Linh
Đàn
Nhân chuyến đi sứ Trung Hoa năm Qúy Dậu 1813, triều
Gia Long thứ 12. Thi hào Nguyễn Du đã
sáng tác rất nhiều áng thơ hay băng chữ Hán, đa phần là thơ Đường luật thất
ngôn bát cú, trong đó có bài thơ:
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chỉ phấn
hữu thần liên tử hận
Văn
chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nguyễn Du
Bài
thơ này đã đi vào nền văn học nước nhà, nhưng từ lâu, không ít người thơ, kể cả
những người nghiên cứu văn học không khỏi thầm tiếc cho hai câu cuối bài thơ bị
thất niêm. Thật ra, chúng tôi muốn đặt câu hỏi:
Có phải bài thơ thật sự thất niêm hay còn có dị bản ? Vấn đề này chúng ta sẽ làm rõ sau, bây giờ
xin được nói qua một chút về nàng Tiểu Thanh.
Vào
đời nhà Minh, ở tỉnh Chiết Giang bên Trung Hoa có một người con gái sống trước
Nguyễn Du 300 năm. Nàng có ba cái tuyệt: Giai nhân tuyệt sắc, văn chương tuyệt
tác, nét chữ tuyệt bút. Số phận kém may mắn, nàng lấy lẽ ông chồng mà vợ cả là
người ghen tuông quá mực, ép nàng về sống dưới chân núi Cô Sơn hiu quạnh, những
tác phẩm của nàng bị đốt cháy phũ phàng. Nàng tuyệt mệnh ở tuổi mười tám xuân
xanh. Nhân chuyến Bắc hành, Nguyễn Du đọc được bài ký của nàng còn sót lại mấy
tờ mới ngậm ngùi khóc tiếc người xưa viết nên bài “Độc Tiểu Thanh Ký”.
Trở
lại vấn đề: Bài thơ có bị thất niêm không hay còn dị bản ? Chúng ta ai cũng
biết, Nguyễn Du là giám khảo các kỳ thi hương dưới triều Gia Long. Ở thời này,
các sĩ tử dự khoa thi hương đều phải qua sát hạch các môn: Thi, thư, lễ, nhạc, độc. Thi là luật thi,gần
như là môn thi chính yếu của trường thi.
Ở
khoa Đinh Mão,Gia Long thứ 6 (1807) tại trường thi Hải Dương: Đề điệu là Tham
Tri Bộ Công Nguyễn Ngọc Ngoạn, giám thí là Đốc học Quốc Tử Giám Nguyễn Viết
Ưng, giám khảo là Đông Các Học Sĩ Nguyễn Du. Cả trường thi có biết bao sĩ tử ,nhưng
chỉ chấm đậu 5 người. (Theo sách Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục,
trang 95) .
Như thế, thi hào Nguyễn Du đã đánh
hỏng biết bao thí sinh về bộ môn thi luật? Điều đó chứng tỏ cụ không thể nào
làm một bài thơ không nghiêm chỉnh về luật được. Vả lại thơ Đường luật ở nước
ta thời bấy giờ đã đi vào hoàn chỉnh, niêm luật, đối đã rất nghiêm. Là một giám
khảo trường thi sao cụ có thể tự cho phép mình làm một bài thơ thất niêm như
thế? Các thí sinh của cụ sẽ nói gì? Các bạn đồng liêu của cụ sẽ nghĩ sao?
Trở
lại nghi vấn: Phải chăng bài thơ còn dị bản? Đúng vậy! Trong những năm kháng
chiến chống Pháp (1945 – 1954) ở vùng Lan Đình – Gio Linh chúng tôi, việc học
hành vô cùng khó khăn. Không thể đến trường học chữ quốc ngữ được, cha tôi cho
tôi ở nhà học chữ Hán. Thầy dạy là cụ cử nhân Trần Doãn Trai, tham tri Hộ bộ
hồi hưu. Lớp học của chúng tôi thời bấy giờ, thầy gọi là lớp vô thư, vì trước
đó nửa năm nhà thầy bị Tây đốt sạch, không còn một quyển sách nào, thầy nhớ đâu
dạy đó, chúng tôi học cũng chẳng có tập vở,bút mực gì. Chỉ viết trên khay cát.
Đến cuối năm 1949, Tây đi lung suốt ngày, việc học càng khó khăn gấp bội, lớp
chúng tôi người bị Tây bắn chết, người vào du kích, người ở nhà làm ruộng, cưới
vợ sinh con, chỉ còn lại sáu người. Chúng tôi bấy giờ viết, đọc cũng rành rẽ lắm
rồi. Thầy bắt đầu dạy Đường thi cho chúng tôi. Một ngày đầu năm 1950 thầy viết
thư bảo tôi vào làng Hà Trung, đến nhà cụ Khôi, thuộc dòng thượng thư họ Trần
Đình mượn bộ sách “Thượng Thi Tập Ngâm” đem về sao chép. Vốn chỗ đi lại thân
tình bấy lâu nên cụ Khôi cho mượn trọn bộ gồm ba quyển : Thượng , trung, hạ
viết tay bằng giấy dó mực tàu, bìa phết nước sim, giấy bồi trông rất cổ kính.
Nội dung ghi chép các bài thơ hay bao gồm: Đường thi Trung Hoa, thơ đời nhà Lý,
Trần, Lê , Nguyễn nước ta, thơ của các cụ
trong dòng tộc sáng tác và những bài văn ai, bài phú nổi tiếng của thời
xưa, kể cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Bởi viết qua nhiều thời kỳ nên có nhiều
sách viết khác nhau. Có bài viết chữ triện pha lệ, có bài viết chữ chân, và rất
nhiều bài viết chữ thảo. nét son điểm hàng, khuyên đơn, khuyên chuỗi trông thật
công phu.
Tôi
còn nhớ rất kỹ, chính tay tôi đã sao chép cả năm trời mới được hai quyển, vì
hồi đó chiến tranh, cứ phải thường xuyên chạy loạn. Đến quyển hạ chưa kịp chép thì cụ Khôi cho
người đến đòi. Vừa trả xong sách được mấy hôm thì nhà thầy lại bị Tây đến đốt
lần thứ hai. Thế là hai quyển vừa chép được lại cháy nốt. May mà đã trả bộ sách
cũ. Thế rồi thầy cũng thôi dạy, chúng tôi cùng theo học trường chiến khu vùng
Việt Minh.
Trong
thời gian sao chép, tôi thuộc được khá nhiều bài thơ,trong đó có bài “Độc Tiểu
Thanh Ký. Tôi còn nhớ như sau:
ĐỘC
TIỂU THANH KÝ
Độc
điếu song tiền nhất chỉ thư
Tây Hồ
mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim
hận sự thiên nan vấn
Phong
vận kỳ nan ngã tự cư
Chỉ
phấn hữu thần liên tử hận
Văn
chương vô mệnh lụy phần dư
Bất
tri tam bách dư niên hậu
Thiên
hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Nguyễn Du
Theo như bài này thì không thất niêm.
Vậy ta thử xét từng cặp câu trong bài xem thế nào .
Trước hết là cặp đề, diễn nghĩa như
sau: Viếng thăm, ngồi trước song cửa sổ
đọc mấy tờ sách. Vườn mai xứ Tây Hồ nay đã biến thành gò hoang. Theo tôi như
thế hợp lý hơn, với cách nhập đề trực khởi này, câu thơ mạnh thêm lên, mạch thơ
vô cùng thông suốt.
Đến cặp trạng: “Những việc cần oán
hận xưa nay làm sao thấu đến trời. Rồi nỗi oan kỳ lạ của một kiếp người mà ta
tự thấy có mình trong đó”. Vậy có phải diễn tả sự thật phũ phàng của lẽ đời xưa
nay là như thế, thì làm sao đứng vào cặp luận cho được.
Bây giờ đến cặp luận của dị bản ( tạm
gọi như thế ) :” Son phấn phải có cái thần của nó, chính bởi cái thần đó mới
mang một nỗi đau sau khi giã biệt. Văn chương không có số mệnh, làm sao khỏi ưu
phiền khi bị đốt cháy oan uổng đến thế” Hai câu trên tự nó suy diễn một cách
sâu rộng cho toàn ý bài thơ. Vậy điểm nhãn cho bài thơ chính là hai câu thơ này
vậy. Nếu thế thì làm sao đứng vào vị trí cặp thực được. Trái lại, nếu đứng vào
vị trí căp luận lại vô cùng hợp lý.
Riêng cặp kết.Cũng có nhiều tranh cãi
ở chữ “hà”và chữ “thùy”.Tuy nhiên ở đây ta không bàn đến.
Những điều tôi trình bày ở trên đều
dựa vào sự thật rất có cơ sở văn học, mặc dù chưa được phổ biến trong văn
chương Việt Nam. Rất mong các bậc thức giả,những nhà nghiên
cứu văn học bổ khuyết thêm./.
Mùa đông
năm Âts Dậu 2006
Linh Đàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét