Nhận được sách tặng của nhà thơ, nhà nghiên cứu Mạc Khải Tuân và nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật từ lâu, nhưng chưa kịp đọc thì mấy ông bạn thân từ quê lên chơi đòi mượn đọc trước cho bằng được. Nể bạn, đành để bạn mang về quê đọc. Vừa rồi nhân có việc về quê mới đòi được sách. Thông tin giới thiệu với bạn đọc và cảm ơn hai tác giả Mạc Khải Tuân và Lã Đăng Bật đã, rồi thư thả đọc sau vậy.
Nước Đại Cồ Việt xưa và cố đô Hoa Lư nay / Lã Đăng Bật. - H.: Thông tin và Truyền thông, 573 tr. ; 24 cm.
Tôi từng giới thiệu nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật trên một số trang blog ở mục Chân dung. Thiết nghĩ không phải nhắc lại những gì đã viết về ông, bởi ông là tác giả rất nhiều người đã quen thuộc với khối lượng tác phẩm đồ sộ: trên ba chục tác phẩm in riêng, đồng tác giả 16 tác phẩm khác và hàng trăm bài nghiên cứu đăng báo chí, đã nhận hơn chục giải thưởng địa phương và trung ương… đã làm nên thương hiệu Lã Đăng Bật.
Hầu hết những sách báo của ông đều viết về vùng đất Ninh Bình trên mọi lĩnh vực lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh... Qua đó bạn đọc thấy ông là một người am hiểu và yêu sâu sắc mảnh đất Ninh Bình quê hương. Giới thư viện chúng tôi gọi ông là “Nhà Ninh Bình học” chính vì những lẽ trên.
Riêng tôi còn quý trọng ông ở tính khảng khái, lấy sự thật là tiêu chí cao nhất của người nghiên cứu phê bình. Khi phát hiện những sai lầm của tác giả nào đó, ông phê bình thẳng thắn, không sợ mất lòng. Mà những lý lẽ phản biện của ông có cơ sở lý luận và thực tiễn thường vững chắc, làm đối phương không thể cãi được. Chả thế mà dân gian tự phát lưu truyền câu ca về ông:
Ninh Bình có bác Lã Đăng
Bật cho một phát nhiều thằng chết tươi.
Tôi đã chứng kiến ối vị mang danh nhà nghiên cứu viết bậy viết bạ bị ông bật cho sặc gạch…
“Nước Đại Cố Việt Xưa và Cố đô Hoa Lự” gồm các phần:
- Lời nói đầu và bài giới thiệu của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch.
- Phần mở đầu: Lịch sử tên gọi vùng đất Ninh Bình, Động Hoa Lư, Ninh Bình thế kỷ X.
- Phần một: Nước Đại Cồ Việt thời nhà Định, thời vua Lê Đại Hành, thời vua Lê Long Đĩnh, Công cuộc dời đô của Lý Thái Tổ.
- Phần hai: Cố đô Hoa Lư nay.
- Kêt Luận.
- Tài lệu tham khảo.
Từng thời kỳ, từng triều đại đều được nghiên cứu toàn diện các mặt lịch sử, chính trị xã hội, quân sự, văn hóa, phong tục… Các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Ninh Bình, nhất là các nhà nghiên cứu hẳn sẽ được thỏa mãn khi đọc cuốn sách này.
Đủng đỉnh chiều hôm : Tiểu luận, tùy bút / Mạc Khải Tuân. - H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2016. - 414 tr. ; 22 cm.
Mạc Khải Tuân là cây bút của Hội VHNT Ninh Bình, được nhiều bạn đọc hâm mộ về sự đa tài của ông. Ông hoạt động trên các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, văn, thơ, nghiên cứu phê bình… mà ở lĩnh vực nào ông cũng say mê sáng tạo và đoạt giải thưởng địa phương và trung ương.
Còn nhớ, tôi từng có ý định viết một bài khắc họa chân dung nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật - người mà tôi rất quý trọng và khâm phục về nhân cách, tài năng, để đáp lại tình cảm ông giành cho tôi. Khi tôi tìm tài liệu tham khảo trên mạng, bắt gặp bài của Mạc Khải Tuân viết về Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lã Đăng Bật, tôi đành bỏ ý định viết bài của mình. Bởi những gì mà tôi muốn viết, và những cái tôi chưa nghĩ ra, Mạc Khải Tuân đã thể hiện trong bài của mình khá đầy đủ, khắc họa rõ nét chân dung nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật bằng giọng điệu, cách cảm, cách nghĩ riêng của mình. Tôi tự nhủ, nếu mình viết thì chắc chắn sẽ lặp lại, và khó mà bằng Mạc Khải Tuân… Khi tìm hiểu thêm về Mạc Khải Tuân, tôi càng kính nể ông bởi những tác phẩm đã xuất bản của ông như: Đường trăng (Thơ. - H.: Hội Nhà văn, 2001), Lãng đãng (Thơ. - H.: Hội Nhà văn, 2005), Mây trắng ngàn lau (Thơ. - H.: Văn học, 2013), Một gia đình (Truyện ký. - H.: Văn học, 2014), Hoa Lư Phật đạo du khảo, niệm ngâm (Thơ. - H.: Thế giới, 2014), Nhàn đàm Ông Văn Tùng (Sưu tầm, tuyển chọn. - H.: Hội Nhà văn, 2016), Đủng đinht chiều hôm (Tùy bút, tiểu luận. - H.: Hội Nhà văn, 2016)…
Đủng đỉnh chiều hôm chia làm hai phần: Phần chủ yếu chính văn tập hợp 50 tùy bút, tiểu luận của Mạc Khải Tuân. Phần hai gồm 17 bài viết và 1 ca khúc của nhiều tác giả cảm nhận về các tác phẩm của Mạc Khải Tuân.
Xin cảm ơn tác giả Mạc Khải Tuân và mời bạn đọc tìm đọc Đủng đỉnh chiều hôm dể cảm nhận và suy ngẫm cùng tác giả chắc chắn sẽ rất thú vị. Xin chụp một bài trong tập sách… lý do đơn giản vì bài viết về nhà thơ Bùi Văn Khang của Hội VHNT Nam Định…
Tiểu đệ MKT cùng Nhà giáo, nhà NC VH NB chân thành tri ân tới tấm lòng của CCB, Nhà NC Trần Mỹ Giống của đất Đông A đã dành thời gian & sự chí tình để viết bài giới thiệu trên trang riêng của ông! Quả tình: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng..." như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tâm sự, không chỉ chung cho mọ người yêu nhạc mà còn là lời nhắn nhủ rất riêng & sâu sắc cho các văn nghệ sĩ thời nay! Thầm nghĩ: Một người cầm bút như ông Trần Mỹ Giống hẳn không nhiều ở Nam Định nói riêng & trên văn đàn nước nhà những năm lại đây!
Trả lờiXóaOgenki omedetoo gozaimasu
Xóa