Nhà văn Thủy Điền |
Buổi cơm chiều vừa xong, bước sang dùng trà
nóng theo thói quen của người Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Selma quây sang hỏi chồng:
-
Nầy mình! Sao dạo nầy mỗi sáng Chúa nhật chúng ta đi dạo mình hay nhấn chuông
rủ bà Uruga theo cùng vậy mình.
-
Có gì đâu, thấy mụ không có chồng, cô đơn cứ thui thủi ở nhà một mình, buồn,
nên rủ theo đi dạo cho vui. Thế mà mình cũng hỏi? Mình ghen à?
-
Tôi không ghen, chỉ thấy lạ thì hỏi vậy.
-
Kể từ hôm nay tôi không muốn nghe mình hỏi những câu vớ vẩn ấy nữa nghe chưa.
-
Vâng.
Bốn năm nhà xung quang bao con đường
nhỏ, nơi đây toàn là người Thỗ Nhỹ Kỳ sống, rất vui, nhộn nhịp nhất là vào mùa
hè, họ sinh hoạt giống hệt như hiện ở trên quê hương của họ, chứ không yên lặng
như người dân Đức. Có lúc cũng cảm nhận như ở xứ sở Việt nam. Thường thường họ
sống tự lập như: Thợ nề, thợ hớt tóc, thợ sửa quần áo, bán quần áo may sẵn,
buôn bán rau qủa và bán bánh mì thịt.
Lão Laugur sống bằng nghề thợ nề, tính
tình rất tốt, quyền lực trong gia đình và láng giềng hay gáng cho lão cái tên
là “Ông Thánh sống“. Bởi, lão nói cái gì ra ai cũng nghe và cho là đúng cả.
Không rõ phong tục, tập quán của người
Thổ như thế nào hay vì qúa quý trọng lão mà nhiều lúc những người xung quanh
thấy những hành động của lão mà ngạc nhiên. Ví dụ: Như khi lão đi làm mệt về,
lão hay trải tấm chiếu ngoài thảm cỏ sau nhà rồi bắt vợ đấm lưng, thoa bóp, khi bà vợ mệt tay,
thì đến lượt cô em dâu thay nhau cho đến khi lão đả lưng và nhắm mắt ngủ thì
mới thôi.
Thuở
thời ai bắt nàng dâu
Bóp, thoa ông lão. Ngờ đâu
! Anh chồng.
Tội nghiệp, cô ta thì béo,
cứ hì hụt mà gương mặt đỏ như Quan công, thế mà ông chồng của cô vẫn tự nhiên,
không nhẩy vào thay vợ, vã lại còn đứng cười mà dường như đắc chí.
Lão
làm việc rất tích cực, hàng ngày sáng bắt đầu từ bảy giờ cho đến chiều tối mới
về. Nhưng riêng ngày Chúa nhật là lão nghỉ và thường hay dẫn bà xã đi dạo một
vòng vài ba giờ mới chịu về lại nhà.
Đặc biệt hơn tháng nay, mỗi lần lão đi
dạo là hay sang nhấn chuông nhà bên cạnh rủ cho được bà Uruga đi cùng. Bà Uruga
thì vô tư, vui vẻ. Hể có ai rủ đi chơi là bà đi ngay- đi theo cho có bạn. Nhưng
bà Selma thì
giả bộ vui vẻ theo. Nhưng rất bực bội trong lòng vì có người thứ ba xen vào, mà
không dám nói, sợ lão nổi điên lên là chết mất.
Những lần đầu đi, ai ai cũng thông thả,
kể nhau nghe đủ chuyện trên đời. Thế nên bao cồn cáo, nghi kỵ của bà Selma cũng dần tan mất.
Lần- qua lần, qua từng ngõ nhỏ. Vô tình
hay cố ý lão vỡ trò galang phụ nữ bằng cách tặng hoa. Lão hay bẽ những nhánh
hoa hồng ven đường để tặng. Bà cũng hay đùa lại, nhưng trong những lời đùa ấy
cũng giống như lão vô tình hay cố ý “Hoa nào cho em”. Lão chẳng biết có nghe bà
nói hay không muốn nghe, cứ trao tặng cho bà vợ nhà một bông hoa hồng trắng và bà
hàng xóm một nhánh hoa hồng màu đỏ theo ý thích của mình. Và, lần nào cũng thế.
Ngọn lửa hờn ghen vừa nguội- tắt, lại
bổng dưng phát hỏa lên, cầm trong tay nhánh hoa hồng trắng thí điều bà muốn
quăng cái hoa hồng ấy vào sọt rác vệ đường và đuỗi cái mụ hàng xóm về ngay tức
khắc. Nhưng không dám hé miệng và phải đành vui vẻ mang cánh hoa hồng trù ẻo về
cậm vào chậu hoa bạc số được đặt giữa căn nhà.
Mong
em một sớm, một chiều
Nhường
ngôi cô bạn quá nhiều cô đơn.
Qua nhiều lần câm nín, hôm nay bà liều
mạng một phen, để thử xem sức mạnh của người phụ nữ Thổ có vươn lên được phần
nào không. Bà canh sau buổi cơm chiều xong, bà hỏi lão. Ngỡ lão nói ra điều gì.
Ai ngờ! Lão để ngón tay trỏ vào miệng như ra dấu “Mình hãy câm miệng lại và
không được nói điều gì tiếp tục”. Sau hành động ấy bà phải trở về trạng thái co
ro và chấp nhận mỗi lần đi dạo là được ông chồng tặng cho một nhánh hoa hồng
trắng.
Thủy Điền
12-08-2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét