý tứ xích lại gần bác sĩ và tế nhị đút chiếc phong bì vào túi áo blu. Phải công
nhận người thiết kế cái túi áo blu là người cực giỏi, miệng túi ở tư thế nào
cũng ngoác rộng, sẵn sàng nuốt gọn phong bì.”
Tuy
vậy nhà văn Lê Mai có cái nhìn hết sức lạc quan về xã hội về thời cuộc. Trong
“Thời gian xuẩn ngốc”, anh quan niệm làm thơ là phải lạc quan, kiểu như: “Ngồi
trên hố xí đợi ngày mai”. Trong “Ngày vô vi” anh mơ về nền giáo dục thầy ra thầy,
trò ra trò, trường ra trường ra trường lớp ra lớp. Anh mơ về ngành giao thông
lúc nào cũng đường thông hè thoáng.
“Chỉ
mươi phút tôi đã dừng xe trước cổng trường con học, giảm được 2 phần 3 thời
gian. Đây là lần đầu tiên trong đời xe máy của tôi đi nhanh hơn người đi bộ.”
“Đường
phố hôm nay không bị ùn tắc. Mọi phương tiện giao thông lưu thông êm ả trên đường,
không ồn ào, không bụi bặm, không tiếng còi xe ầm ĩ… lại không có cả chiếc xe cảnh
sát rà rà chầm chậm đi sát lề đường, chốc chốc các chiến sĩ cảnh sát lại tung
mình ào xuống mặt đường giành giật quanh gánh cùng các bà, các cô bán rau, bán ổi…
Thế mà, vỉa hè rất thông thoáng, sạch sẽ chỉ dành riêng cho người đi bộ. Đường
đúng là đường, vỉa hè đúng là vỉa hè, không nhập nhằng, lẫn lộn.”
Giờ
đây thủ đô ta đã có xe buýt nhanh BRT, rồi chúng ta sắp hoàn thành đường sắt
trên cao, dân ta có chỉ số IQ cao lại sắp xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tất cả xã
hội sẽ trở nên tốt đẹp như giấc mơ trong NGÀY VÔ VI mà Lê Mai đã dự báo!
Nguyễn Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét