Chương 33
Chủ tịch xã Tranh Đấu lúc này là Lê Đục. Chiều nay Lê Đục không đến trụ sở ủy ban, mà ngồi một mình bên chai rượu ngoại tại phòng riêng ở tầng hai trong ngôi biệt thự ba tầng mới xây tại quê. Lê Đục vừa uống được hai ly thì người nhà lên báo là có khách, ông ta gật đầu, bảo mời lên. Một lát sau thì khách đẩy cửa bước vào. Lê Đục rời ghế sa lông đệm mút đứng lên rồi đi ra tận cửa đón khách.
- Chào bác Phạm Tằng! Bác đến rất đúng lúc, tôi đang ngồi một mình uống rượu và cứ mong bác sang chơi….
Phạm Tằng là chủ tịch xã Trọng Nghĩa, đồng cấp với Lê Đục và là bạn tâm đầu ý hợp trong nhiều chuyện làm ăn. Lê Đục mời Phặm Tằng ngồi vào ghế, rồi đến cái tủ rượu ở góc đằng này cầm thêm ra chai rượu ngoại nữa, lấy thêm ly rồi rót đầy hai ly rượu màu mận chín sóng sánh.
- Nào nâng cốc chúc cho hai chúng ta bình an vô sự, dù đất trời xoay chuyển đến đâu…
Phạm Tằng cười cầm ly rượu rồi cùng với Lê Đục dốc ngược đít ly.
- Tình hình bên ấy thế nào? - Lê Đục hỏi.
- Tốt thôi! - Phạm Tằng trả lời vẻ đắc ý. - Tiếp tục bán đất!
Lê Đục gật gù nói dối:
- Và bán tất cả những gì có thể bán được…
Phạm Tằng gật tiếp :
- Và cứ xây bừa những gì có thể xây, dù xây xong để đấy…
- Phải! Lê Đục gật đầu – Phương châm lúc này là Bán và Xây! Bán và xây, ha ha… Cứ xây và bán mà hưởng “lại quả” hơn chục phần trăm không ghi sổ sách, chỉ luồn phong bì vào tay nhau thì có trời mới biết …
- Đúng đấy! - Lê Đục gật đầu rồi hỏi: Nghe đâu bên xã bác mới xây chợ?
Phạm Tằng cũng gật đầu :
- Đúng đấy, cái chợ cũ còn rất đông rất tốt cũng chỉ mới xây có ít năm, nhưng tôi cho phá đi xây cái khác tốn tỷ bạc, vụ này tôi cũng kiếm được vài trăm triệu. Chợ xây xong vì là chỗ mới nên không có người họp. Kệ xây dựng là một chuyện, còn có ứng dụng được không lại là chuyện khác. Nghe đâu bên xã bác mới xây lại trường?
- Đúng! Lê Đục gật gù - Dù cái trường cũ còn tốt nguyên vì cũng chỉ mới xây, nhưng tôi lấy lý do là học sinh học dốt vì không có trường mới, nên đem phá đi, xây lại, cũng ngốn vào đây tiền tỷ cả hai khu trường…
- Bác thu về có khá không? - Phạm Tằng hỏi.
- Cũng khá – Lê Đục rót tiếp rượu vào hai ly rồi trả lời -, cũng khá lắm, vài trăm triệu ngon ơ…, à này, bên bác lại đập trụ sở ủy ban, trụ sở Đảng ủy, trụ sở Hợp tác xã cũng mới xây, rồi xây lại tất to như dinh tỉnh trưởng phải không?
- Phải! - Phạm Tằng gật đầu.
- Tốn bao nhiêu? – Lê Đục hỏi.
- Tất cả độ hơn chục tỷ… bởi quy mô đã lớn, cao ba tầng, tất cả có tới trăm phòng mà phòng nào cũng máy điều hòa nhiệt độ loại xịn nhất, bàn ghế sa lông loại sang nhất và nói chung là tất cả các trang bị hiện đại đều có mặt…
- Tiền ở đâu ra mà lắm thế? - Lê Đục mỉm cười hỏi.
Phạm Tằng cũng mỉm cười:
- Bác lại giả vờ giả vịt rồi. Tôi với bác là hai chủ tịch ở xã, là hai thằng thuộc loại phá gia chi tử, Bán và Xây! Xây hết bao nhiêu, thiếu bao nhiêu lại Bán! Đất bây giờ đang đắt giá, bán được càng nhiều, càng tốt, bác hiểu không?
Lê Đục gật gù:
- Hỏi chơi thế thôi, bác sáu lạng thì tôi nửa cân chẳng kém nhau là mấy, chúng ta đều là những vị anh hùng bán đất, tôi cũng mới cho phá hết trụ sở cũ dù cũng mới làm cách đây có ba năm, giờ phá hết và xây lại mới cũng hết đến mấy tỷ, được cái bọn thầu nó “lại quả” cho hơn hai chục phần trăm, chốc nữa tôi dẫn bác ra thăm quan rồi “tọa hưởng” tại chỗ, phòng tôi người ta đồn là ngang với phòng bộ trưởng, bác hiểu không?
Phạm Tằng gật đầu:
- Tôi hiểu. Này, tôi hỏi nhỏ cái này: Làm thế nào mà bác được duyệt nhiều đất để bán thế?
Lê Đục cười:
- Thôi đừng giả vớ ngốc nữa, về khoản đút lót cấp trên để được bán nhiều đất thì bác còn giỏi hơn cả tôi. Đợt gần đây nhất bác phải “phúng” bao nhiêu?
Phạm Tằng cười:
- Một chữ ký trên cao là ba xuất đất mặt đường và một phong bì tiền đô khá nặng, còn chữ kí thấp hơn là hai xuất đất cũng mặt đường và cái phong bì toàn tiền trăm ngàn loại Việt Nam đồng cũng khá nặng tay…
Lê Đục gật đầu:
- Tôi còn phải nhiều hơn thế, hễ tắc chỗ nào là ấn đất ấn đô vào thì đến tắc mấy cũng thông ngay. Ha ha! Bí quyết là ở đấy chứ chẳng có chó gì cả!
- Thế còn nghệ thuật “khoét dân” của bác thế nào?
Lê Đục tợp một tợp rượu rồi nói:
- Mình phải cống quan trên thì dân phải cống mình. Muốn xin đất làm nhà? Phải tiền! Muốn chuyển từ ruộng cấy lúa thành vườn thành thổ cũng được, nhưng phải tiền! Tất tật nguyện vọng của các phó thường dân sẽ được đáp ứng nếu biết chi tiền đúng lúc, đúng cách, đúng luật, đúng trọng lượng…
- Luật nào? - Phạm Tằng vờ hỏi.
- Luật riêng! Lê Đục trả lời – Luật này thì do tôi và bác đặt ra phải không? Hà hà… phép vua thua lệ làng!
Phạm Tằng cười:
- Này ông Lê Đục ạ, nghe đâu dân đây đã gọi ông là Lê Đục khoét rồi đấy, họ bảo hai khóa chủ tịch ông vớ khoảng mười một tỷ đồng, có oan không?
Lê Đục cười:
- Thiên hạ đồn nhảm đấy, tôi còn nghèo lắm…
Phạm Tằng cũng cười:
- Bác vẫn còn trong diện xóa đói giảm nghèo phải không?
Lê Đục cười:
- Phải! Nhà tôi cứ đến tháng ba ngày tám là phải cứu đói.
- Ha ha! Phạm Tằng phá lên cười – Nhà tôi và nhà bác mà còn phải cứu đói thì thiên hạ đi ăn mày hết. Bác hiểu không, bác Lê Đục, chúng ta là quý tộc thời mới đấy, vừa giàu lại vừa sang, lý tưởng, chánh tổng ngày trước còn thua xa. Này gần đây tôi thấy bác và cấp dưới của bác mạnh tay lắm trong việc bán đất và thu tiền của dân, mà sao vẫn vững như kiềng ba chân thế? Mới tìm được cái ô nào tốt lắm à?
- Phải! Lê Đục gật đầu – có quan thanh tra Hắc Búa làm ô che cho thì còn ai làm gì được!
- Chúng tôi phải cống quan ấy đủ thứ đấy – Lê Đục nói – Đất thì vô kể, quan bán đi rồi quan lại mua đất cạnh nhà lão Văn Bõm để ở. Ngoài khoản đất cống ra thì luôn luôn phong bao phong bì mỗi khi quan váng đầu, quan sổ mũi, quan hắt xì hơi… Rồi khoản gái cung cấp cho quan mới chết chứ. Quan giả nghèo giả khổ làm cái nhà gianh vách đất để ở mà thu về tiền mừng hàng tỷ. Rồi quan có ý muốn bảo tồn văn hóa dân gian nên đêm đêm ngồi thuyền nan bồng bềnh trên sông hò hát với đám con gái làng, nào ngờ một lúc năm cô chửa, chúng tôi đang lo xanh mắt không biết làm thế nào…
- Thế sao quan không dùng bao cao su? – Phạm Tằng hỏi.
- Quan bảo làm thế mất khoái! - Lê Đục trả lời.
- Chết thật, quan thanh tra mà bậy quá! – Phạm Tằng thốt lên. Lê Đục cười chế giễu:
- Thì quan nào chả bậy! Nó ỉa bậy rồi bây giờ nó bắt mình dọn, thằng đểu thật!
- Thì cứ kệ hắn như? – Phạm Tằng nói.
Lê Đục thở dài.
- Nếu vậy được thì còn nói làm gì.
- Vì sao? – Phạm Tằng hỏi.
- Còn vì sao nữa? Ông ở cung trăng rơi xuống à? Thời này như tôi với ông mà không có ô dù thì ngồi nhà đá ngay! - Lê Đục trả lời.
Phạm Tằng gật đầu:
- Ừ nhỉ, khó thật. Thế bác đã tìm được cách nào để lấp liếm vụ chửa hoang một lúc năm cô gái làng này chưa?
Lê Đục sìu mặt:
- Chưa. Đã có mấy cuộc họp kín để bàn, bốn con chó thiến nộp mạng và vẫn chưa tìm ra cách giải cứu. Bác có cách nào giúp tôi không? Bên bác có chuyện chửa hoang không?
- Trước đây thì không, hoặc ít, nhưng từ khi đất lên giá, người ta bán đất và đú đởn nên bây giờ chửa hoang thường xuyên như cơm bữa. Còn bác bảo tôi giúp bác gỡ vụ chửa hoang với quan thanh tra Hắc Búa ư? – Phạm Tằng nói.
- Phải! – Lê Đục gật đầu – Bác cứu quan rồi quan làm ô che chở cho…
Phạm Tằng cười:
- Chả lẽ tôi nhận?...
Lê Đục cũng cười:
- Bác mà dũng cảm đứng ra nhận vụ này thì bác là anh hùng.
Phạm Tằng vỗ vai Lê Đục:
- Tôi không muốn làm anh hùng, chỉ muốn làm tiểu nhân để sống lâu. Vả lại tôi cũng đã có ô che từ lâu chứ không thì tôi ngỏm, mà ô của tôi còn oai hơn của bác.
- Ai thế? - Lê Đục hỏi.
- Bác biết quan Tu Đức không? Ấy là tôi tiện mồm hỏi thế, chứ quan Tu Đức thì đến phó thường dân ai cũng biết chẳng là chủ tịch xã. Quan có uy lắm, ngài rất đạo mạo và mô phạm, thuộc các sách lý luận làu làu như cháo chảy, ngài mà giảng giải các bước lên thiên đường sung sướng thì ai nghe cũng phải bùi tai. Ngài chỉ cái là mê tiền và mê gái chứ không thì ngài trong sạch lắm. Tuy vậy ngài rất khôn nên ít ai biết. Nhờ vậy mà ngài còn giữ được uy oai với cấp dưới. Năm ngoái, năm kia, năm kìa, năm kĩa… năm nào bọn tôi cũng cấp đất, bán đất sai thẩm quyền, sai quy định rất nhiều, được “hậu tạ” có tới bạc tỷ, gây thắc mắc om sòm, đơn từ kiện cáo đến hàng hòm… thế nhưng có quan Tu Đức làm ô che cho nên thành vô tội.
Lê Đục cười:
- Hay là đổ cho quan Tu Đức?
Phạm Tằng giật mình hỏi lại:
- Bác nói sao? Đổ cái ấy cho quan Tu Đức ấy à? Vì sao bác lại nghĩ như vậy?
- Vì tôi cho rằng quan Tu Đức có uy oai lớn, ngài có nhận cũng không ai làm gì được ngài. - Lê Đục nói.
- Bác lầm rồi! - Phạm Tằng lắc đầu: Đó là uy oai giả, một khi quan còn che được cái xấu bên trong thì nó còn tồn tại, nếu bây giờ lại nhận một lúc làm năm đứa con gái chửa, thì cháy nhà ra mặt chuột còn gì, còn đâu uy oai nữa? Bác nhớ cho rằng thời này nhiều uy oai tạo dựng trên cái nền giả, khi mà cái giả bị phơi ra thì uy oai cũng hết. Tôi và bác mà không nhiều uy oai à? Dân hai xã Trọng Nghĩa và Tranh Đấu lúc này, còn ai mà không nể sợ tôi và bác? Họ nể sợ thật lòng hay nể sợ vì lẽ gì? Cái giá trị đích thực của tôi và bác có không? Và có đến đâu? Có lẽ câu trả lời là rất dễ. Đó là không! Chúng ta không có cái giá trị đích thực tư thân, cái giá trị của chúng ta lúc này là do chức vụ là một, do chúng ta che đậy được cái xấu là hai, nếu cả hai điều đó không còn thì giá trị của tôi và bác tụt xuống số không.
Lê Đục trố mắt:
- Dạo này bác nói năng ghê quá, tự đánh giá thấp mình như thế có lợi không?
- Hoàn toàn có lợi! Phải tự biết mình bác Lê Đục khoét ạ! - Phạm Tằng cười.
Bây giờ thì cứ đích danh mà gọi bác như thế, bởi dân ở xã Tranh Đấu đang xì xào là trong vòng chục năm giữ ghế chủ tịch xã, bằng việc bán và xây cùng một số thủ đoạn khác, bác đã kiếm chác được khoảng vài chục tỷ. Bác cấp đất bán đất sai quy định của Nhà nước, sai thẩm quyền, bác có biết không? Tôi nói chắc như đinh đóng cột rằng bác biết rõ hết như biết cái bàn tay mình có năm ngón và có ngòn dài ngón ngắn. Tôi cũng thế, tôi biết tất cả những sai phạm tôi làm từ cái nhỏ đến cái lớn. Thế thì tại sao tôi và bác biết sai mà vẫn làm sai? Và không chỉ tôi với bác, chắc chắn hàng ngàn cán bộ ngày nay, họ sai phạm hết điều này đến điều khác, họ đều ý thức được, đều rất rõ sai phạm của mình từ ngay lúc nó bắt đầu sai. Sai thì sai vẫn làm. Chính cái làm sai ấy mà nảy ra nhà lầu, xe hơi, nảy ra tiền hàng hòm, vàng hàng két. Còn nếu cái sai mà không nảy ra lợi lộc gì thì tôi cam đoan rằng sẽ không hề có ai làm sai cả.
Lê Đục gật đầu. Thằng Phạm Tằng đĩ bợm này thế mà ghê thật, ăn nói cứ như một triết gia, hay một nhà xã hội học. Ngừng một lát, dốc ngược hai lần rượu ngon vào mồm, Phạm Tằng cao hứng nói tiếp:
- Cũng như quan thanh tra Hắc Búa vậy. Ngài có ý thức được rằng ngài chơi gái mà không dùng bao cao su thì chuyện gì sẽ xảy ra không? Tôi cam đoan rằng ngài biết rõ mọi điều tệ hại, thế nhưng “để trần” và dùng bao cao su cái khoái cách nhau một trời một vực, mà ngài thì lấy cái khoái cảm làm đầu. Tôi nghe người ta nói là ngài chưa bao giờ chịu dùng bao cao su, nên ngài vãi con khắp bàn dân thiên hạ và vì sao ngài cứ tiếp tục làm được mãi cái chuyện chơi ngông ấy? Là vì có những người như bác chuyên lo “hậu sự” hà hà…
Lê Đục lườm:
- Dễ thường bác không phải lo “hót cứt” do những lão quan trên ỉa ra bao giờ à?
Phạm Tằng gật đầu:
- Đồng ý là có, chẳng những có, mà luôn luôn phải hót, các quan trên bây giờ “ỉa bậy” nhiều lắm. Nhưng chúng ta phải nhớ câu ca này: “Được mùa chớ phụ ngô khoai, làm nên quyền chức nhờ hai gối mòn”. Cái thời mà đồng chí không bằng đồng tiền, lương tâm không bằng lương thực, chân lý không bằng chân giò, phong bì dày đỡ phận mỏng… thì loại quan hạng bét như chúng ta phải “hót cứt” cho quan trên là lẽ đương nhiên.
Lê Đục gật gù:
- Tôi thấy bác bây giờ uyên thâm gớm, bác Phạm Tằng dê cụ ạ…
Phạm Tằng cười:
- Thời nay dê cụ dê cố cả chứ riêng gì tôi! Quan Hắc Búa của bác một lúc làm năm cô có chửa thì là dê gì?
- Thế bác không giúp tôi giải quyết cái chuyện này được à? - Lê Đục gặng hỏi.
Phạm Tằng cười:
- Bố tôi sống lại cũng chịu mà thôi. Cứ bảo ông ta chạy làng, đổ béng cho thằng phó thường dân nào đấy là xong!
Lê Đục lắc đầu:
- Không ổn! Năm đứa chửa hoang ấy nó sẽ nhất quyết không nhận người tình của nó là loại phó thường dân, mà phải là thanh tra Hắc Búa! Nếu không thì nó bắt đi thử gen…
- Thế thì bảo ngài Hắc Búa thú nhận đi chứ? - Phạm Tằng nói.
Lê Đục lắc đầu:
- Ngài bảo rằng ngài đã quá lắm con, tiêu chuẩn cán bộ chỉ có hai con, còn ngài mới đếm sợ rải rác chỗ này chỗ nọ, đã có đến vài chục đứa con rồi, tức là đã vượt mười lần cho phép.
- Thế thì ai bảo ngài không dùng bao cao su? – Phạm Tằng cười hỏi vặn.
Lê Đục cũng cười, lắc đầu ra chuyện rằng không thể giải thích được điều ấy. Rồi hai vị lại rót tiếp vào ly. Uống hết chai rượu ngoại thì hai vị chủ tịch chia tay. Phạm Tằng vù xe máy về nhà, còn Lê Đục Khoét – từ đây xin gọi đúng quý danh mà dân xã Tranh Đấu tặng cho ông – ngồi trầm ngâm nghĩ kế cứu quan trên Hắc Búa. Mấy ngày nay, điện thoại di động réo, Lê Đục Khoét hồi hộp áp máy vào tai tưởng đầu kia là gái gọi, thì ra lại là bạn tham nhũng Phạm Tằng. Ông ta mời Lê Đục Khoét sang xã Trọng Nghĩa dự lễ mừng tân gia – Nghĩa là mừng ngôi biệt thự năm tầng ông ta làm lễ khánh thành. Từ đây bạn đọc lại được gặp lại đám nhân vật trong tiểu thuyết “ Ổ Rơm” với con đường đời vòng vo rồng rắn của họ. Xã Trọng Nghĩa và xã Tranh Đấu giáp nhau, có hầu hết các đặc điểm giống nhau, vì thế mà quan hai xã giao hảo với nhau tâm đầu ý hợp. Ngày quan Chủ tịch Phạm Tằng ăn mừng tân gia (không biết đây là lần thứ mấy rồi) các quan bên xã Tranh Đấu có mặt đông đủ. Ông Lê Đục Khoét đã thuê hẳn một chiếc xe con đời mới của hãng Toyota Nhật để đưa mấy vị quan đầu xã sang dự. Trên một khu đất rộng ngay sát mép với con đường giao thông hàng tỉnh, tòa nhà năm tầng xây theo kiểu hiện đại đã mọc lên khang trang, bề thế không kém gì một biệt thự ở thủ đô Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Quan khách đến dự xem ra cũng khá. Tuy chỉ là chủ tịch xã, nhưng vì nắm quyền ký giấy cấp đất, bán đất, cho đất… nên Phạm Tằng có quan hệ rộng mà nhiều quan cấp huyện cấp tỉnh cũng chưa bằng. Xe máy, xe con bóng loáng nối đuôi thành một hàng dài chạy dọc tỉnh lộ trước cửa ngôi biệt thự cao tầng. Rồi những ông bụng phệ cắp cặp da đen bước ra. Có cả các bà váy đầm, những gã đầu rồng ria cáo. Rồi một bữa tiệc ngang với tiệc quốc gia chiêu đãi diễn ra. Quan Tu Đức và quan Hắc Búa được mời ngồi chiếu nhất. Phạm Tằng quần áo chỉnh tề đứng ngõ cung kính, rồi khi vào tiệc thì oai vệ đi nâng cốc đáp lễ khách và nhận phong bì.
Đến đây chắc bạn đọc đã từng đọc tiểu thuyết “Ổ rơm” sẽ đặt ra câu hỏi với tác giả: ở phần kết “Ổ rơm”, nhà văn đã tiết lộ rằng cả hai vị Phạm Tằng và Phan Tít, sau cuộc ngã giá có một không hai trong lịch sử, một bên mất vợ sẽ được thăng chức chủ tịch xã, một bên mất chức chủ tịch xã sẽ được người đàn bà như ước nguyện của ông ta. Rồi cuối cùng là đêm ấy cả hai ngài bị Trạng Đấm đấm cho một trận nên thân, phải hứa là từ quân để hoàn dân… Sao bây giờ còn thấy Phạm Tằng xuất hiện trong vai chủ tịch xã Trọng Nghĩa? Xin thưa rằng vào thời điểm tôi viết những chương cuối của tiểu thuyết “Ổ rơm” thì sự việc đã diễn ra đúng như thế. Ở trang 562 trong tiểu thuyết “Ổ rơm” tôi đã viết: “Cũng sau trận đòn trời giáng ấy tính tình hai quan thay đổi hẳn, làm đơn xin từ quan vĩnh viễn để hoàn dân”. Ấy là tôi nói sau cái lúc bị Trạng Đấm đánh đau quá, nghĩ rằng còn tham quyền cố vị thì còn bị no đòn nên cả hai quan có làm đơn thật xin từ quan để hoàn dân. Nhưng rồi cả hai lá đơn ấy đều không được gửi đến đâu cả, hai ngài cất kỹ coi như một kỷ niệm đáng buồn trong cuộc đời làm quan cấp xã. Sau đấy chuyện diễn ra phức tạp hơn nhiều. Xin kể tiếp câu chuyện hai ông một bà này mà trong tiểu thuyết “Ổ rơm”, tôi còn giấu bạn đọc. Cái đêm hôm ấy, một đêm thật kỳ lạ mà Thánh Cuội đã báo trước cho Phan Tít: “Mây mưa chớp nhoáng trong buồng – Đầu mày cuối mắt coi thường thế gian!”, cả hai vị Phạm Tằng và Phan Tít ở vào thế ngồi trên lưng hổ, trong một khoảng thời gian rất ngắn phải giải một bài toán rất khó.. Đáng lẽ phải giết nhau thì họ giảng hòa, thỏa hiệp. Và một bản thỏa hiệp chính thức đã được ký: Phan Tít tha tội và sẽ nhường hẳn vợ cho Phạm Tằng, còn Phạm Tằng thì thôi không tranh cử chức chủ tịch xã khóa này mà chuyển giao quyền lực cho Phan Tít. Xét nhiều góc độ thì thấy mỗi bên đều có cái được, cái mất. Ông mất của kia bà chìa của nọ. Quyền lực và đàn bà là hai cái xưa nay được xếp ngang nhau, chưa một triết gia, một nhà xã hội học nào dám khẳng định là cái nào hơn cái nào trong ham muốn của đàn ông.
Anh bảo quyền lực hơn ư? Thế sao có người từ chối ngai vàng để được lấy một người đàn bà mà ông ta say đắm? Anh bảo đàn bà hơn ư? Thế sao có người dâng vợ mình cho quan trên để được lên chức, tức là để có quyền lực cao hơn? Phạm Tằng thích gái, ông ta nhả quyền. Phan Tít mơ quyền, ông ta hiến vợ. Không còn gì hợp lý hơn. Thời kinh tế thị trường mọi cái đều có thể thành hàng hóa mua bán, đổi chác…
Phan Tít cầm tờ giấy cam đoan mà Phạm Tằng vừa ký và ném ra ngoài. Ông ta giơ lên đưa gần đến chỗ có bóng điện, vời Phan Híp đến rồi hai người cùng đọc: “Gửi ông Phan Tít. Tôi đã ngủ với vợ ông tại buồng nhà ông bị ông bắt được. Chúng ta đã thảo luận, cuối cùng đi đến nhất trí: Ông trao vợ ông cho tôi, tôi trao chức chủ tịch cho ông. Có nghĩa là tôi từ chối không ra tranh cử lần này, để ông trúng cử. Xin thề: Nếu nói sai thì quỷ thần vật chết. Ký tên: Phạm Tằng”. Đọc xong Phan Tít gật đầu: “Được đấy!”
- Mở cửa ra chứ? – Phạm Tằng nói vọng ra.
Phan Tít quay lại hỏi Phan Híp đứng đằng sau:
- Thế nào?
Phan Híp gật đầu:
- Đã có giấy cam đoan rồi thì mở ra. Hay là bác định gọi công an?
- Không không! -Phan Tít lắc đầu - Chớ có gọi bọn ấy đến mà lắm chuyện. Tôi chỉ sợ mồm thằng Phạm Tằng như đít vịt nói trước quên sau…
Phan Híp cười:
- Không phải là nói mồm, mà là đã viết giấy cam đoan bác hiểu chưa hở bác Tít?
- Cam đoan thì là cái cóc khô gì? – Phan Tít vẫn nghi ngờ.
Phan Híp lại cười:
- Hay là cứ “dốt” hai người ấy, một thằng dê già với một con đĩ để chúng nó hú hí với nhau suốt đêm?
Phan Tít lặng im suy ngẫm rồi vẫy tay cho Phan Híp:
- Mở ra!
Phan Híp cười, cầm chùm chìa khóa đến chỗ cửa buồng rồi thư thả tra chìa vào ổ khóa. Bên trong vẫn có tiếng cười rúc rích, hình như vẫn đang đú đởn. Phan Híp xoay chìa, một tiếng “tách” kêu lên. Khóa đã mở, nhưng vẫn chưa thấy cặp tình nhân đẩy cửa bước ra. Phan Tít quát vọng vào:
- Ra mau!
Có tiếng huỳnh huỵch, rồi giọng Phạm Tằng vọng ra:
- Tao còn hôn thêm tí nữa…
- Đồ chó! – Phan Tít gào lên.
Giữa lúc ấy Phạm Tằng ung dung bước ra nhìn Phan Tít và Phan Híp mỉm cười, nói:
- Thỏa thuận rồi nhé? Khóa này cậu làm chủ tịch xã tha hồ mà bán đất…
Phan Tít lừ mắt:
- Tao mất vợ vì mày! Đồ chó ạ!
Phạm Tằng cười:
- Thì tao mất chức chủ tịch thời bán đất. Một con đàn bà mà tao phải đổi cái giá ấy là quá đắt. Nhớ là không được động đến… nữa đâu nhé. Nhớ là ngày mai sang trụ sở ủy ban họp sơ kết sáu tháng đầu năm, mày phải trình bày với tao về tình hình sản xuất và tao sẽ ngửi tay mày xem có khai không đấy! Nếu mà khai tức là mày có sờ mó, là vi phạm hợp đồng, om đòn đừng có trách!
Phan Tít rủa:
- Mày đúng là thằng xỏ lá ba que. Thôi được tao không thèm nữa, một là một hai là hai, đứa nào làm sai đứa ấy ăn cứt! Thôi cút cho rảnh mắt!
Phạm Tằng ung dung bước ra cửa. Ra đến giữa sân còn ngoái cổ lại dặn với vào buồng:
- Em Thắm nhớ lời anh dặn nhé!
- Em nhớ rồi! – Thắm nói vọng ra.
Phan Tít nghe mà tím mặt. Để lấy lại bình tĩnh ông ta ngồi xuống ghế sa lông lấy thuốc lá ra hút, rồi pha cà phê mời Phan Híp cùng uống, nhưng Phan Híp lắc đầu: “ Thôi tôi về”. Rồi ông ta bước ra sân phóng xe máy về. Thắm không ra nhà ngoài, nàng nằm yên trên giường, chỗ hơi người tình vừa nằm còn nóng hổi. Đêm dần dần trôi. Ngoài trời lúc này trăng vẫn còn sáng soi xuống mảnh sân lốm đốm hoa cau. Sau cuộc ân ái nồng nàn, giờ mệt bã, nằm một lát là Thắm ngủ say như phó mặc sự đời. Nhà ngoài Phan Tít vẫn ngồi trầm ngâm bên tách cà phê cùng bao thuốc. Lúc này không biết là ông ta buồn hay vui, bởi cái bẫy mà ông ta gài, con thú đã vào và bẫy đã sập, nó đã phải viết cam đoan, tờ cam đoan đang nằm gọn trên túi áo ngực của ông ta. Khóa này thì ông cầm chắc là được ngồi vào ghế chủ tịch xã. Bởi đối thủ cạnh tranh duy nhất của ông là Phạm Tằng, loại được hắn là phần thắng nắm trong tay. Mất vợ kể cũng cay. Nhưng được ghế chủ tịch xã thì cay sẽ thành ngọt. Tình hình xã hội đang chuyển biến rất mạnh, đô thị hóa nhanh đến chóng mặt, giá đất cứ mỗi ngày một cao vọt đến không tưởng tượng nổi. Chủ tịch xã là người nắm quyền cấp đất, bán đất, thậm chí là cho đất. Giá đất cao bao nhiêu thì giá trị của Chủ tịch xã cao bấy nhiêu. Chỉ cần làm một khóa ông ta chắc chắn chuyển thành phần bần nông lên tỷ phú. Thằng cha Phạm Tằng đã là tỷ phú rồi, nếu nó nắm quyền chủ tịch xã khoá nữa thì tức là làm anh làm bác tỷ phú. Mình mất vợ, nhưng được chức chủ tịch được chức chủ tịch xã, rồi sẽ dùng tiền tỷ để mua một tá vợ mới, hà hà… Phan Tít lại đưa tay lên túi áo ngực rút ra tờ giấy cam đoan của Phạm Tằng. Tờ giấy nhỏ độ bằng bàn tay có mấy dòng chữ ngoạch ngoạc mà làm ông ta sướng điên, cứ nhẩm đi nhẩm lại: “Gửi ông Phan Tít. Tôi đã ngủ với vợ của ông tại buồng nhà ông, bị ông bắt được. Chúng ta thảo luận, cuối cùng đi đến nhất trí: Ông trao vợ ông cho tôi, tôi trao chức chủ tịch xã cho ông. Có nghĩa là tôi từ chối không ra tranh cử lần này, để ông trúng cử. Xin thề: Nếu nói sai thì quỷ thần vật chết! Kí tên Phạm Tằng.” Đọc tới mười lần thì ông ta đưa lên mũi hôn như vật quý giá nhất đời. Sau đó ông ta gấp lại vuông vức cẩn thận, lấy tờ giấy bóng gói vào rồi mở cánh cửa tủ lim kê ở đầu tường đằng này cất tờ cam đoan của Phạm Tằng vào chỗ kín nhất của tủ. “Yên trí rồi!” – ông ta khẽ lẩm nhẩm - “ Bút sa gà chết! Mày mất đứt chức chủ tịch xã rồi, con ạ!” Mười phút sau Phan Tít lên giường nằm, thảnh thơi ngủ một giấc cho tới sáng.
Mấy ngày trôi qua, không khí vẫn yên tĩnh. Chuyện tày trời diễn ra vào ban đêm ở buồng Phan Tít vẫn chỉ có bốn người biết là vợ chồng ông Phan Tít, Phạm Tằng và ông Phan Híp là người ngoài, nhưng là chỗ anh em gần với Phan Tít và là phe cánh của Phan Tít nên coi việc hệ trọng ấy như việc của chính mình. Ông hoàn toàn ngậm miệng. Nàng Thắm vẫn ở nhà, đi làm và đi chơi bình tường. Phạm Tằng và Phan Híp vẫn ngày đến trụ sở, gặp nhau bắt tay, mời thuốc, họp hành người nọ báo cáo, người kia gật đầu, liên hoan đánh chén ngồi cùng mâm nâng cốc chúc mừng. Không một người nào biết tấn bi hài kịch đang diễn ra giữa chủ nhiệm hợp tác xã và chủ tịch xã. Tuy nhiên, người nóng ruột nhất là Phan Tít. Theo như thỏa thuận thì Phạm Tằng phải làm đơn ngay xin rút không là ứng cử viên chức chủ tịch ủy ban xã khóa này. Thế nhưng đã mấy ngày trôi qua, tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì. Cũng đã mấy lần nhân lúc giải lao giữa cuộc họp, Phan Tít đã nhắc khéo Phạm Tằng, ông ta cười rồi nói nhỏ: “Ông yên tâm, đến cuộc họp hội đồng nhân dân tới, tôi sẽ có đơn xin rút!”. Phan Tít gật đầu cho rằng hắn nói thật, bởi tờ cam đoan – bằng chứng phạm tội của hắn, Phan Tít đã nắm và cất kỹ trong tủ. Hắn mà trở mặt thì mình sẽ công bố bằng chứng ấy ra, và hắn sẽ chết – Phan Tít nghĩ như vậy. Mỗi ngày tới bốn năm lần Phan Tít mở tủ đưa tờ cam đoan của Phạm Tằng ra đọc đi đọc lại đến thuộc lòng rồi mà vẫn đọc. Thời gian chậm chạp trôi. Ngày bầu cử cũng sắp tới, vẫn chưa hề thấy Phạm Tằng có động tĩnh gì về việc xin rút không ứng cử chức chủ tịch xã. Một lần vào buổi tối, lúc đó cũng chỉ có hai vợ chồng, Phan Tít ngồi bên bàn phì phèo thuốc lá, Thắm nằm giường đáng vén quần cao để gió từ cái quạt cuối chân giường lùa vào cho mát. Phan Tít hỏi vọng đến:
- Sao chưa thấy lão Phạm Tằng động tĩnh gì?
Cô vợ lườm rồi hỏi lại:
- Động tĩnh gì?
- Thì là … - Phan Tít ấp úng.
- Thì là…cái gì? - Cô vợ lại hỏi vặn.
- Ơ hay… thì là tôi đổi cho nó… chứ còn là cái gì?
- Của anh hay sao mà đổi? - Thắm lại hỏi vặn.
- Thế cô không phải là vợ tôi à? - Phan Tít cũng vặn lại.
- Tôi là vợ anh – cô vợ trả lời – Nhung luật pháp nào cho anh đổi vợ lấy chức quyền?
- Thế không phải là… - Phan Tít ấp úng.
- Là cái gì? - Cô vợ lại vặn.
Phan Tít ngẩn người. Thế này là thế nào? Rõ ràng hôm ấy nó giục thằng kia là cứ ký đi, anh đổi chức chủ tịch xã đi để được em, chúng ta yêu nhau và sống bên nhau trọn đời… Thế mà bây giờ nó lại hoạnh mình là cam tâm đổi vợ lấy chức quyền, đồ đĩ già mồm!
Nghĩ vậy thôi chứ Phan Tít không nói gì nữa. Lão im lặng ngồi trầm ngâm. Chiến lược của lão lúc này là bảo toàn bí mật, tuyệt đối không để người ngoài biết những chuyện rắc rối trong gia đình lão. Trong thâm tâm lão ghét vợ lắm, người đàn bà đã hai lần ngủ với người yêu cũ bị chồng bắt quả tang, mà vẫn tỏ ra đanh đá lạ thường. Lão cứ ngồi trầm ngâm bên ly rượu để ôn lại nhân tình thế thái ở đời mà lão bao phen được nếm mùi cay đắng. Từ ngày xảy ra chuyện “bi kịch trong buồng ngủ”, lão không vào đấy nằm nữa, hễ đến cửa buồng là lão ngửi thấy mùi tanh chỉ trực buồn nôn. Lão nằm nhà ngoài, vợ lão nằm trong ấy, thỉnh thoảng mới ra nằm nhà ngoài, nhưng vừa đặt mình xuống giường chưa nóng chỗ đã ngổm dậy để vào buồng nằm. Lão không muốn nhìn mặt vợ, càng không thể nhìn vào những chỗ mà có thời lão mân mê hôn mút. Thằng Phạm Tằng nó đã đặt cái mồm của nó lên đôi môi vợ mình, và ấn “súng lục” vào con cua của vợ mình rồi nổ đạn… Đã nhiều lần gã lẩm bẩm một câu như thế. Tuy chất đàn ông trong lão đã rất kém, nhưng lão vẫn còn ghen. Điều an ủi duy nhất với lão là lão sẽ được chức chủ tịch ủy ban nhân dân xã kỳ này. Nếu đạt được điều ấy thì mất vợ không là cái gì.
Trong khi ấy thì Phạm Tằng cũng vắt óc tính mưu tính kế. Ông ta cũng là một gã mê quyền lực ghê gớm. Đã bao phen ông ta đánh gục hết đối tượng này đến đối tượng khác để giành thắng lợi, có trong tay quyền lực lớn suốt một thời gian dài. Tình hình xã hội biến chuyển rất mạnh, rất nhanh. Chưa bao giờ chức chủ tịch xã lại cao giá như lúc này và chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa vì giá đất đang cao lên từng ngày, khắp nơi đổ về đây tìm mua đất, cả nhà nước và tư nhân đủ loại. Nắm được chức chủ tịch xã bây giờ thật sự là nắm được cái chìa khóa để mở tủ lấy tiền. Cái đêm ấy, đêm hưởng lạc khoái trong buồng nhà Phan Tít bị lão về bắt quả tang và khóa trái cửa, Phạm Tằng rơi vào thế cưỡi trên lưng hổ. Tất nhiên viết lời cam đoan chuyển giao quyền lực cho kẻ đang bị cắm sừng là khôn ngoan để tạm thời tránh bão tố. Nhưng giờ đây ngồi bình tĩnh suy ngẫm, Phạm Tằng hiểu mình không có quyền như thế. Suốt mấy tháng nay cả họ Phạm đã vào cuộc, đã ăn thề trước tổ tiên là quyết chiến và quyết thắng. Không một họ nào ở xã Trọng Nghĩa này có uy thế bằng họ Phạm, chức chủ tịch xã lại về tay họ Phạm lần này coi như đã cầm chắc, vấn đề còn lại là thời gian. Cả họ đang ở thế bừng bừng chiến thắng. Phạm Tằng hiểu rằng nếu ông ta phản bội quyền lợi cả họ thì có thể bị giết chết, tất nhiên một đòn giết ngầm mà ngay cả công an cũng khó tìm ra manh mối. Thế nhưng lời cam đoan với Phan Tít đã viết rồi, tội lỗi hủ hóa đã rõ ràng trên giấy trắng mực đen, nếu Phạm Tằng sai lời hứa thì Phan Tít chỉ cần đưa tờ giấy ấy cho kiểm tra Đảng là Phạm Tằng không những không là chủ tịch xã khóa này mà sẽ mất hết. Rồi cái họ Phạm đầy uy thế sẽ tụt xuống chân các họ khác, coi như một vết nhơ cho cả họ. Như vậy theo lô gic thì Phạm Tằng phải tuân thủ điều đã cam kết với Phan Tít, anh mất chức chủ tịch xã nhưng được người đàn bà đẹp và sẽ không mất thêm gì nếu khôn khéo.
Nhưng rồi có một đêm ông trưởng họ Phạm trằn trọc, không ngủ. Hình như tổ tiên mới báo mộng hay bằng giác quan thứ sáu mà ông linh cảm trong họ mới có điều gì xảy ra không ổn. Có lúc ông nhìn thấy rõ bóng đen phủ lên dòng họ của ông. Nửa đêm ông tỉnh dậy lững thững ra sân rồi đến cửa nhà thờ, ông đứng bên ngoài lắng nghe và nhìn qua khe cửa. Mặc dù không có đèn đóm gì mà bên trong vẫn lờ mờ ánh sáng, và có nhiều bóng người nhấp nhô ngồi trên hai cái chiếu hoa trải rộng trên nền gạch nhà thờ. Rồi ông nghe rõ tiếng cụ Tổ quát:
- Thằng Phạm Tằng phản bội rồi! Nó coi việc ngủ với đàn bà hơn danh dự họ tộc. Nhiều tháng qua, cả âm lẫn dương họ ta hết lòng vun vén, đã thực thi nhiều biện pháp quyết giành bằng được chức chủ tịch xã một lần nữa, thế nhưng vào một đêm cách đây có ít ngày nó đã ký giấy đổi chức chủ tịch xã lấy một con đàn bà mà nó thích. Tôi ra lệnh bắt nó về âm để trị tội…
Ông trưởng họ nghe đến đây bàng hoàng không đứng nổi, ngã xuống hè nhà thờ ngất đi. Một giờ sẽ xuất âm lên trần bắt Phạm Tằng đưa về trị tội. Sáng sớm ngày mai, khi cả nhà đều đi vắng, lúc sau tỉnh lại, ông vẫn thấy các cụ còn họp bàn trong nhà thờ. Các cụ cử mười trai tráng, hẹn ngày mình Phạm Tằng ngồi cà phê, thuốc lá ba số thì trưởng họ xuất hiện. Ông ngồi đối diện với Phạm Tằng phía ghế bên này, gạt tách cà phê, thuốc lá ba số thì trưởng họ xuất hiện. Ông ngồi đối diện với Phạm Tằng phía ghế bên này, gạt tách cà phê anh ta mời ra và nói:
- Anh sắp chết rồi đấy!
- Tôi? - Phạm Tằng ấp úng hỏi lại – Tôi sắp chết? Bác nói cái gì?
Ông trưởng họ vằn lên những tia máu mắt, nói gằn từng tiếng:
- Tôi nói rằng anh đã đến ngày tận số!
- Bác nói đùa? – Phạm Tằng hỏi lại – Thế căn cứ vào đâu bác bảo tôi sắp chết? – Phạm Tằng vẫn vặn hỏi - Tôi không ung thư, không mắc si đa, không ho lao, không sơ gan cổ chướng, không tắc mạch máu não, không nhồi máu cơ tim… Thế thì vì lẽ gì mà bác bảo tôi sắp chết?
- Vì lẽ gì a? – Trưởng họ lại gắt - Vì lẽ anh coi cái mu của đàn bà hơn quyền lợi và danh dự toàn họ! Nghe rõ chưa?
Phạm Tằng tái mặt ngồi im. Một lát sau anh ta hỏi lại:
- Có bằng chứng gì mà bác dám nói thế?
Trưởng họ nhấp một ngụm nước, trả lời:
- Đêm qua tôi lên nhà thờ, bắt gặp một cuộc họp tổ tiên, các cụ nhà ta ở duới âm nổi giận. Tôi nghe rất rành rọt tiếng cụ Tổ nói thế này: Thằng Phạm Tằng đã phản bội! Nó coi việc ngủ với đàn bà hơn danh dự họ tộc… Đấy đại ý là như thế! Các cụ thảo luận rồi đi đến nhất trí là bắt anh về âm để trị tôi. Đội quan danh dự đã được thành lập, nay mai sẽ xuất quân lên trần bắt anh. Như vậy không phải là anh đã đến ngày tận số à?
Phạm Tằng nghe xong sợ hãi co rúm người, mặt tái không còn hạt máu, tay cầm điếu thuốc đầu lọc mà run rẩy không đưa nổi lên miệng hút. Trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi trưởng họ nói:
- Bây giờ anh hãy thành thực kể lại đầu đuôi câu chuyện, không thêm, không bớt để tôi nghe. Nghe xong rồi bàn cách cứu vãn tình thế. Phải một lúc lâu Phạm Tăng mới lấy lại bình tĩnh, ông ta đến tủ mang ra chai rượu ngoại đắt tiền rót mời trưởng họ, rồi thư thả kể hết mọi sự tình tiết Phan Tít đã dùng vợ để đưa mình vào tròng như thế nào, rồi phải viết bản cam kết ra sao. Trưởng họ im lặng nghe cho thật đầy đủ, rồi hỏi Phạm Tằng:
- Thế bây giờ anh định thế nào?
Phạm Tằng ấp úng: - Thưa bác có lẽ không còn cách nào khác là phải làm như đã cam kết. Bởi vì thằng Phan Tít đã nắm tờ cam kết nhận tội do tôi kí, nếu không làm đúng điều đã cam kết thì nó sẽ đưa cái tờ giấy cam kết ra ban kiểm tra, tình hình còn bi đát hơn.
Trưởng họ hỏi lại:
- Thế anh không còn cách nào khác à? Óc anh là óc bã đậu hay sao?
Phạm Tằng ngồi gục đầu lặng im. Một lão cáo già mà phải ngồi im lặng trước một tình thế trên đe dưới búa. Một lát sau trưởng họ rít lên từng tiếng:
- Cái họ Phạm này chưa thua bao giờ và bây giờ cũng nhất định không được phép thua. Anh có biết chức chủ tịch xã thời cấp đất, bán đất cho đất này giá trị thế nào không? Anh tưởng nếu anh giữ nguyên chức chủ tịch thì chỉ có mình anh hốt vàng hốt tiền à? Chỉ cần mỗi gia đình trong họ được hưởng một xuất đất xã bán theo giá phân phối là đồng nghĩa với được khoản tiền ít ra là vài ba trăm triệu. Số tiền ấy nếu đem so sánh với lãi hơn sào ruộng cấy lúa mỗi năm hai vụ một đầu người, thì hỏi đời cha lại tiếp đời con đã bằng chưa? Rồi tiền làm lại nhà thờ khang trang to đẹp nhất xã, tiền xây khu mộ tổ to đẹp nhất xã nhìn vào đâu, nếu không phải là nhìn vào chức chủ tịch xã do người trong họ làm? Anh phải đưa được cái nhà thờ họ đã mục nát của ta vào di tích lịch sử để lấy cớ mà đầu tư xây dựng lại, cứ rót vào độ năm trăm triệu là ổn. Khó ư? Cứ dùng tiền mà đẩy thì đất sẽ thành bụt, có nơi cái nhà thờ thằng lý trưởng ngày trước mà người ta cũng có phép làm cho nó được xếp hạng là di tích lịch sử cơ mà? Thế thì nhà thờ và mộ tổ của họ chủ tịch xã phải được công nhận là di tích lịch sử. Khi nó đã là di tích lịch sử rồi thì anh cứ kí cho hẳn nó một tỷ để tu bổ, còn ai dám thắc mắc về việc đầu tư để tu bổ di tích đã được xếp hạng?
Phạm Tằng vẫn cúi đầu ngồi im. Lão trưởng họ này thật là lọt trời rơi xuống, lão còn khôn ngoan hơn cả chủ tịch xã. Phạm Tằng nghĩ như vậy. Một lát sau trưởng họ hỏi:
- Anh thấy thế nào?
Phạm Tằng ngẩng lên nhìn trưởng họ:
- Nói thì hay, còn làm thì khó. Thằng Phan Tít đang cầm trong tay nó tờ giấy tôi đã thú nhận tôi ngủ với vợ nó bị bắt quả tang. Đây là cửa ải không thể nào vượt qua.
Trưởng họ chém mạnh bàn tay vào không khí nói dõng dạc:
- Vượt được hết! Tôi đã suy thay anh cả rồi, phải lấy độc trị độc, nó có vỏ quýt dày thì ta phải có móng tay nhọn, họ ta phải thắng và sẽ thắng!
Sau đó trưởng họ ghé sát mồm vào tai Phạm Tằng để “phổ biến” kế hoạch, giao cho Phạm Tằng phải thực thi. Phạm Tằng nghe đầy đủ rồi nói:
- Khó lắm!
- Không khó! - Trưởng họ khẳng định. - Chuyện này nếu vào tay tôi thì dễ như đi ăn cỗ! Phải thực thi ngay, thời gian gấp lắm rồi. Ngay tối nay, anh hiểu chưa?
Phạm Tằng vẫn nói:
- Phải chờ thằng Phan Tít đi họp xa vài ngày thì mới thực thi được, nhưng chưa nhận được cái công văn nào mời họp.
Trưởng họ cười:
- Thật là dốt có chuôi! Cái gì mà chả tạo ra được. Không cần phải chờ có công văn mời họp, hãy tổ chức luôn một chuyến tham quan đâu đó vài ba ngày mà thành phần dự là cán bộ chủ chốt của xã đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu. Còn anh thì lo cho tươm tất, nhất là khoản tiền nong hãy chi gấp đôi gấp ba bình thường, anh là trưởng đoàn, Phan Tít là phó đoàn, tiền nong và mọi trách nhiệm anh cứ giao cả cho hắn, rồi đêm hôm trước ngày đi, anh đột nhiên bị đau bụng và phải đi nằm viện vì nghỉ đau ruột thừa sẽ phải mổ gấp. Tất nhiên anh phải lo lót cho bác sỹ, bọn lang băm này giờ đây cũng cứ có tiền đút túi là sẽ làm mọi việc theo ý bệnh nhân. Thằng Phan Tít phó đoàn sẽ phải đi thay anh làm trưởng đoàn dẫn người đi tham quan. Nửa đêm anh “xuất viện” về và…
Phạm Tằng nghe xong gật đầu. Lão trưởng họ quả là ranh ma. Việc tổ chức một chuyến tham quan hay nghỉ mát cho cán bộ xã thì giờ đây nhiều như cơm bữa. Dịp này chính là dịp để các quan xã hú hí bằng tiền chùa, vị nào ham gái thì mò gái, vị nào đã rơi vào tình trạng trên bảo dưới không nghe thì đánh chén tha hồ. Mỗi năm có đến hàng chục lần Phạm Tằng dẫn đám cán bộ xã đi “tham quan”, tiền chi khống để đút túi cũng không phải ít. Ngoài khoản chè chén gái gú ra rồi thì mỗi vị còn được phát một số tiền kha khá để “mua quà” cho vợ ở nhà. Cho nên nghe đến đi “tham quan” là vị nào vị ấy cứ tỉnh như sáo, ốm cũng cố mà đi. Ngồi trên xe uống thuốc, đến nơi sẽ khỏi. Kế hoạch của trưởng họ thật tuyệt vời. Vài ngày sau Phạm Tằng hội ý với Phó chủ tịch và chánh văn phòng cùng nhất trí tổ chức cho cán bộ xã từ cấp trưởng thôn trở lên đi tham quan bãi biển Đồ Sơn. Nghe đến đi Đồ Sơn vị nào vị ấy như vừa uống sâm Hàn Quốc không bằng. Gặp Phan Tít, Phạm Tằng giả vờ hỏi:
- Anh có đi không hay mệt thì ở nhà…
Phan Tít nhanh nhảu:
- Ông định gạt tôi khỏi cuộc vui ở Đồ Sơn lần này à?
Phạm Tằng cười:
- Không, ấy là tôi hỏi thế, sợ anh mệt thì ở nhà. Còn nếu anh đi thì anh sẽ là phó đoàn, phụ trách tài chính chi tiêu bao nhiêu là tùy anh.
Phan Tít gật đầu:
- Tốt lắm, có ốm liệt giường thì cũng cố mà đi. Thế bao giờ và đi bao lâu?
- Sáng sớm ngày kia đi, có xe đến đón tận ngõ. Tham quan hú hí trong ba ngày, ăn uống chơi bời tùy thích. Còn tham quan học tập đều chỉ có việc tắm biển và nhìn đàn bà con gái triển lãm đùi vú thôi…
Phan Tít gật đầu thú vị. Ông ta tuy không còn nhảy cưỡi được mạnh nữa, nhưng nhìn thì vẫn thích, vẫn thèm nhìn lắm. Phạm Tằng lại nói:
- Nhất trí thế nhé. Tôi trưởng đoàn, anh phó đoàn, trong trường hợp vắng tôi thì anh kiêm cả trưởng và phó phòng. Chiều mai anh đến kế toán lấy phiếu tạm chi rồi gặp thủ quỹ mà nhận tiền, cứ mang đi nhiều nhiều vào, chi không hết thì cho mỗi người một ít để mua quà về gia đình, anh nhớ chưa?
Phan Tít mỉm cười gật đầu, và chiều mai ông ta đã đến văn phòng ủy ban nhận một bọc tiền để đưa đi chi. Đêm mai, vào quãng già nửa đêm thì Phạm Tằng kêu đau bụng quằn quại, chị vợ xoa cao rồi theo lệnh chồng gọi điện cho chánh văn phòng ủy ban, phó chủ tịch và chủ nhiệm hợp tác xã đến để chuyển ông ta đến bệnh viện. Bác sỹ trực đã nhận phong bì trước nên chẩn đoán là có thể bị viêm ruột thừa, phải nằm viện theo dõi để có cần thì mổ gấp. Phạm Tằng “nén đau” bảo Phan Tít:
- Thôi ông thay tôi làm trưởng đoàn. Cái số tôi không được hưởng vui vẻ ở Đồ Sơn lần này. Ông cứ cho anh em vui vẻ thoải mái, hết bằng bao tôi cũng ký duyệt…
Phan Tít gật đầu, gã mở cờ trong bụng vì không bị cái thằng Phạm Tằng hắc ám đi theo, lại sẽ được vớ bẫm. Sáng sớm ngày mai “đoàn tham quan” xuất phát trên chiếc ô tô mới từ sân trụ sở ủy ban. Không kể ngày đi ngày về, đoàn sẽ “tham quan” đùi vú đàn bà ở bãi biển Đồ Sơn trong ba ngày. Đoàn vừa đi thì Phạm Tằng cũng khỏi viêm ruột thừa ngay tức khắc, ra cổng viện vời tắc xi để về nhà. Nàng Thắm đã được người tình bật mí từ trước. Tối hôm ấy, ngay từ chiều nàng đã tắm gội hết sức sạch sẽ bằng xà phòng thơm hảo hạng, rồi trời vừa tối nàng đã vào buồng cởi quần áo ra rồi phun nước hoa như tắm lên người, nhất những chỗ đặc biệt mà người tình sẽ hôn mút. Thắm biết nàng đối với chồng như vậy là hết, còn đối với người tình thì cuộc đời nối lại từ đây, nên ngay bây giờ nàng sẽ coi Phạm Tằng là chồng, sẽ dâng hiến hết lòng. Điều hay nhất là cho đến bây giờ về phía bên ngoài chưa thấy có dư luận gì, và vì vậy mà nàng sống rất thanh thản, chờ ngày chia ly chồng để đi theo người tình như bản cam kết giữa hai vị đàn ông. Hôm nay chồng nàng đi tham quan năm ngày nữa mới về, nàng hiểu chuyện này cũng do người tình nàng bố trí cả. Vào quãng gần nửa đêm Phạm Tằng mới đến. Gã đi bộ để giữ bí mật tuyệt đối. Đêm nay gã phải hoàn thành nhiệm vụ mà trưởng họ trao cho để quyết tâm giữ ghế chủ tịch khóa này. Như vậy việc giao hoan với người tình không phải là việc chính. Tất nhiên phải có sự kết hợp hài hòa. Phải tạo nên sự say mê, khoái cảm quên trời đất ở bước một đủ điều kiện để chuyển sang bước hai thắng lợi. Khóa cổng và cài then cửa nhà ngoài xong, Thắm cầm tay dắt người tình vào buồng như lần trước. Rồi cùng lúc hai người trút bỏ những mảnh vải trên người. Nàng Thắm không những béo trắng ngất ngây vật người tình xuống nền gạch men hoa mát lạnh, rồi ngài chủ tịch đưa mồm vào cái ba góc của đàn bà mà hôn mà mút để gợi tình. Người đàn bà một khi đã được đàn ông chiều chuộng đến mức ấy thì sự cao hứng lên rất nhanh và cao tới đỉnh điểm. Nàng chỉ còn cách là ngất ngây hưởng thụ. Sau một giờ đồng hồ dâng hiến cho và nhận, nhận và cho, lúc khoai thai khi dồn dập, lúc sóng cồn như bão biển, lúc lăn tăn nhịp nhàng như mặt nước ao thu… thì cả hai chìm dần trong giấc ngủ. Người ngủ say nhất lại chính là nàng Thắm. Sau cuộc tình ngoạn mục giấc tiên đến ngay dẫn nàng chìm sâu vào cõi mộng không biết trời đất là gì. Trần như nhộng, nàng doãng chân giang tay ngủ lịm đi ngay trên nền gạch hoa tráng men. Còn Phạm Tằng thì không được quyền ngủ. Trước khi đến đây lão đã uống một cốc rượu ngâm nhân sâm nên lúc này rất tỉnh táo. Để người tình yên giấc ngủ, gã ngổm dậy rồi rón rén đi ra ngoài, sau khi đã mặc lại quần áo tươm tất. Nhiệm vụ của gã lúc này là phải tìm được chìa khóa để mở cái tủ đứng góc nhà, ở đấy Phan Tít đã cất tờ giấy cam đoan của gã. Trong một lần thăm dò, Thắm đã vô tình nói hớ ra như vậy. Thế thì tại sao không bảo Thắm lấy đưa cho có dễ dàng hơn không? Lúc đầu gã cũng tính kế ấy, nhưng nghĩ kỹ thì không ổn. Thắm không đời nào chịu nghe, bởi tờ giấy ấy là sợi thừng thít chặt, dù không muốn thì gã cũng vì tờ cam đoan ấy mà phải nhường chức chủ tịch xã cho Phan Tít để Phan Tít đổi vợ lại cho. Phan Tít phải nắm chắc giấy tờ giấy ấy thì mọi sự mới diễn ra theo thỏa thuận và Thắm mới có thể lấy Phạm Tằng mà không quá rắc rối. Phạm Tằng hiểu rất rõ điều đó, nên quyết định không yêu cầu Thắm đánh cắp tờ cam đoan đưa lại cho mình, mà dùng kế tình dục, để Thắm ngủ mệt, sau đó sẽ tìm chìa khóa mở tủ và lấy trộm. Và lúc này thì Thắm đang ngủ mê mệt sau cuộc mây mưa cao độ. Phạm Tằng lúc đầu không bật điện vì sợ lộ, ông ta sờ soạng mò mẫm khắp chỗ nhưng không tìm thấy. Bí quá Phạm Tằng đành bật điện, mấy gian nhà sáng choang đến cái kim rơi dưới nền cũng có thể trông thấy, nhưng không thấy chùm chìa khóa đâu cả. Ngồi nghỉ một lát cho đỡ mệt, Phạm Tằng lại tiếp tục tìm. Nhà trong Thắm cựa quậy trở mình. Sợ bị lộ Phạm Tằng từ từ đi vào. Thắm vẫn trần như nhộng, đẹp như tiên sa. Nàng mở mắt mỉm cười giơ tay kéo Phạm Tằng:
- Anh ngồi xuống đây, đi đâu thế?
Phạm Tằng nặn ra nụ cười:
- Ra ngoài nhà quan sát xem có động tĩnh gì không?
Thắm cười kéo mạnh để Phạm Tằng ngồi xuống cạnh mình:
- Không có gì đâu mà sợ, ngồi xuống, cởi quần áo ra, vội đi dự Đại hội chiến sỹ thi đua hay sao mà đã mặc quần áo chỉnh tề? Nghe đâu lớp này anh được bầu là “chiến sỹ thi đua” phải không?
Phạm Tằng gật đầu:
- Em Thắm nói đúng. Anh mới được bầu là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, sẽ được cử đi dự đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc nay mai…
Thắm cười ôm lấy Phạm Tằng:
- Anh thì chỉ là chiến sỹ thi đua phét gái thôi, riêng cái khoản này thì anh xứng đáng phong anh hùng.
Phạm Tằng cười:
- Làm gì có anh hùng phét gái?
Thắm cũng cười:
- Giả thử nếu nhà nước phong anh hùng phét gái thì em cam đoan cán bộ thời nay sẽ là anh hùng khắp lượt.
Phạm Tằng cười:
- Em nói chí phải. Ngày trước ra ngõ gặp anh hùng yêu nước, ngày nay ra ngõ gặp anh hùng yêu gái. Suy cho cùng thì cũng là anh hùng cả phải không em?
Thắm gật đầu:
- Tất nhiên rồi. Nhưng anh hùng yêu nước thì làm cho đất nước độc lập tự do, còn anh hùng yêu gái thì thế nào?
Phạm Tằng cười:
- Làm cho nước ta nhiều người được …khoái… Mà nhiều người khoái tức là nhiều người sướng, trong một nước có nhiều người sướng tức là nước ấy con người được sung sướng, đạt tiêu chuẩn quốc tế đấy em ạ.
Thắm cười rũ:
- Thế cán bộ các anh đang phấn đấu cái gì? Có phải là phấn đấu ngày càng được nhiều cái khoái?
Phạm Tằng gật đầu:
- Chí lý đấy. Nhưng bên ngoài thì phải nói là mình lăn lưng vào gian khổ, lấy gian khổ làm niềm vui, khổ trước dân, sướng sau dân.
Thắm lại mỉm cười hỏi:
- Thế bây giờ cán bộ sướng hay dân sướng?
Phạm Tằng cười:
- Cán bộ nhà lầu xe hơi, tiệc tùng bia bọt, còn dân thì đangở tình trạng xóa đói giảm nghèo. Chắc là dân sướng hơn!
Phạm Tằng nói xong, ôm lấy Thắm, hai người cùng cười ngặt nghẽo, hôn nhau một chập xong, Thắm hỏi:
- Anh sống bậy bạ thế, làm sao được bầu là chiến sỹ thi đua?
Phạm Tằng cười:
- Để đi đến đích không bao giờ chỉ có một con đường, nhiều đường lắm, tắc đường này thì quay đi đường khác, người thẳng đi ban ngày, người gian thì đi ban đêm, miễn là tới đích, sao em ngốc nghếch thế?
- Thì em là đàn bà, bì sao được với anh khôn ngoan sành sỏi. Vậy anh “mò đêm” như thế nào mà được bình là chiến sỹ thi đua? - Thắm vừa hỏi vừa lấy bàn tay xoa xoa cái lưng cánh phản của người tình.
- Có gì đâu – Phạm Tằng vuốt tóc người tình - Với người duyệt thì anh đưa phong bao kèm theo bản thành tích, tất nhiên trọng lượng phải gấp nhiều lần. Còn với người thắc mắc thì anh dùng đô la, loại một trăm trở lên đem dán vào miệng họ, họ cười ngay và bảo anh là cực kỳ xứng đáng chiến sỹ thi đua.
Hai vị ôm nhau cười ngất ngưởng. Phạm Tằng lại nói:
- Khi đồng tiền quá được đề cao thì đồng tiền sẽ có sức mạnh vạn năng, nó mua được tất tật. Lão chồng em cam chịu đổi em cho anh để lấy chức chủ tịch xã thời bán đất, giả thử chức chủ tịch xã không mang lại quá nhiều lợi lộc thì anh ta có đổi không? Chắc chắn là không!
- Thế còn anh? – Thắm hỏi vặn – anh không ham tiền hay sao mà lai đổi đi lấy em?
Phạm Tằng cười:
- Anh ham quyền lực và ham tiền – đó là thực chất anh không chối. Nhưng có hai điều buộc anh phải đổi: Thứ nhất là vào thời điểm ấy anh như người cưỡi trên lưng hổ, nếu anh không chấp nhận điều kiện Phan Tít đưa ra thì nó và thằng Phan Híp tay sai của nó sẽ đi gọi công an đến lập biên bản rồi đưa anh ra ban kiểm tra để xử lý, tất nhiên anh sẽ mất hết không còn gì. Thứ hai anh thật lòng muốn chiếm được em. Anh chọn phương án trao đổi với Phan Tít thì anh chỉ mất chức chủ tịch xã mà được em. Như vậy là khôn ngoan. Ở đời phải biết lúc nào cương và lúc nào thì nên nhu, có thế mới tồn tại.
Thắm ghé sát mồm vào tai Pham Tằng hỏi:
- Thế anh sắp “đổi” chưa?
- Sắp! Phạm Tằng gật đầu. Mấy hôm nữa họp là anh xin rút.
- Thế anh có cần em giúp đỡ gì không? – Thắm hỏi.
Phạm Tằng suy nghĩ một lát rồi nói:
- Chỉ cần em bảo Phan Tít đừng hối thúc anh gấp gáp quá mà hỏng việc. Hãy để từ từ mới ổn.
Thắm cười:
- Đấy anh xem, có ai lại thúc giục để đổi vợ cho nhanh để lấy quyền lực như thế không?
Phạm Tằng xoa lưng người tình rồi hỏi:
- Anh hỏi thật, hắn có làm được “chuyện ấy” nữa không?
Thắm lắc đầu:
- Hắn thành gà công nghiệp rồi!
- Thế còn anh, có đáng mặt đàn ông không? – Phạm Tằng hỏi.
Thắm đỏ mặt rồi lườm người tình:
- Anh khỏe như con hổ xám ấy, khiếp thật, người đâu mà như quạ mổ gấc ấy…
Phạm Tằng ôm ghì lấy Thắm:
- Có “vừa” không?
Thắm bẹo vào bụng Phạm Tằng:
- Khiếp to quá cỡ…
Phạm Tằng cười ghé sát mồm vào tai Thắm:
- Sao bảo “em rằng em chẳng yêu ai – yêu anh chủ tịch đã dài lại to…”?
Thắm giơ tay đấm thùm thụp vào lưng Phạm Tằng. Hai vị lại ôm nhau rồi lăn tròn trên nền gạch hoa mát lịm. Mải vui nên quên nhiệm vụ. Xong lần thứ hai thì cả hai lăn ra ngủ. Phạm Tằng mở mắt ra thì trời đã gần sáng, mặc vội quần áo rồi lẻn ra đường, vừa đi vừa tập thể dục để khỏi bị nghi ngờ. Tám giờ sáng ông trưởng họ cho mời sang nhà thờ, sau một tuần trà thì hỏi:
- Đâu, tờ cam kết của anh đâu?
Phạm Tằng gãi tai:
- Thưa bác chưa tìm ra chìa khóa…
- Anh tìm những đâu? - Ông trưởng họ hỏi tiếp.
- Em bật đèn sáng tìm khắp mà không thấy chìa. Chắc chắn lão để tờ cam đoan trong tủ, nhưng không tìm thấy chìa khóa. Hay là nó mang theo đi?
Trưởng họ lắc đầu:
- Nó không ngu như anh mà đem đi cho dễ bị mất. Nó cũng sẽ không để trong tủ.
- Thì tôi đã hỏi vợ nó, nó bảo cất kỹ ở trong tủ mà! - Phạm Tằng cãi lại.
Trưởng họ cười:
- Đó là đòn nghi binh của thằng láu cá. Nó cũng đề phòng vợ nó lấy lại đem cho người tình nên nó nói đánh lạc hướng, vì bây giờ nó không tin gì con vợ đã phản bội nó.
Phạm Tằng gật đầu:
- Bác nói có lý. Vậy thì tìm ở đâu?
Trưởng họ suy nghĩ một lát rồi nói:
- Có lẽ nó sẽ cuộn vào giấy bóng rồi nhét vào lọ độc bình trên bàn thờ, để ở đấy là an toàn hơn cả, ngay cả kẻ trộm có mò được vào nhà thì cũng cạy tủ chứ không để ý đến lọ độc bình trên bàn thờ. Cô vợ có vì người tình mà tìm thì cũng lục ở tủ hoặc các túi quần áo của chồng, không thấy thì cho là chồng để ở cặp tài liệu mang đi. Tối nay anh lại đến, làm thế nào cho vợ nó ngủ mệt rồi tìm trong lọ độc bình trên bàn thờ thì thế nào cũng có.
Trong khi ấy Phan Tít phấn khởi vì Phạm Tằng có thể là đau ruột thừa phải mổ cấp cứu ở bệnh viện nên lão được lên chức trưởng đoàn, nắm trong tay một khối tiền lớn tha hồ chỉ lu bù ở bãi biển Đồ Sơn. Chỉ tiếc có điều là lão quá kém chất đàn ông chứ không dịp này cứ gọi là lên tiên. Để chiếm được cảm tình của đám cán bộ từ cấp nông thôn trở lên đi “tham quan” lần này, tranh thủ sự ủng hộ chức chủ tịch xã sẽ bầu bán sắp tới, lão chi văng mạnh. Ngoài việc ở phòng sang trong khách sạn, ăn uống bữa nào cũng như bữa tiệc, lão còn chi cả tiền chơi gái cho đám cán bộ đang háo hức của lạ. Gái Đồ Sơn cô nào cũng mông nở, đùi to, vú tròn, mu phổng… cứ tha hồ mà hôn mút, nhún nhảy. Sau ba ngày ba đêm mặc dù được tẩm bổ ăn uống, lúc ra về anh nào anh ấy lướt cò bợ, ngồi ô tô thì ngủ gật, xuống ô tô đi bộ có từ cổng vào nhà mà lão nào cũng đổ xiêu đổ vẹo. Chủ nhiệm Phan Tít mặc dù quá kém chất đàn ông, đang ở tình trạng trên bảo dưới không nghe nhưng cũng không bỏ lỡ dịp để tiêu tiền chùa. Lão nhằm một nàng béo mũm mĩm, chỗ nào cũng phổng phao trắng ởn, không nhảy được nữa thì sờ mó, hôn mút suốt đêm, mà đã sờ mó thì phải béo mới sướng. Ngày về môi và bàn tay phải của lão đỏ lên, người ít am hiểu tưởng lão “phát ban”.
Hết sướng là đến khổ. Sau năm ngày hít ngửi ở Đồ Sơn, về đến nhà Phan Tít hiểu rằng Phạm Tằng không phải mổ ruột thừa chi hết, có thể là gã nặn ra chuyện ốm ở nhà để lẻn đến hú hí với vợ mình. Nó lừa mình, cho mình chức trưởng đoàn để làm chuyện đó, thằng chó má thật. Rồi mấy ngày nữa lại trôi đi. Sắp bầu cử đến nơi rồi mà không thấy Phạm Tằng đả động gì đến chuyện “rút lui” dù đã nhiều lần Phan Tít nhắc nhở. Dạo này Phan Tít thấy Phạm Tằng có vẻ nhởn nhơn đắc ý chứ không cụp đuôi như hồi đầu. Hắn đắc ý về cái gì nhỉ, chả lẽ lại đắc ý về chuyện hủ hóa bị bắt quả tang viết lời cam kết để mất chức chủ tịch xã nay mai? Không có thằng nào lại hâm đến như thế. Vậy thì hắn đắc ý về cái gì? Câu hỏi này chưa tìm ra lời giải. Cho đến thời điểm cuối cùng mà không thấy Phạm Tằng làm đơn xin rút không ứng cử chức chủ tịch xã thì Phan Tít bắt đầu nóng gáy. Một buổi tối lại văn phòng ủy ban, các nhân viên đã về hết chỉ còn Phạm Tằng ngồi một mình ở phòng chủ tịch thì Phan Tít từ phòng chủ nhiệm đi sang. Phạm Tằng pha nước móc thuốc mời. Phan Tít gạt ra bên rồi hỏi:
- Tại sao cho đến giờ này chưa thấy anh làm đơn xin rút…
Phạm Tằng cười nhạt hỏi lại:
- Rút cái gì?
Phan Tít trừng mắt:
- Rút cái gì à? Anh quên rằng anh đã viết lời nhận tội và cam kết…
Phạm Tằng cười nhạt:
- Cam kết cái gì?
Phan Tít kinh ngạc về thái độ của Phạm Tằng:
- Có thật là anh không nhớ anh đã viết lời nhận tội và cam kết?
Phạm Tằng lắc đầu:
- Tôi không phạm tội gì và cũng không có viết cam kết gì…
- Hả? – Phan Tít gắt lên.
- Hả cái gì? – Phạm Tằng cũng gắt lên hỏi vặn lại.
Phan Tít điên tiết chửi:
- Hả cái mả mẹ anh! Anh mắc tội hủ hóa bị bắt quả tang, bây giờ còn định cãi à?
Phạm Tằng bình tĩnh lắc đầu:
- Chưa ai bắt được tôi cái gì cả!
- Thật không? – Phan Tít quát lên.
- Chả thật thì sao? – Phạm Tằng khẳng định.
Phan Tít trợn mắt hỏi lại:
- Thế nếu tôi đưa ra bằng chứng thì sao?
Phạm Tằng cười nhạt:
- Tôi đố anh đưa bằng chứng ra đấy? Nếu anh nói sai tôi sẽ liệt anh vào tội vu khống, có thể bị bắt giam!
- Á à thằng xỏ lá! – Phan Tít gào lên – ăn vụng còn định chùi mép phải không? Được, nhớ nhé. Mày mà không xin từ chức thì tao sẽ nộp cái bản mày viết tự nhận hủ hóa bị bắt quả tang cho để kiểm tra để mày biết tay.
Phạm Tằng cười nhạt:
- Tôi thách ông đấy, ông Phan Tít ạ. Nếu ông làm được việc đó thì tôi xin thề có trời phật là từ chức chủ tịch xã ngay tức khắc.
Phan Tít ngẩn người một lát rồi hỏi lại:
- Anh cho rằng tôi không làm nổi việc ấy?
- Đúng là anh không làm nổi. - Phạm Tằng gật đầu khẳng định.
- Thế cái bản hôm nọ có chữ ký của thằng chó Phạm Tằng thì sao? Phan Tít hỏi.
- Chả có bản nào cả! – Phạm Tằng trả lời.
- Được nhớ nhé! – Phan Tít dọa.
Phạm Tằng cười:
- Thì về mà lấy, rồi mai nộp kiểm tra!
Phan Tít không nói thêm gì nữa, đứng lên ra cửa rồi phóng xe về nhà. Ông ta phóng nhanh đến nỗi suýt xô vào mấy mụ đi làm đồng về muộn. Về đến nhà, Phan Tít chống xe máy giữa sân rồi đi thẳng lên gác hai, nơi đặt bàn thờ, rồi ông ta bê cái lọ ấy đặt xuống nền nhà, và thộc tay vào đáy lọ để tìm “vật quý” có phép màu nhiệm đưa ông ta lên chức chủ tịch xã. Nhưng khoắng mãi mà không thấy gì, cái bàn tay ông bỗng run lên, rồi mặt ông dần tái xanh tái xám. Một lát sau ông ta dồn hết sức cất tiếng gọi:
- Thă…ắ…m…!
Người vợ đang nằm ở một phòng riêng, tầng dưới, nghe chồng quát gọi có vẻ khác thường, bật dậy hỏi:
- Ông gọi gì tôi?
- Lên đây tôi hỏi! – Tiếng người chồng nói vọng xuống.
Thắm ngổm dậy, quấn lại tóc rồi lên gác.
- Đến đây! – Người chồng nhìn thấy vợ từ chỗ đầu cầu thang, gọi lại. Khi người vợ đến gần, ông ta chỉ tay vào cái bình đang còn để dưới đất, hỏi giọng run lên:
- Cô có lấy tờ giấy… trong cái bình này không?
- Cô có lấy tờ giấy… trong cái bình này không?
- Tờ giấy nào? - Thắm hỏi lại.
Phan Tít nhăn mặt:
- Tờ giấy thằng Phạm Tằng viết nhận tội và cam đoan…
- Không, tôi không biết… Thắm trả lời có vẻ ngạc nhiên –, mất à? Mất bao giờ?
Mặt Phan Tít vẫn tái, người vẫn run rẩy như đang lên cơn sốt. Ông ta nhìn vợ và trả lời:
- Có lẽ mới mất trong khoảng thời gian tôi đi Đồ Sơn. Có những ai đến nhà này trong thời gian tôi đi vắng?
Thắm ngần ngừ một lát rồi trả lời:
- Không có ai cả. Cán bộ xã này đi “nghỉ mát” chả còn ai đến?
- Thế thằng Phạm Tằng? – Phan Tít lừ mắt hỏi.
- Không! Người vợ thản nhiên lắc đầu – ông ta phải ốm nằm viện ngay hôm các ông đi, ông quên à?
Phan Tít lừ mắt:
- Thế chả lẽ không có ai vào nhà mà lại mất vật quý?
Thắm lắc đầu:
- Cái đó thì tôi không biết. Mà sao tờ giấy quan trọng thế mà ông lại cho vào lọ độc bình, nhà này có những bốn cái tủ kiên cố cơ mà?
Phan Tít có vẻ ngẩn người:
- Tôi không để ở tủ vì kẻ gian muốn lấy cái gì cũng thường nậy tủ. Tôi để trong lọ độc bình phía phong bàn thờ là chỗ không ai để ý, và cũng là để các cụ bảo vệ cho mình.
Phan Tít lừ mắt:
-Tôi hỏi cô trước đã! Muốn sống thì khai ra không thì om đòn!
Cô vợ cười:
- Anh khờ thế? Chả lẽ tôi lại muốn cái tờ giấy khốn nạn ấy bung ra cho cả bàn dân thiên hạ họ biết để rồi thành mặt mo cả?
Phan Tít đứng lặng im, Ông ta chưa tìm được chứng cớ gì để hoạnh vợ. Ông ta cũng hiểu rằng kẻ khôn ngoan như vợ ông chả đời nào dại mà đưa cái giấy ấy cho Phạm Tằng để phi tang. Vợ ông cũng thừa hiểu rằng tâm lý bọn đàn ông là thích được chơi mà không phải đổi giá nào cả. Phạm Tằng đang nắm quyền lực lớn ở xã với bao nhiêu bổng lộc, hắn phải viết cái giấy ấy là ở vào thế phạm tội bị bắt quả tang nếu không thế thì tai họa sẽ lớn hơn. Nếu cái giấy ấy mà lại lọt vào tay hắn thì còn gì bằng, hắn sẽ lật lại thế cờ trong nháy mắt.
Cũng từ giờ phút ấy con người Phan Tít như khác hẳn. Ông ta đuổi vợ xuống nhà dưới rồi nằm thườn ra chiếc giường kê đằng này, lúc đầu là những tiếng thở dài liên tiếp, rồi tiếp là những tiếng rít nghiến răng ken két, nét mặt thì càng lúc càng tái xám, người rung lên, có lúc như co giật. Phan Tít đoán chính xác là Phạm Tằng đã có tờ giấy ấy rồi. Vì thế mà lúc chập tối ở trụ sở, hắn ăn nói cũng rắn, ở thế của kẻ mạnh để thách thức kẻ khác. Bây giờ thì mình trắng tay, mình mất hết rồi. Phan Tít đau lòng nghĩ. Mình mất vợ, mất cả chức quyền mà mình mơ ước. Cuộc đời này chó đẻ thật. Thằng khốn nạn ấy nó đã được tất. Nó đã ngủ với vợ mình, trong nhà mình, mình đã bắt quả tang mà nó vẫn là kẻ vô tội. Kỳ bầu cử lần này chắc chắn nó lại thắng chức chủ tịch xã. Trời ơi, tôi chết mất thôi. Nó nhử mình đi Đồ Sơn, cho mình chức trưởng đoàn nắm tài chính tha hồ chi, mình hốp ăn nên bập vào. Rồi nó giả vờ đau bụng phải nhập viện ở lại để thực hiện kế hoạch cướp lại tờ giấy thú nhận và cam đoan. Con vợ khốn nạn của mình có thể là không tự tay đưa cho nó cái mảnh giấy tội lỗi ấy vì nó sợ mất thằng kia, nhưng chắc chắn mấy đêm ngày mình vắng nhà, con Tươi cũng không có nhà, đời nào thằng khốn nạn ấy bỏ lỡ dịp. Mình đoán là hai kẻ khốn nạn ấy hú hí xong mệt lăn ra ngủ, thằng kia nó có chủ ý trước nên nó làm cho con đĩ thật mệt để ngủ say rồi nó lẻn dậy đi tìm. Chắc chắn nó cũng tìm chìa khóa để mở tủ, nhưng chìa khóa mình đã giấu kín. Vậy kẻ nào đã mớm cho nó rằng mình để tờ giấy thú nhận và cam đoan ấy ở trong cái bình trên bàn thờ? Chỉ có thằng trưởng họ Phạm mà thôi. Thằng này mưu sâu, kế độc, đầu óc tộc trưởng, gia trưởng rất nặng. Ngay cả thằng Phạm Tằng tiếng là chủ tịch xã đấy, mà lão trưởng họ bảo cái gì là phải nghe cái ấy. Cái họ Phạm này đã đông đúc lại toàn những tay sừng sỏ, nó chưa bao giờ chịu thua họ nào. Nó đang có ý định đẩy cái mả tổ và cái nhà thờ cũ nát của nó vào hạng di tích lịch sử để nó xin tiền tu bổ nâng cấp. Muốn làm được điều đó thì chức chủ tịch xã phải là người họ Phạm. Điều này lão trưởng họ đã “phổ biến” trong các cuộc họp họ để toàn họ “quán triệt”. Có thể coi Phạm Tằng là kẻ bất nhân bất nghĩa vì đã vì cái mu một con đàn bà mà bán đứng cả họ. Thế nhưng “nó lú có chú chó nó khôn”. Chắc chắn lão trưởng họ đã biết được chuyện gì đã xảy ra với cái họ Phạm của hắn và lão đã dùng mưu độc để xoay lại ván bài. Và lão đã thành công. Phan Tít càng ngẫm nghĩ càng đắng cay. Chức chủ tịch xã đã trong tầm tay. Bởi ở cái xã Trọng Nghĩa này trên là bí thư – ông này đang là bí thư thì chả tranh chức chủ tịch làm gì – dưới là chủ tịch và chủ nhiệm, chủ tịch xin nghỉ thì điều chắc chắn là chủ nhiệm sang thay. Mà thằng chủ tịch Phạm Tằng đa dâm bị bắt quả tang hủ hóa phải viết giấy thú nhận, thế thì chức chủ tịch xã chả về tay Phan Tít thì về tay ai? Thế rồi… Trời đất ơi nào ai học hết chữ ngờ… Phan Tít trằn trọc, càng nghĩ càng thấy uất ức. Nỗi uất ức đắng cay mỗi lúc một ứ lên trong tim lão làm nghẹt thở, lão vật mình sang trái, lão vật mình sang phải, lão hừ lên từng cơn, hộc lên từng cơn, lão nghiến răng ken két, lão đấm tay xuống giường bình bịch…
Người vợ đa tình nằm tầng dưới nghe được hết, biết được hết. Thật ra những ngày này nàng chẳng hiểu sướng hay khổ. Nàng không còn trẻ, đã ở cái tuổi có thể lên bà. Người đàn bà ở vào tuổi này thường là cam chịu, chấp nhận số phận dù ngọt bùi ít mà đắng cay nhiều. Còn nàng thì không chịu. Là vợ một chủ nhiệm đã nhiều năm. Tất nhiên về vật chất nàng dư thừa, nhưng đã nhiều năm nay nàng không có niềm vui trọn vẹn. Sự khát khao tình dục ở tuổi hồi xuân luôn luôn bùng nổ làm cho nàng khốn khổ. Rồi mối tình đầu thuở còn thiếu nữ đã gọi nàng về với tuổi xuân.
Người tình ấy bây giờ còn đây, vẫn luôn luôn thèm khát theo đuổi nàng. Ông ta có chức quyền cao hơn chồng nàng, đẹp trai to khỏe hơn chồng nàng, và điều cốt tử là chất đàn ông còn mạnh. Ở đời khi ta thiếu cái gì thì cái đó là quý giá nhất. Nàng đang thèm đàn ông đích thực, khát khao tình dục lúc này là khát khao lớn nhất trong nàng. Người tình xưa có thể đáp ứng đầy đủ, lấp khoảng trống trong nàng và dĩ nhiên là đối tượng thèm khát của nàng. Nàng đã vất đi mọi thứ để chạy theo. Hành động ấy đã và đang gây nên bao rắc rối có thể dẫn đến tai họa khôn lường. Người chồng khốn khổ của nàng đang vật vã trên giường ở tầng trên. Canh bạc này ông ta lại thua trắng tay. Địch thủ của ông ta sẽ được tất những gì mà lão muốn. Cho đến lúc này nàng cũng hiểu rằng tờ giấy thú tội và vam kết chắc chắn đang nằm trong cái tủ sắt của Phạm Tằng, hoặc là lão đã đốt thành than. Đúng là Thắm không hề lấy đưa cho Phạm Tằng, cũng không thấy ông ta gợi ý gì cả. Trong thời gian Phan Tít đi chơi bời ở Đồ Sơn, ba đêm liền Phạm Tằng đều lẻn đến đây, hai người hú hí thỏa thích rồi mệt cùng lăn ra nền gạch hoa ngủ, trong lúc mơ màng nàng cảm thấy hắn bật dậy rồi đi lục tìm cái gì. Nhưng đây là con người mà Thắm coi hơn cả chồng mình, thế thì có gì phải nghi ngờ nữa. Có lẽ Phạm Tằng lục tìm thuốc lá, cà phê, hay rượu ngoại hảo hạng. Mặc kệ, muốn lấy gì thì lấy. Anh không mệt thì anh ngồi mà uống cà phê, rượu tây, còn em mệt lắm để yên em ngủ một giấc nhé. Rồi nàng ngủ thiếp đi cho tới sáng. Khi nàng tỉnh dậy thì Phạm Tằng đã về từ lúc nào, gã cũng cẩn thận khép cửa và khóa cổng rồi quẳng chìa khóa vào trong sân. Giờ đây thấy chồng thất vọng vật vã, Thắm cũng mủi lòng, nàng muốn đi lên gác an ủi chồng, nhưng biết rằng mình đã quá đà, đã là con người mà tiếng nói không còn giá trị nữa đối với chồng, nên nàng cứ nằm yên.
Đã đăng:
Chương 2 – 3: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/11/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_29.html
Chương 6 - 7): http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_4.html
Chương 8 - 9: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_6.html
Chương 10 – 11: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_10.html
Chương 12 – 13: http://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_11.html
Chương 14-15: https://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_13.html
Chương 18-19: https://tranmygiong.blogspot.com/2017/12/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_25.html
Chương 23-24: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_9.html
Chương 25-26: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_15.html
Chương 27-28: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_20.html
Chương 29-30: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_24.html
Chương 31-32: http://tranmygiong.blogspot.com/2018/01/o-rom-tieu-thuyet-tran-quoc-tien-chuong_30.html
(Còn tiếp)
Trần Quốc Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét