Nhà thơ Chu Đình An |
Chu Đình An
Cầu cong cõng phố về làng
Vươn
cao sừng sững nắng vàng Phụ Long
Sông
Đào thắt đáy lưng ong
Đi Nam
về Bắc thong dong bến bờ
Ngày
xưa cho đến bây giờ
Hồng Hà
bồi đắp ước mơ bao đời
Tháng
năm tăm tối kiếp người
Trời
trao đất tặng chuốt lời ca dao
Đại
An Nam Thắng vì sao(1)
Vị Khê(2)
hoa cảnh xôn xao cõi trần
Cửa
Nam
phường phố Phong Vân
Giao thương
hàng hóa bao lần ngược xuôi
Long
lanh lúng liếng mắt cười
Vầng dương
nắng mới vọng lời nước non
Thiên
Trường chiến tích mãi còn
Hạ Long
Cố Trạch dấu son vua Trần(3)
Đón
xuân năm mới Bính Thân
Nhà nhà
đoàn kết ân cần giúp nhau
Tân
Phong đã bắc nhịp cầu
Chợ Rồng(4)
thịnh vượng nhuốm mầu trần gian
Thành
Nam
hương sắc ngập tràn
Khói
thiêng Tam Phủ(5) chứa chan tình người
Ai
về Nam
Định quê tôi
Dừng
chân gom nhặt đọng lời tháng năm...
...Quê
ta rực sáng trăng rằm
Chu Đình An
.......................
Chú thích:
1- Có
Trạng nguyên Nguyễn Hiền và Tiến sĩ Hoàng Ngọc Trì
2- Có
cây cảnh đoạt giải Ba từ hồi Pháp thuộc
3- Rồng
xuống Cố Trạch dấu son vua Trần
4- Chợ
Rồng có Vua từ trong Huế ra cắt băng khánh thành
5- Ngã
ba sông Hồng có ngôi đền thiêng Tam Phủ, cách không xa có đền Vạn Diệp bên kia
sông Đào có đền Cây Quê. Mời các bạn đến thăm quan ngắm cảnh.
Nhà thơ Chu Đình An hỏi:
- Nhờ anh đăng bài thơ “Cõng phố về làng” và cho ý kiến về việc: Có người (xin
dấu tên) nhận xét bài thơ “Cõng phố về làng” là:
“Có bài mượn chữ, mượn tứ của người khác đưa vào rất khiên cưỡng như từ “lúng
liếng” trong bài “Cõng phố về làng” từ này tác giả Nguyệt Anh đã dùng ở bài thơ
của chị được ca ngợi từ 10 năm về trước. Nó phù hợp với sự mô tả “cái duyên của
người phụ nữ, chứ chiếc cầu “Tân Phong” thực sự chưa đẹp, và ví von ở đây là
khiên cưỡng!”... “Còn bài “Cõng phố về làng” đề nghị tác giả chú thích rõ và
chính xác “Chợ Rồng khánh thành năm nào, vua nào về cắt băng?”
Trang chủ trả lời:
Việc phê bình thơ là của tất cả bạn đọc, khen chê tùy mỗi người, nên tôi xin được
nói cảm nhận của cá nhân mình về điều bác hỏi.
- Phê bình bài “Cõng phố về làng” là mượn tứ thì cái tứ mượn ấy là gì? Cái tứ bị
mượn ấy là gì, thực tôi không thấy. Cứ như lời người phê bình, thì cái tứ của
thơ Nguyệt Anh là “cái duyên của người phụ nữ”. Cái tứ đó đâu có thấy ở bài
“Cõng phố về làng” mà bảo tác giả mượn tứ của Nguyệt Anh? Còn từ “lúng liếng”
đâu phải tứ? Hiểu câu “Long lanh “lúng liếng” mắt
cười” là chỉ cầu Tân Phong thì thật... là cách hiểu gán ghép chủ
quan, không đúng ý thơ mà văn bản đã thể hiện rõ. Cái cầu Tân Phong chỉ là cái
cớ để tác giả thể hiện cảm xúc yêu quê hương mình, ca ngợi cảnh vật, con người
quê mình. Phê bình gán “lúng liếng” cho tác giả nói về cái cầu là khiên cưỡng
thì quả thật chính người phê bình quá khiên cưỡng vậy. Hơn nữa, đâu cứ một từ
nguyên nào đó đã có người dùng rồi thì không ai được dùng, nếu dùng là “mượn”?
Nói như vậy thì chính Nguyệt Anh cũng mượn từ “lúng liếng” trong ca dao tục ngữ,
trong tác phẩm của tác giả khác ư?
- Câu thơ: “Chợ Rồng(4) thịnh vượng
nhuốm mầu trần gian” đã quá rõ ý, người bình thường cũng hiểu. Việc
tác giả chú thích “Chợ Rồng có Vua từ trong Huế ra cắt băng khánh thành” tôi
nghĩ là không cần thiết. Người phê bình đòi tác giả phải chú thích rõ ràng
chính xác năm khánh thành và vua nào cắt băng cái chú thích mà chính nó đã
không cần thiết là việc vô ích. Ở đây là văn học, coi trọng sự sáng tạo, hình ảnh,
biểu tượng, cảm xúc... đâu phải bài nghiên cứu khoa học? (Muốn tìm hiểu năm
khánh thành, ai cắt băng chợ Rồng Nam Định, chỉ cần hỏi Google là biết
ngay mà).
“Cõng phố về làng” – tên bài thơ, là một hình ảnh ẩn dụ rất gợi, một cách cảm rất
riêng, một cái tứ hay... Nhưng người phê bình kiểu thô thiển thì có thể cho là
vô lý... Vậy nên ta cứ vui vẻ, tiếp thu cái gì ta thấy phải, bỏ qua những lời
phê bình chưa hợp lý, bác An nhỉ!
Thơ không "hiện thật" như gương
Trả lờiXóaHiện thực đã phủ màn sương khói mờ
Nỏ ai cõng phố bao giờ
Thế nhưng cõng phố là thơ đấy rồi
Phê bình là quyền mọi người
Nhưng phê không đúng kẻ cười người chê