Bà con lối xóm đưa tiễn cô tôi về nơi an nghỉ cuối cùng |
Tôi
là Đảng viên từ năm 1975, Cử nhân chuyên ngành Văn hóa, nguyên cán bộ Thư viện
nghỉ hưu… lại kể những chuyện mà người cộng sản cho là mê tín hoang đường...
Nhưng chuyện xảy ra với chính tôi hoặc tôi chứng kiến, làm tôi không thể đứng
vững trên lập trường vô thần, thôi thúc tôi phải kể lại. Ai tin thì tin, không
tin thì thôi.
Chuyện không có đầu cuối mạch lạc, không theo thứ tự thời gian.
Chuyện không có đầu cuối mạch lạc, không theo thứ tự thời gian.
1 – ĐIỀM BÁO
14 h 30 ngày 17 – 2 - 2013 tức mồng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ, tôi đến thăm nhà thơ Chu Đình An, mở trang blog của tôi theo yêu cầu của nhà thơ. Trang http://tranmygiong.blogtiengviet.net bình thường như mọi ngày, các bài viết, ảnh minh họa rõ nét. Nhưng tự nhiên tôi thấy tâm trạng bất an, nóng ruột rất lạ. Nghĩ là mình lên cơn huyết áp vì căng thẳng nên tôi vẫn lướt các bài mới đăng cho bác An xem. Khi tôi mở tới bài “Chủ nhân blog tranmygiong vừa nhận giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh” thì đột nhiên các tấm ảnh trong bài xô lệch chờm lên nhau, sau đó vài giây thì toàn màn hình bị che mờ không đọc được nữa. Hiện tượng này tôi chưa gặp lần nào. Tôi thoát ra vào lại mấy lần, hiện tượng trên lại diễn ra y như vậy. Tôi bảo bác An:
- Lạ thật, em chưa gặp tình huống như thế này bao giờ. Cứ như điềm báo gở ấy bác ạ. Thường ngày máy tính của bác có xảy ra tình trạng như thế không?
Bác An bảo:
- Không. Máy dùng vẫn tốt cơ mà…
Đột nhiên vang lên tiếng chuông điện thoại của tôi. Tôi bấm phím nghe. Tiếng vợ tôi gấp gáp:
- Anh về ngay thu xếp về quê, chú Đằng vừa gọi điện bảo bà Mạo ngã xuống sông, đang cấp cứu nhưng không có hy vọng…
Bà Mạo là cô ruột tôi. Tôi chỉ kịp nói với bác An: “Bác tắt hộ máy giúp em. Cô em gặp nạn. Em phải về quê ngay!” rồi chạy vội về nhà.
Hai vợ chồng tôi vội vã về quê. Vừa mở khóa xe, chưa kịp đề thì chuông điện thoại máy tôi lại reo. Cháu Văn là con chú em tôi báo tin:
- Bác ơi, bà Mạo mất lúc 15 h 15 rồi. Bác về ngay đi...
14 h 30 ngày 17 – 2 - 2013 tức mồng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ, tôi đến thăm nhà thơ Chu Đình An, mở trang blog của tôi theo yêu cầu của nhà thơ. Trang http://tranmygiong.blogtiengviet.net bình thường như mọi ngày, các bài viết, ảnh minh họa rõ nét. Nhưng tự nhiên tôi thấy tâm trạng bất an, nóng ruột rất lạ. Nghĩ là mình lên cơn huyết áp vì căng thẳng nên tôi vẫn lướt các bài mới đăng cho bác An xem. Khi tôi mở tới bài “Chủ nhân blog tranmygiong vừa nhận giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh” thì đột nhiên các tấm ảnh trong bài xô lệch chờm lên nhau, sau đó vài giây thì toàn màn hình bị che mờ không đọc được nữa. Hiện tượng này tôi chưa gặp lần nào. Tôi thoát ra vào lại mấy lần, hiện tượng trên lại diễn ra y như vậy. Tôi bảo bác An:
- Lạ thật, em chưa gặp tình huống như thế này bao giờ. Cứ như điềm báo gở ấy bác ạ. Thường ngày máy tính của bác có xảy ra tình trạng như thế không?
Bác An bảo:
- Không. Máy dùng vẫn tốt cơ mà…
Đột nhiên vang lên tiếng chuông điện thoại của tôi. Tôi bấm phím nghe. Tiếng vợ tôi gấp gáp:
- Anh về ngay thu xếp về quê, chú Đằng vừa gọi điện bảo bà Mạo ngã xuống sông, đang cấp cứu nhưng không có hy vọng…
Bà Mạo là cô ruột tôi. Tôi chỉ kịp nói với bác An: “Bác tắt hộ máy giúp em. Cô em gặp nạn. Em phải về quê ngay!” rồi chạy vội về nhà.
Hai vợ chồng tôi vội vã về quê. Vừa mở khóa xe, chưa kịp đề thì chuông điện thoại máy tôi lại reo. Cháu Văn là con chú em tôi báo tin:
- Bác ơi, bà Mạo mất lúc 15 h 15 rồi. Bác về ngay đi...
***
Khi
lo xong việc cô tôi, tôi gọi điện hỏi bác An:
- Bác mở máy xem lại bài em mở hôm ấy hiện tượng xô lệch che đen màn hình thế nào rồi.
Bác An nói luôn:
- Tôi mở máy vẫn bình thường, hình vẫn đẹp…
- Bác mở máy xem lại bài em mở hôm ấy hiện tượng xô lệch che đen màn hình thế nào rồi.
Bác An nói luôn:
- Tôi mở máy vẫn bình thường, hình vẫn đẹp…
Hồn
cô tôi báo điềm gở cho tôi chăng?
Thời
ấy chưa có trạm y tế như bây giờ. Nhà nghèo nên ốm đau chẳng có điều kiện lên
bệnh viện tỉnh. Năm tôi học lớp 6 bị ốm nặng. Gần tháng trời tôi cứ sốt liên
miên, mỗi bữa chỉ húp được mấy thìa cháo loãng. Cô y tá làng kê đơn. U tôi mua
thuốc cho tôi uống, mãi mà bệnh không thuyên giảm, càng ngày càng nặng hơn. Đến
một ngày tôi tự bay được lơ lửng trên xà nhà, nhìn xuống giường tôi nằm, thấy U
tôi khóc gọi bố tôi: “Ông chọn bộ áo quần nào còn khá thay cho con, nó không
qua khỏi được…” Khi bố tôi đang thay quần áo cho tôi thì ông Đằng – người cùng
xóm đi làm xa về qua vào chơi. Ông banh mắt, cậy miệng, vén áo tôi lên xem xét.
Ông nói với bố tôi: “Đậu lào đấy, thuốc nào khỏi được. Ông đi mua cho tôi cái
lưỡi dao bào và cái kéo thật sắc…” Tôi lơ lửng ở trên xà nhà nhìn rõ, nghe rõ
tất cả. Ông Đằng cởi áo quần tôi, dùng củ nghệ chà xát khắp lưng và bụng tôi.
Tôi nhìn cơ thể mình gầy da bọc xương, ghét bẩn như những ruột bút chì gẫy rơi
xuống chiếu theo từng cú chà xát mạnh của ông Đằng. Ông dùng kim khêu thịt tôi
lên rồi dùng dao bào hoặc kéo cắt đầu thịt tôi trên mũi kim. Tiếng kéo cắt thịt
tách tách. Khêu hết ở lưng, ông lại lật tôi lại khêu ở ngực. Khi ông khêu đến
chỗ lõm dưới họng, tôi cảm thấy đau rát liền kêu lên… Ông Đằng reo lên: “Sống
rồi! Sống rồi! Bố anh!”
Hôm sau tôi hết sốt, đòi ăn. Một tuần sau tôi đi học.
Hôm sau tôi hết sốt, đòi ăn. Một tuần sau tôi đi học.
3 – MẸ CẢ VÀ U TÔI
Năm học lớp 4, tôi đua diều, cầm dây chạy lùi bị ngã gẫy tay. U tôi nhờ cụ lang Cận ở làng bó bột cho tôi. Hơn chục ngày tay tôi sưng húp, ngứa và đau, người sốt hầm hập, đêm đau không ngủ được, rên rỉ cả trong khi thiếp đi. U tôi ngồi bên giường lặng lẽ như cái bóng, xoa cái tay đau cho tôi từ nửa đêm đến gần sáng. Bàn tay U tôi mát lạnh làm dịu sự đau đớn của tôi rất nhiều. Mấy đêm liền U tôi thức xoa tay cho tôi như thế, cho đến khi tôi cắt cơn sốt, tay không đau nhiều nữa U tôi mới thôi.
Một buổi sáng khi tôi tỉnh dậy, U tôi hỏi:
- Con còn đau lắm không?
Tôi bảo:
- Không ạ! Đêm U xoa tay cho con, tay U lạnh làm con không thấy đau nữa.
Nghe tôi nói thế, U tôi quay ra nói nhỏ với bố tôi:
- Bà mẹ già lại về đấy ông ạ!
Thì ra không phải U tôi thức xoa tay cho tôi. Số là bố tôi hai vợ. Bà cả là bà Trần Thị Tý, mất khi tôi chưa được sinh ra. Bà hai là U tôi. Nghe bố U tôi nói bà cả thiêng lắm. U tôi thường gọi bà là Mẹ già. Khi bố tôi lấy U tôi, đêm đêm bà cả thường về ngồi cuối giường bố U tôi. Nhiều lần tôi chứng kiến bố tôi ngủ mơ, co chân đạp mạnh vào thành giường. Bố tôi bảo mơ thấy bà cả về, bố tôi đạp đuổi bà đi.
Năm học lớp 4, tôi đua diều, cầm dây chạy lùi bị ngã gẫy tay. U tôi nhờ cụ lang Cận ở làng bó bột cho tôi. Hơn chục ngày tay tôi sưng húp, ngứa và đau, người sốt hầm hập, đêm đau không ngủ được, rên rỉ cả trong khi thiếp đi. U tôi ngồi bên giường lặng lẽ như cái bóng, xoa cái tay đau cho tôi từ nửa đêm đến gần sáng. Bàn tay U tôi mát lạnh làm dịu sự đau đớn của tôi rất nhiều. Mấy đêm liền U tôi thức xoa tay cho tôi như thế, cho đến khi tôi cắt cơn sốt, tay không đau nhiều nữa U tôi mới thôi.
Một buổi sáng khi tôi tỉnh dậy, U tôi hỏi:
- Con còn đau lắm không?
Tôi bảo:
- Không ạ! Đêm U xoa tay cho con, tay U lạnh làm con không thấy đau nữa.
Nghe tôi nói thế, U tôi quay ra nói nhỏ với bố tôi:
- Bà mẹ già lại về đấy ông ạ!
Thì ra không phải U tôi thức xoa tay cho tôi. Số là bố tôi hai vợ. Bà cả là bà Trần Thị Tý, mất khi tôi chưa được sinh ra. Bà hai là U tôi. Nghe bố U tôi nói bà cả thiêng lắm. U tôi thường gọi bà là Mẹ già. Khi bố tôi lấy U tôi, đêm đêm bà cả thường về ngồi cuối giường bố U tôi. Nhiều lần tôi chứng kiến bố tôi ngủ mơ, co chân đạp mạnh vào thành giường. Bố tôi bảo mơ thấy bà cả về, bố tôi đạp đuổi bà đi.
***
Một
lần tôi hư, bị bố đánh đòn. Bố tôi cầm roi đuổi đánh tôi. Tôi chạy quanh bàn
giữa nhà. Bỗng dưng U tôi thét lạc giọng:
- Ối! Con rắn, con rắn…
Hai bố con tôi cùng quay lại sau, đều thấy rõ con rắn đuổi theo bố tôi. Hai bố con tôi nhảy lên bàn. Khi U tôi khêu to đèn hoa kỳ soi tìm thì không thấy con rắn đâu cả. U tôi lẩm bẩm: “Mẹ già đấy! Mẹ già đấy!”
- Ối! Con rắn, con rắn…
Hai bố con tôi cùng quay lại sau, đều thấy rõ con rắn đuổi theo bố tôi. Hai bố con tôi nhảy lên bàn. Khi U tôi khêu to đèn hoa kỳ soi tìm thì không thấy con rắn đâu cả. U tôi lẩm bẩm: “Mẹ già đấy! Mẹ già đấy!”
***
Có
lần U tôi đánh đòn tôi. Bỗng nhiên U tôi cứng người, hai tay ở tư thế như người
bị trói, không còn đánh được tôi nữa. Có lần U tôi đánh tôi xong thì tự nhiên U
cứ tự tát vào mặt mình, miệng nói giọng khác thường: “Tao phạt vì dám đánh
thằng cả này!” Sau mỗi câu nói, U tôi lại tự tát vào mặt hoặc tự đấm ngực thật
mạnh. Những lúc như thế, cô tôi và các dì tôi xúm vào khấn vái van xin Mẹ già.
U tôi bảo đốt cho U một nắm hương. U đưa nắm hương đang cháy bùng bùng vào
miệng, sau đó U tôi mới ngã vật ra sau. Khi tỉnh lại U không nhớ chuyện gì vừa
xảy ra. Nhưng U tôi không còn dám đánh đòn tôi nữa.
***
U
tôi có tính đồng bóng. U thường đi hầu bóng ở chùa đền. Năm nào U cũng đi chùa
Hương, đền Trần, đền Bảo Lộc. Thỉnh thoảng U lên đồng ở nhà, dì tôi bảo là Mẹ
già nhập vào U tôi. U tôi đốt một nắm hương to, nhảy múa uyển chuyển trước ban
thờ Mẹ già, uống rượu, cắn cả nắm hương cháy vào miệng. Mỗi lần U lên đồng, các
bà bạn đi chợ của U và hàng xóm xúm lại kêu cầu, xin Mẹ già phù hộ.
Cậu Hòa tôi thời ấy là du kích từng tham gia phá chùa miếu, bài trừ mê tín dị đoan. Khi U tôi lên đồng, cậu báng bổ: “Mê tín, bịa ra ma quỷ, có giỏi thì về phạt tôi đi”. U tôi đang lên đồng, quắc mắt nhìn cậu: “Về bên nhà ngay không lại không kịp…” Cậu tôi vừa về đến nhà thì bụng đau dữ dội, lăn lộn trên giường xuống đất. Mợ tôi biết chuyện vội thắp hương kêu cầu Mẹ già tha cho cậu. U tôi liền cầm chén rượu và lá giầu không sang nhà cậu, nhai giầu lẫn rượu nhổ nước bôi vào rốn cậu tôi. Lạ thay, cậu tôi đột ngột hết đau. Từ đó cậu không dám báng bổ thần thánh nữa.
Cậu Hòa tôi thời ấy là du kích từng tham gia phá chùa miếu, bài trừ mê tín dị đoan. Khi U tôi lên đồng, cậu báng bổ: “Mê tín, bịa ra ma quỷ, có giỏi thì về phạt tôi đi”. U tôi đang lên đồng, quắc mắt nhìn cậu: “Về bên nhà ngay không lại không kịp…” Cậu tôi vừa về đến nhà thì bụng đau dữ dội, lăn lộn trên giường xuống đất. Mợ tôi biết chuyện vội thắp hương kêu cầu Mẹ già tha cho cậu. U tôi liền cầm chén rượu và lá giầu không sang nhà cậu, nhai giầu lẫn rượu nhổ nước bôi vào rốn cậu tôi. Lạ thay, cậu tôi đột ngột hết đau. Từ đó cậu không dám báng bổ thần thánh nữa.
***
Hồi
tôi đi chiến đấu ở Quảng Trị (1972 – 1973), bom đạn dường như tránh tôi. Năm
lần bị B52 vùi nhưng vẫn sống. Ba bốn lần lẽ ra tôi chết, nhưng tình cờ có đồng
đội tình nguyện làm thay nhiệm vụ hoặc đổi nhiệm vụ cho tôi mà hy sinh.
Ví
như lần tôi được phân công gác hầm Trung đoàn trường. Nguyễn Xuân Trắc (người
Phú Thọ) được giao gác hầm Chính ủy. Tới hầm Trung đoàn trưởng phải lội qua
tràn ruộng. Tôi đi giày vải nên rất lúng túng. Trắc đi dép đã đổi vị trí gác
cho tôi, khi lội qua tràn ruộng còn quay đầu cười với tôi. Bữa ấy B52 rải thảm,
Trắc hy sinh vì hầm Trung đoàn trưởng trúng bom. Cậu cần vụ và Trung đoàn
trưởng bị thương nặng được chuyển ra Bắc nhưng đều không qua khỏi. Tôi thoát
chết nhờ được Trắc đổi cho gác hầm Chính ủy.
Một
lần khác, đến phiên tôi gác canh máy bay. Tôi đứng ở vị trí gác mà tự nhiên
bụng cồn cào lo lắng không yên, cứ ra ra vào vào. Cậu Thắng người thị xã Hải
Dương cùng tiểu đội thấy tôi như vậy liền sờ lên trán tôi, bảo: “Anh sốt cao
rồi, trán nóng như lửa. Để em gác thay anh. Anh cho em mảnh lương khô. Anh vào
hầm nằm nghỉ đi!” Tôi mở ba lô lấy cho Thắng bánh lương khô. Chỉ ít phút sau
pháo địch cấp tập nã vào vị trí gác của chúng tôi. Thắng hy sinh.
Nhớ
lại hơn một tháng giữ chốt An Tiêm ở Quảng Trị, 13 cán bộ đại đội thương vong,
ngày nào cũng có người trúng đạn. Nhiều lần nhận lính bổ sung buổi chiều, đêm
đi tập kích họ hy sinh, không còn kịp biết tên và quê quán.
Hơn
một tháng ở chốt là hơn một tháng không được tắm giặt, ngủ ngồi, có đêm mưa vừa
tát nước trong hầm ra vừa ngủ gật. Hàng đêm vận tải đem cơm vào và chuyển
thương binh ra. Nếu vận tải vào được bình thường thì mỗi người chúng tôi được
một nắm cơm kèm ít ca – la - thầu (rau sấy khô của Trung Quốc) để ăn bữa tối.
Còn bữa trưa hôm sau là một bánh lương khô 701. Có lần vận tải dính pháo, chúng
tôi phải ăn những nắm cơm còn dính máu đồng đội. Nước uống lấy từ hố bom, ném
vào mỗi bi đông hai viên thuốc lọc nước…
Hơn một tháng giữ chốt là hơn một tháng đánh tập kích, đánh chặn các cuộc tấn công của địch để giữ vững chốt. Các trận chiến như cơm bữa diễn ra hàng ngày. Quân số bổ sung không bù được quân số hao hụt. Trung đội tôi chỉ còn 5 tay súng đã là trung đội mạnh của đơn vị.
Trong hoàn cảnh như vậy, với trọng lượng 39 kg khi nhập ngũ, tôi vẫn sống sót. Tôi may mắn hay là sống chết có số? Sau này ra Bắc đi học Trường sỹ quan lục quân tôi được biết: U tôi đi khắp các chùa đền cầu khấn trời Phật phù hộ và đốt cơ man là lính giấy đi bảo vệ con trai cả của bà…
Hơn một tháng giữ chốt là hơn một tháng đánh tập kích, đánh chặn các cuộc tấn công của địch để giữ vững chốt. Các trận chiến như cơm bữa diễn ra hàng ngày. Quân số bổ sung không bù được quân số hao hụt. Trung đội tôi chỉ còn 5 tay súng đã là trung đội mạnh của đơn vị.
Trong hoàn cảnh như vậy, với trọng lượng 39 kg khi nhập ngũ, tôi vẫn sống sót. Tôi may mắn hay là sống chết có số? Sau này ra Bắc đi học Trường sỹ quan lục quân tôi được biết: U tôi đi khắp các chùa đền cầu khấn trời Phật phù hộ và đốt cơ man là lính giấy đi bảo vệ con trai cả của bà…
***
Trở
lại chuyện hiện tại. Hồi cuối năm ngoái (2012) tôi bị đau vùng cạnh sườn, đau
thắt lưng, đau lan cả bụng. Ba bốn lần đi khám bảo hiểm ở phòng khám Minh Đức,
lần nào cũng được chụp chiếu, xét nghiệm và kết luận là đau do viêm đại tràng
co thắt. Uống thuốc hai tháng không khỏi, được con cháu đưa đi Bệnh viện Bạch
Mai khám theo yêu cầu, toàn là các giáo sư tiến sĩ khám và kết luận thoái hóa
thoát vị đĩa đệm. Về nhà uống thuốc theo đơn trong một tháng, bệnh không thuyên
giảm, có chiều hướng nặng lên, đến nỗi mỗi sáng phải 15 phút tìm mọi cách mới
bò dậy được. Tôi luôn phải gồng mình chịu đau không dám kêu rên. Bởi đồng thời
với tôi thì con dâu cả cũng bị bệnh lạ: luôn có cảm giác đói cồn cào, thường
xuyên tụt huyết áp xỉu đi, cả tháng phải bỏ việc. Có lần trường có việc buộc
con bé phải đi làm, nó xỉu ở trường, đồng nghiệp phải đưa về nhà. Chạy chữa ở Nam Định mãi
không khỏi, con dâu tôi cũng đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai. Người ta kết luận
“Rối loạn thần kinh thực vật”. Cũng gần tháng trời uống thuốc theo đơn mà bệnh
tình không chuyển.
Vợ
tôi cùng con dâu bí mật đi “xem xét”. Sau đó vợ tôi bảo: “Vợ chồng thằng cả đi
“xem” họ bảo nhà nội có ngôi mộ độc lập ở giữa cánh đồng nước bị động. Phải tu
sửa lại thì bố con ông mới khỏi bệnh. Ông tính sao?” Tôi bảo: “Chuyện tâm linh,
cứ để con nó về xem sao!”. Hôm sau thằng Hưng lai mẹ về quê. Thì ra ngôi mộ Mẹ
già tôi bị nứt nẻ, trên nắp đổ bê tông kín. Mộ mẹ cả tôi độc lập giữa đồng
nước. Trước đây nhà tôi đã xây quây mộ 1 mét vuông. Năm ngoái chú Giang – em
ruột tôi là đại tá công an, nhà báo, bảo: “Mẹ cả báo mộng cho em: Trên mộ cây
cối quấn vào mặt mẹ không chịu được”. Chú Đằng ra xem thấy ai đó trồng đầy cây
sả tàu trên mộ. Một thời gian sau chú Đằng đổ bê tông mộ để khỏi phải lo người
ta trồng cấy trên đó nữa.
Vợ
tôi làm lễ xin phép bà cả cho tu sửa lại mộ và nhờ chú Đằng thuê thợ làm. Mấy
hôm sau chú Đằng gọi điện báo: “Em đã thuê được thợ, sáng mai anh chị về làm…”.
Cả đêm ấy tôi vẫn đau lưng không muốn trở mình. Vợ tôi thắp hương cầu khấn Mẹ
cả phù hộ cho tôi khỏe để về xây mộ mẹ. Khuya tôi mệt thiếp đi. Sáng tỉnh dậy
thấy mình không còn đau lưng nữa. Tôi phóng xe máy hơn bốn chục cây số về quê
bình thường. Ba ngày xây mộ tôi cũng không thấy đau. Ngày thứ ba tôi mời thầy
chùa làm lễ tạ theo đúng phong tục ở quê. Mộ mới to gấp ba mộ cũ, ốp lát hẳn
hoi.
Từ thành phố, con dâu tôi gọi điện về báo tin: “Bố ơi! Con phi xe máy sang chơi với vợ chồng Minh Thu, con khỏe rồi bố ạ!”
Từ thành phố, con dâu tôi gọi điện về báo tin: “Bố ơi! Con phi xe máy sang chơi với vợ chồng Minh Thu, con khỏe rồi bố ạ!”
Tôi
hết đau lưng, con dâu tôi đi làm bình thường, đến nay hơn hai tháng rồi. Tôi
không muốn tin, nhưng thực tế ngẫu nhiên trùng lặp nhiều lần buộc tôi phải tin
có thế giới linh hồn…
4- BỐ TÔI BÁO MỘNG CHO TÔI
Một đêm thứ bảy, tôi trằn trọc khó ngủ, gần sáng vẫn trong
trạng thái nửa ngủ nửa thức. Chợt thấy
bố tôi nói với tôi, giọng rất rõ ràng: “Anh phải trông nom con anh cẩn thận,
đừng để nó ra đường xe pháo tai nạn”. Tôi giật mình tỉnh hẳn thì hóa ra tôi mơ.
Sáng hôm sau, thấy thằng cả dắt xe máy đi chơi, nhớ lại giấc mơ đêm qua, tôi
cản: “Chủ nhật thì ở nhà chơi với vợ con, không nên cứ đi chơi suốt ngày như
vậy”. Thằng cả vùng vằng cứ đi… Từ lúc thằng cả đi, tôi bứt rứt khó chịu bất
an. Hay là tôi giận thằng cả vì nó không nghe lời? Nửa tiếng sau thì được tin
thằng cả tai nạn xe máy tại gần ngã tư Hùng Vương – Trường Chinh.
Bữa ấy có một thằng say rượu đi xe máy tông vào đít xe
thằng cả. Cả hai ngã xe, xe hỏng, người đều bị thương. May thằng cả bị nhẹ hơn thằng
say. Thằng say phải vào viện. Công an xác định lỗi hoàn toàn thuộc về thằng
say. Nhưng anh thằng say cậy mình là cán bộ ngành kiểm sát, liên tục đến nhà ép
thằng cả đền bù thương tật cho em nó. Chuyện rồi cũng qua, nhưng làm cả nhà tôi
rất khó chịu, bức xúc một thời gian…
Đúng
là bố tôi báo mộng cho tôi biết trước sự việc. Tôi lặng lẽ thắp hương khấn bố
tôi…
TMG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét